You are on page 1of 2

Phần 2 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ 1919 - 1930

1. Đặc điểm đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc: mang tính chất hai mặt, cải lương, thỏa hiệp thể hiện sự non
yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị.
2. Đặc điểm đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản: giai đoạn 1919 - 1925, đặc biệt là bộ phận tiểu tư sản trí thức là
lực lượng nòng cốt, đi đầu trong các phong trào yêu nước; Là cơ sở cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng
về sau.
3. Bước tiến mới hoặc bước chuyển của phong trào công nhân VN: cuộc đấu tranh của công nhân Ba son
(8/1925).
4. Nguyên nhân chung dẫn đến:
- Sự phân hóa của Hội Việt Nam CMTN: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
- Sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng: DCTS => CMVS (chuyển sang Hội VNCMTN hoạt động; lập
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn)
=> do: sự thâm nhập và truyền bá lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
5. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
- Ra đi (lòng yêu nước, ý chí cứu nước); lựa chọn con đường CMVS (nhãn quan chính trị) => nhân tố chủ
quan giữ vai trò quyết định.
- Đi nhiều nơi: => nhận thấy nhân dân lao động đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù; có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
- Gửi Yêu sách 8 điểm (1919): nội dung đòi những quyền tự do dân chủ (chưa đòi độc lập) nhưng không được
chấp thuận.
=> muốn cứu nước, giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
=> sự kiện được coi như như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân Việt Nam.
- Năm 1917, về Pháp hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp vì đảng này bênh vực quyền lợi của nước thuộc địa.
- Đánh dấu tìm đường cứu nước: 7/1920 đọc sơ thảo Luận cương của Lênin.
- Tháng 12/1920 tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản.
=> Đánh dấu bước ngoặt/sự thay đổi về chất.
=> Kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
=> Bước đầu giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cho CM Việt Nam
- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở giữa CM VN với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
là: tham gia Hội Liên Hiệp thuộc địa (1921).
6. Hội VN Cách mạng thanh niên:
- Một bước quá độ, một tổ chức quá độ, chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng cộng sản.
- Tổ chức có khuynh hướng CMVS đầu tiên của người Việt Nam (không phải là ở Việt Nam).
- Tiền thân: Tâm Tâm xã
- Nòng cốt: nhóm Cộng sản Đoàn
- Truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng CMVS vào trong nước.
- Hoạt động tiêu biểu: Phong trào vô sản hóa (1928)
7. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản năm 1929:
- Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
- Chứng tỏ khuynh hướng CMVS đang dần thắng thế.
+ Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và bước phát triển nhảy vọt của CM Việt
Nam.
+ Chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Những điều kiện thành lập Đảng Cộng sản đã chín muồi trong phạm vi cả nước.
8. Đặc điểm lớn nhất, bao trùm của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời gian 1919 - 1930 là: Tồn tại
song song 2 khuynh hướng CM là dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. Cả hai khuynh hướng đều hướng tới
giải quyết nhiệm vụ của lịch sử: dân tộc và dân chủ.
9. Phong trào giai đoạn này có sự chuyển biến từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản, từ tính chất tự phát
sang tính chất tự giác.
10. Hội nghị thành lập Đảng
- Thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của
Đảng.
+ Không có sự tham gia của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 24/2/1030, tổ chức này làm đơn xin gia
nhập => hoàn tất quá trình hợp nhất 3 tổ chức cộng sản.
11. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Điều kiện tiên quyết (đầu tiên) dẫn tới sự ra đời của Đảng CS: chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Điều kiện cơ bản, quyết định dẫn tới sự ra đời của Đảng CS: sự phát triển của phong trào công nhân.
- Cơ sở xã hội, là yêu cầu cho sự ra đời của Đảng CSVN: phong trào yêu nước.
- Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân Việt Nam.
- Bước ngoặt vĩ đại của CM Việt Nam.
- Công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác.
- Đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của CMVN.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước nhảy vọt về sau của CM Việt Nam.
- Là nhân tố hàng đầu quyết định đưa CM Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
12. Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở VN vào cuối
những năm 20 của thế kỷ XX vì: đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
13. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
- Về các văn kiện hợp thành Cương Lĩnh:
+ SGK viết: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt... (có dấu 3 chấm)
+ Sách Giáo trình Lịch sử Đảng CS Việt Nam dành cho SV các trường ĐH, CĐ trong cả nước mới nhất viết:
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt - hai văn kiện này là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (trang 64).
+ Một số đề thi trên các app thì cho là 3 văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt.
=> Câu này đi thi đề thi sẽ không hỏi.
- Tư tưởng cốt lõi: Độc lập tự do
- Nội dung CM tư sản dân quyền được đề cập không bao gồm Cách mạng ruộng đất, chỉ có nhiệm vụ chống đế
quốc, GPDT.
14. Luận cương chính trị (10/1930), nội dung CM tư sản dân quyền bao gồm cả CM ruộng đất và CM GPDT.
15. Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 và Luận cương chính trị (10/1930)
- Điểm tương đồng ở các nội dung: Phương hướng chiến lược; hai mâu thuẫn lớn trong xã hội Việt Nam;
phương pháp CM bạo lực; lãnh đạo CM; mối quan hệ với CM thế giới.
- Điểm khác nhau ở phạm vi; mâu thuẫn chủ yếu; nhiệm vụ chủ yếu; nội dung CM tư sản dân quyền; lực lượng
mà khác nhau cơ bản nhất ở nhiệmvụ chủ yếu và lực lượng cần tập hợp.

You might also like