You are on page 1of 47

MÔ HÌNH ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ

TRONG PHẦN MỀM EMTP VÀ MỘT SỐ BỘ THÔNG SỐ

TIÊU BIỂU

TRẦN HỮU PHÚC

NOVEMBER 9, 2022
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG TRONG MÔ HÌNH ĐIỆN GIÓ

1.1. Tổng quan

Tất cả các loại tuabin gió hiện có có thể được chia thành nhiều loại. Hiện tại, EMTP có khả

năng mô phỏng bốn loại Turbine sử dụng trong các nhà máy điện gió như sau:

– Loại 1 (Type 1): Turbine không đồng bộ kết nối trực tiếp (Direct connected

Conventional Induction Generator)

– Loại 2 (Type 2): Turbine không đồng bộ sử dụng Rotor dây quấn kết nối thông qua

biến trở (Wound rotor Induction Generator with Variable Rotor Resistance)

– Loại 3 (Type 3): Turbine không đồng bộ nguồn kép (Doubly-Fed Induction

Generator)

– Loại 4 (Type 4): Turbine sử dụng bộ chuyển đổi điện toàn công suất (Full Size

Converter Unit)

Theo nghiên cứu khảo sát trên hệ thống điện Việt Nam, có 2 loại turbine được sử dụng

chính là là Turbine loại 3 và loại 4. Do đó, trong báo cáo sẽ đi chi tiết nghiên cứu mô hình và

tham số tiêu biểu cho 2 loại turbine trên.

Sơ đồ đơn giản hóa của một trang trại gió điển hình được thể hiện trong hình sau.

Trong các trang trại gió, các WT (Wind Turbine) được kết nối thông qua một máy biến áp

nâng áp (máy biến áp ngay tại WT) với thanh cái trung thế (MV) bằng cáp ngầm.

Điện áp tại điểm đấu nối được nâng lên mức điện áp cao (HV) nhờ máy biến áp nâng áp lên
Nghiên cữu sờ bộ Trang 1
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

phía cao thế. Tùy thuộc vào việc lựa chọn chức năng, công suất phản kháng hoặc điện áp

hoặc hệ số công suất tại điểm đấu nối (POI trong Hình) được điều khiển bởi bộ điều khiển

trung tâm (WPC – Wind Power Control) đặt tại trạm biến áp của trang trại gió. Máy biến áp

công viên gió thường chứa bộ chuyển nấc MBA (OLTC) để duy trì điện áp danh định tại

thanh góp trung áp MV.

Công suất phản kháng khả dụng tại điểm đấu nối (POI) thường nhỏ hơn nhiều so với công

suất phản kháng danh định của Wind Turbine do tổn thất công suất phản kháng tại các máy

biến áp Wind Turbine, lưới thu điện trung thế (MV) và máy biến áp cao áp. Do đó, bù công

suất phản kháng có thể được yêu cầu để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống liên quan đến

điều khiển hệ số công suất [1].

Mô hình EMT được trình bày trong tài liệu này không bao gồm bất kỳ thiết bị bù công

suất phản kháng nào (chẳng hạn như tụ bù, kháng bù). Đối với MBA cao áp đến điểm

đấu nối, mô hình tương tự như các máy biến áp nâng áp của các nguồn điện khác.

Sử dụng mô hình EMT nhằm tính toán và chuẩn xác được dao động về tần số, điện áp so

với tính toán theo phasor domain (các phần mềm như PSS/E, Power World… tính toán quá

độ điện cơ). Từ đó có thể đưa ra các tham khảo chính xác hơn.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 2


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

1.2. Mô hình khí động lực học của điện gió

Tua bin gió chiết xuất động năng từ vùng quét của các cánh quạt. Năng lượng cơ trích xuất

từ gió được tính từ phương trình

1
Pt =  A 3C p ( ,  )
2

Trong đó  là mật độ không khí (xấp xỉ 1.225 kg/m3)

A (Sweap area) là diện tích vùng quét của turbine (m2)

 là tốc độ gió theo chiều gió thổi (m/s)

C p là hệ số công suất tương quan

Trong các biến trên thì C p phụ thuộc trực tiếp đến Turbine đang sử dụng và thường là tập

hợp của rất nhiều đường cong (đường cong C p ) liên quan giữa hệ số C p với góc pitch β và

tỷ lệ tốc độ đầu được định nghĩa như sau

 = (t R) / 

Trong đó, t là vận tôc quay của turbine (rad/s) và R là bán kính của cánh quạt

CPmax Curve

Đường cong C p của điện gió biểu thị mối liên hệ giữa C p với góc pitch và 

Tại 1 thời điểm bất kỳ với tốc độ gió bất kỳ và góc pitch bất kỳ, turbine sẽ có tốc độ quay với

giá trị hệ số tương quan C p −max (cực đại – đường đỏ trong hình). Thế vào phương trình ta sẽ

Nghiên cữu sờ bộ Trang 3


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

có công suất cơ cực đại mà turbine nhận được.

Trong cách tiếp cận của mô hình, các đường cong Cp của turbine được biểu diễn như hàm

số bậc cao từ các biến  và β như sau

n n
C p ( ,  ) =  ij  i  j
i =1 j =1

Các mối quan hệ khí động lực học được thể hiện trong hình sau.

Mô hình tính toán công suất cơ của turbine nhận được

Như vậy, cần 3 tham số bao gồm vận tốc gió  , góc pitch β, và vận tốc quay của turbine t

(rad/s) liên quan đến cấu tạo của turbine để tính toán công suất cơ mà Turbine nhận được

từ gió.

1.3. Hệ thống cơ khí

Hệ thống cơ khí được cấu tạo bởi các cánh liên kết với trục quay, khớp với trục chậm, được

liên kết với hộp giảm tốc nhân tốc độ quay của trục nhanh nối với máy phát. Mặc dù biểu

diễn cơ học của toàn bộ WT rất phức tạp, nhưng việc biểu diễn tần số cộng hưởng cơ bản

của tàu truyền động bằng cách sử dụng mô hình hai khối (Two – mass model) là tương đối

đầy đủ vì các tần số cộng hưởng khác cao hơn nhiều và độ lớn của chúng thấp hơn.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 4


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Two-mass model cho mô hình điện gió.

Bằng cách tham chiếu tất cả các cường độ trong trục nhanh (phía máy phát), phương trình

không gian trạng thái của hai hệ khối lượng có thể được viết dưới dạng

Trong đó, t , t và Tt là tốc độ rotor (rad/s), vị trí góc của rotor (rad) và momen lực (Nm)

của máy phát (hay gọi là trục nhanh). Các tham số g , g , Tg là tôc độ, vị trí góc và momen
điện từ của máy phát . Jt và Dt là momen quán tính (kgm2) và hệ số hãm tốc – speed self-

damping coefficient (Nm/rad). Ktg và Dtg là các hằng số lò xo (Nm/rad) và hệ số giảm xóc

(NM/rad) giữa turbine và máy phát.

1.4. Điều tốc trong turbine gió

Tín hiệu tốc độ quay của turbine sẽ tính toán

được công suất đầu ra của turbine (công suất

điện) và góc pitch cần thiết để hiệu suất của quá

trình biến đổi cơ –> điện đạt cao nhất cũng như

giữ cho turbine gió vận hành an toàn. Turbine sẽ

dừng hoạt động khi tốc độ gió quá thấp để tạo ra

điện năng (dưới tốc độ cut-in).

Nghiên cữu sờ bộ Trang 5


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Khi tốc độ gió hơn tốc độ cut-in và nhỏ hơn tốc độ định mức ( rated ), góc pitch thường được

giữ tại không β = 0 và công suất tham chiếu của turbine được tính toán bằng chức năng

MPPT (Maximum power point tracking). Về cơ bản thuật toán này tìm các điểm cực đại

nhằm tối đa công suất đầu ra của turbine.

Phương pháp thông thường được sử dụng để tính toán công suất tham chiếu (MW) sử dụng

chức năng theo tốc độ góc của turbine (MPPT)

Pref = Koptt3

Với

Kopt = (1/ 2)C −max  A( R / opt )3

Với tốc độ gió trên định mức >  rated , góc pitch được tăng lên bởi bộ điều khiển góc pitch để

giới hạn công suất cơ lấy từ turbine gió và giảm lực tác động lên các hệ thống cơ khí.

Bộ điều khiển góc pitch ( β ) trong EMTP


Nghiên cữu sờ bộ Trang 6
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Bộ điều khiển góc pitch phải đảm bảo góc pitch β = 0 khi tốc độ gió nhỏ hơn tốc độ định

mức  rated . Khi tốc độ gió vượt quá vận tốc cut-out, cut −off thì turbine dừng vận hành.

Trong tham số mẫu của mô hình WT đang sử dụng turbine 1.5MW của GE. Đặc tính công

suất – tốc độ gió của Turbine như hình sau

Bảng đặc tính công suất – tốc độ gió của Turbine. Đối với các NMĐG sử dụng Turbine có

công suất lớn hơn (2,3..12,15MW) → Scale theo tỉ lệ (x P (turbine)/1.5) đường đặc tính để

tính toán công suất phát của Turbine từ tốc độ gió đầu vào.

STT Tốc độ gió Công suất STT Tốc độ gió Công suất
(m/s) (kW) (m/s) (kW)
0 1.01 0 24 12.97 1,452
1 1.53 0 25 13.51 1,478
2 1.99 0 26 13.97 1,482
3 2.43 0 27 14.43 1,496
4 2.97 0.59 28 15.01 1,498
5 3.51 18.91 29 15.49 1,495
6 3.97 58.88 30 15.98 1,497
7 4.52 100.82 31 16.46 1,505
8 5.01 162.89 32 16.97 1,506
9 5.52 235.1 33 17.52 1,512
10 5.99 303.63 34 18 1,497
11 6.52 399.01 35 18.47 1,509
12 7.04 513.9 36 19.06 1,499

Nghiên cữu sờ bộ Trang 7


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

STT Tốc độ gió Công suất STT Tốc độ gió Công suất
(m/s) (kW) (m/s) (kW)
13 7.51 608.8 37 19.4 1,502
14 8 742.33 38 19.96 1,511
15 8.49 853.63 39 20.51 1,508
16 9.01 975.43 40 20.95 1,503
17 9.52 1,096 41 21.45 1,499
18 10.03 1,200 42 22 1,497
19 10.48 1,260 43 23 1,505
20 10.99 1,318 44 24 1,506
21 11.49 1,390 45 25 1,512
22 11.98 1,400 46 26 0
23 12.52 1,453 47 27 0
Power Performance Test Report for the U.S. Department of Energy 1.5-Megawatt Wind Turbine

1.5. Điều khiển công suất phản kháng

Công suất thực P tại điểm đấu nối (POI) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại từng turbine và

bên trong trang trại gió cũng như chức năng MPPT khi tốc độ lớn hơn tốc độ cut-in cut −in

và nhỏ hơn tốc độ định mức  rated . Tuy nhiên, dựa vào quy định vận hành lưới (grid-code)
nhà máy điện gió bắt buộc phải có điều khiển công suất phản kháng tại điểm đấu nối.

Điều khiển công suất phản kháng của điện gió dựa trên khái niệm điều khiển điện áp thứ

cấp. Tại mức thứ cấp, bộ điều khiển của turbine (WT controller) giám sát và điều khiển điện

áp thứ tự thuận của điện áp đầu cực V+wt với chế độ điều khiển một phần. Tại mức sơ cấp,

trung tâm điều khiển nhà máy (WPC) giám sát công suất phản kháng tại điểm đấu nối (QPOI)

và điều khiển bởi điện áp tham chiếu (V ‘) thông qua điều khiển PI (PID nhưng không có

khâu D)

Trong đó công suất phản kháng đầu ra yêu cầu Q’POI được tính theo công thức sau

Nghiên cữu sờ bộ Trang 8


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Q’POI = KVpoi (V ‘POI – V+POI)

Với V+POI là điện áp thứ tự thuận tại điểm đấu nối, KVpoi là hệ số điều áp của trung tâm điều

khiển (Park Controller → V-control KV).

Khi đang ở chế dộ đảm bảo hệ số công suất (điều khiển Cos φ ) thì công suất phản kháng

đầu ra yêu cầu Q’POI được tính toán dựa trên công suất thực tại điểm đấu nối PPOI và

hệ số công suất Cos φ yêu cầu.

Khi có sự cố sụt áp xảy ra tại điểm đấu nối (ngắn mạch, dao động hệ thống…) thì khâu PI

điều khiển điện áp (ΔU’) được giữ thành hằng số nhằm tránh Q’POI >> QPOI gây quá áp khi sự

cố đã bị loại trừ (OVRT).

Điện áp yêu cầu khi sự cố của các nhà máy NLTT theo thông tư 30 (TT30-BCT)

Nghiên cữu sờ bộ Trang 9


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH NMĐG TYPE 4 TRONG PHẦN MỀM EMTP

2.1. Tổng quan Wind turbine Type 4 (Full Size Converter -FSC Wind Turbine)

FSC WT có thể có hoặc không có hộp số và có thể sử dụng nhiều loại máy phát điện như

không đồng bộ, đồng bộ thông thường và nam châm vĩnh cửu. Khi tất cả công suất WT được

chuyển qua hệ thống chuyển đổi AC-DC-AC, các đặc tính cụ thể và động lực học của máy

phát được cách ly hiệu quả khỏi hệ thống.

FSC Wind Turbine với các tín hiệu điều khiển

Hệ thống điều khiển và bảo vệ của điện gió Type 4 được được thể hiện trong hình sau

Hệ thống đo lường và lọc dữ liệu sẽ chuyển các tín hiệu, biến đầu vào từ Wind Turbine theo

hệ đơn vị tương đối và lọc các dữ liệu ngoại lai (ví dụ như các dữ liệu tốc độ gió quá lớn hoặc

quá nhỏ đột ngột). Các giá trị này sẽ được đưa vào tính toán sau đó đưa vào các bộ điều

Nghiên cữu sờ bộ Trang 10


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

khiển MSC, GSC, Pitch Control và hệ thống bảo vệ để đưa ra các lệnh điều khiển và bảo vệ.

Đối với bộ điều khiển góc Pitch, sẽ giới hạn công suất cơ lấy từ Turbine bằng cách tăng góc

Pitch (gấp cánh lại) khi tốc độ gió vượt tốc độ định mức. Hệ thống bảo vệ có nhiệm vụ ra

lệnh cho 2 relay cut-in (khi tốc độ gió quá nhỏ) và cut-out/off (khi tốc độ gió quá lớn),

relay thấp áp và quá áp, bảo vệ quá dòng cho MSC và GSC và điều khiển đóng/cắt

Chopper và WT Breaker.

Điều khiển FSC WT được điều khiển chính bởi 2 khối converter là khối converter phía

Turbine (MSC – Machine Side Converter) và khối converter phía lưới (GSC – Grid Side

Converter) sử dụng phương pháp điều khiển vector. Điều khiển Vector cho phép điều khiển

cả công suất thực và công suất phản kháng. Dòng điện được tính toán từ góc quay tham

chiếu dựa trên hệ quy chiếu từ thông hoặc điện áp. Sử dụng phép chiếu của vector ta được

các thành phần trục d và trục q và dòng điện tương đương. Trong hệ quy chiếu bằng từ

thông, thành phần trục q đại diện cho công suất thực và và thành phần trục d đại diện cho

công suất phản kháng. Trong hệ quy chiếu bằng điện áp (90 độ sớm pha so phới hệ quy

chiếu từ thông) thì ngược lại, d đại diện cho công suất thực và q đại diện cho công

suất phản kháng.

Sơ đồ điều khiển và các tín hiệu vào/ra MSC, GSC


Nghiên cữu sờ bộ Trang 11
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Hình trên mô tả dòng thành phần trục d và q của MSC (i qm và i dm ) cũng như của GSC (iqg

và idg ) với Vdc là điện áp DC. T là momen điện từ của turbine, và V+WT là điện áp thứ tự thuận

của MBA trung áp của Turbine.

Trong mô hình điều khiển, MSC vận hành với hệ quy chiếu là từ thông của stator (Stator flux

reference – SFR) và GSC vận hành với hệ quy chiếu là điện áp stator (Stator voltage reference

– SVR). Với iqm được dùng để điều khiển T, idg được dùng để giữ điện áp DC và iqg được dùng

để điều chỉnh V+WT

Cả MSC và GSC được điều khiển bởi 2 lớp điều khiển (lớp vòng ngoài và lớp vòng trong). Lớp

ngoài cùng sẽ tính toán các đại lượng trục d và q cần đạt được (i ‘qm , i ‘dm , i ‘qg và i ‘dg) và lớp

điều khiển vòng trong sẽ cho phép điều khiển điện áp AC đầu ra và dùng để điều chỉnh

đóng cắt các thành phần điện tử công suất (IGBT).

Momen điện từ được tính từ giải thuật MPPT (T’ = Kopt ω2t) và điện áp thứ tự thuận của máy

biến áp trung thế đầu cực (V ‘) được lấy từ trung tâm điều khiển của nhà máy WPC (Wind

Power Plant Control Center).

2.2. Mô hình điện gió Type 4 trong phần mềm EMTP

Sử dụng mô hình điện gió Type 4 lấy từ Parts by Library → Renewables → FC Wind Park

Giao diện bên ngoài mô hình và các tab điền thông số đầu vào.

Trong đó phần mask (mặt nạ của mô hình) bao gồm các tab
Nghiên cữu sờ bộ Trang 12
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

General : Nhập các thông tin chung của trang trại gió như số turbine, tần số, điện áp đấu

nối, công suất 1 turbine, tổng trở lưới thu gom, tần số, chế độ điều khiển (pf, v control, q

control..) …

Park transformer : Thông số máy nâng áp chính của cả trang trại điện gió

Inverter transformer: Thông số máy nâng áp từ máy phát (turbine) đến lưới thu gom.

Converter control: Bao gồm các thông số đầu vào cho các converter là MSC và GSC

Protections: Bao gồm các thông số bảo vệ chopper, bảo vệ sụt áp, vượt qua điện áp thấp,

vượt qua điện áp cao, bảo vệ quá dòng cho Converter…

Park Controller: Bao gồm các hệ số điều khiển Kp, Ki, Kv cho nhà máy, điện áp tham chiếu,

đặc tính Q-V…

Harmonic: Bao gồm các thông số liên quan đến đặc tính sóng hài của NMĐG

Help: Các tài liệu liên quan đến mô hình (tại Model documentation(pdf document))

Khi nhấn vào mô hình, phần mặt nạ bao gồm các tab thông số sẽ hiện ra. Tuy nhiên, để

điều chỉnh sâu cũng như đi vào chi tiết của mô hình ta nhấn phải chuột sau đó nhấn Push

Into để thực hiện đi sâu vào chi tiết của mô hình.

Nhấn Push Into để vào chi tiết của mô hình

Mô hình chi tiết của điện gió Type 4 được thể hiện trong hình sau

Nghiên cữu sờ bộ Trang 13


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Tổng quan mô hình điện gió Type 4 trong phần mềm EMTP

Trong mô hình trên bao gồm các thành phần sau

- Mô hình turbine điện gió “Wind Turbine”

- Mô hình điện của Turbine “WT Electrical System”

- Mô hình điều khiển của Turbine “ WT Control System”

- Mô hình điều khiển trung tâm của NMĐG “WP Control System”

- Mô hình mạch PI thể hiện tổng trở của lưới điện thu gom các Turbine

- Máy biến áp trung thế (Turbine ==> Lưới gom) và máy biến áp tại sân phân phối

NMĐG (Nhà máy ==> Lưới truyền tải) .

- Khối trào lưu công suất “Load flow Source”

Trong mô hình mẫu của WT4, điện áp của các cấp bao gồm điện áp định mức máy phát của

turbine - Generator nominal voltage , điện áp định mức lưới thu gom – Collector grid

nominal voltage, điện áp định mức lưới đấu nối – Transmission grid nominal voltage.

Các thông số này nằm trong các mục Wind park parameters, Single wind turbine

parameters của tab General (Mask của mô hình).

Nghiên cữu sờ bộ Trang 14


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Lưới thu gom được mô hình theo mô hình PI (R,L,C) với các tham số trong Generals →

Equivalent collector grid parameters với Equivalent resistance (R), Equivalent

inductance (L), Equivalent capacitance (C)

Trong trường hợp các tham số ít ảnh hưởng đến kết quả mô phỏng (lưới điện thu gom nhỏ)

có thể không tick vào Include equivalent collector grid để bỏ phần tổng trở lưới thu gom

trong mô hình.

Trong tab Generals có thêm thông số R0 và L0 cho MBA tạo trung tính - zig-zag transformer

(Máy biến áp tạo trung tính dùng để tạo trung tính giả nhằm hạn chế độ lớn điện áp quá độ

khi có sự cố chạm đất. Sử dụng cho hệ thống không có dây trung tính ví dụ như hệ thống

điện kết nối kiểu tam giác thường gặp ở các trang trại điện gió). Tick vào Include zig-zag

transformer on collector grid để thực hiện nhập R0 và L0 cho MBA tạo trung tính

Nghiên cữu sờ bộ Trang 15


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Trong tab Park transformer cho phép nhập các thông số cụ thể của máy biến áp cao thế

(tại sân phân phối)

• Connection Type: Tổ đấu dây và góc lệch (Thông thường DYg + 300)

• Nominal Power: Công suất định mức máy biến áp cao thế (tại sân phân phối)

• Inverter side voltage: Điện áp phía Inverter (trung áp) – cần bằng đúng với

Collector grid nominal voltage

• Grid side voltage: Điện áp phía lưới đấu nối (cần bằng đúng với Transmission grid

nominal voltage đã nhập tại tab General)

• Tap ratio: Tỷ số/nấc MBA

• Winding R : Điện trở tương đương các cuộn của MBA

• Winding X: Điện kháng tương đương các cuộn của MBA

• Winding impedance on winding 1: Tỷ số tổng trở cuộn dây quy về cuộn hạ.

• Magnetization data: Dữ liệu về đường cong từ hóa của MBA. Khi không có số liệu
Nghiên cữu sờ bộ Trang 16
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

về đường cong từ hóa ta có thể tick Exclude magnetization branch model để

không mô hình hóa các tham số về từ thông MBA.

• Current magnitude (pu) và flux (pu) : Biên độ dòng và từ thông theo đơn vị tương

đối (pu-pu) hoặc theo đơn vị có tên (A-Wb).

• Magnetization resistance: Tổng trở các thành phần từ hóa trong MBA.

Trong tab Inverter Transformer cho phép nhập các thông số cụ thể của máy biến áp trung

thế (từ turbine lên các lưới thu gom)

• Connection Type: Tổ đấu dây và góc lệch (Thông thường DYg + 300)

• Nominal Power: Công suất định mức máy biến áp (thường bằng với công suất định

mức của Turbine)

• Grid side voltage: Điện áp phía Inverter (trung áp) – cần bằng đúng với Collector

Nghiên cữu sờ bộ Trang 17


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

grid nominal voltage đã nhập tại tab General cũng như tại tab Park Transformer.

• Converter side voltage: Điện áp phía turbine (cần bằng đúng với Generator

nominal voltage đã nhập tại tab General)

• Tap ratio: Tỷ số MBA

• Winding R : Điện trở tương đương các cuộn của MBA

• Winding X: Điện kháng tương đương các cuộn của MBA

• Winding impedance on winding 1: Tỷ số tổng trở cuộn dây quy về cuộn hạ.

• Magnetization data: Dữ liệu về đường cong từ hóa của MBA. Khi không có số liệu

về đường cong từ hóa ta có thể tick Exclude magnetization branch model để

không mô hình hóa các tham số về từ thông MBA.

• Current magnitude (pu) và flux (pu) : Biên độ dòng và từ thông theo đơn vị tương

đối (pu-pu) hoặc theo đơn vị có tên (A-Wb).

• Magnetization resistance: Tổng trở các thành phần từ hóa trong MBA.

2.2.1. Khối “Wind turbine” trong phần mềm EMTP

Trong khối “Wind Turbine” có chứa các mô hình khí động lực học và hệ thống cơ khí của

Turbine như sau

Bên trong khối Wind Turbine của mô hình điện gió Type 4 (EMTP)

Nghiên cữu sờ bộ Trang 18


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Mô hình Wind Power dùng để tính toán từ tốc độ gió, góc Pitch, tốc độ quay Turbine để tính

toán công suất cơ đầu ra của điện gió

Trong trường hợp muốn thay đổi đường đặc tính tốc độ gió → công suất, ta cần thay đổi

tất cả các đường đặc tính Cp trong khối Cp function.

Các đường đặc tính Cp trong khối Cp function (tổng cộng 22 đường đặc tính)

Khi thay đổi các đường trên, đường đặc tính công suất–tốc độ gió ( vùng MPPT) thay đổi

Nghiên cữu sờ bộ Trang 19


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Khối Two-Mass model biểu diễn hệ cơ khí trong turbine gió và tính toán Momen của rotor

Khối Two-Mass model thực chất biểu diễn quan hệ các đại lượng cơ học trong turbine

theo 2 phương trình sau. Các đại lượng và

Ta có thể nhập thông số tốc độ gió thông qua

General (tab) → Operating Conditions → Wind speed (m/s)

Từ tốc độ gió nhập vào ta có thể ước tính công suất đầu ra của NMĐG

Ví dụ: Tốc độ gió 9m/s, sử dụng turbine có định mức là 1.5MW – Wind turbine active

power , số turbine trong nhà máy là 45 turbine – Number of wind turbines

Nghiên cữu sờ bộ Trang 20


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Sử dụng đặc tính công suất – tốc độ gió

Với tốc độ gió 9 m/s → Công suất phát của mỗi Turbine là 0.975MW → Công suất phát lý

tưởng của cả trang trại điện gió là 0.975 x 45 = 43.875 (MW)

Trong trường hợp cần tốc độ gió biến thiên theo thời gian cần thay thế khối

#Mean_wind_speed# (hằng số) bằng khối Parts by Library → Controls → Signal

generator. Trong Signal generator ta có thể set tốc độ gió theo 1 hàm toán học (Math

Function) bất kỳ hoặc bước nhảy (Step) , hoặc dốc (Ramp)

Thay thế tốc độ gió từ hằng số thành biến thiên trong phần mềm EMTP

Ví dụ cài đặt tốc độ gió biến thiên theo tín hiệu ramp

Nghiên cữu sờ bộ Trang 21


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Phần công suất phản kháng cực đại và cực tiểu của mỗi Turbine có thể sinh ra

Qmax turbine = sqrt ( Wind turbine rated power 2 – Wind turbine active power 2 )

Qmin turbine = - sqrt ( Wind turbine rated power 2 – Wind turbine active power 2 )

2.2.2. Mô hình điều khiển trung tâm NMĐG “WP Control System”
Mục đích của mô hình WPC (hay PPC) dùng để điều chỉnh điện áp tới từng Turbine (WT)

nhằm đạt được công suất phản kháng và điện áp cần thiết tại điểm đấu nối (POI).

Trong khối WP Control System sẽ bao gồm các khối con có các chức năng như sau.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 22


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Khối “WP Control System” bao gồm các khối đo lường, khối điều khiển điện áp và hệ số công

suất. Khối đo lường sẽ nhận tín hiệu áp và dòng tại điểm đấu nối (High Voltage Terminal of

Wind Farm Transformer) và tính toán ra được công suất thực, công suất phản kháng, biên

độ điện áp. Công suất phản kháng sẽ thông qua lớp điều khiển điện áp (Voltage Control) và

lớp điều khiển hệ số công suất (Power Factor Control) cũng như điều khiển PI để ra được

lượng điện áp cần điều chỉnh tại các Turbine.

Trong đó các hệ số V-control KV (điều khiển điện áp), Q- control Kp , Q- control Ki (điều

chỉnh công suất phản kháng qua điều khiển PI) cũng như điện áp tham chiếu cực đại –

Maximum voltage reference và điện áp tham chiếu cực tiểu – Minimum voltage

reference đều ảnh hưởng rất lớn đến dao động điện áp và dao động công suất phản kháng

tại điểm đấu nối. Đặc biệt, là các hệ số Q- control Kp , Q- control Ki và V- control KV

Nghiên cữu sờ bộ Trang 23


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Hệ số điều khiển điện áp V-control KV còn có thể được tìm thấy trong GSC Control (thông

thường setting là 2ms → Điện áp sẽ được điều chỉnh sau mỗi 2ms) trong tab Converter

Control.

Có thể điều chỉnh các tham số trên thông qua FC Wind Park → Park Controller (Tab). Thời

hằng của điện áp tham chiếu (thực hiện các phép so sánh) – Voltage reference revise time

được lấy vào khoảng 0.05s

Ngoài ra cần quan tâm đến đường đặc tính điều khiển điện áp – công suất phản kháng được

nhập thông qua FC Wind Park → Park Controller (Tab) → QV Control Curve

Đặc tính trên sẽ ảnh hưởng đến cả điện áp và công suất phản kháng trong chế độ xác lập

và cả quá trình quá độ. Trong trường hợp ta chọn thuật điều khiển theo đặc tính Q-V

(General → Operating conditions → Q-control mode : Q-V curve-control) mô hình yêu

cầu nhập Q khởi động (Initial reactive power) và đồng thời Q biến thiên theo V đầu vào

dựa trên đường đặc tính Q-V

Nghiên cữu sờ bộ Trang 24


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Đặc tính điều khiển điện áp – công suất phản kháng điển hình

Q NMĐG cực đại (1 pu) = Số turbine x Qmax turbine

Q NMĐG cực tiểu (-1 pu) = Số turbine x Qmin turbine

Trong trường hợp ta muốn điều khiển theo điện áp tại điểm đấu nối có thể sử dụng chế độ

V control (General → Operating conditions → Q-control mode : V control ) Trong đó,

Voltage reference là điện áp tại điểm đấu nối cần đạt.

Khi đó, Q sẽ được điều chỉnh để đạt được điện áp Voltage reference ( 1 pu = Transmission

grid nominal voltage)

Nghiên cữu sờ bộ Trang 25


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Đối với chế độ điều khiển theo hệ số công suất (Power Factor hay cos φ) tại General →

Operating conditions → Q-control mode : PF-Control trong đó Q sẽ được điều chỉnh dựa

trên P để hệ số công suất đạt PF reference

Chế độ điều khiển Q thông thường được sử dụng là chế độ V control.

2.2.3. Mô hình điện “WT Electrical System” của turbine

Mô hình điều khiển điện “WT Electrical System” bao gồm PMSM (Máy phát nam châm vĩnh

cữu – Permanent Magnet Synchronous Machine) bộ chuyển đổi AC-DC-AC, cuộn cản (choke

filter), bộ lọc sóng hài AC, MBA tại turbine.

Các khối đo lường được sử dụng để giám sát và điều khiển có chọn lọc. Các giá trị giám sát

được đưa vào MSC, GSC. Điện áp DC cũng được giám sát (bên trong bộ chuyển đổi AC-DC-

AC) cũng như momen điện từ của PMSM.

Mô hình điều khiển điện “WT Electrical System”

Nghiên cữu sờ bộ Trang 26


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Trong đó, đối với bộ lọc sóng hài AC “Shunt AC Harmonic Filters” bao gồm 2 bộ lọc thông

dải. Bộ lọc cho phép lọc giữ lại trong dải 2 tần số n1 đến n2. Các thông số của bộ lọc được

tính toán như sau.

Q filter N wt N wt
Cf1 = , Lf 1 = , C = Cf 2
U (2 f )
2
C f 1 (2 f  n1 )2 f 1

2 f  n1  L f 1  Q N wt
Rf 1 = , Lf 2 =
N wt C f 2 (2 f  n2 ) 2

2 f  n2  L f 2  Q
Rf 2 =
N wt

Với Nwt là tần số lấy mẫu, U là điện áp đầu ra của Turbine, Qfilter là công suất phản kháng

sinh ra của bộ lọc và Q là hệ số chất lượng lọc với giá trị là 1000.

Đối với dải tần số n1 và n2 được tính toán theo công thức sau

n1 = f PWM − gsc / f s

n2 = 2n1

Trong đó f PWM-gsc là tần số xung đóng cắt của bộ điều chế độ rộng xung (PWM) và f s là

tần số sóng định mức (sóng sine).

Bên trong bộ chuyển đổi AC-DC-AC

Có thể nhập f PWM - tần số xung đóng cắt của bộ điều chế độ rộng xung (PWM) của

cae bộ MSC (Machine -Side Converter) và GSC (Grid Side Converter) thông qua FC Wind

Park – Converter Control (Tab) → PWM frequency

Nghiên cữu sờ bộ Trang 27


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Tần số PWM càng cao (trung bình vào khoảng 2~3kHZ) , sóng sine càng nhuyễn.

Ngoài ra ta có thể điều chỉnh thời hằng điều khiển điện áp DC (khoảng thời gian mà điện áp

DC được điều chỉnh 1 lần) thông qua tham số tại Converter Controls → Grid-side

converter control → Vdc-control Ti. Thời gian này càng thấp, khả năng đáp ứng cả về công

suất và điện áp của Turbine đối với lưới càng nhanh.

2.2.4. Mô hình điều khiển cuả Turbine “WT Control System”

Mô hình EMTP của điện gió sử dụng các tín hiệu đã được lấy mẫu, lọc và chuyển sang hệ

đơn vị tương đối (pu). Trong đó các khối GSC Sampler chịu trách nhiệm lấy mẫu các tín hiệu

dòng và áp trên lưới thu gom, khối GSC SI-> Pu chuyển đổi đơn vị và khối LPF (Low – Pass

Filter) dùng để lọc các giá trị. Các khối trên phục vụ cho Grid-Side-Converter (Converter

phía lưới)

Tần số lấy mẫu được đặt vào khoảng 12.5kHz cho cả MSC và GSC, ta có thể thay đổi tần số

lấy mẫu này trong Tab Converter Control >> Advanced >> Sampling Rate.

Trong mô hình mẫu, bộ lọc thông thấp bậc 2 theo Bessel được sử dụng. Tần số “cut-out”

Nghiên cữu sờ bộ Trang 28


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

được cài đặt là 5 lần tần số lấy mẫu cho cả MSC và GSC theo mô hình mẫu.

Bộ lọc thông thấp bậc 2 theo Bessel (sử dụng 2 Op-Amp)

Ta có thể thay đổi tần số “cut-out” cũng như bậc hay thậm chí kiểu bộ lọc sang Butterworth

Một số thông số tương tự xuất hiện trong điều khiển của GSC (Grid-side converter)

Sampling rate: Tần số lấy mẫu (khoảng 12.5kHz)

Type of control: Bao gồm 2 giải thuật điểu khiển – Coupled và Decoupled Sequence

2 giải thuật điều khiển trên sẽ cho ra đáp ứng của điện gió khi ngắn mạch là khác nhau. Khi

hệ thống bị mất cân bằng thì công suất thực và công suất phản kháng có thể được viết theo

phương trình sau

p = P0 + PC 2 cos(2t ) + PS 2 cos(2t )

q = Q0 + QC 2 cos(2t ) + QS 2 cos(2t )

Trong đó, P0 và Q0 là giá trị trung bình công suất thực và phản kháng tức thời, PC2, QC2 , PS2,
Nghiên cữu sờ bộ Trang 29
Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

QS2 đại diện cho biên độ của các dao động bậc 2 (giống như sóng hài bậc 2) của công suất

thực và phản kháng tức thời. Trong giải thuật coupled các biến PC2, QC2 , PS2, QS2 không được

điều khiển mà được tính toán thông qua biến đổi Fourier. Đối với giải thuật Decoupled

Sequence các biến này có thể được điều khiển với điều khiện điện áp xác định. Khi PC2 và
+
PS2 gây ra dao động cho điện áp DC. Dòng tham chiếu của GSC ( idg ' , iqg+ ' , iqg− ' , idg− ' ) được

tính toán để đưa PC2 = PS2 = 0. Giải thuật chi tiết có thể trong mục help của phần mềm. Tóm

lại, Decoupled Sequence có thể giúp giảm dao động công suất thực và phản kháng khi lưới

bị mất cân bằng.

Measuring input filter type : Kiểu bộ lọc. Chỉ có 2 loại bộ lọc là Bessel và Butterworth

Measuring input filter order : Bậc của bộ lọc (từ 1 đến 8)

Cut-off frequency: x Sampling rate Tần số cut-off (thông thường bằng 5 lần tần số lấy

mẫu)

Các thông số trên phụ thuộc vào các thông số vật lý của các bộ điện tử công suất. Không tự

tiện điều chỉnh khi chưa có thông tin từ catalogue.

Sau khi thực hiện các thao tác lấy mẫu, đổi đơn vị và lọc các giá trị áp và dòng từ lưới thu

gom đi vào khối Coupled bao gồm 2 khối nhỏ là GSC Computing Variables và Grid Control

Khối “GSC Compute Variables” sẽ thực hiện tính toán chuyển đổi sang hệ quy chiếu d,q để

thực hiện điều khiển vector (Vector Control). Sử dụng các giải thuật để lấy dòng, áp 3 pha

trên lưới đưa sang hệ quy chiếu d,q cũng như tính toán công suất thực và công suất phản

kháng từ tín hiệu dòng áp. Ngoài ra, vòng khóa pha PLL sẽ tính toán được tần số và góc điện

áp (theta) của lưới điện từ điện áp đầu vào.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 30


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Bên trong khối GSC Compute Variables và chức năng của các khối

Tương tự như vậy, bên trong khối Grid Control chứa các bộ tính toán nhằm đưa các giá trị

từ hệ quy chiếu abc sang dq và ngược lại. Cũng như thực hiện phát tín hiệu FRT ( Fault-ride-

through) khi có sự cố xảy ra

Bên trong khối Grid Control của bộ điều khiển Turbine

Nghiên cữu sờ bộ Trang 31


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Bên trong mạch logic của tín hiệu FRT (Fault Ride Through) vượt qua sự cố

Trong mạch FRT logic chứa các biến sau Converter Controls → Minimum FRT voltage

deviation: Độ lệch điện áp tối thiểu của tín hiệu FRT (Ví dụ set tham số này là 0.125pu thì

khi điện áp đang từ 0.8 pu → 0.925 pu thì mạch logic này mới kiểm tra lại lần nữa để đưa ra

quyết định FRT)

FRT reset voltage deviation : Độ lệch điện áp khởi động lại tín hiệu FRT. (Ví dụ set tham số

này là 0.075pu thì khi điện áp đang từ 0.9pu → 0.825pu thì mới ra lệnh khởi động lại tín hiệu

FRT – gần như dạng xung chữ nhật)

FRT reset delay: Khoảng thời gian delay để tắt/mở tín hiệu FRT.

+
Cách hoạt động của mạch FRT. Tín hiệu FRT được bật khi 1 − VWT  VFRT −ON trong đó VWT+ là

điện áp thứ tự thuận của Wind Turbine. VFRT −ON là ngưỡng chênh bắt đầu thực hiện FRT

Nghiên cữu sờ bộ Trang 32


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

(hầu hết là VFRT −ON = 0.1).

+
FRT được tắt khi 1 − VWT  VFRT −OFF . VFRT −OFF là ngưỡng chênh ngắt tín hiệu FRT (hầu hết là

VFRT −OFF = VFRT −ON = 0.1 ). FRT được tắt sau 1 khoảng thời gian FRT reset delay (tFRT)

Khi tín hiệu FRT được bật, bộ điều khiển của GSC (Grid-side Converter) sẽ giới hạn lại các

dòng trục d và q của máy phát (ảnh hưởng đến việc gồng công suất thực và phản kháng khi

có nhiễu động) thông qua các tham số Current limit, d-axis Current limit, q-axis Current

limit trong phần Converter control

i 'qg  iqg
lim

i 'dg  idg
lim
= (iglim )2 − (iqg
'
)2

Với

lim
idg : d-axis Current limit (pu) i 'dg : dòng trục d sinh ra của máy phát

lim
iqg : q-axis Current limit (pu) i 'qg : dòng trục q sinh ra của máy phát

iglim : Current limit (pu)

Các thông số trên thường setting là 1 pu tránh việc tuabin “gồng” công suất quá mức dẫn

đến hư hỏng tuabin.

Ngoài ra, khi GSC được kết nối với lưới như hình dưới thì tổng trở Z = R +jωL thể hiện tổng

trở tương đương của hệ thống bao gồm máy biến áp cũng như cuộn cản (choke filter). Ta

Nghiên cữu sờ bộ Trang 33


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

có thể nhập các thông số trên thông qua Rsys và Xsys trong phần Converter Controls →

External System Equivalent để mô tả tổng trở này.

Trong bộ điều khiển của turbine có khối Pitch Control nhằm điều khiển giá trị của góc Pitch

Bên trong khối Pitch Control

Sử dụng điều khiển PID và tốc độ quay của rotor để tính toán được góc Pitch điều khiển.

Ngoài ra , sử dụng các tín hiệu đã được lọc, lấy mẫu và chuyển đổi sang hệ đơn vị tương đối

trong GSC (Grid Side Converter) để thực hiện bảo vệ turbine thông qua khối Protection

System.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 34


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Đầu vào và đầu ra của khối Protection System

Bên trong khối Protection System và các chức năng của từng khối nhỏ bên trong nó

Trong đó, OVRT và LVRT được lấy theo đặc tính mẫu của Hydro Quebec (hệ thống điện

Nghiên cữu sờ bộ Trang 35


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Canada) như sau

Do đó, để phù hợp với thông tư 30/TT-BCT cần điều chỉnh các bảng thông số OVRT và LVRT

trong mô hình WT4

Quy định theo thông tư 30/TT-BCT như sau

Nghiên cữu sờ bộ Trang 36


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Dựa trên thông tư 30 quy định về LVRT và OVRT của NMĐG

LVRT OVRT
T (s) V(pu) T(s) V(pu)
0.15 0 3 1.1
0.15 0.1 3 1.15
0.15 0.2 0.5 1.16
0.15 0.3 0.5 1.17
1.00 0.4 0.5 1.18
1.40 0.5 0.5 1.19
1.80 0.6 0.5 1.2
2.20 0.7 0 1.3
2.60 0.8
3.00 0.9
Điền lần lượt các bảng LVRT và OVRT theo quy định của Thông

tư 30 hoặc sử dụng thông số của nhà máy sao cho phù hợp

với thông tư (Thời gian ride-through lớn hơn TT)

Đối với Chopper Protection sử dụng để đóng cắt chopper (cô lập MSC khi có sự cố), cài đặt

Pickup VDC - điện áp đóng Chopper và Reset Vdc điện áp mở lại Chopper tại tab

Protections → Chopper protection (tick vào ô enable)

Bảo vệ quá dòng cho converter được setting qua 2 thông số Converter pickup current và

Reset delay trong tab Protections được dùng để cài đặt dòng cắt quá dòng và thời gian

reset delay ( delay là khoảng thời gian từ lúc ra tín hiệu đến khi tác động cắt các converter

MSC và GSC)

Nghiên cữu sờ bộ Trang 37


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Tương tự như GSC (Grid -Side Converter) thì MSC (Machine Side Converter) cũng thực hiện

lấy mẫu tín hiệu → chuyển từ đơn vị có tên (SI) sang đơn vị tương đối (pu) → Lọc thông thấp

các tín hiệu (Low Pass Filter) → tính toán chuyển đổi dòng từ hệ pha (abc) sang hệ dq. Tuy

nhiên, MSC còn thực hiện cung cấp và nhận tín hiệu điện áp DC, tốc độ quay rotor, góc theta

của rotor, dòng sinh ra từ máy phát (hệ trục dq) từ khối PMSG Control.

Tương tác giữa MSC và PMSG

Do đó, chức năng chính của MSC là điều khiển moment điện từ của máy phát đồng bộ nam

châm vĩnh cửu (PMSG – permanent magnet synchronous generator).

Nghiên cữu sờ bộ Trang 38


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Bên trong khối điều khiển máy phát đồng bộ nam châm vĩnh cửu – PMSG Control

Bên trong khối điều khiển máy phát đồng bộ nam châm vĩnh cửu bao gồm giải thuật MPPT

((Maximum power point tracking) để thực hiện tối đa công suất đầu ra, điều khiển PI trong

MSC đối với các đại lượng liên quan đến PMSG, tuyến tính hóa và chuyển đổi các đại lượng

sang trục dq để điều khiển PMSG.

Sau khi có dòng điện sinh ra từ máy phát PMSG theo hệ trục d,q. Tính toán điện áp trên

Stator theo công thức

vdm = − Rsidm − Ld (didm / dt ) + g Lqiqm

vqm = − Rsiqm − Lq (diqm / dt ) + g ( Ld iqm + m )

Với RS là điện trở phần ứng, Ld và Lq là điện cảm theo trục d và q của máy phát PMSG.

Các sai số với đại lượng idm và iqm sẽ được xử lý qua điều khiển PI để tính toán ra vdm và vqm

Do đó, điện áp của converter phía máy phát (MSC reference voltages) sẽ được tính như sau

v 'dm = −(k pd + kid / s)(i 'dm − idm ) + g Lqiqm

v 'qm = −(k pd + kid / s)(i 'qm − iqm ) + g ( Ld iqm + m )

Với các k pd và kid là các hệ số trong bộ điều khiển PI theo trục d.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 39


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Sử dụng IMC với hàm Gmsc (s) thể hiện mối liên hệ giữa dòng và áp đầu ra của MSC với αc

là băng thông trong converter. Gmsc (s) được tính theo công thức

−1
 Rs + sLd 0 
Gmsc ( s) =  
 0 Rs + sLq 

Với RS là điện trở phần ứng, Ld và Lq là điện cảm theo trục d và q của máy phát PMSG.

Mối quan hệ giữa băng thông và thời gian kích (rise time) là 10%-90% theo công thức

αc = ln(9) / trise

Trong đó thời gian kích trise (Rise time) có thể được nhập qua Mask của mô hình FC Wind

Park →Tab Converter Control → Mục Advanced → Rise time

Các thông số điều khiển PI được tính toán theo các công thức

k pd =  c Ld , k pq =  c Lq , kid = kiq =  c Rs (với αc = ln(9) / trise )

Rise time càng nhanh, điều khiển PI càng tốt, Turbine càng nhanh đáp ứng với nhiễu loạn

tại điểm đấu nối.

2.2.5. Nguồn hài

Nguồn hài được tích hợp trong mô hình EMTP để mô phỏng sóng hài mà các NMĐG tạo ra

Nghiên cữu sờ bộ Trang 40


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Trong tab Harmonic của mặt nạ mô hình (Mask) bao gồm 3 tùy chỉnh bao gồm

✓ Use harmonic model for steady-state and time-domain simulations: Sử dụng

mô hình nguồn hài trong tính toán xác lập và mô phỏng miền thời gian

✓ Use harmonic model for frequency-scan simulations: Sử dụng các mô hình

nguồn hài trong mô phỏng quét tần số

✓ Adjust fundamental frequency current to match Load-flow solution result:

Điều chỉnh dòng bậc 1 (tần số cơ bản) từ kết quả tính toán trào lưu công suất

Thông số nguồn hài điển hình được sử dụng trong mô hình điện gió (mặc định) trong trường

hợp người dùng không setting cụ thể.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 41


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

50 0.0078
49 0.051
48 0.08
47 0.005
46 0.054
45 0.25
44 0.087
43 0.0353
42 0.0099
41 0.009
40 0.0063
39 0.013
38 0.0075
37 0.011
36 0.0032
35 0.0098
34 0.0056
33 0.014
32 0.0024
31 0.0036
30 0.041
Bậc hài

29 0.034
28 0.003
27 0.015
26 0.028
25 0.021
24 0.0089
23 0.013
22 0.018
21 0.021
20 0.014
19 0.064
18 0.021
17 0.087
16 0.083
15 0.062
14 0.051
13 0.17
12 0.011
11 0.071
10 0.041
9 0.025
8 0.1
7 0.2
6 0.04
5 0.7
4 0.12
3 0.17
2 0.41

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7
%Dòng tổng

Thông số nguồn hài điển hình được sử dụng trong mô hình điện gió

Nghiên cữu sờ bộ Trang 42


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRONG HỆ THỐNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH

TRONG EMTP

3.1. Trường hợp mô phỏng

Điện gió type 3 với tổng công suất ~400MW đấu nối vào nút số 25, điện gió type 4 với quy

mô tương tự đấu nối vào nút số 2

Mô hình điện gió Type 4 và Type 3 vào lưới điện IEEE 39 nút – Sự cố tại đường dây 3-4

Nghiên cữu sờ bộ Trang 43


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Các kịch bản và bước mô phỏng, thời gian CPU tính toán

Kịch bản S2 và S3 sử dụng mô hình model sử dụng giá trị trung bình (Average Value Model

– AVM) cho converter. Đối với kịch bản S3, bước thời gian được lấy là 50μs. Kịch bản S1 sử

dụng model chi tiết (DM – Detail Model) cho converter. Từ kết quả thời gian mô phỏng cho

thấy việc sử dụng mô hình chi tiết khiến thời gian mô phỏng tăng lên gấp đôi.

3.2. Kết quả mô phỏng

Dao động công suất thực và phản kháng trên NMĐG Type 4 khi có sự cố - đơn vị tương đối

Sử dụng mô hình DM và AVM cho ra các kết quả không có sự khác biệt quá lớn.

Nghiên cữu sờ bộ Trang 44


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

Moment điện từ của Turbine khi có sự cố

Dòng thứ tự thuận (Ip) và thứ tự không (In) khi có sự cố

Nghiên cữu sờ bộ Trang 45


Trần Hữu Phúc Mô hình của các nhà máy điện gió vầ mầt trời trong phần mệm EMTP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Simulation Models For Wind Parks With Variable Speed Wind Turbines In Emtp
[2] Power Performance Test Report for the U.S. Department of Energy 1.5-Megawatt Wind
Turbine

Nghiên cữu sờ bộ Trang 46

You might also like