You are on page 1of 88

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN
---------------o0o---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SÉT TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ

THỐNG ĐỊNH VỊ SÉT BLITZORTUNG VÀ PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT CHO HỆ


THỐNG NỐI ĐẤT

ANALYSIS OF LIGHTNING ACTIVITY IN VIETNAM BASED ON


BLITZORTUNG LIGHTNING LOCATION SYSTEM AND LIGHTNING
TRANSIENT ANALYSIS OF GROUNDING SYSTEMS

GVHD: TS.NGUYỄN NHẬT NAM


ThS. VŨ ĐỨC QUANG
SVTH: TRẦN HỮU PHÚC
MSSV: 1512550

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2019


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của Trường
Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm học tập dưới mái trường đại
học ,bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết với nghề, thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cả về chuyên môn cũng như những bài học về cuộc sống giúp những sinh viên như chúng em
trở thành những kỹ sư tương lai vừa vững vàng về chuyên môn vừa hoàn thiện về đạo đức và
lối sống . Những bài giảng của thầy cô sẽ là hành trang theo em suốt chặng đường đời.

Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Nhật Nam - người thầy đã tâm huyết,
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đề tài này, tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất.

Em xin cảm ơn anh Vũ Đức Quang - Phó Phòng Hệ Thống Điện Và Thiết Kế 3D - Công
ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2 (PECC2) thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã
giúp đỡ em trong việc sử dụng phần mềm phục vụ làm luận văn cũng như cung cấp số liệu thực
tế về đường dây truyền tải.

Em xin cảm ơn TS. Maria Lorentzou – National Technical University of Athens (Đại
Học Quốc Gia Kỹ Thuật Athens) đã phản hồi những email thắc mắc của em về đề tài nghiên
cứu.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè – đặc biệt là hai
người bạn Phan Văn Hưởng và Lê Hải Đăng đã cùng em thực hiện phần đầu của Luận Văn này.
Gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, động viên em trong cuộc sống, quá trình học tập, cũng
như trong thời gian thực hiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2019 .


Sinh viên

Trần Hữu Phúc

2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

GIỚI THIỆU

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay
giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào
núi lửa hay bão bụi (cát). Đối với hệ thống truyền tải phân phối điện, việc bảo vệ chống sét là
không thể thiếu do sự quan trọng việc cung cấp điện liên tục tới các phụ tải quan trọng cũng
như đảm bảo chất lượng, độ tin cậy điện năng cho lưới điện. Vì thế bản đồ mật độ sét là công
cụ quan trọng và hữu ích khi tính toán chống sét cho cả các công trình dân dụng cũng như lưới
truyền tải. Dữ liệu bản đồ mật độ sét cần cập nhật theo thời gian do sự biến đổi khí hậu không
ngừng, dẫn tới hiện tượng sét xảy ra khó lường hơn trước.
Quá độ là bài toán quan trọng đối với lĩnh vực hệ thống điện mà rất nhiều hiện tượng
liên quan đến như ngắn mạch, chống sét, sự cố ngắn mạch, đóng cắt tụ bù.. Quá độ sét cũng là
một bài toán quá độ thường xuyên xảy ra trong hệ thống điện cần phải giải quyết. Trong đó mọi
hiện tượng quá độ sét, tất cả đều sẽ phải xảy ra trên điện cực nối đất. Do đó nghiên cứu tính
toán điện áp, dòng điện trên điện cực nối đất trong quá độ sét một cách chính xác sẽ giúp các
nghiên cứu sau này về trường từ, trường điện sinh ra xung quanh điện cực nối đất chuẩn xác
hơn. Từ đó các nghiên cứu này sẽ đưa ra các giải pháp an toàn cho người và vật trong trường
hợp sét đánh.
Luận văn với đề tài : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SÉT TRÊN LÃNH THỔ VIỆT
NAM DỰA TRÊN HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ SÉT BLITZORTUNG VÀ PHÂN TÍCH QUÁ
ĐỘ SÉT CHO HỆ THỐNG NỐI ĐẤT được thực hiện trên phần mềm thương mại EMTP tại
Phòng Hệ Thống Điện Và Thiết Kế 3D- Công ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2 (PECC2)
thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)với số liệu thực tế được cung cấp sẽ giúp giải quyết
một phần nào đó hai vấn đề đặt ra ở trên.
Nội dung luận văn gồm có 5 phần :
Chương 1 : Giới thiệu về trang web Blitzortung.org trong cung cấp dữ liệu sét trên thế giới
Chương 2 : Ứng dụng phần mềm Global Mapper trong việc vẽ bản đồ mật độ sét Việt Nam
Chương 3 : Mô hình phân tích quá độ sét cho hệ thống nối đất xây dựng trên EMTP
Chương 4 : Phân tích quá độ sét cho hệ thống nối đất trên thực tế
Chương 5 : Kết luận chung

3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB BLITZORTUNG.ORG TRONG CUNG


CẤP DỮ LIỆU SÉT TRÊN THẾ GIỚI................................................................................ 10

1.1) GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB CUNG CẤP DỮ LIỆU SÉT PHI LỢI NHUẬN
TOÀN CẦU BLITZORTUNG.ORG .................................................................................. 10

1.2) TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ VÀ DỮ LIỆU THU THẬP. ................................. 11

CHƯƠNG 2 : ỨNG DỤNG GLOBAL MAPPER TRONG VẼ BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ SÉT


VIỆT NAM .............................................................................................................................. 15

2.1) GIỚI THIỆU VỀ GLOBAL MAPPER ......................................................................... 15

2.2) HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ SÉT BẰNG GLOBAL MAPPER .. 16

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT CHO HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
XÂY DỰNG TRÊN EMTP .................................................................................................... 28

3.1) GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ EMTP ....................................................................... 28

3.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................. 28

3.1.2) Ứng dụng của EMTP vào mô phỏng và phân tích quá độ hệ thống điện. ..............29

3.2) LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT .................................. 36

3.2.1) Giới thiệu tổng quan ............................................................................................... 36

3.2.2 ) Mô hình PI cho điện cực nối đất ............................................................................ 36

3.2.3 ) Mô hình JMARTI trong phân tích điện cực nối đất............................................... 38

3.3) ỨNG DỤNG EMTP WORKS MÔ PHỎNG PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT................. 41

3.3.1) Xây dựng mô hình PI cho điện cực nối đất............................................................. 42

3.3.2 ) Xây dựng mô hình điện cực nối đất phụ thuộc tần số JMARTI. ........................... 50

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT CHO HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TRÊN MÔ
HÌNH ĐƯỜNG DÂY THỰC TẾ .......................................................................................... 61

4.1) PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỰC TẾ ............................................................................... 61

4.1.1) Hệ thống đường dây truyền tải 220kV Phú Lâm – Bình Tân. ................................ 61

4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

4.1.2) Xây dựng mô hình đường dây trên EMTP ............................................................. 63

4.2) MÔ PHỎNG QUÁ ĐỘ SÉT TRÊN ĐƯỜNG DÂY VÀ QUAN SÁT ĐIỆN ÁP TRÊN
ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT GIỮA CÁC CỘT TRUYỀN TẢI .................................................... 73

4.2.1 ) Sét đánh vào đường dây chống sét ........................................................................ 73

4.2.2 ) Sét đánh vào dây pha. ............................................................................................ 75

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 77

5.1 ) KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỢC ................................................................................. 77

5.2) HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 77

PHỤ LỤC A ............................................................................................................................ 78

PHỤ LỤC B ............................................................................................................................. 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 87

5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH


CHƯƠNG 1
Hình 1.1: Nguyên tắc xác định sét và đầu thu tín hiệu trong dự án Blitzortung ..................... 11
Hình 1.2: Cách đăng nhập tài khoản và mật khẩu trong Blitzortung ....................................... 12
Hình 1.3: Cách truy xuất dữ liệu từ Blitzortung ....................................................................... 12
Hình 1.4: Cách truy xuất dữ liệu sét theo tọa độ trên Blitzortung ............................................ 12
Hình 1.5: Tải dữ liệu sét theo dạng CSV trên Blitzortung ....................................................... 13
Hình 1.6 : Mẫu dữ liệu thu được từ Blitzortung. ...................................................................... 13
Hình 1.7: Chuyển đổi thời gian trong Excel ............................................................................. 14
Hình 1.8: Mẫu dữ liệu thu được đã qua xử lý trong Excel ....................................................... 14

CHƯƠNG 2
Hình 2.1 : Hình ảnh minh họa cho phần mềm Global Mapper ................................................ 15
Hình 2.2: Giao diện phần mềm Global Mapper ....................................................................... 16
Hình 2.3: Bản đồ mật độ sét từ dữ liệu 4 tháng cuối năm 2017 của Việt Nam ........................ 27
Hình 2.4: Bản đồ mật độ sét từ dữ liệu năm 2017 của Việt Nam ............................................. 27
CHƯƠNG 3

Hình 3.1: Các lớp thiết kế và dữ liệu trong EMTP ................................................................... 33


Hình 3.2: Mô hình PI đơn giản cho điện cực nối đất gồm các thành phần R,L,C [3] .............. 36
Hình 3.3: Mô hình PI cho toàn bộ điện cực nối đất đã được chia ra thành các đoạn nhỏ tương
đương [3] .................................................................................................................................. 37
Hình 3.4: Mô hình điện cực nối đất chôn ngang theo phương pháp Jmarti [13] ...................... 38
Hình 3.5: Đồ thị điện áp theo thời gian trên điện cực nối đất với vị trí 0m ,20m, 40m [3] .... 40
Hình 3.6: Đồ thị điện áp theo thời gian tại điểm đầu điện cực (a) mô hình JMARTI (b) mô
hình PI và (c) điểm cuối điện cực [3] theo cả 2 phương pháp chôn ngang – dọc .................... 40
Hình 3.7:Mô hình cơ bản của điện cực nối đất chôn ngang. .................................................... 41
Hình 3.8: Mô hình cơ bản của điện cực nối đất chôn theo chiều dọc ...................................... 41
Hình 3.9: Dòng Cigre trong EMTP Works............................................................................... 42
Hình 3.10 : Các thành phần R,L,C trong thư viện EMTP Works ............................................ 42
Hình 3.11 : Cài đặt thông số cho dòng CIGRE trong EMTP Works. ...................................... 43
Hình 3.13:Nhập thông số tính toán R,L,C vào trong EMTP Works ........................................ 45
Hình 3.14 : Mô hình PI lập được từ tính toán trên EMTP Works ............................................ 45
Hình 3.15: Xuất đồ thị điện áp theo thời gian trên các đoạn của điện cực trong mô phỏng ... 46

6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 3.16 : Chỉnh thời gian mô phỏng và tính toán trên EMTP Works .................................. 46
Hình 3.17 : Kết quả mô phỏng trên EMTP Works điện áp trên điện cực nối đất theo thời gian
trên các vị trí 0m,20m,40m bằng mô hình PI ........................................................................... 47
Hình 3.18 : Kết quả mô phỏng trên EMTP Works điện áp trên điện cực nối đất theo thời gian
trên các đoạn 60m, 80m, 100m dọc điện cực nối đất bằng mô hình PI.................................... 48
Hình 3.19 : Đồ thị điện áp trị đỉnh phân bố theo chiều dài điện cực nối đất mô hình PI ........ 49
Hình 3.20 : Thuật toán chương trình tính toán viết trên Fortran .............................................. 51
Hình 3.21 : Sơ đồ nguyên lý mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP [10] ............ 53
Hình 3.22 : Mô hình chi tiết file dữ liệu đầu vào đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP ... 54
Hình 3.23 : Mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP ............................................... 56
Hình 3.24 : Cửa sổ chọn dữ liệu của mô hình FD trên EMTP ................................................. 56
Hình 3.25 : Module Vscope trên EMTP ................................................................................... 56
Hình 3.26 : Mô hình điện cực nối đất theo mô hình phụ thuộc tần số JMARTI trên EMTP. . 57
Hình 3.27 : So sánh đồ thị điện áp tại đầu điện cực nối đất (1m) giữa mô hình PI và mô hình
JMARTI với các thông số điện cực nối đất và dòng sét tương tự nhau. .................................. 57
Hình 3.28 : So sánh đồ thị điện áp trên điện cực nối đât tại vị trí 20m giữa mô hình PI và mô
hình JMARTI............................................................................................................................ 58
Hình 3.29 : Đồ thị so sánh giá trị đỉnh điện áp các vị trí trên điện cực nối đất giữa mô hình PI
và mô hình JMARTI ................................................................................................................. 59
Hình 3.30 : Đồ thị điện áp tại vị trí đầu của điện cực khi chôn dọc so với khi được chôn nằm
ngang và có cùng thông số ....................................................................................................... 60
Hình 3.31 : Đồ thị điện áp tại vị trí đầu của điện cực khi chôn dọc so sánh giữa 2 mô hình PI
và JMARTI khi có cùng thông số ............................................................................................. 60
CHƯƠNG 4

Hình 4.1 : Mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP ................................................. 63
Hình 4.2 : Module Line Data và Cable Data trong EMTP ....................................................... 63
Hình 4.3 : Thông số đường dây Phú Lâm – Bình Tân nhập trên mô hình đường dây FD ....... 65
Hình 4.4: Chi tiết mô hình dường dây phụ thuộc tần số FD Phú Lâm – Bình Tân trong
EMTP ....................................................................................................................................... 65
Hình 4.5 : Module nguồn với trở kháng ( V with impedance) ................................................. 66
Hình 4.6 : Thông số nhập Module nguồn cho trạm Phú Lâm .................................................. 66
Hình 4.7 : Tạo Module mới trên EMTP ................................................................................... 67
Hình 4.8 : Giao diện Module cột truyền tải được tạo mới và thiết kế trên EMTP ................... 67

7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.9 : Giao diện dòng sét đánh vào đường dây tạo mới trên EMTP ................................. 68
Hình 4.10 : Giao diện mô hình điện cực nối đất phân tích theo phương pháp JMARTI ......... 68
Hình 4.11: Hộp thoại báo yêu cầu tạo mạch cho các Module mới ........................................... 68
Hình 4.12 : Cài đặt thông số cho trở kháng dây nối đất ........................................................... 69
Hình 4.13 : Thông số khai báo tính toán trở kháng cho cột truyền tải ..................................... 69
Hình 4.14: Module Flash Over Switch .................................................................................... 70
Hình 4.15 : Thông số chuỗi sứ cách điện khai báo trên EMTP ................................................ 70
Hình 4.16 : Mô hình mạch đầy đủ của cột truyền tải ............................................................... 71
Hình 4.17 : Mô hình mạch cho dòng sét .................................................................................. 71
Hình 4.18 : Mô hình mạch cho điện cực nối đất ...................................................................... 71
Hình 4.19: Mô hình đường dây 220kV hoàn chỉnh Phú Lâm – Bình Tân trên EMTP ............ 72
Hình 4.20: Mô hình subcircuit 10 cột truyền tải tương ứng 3km xây dựng trên EMTP .......... 72
Hình 4.21 : Thiết lập thời gian mô phỏng cho mô hình sét đánh vào đường dây Phú Lâm –
Bình Tân ................................................................................................................................... 72
Hình 4.22 : Hình ảnh trụ truyền tải đầu tiên xuất phát từ trạm Phú Lâm ( SV thực hiện) ....... 73
Hình 4.23 : Mô hình sét đánh vào đường dây chống sét tại cột đầu tiên rời trạm Phú Lâm ... 73
Hình 4.24 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào đường
dây chống sét trên đoạn Phú Lâm – Bình Tân .......................................................................... 74
Hình 4.25 : Đồ thị trị đỉnh điện áp theo thứ tự trụ khi sét đánh vào dây chống sét đường dây
220kV Phú Lâm – Bình Tân ..................................................................................................... 75
Hình 4.26 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha A
trên đoạn Phú Lâm – Bình Tân ................................................................................................. 75
Hình 4.27: Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha C
trên đường dây 220kV Phú Lâm – Bình Tân ........................................................................... 76
Hình 4.28 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha B
trên đường dây 220kV Phú Lâm – Bình Tân ........................................................................... 76

8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU


CHƯƠNG 3
Bảng 3.1: Phân loại dải tần số trong EMTP ............................................................................. 32
Bảng 3.2 : Giá trị đỉnh điện áp trên cọc nối đất theo chiều dài tính toán theo mô hình PI ...... 48
Bảng 3.3 :Hằng số điện môi của một số loại vật chất theo Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ số 29. ........................................................................................... 52
Bảng 3.4: Giá trị đỉnh điện áp trên cọc nối đất theo chiều dài tính toán theo mô hình Jmarti . 58
CHƯƠNG 4

Bảng 4.1: Thông số chi tiết đường dây 220 kV từ trạm Phú Lâm đi Bình Tân ....................... 61
Bảng 4.2: Bảng thông số cọc nối đất cột truyền tải trên đường dây Phú Lâm – Bình Tân ...... 62
Bảng 4.3 : Điện áp trị đỉnh trên các điện cực nối đất theo trụ truyền tải .................................. 74

9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB BLITZORTUNG.ORG


TRONG CUNG CẤP DỮ LIỆU SÉT TRÊN THẾ GIỚI

1.1) GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB CUNG CẤP DỮ LIỆU SÉT PHI LỢI
NHUẬN TOÀN CẦU BLITZORTUNG.ORG

Blitzortung.org [1] là trang web chính thức của mạng lưới phát hiện sét phi thương mại có
quy mô trên toàn thế giới. Mục tiêu của dự án này là để đạt được một mạng lưới vị trí thu sét
trên toàn thế giới có chi phí thấp và đồng thời có độ chính xác cao dựa trên số lượng các đầu
thu lớn đặt gần nhau, thường cách nhau từ 50km - 250km.

Các trạm thu sét này truyền dữ liệu của chúng đến một máy chủ trung tâm, nơi các vị trí sét
đánh sẽ được tính toán bởi thời gian và độ trễ của các tín hiệu. Các nhà phát triển là những tình
nguyện viên sẽ tự mua và lắp ráp phần cứng. Đơn cử như tại Nhật Bản dự án đã đã lắp đặt cảm
biến sét tại hơn 24 địa điểm trên khắp Nhật Bản, ví dụ như Hokkaido, Tokyo, Okinawa,
Ogasawara v.v.

Các tổn thất kinh tế do sét đánh gây ra là rất lớn. Định vị vị trí sét là cần thiết trong công
tác phòng chống thiên tai cũng như hạn chế mất điện do sét đánh vào các trạm biến áp hoặc
đường dây truyền tải và các khu vực dân cư. Hệ thống định vị sét thương mại thông thường chủ
yếu là các hệ thống thuộc sở hữu của các công ty thời tiết và các công ty điện lực, nơi dữ liệu
được cung cấp thông tin công khai với khu vực rộng như một quốc gia hay một miền, và dữ
liệu chi tiết là bảo mật hoặc phải tốn một khoản phí để được cung cấp.

Mặt khác, do sự tiến bộ trong công nghệ IoT, việc kiểm soát các trạm thu, thiết bị và cảm
biến sét trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng mạng Internet cũng như việc mua và lắp đặt
các thiết bị này cũng trở nên khả thi do chi phí giảm.

Theo đó, dự án “Blitzortung” đã ra đời nhằm mục đích thực hiện mạng lưới phát hiện sét
toàn cầu phi thương mại bằng cách sử dụng trang web Blitzortung.org với nguồn dữ liệu mở
thu được từ các trạm thu đạt được nhờ những tiến bộ về công nghệ.

Dự án được “Blitzortung” bắt đầu vào năm 2012 bởi Giáo sư Egon Wanke của Đại học
Heinrich Heine ở Đức, và mạng lưới được thiết lập và điều hành bởi các tình nguyện viên xây
dựng các trang web nhận riêng của họ là tự mua và lắp ráp bộ dụng cụ. Dữ liệu về sét như tọa
độ vị trí của tia chớp đang được công bố công khai trong thời gian thực qua internet. Lưu ý rằng
dữ liệu không thể được sử dụng cho mục đích thương mại. Hiện tại các điểm thu chủ yếu phân

10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

bố ở Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương, và đến tháng 12 năm 2017, 2000 địa điểm đã được
đăng ký, khoảng một nửa trong số đó (1000) hiện đang hoạt động. Tại Nhật Bản, Viện Công
nghệ Shonan thành lập đầu thu đầu tiên vào tháng 2 năm 2016 và đến tháng 12 năm 2017, 24
địa điểm khác đã được thiết lập trên khắp Nhật Bản từ Hokkaido đến Okinawa và bốn địa điểm
ở nước ngoài cũng được thiết lập ở Mông Cổ, Ấn Độ , Bangladesh và Campuchia. Trong số các
sóng điện từ tạo ra bởi sét, chỉ có các phát xạ trong phạm vi VLF (nhiễu xạ) được nhận, và các
tín hiệu này có tính chất lan truyền trên một khoảng cách dài. Đặc biệt, kể từ khi sử dụng các
tín hiệu này để xác định sét vào ban đêm, vị trí của sét cách xa khu vực thu lên tới 5000 km có
thể được xác định, tính toán vị trí sét trở nên khả thi ở Châu Đại Dương và Châu Á.

1.2) TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ VÀ DỮ LIỆU THU THẬP.

Nguyên tắc của hệ thống xác định vị trí sét (LLS) của Blitzortung.org sử dụng thời gian
sóng lan truyền để xác định vị trí sét, nơi vị trí sét được xác định dựa trên sự sai khác thời gian
cho cùng một tín hiệu nhận được bởi nhiều trạm khác nhau. Sự sai khác về thời gian đến giữa
hai trạm (và vị trí của các trạm này) giúp ta tìm được đường cong quỹ đạo tín hiệu dạng
hyperbool từ nguồn phát xạ điện từ. Do đó, điểm giao nhau của các đường cong hyperbol từ ba
trạm thu sét sẽ xác định được vị trí của sét. hình dưới cho thấy nguyên tắc tính toán vị trí sét.
Tuy nhiên, trong dự án Blitzortung.org, số lượng trạm thu sét tối thiểu để xác định vị trí sét là
sáu trạm.

Hình 1.1: Nguyên tắc xác định sét và đầu thu tín hiệu trong dự án Blitzortung [1]

11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Cách truy xuất dữ liệu từ Blitzortung

Đăng nhập tài khoản vào trang Web trong đó tài khoản được cung cấp từ thầy
Nguyễn Nhật Nam.

Hình 1.2: Cách đăng nhập tài khoản và mật khẩu trong Blitzortung

Tại mục Historical Data ta chọn Customized Archive Data để lấy dữ liệu sét đánh chi
tiết trong Blitzortung.

Hình 1.3: Cách truy xuất dữ liệu từ Blitzortung


Nhập thời gian, tọa độ vị trí cần lấy, trong đó giới hạn là vùng nằm trong 4 cạnh dựa
trên vĩ độ bắc, vĩ độ nam, kinh độ đông và kinh độ tây. Ta lấy Việt Nam trong vùng vĩ độ 8-
24 và kinh độ từ 102 -110 dựa theo 4 cực của tổ quốc.

Hình 1. 4: Cách truy xuất dữ liệu sét theo tọa độ trên Blitzortung

12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 1.5: Tải dữ liệu sét theo dạng CSV trên Blitzortung
Sau khi tải xuống dữ liệu, mở được dữ liệu thu được như sau

Hình 1.6 : Mẫu dữ liệu thu được từ Blitzortung.

Time: Thời gian sét đánh (Unix time thời gian này từ lúc sét đánh so với ngày
1/1/1970)

Cách chuyển: (lấy 10 số đầu)/60/60/24 +0:00:00 ngày 1/1/1970.

13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

VD: theo bảng trên :1501545837/60/60/24=17379.00274 +25569 (tính từ 0:00:00 1/1/1970)


=42948.00274

Hình 1.7: Chuyển đổi thời gian trong Excel


Lat: Vĩ độ. ( dạng decimal)

Lon: Kinh độ. Dùng Excel để chuyển từ dãy số sang đơn vị độ.

VD: 20.547893 Dùng lệnh: convert_degree(20.547893) trong excel : 20° 32' 52"

Alt: altitude (độ cao) tại đây thì không có dữ liệu về độ cao.
Pol: Pole (cực) tại đây không có dữ liệu về cực.
Mds: tham số Mds (maximum deviation) chỉ định giới hạn lỗi tối đa cho vị trí được tính toán
(độ lệch tối đa) 10203.
Mcg: khoảng cách tối đa các thiết bị dò 154.

Hình 1.8: Mẫu dữ liệu thu được đã qua xử lý trong Excel

14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

CHƯƠNG 2 : ỨNG DỤNG GLOBAL MAPPER TRONG VẼ BẢN ĐỒ MẬT


ĐỘ SÉT VIỆT NAM
2.1 ) GIỚI THIỆU VỀ GLOBAL MAPPER
Global Mapper cung cấp nhiều công cụ vẽ và chỉnh
sửa bản đồ hiệu quả, giúp chuyển đổi, chỉnh sửa,
in ấn, theo dấu GPS và tận dụng tối đa chức năng
GIS trên dữ liệu. Phần mềm này còn hỗ trợ truy
xuất cùng lúc nhiều hệ dữ liệu khác nhau, có thể
chia sẻ hoặc in ấn.

Global Mapper là ứng dụng có khả năng tạo


bản đồ, công cụ cho phép chỉnh sửa, tạo và xóa các
thông tin bản đồ. Đặc biệt Global Mapper giúp
chuyển đổi, chỉnh sửa, in ấn, theo dấu GPS và tận
dụng tối đa chức năng GIS trên dữ liệu.

Global Mapper cho phép bạn tạo bản đồ và hỗ trợ nhiều định dạng như: các loại Vector,
Arc, các tập tin ASCII, BMP, nhị phân, các file GPS, AutoCAD, tập tin GIS, các loại Raster...
Kết quả có thể được xuất trực tiếp sang các định dạng Web như: Google maps, Virtual Earth,...
Ortelius cũng là ứng dụng Vector tạo bản đồ có chức năng tương tự và đặc biệt Ortelius còn
không giới hạn số lượng layers và layers groups nên bạn có thể linh hoạt trong việc vẽ các bản
đồ theo style của mình.

Hình 2.1 : Hình ảnh minh họa cho phần mềm Global Mapper

15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Ứng dụng Global Mapper cho phép tham chiếu các mốc, đoạn thẳng, độ cao... Vì vậy
mà biểu đồ được tạo có mô hình chân thực 3D. Công cụ còn có chức năng như: Zoom giúp bạn
có thể phóng to hoặc thu nhỏ bất kỳ một vị trí nào muốn xem. Converter cho phép chuyển đổi
giữa các hệ tọa độ khác nhau. Digitizer cho phép sửa đổi thông tin các vector.

Ứng dụng còn có khả năng truy xuất cùng lúc nhiều dữ liệu như: Nguồn hình ảnh, bản
đồ địa lý, dữ liệu địa chấn chia vạch, các hình ảnh màu độ phân giải cao từ DigitalGlobe. Đồng
thời cho phép xem bản đồ mô hình 3D với hình ảnh chân thực. Ngoài ra, Global Mapper là công
cụ vượt trội hơn cả trong việc tìm địa chỉ, tên, thông tin khác trên bản đồ. Hơn thế nữa, Global
Mapper được thiết kế giao diện khá thân thiện, cài đặt đơn giản và dễ dàng sử dụng cho mọi
đối tượng người dùng. Ứng dụng tương thích chạy trên hệ điều hành Windows
98/NT/2000/ME/XP (32-64 bit) / Vista (32-64 Bit).

2.2) HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ SÉT BẰNG GLOBAL MAPPER
Hướng dẫn tạo bản đồ mật độ sét trên Global Mapper ( tham khảo Global Mapper’s
User Mannual [6] )

Phần mềm cho phép xài thử trong vòng 30 ngày, dưới đây sử dụng bản dùng thử của phần
mềm để thiết lập bản đồ mật độ sét.

Mở Global Mapper version 20.0.0 ra ta được giao diện như sau

Hình 2. 2: Giao diện phần mềm Global Mapper

Trong đó ta có thể sử dụng phần Online Source để tìm các bản đồ được đăng tải miễn phí

16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Nhấn vào để lấy bản đồ thế giới đã được vẽ sẵn.

Dùng công cụ Zoom ( phóng to) trên thanh công cụ


Phóng to khu vực Việt Nam ta được

Tại đây ta chọn Digitizer tool trên thanh công cụ


(Công cụ cho phép chỉnh sửa chọn các Vector)

Click vào một điểm bất kỳ tại biên giới trên biển
của Việt Nam ( Để chọn các vector điểm xác định
biên giới )

Tại đây ta ra được các tập hợp vector điểm tạo thành biên giới
của nước Việt Nam.

Nhấn chuột phải ta ra được hộp thoại sau. Ở đây ta chọn Edit
Area Feature

17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Sau đó xuất hiện Modify Selected Area Features. Tại đây ta chọn Feature Layer là <Create
New Layer for Feature> sau đó nhấn vào Customize Style ta ra được hộp thoại Select Area
Style chọn Width ( độ đậm nhạt đường biên) là 2 bỏ dấu tick tại Show Label for this Area
cùng với đó là Fill Pattern ta chọn No Fill

18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Sau khi nhấn OK ta điền tên khu vực. Khu vực ta chọn trở thành Layer mới

Tại Layer Projection chọn Projection là


Geographic (Latitude/Longitude)
và tại Datum chọn WGS84

19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tại thanh Control Center lúc này ta sẽ thấy bản đồ Việt Nam đã được tách riêng ra thành một
layer . Bỏ dấu tick tại ô countries.gmp ta sẽ được bản đồ Việt Nam riêng biệt

Ta chọn File > Open Generic Text File(s) để nhập dữ liệu từ các file csv.

Ta chọn file định dạng CSV lưu vĩ độ và kinh độ của các điểm sét đánh

Lưu ý : Ở đây ta lưu vĩ độ tại cột đầu tiên, kinh độ tại cột kế tiếp

20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tại đây ta được hộp thoại Generic ASCII Text File Import Options

Ở đây do lưu vĩ độ ở cột thứ nhất, kinh độ ở cột thứ 2, cùng với đó là định dạng CSV (Các dữ
liệu cách nhau bằng dấu phẩy) nên ta chọn

Import Type : Point Only (All Features are Points) do dữ liệu chỉ là các điểm
Cordinate Order : Y/Northing/Latitude Coordinate First do vĩ độ nằm ở cột thứ nhất
Coordinate Format : Deafault ( Decimal or Separated) do số vĩ độ và kinh độ ta lấy ở dạng số
thập phân.
Cordinate Layout :
Fields to Skip at Start of Line : 0 ( Bắt đầu lấy dữ liệu tại hàng số 0)
Rows to Skip at Start of File : 0 ( Bắt đầu lấy dữ liệu tại cột 0)
Coordinate Pairs Per Line : 1 (1 dòng là 1 tọa độ)
Tại Coordinate Delimiter ta chọn Comma do vĩ độ và kinh độ tách nhau bằng các dấu phẩy.
Tại Assign Loaded Points Feature the Classification ta chọn Unknown Points Feature do các
điểm này không nằm trong nhóm đặc biệt.

Nhấn OK xuất hiện hộp thoại Unknown Projection ta tiếp tục chọn OK

21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Chọn phép chiếu các điểm thông qua hộp thoại Select Projection

Tại Layer Projection chọn Projection là

Geographic (Latitude/Longitude)

và tại Datum chọn WGS84

Lưu ý:

Planar Units : Arc Degress.

Elavation Units : Meters

Tại Control Center lúc này đã xuất hiện


Layer chứa các điểm ta đã đưa dữ liệu vào.
Sau đó ta click phải chuột vào bộ dữ liệu ta
đã nhập.

22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Chọn Analysis > DENSITY – Create Density Grid ( Heat Map) để tạo bản đồ mật độ cho
những điểm ta đã nhập.

Xuất hiện hộp thoại Density Grid Setup lúc này ta chọn
Population Field : < Point Count>
Search Radius : 12 kilometers do ( Khu vực ≈ 450 000 km2 / 34 627 điểm ≈ 12 km2/điểm)
Cells per radius : 3 (chia nhỏ 12 km2 ra làm 3 pixel )
Area Units : Square Kilometers. ( Đơn vị là km2)
Density Type : Gaussian Kernel ( Sử dụng phương pháp Gauss – Kernel)
Shader : Default Shared Shader ( Bóng đổ mặc định )

23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Nhấn OK ta ra được bản đồ mật độ của các điểm đã tạo tuy nhiên bản đồ này lại đè lên bản đồ
ta mong muốn . Do đó ta chuột phải vào Layer bản đồ ta đã chọn sau đó nhấn Layer Order >
Reoder Maps by Description/Resolution/Location

Ở Select Map Order ta chọn Layer Description ( Ascending Alphabetical)

24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Lúc này ta được bản đồ Việt Nam với bản đồ mật độ chồng lên nhau nhưng ta muốn bản đồ
mật độ nằm gọn vào trong lãnh thổ Việt Nam

Ta tắt các layer khác chỉ để lại Layer bản đồ mật độ Việt Nam

Tại đây ta chọn Digitizer tool trên thanh công cụ


(Công cụ cho phép chỉnh sửa chọn các Vector)

Click vào một điểm bất kỳ tại biên giới trên biển
của Việt Nam ( Để chọn các vector điểm xác định
biên giới )

25
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tại đây ta ra được các tập hợp vector điểm tạo thành biên giới
của nước Việt Nam.

Lúc này ta Double-click vào Layer bản đồ mật độ mà ta đã vẽ


(Density Grid). Sau đó tại Elavation Options> Cropping ta
chọn Crop to Currently Selected Polygon(s)

Từ đó ta cắt được các phần bản đồ mật độ sét dư thừa lấn sang các nước khác như Lào, Trung
Quốc, Campuchia.

26
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Nhấn OK và bật lại Layer chứa bản đồ mật độ ( Density Grid) ta được kết quả

Hình 2.3: Bản đồ mật độ sét từ dữ liệu 4 tháng cuối năm 2017 của Việt Nam

Hình 2.4: Bản đồ mật độ sét từ dữ liệu năm 2017 của Việt Nam

Nhận xét : Bản đồ mật độ sét từ dữ liệu năm 2017 của Việt Nam phù hợp tình hình thời
tiết cùng năm. ảTrong đó các vùng
ạ như
ả ầbắcốtrung bộ, nam trung bộ thường
ản đồ xuyên
ật độ mưaừbão
ữ có
ệu năm 2017 củ ệ
mật độ sét lớn Cùng với đó do tình hình đặc thù thời tiết hai mùa mưa nắng của nam bộ cũng
như mật độ dân cư đông đúc, công trình có chiều cao lớn của khu vực đông nam bộ đặc biệt là
TP.Hồ Chí Minh khiến vùng này có mật độ sét lớn nhất cả nước.

27
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT CHO HỆ THỐNG


NỐI ĐẤT XÂY DỰNG TRÊN EMTP

3.1) GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ EMTP

3.1.1 ) Lịch sử hình thành và phát triển

Chương trình quá độ điện từ (EMTP – Electromagnetic Transients Programme) là một


chương trình máy tính dùng cho việc mô phỏng các quá trình quá độ điện từ, điện cơ và hệ
thống điều khiển trong hệ thống điện nhiều pha.

Chương trình EMTP được phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 60 thế kỷ XX bởi tiến
sĩ Hermann Dommel, ông đã mang chương trình này đến Bonneville Power Administration
(BPA).

Vào năm 1973 khi giáo sư Dommel rời khỏi BPA để chuyển đến đại học British Columbia
(UBC), hai phiên bản của chương trình đã được định hình: Phiên bản tương đối nhỏ UBC được
sử dụng chủ yếu để phát triển các mô hình; và phiên bản BPA, mở rộng nhằm hướng tới các
yêu cầu của các kỹ sư điện. Phiên bản BPA của chương trình EMTP được phát triển nhờ những
nỗ lực cộng tác của tiến sỹ Scott Meyer và tiến sỹ Tsu-huei Liu của BPA, cũng như sự đóng
góp của hàng loạt các Công ty Điện lực và các Trường đại học Bắc Mỹ.

Những năm 1980, EMTP đã trở thành mốt trong lĩnh vực điện năng. Nó phát triển mạnh mẽ
từ 70000 đến 80000 cách tập hợp các qui tắc so với lúc nguyên thuỷ là 5000, nhưng lại có xu
hướng phân mảng nhỏ.

Nhằm hợp lý hóa sự phát triển của chương trình và thu hút sự tài trợ từ các Công ty Điện
lực, nhóm phối hợp phát triển chương trình EMTP (DCG) đã được thành lập vào năm 1982 và
được thương mại hóa đầu tiên vào năm 1984. Những thành viên ban đầu của DCG bao gồm
BPA, Văn phòng khiếu nại Mỹ, Hiệp hội Điện lực miền Tây (WAPA), Hiệp hội Điện lực
Canada (CEA), Ontario Hydro, và Hydro Quebec. Nhiệm vụ chính của DCG là phát triển những
vấn đề kỹ thuật mới. Kết quả của những nỗ lực này, một chuỗi những sổ tay hướng dẫn và báo
cáo được ấn bản trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1986. Và với các tài liệu đó, tập hợp các
qui tắc nâng cao của chương trình đã được kiểm chứng và dẫn chứng bằng văn bản một cách
rộng rãi.

28
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Chương trình đã thu hút nhiều sự chú ý và được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư tại Mỹ và
các nơi khác. Phiên bản 2.0 của EMTP đã được ấn bản vào năm 1989 với cùng một kiểu với
phiên bản trước. Theo đó, chương trình đã được làm phong phú hơn theo thời gian bởi những
người sử dụng. Phiên bản 3.0 của EMTP đã được DCG phát hành vào năm 1996 (EMTP96).

EMTP96 đại diện cho phiên bản cuối cùng của EMTP dựa trên bản mã gốc BPA.

* Ngoài những phiên bản của EMTP được đề cập ở trên, còn có các chương

trình phân tích quá độ khác cho các mạch điện, đáng chú ý đến là các trường

hợp:

• NETOMAC (Siemens, sản phẩm thương mại)

• Morgat và Arene (Eletricite của Pháp, sản phẩm thương mại)

• PSIM (sản phẩm thương mại, lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)

• SABER (sản phẩm thương mại, lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)

• Spice, PSPICE (sản phẩm thương mại, đối với các mạch điện tử, thỉnh

thoảng được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)

3.1.2 ) Ứng dụng của EMTP vào mô phỏng và phân tích quá độ hệ thống điện.

Khả năng chung:

* Tính toán thao tác

- Xác suất đóng cắt gây quá điện áp

- Đóng cắt một pha

- Tự đóng lại nhanh

- Đóng cắt tụ

- Điện áp phục hồi

- Đóng cắt cáp ngầm và bảo vệ vỏ cáp

* Tính toán Sét:

- Phóng điện ngược

29
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

- Dập sóng sét

- Sóng sét lan truyền vào trạm

* Phối hợp cách điện:

- Đường dây trên không

- Trạm ngoài trời

- Trạm GIS

- Chống sét van

* Tính toán moment xoắn trên hệ trục:

- Cộng hưởng tần số thấp

- Ảnh hưởng đóng cắt

* Đường dây siêu cao áp một chiều

- Điều khiển

- Dao động điện

- Các hài

* Thiết bị bù tĩnh (SVC - Static VAR Compensation)

- Điều khiển

- Quá điện áp

- Các hài

*Khảo sát các hài – chất lượng điện năng

*Cộng hưởng sắt từ

*Cộng hưởng tụ kháng

*Khởi động động cơ

*Hòa đồng bộ ngược pha

*Tách lưới và các sự cố khác

30
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

*Hệ thống điều khiển chung

*Hệ thống nối đất

*Đánh giá dòng điện sự cố không đối xứng

*Hoán vị pha

*Tổn thất trên dây chống sét

*Phân tích chế độ xác lập không đối xứng

*Đóng cắt tụ

*Bảo vệ tụ bù dọc

Áp dụng cho HTĐ Việt Nam:

1. Tính thông số đường dây (Transmission Line Constants)

2. Tính quá điện áp thao tác (Switching Over Voltage)

3. Tính quá điện áp phục hồi (Transient Recovery Voltage)

4. Tính chọn MOV (Metal Oxide Varistor Specification)

5. Tính toán chọn điện trở nối đất, chống sét van. (Surge Aresster)

Mô phỏng trạng thái ổn định của hệ thống điện :

Như tên gọi cho nó, trạng thái ổn định là trạng thái hoạt động bình thường của một hệ thống
điện. Trong phân tích hệ thống điện, việc tính toán trạng thái ổn định thường được làm trong
các "miền tần số" bằng cách sử dụng phân tích phasor. Nói cách khác, thay vì sử dụng miền
thời gian của một điện áp như dạng điện áp chuẩn trong miền tần số nó trở thành Vrms  với
tần số góc  là 50 hoặc 60 Hz. Phân tích Phasor đơn giản hoá đáng kể những tính toán trong hệ
thống điện, nó là cơ sở của hầu hết các chương trình phân tích dòng tải và ngắn mạch.EMTP
sử dụng những tính toán ở trạng thái ổn định trong miền tần số để khởi tạo mạng tính toán chuẩn
bị cho một mô phỏng quá độ (chứ không phải là bắt đầu mô phỏng quá độ từ các điều kiện
không ban đầu).

31
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Mô phỏng trạng thái quá độ :

Mô phỏng các hiện tượng quá độ của là mục đích chính của EMTP. Như những định
nghĩa trước đó, một hiện tượng quá độ có thể được xác định là những gì xảy ra giữa hai trạng
thái ổn định. Ví dụ như trước và sau khi sự cố pha chạm đất.

Trong một mô phỏng EMTP, phạm vi tần số của một mô phỏng quá độ là rất quan trọng
vì một vài lý do:

Các mô phỏng EMTP được rời rạc hóa theo bước thời gian. Kích cỡ của bước thời gian
đặt ra một giới hạn lý thuyết trong việc giải quyết các mô phỏng quá độ. Giới hạn lý thuyết này
là tần số Nyquist fN = 1/2 Δt. Trong thực tế, thời gian bước phải nhỏ vì EMTP sử dụng công
thức tích phân hình thang để giải những phương trình vi tích phân mô tả hệ thống. Công thức
tích phân hình thang chỉ có thề đưa ra lời giải xấp xỉ, và bước thời gian càng nhỏ thì lời giải
càng chính xác. Bước thời gian nhỏ hơn tần số Nyquist khoảng 5 lần là có thể đưa ra lời giải
chấp nhận được. Vì vậy, như là một nguyên tắc nhỏ, bước thời gian của một mô phỏng sẽ được
chọn để cho Δt nhỏ hơn 1/10fmax.

Các chi tiết của hệ thống cần phải được mô hình hóa phụ thuộc vào tần số lớn nhất của
các hiện tượng được mô phỏng. Ví dụ, trong mô phỏng hiện tượng sét, cần thiết phải mô hình
mỗi khoảng vượt và mỗi cột trụ của một đường dây truyền tải chi tiết, trong khi trong một mô
phỏng dây cấp điện chi 7 tiết như vậy là không cần thiết. Như là một nguyên tắc nhỏ, khi khảo
sát ở các tần số cao hơn thì số lượng chi tiết càng lớn hơn.

Kích cỡ của hệ thống được mô hình hóa cũng phụ thuộc vào tần số lớn nhất của hiện
tượng quá độ đang được nghiên cứu. Ví dụ, mặc dù trong một mô phỏng sét là cần thiết phải
mô hình mỗi khoảng vượt và mỗi cột trụ của một đường dây truyền tải chi tiết tuy nhiên chỉ
một vài trong những khoảng vượt cần phải mô hình để thay cho tất cả

Bảng 3.2: Phân loại dải tần số trong EMTP

32
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Một mô phỏng EMTP có một số tập tin đầu vào và đầu ra liên kết với nó. Hình sau hiển thị
các mối quan hệ giữa những tập tin này và các chương trình hỗ trợ khi sử dụng:

Hình 3.1: Các lớp thiết kế và dữ liệu trong EMTP

EMTPWorks có 3 lớp thiết kế. Thấp nhất là một framework cho các giao diện mã thực.
Một lớp thứ hai sẽ được thêm vào để hỗ trợ cho các phương thức soạn thảo. Thứ ba là lớp
dành người sử dụng hoặc người phát triển truy cập vào các lớp. Nó cung cấp một tập hợp
số lượng lớn các soạn thảo dành cho các thay đổi và/hoặc cập nhật hầu như bất cứ điều gì
xuất hiện trên thiết kế có sẵn. Các ngôn ngữ soạn thảo là Javascript được thêm vào phương
thức giao tiếp với các lớp framework.

• Tất cả các công cụ trong EMTP được xây dựng cho nhập liệu và xử lý các biểu tượng. Các
biểu tượng có thể được cập nhật thông qua trình soạn thảo.

• Dữ liệu của các công cụ được thu thập dựa trên DHTML. Dạng dữ liệu mạnh này được
tạo ra bằng cách sử dụng mã JavaScript, DHTML và ActiveX. Dữ liệu của các công cụ có
thể lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên web.

• Người dùng có thể tạo riêng ra những công cụ của chính họ bên ngoài chương trình với
đầy đủ phương thức xử lý dữ liệu.

33
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

• Ngoài các thiết bị đã được soạn thảo, EMTPWorks cung cấp đầy đủ các thiết kế soạn thảo.
Trình soạn thảo được sử dụng để tìm kiếm các công cụ hoặc để tải về và sửa đổi dữ liệu cho
một số lượng lớn các công cụ sử dụng một vài dòng soạn thảo. Trình soạn thảo cũng có thể
được áp dụng cho các tín hiệu.

• Trình soạn thảo cũng được dùng để tạo ra các Netlist tĩnh cho EMTP-RV.

• EMTPWorks cung cấp các tuỳ chọn riêng và có thể dễ dàng chuyển đổi và được sử dụng
cho các ứng dụng khác trong phân tích hệ thống điện.

1) Thư viện các công cụ sử dụng trong EMTP

Các công cụ được tìm thấy trong các thư viện EMTPWorks sẽ được cập nhật liên tục. Các
phiên bản thương mại đầu tiên của EMTP-RV sẽ chứa các thư viện: Công cụ Pseudo: tất
cả các công cụ liên kết tín hiệu được xây dựng.

Nhánh RLC: o Các công cụ để xây dựng: RLC một hoặc ba pha, mô hình PI một/ba hoặc
nhiều pha, mô hình PL kép một/ba hoặc nhiều pha, và nhánh FDB nhiều pha. o Các công
cụ đóng gói: tải RLC ba pha (PQ).

Điều khiển: được xây dựng điều khiển toàn bộ hệ thống.

Công cụ điều khiển của TACS: bổ sung thêm gói các công cụ cũ TACS (loại 50, 51,
v.v…).

Điều khiển các chức năng: gói công cụ điều khiển các chức năng hệ thống khác nhau,
chẳng hạn như PWM., PID, v.v…

Điều khiển máy điện: gói công cụ máy điện kích từ đồng bộ, tuabin và bộ điều chỉnh tốc
độ.

Flip-flops: gói các công cụ flip-flops.

HVDC: gói công cụ điều khiển các chức năng cơ bản HVDC.

Dây:Các công cụ để xây dựng: dữ liệu dây, dữ liệu cáp, Corona, mô hình dây CP một/ba
hoặc nhiều pha, mô hình dây FD nhiều pha, mô hình cáp FDQ nhiều pha và mô hình dây
băng rộng nhiều pha.

Máy điện:Các công cụ để xây dựng: mô hình máy điện 3 pha nhiều khối đồng bộ và không
đồng bộ tổng quát. 10

34
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Thiết bị đo: các thiết bị đo đa dạng được xây dựng trong scopes để xác định công suất và
tín hiệu điều khiển hệ thống.

Thiết bị đo chu kỳ: các thiết bị đo chức năng xác định chu kì tín hiệu, Vrms, P, Q,
Vsequences, v.v…

Công cụ phi tuyến: Các công cụ để xây dựng: mô hình điện trở phi tuyến xác định bằng
đặc tuyến điện áp phụ thuộc, mô hình điện trở phi tuyến điều khiển, mô hình điện trở phi
tuyến đặc tuyến bậc thang thay đổi theo thời gian, mô hình điện cảm phi tuyến và các chức
năng tính toán các dữ liệu tương ứng, cuộn kháng Hysteretic và lắp đặt tương ứng, mô hình
chống sét van SiC, mô hình chống sét van ZnO và các hàm tính toán dữ liệu tương tứng,
các mô hình phóng điện hồ quang ngắn mạch khác nhau.

Option: các tùy chỉnh mô phỏng, công cụ chuyển đổi dữ liệu và dịch các file EMTP-V3
cũ, công cụ thống kê.

Phasors: Các thao tác chức năng phasor (cộng, trừ, quay, kết hợp, v.v…). Nguồn: Các
công cụ để xây dựng: Nguồn áp và dòng xoay chiều một/ba pha, nguồn áp và dòng điều
khiển, nguồn áp và dòng 1 chiều, nguồn đặc tuyến áp và dòng, nguồn áp và dòng sét, nguồn
dòng CIGRE lightraq.

Khóa đóng cắt:Các công cụ để xây dựng: khóa lý tưởng, khóa điều khiển, mô hình khe hở
không khí, mô hình khe hở điều khiển, khóa thống kê/hệ thống, diode lý tưởng và các khóa
công suất.

Biểu tượng: thư viện các ký hiệu xây dựng cho các thiết kế đơn giản hoặc cho các mạch
con được tạo ra.

Công cụ chuyển đổi: các gói điều khiển cho các hàm chuyển đổi cổ điển, chẳng hạn như
từ ba pha qua dq0, v.v…

Máy biến áp: - Các công cụ để xây dựng: mô hình máy biến áp lý tưởng đơn/nhiều pha 2
cuộn dây, BCTRAN - TOPMAG - TRELEG - mô-đun dữ liệu tính toán máy biến áp, mô-
đun dữ liệu tính toán dòng xoáy và FDBFIT cho tính toán các mô hình máy biến áp tần số
cao. 11 - Các công cụ đóng gói: mô hình máy biến áp đơn pha không lý tưởng, các mô hình
máy biến áp ba pha hai và ba cuộn dây và ba pha nối đất ZigZag.

35
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

3.2 ) LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT

3.2.1) Giới thiệu tổng quan


Bất kỳ hệ thống điện nào cũng phải được nối đất vì các lý do sau:

• Để cung cấp kết nối trở kháng thấp giữa thiết bị điện và mặt đất. Ngăn chặn tình trạng
chạm vỏ trên thiết bị gây nguy hiểm và một số sự cố liên quan khác.

• Để ngăn chặn sự cố quá điện áp trên hệ thống ( sét đánh, cây cối ngã đổ ..) có thể gây
hư hỏng cho thiết bị hoặc đe dọa tính mạng con người.

Bất kỳ dòng điện sự cố nào, sẽ thông qua hệ thống điện cực nối đất đi xuống. Do đó, sẽ
có sự gia tăng điện áp cũng như dòng điện trên bản thân hệ thống điện cực nối đất và trong
vùng lân cận của hệ thống nối đất, liên quan đến điện trở suất hay khả năng dẫn điện của đất .
Nếu tăng điện áp quá mức, thì sự khác biệt điện áp có thể được tạo ra trên toàn khu vực xung
quanh có nguy cơ làm hỏng thiết bị và nguy hiểm cho người và gia súc trong khu vực lân cận
hệ thống nối đất. Đặc biệt sinh ra điện áp bước có thể nguy hiểm đến tính mạng khi đang có sự
cố.

Một số thuật toán và phương pháp đã được rút ra để xác định các tiêu chí cho thiết kế
an toàn của hệ thống nối đất. Bằng cách mở rộng khả năng của EMTP, có thể tính toán đáp ứng
của hệ thống nối đất với các hiện tượng nhất thời hoặc các hiện tượng khác bằng cách sử dụng
các mô hình đường truyền [4], [8]. Các mô hình có thể được sử dụng bằng cách chia hệ thống
thành một số phân đoạn được biểu diễn bằng mô hình π tham số gộp với độ dẫn shunt cao hoặc
bằng cách sử dụng mô hình đường truyền tham số phân tán phụ thuộc tần số (Mô hình Jmarti)
. Sự ghép nối lẫn nhau giữa các thành phần hệ thống nối đất được tính bằng cách coi chúng là
các pha khác nhau của đường truyền.

3.2.2 ) Mô hình PI cho điện cực nối đất

Hình 3.2: Mô hình PI đơn giản cho điện cực nối đất gồm các thành phần R,L,C [3]

36
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Các điện cực nối đất được đặc trưng bởi điện trở nối tiếp R, điện dung C, cuộn cảm L
và độ dẫn điện G. Do đó, chúng có thể được mô hình thành một chuỗi các mạch pi tương đương
(hình 1.2), với các phần tử RLC gộp lại, trong đó mỗi pi mạch tương đương tương ứng với một
đoạn dây dẫn nhỏ. Từ đó ta có thể chia điện cực nối đất ra thành các đoạn phần pi nhỏ tương
ứng. Sau đó phân tích trên mỗi đoạn tương đương này.

Hình 3.3: Mô hình PI cho toàn bộ điện cực nối đất đã được chia ra thành các đoạn nhỏ
tương đương [3]
Các công thức tính toán sử dụng các phương trình bên dưới để tính toán các thành
phần R,L,C trong mô hình PI. Trong đó các phương trình tính toán này chủ yếu phát triển lên
từ các biểu thức Sunde [5].

4dl   dl   2 I c  Ic 
RDC  c (3.1) L  ln    ln( )  (3.2)
  D2 2   D  2h 

1
2  dl   2 I c  Ic  dl
G ln   ln( )  (3.3) C  2  
 g   D
(3.4)
 2h    2Ic  l 
ln  D   ln( ) 
   2h 

Trong đó d,l,D lần lượt là độ chôn sâu, chiều dài điện cực và đường kính của điện cực.
Các hệ số Ɛ, ρc , ρg và µ là hằng số điện môi của đất, điện trở suất của cọc đồng, điện trở suất
của đất và và độ thẩm từ của đất. Ic là giá trị dòng đỉnh của sét,

Nên sử dụng chiều dài phân đoạn nhỏ hơn hai hoặc ba lần so với bước sóng của dòng
điện chạy trong các điện cực nối đất.Trong mọi trường hợp, khi phân chia hiệu quả tính toán
đưa ra có sai số trong giới hạn chấp nhận được trong phạm vi lên tới 100 kHz nếu điện cực
được chia thành các phân đoạn 1 m. Ứng dụng vào các ví dụ khác nhau đã chỉ ra rằng khi chia
điện cực thành các phân đoạn rất nhỏ khoảng 0,01 m thì kết quả là khá chính xác ngay cả trong
dải tần số lên đến 1 MHz.

37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

3.2.3 ) Mô hình JMARTI trong phân tích điện cực nối đất

Phương pháp Jmarti ứng dụng mô hình đường dây phụ thuộc tần số. Trong tính toán sử
dụng phương trình sóng truyền đi của Bergeron. Theo phương pháp Jmarti, sự phụ thuộc tần số
của trở kháng đặc tính Zc (ω) và đáp ứng lan truyền A (ω), do sự tồn tại của các phần tử điện
trở được tính đến (mô hình PI bỏ qua sự phụ thuộc này ) . Trong đó trở kháng đặc tính Zc (ω)
có thể được biểu diễn dưới dạng chuỗi nối tiếp các mạch RLC song song.

Hình 3.5: Mô hình điện cực nối đất chôn ngang theo phương pháp Jmarti [13]
Các hàm Zc (ω) và A (ω), các giá trị được tính toán từ các thông số điện cực sử dụng
chương trình con tính toán hỗ trợ (LINE CONSTANTS), được biểu thị trong miền tần số bởi
các hàm dưới đây [3]
n

 (s  z )
i m kj
Q i 1
 k0   (3.5)
m
s  pj
 (s  p )
j 1
j
j 1

Trong đó thành phần thứ tự không, cực và phần dư được ký hiệu lần lượt là zi, pj và kj.
Cách tiếp cận này được gọi là phương pháp JMARTI. Ưu điểm của phép tính gần đúng này là
phía bên trái của phương trình trên được biến đổi trong miền thời gian làm giảm số mũ trong
tính toán Điều này tạo điều kiện và tăng tốc các tính toán mô phỏng liên quan đến các cấu trúc
tính toán của Zc và A.
Trở kháng Z và điện nạp Y trên mỗi đơn vị chiều dài của chôn theo chiều ngang hoặc
điện cực thẳng đứng được tính theo công thức [3] :

Z '  Zi'  Ze' (3.6) Y '1  Y 'i 1  Y 'e 1 (3.7) với Y 'i 1  0
Trong đó trở kháng bên trong Z và điện nạp Y của điện cực hình trụ, được đưa ra bởi
phương trình Sunde [5]
jc I 0 ( c a )
Z i'  (3.8) Yc  jc ( c  j c ) (3.9)
2 a c I1 ( c a )
Trong đó dòng điện thứ tự không và dòng điện thứ tự thuận cọc được tính theo [5] :

38
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

 10  2( n 1)/  (2 n  2)4 i 2 
n

  n (  a ) 
I1 ( c  a )   1  ( c  a) i 1  c
 / j (3.10)
  1   2 

n

10  2 n /  4i2 
n

I 0 ( c  a)    1n  ( c  a) i1  (3.11)


n 1  
 
Với điện cực không có lớp phủ cách nhiệt như trong các trường hợp được kiểm tra ở
đây. Trong trường hợp điện cực nằm ngang chôn ở độ sâu h (m) có bán kính điện cực a (m)
trong lòng đất ta có công thức tính như sau [8] :
j0 1.85
Z 'e  log (3.12)  j0 ( E  j 0 r , E ) (3.14)
2  2   2 2ah

1 1.12
Y 'e 1  log (3.13)   Z '( )Y '( ) (3.15)
 ( E  j 0 r , E )  2ah

Trong trường hợp điện cực được chôn thẳng đứng ta có công thức tính như sau [8] :

j0 1.12
Z 'e  log (3.16)
2  2  2 a

1 1 a  2  2
Y 'e  log (3.17)
2 ( E  j 0 r , E ) 3.56

Mô hình đường truyền phụ thuộc tần số có ưu điểm là phù hợp đối với dải tần số được
kiểm tra rộng, do đó nó có thể đủ chính xác trong trường hợp kiểm tra ảnh hưởng của sét. Sau
khi tính được trở kháng tổng Z’ và điện nạp Y’ ta tính được Zc và A theo các công thức [4]

1
Zc( )  Z '( )  Y '( ) (3.18) A( )  e  l  (3.19)
cosh(  l )  sinh(  l )
Từ trở kháng Z’ và điện nạp Y’ ta có thể tìm được các thành phần điện trở R, điện dẫn G, điện
dung C, điện cảm L phụ thuộc tần số từ công thức [4]

Z '  R '( )  j L '( ) (3.20) Y '  G '( )  jC '( ) (3.21)


Mô hình JMARTI khi phân tích các điện cực nối đất có chiều dài lớn (>100m) thường
gặp khó khăn khi ước lượng hàm truyền (3.5) cho hàm số đáp ứng lan truyền A( ) . Đồ thị
Bode của hàm có độ dốc lớn đòi hỏi cần phải tính toán một số lượng lớn poles và zeros khiến
các chương trình tính toán gặp khó khăn về phần cứng.

39
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Một số kết quả mô phỏng từ EMTP Modelling Of Grounding Electrodes của N.D.
Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3] mô phỏng cho điện cực nối đất nằm ngang dài 100m có bán
kính 0.0039m chôn sâu 0.6m dưới mặt đất với dòng sét 3.3kA 8/20µs.

Hình 3.6 : Đồ thị điện áp theo thời gian trên điện cực nối đất với các vị trí 0m ,20m, 40m [3]

Chôn dọc
Chôn ngang

Hình 3.7: Đồ thị điện áp theo thời gian tại điểm đầu điện cực (a) mô hình JMARTI (b) mô
hình PI và (c) điểm cuối điện cực [3] theo cả 2 phương pháp chôn ngang – dọc

Kết quả mô phỏng từ Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3] với điện cực nối đất dài 1m mô
phỏng theo cả 2 phương pháp chôn ngang và chôn dọc với bán kính 0.0039m độ chôn sâu 0.5
m dưới mặt đất với dòng sét 30kA 3/10µs điện trở suất của đất 100 Ω.m. Sử dụng đồng thời 2
mô hình Jmarti và mô hinh PI và so sánh với nhau.

40
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

3.3 ) ỨNG DỤNG EMTP WORKS MÔ PHỎNG PHÂN TÍCH QUÁ


ĐỘ SÉT
Mô phỏng EMTP của các nguồn hiện tại, cung cấp khả năng mô hình hóa dòng sét như
một nguồn dạng sóng được đi thằng trực tiếp vào điện cực nối đất bỏ qua các hiệu ứng liên
quan khác. Nguồn thử nghiệm hiện tại sử dụng là dạng nguồn dòng CIGRE 30 kA 3/10µs

Điện cực chôn ngang sử dụng trong mô hình PI và một phần mô phỏng của mô hình
JMARTI có thông số như sau : Chôn theo chiều ngang, điện cực dài 100m có đường kính 0.04
m , được làm bằng đồng, điện trở suất của đất 100 Ω.m, và chôn sâu 60 cm bên dưới bề mặt.
Dòng sét được tiêm vào điện cực tại vị trí đầu điện cực (0m). Các điện áp thu được bằng cách
sử dụng mô phỏng EMTP.

Hình 3.8:Mô hình cơ bản của điện cực nối đất chôn ngang.

Trong mô hình Jmarti ta xét thêm mô hình điện cực nối đất được chôn theo chiều dọc
với các thông số tương tụ như mô hình điện cực nối đất chôn theo chiều ngang : độ sâu chôn
điện cực, chiều dài điện cực, điện trở suất của đất, bán kính điện cực, độ dẫn điện của đất, hằng
số điện môi của đất.

Hình 3.9: Mô hình cơ bản của điện cực nối đất chôn theo chiều dọc

41
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

3.3.1 ) Xây dựng mô hình PI cho điện cực nối đất.


Mô hình hóa trên EMTP Works

Mô phỏng dòng sét trên EMTP Works. Trong phần mềm EMTP Works ta chọn trong
LIBRARIES dòng CIGRE hiển thị như hình dưới :

Hình 3.10:Dòng Cigre trong EMTP Works.

Nhấn vào biểu tượng để điều chỉnh thông số của dòng thử nghiệm được dùng, dòng
thử nghiệm yêu cầu là dòng 30 kA 3/10µs . ần R,L,C trong thư việ

Dòng Cigre trong EMTP được dùng để mô phỏng, tính toán quá độ, giả lập dòng sét
đánh trên thực tế. Trong đó dòng sét là hàm số phụ thuộc thời gian t I(t) = At + Btn trong đó n
được tính theo [10]

1
n  1  2( S N  1)(2  ) (3.22)
SN

Các hằng số A,B được tính toán theo công thức [10]

1 I
A (0.9n max  S m ) (3.23)
n 1 tn

1
B ( S mtn  0.9 I max ) (3.24)
t (n  1)
n
n

Trong đó Imax là trị đỉnh dòng sét, Sm là độ dốc, Tn là thời gian dòng sét đạt Imax.

42
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 3.11 : Cài đặt thông số cho dòng CIGRE trong EMTP Works.
Trong đó [9] :

𝑡𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 (µ𝑠) : Thời gian bắt đầu xuất hiện dòng sét

𝑡𝑠𝑡𝑜𝑝 (µ𝑠): Thời gian kết thúc mô phỏng dòng sét

𝑡𝑓 (µ𝑠) : Thời gian đầu sóng

𝑡ℎ (µ𝑠) : Thời gian dòng đạt một nửa giá trị đỉnh.

43
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

𝑘𝐴
𝑆𝑚 ( ) : Độ dốc tối đa của dòng sét
µ𝑠

𝐼𝑚𝑎𝑥 (𝑘𝐴): Trị đỉnh dòng điện sét

Tính toán các thành phần R,L,C theo công thức mô hình PI. Ở đây ta chia điện cực ra
thành các đoạn 20m, 40m ,60m ,80m và 100m để khảo sát. Chia nhỏ mô hình điện cực thành
các phân đoạn có độ dài 10m sau đó kết nối lại với nhau. Từ đó tính toán ra được mỗi đoạn mô
hình có thông số lần lượt là [5]. Sử dụng các công thức

4dl
RDC  c  2, 003() (3.1)
  D2

  dl   2 I c  Ic 
L  ln    ln( )   0,505(mH ) (3.2)
2   D  2h 

1
2  dl   2 I c  Ic 
G ln   ln( )   5, 0013()
 g   D
(3.3)
 2h 

dl
C  2    0, 22(nF ) (3.4)
  2Ic  l 
ln  D   ln( ) 
   2h 
Sử dụng các thông số tính toán bằng tay ở trên để xây dựng mô hình điện cực nối đất
hình PI trên EMTP Works.

Sử dụng các module R,L,C có sẵn trong thư viện EMTP

Hình 3.12 : Các thành phần R,L,C trong thư viện EMTP Works

44
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Nhập các giá trị vừa tính toán vào các thành phần R,L,C đã kéo vào EMTP Works

Hình 3.13:Nhập thông số tính toán R,L,C vào trong EMTP Works

Từ tính toán và sử dụng các thành phần R,L,C như trên trong thư viện EMTP Works ta
lập được mô hình mạch như sau.

Hình 3.13 : Mô hình PI lập được từ tính toán trên EMTP Works

45
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Để quan sát được dạng đồ thị điện áp trên từng đoạn của điện cực. Ta vào properties của
các điện dẫn G1,G4 tượng trưng cho các đoạn của điện cực. Chọn dấu tick vào v để EMTP hiển
thị đồ thị điện áp theo thời gian đặt trên các đoạn của điên cực hoặc tick vào dấu i để hiển thị
đồ thị dòng theo thời gian đặt trên các đoạn của điện cực.

Hình 3.14: Xuất đồ thị điện áp theo thời gian trên các đoạn của điện cực
trong mô phỏng mô hình trên EMTP Works

Ta có thể chỉnh sửa thời gian mô phỏng và tính toán trên EMTP Works qua chức năng
Simulation Options. Trong mô hình trên ta chọn thời gian bước mô phỏng là Δt = 0.001 µs ,
thời gian mô phỏng tối đa 𝑡𝑚𝑎𝑥 = 100 µs

Hình 3.15 : Chỉnh thời gian mô phỏng và tính toán trên EMTP Works

46
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Thời gian bước mô phỏng Δt càng nhỏ tính toán càng chính xác tuy nhiên thời gian cũng
như khối lượng tính toán sẽ tăng lên. Thời gian tính toán mô phỏng cũng phụ thuộc vào độ dài
thời gian mô phỏng 𝑡𝑚𝑎𝑥 . Nếu tỉ số thời gian bước mô phỏng trên độ dài thời gian mô phỏng
Δt /𝑡𝑚𝑎𝑥 càng lớn thì thời gian tính toán càng lâu.

Sau khi hoàn thiện ta chạy mô phỏng sau đó sử dụng công cụ Scope để xem đồ thị điện áp
theo thời gian trên các điện dẫn G1,G3,G4 ứng với các đoạn chiều dài điện cực

Hình 3.16 : Kết quả mô phỏng trên EMTP Works điện áp trên điện cực nối đất theo thời gian
trên các vị trí 0m,20m,40m bằng mô hình PI

Nhận xét : Đồ thị điện áp tại các điểm càng gần điện cực thì càng có trị đỉnh và độ dốc
lớn. Tuy nhiên mối quan hệ giữa trị đỉnh, độ dốc với vị trí trên điện cực không tuyến tính với
nhau do quan sát thấy từ 0 – 20m trị đỉnh và độ dốc đặc biệt giảm mạnh. Đặc biệt tại điểm đầu
của điện cực do hiệu ứng phóng điện ngược nên điện áp tiến về âm một khoảng thời gian rồi
sau đó mới ổn định và trở về 0. Kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả mô phỏng từ EMTP
Modelling Of Grounding Electrodes của N.D. Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3]

47
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tương tự thực hiện với các vị trí điện cực tại 60m , 80m và 100m

Hình 3.17 : Kết quả mô phỏng trên EMTP Works điện áp trên điện cực nối đất theo thời gian
trên các đoạn 60m, 80m, 100m dọc điện cực nối đất bằng mô hình PI

Nhận xét: Mối quan hệ giữa trị đỉnh, độ dốc với vị trí trên điện cực không tuyến tính với
nhau nhưng độ chênh lệch lúc này nhỏ dần không còn lớn như giữa các vị trí đầu điện cực.Đặc
biệt tại điểm cuối điện cực trị đỉnh xuống rất nhỏ xuống mức an toàn không gây điện áp bước
nguy hiểm cho người đứng gần cọc nối đất. Kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả mô phỏng
từ EMTP Modelling Of Grounding Electrodes của N.D. Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3]

Chiều dài Trị đỉnh (V)


0m 14463.21
20 m 4292.35
40 m 597.87
60 m 148.758
80 m 48.257
100 m 30.261

Bảng 3. 3 : Giá trị đỉnh điện áp trên cọc nối đất theo chiều dài tính toán theo mô hình PI

48
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

16000
14463.21
14000

12000

10000
Điện áp (V)

8000
Trị đỉnh (V)
6000
4292.35
4000

2000
597.87
148.758 48.257 30.261
0
0 20 40 60 80 100 120
Chiều dài (m)

Hình 3.18 : Đồ thị điện áp trị đỉnh phân bố theo chiều dài điện cực nối đất bằng mô hình PI
Nhận xét : Điện áp từ đầu điện cực đến cuối điện cực giảm dần nhưng không tuyến tính.

Hình 3.6 : Kết quả mô phỏng trên EMTP Works dòng điện theo thời gian trên các đoạn 0m,
20m, 40m dọc điện cực nối đất bằng mô hình PI

Nhận xét : Dòng điện trên điện cực nối đất có dạng tương tự như điện áp.

49
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

3.3.2 ) Xây dựng mô hình điện cực nối đất phụ thuộc tần số JMARTI.

Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được
phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp
số.

Ngôn ngữ Fortran chuyên được sử dụng để thực hiện các biển thức toán phức tạp, các tính
toán hàm truyền, vòng lặp, các tính toán đòi hỏi độ chính xác cao ứng dụng trong các lĩnh vực
vật lý, hóa học, toán học ...Ngôn ngữ Fortran có các câu lệnh và cú pháp tương đối giống một
số ngôn ngữ như Pascal, C/C++ nhưng ngắn gọn và đặc trưng hơn các ngôn ngữ trên.

Sử dụng chương trình biên dịch Code Blocks (chương trình có mã nguồn mở và miễn phí)
để viết cũng như biên dịch bằng ngôn ngữ Fortran77

Theo phương pháp Jmarti, sự phụ thuộc tần số của trở kháng đặc tính Zc (ω) và hằng số
đáp ứng lan truyền A (ω) được tính toán trong mô phỏng . Trong đó sử dụng chương trình tính
toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Fortran77. Sử dụng các lệnh tạo vòng lặp và chương trình
con giúp ta dễ dàng kiểm soát được phổ tần số tính toán cũng như dữ liệu xuất ra.

Trong chương trình dưới đây ta tính trở kháng tổng Z, trở kháng tự thân cọc nối đất Zi và
điện nạp Y, hằng số đáp ứng lan A (ω) cũng như trở kháng đặc tính Zc (ω) trên điện cực nối
đất theo miền tần số từ 1 Hz – 9MHz. Xuất ra kết quả cả ở dạng phức cũng như dạng pha và
biên độ

Chương trình yêu cầu các thông số như hằng số điện môi của đất, độ dẫn điện của đất,
sai số cho phép, chiều dài điện cực nối đất, bán kính điện cực nối đất cũng như kiểu chôn của
điện cực.

Sau khi tính toán được ra các thông số trên, ta đưa dữ liệu vào file iddata của Matlab
sau đó tìm xấp xỉ được hàm truyền đặc trưng cho Zc (ω ) và A (ω ) theo số poles và zeros thiết
lập (Mô hình mẫu trong EMTP chọn 25). Từ đó tìm đc k và p và đưa vào mô hình dữ liệu ( file
pun) trong EMTP và mô phỏng bằng FD model.

Chương trình Matlab để tìm gần đúng k và p trong hàm


EMTP mô
tính toán trên truyền đặc trưng cho trở kháng đặc tính
phỏng
Fortran 77 Zc(ω ) và hàm số lan truyền A(ω )

Phương pháp thực hiện mô phỏng điện cực phụ thuộc tần số JMARTI trên EMTP

50
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 3.20 : Thuật toán chương trình tính toán viết trên Fortran

51
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Kiểm chứng tính toán lý thuyết và tính toán thông qua phần mềm.

Bảng 3.4 :Hằng số điện môi của một số loại vật chất theo Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ số 29.[11]
Từ đó ta chọn hằng số điện môi của đất khô (esoil = Ɛr =5 ) [11] do cọc nối đất thường
được chôn ở những nơi khô ráo. Độ dẫn điện của đất tại Việt Nam dao động từ 0.2 -1.2 [12] ta
Sơ đồ nguyên lý mô hình đườ ụ ộ ầ ố ả
chọn ssoil = 𝜎𝑒 =1.0 ms/cm. Độ chính xác tol=0.01( sai số 1%) . Cọc đồng có đường kính 4 cm,
ằ ố điệ ủ ộ ố ạ ậ ấ ạ ọc ĐHQGHN, Khoa họ ự
chiều dài 100m chôn nằm ngang ở độ sâu 0.6m
ệ ố
Sau khi chạy chương trình ta có kết quả tại tần số f = 50 hz như sau.
Zc(w) = ( 0.11220343711158269 , 0.10867959272181886 )
Y Total = ( 15.372353045243461 ,-0.10713403703892724 )
Z Total = ( 3.9574830532740073E-005, 1.5867894416761246E-003)
Zi = ( 1.8202176002152501E-005, 1.3212599367043266E-005)
A(w) = ( 0.99927506763153584 , -7.1151711050008179E-004)
Tính toán bằng tay
Phương trình Sunde tính toán điện dẫn tự thân cọc đồng Yc

c  jc ( c  j c )  j (2  50)  4 107  (0.58 108  j (2  50  8.854 10 11 ) (3.9)

 c  1.098118295 1011  j 22897.48221


Bán kính điện cực : a = 0.02 (m)
Dòng điện thứ tự không trên tự thân cọc đồng

 2 n /  4i2 
n
10
I 0 ( c  a)    1  ( c  a) i1 
n

n 1   (3.10)
 

52
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

I 0 ( c  a )  0.263291+ j1.960633
Dòng điện thứ tự thuận trên tự thân cọc đồng

 10  2( n 1)/  (2 n  2)4 i 2 
n

  n (  a ) 
I1 ( c  a )   1  ( c  a ) i 1  c / j
  1   2 
(3.11)

n

I1 ( c  a )  0.5239 + j1.74924

Phương trình Sunde cho điện trở tự thân của cọc đồng hình trụ

jc I 0 ( c  a )
Z 'i   1.8159 10 5  j1.315110 5 (3.8)
2 a c I1 ( c  a )
Kết quả tính toán được từ chạy chương trình.
Zi = ( 1.8202176002152501E-005, 1.3212599367043266E-005)
Sai số so với tính toán bằng phần mềm

Z ' i(mp)  Z ' i(tt )


(%)  100  0.036(%)
Z ' i(mp)

Trong EMTP ta sử dụng mô hình đường dây phụ thuộc tần số (Frequency dependent line) sử
dụng các số liệu tính toán được ở các chương trình trước để mô phỏng.

Mô hình đường dây phụ thuộc tần số tính toán dựa theo sơ đồ nguyên lý sau :

Hình 3.21 : Sơ đồ nguyên lý mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP [10]

53
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Trong đó đường dây phụ thuộc tần số sử dụng mô hình file dữ liệu ( đuôi Pun) như sau [9]

nZ

KZ

PZ

nA

KA

PA

Hình 3.22 : Mô hình chi tiết file dữ liệu đầu vào đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP

Trong đó [9] dựa trên công thức hàm truyền đạt của Zc (ω) và A (ω)
n

 (s  z )
i m kj
Q i 1
 k0   (3.5)
m
s  pj
 (s  p )
j 1
j
j 1

KZ: 𝑘𝑗 của hàm truyền ước tính theo Zc (ω)


ế
PZ: 𝑝𝑗 của hàm truyền ước tính theo Zc (ω)

KA: 𝑘𝑗 của hàm truyền ước tính theo A (ω) ệ

đầ
PA: 𝑝𝑗 của hàm truyền ước tính theo Zc (ω)

nZ: 𝑘0 của hàm truyền ước tính theo Zc (ω)

nA: 𝑘0 của hàm truyền ước tính theo A (ω) đư


54


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Nhập vào chương trình tính toán trên Fortran 77 theo chiều dài cần mô phỏng trên EMTP
0m (nhập gần đúng là 0.01 m) , 20m, 40m, 60m, 100m. Các thông số khác được nhập như sau
Độ chôn sâu 0.06 m, hằng số điện môi của đất khô (esoil = Ɛr =5), độ dẫn điện của đất ssoil =
𝜎𝑒 =1.0 mS/cm, bán kính cọc nốt đất 0.02 (m) sai số cho phép tol = 0.001 (1%).

Sau khi có dữ liệu đáp ứng tần số của trở kháng đặc trưng Zc (ω ) và hàm số lan truyền
A (ω ) của điện cực nối đất tính toán bằng chương trình viết trên Fortran 77. Ta sử dụng chương
trình viết bằng Matlab để tìm hàm truyền trên miền s của cả Zc (ω ) và A (ω ) và phân tích ra
theo công thức (3.5) để tìm k0 , k j , p j từ đó làm cơ sở dữ liệu cho mô phỏng.

Sử dụng các hàm sau trong Matlab [14] :

Hàm FRD : >> frd(response,frequency) hàm thành lập dữ liệu đáp ứng tần số có chứa
đáp ứng (response) và tần số (frequency) để nhập dữ liệu tính toán từ chương trình viết bằng
Fortran ở trên. ( Response chứa dữ liệu dạng số phức Zc (ω ) và A (ω ), frequency chứa dãy tần
số từ 1-9 MHZ)

Hàm chgFregUnit : >> chgFreqUnit(sys,newfrequnits) thay đổi đơn vị tần số từ rad/s


sang Hz

Hàm TFEST : >> tfest(data,np,nz) ước tính hàm truyền ( miền s ) từ dữ liệu đáp ứng
tần số frd (data) đã thành lập trước đó với số cực (np) và số zeros (nz) là 25 do tính toán trong
EMTP cho đường dây FD tính với số cực (np) và số zeros (nz)chuẩn là 25.

Hàm POLE :>> P = pole(sys) tìm các poles ( p j ) trong hàm truyền

Hàm ZERO: >> P = pole(sys) tìm các zero ( z j ) trong hàm truyền

Trong đó sau khi Matlab ước tính được hàm truyền từ dữ liệu đáp ứng tần số mà ta nhập
P( s) a1s 25  a2 s 24  ...  a25
vào ra dạng Q( s )   (3.25 ) ta sử dụng các phương pháp phân
K (s) b1s 25  b2 s 24  ..b25
tích của Laplace ngược như sau để phân tích ra thành dạng tổng các phân thức đơn giản.

Dùng hàm POLE ta tìm được p j . Sau khi tìm được các p j ta tìm k j bằng cách chạy

vòng lặp trong Matlab sử dụng công thức sau.

k j  lim ( s  p j )  Q( s)   ( s  p j )  Q( s) (3.26)


s p j s p j

55
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Sau khi tính toán ra được k0 , k j , p j và đưa các dữ liệu vào file pun trong EMTP. Ta sử

mô hình dường dây phụ thuộc tần số trong EMTP sau đó chọn đường dây. Chọn file dữ liệu đã
thực hiện bằng cách vào mục Time – domain model data from Line Data chọn Select Data
File rồi chọn file có đuôi là .pun chứa dữ liệu đã tính toán từ Matlab.

Hình 3.23 : Mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP

Hình 3.24 : Cửa sổ chọn dữ liệu của mô hình FD trên EMTP

Sau đó chọn Module Vscope để xem dạng đồ thị điện áp trên mô hình điện cực. Trong
đó điện áp sẽ là áp chênh lệch giữa điểm nút và đất.

Hình 3.25 : Module Vscope trên EMTP

56
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Từ đó xây dựng mô hình như sau với dòng sét được tiêm vào đầu của điện cực

Hình 3.26: Mô hình điện cực nối đất theo mô hình phụ thuộc tần số JMARTI trên EMTP.

So sánh điện áp thu nhận được giữa hai mô hình JMARTI và mô hình PI với điện cực
nối đất có độ dài 1 m bán kính 0.0039m chôn ngang sâu 0.5 m dưới mặt đất với dòng sét 30kA
3/10µs , hằng số điện môi của đất khô (esoil = Ɛr =5), độ dẫn điện của đất ssoil = 𝜎𝑒 =1.0
mS/cm, bán kính cọc nốt đất 0.02 (m) sai số cho phép tol = 0.001 (1%), điện trở suất đất
100Ω.m

Hình 3.27: So sánh đồ thị điện áp tại đầu điện cực nối đất (1m) giữa mô hình PI và mô
hình JMARTI với các thông số điện cực nối đất và dòng sét tương tự nhau.

Nhận xét : Điện áp tại đầu điện cực theo mô hình JMARTI có trị đỉnh nhỉnh hơn so với
mô hình PI dù hai mô hình có dạng đồ thị điện áp như nhau. Thời gian điện áp trở về không

57
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

cũng lớn hơn so với mô hình PI. Kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả mô phỏng từ EMTP
Modelling Of Grounding Electrodes của N.D. Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3]

Sử dụng lại mô hình điện cực nối đất chôn ngang và thông số dòng CIGRE dùng ở mục
3.3.1 so sánh với mô hình JMARTI ta được kết quả tại vị trí 20m trên điện cực nối đất dài 100m

Hình 3.28: So sánh đồ thị điện áp trên điện cực nối đât tại vị trí 20m giữa mô hình PI và mô
hình JMARTI

Nhận xét : Dạng sóng điện áp của hai mô hình là như nhau. Tuy nhiên điện áp tính toán
của mô hình Jmarti lớn hơn mô hình Pi khi xét cùng vị trí quan sát. Mô hình sau đó chạy ra các
kết quả có phần tương đồng về dạng đồ thị điện áp nhưng lại lớn hơn về trị đỉnh điện áp ở mô
hình Jmarti so với mô hình PI tại các vị trí quan sát khác như 0m, 40m ,60m ,80m và 100m trên
điện cực nối đất dài 100m.

Chiều dài Trị đỉnh (V)


0m 167145.2
20 m 6317.25
40 m 1296.23
60 m 228.712
80 m 73.216
100 m 41.255

Bảng 3.6: Giá trị đỉnh điện áp trên cọc nối đất theo chiều dài tính toán theo mô hình Jmarti
58
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Từ các số liệu mô phỏng ta lập được bảng các giá trị so sánh đỉnh điện áp giữa các vị
trí khác nhau trên điện cực giữa mô hình PI và mô hình JMARTI trên điện cực dài 100m.

So sánh trị đỉnh diện áp các vị trí trên điện cực giữa 2 mô hình
18000

15000

12000
Điện áp (V)

9000

6000

3000

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Chiều dài điện cực(m)
Jmarti Pi

Hình 3.29 : Đồ thị so sánh giá trị đỉnh điện áp các vị trí trên điện cực nối đất giữa mô hình
PI và mô hình JMARTI

Nhận xét : Tại mô hình Jmarti điện áp tại các vị trí càng gần đầu điện cực nối đất thì độ
chênh lệch giá trị đỉnh so với mô hình PI càng lớn. Mô hình Jmarti luôn ra giá trị đỉnh điện áp
lớn hơn so với mô hình PI và có tính chính xác cao hơn do tính đến sự phụ thuộc tần số của các
thành phần điện cảm, điện dung trong điện cực nối đất. Vì vậy việc phân tích sử dụng mô hình
Jmarti để đảm bảo tính chính xác cũng như an toàn trong việc nối đất cho các hệ thống điện cao
thế là cần thiết.

Xây dựng mô hình điện cực nối đất chôn dọc thông qua mô hình Jmarti

Trên thực tế các cọc tiếp địa đa số thường được chôn dọc nhiều hơn chôn ngang. Vì vậy
dựa trên nhu cầu thực tế, cần xây dựng mô hình điện cực nối đất chôn dọc bằng cả hai mô hình
để đem lại kết luận chính xác.

Tương tự mô hình điện cực nối đất chôn nằm ngang. Chương trình được viết trên Fortran
cho phép ta tính toán các thông số của điện cực nối đất chôn dọc. Các thông số đầu vào giống
với điện cực chôn ngang dài 1m có các thông số như đã khai báo ở phần trên. Tiếp tục thực
hiện so sánh giữa 2 mô hình JMARTI và mô hình PI khi sử dụng phương pháp chôn dọc điện
cực nối đất với các thông số như trên.

59
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 3.30: Đồ thị điện áp tại vị trí đầu của điện cực khi chôn dọc so với khi được chôn nằm
ngang và có cùng thông số

Hình 3.31 : Đồ thị điện áp tại vị trí đầu của điện cực khi chôn dọc so sánh giữa 2 mô hình PI
và JMARTI khi có cùng thông số

Nhận xét : Điện áp trên điện cực chôn dọc và chôn ngang khi có dòng sét đi qua có
dạng đồ thị điện áp tương đồng nhau. Tuy nhiên trị đỉnh điện áp điện cực chôn ngang lớn hơn
so với điện cực chôn dọc một khoảng tương đối lớn. Tương tự khi so sánh với mô hình PI ta
thấy sự chênh lệch lớn trong 2 đồ thị điện áp khi áp dụng phương pháp chôn dọc cho điện cực
nối đất. Kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả mô phỏng từ EMTP Modelling Of Grounding
Electrodes của N.D. Hatziargyriou M.I. Lorentzou [3] . Các mô phỏng trên phù hợp với cơ sở
lý thuyết và cơ sở thực tế về điện cực nối đất.

60
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ SÉT CHO HỆ THỐNG NỐI ĐẤT


TRÊN MÔ HÌNH ĐƯỜNG DÂY THỰC TẾ

4.1) PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỰC TẾ


4.1.1) Hệ thống đường dây truyền tải 220kV Phú Lâm – Bình Tân.
Đường dây 220 kV Phú Lâm - Hóc Môn do Công Ty Truyền Tải Điện 4 quản lý, đây là
tuyến đường dây huyết mạch liên kết mạch vòng với Trung tâm Điện lực Phú Mỹ (Phú Mỹ -
Cát Lái - Thủ Đức - Hóc Môn - Phú Lâm và Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm). Đường dây được
xây dựng và đưa vào vận hành năm từ 1985, làm nhiệm vụ cung cấp điện cho TP.HCM, có tổng
chiều dài toàn tuyến khoảng 17,8 km, đi qua các quận 12, Bình Tân và huyện Hóc Môn.

Dữ liệu thực tế sử dụng được cung cấp từ Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 2
(PECC2). Ta lấy đường dây truyền tải 220kV Phú Lâm – Bình Tân để xây dựng mô hình trên
EMTP. Với chiều dài từng khoảng vượt được dựa theo Quy Phạm Trang Bị Điện [7], chiều dài
khoảng vượt đối với cấp 220kV là 300m.

Đường dây khảo sát Phú Lâm – Bình Tân


Cấp điện áp 220kV
Loại dây ACSR 411.6
Số mạch 1
Chiều dài tổng 17.89km
Điện trở DC (Ω/km) 0.089
Bán kính (cm) 2.64
Số khoảng vượt 60
Số dây chống sét 2
Đường kính dây chống sét 1.37
Điện trở DC (Ω/km) dây chống sét 0.279

Bảng 4.1:Thông số chi tiết đường dây 220 kV từ trạm Phú Lâm đi Bình Tân

61
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Chiều dài cọc (m) 3


Chất liệu Đồng
Đường kính cọc (cm) 4
Độ chôn sâu (m) 0.8
Điện trở suất của đất (Ω.m) 100
Độ dẫn điện của đất 1
Hằng số điện môi của đất 5
Kiểu chôn Chôn dọc

Bảng 4. 2: Bảng thông số cọc nối đất của cột truyền tải trên đường dây Phú Lâm – Bình Tân

Thông số cột truyền tải 8m


Dây chống sét
Pha A Pha A 0.6m 6m
16.5m
6m
Pha B 4.6 m

Pha C 6m

31.5m

0.8m

3m Điện cực nối đất

4cm
Trở kháng tự thân của cột truyền tải và dây dẫn nối đất là không đáng kể. Đường dây
thiết lập chỉ sử dụng phần lộ bên phải của cột truyền tải. Trở kháng nguồn tại trạm Phú Lâm
được cung cấp bởi PECC2 có R(Ω) =0.00186 và X(Ω) = 0.00828 thứ tự không và R(Ω)
=0.00129 và X(Ω) = 0.00482 tại thứ tự thuận và thứ tự nghịch

62
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

4.1.2) Xây dựng mô hình đường dây trên EMTP


Xét về bài toán quá độ sét vì dòng sét không có tần số cố định nên ta chọn mô hình
đường dây phụ thuộc tần số ( Frequency Dependent Transmision Line Model ) nhằm tăng độ
chính xác cho mô phỏng cũng như tính toán trên EMTP. Dùng mô hình đường dây phụ thuộc
tần số tuy làm tăng khối lượng tính toán cũng như thời gian mô phỏng nhưng độ chính xác về
số liệu tính toán cũng như dạng đồ thị điện áp lớn hơn rất nhiều so với khi sử dụng mô hình
tham số hằng (Constant Parameter) trong việc tính toán quá độ dòng điện sét.

Hình 4. 1 : Mô hình đường dây phụ thuộc tần số trong EMTP


Đối với đường dây FD ta cần nhập các thông số như cấu trúc treo dây trên cột, thông
số dây dẫn, phân pha, chiều dài đoạn dây... trong Module Line Data để chương trình có thể tính
toán số liệu và đưa vào mô hình đường dây mà ta muốn mô phỏng.

Hình 4. 2 : Module Line Data và Cable Data trong EMTP


Dữ liệu ta đưa vào Module Line Data bao gồm [9]
Module: cho phép khai báo các dạng dữ liệu cần tính (line model hoặc Line Parameters)
Line Model: tạo ra mô hình đường dây cho các bài toán chế độ xác lập và mô phỏng thời gian
Line Parameters: tính điện trở, điện kháng, và điện dung của dây dẫn.
Unit: xác định đơn vị sử dụng cho dữ liệu bao gồm hệ SI hoặc hệ English.
Input option: lựa chọn cách khai báo sơ đồ bố trí và số liệu dây dẫn.
Number of conductors: số lượng dây dẫn.
Conductor data table: bảng khai báo thông số dây dẫn:
Wire: số hiệu dây (số thứ tự quy ước)
Phase number: là số thứ tự pha của dây dẫn. Nếu có nhiều hơn 1 dây dẫn có cùng số thứ tự
pha nghĩa là các dây dẫn này được nối song song.

63
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

DC resistance: điện trở 1 chiều đơn vị của dây dẫn

Outside diameter: đường kính ngoài dây dẫn.

Horizontal distance: tọa độ x của dây dẫn so với 1 mốc chung (x=0).

Vertical Height at tower (VHtower): độ cao treo dây so với mặt đất

Vertical Height at Midspan (VHmid): độ cao tại điểm võng thấp nhất của đường dây

Additional data for Wire: cho phép khai báo dữ liệu chi tiết thêm về từng dây dẫn
Skin effect corection: hiệu chỉnh theo hiệu ứng bề mặt:
Thick/Diam: khai báo tỉ số T/D (Thickness/Diameter)
None: bỏ qua hiệu ứng bề mặt
Solid conductor: coi gần đúng dây dẫn đặc.
Galloway-Wedephol: sử dụng công thức hiệu chỉnh Galloway Wedephol

Bundle conductor: khai báo đối với dây phân pha

Number of conductorin the bundle: số dây dẫn cùng 1 pha

Spacing: khoảng cách giữa hai dây liền kề.

Angular position là góc của dây đầu tiên.

Line length : Độ dài đường dây thiết lập

Ground return resitivity : Điện trở suất của đất

Real Ti : Thiết lập ma trận tính toán Ti cho mô hình đường dây

Find model frequency automatically : Tự động dò tìm tần số mô phỏng

Frequency range : Phổ tần số tính toán

Numbers of decades : Số mốc tần số

Points per decade : Số phân đoạn theo mỗi mốc tần số

Fmin : Tần số nhỏ nhất bắt đầu tính toán

Maximum number of poles : Số cực hàm truyền tính toán cho trở kháng đặc trưng Zc và
hàm số lan truyền A(w)

64
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.3 : Thông số đường dây Phú Lâm – Bình Tân nhập trên mô hình đường dây FD

Hình 4.4: Chi tiết mô hình dường dây phụ thuộc tần số FD Phú Lâm – Bình Tân trong EMTP

65
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tại trạm Phú Lâm ta dùng module nguồn 220 kV có gắn kèm với trở kháng để mô tả
nguồn nhìn về phía hệ thống tại nút điện áp được gắn để thực hiện mô phỏng.

Hình 4. 5 : Module nguồn với trở kháng ( V with impedance)


Trong module này ta nhập các giá trị thông số cơ bản như giá trị điện áp, góc lệch pha,
tần số và giá trị trở kháng Thevenin nhìn về phía hệ thống

Hình 4.6: Thông số nhập Module nguồn cho trạm Phú Lâm

66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

EMTP cho phép ta tạo mô hình bất kỳ đi kèm với sơ đồ mạch có thành phần là các
Module có sẵn trong EMTP. Để tạo ra một mô hình mới ta chọn New – Device Symbol sau đó
vẽ và thiết kế giao diện cho Module mới.

Hình 4.7 : Tạo Module mới trên EMTP


Sử dụng các Pins trong EMTP để tạo các ngõ vô và ngõ ra cho các module Trong đó
tại mô hình cột truyền tải ta có 5 ngõ vào và 3 ngõ ra bao gồm :

Ngõ vào các pha A,B,C (phaseain, phasebin, phasecin)


Ngõ vào dây chống sét (GW1,GW2)
Ngõ ra các pha A,B,C ( phaseaout, phasebout, phasecout)

Hình 4.8 : Giao diện Module cột truyền tải được tạo mới và thiết kế trên EMTP

67
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Tương tự ta thiết lập giao diện cho các thành phần khác như sau :

Hình 4.9 : Giao diện dòng sét đánh vào đường dây tạo mới trên EMTP

Hình 4.10 : Giao diện mô hình điện cực nối đất phân tích theo phương pháp JMARTI
Sau khi thiết kế xong giao diện cho Module mới và lưu lại. Ta sẽ thấy Module mới xuất
hiện trên thư viện Module của EMTP. Kéo Module vào xong đó nhấp đúp sẽ thấy hộp thoại
yêu cầu tạo mạch bên trong cho Module lúc này ta thiết kế mạch cho Module mới với các ngõ
vào và ra đã tạo khi thiết kế giao diện.

Hình 4.11: Hộp thoại báo yêu cầu tạo mạch cho các Module mới

Trở kháng tự thân của dây nối đất được tính đến trong quá trình quá độ sét do dòng sét
: Cài đặ ố ở ối đấ ộ
có đi qua trở kháng
ạ của cột truyền
ầ ạ ạ tải trước khi về cọc nối đất.
ớ Bỏ qua điện trở dây dẫn nối đất
do không đáng kể. Trong đó ta chọn mô hình đường dây tham số hằng 1 pha ( CP 1 phase
version ) đại diện cho trở kháng cọc nối đất với các thông số như sau.

68
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.12 : Cài đặt thông số cho trở kháng dây nối đất
Trong đó nhập các thông số [9] từ các tính toán sau

Zs : Trở kháng đặc trưng được tính theo công thức [15]

 R  r h ' r (h ' h2 ')  r3 h1 '


Z s  60 ln cot 0.5  tan 1 ( )   14() (4.1) với R  1 2 2 1  38,36 (4.2)
 h  h1 ' h2 '

v : Vận tốc lan truyền sóng điện áp (3.108 m/s)

𝑅′ : Điện trở trên một đơn vị chiều dài được tính theo công thức [15]

r1  r2 1.19 Z s  ln(0.8944) 0.81Zs ln(0.8944)


R'     0,11( / m) (4.3)
2 h1  h2  h3 h4

Hình 4.13 : Thông số khai báo tính toán trở kháng cho cột truyền tải

69
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Trong mô hình cột truyền tải, cần thiết lập các chuỗi sứ cách điện giữa các dây pha và
cột truyền tải. Ta chọn module Flash Over Switch để mô phỏng chuỗi sứ trên đường dây.

Hình 4.14: Module Flash Over Switch

Hình 4.15 : Thông số chuỗi sứ cách điện khai báo trên EMTP
Trong đó các thông số [9]:
𝑡𝑐𝑙𝑜𝑠𝑒 : Thời gian đến khi chuỗi sứạch
bị phóng
đầy đủđiện
ủ ộ ề ả
ố ỗ ứ cách điệ
𝑡𝑑𝑒𝑙𝑎𝑦 : Thời gian sau khi phóng điện xảy ra, chuỗi sứ chỉ cách điện trở lại khi hết 𝑡𝑑𝑒𝑙𝑎𝑦 và
đồng thời dòng qua chuỗi sứ nhỏ hơn hoặc bằng 𝐼𝑚𝑎𝑟𝑔𝑖𝑛 .

𝑉𝑓𝑙𝑎𝑠ℎ : Điện áp phóng điện của chuỗi sứ

Điện áp phóng điện của chuỗi sứ được tính toán theo công thức [15]

710 L
V flash  400 L   1053(kV ) (4.4) trong đó L là chiều dài cách điện hiệu quả của chuỗi
t 0.75
sứ ( [7] 14 bát sứ là 1.8 m ) , t là thời gian tính đến thời điểm phóng điện (t =6µs)

Sử dụng mô hình mạch điện cực nối đất theo mô hình JMARTI đã xây dựng ở chương
trước nhằm gia tăng độ chính xác cho mô phỏng. Chạy các chương trình tính toán ở chương
trước ( Matlab, Fortran) để tính các thông số theo mô hình Jmarti dựa trên các số liệu về điện
cực nối đất trên mô hình cột truyền tải thực tế.

70
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.16 : Mô hình mạch đầy đủ của cột truyền tải

Hình 4.17 : Mô hình mạch cho dòng sét

Hình 4.18: Mô hình mạch cho điện cực nối đất

71
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Sau khi thiết kế các thành phần ta thiết kế Subcircuit để làm gọn mô hình bằng cách
gom nhiều cột truyền tải vô một Subcircuit. Ở đây ta gom nhiều 10 cột /3 km vào một Subcircuit.
Đường dây Phú Lâm – Bình Tân được chia thành 6 đoạn và được thiết kế trong EMTP như sau.

Hình 4.19: Mô hình subcircuit 10 cột truyền tải tương ứng 3km xây dựng trên EMTP

ế ậ ờ ỏ
đánh vào đườ – : Mô hình đườ ỉ
– ự

Hình 4.20: Mô hình đường dây 220kV hoàn chỉnh Phú Lâm – Bình Tân xây dựng trên EMTP

ế ậ ờ ỏ
đánh vào đườ – : Mô hình đườ ỉ
– ự

Hình 4.21 : Thiết lập thời gian mô phỏng cho mô hình sét

đánh vào đường dây Phú Lâm – Bình Tân

72
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

4.2) MÔ PHỎNG QUÁ ĐỘ SÉT TRÊN ĐƯỜNG DÂY VÀ QUAN SÁT ĐIỆN ÁP
TRÊN ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT GIỮA CÁC CỘT TRUYỀN TẢI
Sét đánh vào cột truyền tải có thể chia thành 4 trường hợp bao gồm sét đánh vào dây
chống sét, sét đánh vào các pha A,B,C. Mô phỏng trên EMTP như sau.

Hình 4.22 : Hình ảnh trụ truyền tải đầu tiên xuất phát từ trạm Phú Lâm ( SV thực hiện)

4.2.1 ) Sét đánh vào đường dây chống sét


Ta mô phỏng sét đánh vào đường dây chống sét cao nhất tại cột đầu tiên khi đường dây
vừa rời trạm Phú Lâm. Dòng sét có giá trị 30kA 3/10µs, quan sát điện áp tại vị trí đầu của các
điện cực nối đất trên 4 cột đầu tiên.

Hình 4.23 : Mô hình sét đánh vào đường dây chống sét tại cột đầu tiên rời trạm Phú Lâm

73
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.24 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào đường
dây chống sét trên đoạn Phú Lâm – Bình Tân

Nhận xét : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất ở các trụ khác nhau không tương đồng về dạng
đồ thị do có sự xuất hiện của các sóng phản xạ trên đường dây. Tuy nhiên điện áp trên các trụ
đều đạt giá trị đỉnh rồi sau đó ổn định dần và dao động quanh trục hoành của đồ thị điện áp tới
khi có sóng phản xạ làm biên độ dao động lại dần. Trong đó đồ thị điện áp trên các điện cực
nối đất của các trụ càng về sau trị đỉnh càng giảm dần.

Trụ truyền tải Trị đỉnh (V)


1 2347580
2 1390220
3 998695
4 893935
5 812526
6 752319
7 724121
8 701232

Bảng 4.3 : Điện áp trị đỉnh trên các điện cực nối đất theo trụ truyền tải

74
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

2500000

2000000
Điện áp (V)

1500000

1000000

500000

0
1 2 3 4 5 6 7 8
Trụ truyền tải

Hình 4.25 : Đồ thị trị đỉnh điện áp theo thứ tự trụ khi sét đánh vào dây chống sét đường dây
220kV Phú Lâm – Bình Tân

Nhận xét : Trị đỉnh giảm mạnh tại các trụ gần kế trụ bị sét đánh ( trụ 2,3) sau đó giảm
chậm dần với các trụ tiếp theo.

4.2.2 ) Sét đánh vào dây pha.


Ta cho dòng sét đánh vào các pha tương tự như khi sét đánh vào dây chống sét. Quan
sát điện áp trên các điện cực nối đất trong các trường hợp sét đánh vào pha A,B,C

Hình 4.26 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha A
trên đoạn Phú Lâm – Bình Tân

75
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

Hình 4.27 : Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha B
trên đường dây 220kV Phú Lâm – Bình Tân

: Đồ ị điệ ọ ối đấ ụ ề ải khi sét đánh vào pha C


trên đườ – : Đồ ị điệ ọ ối đấ
ụ ề ải khi sét đánh vào pha B trên đườ –

Hình 4.28: Đồ thị điện áp trên các cọc nối đất theo các trụ truyền tải khi sét đánh vào pha C
trên đường dây 220kV Phú Lâm – Bình Tân

Nhận xét : Điện áp trên các cọc nối đất khi sét đánh có dạng đồ thị khá tương đồng
nhau cũng như trị đỉnh giảm dần theo thứ tự các trụ xa dần vị trí sét đánh. Xuất hiện sự phản
: Đồ ị điệ ọ ối đấ ụ ề ải khi sét đánh vào pha C
xạ điện áp khi mô phỏng quá độ sét trên tất cả các trường hợp mô phỏng, khi điện áp đang có
trên đườ –
chiều hướng ổn định dần nhưng lại thay đổi đột ngột và có dạng sóng đặc trưng lặp đi lặp lại
(một số có gai điện áp) trong suốt quá trình phản xạ điện áp nhưng biên độ giảm dần.

76
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN CHUNG

5.1 ) KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỢC

Luận văn đã xây dựng được dữ liệu bản đồ mật độ sét toàn bộ Việt Nam dựa trên cơ sở
dữ liệu thu được vào năm 2017 trên trang web Blitzortung. Cơ sở dữ liệu này không chỉ thu lại
vị trí mà còn thu được cường độ, thời gian sét xảy ra và có khả năng làm dữ liệu nghiên cứu
sau này cho các luận văn của các khóa kế tiếp

Mô hình hóa thành công quá độ sét đối với điện cực nối đất bằng cả hai mô hình : Mô
hình PI và mô hình JMARTI. Lập trình chương trình tính toán các thông số đặc thù cho mô
hình điện cực nối đất phụ thuộc tần số. Từ đó chạy mô phỏng trên EMTP thu được các số liệu
và dạng đồ thị, sau đó so sánh lập biểu đồ và rút ra được các kết luận quan trọng. Mô hình điện
cực nối đất phụ thuộc tần số giúp tăng độ chính xác cũng như làm tiền đề cho các phân tích về
quá độ sét cho các nghiên cứu sau này đối với điện cực nối đất.

Lập mô hình điện cực nối đất cho đường dây thực tế, giả lập sét đánh vào các cột truyền
tải thực tế. Khảo sát các giá trị cũng như dạng đồ thị mô phỏng thu được trên EMTP. Đưa ra
các kết luận trên mô hình thực tế.

5.2) HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN


Luận văn có khả năng phát triển thêm các nghiên cứu về trường điện trường từ phân bố
trong mặt đất khi có quá độ sét trên điện cực nối đất. Khảo sát thêm về độ tin cậy, an toàn, điện
áp bước của đất khi có dòng sét chạy qua điện cực nối đất. Có thể xây dựng thêm các mô hình
nối đất khác nhau nhằm phục vụ thêm cho việc phân tích các hệ thống nối đất đặc thù cho các
trạm biến áp, nhà máy điện đặc biệt là các nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đang là xu
thế năng lượng cho tương lai.

77
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

PHỤ LỤC A

Chương trình được viết trên Fortran 77 như sau


c
program tinhtoancocnoidat
c
common/blk1/gammap,mcond,pi,w,a,scond,econd,msoil,ssoil,esoil,
1 emden,z,j
dimension h(22)
complex*16 j,gammap,gamma,ztotal,ytotal,gfnctio,afnctio,x,y,
1 zinternal,z0,y0,g0,gx0,z1,y1,g1,gx1,z2,y2,g2,gx2,gx,h,GXX
complex*16 zcw
real*8 mcond,pi,w,a,scond,econd,tol,z111,h1,f,z112
real*8
msoil,ssoil,esoil,emden,z,fstart,length,lgvar,depth,magnitudezc,phasezc,magnitudeA,phaseA
write(*,*)'Nhap thong so '
c
write(*,*)'Ban kinh cua coc noi dat (m) '
read(*,*) a
pi=3.14159265400
w=2.*pi*f
h(0)=(.01,.01)
h(1)=(10.,10.)
emden=8.854*1.d-12 // độ thẩm điện tuyệt đối
msoil=4.*pi*1.d-7 // Độ thẩm từ của đất
write(*,*) 'esoil=? ( Hang so dien moi cua dat ) ' // Nhập hằng số điện môi của đất
read(*,*) esoil
write(*,*) 'ssoil=? ( Do dan dien cua dat ) ' // Nhập độ dẫn điện của đất
read(*,*) ssoil
write(*,*) 'tol=? (Sai so cho phep)' // Nhập sai số cho phép
read(*,*) tol

78
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

write(*,*)'chieu dai coc chon sau ?(m) '


read(*,*)length
length = length/1000
write(*,*)'coc chon nam ngang ? 1 = true 0 = false '
read(*,*)lgvar
if( lgvar .EQ. 1) then
write(*,*)'do sau chon coc m ? '
read(*,*)depth
endif
mcond=4.*pi/1.d+7 // Độ thẩm từ của đồng
scond=0.58*1.d+8 //Độ dẫn điện của đồng
econd=8.854*1.d-11 // Độ thẩm điện của đồng
j=(0,1)
do 500 k=0,8
c
do 400 i=1,9
f=i*(10.**k)
w=2.*pi*f
WRITE(*,*)'f = ',f,'hz '
gx0=h(k)
call ztot(gx0,z0,y0,g0)
gx1=h(k+1)
call ztot(gx1,z1,y1,g1)
nnk=0
5 gx=gx1-(g1*(gx1-gx0))/(g1-g0)
if (cdabs(gx-gx1).lt.tol) goto 10
nnk=nnk+1
gx0=gx1
g0=g1
gx1=gx

79
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

call ztot(gx,ztotal,ytotal,g1)
if(nnk.gt.100) then
WRITE(*,*) 'failure after 100 iterations'
goto 400
endif
goto 5
10 CONTINUE
call ztot(gx,ztotal,ytotal,g1)
z111=cdabs(ztotal)
c h1=-8.686*(real(gamma))
c write(2,*)f,' ',h1
continue
call zint(zinternal)
z112=cdabs(cdsqrt(ztotal*ytotal))
zcw=cdsqrt(ztotal*ytotal) // Trở kháng đặc trưng Zc(w)
write(*,*)'Zc(w) = ',zcw
c
magnitudezc = 20*(log(dsqrt(real(zcw)**2 + aimag(zcw)**2)))
phasezc = atan(real(zcw)/aimag(zcw))
write(*,*)'magnitude Zc(w) = ',magnitudezc
write(*,*)'phase Zc(w)',phasezc
c
write(1,*)f,' ',z112,z112/(2.*3.1415*f)
z112=20*dlog10(z112)
write(7,*)f,' ',z112
C write(2,*)f,' ',-8.686*(real(cdsqrt(ztotal/ytotal)))
GXX=cdsqrt(ztotal/ytotal)
C

GXX=-length*GXX

80
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

C
GXX=cdexp(GXX) // Đáp ứng lan truyền A(w)

Z112=CDABS(GXX)
C

Z112=dlog10(Z112)
C

Z112=20.*Z112
C

C Z112=20.*dlog10(cdabs(cdexp(-length*cdsqrt(ztotal/ytotal))))

write(2,*)f,' ',Z112
write(*,*),'Y Total = ',ytotal
write(*,*),'Z Total = ',ztotal
Write(*,*)'Zi = ',zinternal
Write(*,*)'A(w) = ',GXX
C
magnitudeA = 20*(log(dsqrt(real(GXX)**2 + aimag(GXX)**2)))
phaseA = atan(real(GXX)/aimag(GXX))
write(*,*)'magnitude A(w) = ',magnitudeA
write(*,*)'phase A(w) ',phaseA
Write(*,*)'----------------------------'
400 continue
gamma=cdsqrt(ztotal/ytotal)
h(k+2)=gamma

81
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

500 continue
600 close(7)
close(8)
close(2)
close(1)
stop
end
c ------------------------------
subroutine ztot(gamma,ztotal,ytotal,gfnctio) //Chương trình con tính Z’ và Y’
c ------------------------------
c
common/blk1/gammap,mcond,pi,w,a,scond,econd,msoil,ssoil,esoil,
1 emden,z,j
complex*16 j,gammap,gamma,ztotal,ytotal,gfnctio,x,y,zinternal,z0,
1 y0,g0,gx0,z1,y1,g1,gx1,z2,y2,g2,gx2
real*8 mcond,pi,w,a,scond,econd
real*8 msoil,ssoil,esoil,emden,z,lgvar
c
gammap = cdsqrt(j*w*msoil*(ssoil+j*w*emden*esoil))
gx2=gammap*gammap+gamma*gamma
if (lgvar .EQ. 0) then
x=1.12/(cdsqrt(gammap*gammap+gamma*gamma)*a)
call logarithm(x,y)
call zint(zinternal)
ztotal=zinternal+(j*w*2./(10**7))*y
gx2=(j*w*msoil/(2.*pi))*y
x=(cdsqrt(gammap*gammap+gamma*gamma)*a)/3.56
call logarithm(x,y)
ytotal=(1/(2.*pi*(ssoil+j*w*emden*esoil)))*y
gfnctio=cdsqrt(ztotal/ytotal)-gamma

82
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

else
x=1.85/(cdsqrt(gammap*gammap+gamma*gamma)*dsqrt(depth*a*2))
call logarithm(x,y)
call zint(zinternal)
ztotal=zinternal+(j*w*2./(10**7))*y
x = 1.12/(gamma*(2*a*depth))
call logarithm(x,y)
ytotal=(1/(pi*(ssoil+j*w*emden*esoil)))*y
gfnctio=cdsqrt(ztotal/ytotal)-gamma
endif
end
c
c ----------------------------
subroutine zint(zinternal) // Chương trình con tính Zi
c ----------------------------
common/blk1/gammap,mcond,pi,w,a,scond,econd,msoil,ssoil,esoil,
1 emden,z,j
complex*16 gammac,zinternal,j,b,y,try,r1,r2,y1,r,gammap
real*8 mcond,pi,w,a,scond,econd
real*8 msoil,ssoil,esoil,emden,z,fstart
c
j=(0.,1.)
pi=3.14159265400
gammac=cdsqrt(j*w*mcond*(scond+j*w*emden))
r=gammac*a
r1=r*(0.,1.)
call Bessel0(r*j,y)
call Bs1(r1,r2)
c
y1=r2/j

83
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

zinternal=((j*w*mcond*y)/(2*pi*a*gammac*y1))
return
end
c --------------------------

subroutine Bessel0(x,y) //Chương trình con tính I 0 ( c  a )

c --------------------------
complex*16 sum,x,y
real*8 prod
nmax=10
sum=1.0
do 10 n=1,nmax
prod=1.0
do 20 i=1,n
prod=prod*(2*i)**2
20 continue
sum=sum+(-1.0)**n*x**(2*n)/prod
10 continue
y=sum
return
end
c --------------------------

subroutine Bs1(x,y1) //Chương trình con tính I1 ( c  a )

c --------------------------
complex*16 sum,x,y1
real*8 prod

nmax=10
sum=x/2.d0

do 10 n=1,nmax

84
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

prod=(2.0*n+2.0)
do 20 i=1,n
prod=prod*(2*i)**2
20 continue
sum=sum+(-1.0)**n*x**(2*n+1)/prod
10 continue

y1=sum

return
end
c --------------------------
subroutine logarithm(x,y) //Chương trình con tính log x/y = y
c --------------------------
complex*16 x,y,u1,u2,u3,u4,u5,j,ten
real*8 a,b,c,d,r1,r2,r3
c
ten=(10.0,0.)
y=cdlog(x)/cdlog(ten)
return
end

85
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

PHỤ LỤC B

Chương trình viết trên Matlab để tìm 𝑘𝑗 , 𝑝𝑗

rawdata = xlsread('datafromfortran.xlsx');
% Doc du lieu tu file excel chua du lieu tinh toan tu fortran
frequency = rawdata(:,1);
% Doc mien tan so tai cot 1
realresponse = rawdata(:,2);
% Doc phan thuc cua dap ung tan so tai cot 2
imgresponse = rawdata(:,3);
% Doc phan ao cua dap ung tan so tai cot 3
response = realresponse + i*imgresponse;
data = frd(response,frequency);
data = chgFreqUnit(data,'Hz')
% Tao du lieu dap ung tan so va chuyen mien tan so sang hz
transferfunction = tfest(data,25,25)
% Uoc tinh ham truyen
poles = pole(transferfunction);
% Tim pj
% H(s)= K(s)/Q(s)= (s-zeros)/(s-poles)=(s-zj)/(s-pj)
zeros = zero(transferfunction)
for n = 1:25
for m = 1:25
A = A*(poles(n)-zeros(m)) % K(pj)
end
for l = 1:(n-1)
B = B*(poles(l)-poles(n))
for h = (n+1):25
C = C*(poles(h)-poles(n)) %Q(pj)
end
k(n) = A/(B*C); %kj = (s-pj)*H(s):s = pj
end
% Dung vong lap tim kj

86
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A study of lightning location system (Blitz) based on VLF sferics – Tomomi Narita,
Department of Electrical and Electronic Engineering Shonan Institute of Technology,
Kanagawa, Japan

[2] Website : http://en.blitzortung.org

[3] EMTP Modelling Of Grounding Electrodes

N.D. Hatziargyriou M.I. Lorentzou

[4] J.Marti:‘Accurate Modelling of frequency Dependent Transmission Lines in


Electromagnetic Transient simulations’ IEEE Transactions on Power Apparatus and
Systems.Vol.PAS-101, no.1, January 1982

[5] E.D.Sunde: ‘Earth Conduction Effects in Transmission Systems’(Dover Publ.,N.York


1968)

[6] Global Mapper User's Manual.

[7] Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Kỹ Thuật Điện QCVN: 2015/BCT

[8] F.Menter - Accurate Modelling of conductors imbedded in Earth with Frequency


Dependent Distributed Parameter Lines

[9] EMTP Rule Book.

[10] EMTP Theory Book. Branch of System Engineering Bonneville Power Administration
Portland, Oregon 97208-3621 United States oh America.

[11] Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ số 29.

[12] Tiêu chuẩn quốc gia đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện – Bộ nông nghiệp Việt Nam – TCVN 8409:2010

[13] EMTP-Based Model for Grounding System Analysis - Frank E. Menter Technical
University of Aachen Germany

[14] Matlab User's Manual.

[15] Including Surge Arresters in the Lightning Performance Analysis of 132kV Transmission
Line – Saeed Mohajeryami, Milad Doostan

87
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Nhật Nam

THÔNG TIN SINH VIÊN

Họ và tên : Trần Hữu Phúc

MSSV : 1512550

Email : 1512550@hcmut.edu.vn

Điện thoại : 0333821909

88

You might also like