You are on page 1of 21

Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH
CÁC BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM HOÁ HỌC
A. Lý do chọn đề tài :
Bài tập trắc nghiệm khách quan (TNKQ) thường gọi tắt là bài tập trắc
nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh nhạy nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các con số để nhanh chóng chọn được câu trả lời đúng hoặc nhẩm
nhanh ra đáp số của bài toán. Một bài kiểm tra hay thi theo phương pháp TNKQ
thường gồm khá nhiều câu hỏi và thời gian dành cho mỗi câu chỉ khoảng từ 1 đến 2
phút. Vì phải tư duy nhanh nên TNKQ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tư
duy, phát triển trí thông minh cho học sinh.
Trong chuyên đề này,tôi chỉ đề cập đến một số phương pháp giúp giải nhanh
các bài tập trắc nghiệm hoá học.
B. Mục đích của chuyên đề :
Giúp học sinh giải nhanh một số bài toán trắc nghiệm hoá học
C. Tài liệu tham khảo :
1. Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông – Tác giả Nguyễn Xuân Trường
2. Bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học ở phổ thông – Tác giả Nguyễn
Xuân Trường
D. Cơ sở lí luận :
I. Bài tập trắc nghiệm :
Trắc nghiệm là gì? Theo nghĩa chữ Hán “trắc” là đo lường, “nghiệm” là suy xét,
chứng thực.
Bài tập là phương tiện cơ bản để luyện tập, củng cố, hệ thống hoá, mở rộng, đào sâu
kiến thức và cũng là phương tịên cơ bản để kiểm tra – đánh giá, nghiên cứu học sinh
(trình độ tư duy, mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng...).
Dựa trên chức năng kiểm tra – đánh giá (dùng để đo lường và chứng thực mức độ
nắm vững kiến thức, kĩ năng) người ta gọi là bài tập trắc nghiệm.
Như vậy, bài tập trắc nghiệm vừa là nội dung vừa là phương pháp vừa là phương
tiện để nâng cao chất lượng dạy học Hoá học ở trường Phổ thông một cách hữu
hiệu.
II. Phân loại :
Có 2 loại trắc nghiệm là trắc nghiệm tự luận (thường gọi tắt là tự luận) và trắc
nghiệm khách quan (thường gọi tắt là trắc nghiệm).
- Câu tự luận: Khi làm bài học sinh phải viết câu trả lời, phải lí giải, lập luận chứng
minh bằng ngôn ngữ của mình.
- Câu trắc nghiệm: Khi làm bài học sinh chỉ phải đọc, suy nghĩ để lựa chọn đáp án
đúng trong số các phương án đã cho. Thời gian dành cho mỗi câu chỉ từ 1 – 2 phút.

Trang 1
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Gọi là trắc nghiệm khách quan là do cách chấm điểm rất khách quan. Điểm được
tính bằng cách đếm số lần chọn được câu trả lời đúng.
Câu trắc nghiệm có 4 dạng sau:
1. Câu điền khuyết: gồm 2 phần
– Phần câu dẫn là những câu hay những phương trình hoá học,… có những chỗ còn
bỏ trống.
– Phần trả lời là những từ, những cụm từ, những công thức hoá học,… phải lựa
2. Câu ghép đôi: gồm 2 phần
* Phần câu dẫn ở cột I gồm một phần của câu (câu chưa hoàn thành) hay một yêu
cầu…
* Phần trả lời ở cột II gồm phần còn lại của câu hoặc một đáp số mà ta phải chọn để
ghép với phần ở cột I cho phù hợp.
3. Câu đúng sai: gồm 2 phần
* Phần câu dẫn là một câu có nội dung cần phải xác định đúng hay sai.
* Phần trả lời gồm chữ Đ và chữ S, phải khoanh tròn khi xác định.
4. Câu nhiều lựa chọn (hay dùng nhất): gồm 2 phần
– Phần câu dẫn là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn thành (câu bỏ lửng).
– Phần trả lời gồm 4 hoặc 5 phương án, phải chọn phương án đúng (hay đúng nhất,
đầy đủ nhất).
III. ưu, nhược điểm của trắc nghiệm tự luận
1. Khái quát về trắc nghiệm tự luận
TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ
đo lường là các câu hỏi hay bài toán học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính
ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian quy định trước.
TNTL cho phép học sinh một sự tự do tương đối nào đó để trả lời hay trình
bày lời giải một số bài toán đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải sắp xếp và
diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác, rõ ràng.
Bài TNTL được chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những người
chấm khác nhau có thể rất khác nhau. Một bài kiểm tra theo phương pháp tự luận
thường có ít câu hỏi vì học sinh phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.
2. Cách soạn câu trắc nghiệm tự luận
– Trước khi soạn câu hỏi TNTL, phải xác định trước mục tiêu cần đánh giá, nghĩa là
xác định các khả năng hay mức trí lực cần đánh giá. Nên dùng câu TNTL để kiểm
tra khả năng vận dụng những điều đã học,
để giải quyết những vấn đề mới hay khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức đã
học để đi đến những kiến thức mới chưa được học hay đánh giá khả năng so sánh
các vấn đề với nhau của học sinh.
– Nên định trước các mục tiêu và nội dung nào định kiểm tra.
– Nên soạn câu hỏi để đánh giá học sinh ở các mức trí lực khác nhau. Với tự luận
nên nhắm đến việc kiểm tra, đánh giá những mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao,
không nên hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ.
– Các câu hỏi tự luận phải rõ ràng và phải có các giới hạn của các điểm cần trình
bày.

Trang 2
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

– Sau khi hoàn thành các câu hỏi, người soạn cần xem xét một lần nữa từng câu hỏi
một, xem có đáng đưa vào bài kiểm tra không.
– Nên tăng số câu hỏi trong một bài kiểm tra, vì số câu hỏi càng nhiều thì độ tin cậy
của bài kiểm tra càng tăng.
– Phải dự tính đủ thời gian cho học sinh trả lời tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra
vì học sinh phải viết câu trả lời với tốc độ không nhanh sau khi suy nghĩ để tìm câu
trả lời cho câu hỏi.
– Các chỉ dẫn cách làm bài phải rõ ràng, đơn giản và cần nhắc học sinh đọc kĩ đề
trước khi làm bài.
3. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm tự luận
3.1. Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận
– Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự viết câu trả lời, diễn tả bằng ngôn
ngữ của chính mình, vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức, đặc biệt là ở
trình độ phân tích, tổng hợp, so sánh… Nó không những kiểm tra được kiến thức
của học sinh mà còn kiểm tra được kĩ năng giải bài tập định tính cũng như định
lượng.
– Có thể kiểm tra, đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, tình cảm,
những ý niệm, sở thích và khả năng diễn đạt ý tư tưởng.
– Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, diễn đạt, khái quát hoá,
phân tích, tổng hợp,… phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo.
– Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn thời gian hơn so với câu hỏi TNKQ.
3.2. Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận
– Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít. Dạng câu hỏi thiếu
tính chất tiêu biểu; việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chủ quan, trình độ của
người chấm do đó có độ tin cậy thấp.
– Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng
một bài kiểm tra, cùng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng
một bài kiểm tra nhưng do hai người chấm khác nhau chấm, kết quả sẽ khác nhau,
do đó phương pháp này có độ giá trị thấp.
– Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra được nhiều nội dung trong
chương trình, làm cho học sinh học lệch, học tủ và có tư tưởng quay cóp trong lúc
kiểm tra.
IV. Ưu, nhược điểm của các loại câu trắc nghiệm khách quan
1. Câu trắc nghiệm “đúng sai”
Đây là loại câu được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời
bằng cách lựa chọn một trong 2 phương án “đúng” hoặc “sai”.
1.1. Ưu điểm của loại trắc nghiệm “đúng sai”
Nó là loại câu đơn giản thường dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện
hoặc khái niệm, vì vậy viết loại câu này tương đối dễ, ít phạm lỗi, mang tính khách
quan khi chấm.
1.2. Nhược điểm của loại trắc nghiệm “đúng sai”

Trang 3
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Học sinh có thể đoán mò và đúng ngẫu nhiên tới 50%, vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo
điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thoả mãn
khi buộc phải chọn “đúng” hay “sai” khi câu trắc nghiệm viết chưa kĩ càng.
2. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất. Loại này có một
câu phát biểu gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó
chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất, còn lại đều là sai; những câu trả lời
sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.
2.1. Ưu điểm của loại câu nhiều lựa chọn
– Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu
dạy học khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Nhận biết các điều sai lầm.
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.
+ Định nghĩa các khái niệm.
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặc
hiện tượng.
+ Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều sự vật hiện tượng.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
– Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các
loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
– Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn,
người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lí, định luật,…, tổng
quát hoá,… rất hữu hiệu.
– Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc
vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ người chấm bài…
2.2. Nhược điểm của loại câu nhiều lựa chọn
– Loại câu này khó soạn vì chỉ có một câu trả lời đúng nhất, còn những câu
còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp lí. Ngoài ra, phải soạn thế nào đó để
đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
– Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả
lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không
thoả mãn.
– Các câu nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi,
khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu
hỏi TNTL soạn kĩ.
– Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi
khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Câu hỏi loại này có thể dùng đánh giá trí năng ở mức biết, khả năng vận
dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn.
Vì vậy khi viết câu loại này cần lưu ý:

Trang 4
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn
đạt rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần
phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để
học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì.
+ Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu
dẫn, có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu
dẫn.
+ Nên có 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả
lời ít hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều
phương án để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh thì mất nhiều thời gian để đọc
câu hỏi, các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn như nhau để nhử học
sinh kém chọn.
+ Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại
thật sự nhiễu.
+ Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên
viết một nội dung kiến thức nào đó.
+ Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp
theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.
3. Trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm
cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu chưa hoàn thành ở cột khác sao cho
phù hợp.
3.1. Ưu điểm
Câu ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi học sinh Trung học cơ sở
hơn. Có thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu
hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
3.2. Nhược điểm
Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc đánh giá các khả năng như
sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức trí năng
cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời
gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
4. Câu trắc nghiệm điền khuyết
Học sinh phải chọn từ hay cụm từ để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
4.1. Ưu điểm
Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, từ hoặc cụm từ cần tìm.
Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu
TNKQ khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu nhiều lựa chọn.
4.2. Nhược điểm
Khi soạn thảo loại câu này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu
từ trong sách giáo khoa.
Phạm vi kiểm tra của loại câu này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt.
Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa
chọn.

Trang 5
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

E. Một số phương pháp có thể giải nhanh bài toán hóa học
I.Dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.
Định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố đóng một vai trò
quan trọng trong hóa học. Việc áp dụng các định luật này vào quá trình giải bài toán
hóa học không những giúp học sinh nắm được bản chất của các phản ứng hóa học
mà còn giải nhanh các bài toán đó. Nếu học sinh không chú ý tới điểm này sẽ đi vào
giải toán bằng cách đặt ẩn, lập hệ phương trình. Với những bài toán nhiều ẩn số mà
thiếu dữ liệu nếu học sinh không có kĩ năng giải toán tốt, dùng một số thuật toán:
ghép ẩn số, loại trừ… thì sẽ không giải được các bài toán này. Nếu học sinh áp dụng
tốt các nội dung hệ quả của định luật bảo toàn khối lượng, học sinh sẽ suy luận ngay
yêu cầu của bài trên cơ sở PTHH và dữ kiện đầu bài cho, thời gian giải bài toán chỉ
bằng 1/4 thời gian giải theo phương pháp đại số, quá trình tính toán ngắn gọn, dễ
tính.
Trường hợp1: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản
ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.
PƯHH: A+ B C+D
Thì mA + mB = mC + mD
Ví dụ 1: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 .
Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được
m(g) muối clorua. Vậy m có giá trị là:
A - 2,66g B - 22,6g C - 26,6g D - 6,26g
* Cách giải thông thường: HS tiến hành viết PTHH, đặt ẩn số tính khối lượng của
từng muối sau đó tính tổng khối lương.
PTPƯ: Na2CO3 + BaCl2 2NaCl + BaCO3
K2CO3 + BaCl2 2KCl + BaCO3
Đặt số mol Na2CO3 là x
K2CO3 là y

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

=> mNaCl = 0,2 x 58,5 = 11,7(g)

=> m KCl = 0,2 x 74,5 = 14,9 (g)


=> m = 11,7 + 14,9 = 26,6 (g)
* Cách giải nhanh:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Trang 6
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

= mkết tủa + m
=> m = 24,4 + 0,2 x 208 - 39,4 = 26,6 (g)
=> Đáp án C: đúng
Ví dụ 2: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe 2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt
nhôm. Sau phản ứng ta thu được m(g) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là (g).
A - 2,24(g) B- 4,08(g) C - 10,2(g)
D - 0,224(g) E - Kết quả khác.
*Cách giải thông thường
2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe
Số mol: 0,2 0,03
Phản ứng: 0,06 0,03 0,03 0,06
Sau phản ứng: 0 0,03 0,06
mhh sau phản ứng = 0,14 x 27 + 0,03 . 102 + 0,06 x 56 = 10,2 (g)

* Cách giải nhanh: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: tăng khối lượng
của chất phản ứng bằng tăng khối lượng của sản phẩm
mhh sau = mhh trước = 5,4 + 4,8 = 10,2(g)
Vậy đáp án (C) đúng
Trường hợp 2 : Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp
chất (như oxit, hiđroxit, muối) thì ta luôn có:
Khối lượng hợp chất = khối lượng kim loại + khối lượng gốc phi kim .
Ví dụ 1: Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl
thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
Z thu được m(g) muối, m có giá trị là:
A - 31,45g B - 33,25(g) C - 3,99(g) D - 35,58(g)
* Cách giải thông thường.
PTPƯ:
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Chất rắn B là Cu
Dung dịch C là MgCl2 và AlCl3

Trang 7
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Đặt: nMg = x
nAl = y

Giải hệ phương trình ta có:


Theo PTPƯ:

=>

=> m =
* Cách giải nhanh:

Vậy đáp án (A) là đúng


* Đối với các bài toán hữu cơ cũng sử dụng định luật BTKL trong quá trình
giải một số bài toán, ngoài ra còn sử dụng bảo toàn nguyên tố trong bài toán
đốt cháy.
- Khi đốt cháy 1 hợp chất A thì:
đốt cháy)

=> đốt cháy)

Giả sử khi đốt cháy chất hữu cơ A (Chứa C, H, O)


A + O2  CO2 + H2O
mA +
mA = mC + mH + mO
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm CH 4, C3H6 và C4H10 thu được
4,4g CO2 và 2,52g H2O.
m có giá trị là:
A - 1,48g B - 2,48 g C-14,8g
D - 24,7 E-Không xác định được
*Cách giải thông thường:
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
C3H6 + 4,5O2  3CO2 + 3H2O
C4H10 + 6,5O2  4CO2 + 5H2O

Trang 8
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Đặt:
Ta có hệ phương trình
x + 3y + 47 = 0,1 (1)
2x + 3y + 5z = 0,14 (2)
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
16x + 42y + 58z = 4,4 + 2,52 - (2x + 4,5y + 6,5z) x 32
=> 80x + 186y + 266z = 6,92 (3)

Giải hệ phương trình ta được nghiệm là

=>

*Cách giải nhanh:

Vậy đáp án (A) đúng


Ví dụ 2: Cho 1,24g hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra
336 ml H2(đktc) và m(g) muối natri.
Khối lượng muối Natri thu được là:
A - 1,93 g B - 2,93 g C - 1,9g D - 1,47g
*Cách giải thông thường
Đặt công thức của 2 rượu là R - OH (x mol)
R1 - OH (y mol)
PTPƯ¦: R - OH + Na  R - ONa + H2
x x 0,5x
R1 - OH + Na  R1 - ONa + H2
y y 0,5y
Theo đầu bài ta có phương trình:
(R + 17) x + (R1+ 17)y = 1,24 (1)
0,5x + 0,5y = 0,015

Trang 9
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

<=> x + y = 0,03 (2)


=> Rx + R1y = 1,24 - 17 x 0,03 = 0,73
Khối lượng muối natri:
m = (R + 39)x + (R1 + 39)y
= Rx + R1y + 39(x+y) = 0,73 + 39 x 0,03 = 1,9 (g)
*Cách giải nhanh:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:


m = 1,24 + 0,03. (23 - 1) = 1,9 (g)
Vậy đáp án đúng là C
Ví dụ 3 : Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ
với Na thấy thoát ra 672 ml khí( ở đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được
hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là:
A - 3,61g B - 4,7g C - 4,76g
D - 4,04g E- Không xác định được vì thiếu dữ kiện
* Cách giải thông thường:
CH3OH + Na  CH3ONa + H2
CH3COOH + Na  CH3COONa + H2
C6H5OH + Na  C6H5ONa + H2

Ta cã

* Cách giải nhanh hơn:

Vì 3 chất trong hỗn hợp Y đều có một nguyên tử H linh động 

Theo phương trình, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Trang 10
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Vậy đáp án( B) đúng


Ví dụ 4: Chia hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54g H2O
- Phần 2 cộng H2(Ni, t0) thu được hỗn hợp A.
Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thể tích khí CO2 thu được(ở đktc) là:
A - 0,112 lít B - 0,672 lít
C - 1,68 lít D - 2,24 lít
* Cách giải thông thường:
Đặt công thức tổng quát của 2 anđêhit là CnH2nO (x mol)
CmHmO (y mol)
PTPƯ:
P1: CnH2nO + O2  nCO2 + nH2O
x nx nx  nx + my = 0,03
CmH2mO + O2 mCO2 + mH2O
y my my

P2: CnH2nO + H2 CnH2n+2 O

x x

CmH2mO + H2 CmH2m+2O

y y

CnH2n+2O + O2  nCO2 + (n+1) H2O


x 2 nx
CmH2m+2O + O2  mCO2 + (m+1) H2O
y my

=>

lÝt (ë ®ktc)
*Cách giải nhanh:
P1: hỗn hợp là anđehit no đơn chức
Theo ĐLBT khối lượng và nguyên tố ta có:

Trang 11
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

=>

Đáp án B đúng
II. Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng
Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất
khác để xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất.
Ví dụ 1: Hòa tan 10g hỗn hợp 2 muối XCO 3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu
được dung dịch N và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch N thì thu được
m(g) muối khan. m có giá trị là:
A. 1,033g B. 10,33g
C. 9,265g D. 92,65g
* Cách giải thông thường
PTPƯ:
XCO3 + 2HCl XCl2 + H2O + CO2 (1)
a a
Y2(CO3)3 + 6HCl  2HCl3 + 3H2O + 3CO2 (2)

Đặt

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

aX + 2bY + 60(a+3b) = 10
aX + 2bY = 10 - 1,8 = 8,2
Mà khối lượng muối (m) =
m = a(X + 71,5) + 2b(Y + 106,5)  m = a(X + 71) + 2b(Y + 106,5)
= aX + 2bY + 35,5(2a + 3b)  m = (aX + 2bY) + (71a + 213b)
=> m = 8,2 + 71(a + 3b) = 8,2 + 2,13 = 10,33 (g)
* Cách giải nhanh: Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Theo phương trình ta có: 1mol muối -> muối Cl- thì có 1mol CO2 bay ra lượng
muối là 71- 60 =11g
Vậy theo đề bài m muối tăng: 11 x 0,03 = 0,33 (g)

Trang 12
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

mmuối clorua = 10 + 0,33 = 10,33 (g)


Ví dụ 2: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau
một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38g.
1. Khối lượng Cu thoát ra là:
A - 0,64g B - 1,28g C – 1,92g
D - 2,56 E - kết quả khác.
* Cách giải thông thường:
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
x 1,5x
Đặt số mol Al phản ứng là x
Khối lượng vật sau phản ứng = mCu gp + mAl còn dư
= 1,5x x 64 + (50 - 27x) = 51,38
x = 0,02 (mol)
=> khối lượng Cu thoát ra: 0,02 x 1,5 x 64 = 1,92g
* Cách giải nhanh:
Theo phương trình cứ 2mol Al 3mol Cu khối lượng tăng là: 3x64 – 54 = 138g
Vậy khối lượng tăng: 51,38 - 50 = 1,38g 0,03mol Cu
mCu = 0,03 x 64 = 1,92 (g)
Vậy đáp án ( C) đúng.
Ví dụ 3: Thủy phân 0,01mol este của 1 rượu đa chức với 1 axit đơn chức tiêu tốn hết
1,2g NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35g este đó thì tiêu tốn hết 3g NaOH và thu
được 7,05g muối. CTPT và CTCT của este là:
A - (CH3COO)3C3H5 B- (C2H3COO)3C3H5
C - C3H5(COOCH3)3 D - C3H5 (COOC2H3)3
* Cách giải thông thường
Vì để phân hủy 0,01 mol este cần 1,2g NaOH
Nên để thủy phân 1 mol este cần 120g NaOH hay )
Este được tạo bởi rượu 3 lần rượu
Đặt CTTQ của este là (RCOO)3 R'
PTPƯ (RCOO)3 R' +3NaOH 3RCOONa + R' (OH)3
120g 3 (R +67) g 7
3g 7,05g
120 x 7,05 = 9 (R +67) R = 27
Đặt R là CxHy: x,y nguyên dương
y  2x +1
 12x + y = 27
x 1 2
y 15 loại 3 thỏa mãn

Vậy R là C2H3 hay CH2 = CH

Trang 13
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

* Tìm R'
Cứ (71,3 +R') g este cần 120g NaOH
6,35g 3g
R' = 41
R' là gốc HC no hóa trị 3 nên CnH2n - 1 = 12n +2 -1 = 41
n = 3 CT R' C3H5
Vậy CT của este là CH2 = CH - COO - CH2
|
CH2 = CH - COO - CH (C2H3COO)3C2H5
|
CH2 = CH - COO - CH2
* Cách giải nhanh:
Vì nNaOH = 3neste este 3 chức (Rượu 3 chức + axit đơn chức)
Đặt công thứ este (RCOO)3R'
(RCOO)3R' + 3NaOH (RCOONa)3 + R'(OH)3
Theo PT: cứ 1mol 3mol 1mol thì khối lượng tăng
23 x 3 - R' = 69 - R'
Vậy 0,025mol 0,075mol 0,025, thì khối lượng tăng:
7,05 - 6,35 = 0,7g
0,7 = 0,025 (69-R') R = 41 R': C3H5
Meste =

 mR = = 27  R: C2H3 -
Vậy công thức của este là (CH2 = CHCOO)3C3H5
Đáp án (B )đúng
III Dựa vào phương pháp khối lượng phân tử trung bình , số nguyên tử cacbon
trung bình để xác định CTPT của hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Nguyên tắc: Dùng khối lượng mol trung bình để xác định khối lượng mol các chất
trong hỗn hợp đầu.
M1 < < M2 ( trong đó: M1< M2 )
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một phân
nhóm chính. Lấy 6,2g X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24lít hiđro ( ở
đktc).
A, B là hai kim loại:
A- Li, Na B- Na, K C- K, Rb D- Rb, Cs
* Cách giải thông thường:
PTHH: A + H 2O AOH + 1/2 H2
B + H2O BOH + 1/2H2
Đặt nA = x ; nB = y
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:
Ax + By = 6,2

Trang 14
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

x+y=2x

Vì A< B kế tiếp nhau trong 1 PNC.


* Giả sử A là Li 7x + 23y = 6,2
 
B là Na x + y = 0,2 y < 0 không thỏa mãn
* Giả sử A là Na 23x + 39y = 6,2 x = 0,1
 
B là K x + y = 0,2 y = 0,1 (thỏa mãn)
* Giả sử A là K A là Rb
Hoặc Không thỏa mãn
B là Rb B là Cs
Vậy A là Na, B là K
* Cách giải nhanh:
Công thức chung của A và B là R
R + H2O  ROH + 1/2H2
0,2mol 0,1mol

thỏa mãn

Vậy đáp án đúng là B

Ví dụ 2: Một hỗn hợp A gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 4,48 lít
hỗn hợp A (ở đktc) qua bình đựng dung dịch brôm dư, người ta thấy khối lượng của
bình tăng thêm 7g. Công thức phân tử của 2 olefin là:
A - C2H4 và C3H6 B - C3H6 và C4H8
C - C4H8 và C5H10 D - C5H10 và C6H12
* Các giải thông thường:
Đặt công thức của 2 olefin là CnH2n (a mol) Cn+1H2n+2 (b mol)
PTPƯ: CnH2n + Br2 CnH2nBr2
Cn+1H2n+2 + Br2 Cn+1H2n+2Br2
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

Trang 15
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Giải (I) và (II):

=> 14n x 0,2 + 14b = 7


2,8n + 14b = 7

0,4n + 2b = 1 => b =

Mà 0 < b < 0,2 => 1,5 < n < 2,5


=> n = 2 => n1 = 2 => C2H4
n2= 3 => C3H6
* Cách giải nhanh:

=> M1 < 35 < M2; M1, M2 là đồng đẳng kế tiếp:

M1 = 28 => C2H4
M2 = 42 => C3H6
Vậy đáp án( A) đúng.
IV. áp dụng phương pháp đường chéo trong bài toán trộn lẫn hai dung dịch,
hai chất.
Qui tắc:
+ Nếu trộn 2 dung dịch có khối lượng là m 1 và m2 và nồng độ % lần lượt là C 1 và C2
(giả sử C1 < C2)

+ Nếu trộn 2 dung dịch có thể tích là V1 và V2 và nồng độ mol/l là C1 và C2



- Sơ đồ đường chéo

Ví dụ 1: Một dung dịch HCl nồng độ 45% và một dung dịch HCl khác có nồng độ
15%. Để có một dung dịch mới có nồng độ 20% thì cần phải pha chế về khối lượng
giữa 2 dung dịch theo tỉ lệ là:

Trang 16
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

A-1:3 B-3:1 C - 1: 5 D - 5:1 E- kết quả khác


* Cách giải thông thường:
+ Dung dịch 1: Đặt a1 là khối lượng chất tan của dung dịch 1
Đặt m1 là khối lượng dung dịch của dung dịch 1
Theo công thức: C1% = . 100%
=> a = a1 . m1 = 45 . m1
+ Dung dịch 2: Đặt a2 là khối lượng chất tan của dung dịch 2
Đặt m2 là khối lượng dung dịch của dung dịch 2
Theo công thức: C2% = . 100%  a2 = C2 . m2 = 15 . m2
Khi trộn dung dịch 1 với dung dịch 2 ta được dung dịch 3 có nồng độ là 20%
 C3% = = 20  45m1 + 15m2 = 20m1 + 20m2
 =
25m1 = 5m2
25m1 = 5m2
 C3% = = 20  45m1 + 15m2 = 20m1 + 20m2
 =
25m1 = 5m2
Vậy cần phải pha chế theo tỉ lệ 1: 5 về khối lượng giữa 2 dung dịch.
* Cách giải nhanh: áp dụng qui tắc đường chéo ta có:

=>
=> Đáp án (C ) đúng
Ví dụ 2: Để điều chế được hỗn hợp 26 lít H 2 và CO có tỉ khối hơi đối với metan
bằng 1,5 thì và CO cần lấy ở đktc là:
A - 4 lít và 22 lít. B - 22 lít và 4 lít.
C- 8 lít và 44 lít. D - 44 lít và 8 lít.
* Cách giải thông thường:
Đặt thể tích của H2 là V1
CO là V2
Theo đề bài ta có hệ phương trình: H2 là V1
V1 + V2 = 26 (1)
= 1,5 x 26 = 2,4 (2)

Trang 17
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Giải hệ phương trình (1) (2)

* Cách giải nhanh: áp dụng qui tắc đường chéo giải:

 

Đáp án (A) đúng


V. Dựa vào định luật bảo toàn điện tích
Định luật bảo toàn điện tích được áp dụng trong các trường nguyên tử,
phân tử, dung dịch trung hòa điện.
Trường hợp 1 : Trong phản ứng oxi hóa - khử thì tổng số electron chất khử những
bằng tổng electron chất oxi hóa nhận. Vận dụng vào bài toán oxi hóa - khử ta có qui
tắc sau: Tổng số mol electron mà chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi
hóa nhận.
Ví dụ : Hòa tan hoàn toàn 28,8 g kim loại Cu vào dung dịch HNO 3loãng, tất cả khí
NO thu được đem oxi hóa thành NO 2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết
thành HNO3. Thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên là:
A - 100,8 lít B - 10,08lít C - 50,4 lít D - 5,04 lít
* Cách giải thông thường
3 Cu + 8HNO3  3Cu (NO3)2 + 2NO + 4 H2O (1)
NO +O2  NO2 (2)
2NO2 +O2 + H2 O  2HNO3 (3)

nCu = (mol)

Theo phương trình (1): nNO = nCu = 0,45 = 0,3 (mol)

(2):

(3)

Trang 18
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

* Cách giải nhanh:


Cu-2e  Cu2+ O2 + 4e  2O2-
0,45 0,9 x 4x
4x = 0,9  x = 0,225

 = 0,225 x 22,4 = 5,04 lÝt


Đáp án (D) đúng
* Trường hợp 2 : Trong phản ứng trao đổi ion của dung dịch chất điện li trên cơ sở
của quá trình bài tập điện tích ta thấy có bao nhiêu điện tích dương hoặc âm của các
ion chuyển vào trong kết tủa hoặc khí tách ra khỏi dung dịch thì phải trả lại cho
dung dịch bấy nhiêu điện tích dương hoặc ion.

Ví dụ 2: Dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1mol Cl- và 0,2mol .
Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa
lớn nhất. V có giá trị là:
A - 150ml B - 300ml C - 200ml D - 250ml E - Két quả khác.
* Cách giải thông thường:
Phương trình ion rút gọn:
Mg2+ +  MgCO3

Ba2+ +  BaCO3

Ca2+ +  CaCO3
Gọi x, y, z là số mol của Mg2+ , Ba2+ , Ca2+ trong dung dịch A. Vì dung dịch trung
hòa điện, ta có:
2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3
hay x + y + z = 0,15

* Cách giải nhanh:


Khi phản ứng kết thúc, các kết tủa tách khỏi dung dịch, phần dung dịch chứa Na +,
Cl- và . Để trung hòa điện.

Trang 19
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

Đáp án A đúng
VI. Dựa vào quan hệ tỉ lệ số mol củacác hợp chất hữu cơ trong phương trình
phản ứng.
Dựa vào tỉ lệ số mol giữa hợp chất hữu cơ với số mol brom hoặc hidro để xác
định số liên kết pi trong hợp chất
* Nếu số mol Br2 hoặc H2 = số mol của A A có một liên kết pi ở gốc hiđrocacbon.
Cụ thể là:
- Đối với hiđrô cacbon:
+ Anken + Br2
+ Tỉ lệ số mol anken:
Nếu = 2nH-C => H - C đó là ankin hoặc ankanđien.
- Đối với rượu:
+ Số mol rượu = Rượu không no có một liên kết pi có CTTQ là CnH2nO
- Đối với anđehit: + Số mol anđehit= Anđehit không no có một liên kết pi có CTTQ
là CnH2n-2O
+ Số mol anđehit = số mol H2 Anđehit no có một nhóm chức có CTTQ là CnH2nO
+ Số mol anđehit =2 số mol H2 Anđehit không no có một nhóm chức có CTTQ là
CnH2n-2O
- Đối vớiaxit: + Số mol axit= Anđehit không no có một liên kết pi có CTTQ là
CnH2n-2O
Dựa vào tỉ lệ số mol giữa hiđro với số mol của rượu trong phản ứng thế bởi kim
loại kiềm:
+Nếu số mol của H2=1/2số mol của rượuRượu A có một nhóm chức OH
+ Nếu số mol của H2= số mol của rượu Rượu A có hai nhóm chức OH
*Dựa vào phản ứng tráng gương của anđehit với AgNO3 trong dd NH3
+ Đối với HCHO và anđehit hai chức thì tỉ lệ mol giữa Agvà anđêhit là là 1:4
+ Đối với anđehit đơn chức R-CHO thì tỉ lệ mol là 1:2
- Đối với axit: Dựa vào phản ứng trung hòa
Axit đơn chức: naxit: = 1: 1
2 chức : naxit : = 1:2
- Đối với este: Dựa vào phản ứng xà phòng hóa
Este đơn chức: neste = = 1:2
- Đối với axit amin đưa vào phản ứng trung hòa
Axit amin A + NaOH
Axit amin A + NaOH 
nA : nNaOH = 1:1  A có 1 nhóm COOH
= 1: 2  A có 2 nhóm COOH

Trang 20
Gv: Nguyễn Thị Phương Dung

A + HCl 
nA : nHCl = 1: 1 A có nhóm NH2
= 1: 2  A có nhóm NH2
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng liên tiếp thu được
0,66g CO2 và 0,45g H2O
Nếu tiến hành oxi hóa m(g) hỗn hợp rượu trên bằng CuO, sản phẩm tạo thành cho
tác dụng với AgNO3/NH3 dư sẽ thu được lượng kết tủa Ag là:
A - 10,8g B - 43,2g C - 2,16g D - 1,62g
* Cách giải thông thường:
Đặt công thức tổng quát chung của 2 rượu là:
PTPƯ + O2  n-CO2 + (n-+1) H2O
x 0,015 0,025
 n- = 1,5  x = 0,01 (mol)

+ CuO
0,01 (mol) 0,01 (mol)

0,01 0,02
 mAg = 0,02 x 108 = 2,16 (g)
* Cách giải nhanh: Dựa vào phương trình đốt cháy ta có:
Số mol 2 rượu =

0,01 0,02
 mAg = 2,16 (g)

Đáp án( C) đúng

Trang 21

You might also like