You are on page 1of 30

Hóa học Ancohol – Phenol – Ether

A/ Alcohol

I) Monoalcohol

1) Phương pháp điều chế

Phương pháp 1: Hiđrat hóa alkene

+ Hiđrat hóa trực tiếp

+ Hiđrat hóa gián tiếp (sử dụng H2SO4 đặc)

Phương pháp 2: Hiđrobo hóa-oxi hóa và Oxi thủy ngân hóa-khủ alkene

Phương pháp 3: Khử các hợp chất cacbonyl

+ Khử aldehyde và ketones: Chất khử có thể sử dụng rất đa dạng, có thể sử dụng H 2 (Ni), nhưng
nên sử dụng LiAlH4, NaBH4, đây là các tác nhân khử tốt, chọn lọc không giết các liên kết bội…

+ Khử acid và dẫn xuất: Acid bị khử thành alcohol bởi LiAlH 4 với hiệu suất tương đối cao, và
đương nhiên, các liên kết bội vẫn được giữ nguyên…

Tương tự như vậy, đối với phản ứng khử ester…

Phương pháp 4: Thủy phân dẫn xuất halogen

Phương pháp 5: Đi từ hợp chất cơ magie


Từ hợp chất cơ magie có thể điều chế được nhiều loại alcohol khác nhau:

+ Phản ứng với HCHO thu được alcohol bậc I

+ Phản ứng với các aldehyde tiếp theo thu được alcohol bậc II

+ Phản ứng với ketones thu được alcohol bậc III

+ Phản ứng với các dẫn xuất của acid, thu được alcohol bậc III

2) Tính chất hóa học của monoalcohol

Do nguyên tử oxygen trong phân tử alcohol có độ âm điện lớn hơn tương đối nhiều so với carbon
và oxygen, nên cả hai liên kết C-H và O-H đều bị phân cực, đôi điện tử bị lệch về phía oxygen.
Do đặc điểm cấu tạo như vậy, nên alcohol có hai trọng tâm phản ứng, đó là phân cắt liên kết O-H
và C-OH

2.1) Sự phân cắt liên kết O-H (phản ứng thế nguyên tử H trong OH)

+ Alcohol là hợp chất lưỡng tính, nó có thể nhận thêm 1 proton và hình thành trung gian
và khả năng cho đi một proton để hình thành RO -. Tuy nhiên, cả tính acid và base của nó đều rất
yếu

Các alcohol nhìn chung là những acid yếu, nhưng chúng có thể tác dụng với các kim loại kiềm
để tại ra ancolat
Các alcohol có tính acid yếu nên không có khả năng tác dụng với các base như Na 2CO3 hay
NaOH, có chỉ có thể than gia phản ứng với một số base mạnh như NaH hay NaNH2…

Các ancolat là các tác nhân có tính base mạnh hơn nhiều ion OH - nên được sử dụng tương đối
nhiều trong tổng hợp hữu cơ, và chúng nó rất dễ bị thủy phân..

+ Phản ứng tạo thành ether của các alcohol

Các alcohol tác dụng với các alkyl halogenua tạo thành các ether, phản ứng này xảy ra rất chậm

Phản ứng tổng hợp ether theo phản ứng Williamson (phản ứng theo cơ chế SN2)

Trong phản ứng tổng hợp ether theo Williamson, do tác nhân nucleophile sử dụng có tính base
mạnh, nên cần phải lựa chọn tác nhân thích hợp khi tổng hợp các ether không đối xứng để để
hạm chế phản ứng phụ là các phản ứng tách loại….Do đó, khi tổng hợp ether bất đối xứng, gốc
alkyl bậc thấp có nguồn gốc từ dẫn xuất halogen, còn gốc alkyl bậc cao có nguồn gốc từ alkoxide
ion (nếu sử dụng ngược lại, phản ứng tách loại chiếm ưu thế)

Các ether còn được sản xuất trong công nghiệp nhờ phản ứng…

Cơ chế của phản ứng này như sau:

+ Thông thường, các ether tương đối kém hoạt động do liên kết C-O khá bền, vì vậy các ether
thường được sử dụng làm dung môi trong các phản ứng hữu cơ…
+ Các dialkyl ether có khả năng tham gia phản ứng đứt gãy liên kết ether dưới tác dụng của HI
hoặc HBr ở nhiệt độ cao, HCl tham gia phản ứng rất yếu còn HF không tham gia phản ứng
này….Nếu ether ban đầu không đối xứng, thì sự tạo thành dẫn xuất halogen từ gốc alkyl nào của
ether sẽ phụ thuộc vào cấc trúc của các gốc alkyl có trong ether…Nếu phản ứng có thể sinh ra
carbocation bền, phản ứng lúc này đi theo cơ chế S N1, và tác nhân I- hay Br- tấn công vào tác
nhân này để hình thành dẫn xuất halogen tương ứng…Còn nếu carbocation không bền, phản ứng
lúc này đi theo cơ chế SN2, thì tác nhân I- hay Br- tấn công vào phía nào ít bị cản trở về mặt
không gian nhất….

+ Phản ứng tạo thành ester với các acid carboxylic hay các dẫn xuất của acid carboxylic

Với các dẫn xuất cả acid carboxylic, phản ứng xảy ra tương tự
Khi sử dụng C2H5ONa thay cho C2H5OH thì phản ứng xảy ra nhanh hơn rất nhiều

2.2) Sự phân cắt liên kết C-O

2.2.1) Phản ứng thế nhóm OH bằng halogen

+ Phản ứng với HX: Thông dụng nhất là sử dụng các hydrogen halide như HCl, HBr, HI, và
phản ứng xảy ra theo cơ chế thế nucleophile…(Khi không có xúc tác acid, tác tác nhân như
NaBr, NaCl không có khẳ năng tham gia phản ứng với các alcohol, do tính base và tính
nucleophile của nhóm bị thế là OH mạnh hơn). Khi có mặt xúc tác acid, nhóm OH bị proton hóa
và tách ra dưới dạnh H2O, giúp cho phản ứng có thể xảy ra…

Các phản ứng này là phản ứng thuận nghịch, muốn cho phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận
thì sử dụng H2SO4 hay ZnCl2 làm xúc tác cũng như hút nước từ phản ứng

Khả năng phản ứng giảm dần từ HI đến HCl, HCl chỉ có thể tham gia phản ứng khi có mặt ZnCl2

Tùy thuộc vào cấu trúc mà các phản ứng có thể đi theo cơ chế S N1 hay SN2….Các alcohol bậc III
và bậc II thường đi theo cơ chế S N1 và thông qua trung gian tạo ra carbocation bền…Sau khi
được tạo ra, nó có 2 hướng phản ứng chính: Hướng thứ nhất là tương tác với tác nhân
nucleophile để hình thành sản phẩm thế (dẫn xuất halogen), còn hướng thứ hai là tách loại proton
để hình thành alkene…(Tuy nhiên thực tế chỉ thu được dẫn xuất halogen do nếu alkene có thể
sinh ra thì cộng hợp luôn với các hydrogen halide để hình thành dẫn xuất halogen)

Các alcohol bậc III và II đều có thể tham gia theo cơ chế S N1, tuy nhiên bậc III có tốc độ phản
ứng lớn hơn bậc II tương đối nhiều, lý do là cacbocation sinh ra từ bậc III bền hơn và dễ hình
thành hơn bậc II (Trong thực tế thì bậc III phản ứng ở nhiệt độ thường, bậc II xảy ra chậm và cần
đun nóng)

Các alcohol bậc I không thê tham gia theo S N1, mà chỉ có thể tham gia theo S N2, và phản ứng
chậm hơn so với bậc III và bậc II tương ứng, và chỉ thu được dẫn xuất halogen, không thể thu
được alkene do tác nhân Cl-, Br- hay I- không đủ mạnh để đi theo cơ chế E2…
Lưu ý: Đối với các alcohol bậc III và bậc II thì đi theo S N1, nên khi hình thành khung
carbocation, thì có thể xảy ra sự chuyển vị thành khung carbocation bền hơn…

Do sự khác biệt về tốc độ phản ứng đã được nói ở trên, để phân biệt các alcohol bậc I, II và III,
có thể sử dụng thuốc thử Lucas (hỗn hợp HCl đặc và ZnCl2)

+ Phản ứng với PX3, PX5, SOX2

Để có thể nâng cao hiệu suất cũng như tránh khả năng xảy ra phản ứng chuyển vị khung carbon,
ta sử dung các tác nhân PBr3, PCl5 hay SOCl2…Phản ứng này thường được sử dụng trong dung
môi pyridine, ở đây pyridine còn đóng vai trò như một base, trung hòa HCl hay HBr sinh ra,
tránh khả năng phản ứng chuyển vị…Ngoài ra, pyridine cũng là một tác nhân nucleophile yếu,
tránh khả năng tham gia phản ứng thế của nó…

Lưu ý: SOCl2 chỉ thuận lợi khi phản ứng với alcohol bậc III, còn đối với bậc bậc I và II, nó sẽ
sinh ra SPP là ester của acid sunfurơ

Để hạn chế tạo ra SPP này thì cần phải thêm pyridine hay một amine bậc III vào hỗn hợp phản
ứng, khi đó nếu xuất phát từ một alcohol quang hoạt thì thu được dẫn xuất halogen ngược cấu
hình…
Trường hợp nếu không sử dụng base hữu cơ mà sử dụng điethyl ether thì lúc này phản ứng xảy
ra theo cơ chế SNi

+ Phản ứng chuyển hóa thành sulfonate ester

Sulfonate ester là ester của sulfonic acid và alocohol, có CT là RSO 2OR’…Thực tế, ester này
được điều chế từ alcohol và dẫn xuất sulfonyl chloride…

Tác nhân thường được sử dụng nhất là para-toluenesunfonyl chloride (p-TosCl) hay
trifluoromethanesunfonyl chloride)

Do sulfonic acid là một acid mạnh, nên base liên hợp của nó có tính base yếu, vì vậy nhóm
sulfonate RSO2O là một nhóm chức rất dễ bị thay thế bởi các nhóm chức khác…Do đó phản ứng
chuyển alcohol thành sulfonaate ester được sử dụng để hoạt hóa nhóm OH trong alcohol…Ester
sinh ra có khả năng phản ứng với rất nhiều tác nhân nucleophile khác nhau, do đó nó là trung
gian quan trọng trong THHC…

Phản ứng tạo thành sulfonate ester thường được sử dụng để điều chế một chất có cấu hình ngược
với alcohol ban đầu, do nó chỉ thay đổi cấu hình 1 lần thông qua phản ứng S N2…Nguyên nhân là
do liên kết C-O không bị bẽ gãy thông qua quá trình tạo ta sulfonate ester, do đó cấu hình của
ester này mang cấu hình alcohol ban đầu
2.2.2) Phản ứng dehidrat tạo alkene

+ Khi đun nóng alcohol với các tác nhân vô cơ như H 2SO4 hay H3PO4 ở nhiệt độ khoảng dưới
2000C, hoặc cho hơi alcohol đi qua các acid Lewis rắn Al 2O3, hay các xúc tác acid rắn trên cơ sở
zeolite ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 350-400 0C, nó sẽ thực hiện phản ứng tách nước tạo ra alkene
tương ứng

+ Tương tự các phản ứng tách khác, tốc độ phản ứng tách alcohol giảm dần theo thứ tự bậc III,
bậc II và bậc I, và khả năng phản ứng cũng giảm dần theo thứ tự này…
+ Một cách khác để thực hiện phản ứng tách nước là cho hơi alcohol đi qua Al2O3 đun nóng

+ Phản ứng tách đối với alcohol bậc II và III xảy ra theo cơ chế E1

Và cũng chính vì đi theo cơ chế E1 nên nó trải qua quá trình tạo ra carbocation, và khi cần nó có
thể xảy ra sự chuyeent vị khung carbon để tạo ra carbocation bền hơn, và kết quả thu được một
hỗn hợp sản phẩm, trong đó sản phẩm chính là sản phẩm chuyển vị…

+ Trong trường hợp alcohol bậc I, trước hết phản ứng xảy ra theo cơ chế E2 để hình thành sản
phẩm là alkene đầu mạch…Tuy nhiên, do phản ứng được thực hiện trong môi trường acid,
proton sẽ tấn công vào alkene đầu mạch này để tạo thành một carbocation mới, do đó sản phẩm
cuối cùng sẽ là một alkene không phải đầu mạch….

Trong phản ứng trên, but-2-ene mới là SPC trong phản ứng tách nước từ 1-butanol…

+ Khi không có sự chuyển vị, thì sản phẩm của phản ững tách tuân theo quy tắc tách Zaitsev…

2.3) Phản ứng oxi hóa alcohol


Các tác nhân oxi hóa thường được sử dụng là K\MnO4, K2Cr2O7, CrO3,…trong môi trường
H2SO4…

+ Các alcohol bậc I sau khi bị oxi hóa thành aldehyde sẽ dễ dàng tiếp tục bị oxi hóa lên thành
carboxylic acid tương ứng…Trong một số trường hợp có thể tách aldehyde được với hiệu suất
đáng kể, tuy nhiên phần lớn không thể tách được aldehyde…SPC thu được là acid carboxylic
tương ứng…

+ Để thu được aldehyde từ alcohol bậc I với hiệu suất cao, trong PTN, ta sử dụng tác nhân oxi
hóa Pyridinium chlorochromate (PCC) hay Pyridinium dichromate

(PDC). Dung môi sử dụng cho phản ứng này là dichloromethane khan
(DCM) (lưu ý: PCC và PDC không phá liên kết đôi, do đo nó thường được sử dụng để oxi hóa
các alcohol có nối đôi không bền với các tác nhân oxi hóa khác)

+ Các alcohol bậc II khi oxi hóa sẽ thu được ketone tương ứng, và ketone bền với các tá nhân oxi
hóa…Tuy nhiên khi tiếp xúc lâu với các tác nhân oxi hóa thì ketone bị oxi hóa bẽ gãy mạch
carbon hình thành hỗn hợp acid carboxylic có mạch ngắn hơn alcohol ban đầu (nếu cần bảo vệ
nhóm C=C thì cũng sử dụng PCC/PDC trong DCM)

Có thể sử dụng SO3 cùng với pyridine trong DMSO (có thể thêm vào 1 amine) để oxi hóa
alcohol bậc II…
Alcohol bậc II cũng có thể bị oxi hóa bằng phản ứng với acetone (dư) với xúc tác nhôm iso
propylat…

+ Alcohol bậc III không tham gia phản ứng oxi hóa trong môi trường trung tính và base. Tuy
nhiên trong môi trường acid thì nó tham gia phản ứng tác nước, hình thành nên alkene tương
ứng, sau đó alkene tham gia phản ứng oxi hóa cắt mạch, để hình thành nên ketone hoặc aicd
carboxylic tương ứng…

Ngoài các tác nhân oxi hóa nói trên, khi cho hơi alcohol bậc I và II đi qua xúc tác đồng kim loại
ở nhiệt độ cao, trong điều kiện thiếu oxi không khí, xảy ra phản ứng dehydro hóa, hình thành
aldehyde và ketone tương ứng.

III) Phản ứng bảo vệ nhóm chức alcohol

Việc bảo vệ nhóm chức bao gồm 2 nhiệm vụ, đó là bảo vệ cho nhóm OH giữ nguyên trong quá
trình phản ứng (protection), và sau đó thực hiện giải phóng nhóm bảo vệ để trở lại nhóm OH ban
đầu (deprotection)…Trong TH này cần phải bảo vệ nhóm OH bằng một nhóm thế nào đó sao
cho nhóm này không có khả năng tham gia với các tác nhân tham gia phản ứng…

+ Một trong những nhóm bảo vệ thông dụng thường được sử dụng cho nhóm OH dựa trên phản
ứng của hợp chất chlorotrialkylsilan Cl-SiR 3 để chuyển hóa alcohol thành trialkylsilyl ether
tương ứng R’OSiR3 (thông thường sử dụng chlorotrimethylsilan)…Phản ứng được thực hiện
trong điều kiện có mặt một base để giúp cho quá trình hình thành alkoxide cũng như loại bỏ HCl
từ phản ứng…
Tương tự các ether khác, nhóm TMS ether trơ với nhiều tác nhân hóa học, do đó sau khi thực
hiện chuyển hóa thành TMS ether, có thể thực hiện nhiều phản ứng khác…

+ Để có thể loại bỏ nhóm bảo vệ, nhóm TMS có thể dễ dàng bị loại bỏ khi tham gia phản ứng
với dung dịch acid loãng, hay phản ứng với anion F - để loại bỏ nhóm TMS và trả lại nhóm OH
ban đầu…

B/ Polialcohol

1) Phương pháp điều chế poli alcohol

+ Thủy phân ethylene oxide

+ Thủy phân dẫn xuất đihalogen

+ Khử dẫn xuất ester của acid dicarboxylic

+ Phản ứng ngưng tụ pinacol


+ Phản ứng oxi hóa alkene

2) Tính chất hóa hoc của polialcohol

2.1) Phản ứng ở liên kết O-H và C-OH

Các polialcohol có tính acid mạnh hơn monoalcohol vì ảnh hưởng của hiệu ứng cảm ứng âm của
nhóm hidroxi bên cạnh

+ Phản ứng với Na kim loại

+ Phản ứng tạo phức với Cu(OH) 2: Tạo ra phức chất đồng (II) ethylene glicolate trong nước, cho
dung dịch màu xanh đậm, dùng để nhận biết các alcohol có các nhóm OH kề nhau

+ Phản ứng với H3BO3


Phản ứng này được sử dụng để nhận biết các vic-ancohol có cấu hình cis, sản phẩm là phức có
tính acid mạnh…

+ Phản ứng tạo ra các ester vô cơ và ester hữu cơ: Tùy thuộc vào tỷ lệ của acid carboxylic và
glicol mà ưu tiên tạo ra dẫn xuất monoester hay diester

Khi đun ethylene glycol với acid terephtalic, thu được poliester mạch dài, có tên gọi là poli
(ethylene terephtalat), được dùng để chế tạo sợi tổng hợp

+ Phản ứng dehidrat hóa..

Cho glycol tác dụng với tác nhân đehidrat hóa như H 2SO4 và ZnCl2 sẽ xảy ra phản ứng tách nước
để tạo hợp chất carbonyl…

Đối với pinacol, phản ứng tách nước có thể xảy ra kèm theo sự chuyển vị

2.2) Phản ứng oxi hóa

Với các tác nhân phản ứng là acid periodic (HIO4) hay chì tetraaxetat Pb(OCOCH3)4 liên kết giữa
2 nguyên tử carbon mang nhóm hidroxi sẽ bị đứt ra

Những phản ứng trên được sử dụng để xác định cấu hình cuả các polialcohol, theo quan điểm
hiện nay, phản ứng trải qua một quá trình ester periodate vòng
Tương tự, phản ứng oxi hóa bởi chì axetat cũng xảy ra theo cơ chế vòng

B/ Phenol

1) Phương pháp điều chế phenol

1.1) Điều chế phenol trong công nghiệp

+ Phương pháp oxi hóa cumene: Trong điều kiện có không khí ở nhiệt độ cao, cumene bị oxi hóa
thành cumene hydroperoxide, sau đó thủy phân cumene hydroperoxide trong môi trường acid,
thường sử dụng H2SO4, thu được phenol và một sản phẩm có giá trị kinh tế cao là acetone

Cơ chế của phản ứng thủy phân cumene hydroperoxide trong môi trường aicd như sau:
+ Thủy phân chlorobenzene: Phản ứng thủy phân chlobenzene thành phenol xảy ra theo cơ chế
thế nucleophile vào nhân thơm

Trong trường hợp nhân thơm có những nhóm thế hút điện tử mạnh như –NO 2, -NO, -CN, -SO3H,
-COOH,…ở vị trí –o và –p so với nhóm bị thế, thì phản ứng thế nucleophile vào nhân thơm xảy
ra dễ dàng hơn nhiều…

Lưu ý rằng, nếu các nhóm thế ở vị trí –m so với nhóm bị thế sẽ ảnh hưởng không quá nhiều đến
khả năng phản ứng này xảy ra.

+ Phương pháp kiềm chảy: là phương pháp cổ điển nhất điều chế benzene, bao gồm các giai
đoạn: (1) Thực hiện phản ứng sulfo hóa benzene với các tác nhân H 2SO4 hoặc oleum, thu được
sulfonic acid (2) Đun nóng chảy sulfonic acid với NaOH, KOH hay Ca(OH) 2 thì nhóm SO3H sẽ
bị thay thế bằng nhóm ONa, OK,…(3) Thủy phân muối –phenolat trong môi trường acid thu
được phenol…

+ Phương pháp chưng cất nhựa than đá: Có thể thu được phenol từ nhựa than đá bằng phương
pháp chưng cất phân đoạn, thường sử dụng phân đoạn có nhiệt độ sôi 170-230 0C…Phenol được
tách ra khỏi hỗn hợp hydrocarbon bằng cách xử lý với dung dịch NaOH, chuyển phenol thahf
C6H5ONa tan trong pha nước, sau đó sục CO2 để hoàn nguyên phenol từ phenolat

1.2) Điều chế phenol trong phòng thí nghiệm

Trong PTN, phenol thường được điều chế thông qua giai đoạn tạo muối điazoni từ amine thơm,
sau đó thủy phân muối điazoni hình thành amine thơm và giải phóng N2 tự do
Phenol được hình thành có khả năng xảy ra phản ứng ghép đôi với muối điazoni còn dư, dung
dịch càng mang tính acid thì phản ứng ghép đôi càng khó xảy ra…Vì vậy khi điều chế theo
phương pháp này, dung dịch muối điazoni được thêm chậm vào một lượng lớn H 2SO4 loãng và
sôi…

Phản ứng này là phản ứng đi theo cơ chế thế nucleophile đơn phẩn tử, giai đoạn chậm là sự hình
thành cation phenyl C6H5+ kèm theo sự giải phóng N2. Do C6H5+ có khả năng tham gia phản ứng
với Cl- có sẵn trong dd thành C6H5Cl, do đó với trường hợp điều chế phenol, trong giai đoạn điều
chế muối điazoni, cần sử dụng H 2SO4 thay cho HCl…Anion HSO4- có tính nucleophile yếu hơn
H2O nên không thể cạnh tranh được với phản ứng thủy phân

2) Tính chất hóa học của phenol

2.1) Tính acid của phenol

+ Do hiệu ứng +C giữa nhóm OH và nhân thơm, làm cho liên kết O-H trở nên phân cực, cùng
với việc ion C6H5O- được làm bền do điện tích âm được giải tỏa vào nhân thơm nhờ hiệu ứng
liên hợp, điều đó làm cho phenol có tính acid mạnh hơn alcohol và nước, tuy nhiên nó vẫn yếu
hơn acid carboxylic…

Cũng nhờ đó mà phenol có khả năng tác dụng được với base mạnh như dung dịch NaOH (ngoài
phản ứng với Na kim loại), tuy nhiên nó không đủ để tác dụng với các base yếu như NaHCO3

+ Các nhóm thế khác nhau khi có mặt trong nhân thơm cũng làm thay đổi tính acid của nó rõ rệt,
nếu các nhóm thế hút điện tử có mặt thì nó làm cho liên kết O-H phân cực cũng như làm ổn định
ion phenolate, tuy nhiên nếu các nhóm thế đẩy điện tử có mặt ở nhân thơm làm cho liên kết O-H
kém phân cực cũng như làm cho ion phenolate kém ổn định, do đó làm giảm tính acid…

+ Các nhóm thế hút điện tử có khả năng tạo ra liên kết hydrogen nội phân tử với nhóm OH khi ở
vuh trí –o sẽ làm giảm tính acid so với khi nó ở vị trí –p..

+ Các nhóm thế có hiệu ứng liên hợp hay siêu liên hợp khi ở vị trí –m sẽ ảnh hưởng đến tính acid
kém hơn so với khi ở vị trí –o và –p, do hiệu ứng liên hợp trong trường hợp này bị gián đoạn…

+ Tính acid của phenol còn được thể hiện ở phản ứng với FeCl 3 để tạo ra phức màu tím đậm
[Fe(OC6H5)3]Cl3..

2.2) Phản ứng tạo ra ether của phenol


+ Đối với phenol, liên kết C-O rất bền do hiệu ứng +C của nhóm OH với nhân thơm, do đó khác
với alcohol, phenol không có khả năng tham gia phản ứng tách nước để tạo ta diphenyl ether…
Cộng thêm tính base của phenol yếu hơn alcohol do đôi điện tử trên oxi của phenol đã tham gia
liên hợp vào nhân thơm, do đó phenol cũng không tham gia phản ứn với oxinium cation của
alcohol được hoạt hóa trong môi trường acid…

+ Để tổng hợp ether của phenol có hiệu quả, vẫn cần phải sử dụng phương pháp tổng hợp theo
Williamson, phản ứng được thực hiện bằng cách cho phenol phản ứng với dẫn xuất halogen
trong môi trường base (lúc này tương ứng với muối phenolate, và nó sẽ tham gia phản ứng thế
nucleophile với dẫn xuất halogen)….Ngoài các hợp chất halohgen, có thể sử dụng các dẫn xuất
dimethuy sulfate hay diethyl sunfate làm tác nhân ether hóa theo Williamson

Lưu ý: Khi tổng hợp ether theo phương pháp Williamson để điều chế các alkyl phenyl ether,
không được sử dụng phản ứng giữa dẫn xuất halogen thơm ArX với alcolate RONa (do ArX có
hoạt tính rất kém, đôi electron trên X có hiêu ứng +C với nhân thơm đã làm bền liên kết C-X),
mà trong TH này cần phải sử dụng tác nhân phenol trong kiềm với các dẫn xuất alkyl halide để
điều chế các alkyl phenyl ether
+ Ngoài ra, có thể tổng hợp methyl phenyl ether bằng cách cho phenol tác dụng với dimethyl
sulfate trong môi trường kiềm

Tương tự các ether khác, các ether của phenol có khả năng bị bẽ gãy liên kết ether khi đun nóng
với HBr hay HI, và thu được dẫn xuất alkyl halide và phenol…

2.3) Phản ứng ester hóa của phenol

+ Khác với các alcohol thông thường, phenol không có khả năng tạo ra ester hóa trực tiếp với các
acid carboxylic khi có xúc tác acid…Các ester của phenol được điều chế từ phản ứng ester hóa
của phenol với các dẫn xuất của acid là chloride acid và anhydride acid

+ Phản ứng giữa phenol và anhydride acid sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự có mặt của
xúc tác acid hay trong môi trường kiềm…Nếu trong xúc tác acid, nó sẽ hoạt hóa một nhóm
carbonyl trong anhydride làm tăng khả năng phản ứng của nó, còn nếu trong môi trường kiềm,
phenol được chuyển thành phenolate, nó có tính nucleophile mạnh hơn phenol, làm tăng khả
năng phản ứng vào anhydride acid

+ Phản ứng chuyển vị Fries: Khi có mặt các acid Lewis như AlCl 3, ZnCl2, FeCl3,…Các ester của
phenol dễ tham gia phản ứng chuyển vị nhóm acyl vào các vị trí o- và p- của nhân thơm, gọi là
phản ứng chuyển vị Fries
Do đây là một phản ứng thế elctrophile vào nhân thơm, nên các nhóm thế hoạt hóa nhân thơm
làm tăng tốc độ của phản ứng chuyển vị…Phản ứng hình thành hỗn hợp 2 đồng phân, ở nhiệt độ
cao, đồng phân –o chiếm ưu thế và ở nhiệt độ thấp, đồng phân –p chiếm ưu thế…

2.4) Phản ứng thế nhóm OH trong phenol

Liên kết C-O trong phenol rất bền nên phenol rất khó thay thế nhóm OH trừ khi trong nhân thơm
chứa nhiều nhóm hút electron (với PCl 5 phenol có phản ứng, tuy nhiên hiệu suất rất thấp, còn với
PCl3 phenol chi tạo ra ester của acid photphorơ mà không thể tạo ra C6H5Cl)

+ Nếu trong phenol có nhiều nhóm hút elctron thì phản ứng với PCl3,…có thể xảy ra

2.5) Phản ứng thế electrophile vào nhân thơm

Do nhóm –OH có hiệu ứng liên hợp +C đẩy điện tử vào nhân thơm nên nhân thơm của phenol
được hoạt hóa, và phản ứng thế electrophile vào nhân thưm xảy ra dễ dàng hơn so với benzene…

+ Phản ứng halogen hóa: Do có sự hoạt hóa của nhóm –OH mà phản ứng chlor hóa và brom hóa
phenol xảy ra ở nhiệt độ thường và không cần xúc tác acid….Nếu sử dụng dung môi là nước,
ngay ở nhiệt độ phòng, phản ứng xảy ra rất nhanh và cho phản ứng thế ba lần, và rất khó để
khống chế phản ứng dừng lại ở thế 1 lần

Để có thể thu được sản phẩm thế một lần, cần phải tiến hành phản ứng trong dung môi
ClCH2CH2Cl hay CS2 ở 00C
+ Khi phenol tác dụng với brom bão hòa thì tạo ra 2,4,6-tribrompheol, còn nếu dư brom sẽ tạo ra
2,4,4,6-hexabromxiclohexadienon

+ Phản ứng nitro hóa: Do được hoạt hóa, nên phản ứng nitro hóa phenol xảy ra nhẹ nhàng hơn
benzene tương đối nhiều, và không cần phải sử dụng đến H 2SO4. Phản ứng cho 2 sản phẩm thế
vào hai vị trí –o và –p, đồng phân –o có khả năng tạo ra liên kết hydrogen nội phân tử giữa –NO 2
và –OH nên không tan trong nước, và có thể tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng bằng phương pháp
chưng chất lôi cuốn hơi nước…

Phản ứng nitro hóa trực tiếp phenol có thể tạo ra acid picric dễ dàng, tuy nhiên do HNO 3 có tính
oxi hóa mạnh và phenol là một chất dễ bị oxi hóa, nên để điều chế acid picric, ta thường đi qua
giai đoạn sulfo hóa phenol thành SP trung gian là 2,4-phenoldisulfonic acid (chất này bền với tác
nhân oxi hóa, và nhóm sunfo dễ bị thay thế bởi nhóm nitro). Do đó đun nóng chất này với hỗn
hợp HNO3 và H2SO4 đặc, thu được acid picric
+ Phản ứng sulfo hóa

Phản ứng sulfo hóa phenol xảy ra dễ dàng tạo ra sản phẩm vào vị trí –o và –p tùy thuộc vào nhiệt
độ thực hiện phản ứng…Ở nhiệt độ thường, thu được chủ yếu là đồng phân –o, ở nhiệt độ
khoảng 1000C thu được chủ yếu là đồng phân –p

+ Phản ứng alkyl hóa và acyl hóa theo Friedel-Crafts

Phản ứng alkyl hóa vào nhân thơm của phenol có thể tiến hành với các tác nhân alcohol hay
alkene, tuy nhiên, trong trường hợp này không sử dụng xúc tác acid Lewis như AlCl 3,…vì tạo ra
muối không hoạt động C6H5OAlCl2 làm giảm hiệu quả quá trình này…Thông thường, xúc tác
acid thường được sử dụng cho phản ứng alkyl hóa vào nhân thơm là H3PO4, H2SO4, HF,…

Lưu ý: Phản ứng orthoalkyl hóa phenol bằng alkene: Nhờ xúc tác nhôm phenolate (ArO) 3Al có
thể đưa cation alkyl vào phenol (kể cả khi vị trí para còn trống), tạo ra hỗn hợp mono và dialkyl
Cơ chế của phản ứng orthoalkyl hóa phenol như sau:

Trong cơ chế trên, alkene nhân proton của phức để tạo R + và chính R+ tấn công vào vị trí gần
nhất là –o trong nhân benzene…

Các hợp chất phenol có khả năng tham gia phản ứng acyl hóa Friedel-Crafts với các tác nhân
như acid chloride hay acid anhydride với xúc tác acid Lewis như AlCl3 hay ZnCl2…

Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp, ta không sử dụng phản ứng này, mà ta thực hiện phản
ứng ester hóa phenol, sau đó thực hiện phản ứng chuyển vị Fries để điểu chế các hợp chất ketone
thơm tương ứng…

Đặc biệt: Phản ứng fomyl hóa: là phản ứng gắn nhóm CHO vào nhân thơm qua các phản ứng
như sau:

+ Phản ứng Gattermann:

Cơ chế phản ứng Gattermann:


+ Phương pháp Gatermann-Edam (phương pháp Gatermann cải tiến)

Ở phương pháp cải tiến này, thay HCN bằng hỗn hợp Zn(CN)2 và HCl (đỡ độc hơn)

Cơ chế phản ứng đi tương tự như phản ứng Gatermann, sau khi xảy ra phản ứng giữa Zn(CN) 2 và
HCl để tạo ra HCl…
+ Phản ứng Gatermann – Koch

Cơ chế phản ứng Gatermann-Koch

+ Phản ứng Vinsmeier

Cơ chế phản ứng Vinsmeier


+ Phản ứng fomyl hóa theo Reimer – Tiemann: Muc đích của phản ứng này là gắn nhóm CHO
vào vị trí –o trong nhân thơm

Cơ chế của phản ứng Reimer-Tiemann:


2.6) Phản ứng Kolbe-Schmitt: Là một giai đoạn trong quá trình tổng hợp aspirine

Trong phản ứng Kolbe-Schmiit, C6H5ONa được đun nóng ở 1250C với áp suất 100atm trong bầu
khí quyển CO2….Sau đó đem thủy phân trong môi trường acid thu được sản phẩm.

Phản ứng này xảy ra theo cơ chế thế electrophile vào nhân thơm, với tác nhân ái điện tử là
CO2…Phản ứng này thường ưu tiên thế vào vị trí –o (ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 250-300 0C thì
sẽ xuất hiện đồng phân ở vị trí –p), do salicylic acid có liên kết hydrogen nội phân tử nên không
tan trong nước, do đó có thể dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để tác nó ra khỏi
hỗn hợp đồng phân –o và –p…
2.7) Phản ứng oxi hóa phenol

Do nguyên tử carbon liên kết với nhóm OH trong phenol không chứa nguyên tử hydrogen nên
phản ứng oxi hóa xảy ra đối với phenol khác với alcohol…

+ Phản ứng của phenol với chất oxi hóa mạnh như K(SO 3)2NO (potassium nitrososisulfonate –
hay còn gọi là muối Fremy) sẽ thu được p-benzoquinon (hay gọi là benzoquinon)

Tuy nhiên, trên thực tế người ta điều chế p-benzoquinon từ phản ứng oxi hóa hydroquinon bằng
tác nhân oxi hóa họ chromic acid….Cơ chế của quá trình oxi hóa hydroquinon này xảy ra qua hai
giai đoạn, trong đó có sự chuyển 1 electron ở mỗi giai đoạn…

+ Benzoquinon có thể bị khử trở lại thành phenol thông qua phản ứng khử với các tác nhân như
SnCl2 hay NaBH4.

+ Tương tự như benzene, phenol có thể bị khử thành cyclohexanol

2.8) Phản ứng với fomaldehyde (HCHO)

Phenol có khả năng tham gia phản ứng với HCHO trong môi trường acid hay base tạo thành hỗn
hợp hai sản phẩm hydroxymethyl phenol….

Cơ chế của phản ứng đi theo là phản ứng thế electrophile của tác nhân ái điện tử HCHO vào
nhân thơm….

+ Nếu trong điều kiện xúc tác là base, phenol chuyển thành phenolate và tăng hoạt cho nhân
thơm, giúp cho phản ứng thế electrophile này xảy ra dễ dàng hơn…
+ Trong điều kiện xúc tác acid, HCHO bị proton hóa, làm tăng khả năng ái điện tử, giúp cho
phản ứng này xảy ra dễ dàng hơn…

+ Trong phản ứng giữa phenol và HCHO, nếu sử dụng xúc tác acid và dùng dư phenol, phản ứng
này sẽ tiếp tục và hình thành nên một polymer mạch thẳng, goi là nhựa Novolac, có khả năng tan
trong dung môi Hữu cơ và nóng chảy…

+ Nếu sử dụng xúc tác kiềm và dùng dư fomaldehyde, phản ứng sẽ tiếp tục và hình thành nên
nhựa resol, có khả năng nóng chảy và tan trong dung môi Hữu cơ…

Ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao, nhựa resol sẽ chuyển hóa thành nhựa resit, có cấu trúc
mạng không gian, khối lượng phân tử lớn và bền với nhiệt độ cùng với các tác dụng cơ học…

C/ Những điều cần lưu ý ở Hóa học Alcohol-Phenol-Ether

(1) Phản ứng oxi hóa tại Cα của ether tạo ra hidro peroxit

Ether để lâu ngoài không khí sẽ bị oxi hóa thành hidro peroxit không bền

Phản ứng này được xảy ra theo cơ chế gốc, các peroxit tạo từ diethyl ether, THF, dioxane rất
nguy hiểm, ngay với một lượng nhỏ cũng có thể gây nổ khi chưng cất, cần phải được phân hủy
khi chưng cất

Khi muốn kiểm tra có peroxit hay không, ta lắc một ít ether với dung dịch KI và hồ tinh bột, nếu
có peroxit thì giấy thử có màu xanh đặc trưng
Để loại bỏ peroxit, ta có thể dùng FeSO4 hay NaOH rắn

(2) Ether có thể tham gia các phản ứng ở gốc HC như thế electrophile vào nhân thơm, cộng vào
gốc không no…..Riêng với allyl phenyl ether có phản ứng chuyển vị Claisen

Cơ chế của phản ứng như sau:

You might also like