You are on page 1of 59

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ 2

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
ETHER VÀ EPOXIDE
THIOL VÀ SULFIDE

3
Chương 18 - ETHER VÀ EPOXIDE
THIOL VÀ SULFIDE
Định nghĩa
R, R’: alkyl, vinyl, aryl
R-O-R’
O: thuộc mạch hở hoặc mạch vòng

 Thiol (R-S-H)
 Sulfide (R-S-R’)
4
5
18.1 TÊN GỌI VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETHER

 Các ether đơn giản không chứa nhóm chức khác:


 Gọi tên hai nhóm thế kèm theo từ ether

6
Trường hợp có thêm nhóm chức khác:
 Phần ether được xem như nhóm thế alkoxy

7
 Giống như alcohol, ether có dạng hình học tương tự
phân tử nước. Góc liên kết R-O-R xấp xỉ góc tứ diện
(112º trong dimethyl ether) và trạng thái tạp chủng của
nguyên tử oxygen là sp3.

 Nguyên tử oxygen âm điện làm cho phân tử ether


xuất hiện một moment lưỡng cực dù nhỏ, vì thế ether
thường có nhiệt độ sôi cao hơn chút ít so với alkane
tương ứng.
8
So sánh nhiệt độ sôi của ether và hydrocarbon

9
 Ether tương đối bền và không phản ứng trong nhiều
điều kiện.

 Một vài ether có thể phản ứng chậm với oxygen trong
không khí cho ra peroxide (hợp chất chứa liên kết O-O).

 Các peroxide đi từ ether có trọng lượng phân tử thấp


như diisopropyl ether và tetrahydrofuran rất dễ nổ và cực
kỳ nguy hiểm, thậm chí chỉ với lượng rất nhỏ.

 Ether là những dung môi cần thiết trong phòng thí


nghiệm nhưng phải sử dụng chúng thật cẩn thận và không
nên lưu trữ trong suốt thời gian dài

Pro. 18.1
10
18.2. TỔNG HỢP ETHER
 Các ether đối xứng đơn giản được điều chế bởi phản
ứng khử nước của alcohol với xúc tác acid sulfuric.
 Phản ứng xảy ra theo cơ chế SN2.
 Áp dụng cho alcohol bậc một vì alcohol bậc hai và bậc ba
khử nước theo cơ chế E1 để tạo alkene (mục 17.6)

11
18.2.1. Tổng hợp ether Williamson
 Phương pháp tổng quát và tiện lợi nhất để điều chế
ether
 Ion alkoxide phản ứng với alkyl halide nhất cấp hoặc
tosylate bởi phản ứng SN2

12
 Tổng hợp Williamson có thể sử dụng bạc oxide (Ag2O)
có tính base yếu hơn NaH

 Các halide nhất cấp và tosylate phản ứng tốt nhất vì


phản ứng khử cạnh tranh E2 thường xảy ra với các chất
nền nhiều chướng ngại lập thể hơn.
 Tổng hợp ether bất đối xứng nên tiến hành phản ứng
giữa alkoxide chướng ngại lập thể lớn hơn và halide ít
chướng ngại hơn, thay vì chọn cách ngược lại.
13
Pro. 18.2, 18.3
14
18.2.2. Alkoxy thủy ngân hóa alkene
 Alkene phản ứng với alcol có mặt thủy ngân acetate, tốt
hơn là dùng thủy ngân trifluoroacetate (CF3CO2)2Hg.
 Cắt đứt liên kết C-Hg bằng phản ứng với NaBH4 cho ra ether.
 Phản ứng cộng alcohol vào alkene theo qui tắc Markovnikov.

Worked Exam. 18.1 Pro. 18.4 – 18.6 15


18.3. PHẢN ỨNG CỦA ETHER: Đứt nối bởi acid

 Ether không phản ứng với nhiều tác chất hữu cơ, tính
chất này lý giải cho việc sử dụng rộng rãi ether làm dung
môi trong các phản ứng.
 Các halogen, acid loãng, base, và tác nhân thân hạch đều
không tác dụng với hầu hết các ether.
 Trong thực tế, ether chỉ chịu tác dụng của một phản ứng:
sự đứt nối C-O bởi acid mạnh.
HBr và HI đều cho phản ứng tốt, trong khi HCl không
phân cắt được ether.

16
 Sự đứt nối ether bằng acid: phản ứng thế thân hạch theo
cơ chế SN1 hoặc SN2 tùy thuộc vào cơ cấu của chất nền.
 Ether với nhóm alkyl bậc một hoặc bậc hai sẽ phản ứng
theo cơ chế SN2, trong đó I- hoặc Br- tác kích vào ether đã
được proton hoá tại vị trí ít chướng ngại hơn.
 Kết quả thường cho ra alcohol và alkyl halide

17
 Ether với nhóm alkyl bậc ba, hay nhóm benzyl, allyl:
đứt nối theo cơ chế SN1 hoặc E1 bởi vì các chất nền
có thể cho ra carbocation trung gian tương ứng bền

Worked Exam. 18.2 BT. 18.7 – 18.9


18
18.4. PHẢN ỨNG CỦA ETHER: Chuyển vị Claisen
 Chuyển vị Claisen (Rainer Ludwig Claisen (1851-1930)
nhà hoá học người Đức) là phản ứng đặc trưng cho các
allyl aryl ether (Ar-O-CH2CH=CH2)

19
 Phản ứng chuyển vị Claisen theo cơ chế tạo vòng kiểu
phối hợp (pericyclic)
 Sự tổ chức lại các điện tử liên kết xảy ra đồng thời thông
qua trạng thái chuyển tiếp là một vòng 6 cạnh.
 Trung gian 6-allylcyclohexa-2,4-dienone được đồng phân
hoá thành o-allylphenol

20
 Chuyển vị Claisen xảy ra trong quá trình sinh tổng hợp
amino acid: phenylalanine và tyrosine

Pro. 18.10
21
18.5. ETHER VÒNG: Epoxide

 Các ether vòng có đặc tính giống như các ether không
vòng. Hoá học của nhóm chức ether là như nhau, cho dù ở
dạng mạch hở hay mạch vòng

 Một nhóm ether vòng có chứa vòng ba cạnh: epoxide


hay oxirane có khả năng phản ứng hoá học dị thường so
với ether do sức căng của vòng

22
 Ethylene oxide (epoxide đơn giản nhất): có tên gọi theo hệ
thống: 1,2-epoxyethane

 Trong phòng thí nghiệm, epoxide được điều chế bởi phản
ứng giữa alkene với peroxyacid (RCO3H), thường dùng
nhất là acid m-chloroperoxybenzoic. (mục 7.8)

23
 Một phương pháp khác: sử dụng halohydrin, tác chất này
được điều chế bằng phản ứng cộng thân điện tử HO-X vào
alkene (mục 7.3).
 Halohydrin phản ứng với base, HX được phóng thích và
epoxide được tạo thành theo phản ứng tạo ether Williamson
nội phân tử.
 Ion thân hạch alkoxide và alkyl halide thân điện tử đều
nằm trong cùng một phân tử.
24
Pro. 18.11

18.6. PHẢN ỨNG CỦA EPOXIDE: SỰ MỞ VÒNG


18.6.1. Sự mở vòng bởi xúc tác acid
 Cũng giống như ether, vòng epoxide bị cắt đứt khi phản
ứng với acid, nhưng trong điều kiện nhẹ nhàng hơn do
vòng ba có sức căng lớn.

25
 Sự mở vòng epoxide xảy ra do tác nhân thân hạch tác
kích từ phía sau đối với vòng epoxide đã được proton hóa
giống cơ chế SN2, cho sản phẩm là trans-1,2- diol

26
 Cũng có thể mở vòng epoxide bằng phản ứng với các
acid khác ngoài H3O+.
 Sử dụng HX khan, epoxide được chuyển thành trans
halohydrin

27
 Sự lựa chọn vùng trong phản ứng mở vòng epoxide với
xúc tác acid tùy thuộc vào cơ cấu của vòng epoxide và
thường tạo thành một hỗn hợp sản phẩm.
 Khi cả hai nguyên tử carbon của vòng epoxide hoặc là
bậc một hoặc là bậc hai, tác nhân thân hạch sẽ tác
kích chủ yếu vào vị trí carbon mang ít nhóm thế hơn,
tương tự phản ứng SN2.
 Tuy nhiên, khi có một nguyên tử carbon của vòng
epoxide là bậc ba thì sự tác kích thân hạch xảy ra chủ
yếu ở vị trí carbon mang nhiều nhóm thế hơn,
tương tự phản ứng SN1.

28
29
 Cơ chế phản ứng mở vòng epoxide bởi xúc tác acid
không hẳn chỉ thuần túy là SN1 hoặc SN2 mà là trung gian
giữa hai khuynh hướng và có đặc trưng của cả hai

Worked Exam. 18.3

Pro. 18.12, 18.13


30
18.6.2. Sự mở vòng bởi xúc tác base

 Không giống như các ether khác, vòng epoxide có thể bị


cắt đứt bởi base cũng như bởi acid
 Sức căng của vòng ba làm cho các epoxide phản
ứng được với ion hydroxide ở nhiệt độ cao

31
 Tác chất Grignard chuyển hóa thành alcohol bậc một có
nhiều hơn hai carbon so với alkyl halide ban đầu

 Sự mở vòng epoxide với xúc tác base là một phản ứng SN2
điển hình, nhóm thế thân hạch tác kích vào carbon ít
chướng ngại hơn của vòng epoxide bất đối xứng

Pro. 18.14 32
18.7. ETHER CROWN

 Ether crown là hợp chất mới bổ sung gần đây của nhóm
ether, do Charles J. Pedersen (làm việc tại công ty DuPont)
tìm thấy vào đầu những năm 1960.

 Ether crown được gọi tên theo kiểu tổng quát: ether x-
crown-y, x là tổng số các nguyên tử trong vòng và y là số
nguyên tử oxygen.

 Ether 18-crown-6: ether vòng 18 cạnh có chứa 6 nguyên


tử oxygen.

33
34
 Các ether crown có khả năng solvat hoá các cation kim
loại, bằng cách cô lập kim loại tại tâm của lỗ hổng poly
ether.

 Phức giữa ether crown và muối ion tan được trong


dung môi hữu cơ không phân cực, do đó cho phép nhiều
phản ứng thực hiện được trong điều kiện dung môi hữu
cơ phi proton, nếu không có sự trợ giúp của ether crown
thì phản ứng chỉ có thể thực hiện trong dung dịch nước.

 KMnO4 bình thường không tan trong toluene, nhưng


khi có mặt ether 18-crown-6 thì KMnO4 hòa tan được
trong toluene, dung dịch thu được là tác nhân có giá trị
cho phản ứng oxid hóa alkene.
35
 Cation kim loại được ether crown solvat hoá rất
mạnh, để lại các anion trống trải. Do đó, khả năng
phản ứng SN2 của anion tăng lên rất nhiều khi có
mặt ether crown.

36
Pro. 18.15

18.8. THIOL VÀ SULFIDE


18.8.1. Thiol
 Thiol là hợp chất chứa lưu huỳnh tương tự alcohol, đôi
khi được gọi là mercaptan.
 Tên hệ thống giống như alcohol: hậu tố -thiol thay cho -ol.
 Bản thân nhóm -SH được gọi là mercapto.
37
 Đặc trưng nổi bật nhất của thiol là mùi kinh khủng của
chúng.
 Ví dụ, mùi của chồn hôi được gây nên bởi các thiol đơn
giản như: 3-methylbutane-l-thiol và but-2-ene-l-thiol.
 Các thiol dễ bay hơi như: ethanethiol được thêm vào khí
thiên nhiên và propane hoá lỏng để làm chất cảnh báo,
giúp dễ dàng phát hiện trong trường hợp rò rỉ khí đốt.
38
 Thiol thường được điều chế bởi phản ứng thế SN2 giữa
tác nhân thân hạch của lưu huỳnh: anion hydrosulfide
(-SH) với các alkyl halide.

 Sản phẩm thiol có thể tham gia phản ứng SN2 thứ hai với
alkyl haliđe để cho sản phẩm phụ sulfide.

 Thường sử dụng thiourea, (NH2)2C=S, làm tác nhân thân


hạch để điều chế thiol từ alkyl halide.

39
 Thiol dễ dàng bị oxid hóa bởi Br2 hay I2 để cho sản phẩm
disulfide (R–S–S–R’). Phản ứng cũng dễ dàng xảy ra theo
chiều ngược lại, khi xử lý disulfide với kẽm và acid có thể
hoàn nguyên ngược trở lại để tạo thiol ban đầu

40
 Sự chuyển đổi qua lại giữa thiol và disulfide là một phần
quan trọng trong nhiều quá trình sinh học.
 Sự tạo thành disulfide liên quan đến việc xác định cấu
trúc và cấu tạo trong không gian ba chiều của protein, ở
đây “cầu nối” disulfide thường tạo thành các liên kết ngang
(cross–link) giữa các đơn vị amino acid như cysteine trong
chuỗi protein.
 Sự tạo thành disulfide cũng liên quan trong quá trình
sinh học, khi tế bào tự bảo vệ khỏi sự thoái biến do oxid
hóa. Một thành phần của tế bào có tên gọi là glutathione, có
khả năng loại bỏ các chất oxid hóa có hại và tự oxid hóa
thành glutathione disulfide trong quá trình.
 Sự hoàn nguyên trở lại thành thiol cần đến coenzyme
flavin adenine dinucleotide (dạng hoàn nguyên), viết tắt là
FADH2. 41
18.8.2. Sulfide
 Sulfide là hợp chất chứa lưu huỳnh tương tự ether, cũng
giống như thiol là hợp chất chứa lưu huỳnh tương tự
alcohol.
 Sulfide được gọi tên theo qui tắc giống như sử dụng cho
ether
+ Dùng từ sulfide thay cho ether trong hợp chất đơn giản
+ alkylthio thay cho alkoxy đối với các hợp chất phức tạp.
42
 Xử lý thiol với base (NaH) cho ion thiolate (RS-), ion này
tham gia phản ứng với alkyl halide bậc một hoặc bậc hai để
tạo thành sulfide.
 Phản ứng xảy ra theo cơ chế SN2, tương tự tổng hợp
Williamson của ether (mục 18.2).
 Anion thiolate ở trong số các tác nhân thân hạch tốt nhất
đã biết, và hiệu suất tạo sản phẩm thường cao trong các
phản ứng SN2 này.
43
 Mặc dù có điểm tương tự nhau trong cấu trúc, nhưng hoá
học của disulfide và ether lại khác nhau.
 Điện tử hoá trị của lưu huỳnh nằm xa hạt nhân, nên ít được
nhân giữ chặt hơn so với trong trường hợp của oxygen.
 Hợp chất lưu huỳnh có tính thân hạch mạnh hơn so với
các hợp chất oxygen tương ứng.
 Không giống như dialkyl ether, dialkyl sulfide là các tác
nhân thân hạch mạnh.
44
 Phổ biến nhất của quá trình này trong các cơ thể sống là
phản ứng của amino acid, methionine, với adenosine
triphosphate (ATP, mục 5.8) cho ra S-adenosylmethionine

45
 Bản thân ion sulfonium là những tác nhân alkyl hóa có
ích, vì tác chất thân hạch có thể tác kích vào một trong các
nhóm liên kết với lưu huỳnh tích điện dương, thay thế cho
sulfide trung hòa như một nhóm xuất.
46
47
 Điểm khác nhau giữa sulfide và ether là sulfide dễ dàng bị
oxid hoá.
 Khi cho sulfide phản ứng với hydrogen peroxide (H2O2) ở
nhiệt độ phòng sẽ cho ra sulfoxide (R2SO) tương ứng, và
oxide hoá tiếp sulfoxide với peroxyacid sẽ cho ra sulfone
(R2SO2).

Pro. 18.16, 18.17


48
18.9. PHỔ CỦA ETHER
18.9.1. Phổ IR

 Ether rất khó xác định bằng phổ IR

Phổ IR của diethyl ether (CH3CH2OCH2CH3)

49
18.9.2. Phổ NMR
 Các hydrogen trên carbon mang nguyên tử oxygen của
ether bị dịch chuyển về vùng trường thấp so với tín hiệu
cộng hưởng của alkane và cho các tín hiệu trên phổ 1H NMR
trong vùng dH 3,4-4,5 ppm

Phổ 1H NMR của dipropyl ether


50
51
 Epoxide cộng hưởng ở trường cao hơn chút ít so với các
ether khác và cho tín hiệu cộng hưởng đặc trưng trong
khoảng dH 2,5-3,5 ppm trên phổ 1H NMR

Phổ 1H NMR của 1,2-epoxypropane

52
 Nguyên tử carbon ether cũng thể hiện sự dịch chuyển về
vùng trường thấp trong phổ 13C NMR, chúng thường cộng
hưởng trong vùng dC 50-80 ppm

53
54
55
56
57
58
59

You might also like