You are on page 1of 117

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
Chương 3 – ALKENE VÀ ALKYNE

3
4
3.1. Định nghĩa và phân loại (definition and classification)
 Hydrocarbon có chứa một liên kết đôi carbon-carbon
được gọi là alkene; những hydrocarbon có chứa liên kết
ba carbon-carbon là alkyne. Các công thức chung của
chúng là:

 Cả hai loại hydrocarbon này đều không bão hòa vì


chúng chứa ít hydrogen trên mỗi carbon hơn alkane
(CnH2n+2).
 Alkane có thể thu được từ alkene hoặc alkyne bằng
cách thêm 1 hoặc 2 mol hydrogen:

5
(3.1)

 Vẫn có các hợp chất có nhiều hơn một liên kết đôi hoặc
ba. Nếu có hai liên kết đôi, các hợp chất này được gọi là
alkadiene, hay thông thường là diene.
 Ngoài ra còn có triene, tetraene, và thậm chí polyene
(các hợp chất có nhiều liên kết đôi, từ tiếng Hy Lạp poly,
nhiều).
 Polyene giữ vai trò màu sắc của cà rốt (β-carotene) và
cà chua (lycopene).
 Các hợp chất có nhiều hơn một liên kết ba, hoặc có
đồng thời liên kết đôi và ba, cũng đã được biết đến. 6
7
 Khi hai hoặc nhiều liên kết đa có trong một phân tử, cần
phân loại cấu trúc thêm, tùy vào vị trí tương đối của các
liên kết đa.
 Liên kết đôi được gọi là liền kề (cumulated) khi chúng
nằm ngay cạnh nhau.
 Khi liên kết đa xen kẽ với các liên kết đơn, chúng được
gọi là liên hợp (conjugated).
 Khi nhiều hơn một liên kết đơn giữa các liên kết đa, cấu
trúc này không liên hợp (nonconjugated).

8
3.2. Danh pháp (nomenclature)
 Quy tắc IUPAC để gọi tên alkene và alkyne tương tự như
alkane, nhưng phải thêm một vài quy tắc để gọi tên và
xác định vị trí liên kết đa.

9
1. Phần cuối -ene được sử dụng để chỉ một liên kết đôi
carbon-carbon. Khi có nhiều hơn một liên kết đôi, kết
thúc là -diene, -triene, …..
 Kết thúc -yne được sử dụng cho liên kết ba (-diyne cho
hai liên kết ba, …). Các hợp chất có một liên kết đôi và
một liên kết ba là -enyne.
2. Chọn mạch carbon dài nhất bao gồm cả carbon của liên
kết đôi hoặc ba. Ví dụ:

10
3. Đánh số mạch carbon sao cho liên kết đa mang chỉ số
nhỏ nhất có thể được.

 Nếu liên kết đa có số như nhau khi đi từ cả hai đầu


mạch, ưu tiên đánh số sao cho nhánh đầu tiên có số nhỏ
nhất.

4. Xác định vị trí liên kết đa theo số thứ tự của carbon nhỏ
hơn trong hai carbon liên kết đa. Ví dụ:

11
5. Nếu có nhiều liên kết đa, đánh số mạch sao cho liên kết
đa đầu tiên có số nhỏ nhất.

 Nếu liên kết đôi và liên kết ba có số như nhau khi đi từ


cả hai đầu mạch thì ưu tiên liên kết đôi có số thứ tự nhỏ
nhất. Ví dụ:

 Hãy coi các quy tắc trên được áp dụng như thế nào. Hai
hợp chất đầu tiên của hai nhóm là:

12
 Tên gốc eth- hoặc prop- cho chúng ta biết được có bao
nhiêu nguyên tử carbon, và tận cùng -ane, -ene hoặc -yne
cho biết loại liên kết là đơn, đôi, hay ba. Trường hợp này
không cần đánh số, vì chỉ có một công thức.
 Với bốn carbon, cần phản đánh số để xác định vị trí liên
kết đôi hoặc liên kết ba.

 Các nhánh được gọi tên bình thường.

13
 Lưu ý các quy tắc được áp dụng trong các ví dụ sau:

 Với hydrocarbon vòng, chúng ta bắt đầu đánh số từ


carbon của liên kết đa.

14
15
16
 Ngoài các quy tắc IUPAC, cũng cần phải biết tên gọi
thông thường của chúng. Ví dụ, các hợp chất đơn giản
nhất của nhóm alkene và alkyne thường được gọi bằng
các tên thông thường như ethylene, acetylene và
propylene.

 Còn có hai nhóm có tên thông thường phổ biến, là nhóm


vinyl và nhóm allyl (tên theo IUPAC được để trong ngoặc
đơn)

17
3.3. Một số điều cần biết về liên kết đôi (some facts
about double bonds)
 Liên kết đôi carbon-carbon có một số điểm khác biệt so
với liên kết đơn. Ví dụ, mỗi carbon của liên kết đôi liên
kết với chỉ ba nguyên tử khác (thay vì bốn nguyên tử,
như carbon tứ diện lai hóa sp3). Chúng ta gọi các carbon
đó là tam giác phẳng (trigonal).
 Ngoài ra, hai nguyên tử carbon của liên kết đôi và bốn
nguyên tử gắn với chúng cùng nằm trong một mặt
phẳng. Điều này được thể hiện trong hình 3.1 đối với
ethylene. Góc liên kết H−C−H và H−C=C trong ethylene
xấp xỉ 120o. 18
 Ở liên kết đơn có sự quay quanh trục, tuy nhiên, sự quay
ấy bị cản trở trong liên kết đôi. Ethylene không có cấu
trạng khác ngoại trừ cấu trạng phẳng này.
 Carbon liên kết đôi mang hai nguyên tử hydrogen không
quay so với carbon đối diện.
 Liên kết đôi ngắn hơn liên kết đơn

19
 Những điểm khác nhau giữa liên kết đơn và liên kết đôi
được tóm tắt trong bảng 3.1. Hãy xem mô hình orbital liên
kết giải thích cấu trúc và tính chất của liên kết đôi như thế
nào.

20
3.4. Mô hình orbital của liên kết đôi; liên kết pi (the
orbital model of a double bonds; the pi bond)
 Hình 3.2 cho thấy làm cách nào orbital nguyên tử của
carbon tạo thành dạng hình tam giác, và liên kết với chỉ
có ba nguyên tử khác. Chúng ta kết hợp ba orbital lại để
tạo ra ba orbital sp2 tương đương nhau (được gọi là sp2
bởi vì chúng được hình thành bằng cách kết hợp một
orbital s và hai orbital p). Các orbital nằm trong một mặt
phẳng và được hướng đến các góc của một tam giác
đều. Góc giữa chúng là 120o. Góc này được ưu tiên để
cho lực đẩy giữa các điện tử trong mỗi orbital là tối
thiểu. Ba điện tử hóa trị được đặt trong ba orbital sp2.
Điện tử hóa trị thứ tư được đặt trong orbital 2p còn lại,
trục của nó vuông góc với mặt phẳng được hình thành
bởi các orbital sp2 (xem hình 3.3). 21
 Nhưng nếu loại bỏ hydrogen khỏi nguyên tử carbon ở
giữa thì sẽ cho nhóm nhóm isopropyl (hoặc 1-
methylethyl)

22
 Bây giờ chúng ta hãy xem điều gì xảy ra khi hai carbon lai
hóa sp2 tiến lại nhau để tạo thành liên kết đôi. Quá trình
này có thể xảy ra theo từng bước như trong hình 3.4.
 Một trong hai liên kết, được hình thành bởi sự xen phủ
của hai orbital sp2, là liên kết sigma (s ). Liên kết thứ hai
của liên kết đôi được hình thành theo cách khác. Nếu hai
nguyên tử carbon được sắp xếp sao cho orbital p trên
mỗi carbon song song, có thể xen phủ lên nhau, như thể
hiện ở hình cuối cùng trong hình 3.4. Liên kết được hình
thành bởi sự xen phủ orbital p bên cạnh được gọi là liên
kết pi (p ). Liên kết trong ethylene được tóm tắt trong hình
3.5

23
 Mô hình orbital giải thích được các liên kết đôi liệt kê
trong bảng 3.1.
 Sự xoay liên kết đôi bị hạn chế bởi vì, để sự quay xảy ra
thì phải "phá vỡ" liên kết pi, như trong hình 3.6.
 Đối với ethylene, phải mất khoảng 62 kcal/mole (259
kJ/mole) để phá vỡ liên kết pi, năng lượng nhiệt cần thiết
này nhiều hơn lượng nhiệt có sẵn ở nhiệt độ phòng.
 Khi liên kết pi còn nguyên vẹn, các orbital sp2 của mỗi
carbon nằm trong một mặt phẳng duy nhất. Góc 120o giữa
các orbital này giảm thiểu lực đẩy giữa các điện tử trong
chúng.
 Cuối cùng, liên kết đôi carbon-carbon ngắn hơn các liên
kết đơn bởi vì hai cặp điện tử không liên kết hút các nhân
gần nhau hơn một cặp.
24
25
26
 Tóm lại, theo mô hình orbital, liên kết đôi carbon-carbon
bao gồm một liên kết sigma và một liên kết pi. Hai điện tử
trong liên kết sigma nằm dọc theo trục liên nhân; hai điện
tử trong liên kết pi nằm trong một vùng không gian ở trên
và dưới mặt phẳng được hình thành bởi hai nguyên tử
carbon và bốn nguyên tử gắn vào chúng. Các điện tử p
“lộ ra” (exposed) nhiều hơn so với các điện tử σ và như
vậy chúng sẽ dễ bị tấn công bởi nhiều tác nhân thân điện
tử khác nhau (xem hình 3.7).

27
 Nhưng trước khi chúng ta xem xét các phản ứng tại liên
kết đôi, hãy tìm hiểu vài điều xung quanh việc liên kết đôi
bị giới hạn sự quay quanh liên kết C=C.

3.5. Đồng phân cis – trans của alkene (cis – trans


isomerism in alkenes)

 Bởi vì sự quay quanh liên kết đôi carbon-carbon bị hạn


chế, đồng phân cis-trans (đồng phân hình học) có thể xảy
ra trong alkene mang nhóm thế thích hợp. Ví dụ, 1,2-
dichloroethene tồn tại dưới hai dạng khác nhau:

28
 Các đồng phân lập thể này không dễ dàng chuyển đổi
bằng cách quay xung quanh liên kết đôi ở nhiệt độ
phòng.
 Giống như các đồng phân cis-trans của cycloalkane,
chúng là các đồng phân cấu hình và có thể tách ra khỏi
nhau bằng cách chưng cất, tận dụng sự khác biệt trong
nhiệt độ sôi của chúng.

29
 Các đồng phân hình học của alkene có thể chuyển đổi
nếu được cung cấp năng lượng đủ để phá vỡ liên kết pi
và cho phép sự quay diễn ra trên liên kết sigma (phương
trình 3.2).
 Năng lượng cần thiết đó ở dạng ánh sáng hoặc nhiệt. Sự
chuyển đổi không xảy ra dưới điều kiện bình thường
trong phòng thí nghiệm.

30
3.6. So sánh phản ứng cộng và phản ứng thế (addition
and substitution reactions compared)
 Chúng ta đã thấy trong chương 2, ngoài phản ứng cháy,
phản ứng phổ biến nhất của alkane là phản ứng thế (ví dụ
phản ứng halogen hóa). Phản ứng này có thể được biểu
diễn bằng phương trình chung.
(3.3)

 Trong đó R−H đại diện cho alkane và A−B là phân tử


halogen.
 Mặt khác, với alkene phản ứng thông thường nhất là
phản ứng cộng (addition):

(3.4)

31
 Trong phản ứng cộng, nhóm A của chất phản ứng A−B
được gắn với một nguyên tử carbon của liên kết đôi,
nhóm B sẽ gắn với nguyên tử carbon còn lại, và sản
phẩm chỉ có một liên kết đơn giữa hai nguyên tử carbon.
 Những thay đổi nào trong liên kết diễn ra ở phản ứng
cộng? Các liên kết pi của alkene bị phá vỡ, và các liên kết
sigma của tác chất cũng vậy. Hai liên kết sigma mới được
hình thành.
 Nói cách khác, đã có sự phá vỡ một liên kết pi và một liên
kết sigma, và tạo ra hai liên kết sigma. Bởi vì liên kết
sigma thường mạnh hơn liên kết pi.

32
3.7. Phản ứng cộng phân cực (polar addition reactions)
 Nhiều tác chất được cộng vào liên kết đôi theo quy trình
hai bước. Trong phần này, chúng ta sẽ xem các ví dụ của
loại phản ứng này, sau đó sẽ tìm hiểu chi tiết cơ chế của
nó.

3.7.a. Phản ứng cộng halogen (addition of halogens)


 Alkene dễ dàng cộng chlorine hoặc bromine

33
 Thông thường halogen được hòa tan trong dung môi trơ
như tri- hoặc tetrachloromethane, sau đó cho từ từ dung
dịch này tác dụng với alkene. Phản ứng xảy ra gần như
tức thời tại nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn. Không cần
cung cấp ánh sáng hay gia nhiệt như phản ứng thế.

34
 Phản ứng cộng bromine có thể được sử dụng làm phép
thử hóa học cho sự hiện diện của hợp chất bất bão hòa.

 Dung dịch bromine trong tetrachloromethane có màu nâu


sẫm đậm, hợp chất bất bão hòa và sản phẩm cộng
bromine của nó thường không màu.

 Khi dung dịch bromine được thêm vào hợp chất bất bão
hòa, màu bromine biến mất. Nếu hợp chất đang được thử
nghiệm là bão hòa, nó sẽ không phản ứng với bromine
trong những điều kiện này, và màu sắc vẫn còn.

35
3.7.b. Phản ứng cộng nước (addition of water:
hydration)
 Nước sẽ cộng vào alkene khi có mặt xúc tác acid. Sản
phẩm thu được là một alcohol.

36
 Phản ứng này cần xúc tác acid do phân tử nước trung
hòa, không có đủ tính acid để cung cấp proton bắt đầu
phản ứng.
 Cơ chế từng bước của phản ứng này được trình bày sau,
ở phần 3.20.
 Phản ứng hydrate hóa được sử dụng trong công nghiệp
và cả trong phòng thí nghiệm để điều chế alcohol từ
alkene.

37
3.7.c. Phản ứng cộng acid (addition of acid)
 Có rất nhiều acid được dùng để cộng vào liên kết đôi của
alkene. Ion hydrogen (hoặc proton) gắn vào một carbon
của liên kết đôi, và phần còn lại của acid kết nối với
carbon kia.

(3.9)

 Acid được cộng vào bằng cách này là các hydrogen


halide (H−F, H−Cl, H−Br, H−I) và sulfuric acid (H−OSO3H).
Dưới đây là hai phản ứng thường gặp:

38
 Trước khi tìm hiểu về cơ chế phản ứng, chúng ta tìm hiểu
một dạng phản ứng khác. 39
3.8. Phản ứng cộng tác chất bất đối xứng vào alkene
bất đối xứng; quy tắc Markovnikov (addition of
unsymmetric reagents to unsymmetric alkenes;
Markovnikov’s rule)

 Cơ cấu của tác chất và alkene có thể phân loại thành đối
xứng (symmetric) hoặc bất đối xứng (unsymmetric).

 Bảng 3.2 thể hiện điều này. Nếu tác chất và/hoặc alkene là
đối xứng, thì chỉ có một sản phẩm cộng.

 Nhưng nếu cả tác chất và alkene bất đối xứng, về nguyên


tắc, có thể tạo thành hai sản phẩm.

40
41
 Sản phẩm của phương trình 3.12 thỉnh thoảng được gọi
là các đồng phân chọn lọc vùng (regioisomer).
 Nếu kiểu phản ứng này chỉ cho ra một trong hai sản
phẩm bất kì, phản ứng được gọi là phản ứng đặc trưng
vùng (regiospecific).
 Nếu chỉ cho ra một sản phẩm chính, đó là phản ứng chọn
lọc vùng (regioselective).

 Xét ví dụ cụ thể, phản ứng cộng nước của propene trong


môi trường acid. Về nguyên tắc, có thể có hai sản phẩm:
1-propanol hoặc 2-propanol.

42
(3.13)

 Hydrogen của nước có thể cộng vào C-1 và nhóm


hydroxyl vào C-2 của propane, hoặc ngược lại.
 Khi tiến hành thực nghiệm, chỉ quan sát thấy có một sản
phẩm. Đây là phản ứng cộng chọn lọc vùng và chỉ cho ra
2-propanol.
 Hầu hết các phản ứng cộng của alkene cho thấy sự hình
thành chỉ (hoặc chủ yếu) một trong hai sản phẩm cộng.
Dưới đây là một số ví dụ: 43
44
 Lưu ý rằng các tác chất đều phân cực. Sau khi nghiên
cứu một số phản ứng cộng như vậy, nhà hoá học người
Nga Vladimir Markovnikov đã đưa ra quy tắc sau đây từ
hơn 100 năm trước: Khi một tác chất bất đối xứng cộng
vào một alkene bất đối xứng, phần dương điện của tác
chất sẽ liên kết với carbon của liên kết đôi mang nhiều
nguyên tử hydrogen nhất.

 Bây giờ chúng ta sẽ giải thích một cách hợp lý quy tắc
Markovnikov theo lý thuyết hóa học hiện đại. 45
3.9. Cơ chế của phản ứng cộng thân điện tử vào
alkene (mechanism of electrophilic addition to alkenes)
 Các điện tử pi của liên kết đôi được tiếp xúc nhiều với tác
chất hơn là các điện tử sigma.
 Liên kết pi cũng yếu hơn so với liên kết σ. Các điện tử pi
này có liên quan đến phản ứng cộng của alkene. Liên kết
đôi cung cấp điện tử pi cho tác nhân thân điện tử (xem
hình 3.7).
 Các tác chất phân cực có thể được phân loại dưới dạng
tác nhân thân điện tử hoặc tác nhân thân hạch.
 Tác nhân thân điện tử (electrophile) là những tác chất
nghèo điện tử; trong phản ứng với phân tử khác, chúng
hướng đến các điện tử. Chúng thường là các ion dương
(cation) hoặc các hợp chất thiếu điện tử.
46
 Mặt khác, tác nhân thân hạch (nucleophile) giàu điện tử;
chúng tạo thành các liên kết bằng cách cho điện tử vào
tác nhân thân điện tử

(3.17)

 Bây giờ chúng ta hãy xem xét cơ chế phản ứng cộng
phân cực vào liên kết đôi carbon-carbon, cụ thể là phản
ứng cộng acid vào alkene. Do có điện tử pi, liên kết đôi
carbon-carbon là một tác nhân thân hạch. Proton (H+) là
tác nhân thân điện tử tác kích. Khi proton tiếp cận liên kết
pi, hai điện tử pi được sử dụng để tạo thành một liên kết
sigma giữa proton và một trong hai nguyên tử carbon.
Bởi vì liên kết này sử dụng cả hai điện tử pi, nên carbon
còn lại mang điện tích dương, tạo ra một carbocation.
47
(3.18)

 Tuy nhiên, các carbocation cực kỳ nhạy vì chỉ có sáu điện


tử (thay vì tám điện tử) xung quanh carbon tích điện
dương. Carbocation nhanh chóng kết hợp với hợp chất
có thể cung cấp cho nó hai điện tử, đó là các tác nhân
thân hạch.

(3.19)

48
 Các ví dụ về phản ứng cộng của H−Cl, H−OSO3H, và
H−OH vào alkene

49
 Trong các phản ứng này, tác nhân thân điện tử H+ đầu
tiên thêm vào alkene để tạo thành một carbocation. Sau
đó, carbocation kết hợp với một tác nhân thân hạch,
trong những ví dụ này là ion chloride, ion bisulfate hoặc
phân tử nước.
 Với hầu hết các alkene, bước đầu tiên trong quá trình này
là sự hình thành carbocation - chậm hơn bước thứ hai.
Các carbocation thường phản ứng kết hợp với tác nhân
thân hạch cực kỳ nhanh. Do bước đầu tiên của các phản
ứng này là sự tác kích của tác nhân thân điện tử, cho nên
chúng có tên gọi là phản ứng cộng thân điện tử
(electrophilic addition reaction)

50
 Phản ứng cộng thân điện tử của halogen (Cl2 và Br2) vào
alkene xảy ra theo cách tương tự. Mặc dù cơ chế không
.. giống hệt đối với acid, nhưng kết quả cuối cùng cũng
giống nhau. Ví dụ, khi một phân tử Br2 tiếp cận liên kết pi
của alkene, liên kết Br−Br sẽ trở nên phân cực:

 Nguyên tử Br gần với liên kết pi hình thành một phần điện
tích dương và do đó trở thành tác nhân thân điện tử,
trong khi nguyên tử Br còn lại mang một phần điện tích
âm và trở thành tác nhân thân hạch. Mặc dù không thể
nói được gì từ sản phẩm, nhưng phản ứng đó xảy ra theo
quy tắc Markovnikov.
51
52
3.10. Giải thích quy tắc Markovnikov (Markovnikov’s
rule explained)
 Để giải thích quy tắc Markovnikov, xét ví dụ phản ứng
cộng của H−Cl vào propene. Đầu tiên là cộng proton vào
liên kết đôi. Có thể xảy ra theo hai đường, tạo thành
cation isopropyl hoặc cation propyl.

(3.21)

53
 Trong giai đoạn này của phản ứng, cấu trúc của sản
phẩm đã được xác định; khi kết hợp với ion chloride,
cation isopropyl chỉ tạo thành 2-chloropropane, và cation
propyl chỉ cho ra 1-chloropropane. Sản phẩm quan sát
được duy nhất là 2-chloropropane, do đó chúng ta phải
kết luận rằng proton thêm vào C-1 chỉ để tạo thành cation
isopropyl. Tại sao?
 Carbocation được phân loại thành bậc một (primary), bậc
hai (secondary) hoặc bậc ba (tertiary), tùy theo carbon
mang điện tích dương được gắn một nhóm, hai nhóm,
hoặc ba nhóm tương ứng. Theo nhiều nghiên cứu, độ bền
của carbocation giảm dần theo thứ tự:
54
 Lí do có sự sắp xếp này là: Carbocation bền hơn khi điện
tích dương được an định. Đối với cation alkyl, sự an định
này xảy ra bởi sự dịch chuyển mật độ điện tử lên carbon
mang điện dương từ các liên kết sigma C−H và C−C liên
kết với orbital trống trên nguyên tử carbon dương điện
(hình 3.9). Nếu carbon dương điện được bao quanh bởi
các nguyên tử carbon khác (các nhóm alkyl), thay vì bởi
các nguyên tử hydrogen, sẽ có thêm các liên kết C−H và
C−C cung cấp điện tử để giúp an định điện tích. Đây là lý
do chính cho thứ tự an định quan sát được của
carbocation. 55
 Quy tắc Markovnikov có thể được điều chỉnh lại theo
thuật ngữ hiện đại và tổng quát hơn: Phản ứng cộng thân
điện tử của một tác chất bất đối xứng vào liên kết đôi bất
đối xứng diễn ra theo cách an định carbocation.
56
57
 Thảo luận về quy tắc của Markovnikov, có hai câu hỏi
được đặt ra:
(1) Dưới điều kiện nào thì phản ứng có thể tiến hành?
(2) Phản ứng xảy ra nhanh như thế nào?
Chúng ta sẽ xem xét các câu hỏi này một cách ngắn
gọn trong hai phần tiếp theo trước khi tiếp tục khảo sát
phản ứng của alkene.

3.11. Cân bằng phản ứng: Khi nào phản ứng diễn ra?
(Reaction equilibrium: what makes a reaction go?)
 Phản ứng hóa học có thể diễn ra theo hai hướng. Các
phân tử tác chất có thể tạo thành phân tử sản phẩm, và
phân tử sản phẩm có thể tạo thành lại các phân tử tác
chất. Đối với phản ứng:
58
(3.22)

 Chúng ta biểu diễn cân bằng hóa học cho phản ứng thuận
và nghịch theo phương trình sau:

(3.23)

 Trong phương trình này, Keq là hằng số cân bằng


(equilibrium constant), bằng nồng độ của sản phẩm chia
cho nồng độ tác chất (chữ cái thường như a, b, c, d là số
phân tử tác chất và sản phẩm trong phương trình cân
bằng).
 Hằng số cân bằng cho chúng ta biết hướng ưu tiên của
phản ứng. Nếu Keq lớn hơn 1, sự hình thành sản phẩm C
và D được ưu tiên hơn việc hình thành tác chất A và B.
Hướng phản ứng khi này từ trái qua phải. 59
 Điều gì quyết định liệu một phản ứng dịch chuyển sang
phải, tạo thành sản phẩm?
 Phản ứng sẽ xảy ra khi các sản phẩm có năng lượng thấp
hơn (bền hơn) so với tác chất. Một phản ứng mà trong đó
sản phẩm có năng lượng cao hơn tác chất sẽ dịch
chuyển sang trái, tạo thành tác chất.
 Khi sản phẩm có năng lượng thấp hơn tác chất, nhiệt sẽ
tỏa ra trong suốt phản ứng. Ví dụ, nhiệt tỏa ra khi acid
như hydrogen bromide (HBr) cộng vào ethene (phương
trình 3.24). Phản ứng như vậy gọi là phản ứng tỏa nhiệt
(exothermic).

(3.24)

60
 Mặt khác, cần phải cung cấp nhiệt để ethane tạo thành hai
gốc methyl tự do. Phản ứng như vậy gọi là phản ứng thu
nhiệt (endothermic). Thuật ngữ được các các nhà hóa
học sử dụng để thể hiện năng lượng nhiệt là enthalpy và
được kí hiệu bằng chữ H. Sự chênh lệch enthalpy giữa
sản phẩm và tác chất được kí hiệu là ΔH.
 Đối với phản ứng cộng HBr vào ethene, sản phẩm
(bromoethane) bền hơn tác chất (ethene và HBr), và phản
ứng dịch chuyển về bên phải. Trong phản ứng này, ΔH âm
(nhiệt tỏa ra), và Keq lớn hơn 1 (hình 3.10a). Đối với sự
hình thành hai gốc methyl tự do từ ethane, ΔH dương
(hấp thu nhiệt), và Keq nhỏ hơn 1 (hình 3.10b).


61
62
3.12. Vận tốc phản ứng: Phản ứng xảy ra nhanh như
thế nào? (Reaction rates: How fast does a reaction go?)

 Hằng số cân bằng của phản ứng cho biết sản phẩm có
bền hơn tác chất hay không.
 Tuy nhiên, hằng số cân bằng không cho biết bất cứ điều
gì về tốc độ phản ứng.
 Ví dụ, hằng số cân bằng cho phản ứng của xăng với
oxygen là rất lớn, nhưng xăng có thể được xử lý an toàn
trong không khí vì phản ứng rất chậm, trừ khi một tia lửa
được sử dụng để bắt đầu đốt. Vận tốc của phản ứng cộng
HBr vào ethene cũng rất chậm, mặc dù phản ứng là tỏa
nhiệt.
63
 Để phản ứng, các phân tử phải va chạm với nhau với
năng lượng đủ và đúng hướng để có thể xảy ra sự phá
vỡ và tạo mới các liên kết. Năng lượng cần thiết cho quá
trình này là rào cản đối với phản ứng, và rào cản năng
lượng càng cao thì phản ứng càng chậm.
 Các nhà hóa học sử dụng giản đồ năng lượng phản ứng
để cho thấy sự thay đổi năng lượng xảy ra trong quá trình
phản ứng. Hình 3.11 cho thấy giản đồ năng lượng phản
ứng của phản ứng cộng phân cực acid HBr vào ethene
(phương trình 3.24). Phản ứng này xảy ra theo hai bước.
Trong bước đầu tiên, khi một proton được cộng vào liên
kết đôi, liên kết p của alkene bị phá vỡ và một liên kết σ
C−H được hình thành, cho ra một sản phẩm trung gian
carbocation.
64
 Phía bên trái của giản đồ biểu diễn năng lượng của tác
chất. Khi liên kết p bị phá vỡ và liên kết σ mới bắt đầu
hình thành, cấu trúc được hình thành khi tác chất đạt tới
năng lượng tối đa. Cấu trúc này với năng lượng cực đại
được gọi là trạng thái chuyển tiếp (transition state) cho
bước đầu tiên. Cấu trúc này không thể cô lập được và
tiếp tục thay đổi cho đến khi sản phẩm carbocation của
bước đầu tiên được hình thành hoàn toàn.
 Sự khác biệt về năng lượng giữa trạng thái chuyển tiếp
và tác chất được gọi là năng lượng hoạt hóa, Ea
(activation energy). Chính năng lượng này quyết định tốc
độ phản ứng. Nếu Ea lớn, phản ứng sẽ chậm. Ea nhỏ có
nghĩa là phản ứng sẽ tiến hành nhanh.

65
 Trong bước thứ hai của phản ứng, một liên kết σ carbon-
bromine mới được hình thành. Một lần nữa, sự tiếp cận
của ion bromide tới carbon dương điện của carbocation
trung gian làm cho năng lượng tăng lên tối đa.
 Cấu trúc ở mức năng lượng tối đa này là trạng thái
chuyển tiếp của bước thứ hai. Sự khác biệt năng lượng
giữa carbocation và trạng thái chuyển tiếp này là năng
lượng hoạt hóa Ea cho bước thứ hai này. Cấu trúc này
không thể cô lập và tiếp tục thay đổi cho đến khi liên kết
σ được hình thành hoàn chỉnh, hoàn thành việc hình
thành sản phẩm.

66
67
 Lưu ý trong hình 3.11 rằng mặc dù sản phẩm cuối cùng
của phản ứng có năng lượng thấp hơn tác chất, tác chất
phải vượt qua hai rào cản năng lượng (Ea1 và Ea2), cho
mỗi bước của phản ứng.
 Giữa hai trạng thái chuyển tiếp, chất trung gian
carbocation ở mức năng lượng tối thiểu cao hơn tác chất
hoặc sản phẩm. Bước đầu tiên của phản ứng là quá trình
thu nhiệt, bởi vì sản phẩm trung gian carbocation có năng
lượng cao hơn tác chất. Bước thứ hai là tỏa nhiệt vì sản
phẩm có năng lượng thấp hơn carbocation. Phản ứng
chung là tỏa nhiệt, bởi vì sản phẩm có năng lượng thấp
hơn tác chất. Tuy nhiên, vận tốc phản ứng được xác định
bởi rào cản năng lượng cao nhất, Ea1. Năng lượng hoạt
hóathứ hai, Ea2, rất thấp so với năng lượng hoạt hóa của
bước đầu tiên. 68
69
70
 Chúng ta hãy xem vận tốc phản ứng liên quan đến quy
tắc Markovnikov như thế nào.
Trong phản ứng cộng thân điện tử, carbocation nào bền
hơn được hình thành nhanh hơn carbocation kém bền.
Điều này là do carbocation bền hơn có năng lượng thấp
hơn carbocation kém bền, và do đó năng lượng hoạt hóa
Ea của sự hình thành carbocation bền cũng thấp hơn.
 Ví dụ, cation isopropyl và propyl có thể được hình thành
từ propene và H+ (phương trình 3.21), nhưng cation
isopropyl bền hơn (nghĩa là năng lượng thấp hơn nhiều) so
với propyl (hình 3.12).

71
 Sự tạo thành cation isopropyl có năng lượng hoạt hóa
thấp hơn Ea và do đó, carbocation isopropyl được hình
thành nhanh hơn so với cation propyl.
 Do đó, tính chọn lọc của phản ứng cộng thân điện tử là
kết quả của sự cạnh tranh ở bước đầu tiên, trong đó
carbocation nào bền hơn được hình thành với tốc độ
nhanh hơn
 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng là
nhiệt độ và chất xúc tác. Gia nhiệt phản ứng thường làm
tăng tốc độ phản ứng khi cung cấp cho phân tử tác chất
nhiều năng lượng để vượt qua rào cản năng lượng hoạt
hóa. Các chất xúc tác đẩy nhanh phản ứng bằng cách cung
cấp một con đường thay thế cho phản ứng, trong đó năng
lượng hoạt hóa thấp hơn. Enzyme đóng vai trò này trong
các phản ứng sinh hóa. 72
3.13. Phản ứng hydrobor hóa alkene (hydroboration of
alkenes)
 Phản ứng hydrobor hóa được khám phá bởi Giáo sư
Herbert C. Brown (1912–2004). Phản ứng này rất hữu
dụng trong tổng hợp, nó đã giúp Brown có được Giải
Nobel vào năm 1979.
 Ở đây, chúng ta chỉ mô tả một ví dụ cụ thể của phản ứng
hydroborate hóa, quy trình tổng hợp alcohol từ alkene
theo hai bước.
 Phản ứng hydrobor hóa có liên quan đến việc cộng liên
kết hydrogen-boron vào một alkene. Từ các giá trị độ âm
điện được liệt kê trong Bảng 1.4, liên kết H−B< phân cực
với hydrogen d− và boron d+. Phản ứng cộng xảy ra sao
cho boron (tác nhân thân điện tử) cộng vào carbon ít
nhóm thế 73
(3.25)

 Do đó, nó giống như phản ứng cộng thân điện tử vào


alkene như thường, theo quy tắc Markovnikov, mặc dù sự
cộng xảy ra đồng thời (nghĩa là việc phá vỡ liên kết và tạo
mới liên kết xảy ra trong một bước)

74
 Do có ba liên kết B−H, một phân tử borane BH3 có thể
phản ứng với ba phân tử alkene. Ví dụ, propene tạo thành
tri-n-propylborane.

 Các trialkylborane được điều chế theo cách này thường


không cô lập được nhưng được xử lý bằng một số tác
chất khác để có được sản phẩm mong muốn cuối cùng.
Ví dụ, trialkylborane có thể bị oxid hóa bởi hydrogen
peroxide và base để tạo thành alcohol.

75
 Phản ứng này được gọi là clo hóa. Quá trình này là phản
ứng thế, một chlorine thay thế một hydrogen.
 Phản ứng xảy ra tương tự gọi là brom hóa khi nguồn
halogen là brom.

 Một ưu điểm lớn của quy trình hydrobor hóa – oxid hóa
này là điều chế được alcohol mà không thể điều chế
được bằng phản ứng hydrate hóa alkene trong môi
trường acid.

76
 Sản phẩm cuối cùng của quy trình hydrobor hóa theo hai
bước này là sản phẩm cộng nước vào liên kết đôi nhưng
không theo quy tắc Markovnikov.

77
78
3.14. Phản ứng cộng hydrogen (addition of hydrogen)
 Hydrogen được cộng vào alkene khi có mặt xúc tác. Phản
ứng này gọi là phản ứng hydrogen hóa.

(3.29)

 Xúc tác thường dùng là kim loại chuyển tiếp như nickel,
platinum, hoặc palladium. Những kim loại này hấp thu khí
hydrogen lên bề mặt và hoạt hóa liên kết hydrogen –
hydrogen. Các nguyên tử hydrogen thường được cộng
vào từ bề mặt của xúc tác vào liên kết đôi theo cùng một
phía.
 Ví dụ, 1,2-dimethylcyclopentene cho ra sản phẩm chính là
cis-1,2-dimethylcyclopentane.
79
 Phản ứng hydrogen hóa liên kết đôi thường được dùng
để chuyển đổi dầu thực vật thành margarine và các chất
béo khác.

3.15. Phản ứng vào hệ liên hợp (addition to conjugated


systems)

3.15.a Phản ứng cộng thân điện tử vào dien liên hợp
(electrophilic additions to conjugated diens)

80
 Liên kết đôi và đơn của các hệ liên hợp gây ra những vấn
đề cho phản ứng cộng của chúng.
 Khi 1 mole HBr cộng vào 1 mole 1,3-butadiene, thu được
kết quả khá ngạc nhiên. Có hai sản phẩm được cô lập.

81
 Ở một trong những sản phẩm này, HBr được cộng vào
một trong hai liên kết đôi, liên kết đôi khác vẫn tồn tại ở vị
trí ban đầu. Chúng ta gọi đây là sản phẩm cộng 1,2 (1,2-
addition).
 Sản phẩm khác khá bất ngờ. Hydrogen và bromine được
cộng vào carbon-1 và carbon-4 của diene ban đầu, và
xuất hiện một liên kết đôi mới giữa carbon-2 và carbon-3.
 Quá trình này được gọi là cộng 1,4 (1,4-addition), thường
xảy ra với phản ứng cộng thân điện tử của hệ liên hợp.
 Làm thế nào chúng ta có thể giải thích điều này?

82
 Trong bước đầu tiên, proton cộng vào nguyên tử cacbon
cuối cùng theo quy tắc Markovnikov

 Carbocation tạo thành được an định nhờ sự cộng hưởng;


thật ra, đây là hai công thức cộng hưởng của nhau.

 Điện tích dương được an định trên carbon-2 và carbon-4.


Ở bước tiếp theo, khi carbocation phản ứng với ion
bromide (tác nhân thân hạch), ion này có thể tác kích vào
carbon-2 để tạo thành sản phẩm cộng 1,2 hoặc vào
carbon-4 để tạo thành sản phẩm cộng 1,4.
83
84
3.15.b Phản ứng cộng tạo vòng của dien liên hợp
(cycloaddition to conjugated diens: the Diels – Alder
reaction)
 Hệ diene liên hợp diễn ra phản ứng cộng 1,4 khác khi tác
dụng với alkene (hoặc alkyne).
 Ví dụ đơn giản nhất là phản ứng cộng ethylene vào 1,3-
butadiene để tạo thành cyclohexene.

85
 Phản ứng cộng tạo ra sản phẩm vòng. Phản ứng cộng tạo
vòng này, chuyển đổi ba liên kết p thành hai liên kết σ và
một liên kết p mới, và được gọi là phản ứng Diels-Alder,
theo tên của Otto Diels và Kurt Alder.
 Nó rất hữu dụng trong việc tạo ra các hợp chất vòng, và
đạt Giải Nobel 1950 về hóa học. Giống như phản ứng
hydrobor hóa (phần 3.13), phản ứng này diễn ra đồng
thời. Tất cả các liên kết bị phá vỡ và liên kết mới được
hình thành cùng một lúc.
86
 Hai tác chất của phản ứng: một chất là diene và một chất
thân diene (dienophile).
 Ví dụ đơn giản trong phương trình 3.35 không phải là
phản ứng điển hình của hầu hết các phản ứng Diels-
Alder, bởi vì nó chỉ xảy ra dưới áp suất và không cho hiệu
suất cao.
 Tuy nhiên, phản ứng này có hiệu suất tốt khi thực hiện ở
nhiệt độ trung bình nếu chất thân diene có các nhóm rút
điện tử gắn vào, như trong các ví dụ sau:

(3.36)

(3.37)

87
88
3.16. Phản ứng cộng gốc tự do; polyethylene (free-
radical additions; polyethylene)

 Một số tác chất cộng vào alkene theo cơ chế gốc tự do


thay vì cơ chế ion. Từ quan điểm sản xuất thương mại,
phản ứng cộng gốc tự do này đóng vai trò quan trọng để
tạo polymer.
 Polymer là một phân tử lớn, thường có trọng lượng phân
tử cao, được xây dựng từ các đơn vị nhỏ lặp đi lặp lại.
Phân tử đơn giản được lặp đi lặp lại đó gọi là monomer,
và quá trình chuyển đổi monomer thành polymer được
gọi là quá trình polymer hóa (polymerization).

89
 Phản ứng polymer hóa gốc tự do của ethylene tạo ra
polyethylene, một vật liệu được sản xuất với quy mô rất
lớn (hơn 150 tỷ pounds trên toàn thế giới mỗi năm).
 Phản ứng được thực hiện bằng cách gia nhiệt ethylene
dưới áp suất với một chất xúc tác (phương trình 3.38).
Phản ứng này diễn ra như thế nào?
(3.38)

 Xúc tác phổ biến cho quá trình polymer hóa là peroxide
hữu cơ. Liên kết đơn O–O yếu, và khi gia nhiệt, liên kết
này bị phá vỡ, và mỗi điện tử đi đến mỗi oxygen.

(3.39)

90
 Gốc xúc tác tự do sau đó cộng vào liên kết đôi C=C:

(3.40)

 Sản phẩm của phản ứng cộng này là carbon mang gốc tự
do, có thể tiếp tục cộng vào phân tử ethylene khác, và
phân tử khác…, và cứ tiếp tục như thế.

(3.41)

 Mạch carbon tiếp tục phát triển cho đến khi phản ứng kết
thúc mạch diễn ra (có lẽ là sự kết hợp của hai gốc tự do)
91
 Chúng ta nghĩ rằng chỉ có mạch carbon thẳng mới được
hình thành theo cách này, nhưng điều này không phải lúc
nào cũng đúng.
 Một chuỗi polymer “đang phát triển” có thể lấy một
nguyên tử hydrogen từ phía sau của nó để gây ra sự
phân nhánh.

(3.42)

 Phân tử lớn với các nhánh dài ngắn khác nhau được hình
thành

92
 Độ dài của nhánh và các yếu tố khác của cấu trúc
polymer có thể điều khiển được nhờ xúc tác và điều kiện
phản ứng.
 Phân tử polyethylene chủ yếu là bão hòa mặc dù tên của
nó tận cùng là -ene và bao gồm hầu hết các nhóm CH2
liên kết với nhau, các nhóm CH ở các đầu nhánh và các
nhóm CH3 tại cuối nhánh. Nó cũng có thể có một nhóm
OR từ chất xúc tác ở một đầu, nhưng vì trọng lượng phân
tử rất lớn, nhóm OR này xem như rất nhỏ không đáng kể.
93
 Polyethylene được sản xuất ra thường trong suốt và sử
dụng trong bao bì và phim (ví dụ như các túi hàng tạp
hóa, túi bánh sandwich, …).
 Trong chương 14, chúng ta sẽ mô tả nhiều polymer khác,
một số được tổng hợp bằng quá trình như mô tả cho
polyethylene và một số được làm bằng các phương pháp
khác.

3.17. Phản ứng oxid hóa alkene (oxidation of alkens)


 Về nguyên tắc, alkene dễ dàng bị oxid hóa bới các tác
nhân oxid hóa hơn alkane. Các tác chất này tác kích vào
điện tử pi của liên kết đôi.
 Phản ứng này được dùng làm thuốc thử cho sự hiện diện
của liên kết đôi hoặc dùng trong tổng hợp.
94
3.17.a. Phản ứng oxid hóa với permanganate, thuốc
thử hóa học (oxidation with permanganate; a chemical
test)
 Alkene phản ứng với KMnO4 tạo thành glycol (hợp chất
mang hai nhóm hydroxyl liền kề)

(3.43)

 Khi phản ứng xảy ra, màu tím của ion permanganate
được thay thế bằng màu nâu của kết tủa manganese
dioxide. Do có sự thay đổi màu sắc, phản ứng này có thể
được dùng để nhận biết alkene và alkane.
95
3.17.b. Phản ứng ozone giải alkene (ozonolysis of
alkenes)
 Alkene phản ứng nhanh với ozone, O3. Ozone được tạo ra
trong tự nhiên từ các cơn bão điện từ, nhưng trong
phòng thí nghiệm, ozone được tạo ra bằng cách cho
oxygen qua dòng điện cao thế. Dòng khí sau đó được hạ
nhiệt thành dung dịch alkene trong dung môi trơ, chẳng
hạn như dichloromethane.
 Sản phẩm đầu tiên, moleozonide, được hình thành bằng
phản ứng cộng tạo vòng của oxygen ở mỗi đầu của phân
tử ozone với liên kết đôi carbon-carbon.

96
 Sản phẩm này sau đó sắp xếp lại nhanh chóng tạo thành
ozonide. Vì các sản phẩm này có thể nổ nếu bị cô lập,
chúng thường được xử lý trực tiếp với tác nhân khử,
thông thường là kẽm và dung dịch acid, để tạo ra các hợp
chất carbonyl.

 Sản phẩm cuối cùng của quy trình có sự phá vỡ liên kết
đôi trong alkene để tạo ra hai liên kết đôi carbon – oxygen
(nhóm carbonyl), từ mỗi carbon mang liên kết đôi ban
đầu. Quy trình này được gọi là phản ứng ozone giải.
97
 Phản ứng ozone giải được dùng để xác định vị trí của liên
kết đôi. Ví dụ, ozone giải 1-butene cho ra hai aldehyde,
trong khi 2-butene chỉ cho ra một aldehyde.

 Sử dụng phản ứng ozone giải, có thể dễ dàng biết được


butene đang ở dạng đồng phân nào. Dựa vào sản phẩm
của phản ứng, ta có thể đề xuất cấu trúc của alkene.

98
3.17.c. Các phản ứng oxid hóa alkene khác (other
alkene oxidations)
 Có rất nhiều tác chất có thể oxid hóa alkene thành
epoxide.
(3.47)

 Phản ứng này và tính chất hóa học của epoxide sẽ được
đề cập ở chương 8.
 Cũng như alkane (và các hợp chất hydrocarbon khác),
alkene cũng được sử dụng làm nhiên liệu. Đốt chấy hoàn
toàn ta thu được carbon dioxide và nước.

(3.48)

99
100
3.18. Đôi điều về liên kết ba (some facts about triple
bonds)
 Trong những phần cuối cùng của chương này, chúng ta
sẽ mô tả một số đặc điểm đặc biệt của liên kết ba và các
alkyne.
 Một nguyên tử carbon của liên kết ba gắn trực tiếp với chỉ
có hai nguyên tử khác, và góc liên kết lúc này là 180o.
Như vậy, acetylene có dạng đường thẳng, như thể hiện
trong hình 3.14.
 Khoảng cách liên kết ba carbon-carbon khoảng 1.21 Å,
ngắn hơn đáng kể so với hầu hết các liên kết đôi (1.34 Å)
hoặc liên kết đơn (1.54 Å). Rõ ràng, ba cặp điện tử giữa
hai carbon hút chúng gần nhau hơn so với hai cặp. Do có
dạng đường thẳng, alkyne không có đồng phân cis-trans.
101
 Bây giờ chúng ta hãy xem thuyết orbital về liên kết giải
thích những điều này.

3.19. Mô hình orbital của liên kết ba (the orbital model


of a triple bonds)
 Nguyên tử carbon của acetylene liên kết với chỉ có hai
nguyên tử khác. Vì vậy, chỉ có sự xen phủ orbital 2s với
một orbital 2p để tạo thành hai orbital lai hóa sp (hình
3.15).
102
 Các orbital này tỏa ra theo hai hướng ngược nhau. Góc
giữa hai orbital lai hóa là 180o để giảm thiểu lực đẩy giữa
các điện tử được đặt trong chúng.
 Mỗi orbital lai hóa sp có chứa một điện tử hóa trị. Hai điện
tử hóa trị còn lại chứa trong hai orbital p khác nhau, được
đặt vuông góc với nhau và vuông góc với các orbital lai
hóa sp.
 Việc hình thành một liên kết ba từ hai carbon lai hóa sp
được thể hiện trong hình 3.16.
 Sự xen phủ của hai orbital lai hóa sp tạo thành một liên
kết sigma giữa hai nguyên tử carbon, và sự xen phủ của
các orbital p tạo thành hai liên kết pi (được chỉ định p1 và
p2 như trong hình).
 Mô hình này giải thích được cơ cấu thẳng của acetylene.
103
104
105
3.20. Phản ứng cộng của alkyne (addition reaction of
alkynes)
 Cũng như alkene, điện tử pi của alkyne chịu sự tác kích
của tác nhân thân điện tử.
 Do đó nhiều phản ứng cộng đã liệt kê cho alkene cũng
tương tự với alkyne, mặc dù chúng thường xảy ra chậm
hơn. Ví dụ, phản ứng cộng bromine như sau:

106
 Ở giai đoạn đầu tiên, sản phẩm chính là trans.
 Với xúc tác nickel hoặc platinum thông thường, alkyne
cũng được hydrogen hóa thành alkane.
 Tuy nhiên, với xúc tác palladium đặc biệt (xúc tác Lindlar)
có thể điều khiển phản ứng cộng hydrogen sao cho chỉ
có 1 mol hydrogen được cộng vào. Trong trường hợp
này, sản phẩm là alkene cis, bởi vì cả hai hydrogen được
cộng vào cùng một phía của liên kết ba từ bề mặt chất
xúc tác.

107
 Với liên kết ba bất đối xứng và tác chất bất đối xứng, áp
dụng quy tắc Markovnikov cho mỗi bước, ví dụ:

 Phản ứng cộng nước vào alkyne xảy ra không chỉ với xúc
tác acid mà còn với ion thủy ngân. Ion thủy ngân tạo
thành phức với liên kết ba và hoạt hóa chất này. Mặc dù
phản ứng diễn ra tương tự với alkene, sản phẩm ban đầu
– vinyl alcohol hoặc còn gọi là enol – chuyển thành hợp
chất carbonyl. 108
 Sản phẩm là methyl ketone;
 Đối với acetylene (R = H) sản phẩm là acetaldehyde.
Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về enol và cơ chế của
bước thứ hai ở chương 9.

109
3.21. Tính acid của alkyne (acidity of alkynes)
 Nguyên tử hydrogen trên carbon mang liên kết ba có tính
acid yếu và có thể bị lấy đi bởi base mạnh. Ví dụ, sodium
amide chuyển acetylene thành acetylide.

 Loại phản ứng này xảy ra dễ dàng khi có một hydrogen


gắn với một liên kết ba C≡C (tức là RC≡C−H), nhưng ít
xảy ra với hydrogen bên cạnh liên kết đôi hoặc đơn. Tại
sao? Xem xét sự lai hóa của nguyên tử carbon trong mỗi
loại liên kết C−H:
110
 Sự lai hóa ở carbon càng giống với orbital s và ít giống
orbital p thì tính acid của hydrogen gắn trên đó càng tăng.
Nhớ lại rằng các orbital s gần với hạt nhân hơn là các
orbital p. Do đó, các điện tử liên kết trở nên gần với hạt
nhân carbon hơn trong liên kết ≡C−H, làm cho base dễ
dàng lấy đi proton đó. Sodium amide là một base cực kỳ
mạnh cho việc này
111
112
113
114
115
116
117

You might also like