You are on page 1of 46

CYCLOALKANE

ESTROGEN TESTOSTERONE
I. Khái niệm, phân loại, danh pháp và đồng phân
1. Khái niệm
- Cycloalkane là những hydrocarbon no mạch vòng.
2. Phân loại
+ Cycloalkane đơn vòng

+ Cycloalkane đa vòng: thường chứa hai vòng (hoặc nhiều


hơn) có chung một, hai hay nhiều nguyên tử carbon.
3. Danh pháp
Mạch chính là vòng Cyclo nếu số C trong vòng lớn hơn
a. Tên của Cycloalkane đơn vòng
Tên gọi = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + cyclo + tên
alkane tương ứng (viết liền)
Lưu ý: nếu có ≥ 2 mạch nhánh thì đánh số thứ tự sao
cho tổng số số chỉ vị trí nhánh nhỏ nhất. Nếu hai cách
đánh số (cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ) mà
cho cùng một bộ chỉ số thì ưu tiên chỉ số nhỏ hơn cho
nhóm thế được nêu tên trước.
Ví dụ 1: Gọi tên IUPAC của các hợp chất sau:

Ví dụ 2: Vẽ công thức cấu tạo của mỗi hợp chất dưới đây:
(a) 1-ethyl-3-methylcycloheptane
(b) isobutylcyclohexane
(c) cyclopropylcyclopentane
(d) 3-ethyl-1,1-dimethylcyclohexane
b. Tên của Cycloalkane hai vòng có chung một nguyên
tử mắt vòng (spiro)
Bước 1. Xác định nguyên tử chung, vòng nhỏ, vòng lớn
(số C nhỏ hơn = vòng nhỏ và ngược lại)
Bước 2. Đánh số nguyên tử carbon hết vòng nhỏ đến vòng
lớn, bắt đầu từ một nguyên tử ở kề nguyên tử chung.
Bước 3. Nếu có mạch nhánh, chọn chiều sao cho tổng số
số chỉ vị trí nhánh là nhỏ nhất.
Bước 4. Xác định tên hydrocarbon mạch hở tương ứng
Bước 5. Gọi tên theo cấu trúc:
Tên gọi = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + spiro + [số
nguyên tử C còn lại ở mỗi vòng] (được ghi từ nhỏ đến lớn,
các số cách nhau bằng dấu chấm) + tên hydrocarbon mạch
hở tương ứng.
c. Tên của cycloalkane hai vòng có chung cầu nối
(bicyclo)
Bước 1. Đánh số bắt đầu từ một nguyên tử chung (ở 1
đỉnh) đến các nguyên tử của cầu nối dài nhất, tiếp theo đến
cầu nối ngắn hơn.
Bước 2. Nếu có nhóm thế, chọn điểm bắt đầu sao cho tổng
số chỉ vị trí nhánh là nhỏ nhất.
Bước 3. Xác định tên hydrocarbon mạch hở tương ứng.
Bước 4. Gọi tên theo cấu trúc.
Tên gọi = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + bicyclo + [số C ở
các cầu nối] (được ghi theo thứ tự giảm dần, các số cách
nhau bằng dấu chấm) + tên hydrocarbon mạch hở tương
ứng.
Ví dụ 3: Gọi tên các hợp chất bên dưới:

- Một số Cycloalkane khác có tên thông thường như


3. Đồng phân
- Đồng phân cấu tạo: đồng phân về mạch vòng, đồng
phân về mạch nhánh, đồng phân vị trí của nhánh…
+ Đồng phân về độ lớn (số cạnh của vòng)

+ Đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng

+ Đồng phân về mạch nhánh


- Đồng phân lập thể: gồm đồng phân hình học, đồng phân
quang học và đồng phân cấu dạng
+ Nếu coi như các vòng Cycloalkane là phẳng thì khi có
mặt 2 nhóm thế ở hai vị trí khác nhau, hai nhóm thế đó có
thể ở cùng một phía hoặc hai phía khác nhau của mặt
phẳng vòng.

Ví dụ 4: Xác định cấu trúc của các chất có tên sau:


a) cis-1,2-dimethylcyclohexane
b) trans-1-bromo-2-ethylcyclohexane
Ví dụ 5: Xác định cấu hình R, S của các chất sau:
II. Cấu dạng của cycloalkane
1. Độ bền tương đối của cycloalkane
Xét phản ứng đốt cháy:

Bảng 1. Thiêu nhiệt (tính cho 1 mole), sức căng


vòng của một số cycloalkane đơn giản
* Giải thích:
Có 3 yếu tố góp phần nên sức căng của vòng:
(1) Sức căng Baeyer: là sức ép hoặc trương góc hóa trị
CCC so với góc hóa trị bình thường
(2) Sức căng Pitzer: là sự đẩy tương hỗ giữa hai nguyên tử
H ở vị trí che khuất.
(3) Sức căng không gian, đó là sự đẩy nhau của các nhóm
lớn.
2. Cyclopropane Có hai sự ép góc
yếu tố tạo liên kết
nên sức
căng do biến dạng
vòng lớn của sự xoắn
3. Cyclobutane Cấu trúc phẳng đòi hỏi sự
che khuất tất cả các liên kết
tương tự trong cyclopropane

Để làm giảm sức căng xoắn,


cyclobutane giả định dạng hơi gấp
khúc, với góc liên kết là 88o (yêu
cầu biến dạng góc nhiều hơn 1
chút so với 90o).
4. Cyclopentane

Nếu cyclopentane có hình dạng ngũ giác đều, góc liên


kết sẽ là 108o, gần với góc tứ diện là 109,5o. Tuy nhiên,
cấu trúc phẳng yêu cầu tất cả các liên kết phải bị che
khuất. Cyclopentane giả định có cấu trúc “phong bì” hơi
nhăn làm giảm sự che khuất và giảm sự biến dạng xoắn.
Hình dạng này không cố định, mà uốn lượn theo chuyển
động lên-xuống của 5 nhóm -CH2-.
5. Cyclohexane
Số liệu trong bảng 1 cho thấy cyclohexane không có sức
căng vòng. Cyclohexane phải có các góc liên kết gần với
góc tứ diện và cũng không có sự che khuất các liên kết.
Vòng cyclohexane không phẳng.
a. Cấu dạng ghế của cyclohexane
Bước 1
Vẽ hai đường thẳng song song, xéo xuống và
hơi lệch khỏi nhau. Điều này có nghĩa là bốn
trong số các carbon cyclohexane nằm trong
một mặt phẳng.
Bước 2
Đặt nguyên tử carbon cao nhất ở trên và bên
phải của mặt phẳng của bốn nguyên tử còn lại,
và nối các liên kết.
Bước 3
Đặt nguyên tử carbon ở dưới cùng bên dưới và
bên trái mặt phẳng của bốn nguyên tử ở giữa,
và nối các liên kết. Lưu ý: các liên kết với
nguyên tử carbon dưới cùng song song với các
liên kết với nguyên tử carbon trên cùng.
b. Liên kết trục và liên kết biên

Liên kết trục

Liên kết biên


Using the cyclohexane with the C’s numbered as
shown, draw a chair form that fits each
description.

• a. The ring has an axial CH3 group at


C1 and an equatorial OH on C2.
• b. The ring has an equatorial CH3 group
on C6 and an axial OH group on C4.
• c. The ring has equatorial OH groups
on C1, C2, and C5.
Lật vòng
c. Dẫn xuất thế 1 lần của cyclohexane
- Khi gắn một nhóm thế vào vòng cyclohexane, ví dụ nhóm
methyl thì hợp chất methylcyclohexane có hai cấu dạng
nằm cân bằng
Trong đó a-methylcyclohexane kém bền hơn e-
methylcyclohexane vì có tương tác 1,3-diaxial giữa nhóm
CH3 ở C1 và hai nguyên tử H ở C3 và C5.

Ví dụ 6: Vẽ các cấu dạng ghế của:


bromocyclohexane và hydroxycyclohexane
Bảng 2. Sự khác nhau về năng lượng giữa cấu dạng
axial và equatorial của cyclohexane 1 lần thế
d. Dẫn xuất thế 2 lần của cyclohexane
* Các nhóm có kích thước giống nhau

1,1-dimethycyclohexane:

Cis-1,2-dimethylcyclohexane
Trans-1,2-dimethylcyclohexane
Cis-1,3-dimethylcyclohexane
- Sự tương tác không gian giữa các nhóm thế ở vị trí axial khi
các nhóm lớn trên 2 nguyên tử carbon chứa liên kết 1,3-diaxial
(cis ở C1 và C3 hoặc C1 và C5), như trong hai cấu dạng ghế của
cis-1,3-dimethylcyclohexane. Cấu dạng bền hơn có cả 2 nhóm
methyl ở vị trí equatorial.
Trans-1,3-dimethylcyclohexane
Trans-1,3-dimethylcyclohexane không có cấu dạng với tương
tác 1,3-diaxial giữa 2 nhóm methyl nên chúng có mức năng
lượng bằng nhau.
- Nếu hai nhóm thế ở vị trí 1,4: cấu dạng bền nhất của trans-1,4-
dimethylcyclohexane bền nhất khi cả hai nhóm methyl ở vị trí
equatorial. Hai cấu dạng ghế của cis-1,4-dimethylcyclohexane bền
như nhau. Tuy nhiên, cấu dạng diequatorial của đồng phân trans bền
hơn đồng phân cis.
* Tóm lại, độ bền tương đối của các đồng phân cis-trans của các
dimethylcyclohexane phụ thuộc vào số nhóm methyl ở vị trí axial hay
equatorial, không phụ thuộc vào vị trí tương đối 1,2-; 1,3- hay 1,4-
dimethyl. Cấu dạng trong đó cả hai nhóm methyl ở vị trí equatorial
bền hơn cấu dạng chỉ có 1 nhóm methyl ở vị trí equatorial còn nhóm
kia ở vị trí axial. Cấu dạng kém bền nhất là trường hợp cả hai nhóm
methyl ở vị trí axial.
Lưu ý, ở các cycloalkane hai lần thế, chỉ xảy ra sự chuyển hóa các
cấu dạng của cùng một đồng phân mà thôi. Sự chuyển hóa vòng
không xảy ra với các đồng phân lập thể,
ví dụ: sự chuyển hóa một cấu dạng trans-1,2-dimethylcyclohexane
sang cấu dạng cis-1,2-dimethylcyclohexane sẽ làm đứt liên kết.
* Các nhóm thế có kích thước khác nhau
Nhìn chung, nếu cả hai nhóm không thể ở vị trí
equatorial thì cấu dạng bền nhất là nhóm thế lớn hơn ở vị
trí equatorial và nhóm thế nhỏ hơn ở vị trí axial.

Ví dụ: Vẽ các cấu dạng ghế của hợp chất sau, cho biết
cấu dạng nào bền hơn?
* Các nhóm thế cực kì cồng kềnh
Một số nhóm, như nhóm tert-butyl, cực kì cồng kềnh
nên bất kì nhóm thế thứ 2 xuất hiện thì cấu dạng bền
nhất khi nhóm tert-butyl ở vị trí equatorial.

Khi có hai nhóm tert-butyl được gắn vào vòng, như cis-
1,4-di-tert-butylcyclohexane đòi hỏi 1 nhóm tert-butyl
chiếm vị trí axial. Hợp chất này bền hơn ở cấu dạng
thuyền xoắn, cho phép cả 2 nhóm cồng kềnh tránh vị trí
axial.
6. Cấu dạng của các phân tử Polycyclic
Decalin bao gồm 2 vòng cyclohexane liên kết với nhau để
chia sẻ hai nguyên tử carbon (các nguyên tử carbon đầu cầu,
C1 và C6) và 1 liên kết chung. Decalin có thể tồn tại ở một trong
hai dạng đồng phân, tùy thuộc vào việc các vòng được hợp
nhất trans hay hợp nhất cis. Trong cis-decalin, các nguyên tử
hydrogen ở nguyên tử cacbon ở đầu cầu nằm trên cùng một
mặt của các vòng; trong trans-decalin, các hydrogen đầu cầu
nằm trên các mặt đối diện.
III. Tính chất vật lí của Cycloalkane đơn vòng
- Cyclopropane và cyclobutane: chất khí; Cyclopentane: chất
lỏng
- tss; tonc: cao hơn alkane và tăng theo chiều tăng phân tử
khối.
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều
trong dung môi hữu cơ không phân cực.
IV. Tính chất hóa học

=> sức căng góc lớn => liên kết σC-H kém bền, gần giống liên π)
=> xu hướng mở vòng => phản ứng cộng.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Phân tử chỉ có liên kết đơn, tương tự alkane => phản ứng đặc
trưng là phản ứng thế
+ Vòng 3 cạnh, 4 cạnh thường kém bền (vì góc lai hóa tứ diện
109,5o lớn hơn so với góc CCC = 60o hay 90o
1. Phản ứng thế (SR)
- Các vòng bền (5-6 cạnh) tham gia phản ứng thế tương tự
alkane

2. Phản ứng oxi hóa


- Các Cycloalkane cháy tỏa nhiều nhiệt, sinh ra CO2 và H2O.

3. Một số phản ứng khác


a. Phản ứng cộng - mở vòng
- Chỉ có Cycloalkane có vòng 3, 4 cạnh (cyclopropane và
cyclobutane) có phản ứng này tạo thành alkane
- Chỉ có vòng 3 cạnh (cyclopropane) tác dụng với HBr, Br2/CCl4…

- Phản ứng cộng mở vòng tuân theo quy tắc markovnikov.

b. Phản ứng đồng phân hóa


- Xu hướng tự phản ứng tạo thành
vòng 5 - 6 cạnh bền hơn. c. Phản ứng tách
V. Điều chế Cycloalkane
1. Đóng vòng dẫn xuất halogen của alkane
- Cho dẫn xuất halogen của alkane tác dụng với Na hoặc Zn
trong ether khan:

2. Chuyển các hợp chất vòng khác thành Cycloalkane


3. Phản ứng Dieckmann (từ ester của dicarboxylic acid)
4. Phản ứng Simomons Smith (từ Alkene)
Dạng ghế Dạng thuyền
2. Đồng phân hình học trong các vòng nhỏ
(Cis và trans cycloalkane)

Ví dụ: viết các đồng phân của dimethylcyclopropane


6 liêu kết C-H song song với nhau và vông góc hai
mặt phẳng được gọi là các liên kết trục hay liên kết
axial (kí hiệu là a). 6 liên kết C-H còn lại đều nằm
giữa hai mặt phẳng nói trên và hướng ra vùng biên
của phân tử nên được gọi là liên kết biên hay liên
kết equatorial (kí hiệu là e)
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Phân tử chỉ có liên kết đơn, tương tự ankan
=> phản ứng đặc trưng là phản ứng thế
+ Vòng 3 cạnh, 4 cạnh thường kém bền (vì góc
lai hóa tứ diện 109,5o lớn hơn so với góc =>
sức căng góc lớn => liên kết σC-H kém bền, gần
giống liên π) => xu hướng mở vòng => phản
ứng cộng.

You might also like