You are on page 1of 88

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
Chương 2 – ALKANE VÀ CYCLOALKANE;
ĐỒNG PHÂN CẤU TRẠNG VÀ HÌNH HỌC

3
4
2.1. Cấu trúc của alkane (the structures of alkanes)

 Alkane đơn giản nhất là methane.


 Cấu trúc carbon tứ diện trong không gian ba chiều đã
được mô tả trong chương trước (xem Hình 1.9).
 Các alkane khác được xây dựng bằng cách kéo dài
chuỗi carbon và thêm số lượng nguyên tử hydrogen
thích hợp để hoàn thành hóa trị của carbon (ví dụ, xem
hình 2.1 * và bảng 2.1)

5
Hình 2.1. Mô
hình 3D của
phân tử
ethane,
propane và
butane

6
Hình 2.1. Mô hình 3D của phân tử ethane, propane
và butane

7
8
 Công thức phân tử chung của alkane là CnH2n+2, trong đó
n là số nguyên tử carbon.
 Alkane với mạch carbon không phân nhánh (Bảng 2.1)
được gọi là alkane thường (normal alkane) hoặc n-
alkane.
 Các alkane liền kề hơn kém nhau một nhóm -CH2- (nhóm
methylene);
 Tập hợp các hợp chất hơn kém nhau bởi 1 hay nhiều
nhóm methylene được gọi là một chuỗi tương đồng
(homologous series) hay đồng đẳng.
 Các alkane trong cùng dãy đồng đẳng có các tính chất
hóa học và vật lý tương tự, các tính chất này thay đổi
dần dần theo các nguyên tử carbon được thêm vào
chuỗi.
9
2.2. Danh pháp hợp chất hữu cơ (nomenclature
organic compounds)

 Ngay trong thời kỳ đầu của hóa học hữu cơ, mỗi hợp
chất mới được đặt tên thông thường dựa trên nguồn gốc
hoặc ứng dụng của nó.
 Ví dụ (hình 1.13 và 1.14): limonene (từ chanh), a-pinene
(từ cây thông), coumarin (từ đậu tonka, người dân Nam
Mỹ gọi là cumaru) và penicillin (từ nguồn sản xuất ra nó,
Penicillium notatum).
 Ngay cả ngày nay, cách đặt tên này có thể được sử dụng
để đưa ra một cái tên đơn giản, ngắn gọn cho một phân
tử có cấu trúc phức tạp.
 Ví dụ: cubane được đặt tên theo hình dạng của nó
10
11
 Tuy nhiên, nhiều năm trước đây người ta biết rằng
không thể chỉ dựa vào các tên gọi phổ biến hoặc tầm
thường, mà cần phải có một hệ thống chung để gọi tên
các hợp chất.
 Nguyên tắc của hệ thống là nên có một tên gọi duy nhất
cho mỗi hợp chất.
 Khi đã biết nguyên tắc và nhìn vào cấu trúc, người ta có
thể viết tên theo hệ thống. Và ngược lại, khi nhìn vào tên
hệ thống, người ta có thể viết đúng cấu trúc.

12
 Cuối cùng, hệ thống danh pháp đã được quốc tế công
nhận. Hệ thống này được lập ra bởi ủy ban quốc tế về
Hóa học Thuần túy và Ứng dụng: International Union of
Pure and Applied Chemistry, viết tắt là IUPAC
(pronounced “eye-you-pack”).
 Giáo trình này sẽ sử dụng chủ yếu các tên theo IUPAC.
 Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tên thông dụng
được sử dụng khá rộng rãi nên bạn cần phải học;
 Ví dụ: formaldehyde (tên thông thường) được sử dụng
thay cho methanal (tên hệ thống), và cubane (tên thông
thường) dễ nhớ hơn nhiều so với tên hệ thống của nó
là: pentacyclo[4.2.0.02,5.03,8.04,7]octane.

13
2.3. Gọi tên alkane theo qui tắc IUPAC (IUPAC rules
for naming alkanes)
1. Tên chung của hydrocarbon bão hòa mạch hở là alkane.
Đuôi -ane được sử dụng cho tất cả các hydrocarbon bão
hòa.
 Đây là điều rất quan trọng cần phải nhớ, vì sau này các
nhóm chức khác nhau sẽ có phần “đuôi” khác nhau.
2. Tên của alkane không mang nhánh được gọi theo số
nguyên tử carbon.
 Bảng 2.1 cho biết tên của các alkane không mang nhánh
có từ 1 đến 10 carbon.
3. Đối với alkane mang nhánh, tên gốc (root name) của
alkane là tên mạch carbon liên tục dài nhất.
 Ví dụ, trong cấu trúc sau:
14
 Mạch liên tục và dài nhất (màu xanh) có năm nguyên tử
carbon. Do đó, hợp chất này được gọi tên như một
pentane mang nhóm thế, mặc dù có mang tất cả bảy
nguyên tử carbon.
4. Các nhóm gắn vào mạch chính được gọi là các nhóm
thế. Nhóm thế bão hòa chỉ chứa carbon và hydrogen được
gọi là nhóm alkyl. Nhóm alkyl được gọi tên bằng cách lấy
tên của alkane với cùng số lượng các nguyên tử carbon và
thay đuôi -ane bằng đuôi –yl.
 Trong ví dụ trước, mỗi nhóm thế chỉ có một carbon và là
dẫn xuất của methane bằng cách lấy đi một hydrogen,
nhóm thế 1 carbon được gọi là nhóm methyl.
15
 Tên của các nhóm thế với nhiều hơn một nguyên tử
carbon sẽ được mô tả trong phần 2.4.
5. Mạch chính được đánh số sao cho các nhóm thế có chỉ
số định vị thấp nhất.
 Mỗi nhóm thế được gọi theo tên của nó kèm theo chỉ số
vị trí carbon mà nó gắn vào. Khi có hai hoặc nhiều nhóm
thế giống hệt nhau gắn vào mạch chính, sử dụng thêm
các tiền tố như di-, tri-, và tetra-. Các nhóm thế phải có
tên và chỉ số vị trí tương ứng, ngay cả khi hai nhóm thế
giống nhau cùng gắn vào một carbon trong mạch chính.
16
 Tên đúng của hợp chất trên là 2,3-dimethylpentane. Tên
gọi cho chúng ta biết rằng có hai nhóm methyl, một
nhóm gắn vào carbon số 2 và một nhóm gắn vào carbon
số 3 của mạch bão hoà 5 carbon.
6. Nếu có hai hoặc nhiều loại nhóm thế khác nhau hiện
diện, chúng được liệt kê theo thứ tự mẫu tự, ngoại trừ các
tiền tố như di- và tri- không được xem xét khi sắp xếp theo
mẫu tự.
7. Dấu chấm câu rất quan trọng khi viết tên IUPAC. Tên
IUPAC của hydrocarbon được xem như một từ. Các số
cách nhau bằng dấu phẩy; giữa số và chữ tách ra bằng
dấu gạch nối. Không có khoảng cách giữa tên của nhóm
thế sau cùng và tên chính của alkane đi theo sau đó. 17
 Tóm lại, để xác định tên IUPAC có thể chấp nhận được
cho một alkane, cần thực hiện các bước sau:
1. Xác định mạch carbon liên tục dài nhất. Điều này cho
biết tên chính của hydrocarbon (parent hydrocarbon).
 Ví dụ:

2. Đánh số mạch chính sao cho các nhóm thế có chỉ số định
vị thấp nhất.
 Ví dụ:

18
 Nếu có hai mạch liên tục dài bằng nhau, hãy chọn mạch
có nhiều nhánh nhất. Ví dụ:

 Nếu không có nhánh thứ ba, đánh số ưu tiên cho nhóm


thế theo thứ tự mẫu tự. Ví dụ:

3. Viết tên liên tục như một từ, đặt các nhóm thế theo thứ tự
mẫu tự
19
20
2.4. Nhóm thế alkyl và halogen (alkyl and halogen
substituents)
 Như đã minh họa cho nhóm methyl, tên gọi của các
nhóm thế alkyl đi từ alkane bằng cách thay đuôi -ane
thành -yl. Ví dụ, từ ethane, nhóm alkyl hai carbon được
gọi là nhóm ethyl.

 Với propane, có thể có hai nhóm alkyl, tùy thuộc vào loại
hydrogen được loại bỏ. Nếu hydrogen cuối cùng được
loại bỏ thì sẽ cho nhóm propyl.

21
 Nhưng nếu loại bỏ hydrogen khỏi nguyên tử carbon ở
giữa thì sẽ cho nhóm nhóm isopropyl (hoặc 1-
methylethyl)

22
 Có bốn nhóm butyl khác nhau. Các nhóm butyl và sec-
butyl được dựa trên n-butan, trong khi nhóm isobutyl và
tert-butyl đi từ isobutane

23
 Các nhóm alkyl từ một đến bốn nguyên tử carbon thường
được sử dụng.
 Ký tự R được sử dụng làm biểu tượng chung cho nhóm
alkyl. Do đó, công thức R-H đại diện cho các alkane, và
công thức R-Cl đại diện cho alkyl chloride (methyl
chloride, ethyl chloride,…).
 Nhóm thế halogen được gọi tên bằng cách thay đuôi -ine
bằng đuôi –O.

24
25
2.5. Sử dụng các qui tắc IUPAC (Use of the IUPAC rules)

 Các ví dụ trong Bảng 2.2 minh họa cách sử dụng quy tắc
IUPAC cho các cấu trúc cụ thể.
 Nghiên cứu từng ví dụ để xem làm thế nào có được tên
chính xác và tránh các sai lầm.
 Điều quan trọng không chỉ là viết tên IUPAC chính xác
cho một cấu trúc nhất định, mà còn thực hiện việc ngược
lại: vẽ cấu trúc tương ứng với tên theo IUPAC.
 Trong trường hợp này, đầu tiên vẽ mạch carbon dài nhất
và đánh số, sau đó thêm các nhóm thế vào đúng nguyên
tử carbon, cuối cùng điền vào công thức số lượng chính
xác hydrogen tại mỗi carbon. Ví dụ, để viết công thức cho
2,2,4-trimethylpentane, cần phải đi qua các bước sau:

26
27
28
29
2.6. Nguồn gốc alkane (sources of alkanes)

 Hai nguồn alkane quan trọng nhất của tự nhiên là dầu mỏ


và khí thiên nhiên.
 Dầu mỏ là một hỗn hợp chất lỏng phức hợp của các hợp
chất hữu cơ, trong số đó phần nhiều là alkane hoặc
cycloalkane.
 Khí thiên nhiên, thường được tìm thấy ở các mỏ dầu, chủ
yếu là khí methane (khoảng 80%) và ethane (5% đến 10%),
với lượng ít alkane cao hơn. Propane là thành phần chính
của khí hóa lỏng (LPG). Butane là khí được lựa chọn ở
một số khu vực.

30
 Khí tự nhiên đang trở thành một nguồn năng lượng cạnh
tranh và có thể vượt qua dầu. Tại Hoa Kỳ, có khoảng một
triệu dặm đường ống dẫn khí tự nhiên phân phối nguồn
năng lượng này cho tất cả các vùng miền.
 Khí tự nhiên cũng được phân phối trên toàn thế giới
thông qua các tàu chở dầu khổng lồ. Để tiết kiệm không
gian, khí được hóa lỏng lỏng.
 1 mét khối (m3) khí đốt hoá lỏng tương đương với
khoảng 600 m3 khí ở áp suất khí quyển. Tàu chở dầu lớn
có thể mang hơn 100.000 m3 khí đốt hoá lỏng.

31
2.7. Tính chất vật lý của alkane (physical properties of
alkanes)

32
33
34
2.8. Cấu trạng của alkane (conformations of alkanes)

 Hình dạng của các phân tử thường ảnh hưởng đến tính
chất của chúng.
 Ví dụ, một phân tử đơn giản như ethane có thể có vô số
hình dạng là do sự xoay quanh nối đơn C-C. Các kiểu sắp
xếp khác nhau này được gọi là cấu trạng (conformation)
 Phân tử có nhiều cách sắp xếp khác nhau được gọi là các
đồng phân cấu trạng, đây là các đồng phân lập thể.
 Các đồng phân lập thể là các đồng phân có các nguyên tử
được nối theo cùng thứ tự nhưng sự sắp xếp trong
không gian khác nhau.
 Hình 2.5 cho thấy hai cấu trạng của hợp chất ethane.

35
 Trong cấu trạng lệch của ethane, mỗi liên kết C-H trên
một carbon tạo một góc H-C-H đối với carbon còn lại.
 Trong cấu trạng che khuất, liên kết C-H ở carbon phía
trước và phía sau trùng nhau.
 Khi xoay nối C-H của một carbon một góc 60° so với
C-H còn lại, cấu trạng lệch và che khuất sẽ hoán đổi
cho nhau.
 Giữa hai dạng cấu trạng này sẽ có vô số cấu trạng
trung gian của ethane.
 Cấu trạng lệch và che khuất của ethane có được là do
sự quay tự do xung quanh nối đôi C-C của ethane.

36
 Sự quay quanh liên kết đơn xảy ra dễ dàng bởi vì sự xen
phủ của các vân đạo sp3 trên hai nguyên tử carbon không
bị ảnh hưởng bởi sự xoay quanh liên kết sigma (xem hình
1.8).
 Thật vậy, có đủ năng lượng ở nhiệt độ phòng cho các cấu
trạng lệch và che khuất của ethane có thể chuyển đổi qua
lại nhanh chóng. Do đó, các cấu trạng không thể tách ra
khỏi nhau.
 Tuy nhiên, từ các bằng chứng vật lý khác, chúng ta biết cả
hai dạng không ổn định như nhau.
 Cấu trạng lệch là ổn định nhất (có năng lượng thấp nhất)
trong tất cả các cấu trạng của ethane, trong khi cấu trạng
che khuất là ít ổn định nhất (có năng lượng cao nhất). Ở
nhiệt độ phòng, thực tế chỉ có cấu trạng lệch tồn tại.
37
38
Hình 2.5
39
 Hai trong số các cấu trạng có thể có của ethane: lệch
(staggered) và che khuất (eclipsed).
 Hai cấu trạng này có thể chuyển đổi qua lại dễ dàng
bằng cách quay quanh nối đơn C-C 1 góc 60° như
được chỉ ra bởi các mũi tên cong.
 Các cấu trúc bên trái là các mô hình spacefilling.
Trong mỗi trường hợp, cấu trúc tiếp theo là cấu trúc
"dash-wedge", để có thể quan sát bằng mắt thì sử
dụng cấu trúc dạng “giá cưa” (sawhorse), hoặc hình
chiếu chiếu Newman (Newman projection) trong hình
vẽ ngoài cùng ở bên phải.

40
 Để trình bày cấu trạng theo hình chiếu Newman của
bất kỳ hai carbon liền kề, quan sát viên nhìn dọc theo
trục nối liền hai carbon đó (nối carboncarbon) và biểu
diễn hai carbon bằng một vòng tròn.
 Các nối gắn vào carbon phía gần mắt quan sát viên
được biểu diễn bằng những nét gạch, xuất phát từ tâm
của vòng tròn.
 Các nối gắn vào carbon phía xa mắt quan sát viên
được biểu diễn bằng những nét gạch, xuất phát từ
vòng tròn.

41
42
 Điều quan trọng nhất cần lưu ý về cấu trạng: đơn giản
chúng chỉ là các dạng khác nhau của một phân tử có
được bằng cách xoay quanh liên kết đơn (sigma).

 Ở điều kiện thường, có đủ nhiệt năng để thực hiện sự


quay quanh liên kết đơn này. Do đó, ở nhiệt độ phòng,
thường không thể tách các cấu trạng ra khỏi nhau.

 Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét cấu trúc của cycloalkane
và các cấu trạng của chúng

43
2.9. Danh pháp và cấu trạng của cycloalkane
(cycloalkane nomenclature and conformation)
 Cycloalkane là các hydrocarbon bão hòa có ít nhất một
vòng chứa các nguyên tử carbon. Ví dụ phổ biến là phân
tử cyclohexane

44
 Tên gọi của cycloalkan xuất phát từ tên alkane và thêm
tiền tố cyclo- trước tên alkane tương ứng với số lượng
các nguyên tử carbon trong vòng.
 Cấu trúc và tên của sáu vòng cycloalkane đầu tiên không
mang nhóm thế như sau:

45
 Các nhóm thế alkyl hoặc halogen gắn vào vòng được gọi
tên theo cách thông thường.
 Nếu chỉ có một nhóm thế, không cần đánh số vị trí. Nếu
có một vài nhóm thế hiện diện, thì phải đánh số thứ tự
 Nhóm thế luôn ở vị trí số 1 của vòng, và các nguyên tử
carbon còn lại được đánh số liên tiếp sao cho các nhóm
thế khác có chỉ số định vị thấp nhất có thể.
 Với các nhóm thế khác nhau, nhóm có ưu tiên theo mẫu
tự cao nhất nằm ở carbon số 1. Ví dụ:

46
47
 Cấu trạng của cycloalkane là gì? Cyclopropane, chỉ có ba
nguyên tử carbon do đó cấu trạng tất nhiên phải phẳng
(vì qua ba điểm xác định được một mặt phẳng).
 Góc C-C-C chỉ có 60° (các carbon hình thành một tam
giác đều), góc nối này nhỏ hơn nhiều so với góc tứ diện
sp3 bình thường là 109,5°. Các hydrogen còn lại của mỗi
carbon nằm trên và dưới mặt phẳng của vòng 3 carbon,
và các hydrogen trên hai carbon kế cận bị che khuất.

48
49
 Cycloalkane có nhiều hơn ba nguyên tử carbon sẽ
không đồng phẳng và có cấu trạng “uốn cong”
(puckered). Trong cyclobutane và cyclopentane, sự
“uốn cong” làm cho phân tử chuyển sang cấu trạng
bền nhất (với sức căng nhỏ nhất). Đồng thời, sự uốn
cong lại gây ra sức căng do làm cho góc nối C-C-C
nhỏ hơn một chút so với phân tử phẳng; tuy nhiên,
các hydrogen liền kề ít bị che khuất đã bù trừ cho
điều này.

50
51
 Các vòng 6 cạnh khá đặc biệt và đã được nghiên cứu chi
tiết nhất bởi vì chúng rất phổ biến trong tự nhiên.
 Nếu cyclohexane phẳng, thì vòng 6 sẽ có hình lục giác,
các góc C-C-C bên trong thông thường là 120° - lớn hơn
một chút so với góc tứ diện thông thường (109.5°). Điều
này sẽ ngăn sức căng của vòng cyclohexane phẳng.
 Cấu trạng ưu đãi nhất của nó là cấu trạng ghế (chair
conformation), trong cấu trạng này có sự sắp xếp để tất
cả các góc C-C-C là 109,5° và tất cả các hydrogen trên các
nguyên tử carbon kế cận đều lệch nhau hoàn toàn.
 Hình 2.6 mô tả các mô hình cấu tạo ghế cyclohexane (Nếu
có một bộ mô hình phân tử, bạn nên xây dựng mô hình
cyclohexane để hình dung tốt hơn các khái niệm được
thảo luận trong phần này và hai phần tiếp theo).
52
 Hình 2.6. Cấu trạng ghế của cyclohexane, thể hiện trong các mô hình:
ball-and-stick (bên trái) và space-filling (ở giữa). Các hydrogens trục
(màu xanh) nằm trên hoặc dưới mặt phẳng trung bình của vòng, và
sáu hydrogen xích đạo (màu đỏ) nằm trong mặt phẳng trung bình đó.
Các nguyên tử carbon có màu xám. Nguồn gốc của thuật ngữ ghế
được minh họa ở hình bên phải.

53
 Trong cấu trạng ghế, các nguyên tử hydrogen của
cyclohexane rơi vào hai vị trí: trục và xích đạo.
 Ba hydrogen trục (axial) nằm ở trên và ba hydrogen trục
nằm ở dưới mặt phẳng trung bình của vòng;
 Sáu hydrogen xích đạo (equatorial) nằm song song với
mặt phẳng trung bình.
 Bằng một chuyển động trong đó các carbon luân phiên
của vòng thay thế (chẳng hạn: 1, 3, và 5) di chuyển theo
một hướng (xuống) và ba carbon còn lại của vòng di
chuyển theo hướng đối nghịch (hướng lên), và như vậy
cấu trạng ghế có thể được chuyển thành một cấu trạng
ghế khác mà trong đó tất cả các hydrogen trục (axial) sẽ
trở thành xích đạo (equatorial) , và tất cả các hydrogen
xích đạo trở thành trục.
54
(2.2)

 Ở nhiệt độ phòng, quá trình lật cấu trạng (flip) diễn ra rất
nhanh, nhưng ở nhiệt độ thấp (-90 °C), quá trình này
chậm lại đủ để hai loại hydrogen khác nhau có thể được
phát hiện bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
(NMR) (chương 12).

55
 Cấu trạng cyclohexane có một tính năng quan trọng.
Trong mô hình hình làm đầy không gian (space-filling)
(hình 2.6) của cyclohexane, nếu quan sát kỹ sẽ nhận thấy
ba hydrogen trục nằm cùng phía của vòng rất gần nhau.

 Nếu một hydrogen trục được thay thế bởi một nhóm thế
lớn hơn (chẳng hạn như nhóm methyl), sẽ xuất hiện
tương tác lập thể (steric interaction) giữa nhóm methyl
với các hydrogen trục.

 Do đó, cấu trạng ưu đãi là cấu trạng có các nhóm thế lớn
(trong trường hợp này là nhóm methyl) ở vị trí xích đạo
(hình 2.7).

56
 Hình 2.7. Cân bằng cấu trạng giữa các đồng phân
(isomer) methyl trục (bên trái) và methyl xích đạo (bên
phải) của methylcyclohexane. Sự tương tác lập thể (steric
interaction) giữa methyl ở vị trí trục và các hydrogen 1,3-
nhị trục (1,3-diaxial) được thể hiện trong mô hình cấu trúc
ball-and-stick ở bên trái.

57
58
59
 Cấu trạng ghế của vòng 6 cạnh là một đặc trưng cấu trúc
rất phổ biến của nhiều phân tử hữu cơ, bao gồm cả phân
tử đường (Mục 16.7) ví dụ như: glucose. Trong phân tử
glucose một nguyên tử carbon của vòng được thay thế
bằng một nguyên tử oxygen.

60
 Lưu ý: nhóm thế cồng kềnh (bulkier group) trên mỗi
carbon nằm ở vị trí xích đạo. Cấu trạng của đường sẽ
được nghiên cứu chi tiết hơn trong chương 16.
 Trước khi nghiên cứu phản ứng của alkane và
cycloalkane, chúng ta cần xem xét một loại đồng phân có
thể phát sinh khi hai hoặc nhiều nguyên tử carbon trong
cycloalkane có mang nhóm thế.



61
2.10. Đồng phân cis –trans của cycloalkane (cis–trans
isomerism in cycloalkanes)
 Đồng phân lập thể (stereoisomerism) đề cập đến các
phân tử có cùng thứ tự gắn kết các nguyên tử trong phân
tử, nhưng khác nhau về cách sắp xếp các nguyên tử
trong không gian.
 Đồng phân cis-trans (đôi khi còn gọi là đồng phân hình
học) là một loại đồng phân lập thể, và cũng dễ hiểu với
từng trường hợp cụ thể.
 Ví dụ, xem xét các cấu trúc có thể có của 1,2-
dimethylcyclopentane. Để đơn giản, chúng ta bỏ qua việc
“uốn cong” một chút của vòng 5 cạnh, và xem như nó có
cấu trúc phẳng. Hai nhóm methyl có thể ở cùng bên hoặc
ngược bên mặt phẳng của vòng.
62
 Các nhóm methyl được gọi là cis (Latin, ở cùng một bên,
on the same side) hoặc trans (Latin, xuyên qua, across)
với nhau.

63
 Các đồng phân cis-trans khác nhau ở cách sắp xếp vị trí
các nguyên tử hoặc các nhóm trong không gian.
 Tuy nhiên, sự khác nhau này đủ làm cho chúng có tính
chất vật lý và hóa học khác nhau. (Ví dụ ở trên, điểm sôi
của hai cấu trúc lập thể 1,2-dimethylcyclopentane là khác
nhau).
 Do đó, các đồng phân cis-trans là những hợp chất duy
nhất.
 Không giống như cấu trạng, đồng phân cis-trans không
dễ dàng chuyển đổi bằng cách quay xung quanh liên kết
carbon-carbon.

64
 Trong ví dụ này, 2 đồng phân hình học của 1,2-
dimethylcyclopentane muốn chuyển đổi qua lại thì bắt
buộc phải đứt nối để mở vòng, xoay, rồi tái tạo lại vòng,
hoặc thực hiện một số quá trình đứt các nối khác.
 Các đồng phân cis-trans có thể được tách và giữ riêng ra
khỏi nhau, thường không có sự chuyển đổi qua lại ở
nhiệt độ phòng.
 Đồng phân cis-trans có thể rất quan trọng trong việc xác
định các tính chất sinh học của các phân tử. Ví dụ, một
phân tử trong đó hai nhóm phản ứng ở vị trí cis sẽ tương
tác với một enzyme hoặc vị trí tiếp nhận sinh học
(biological receptor site) khác với đồng phân của nó
mang hai nhóm trans

65
2.11. Tóm tắt về đồng phân (summary of
isomerism)

 Việc tóm tắt mối liên hệ giữa các loại đồng phân lúc này
sẽ rất có ích để giúp chúng ta nhìn lại các kiểu đồng phân
đã nêu ở phần trước. Các mối quan hệ này được nêu
trong Hình 2.8.

66
 Hình 2.8. Mối liên hệ giữa các loại đồng phân khác nhau.

67
 Đầu tiên, khi nhìn vào một cặp đồng phân tạo bởi kiểu
liên kết (hoặc do cách kết nối nguyên tử). Nếu các kiểu
liên kết khác nhau, các hợp chất này là các đồng phân
cấu trúc (hoặc đồng phân cấu tạo). Ví dụ: ethanol và
methoxymethane (trang 14) hoặc ba đồng phân pentane
(trang 15) là các đồng phân cấu trúc .

 Nếu các kiểu liên kết đều như nhau, các hợp chất này là
các đồng phân lập thể. Ví dụ: các dạng cấu trạng lệch và
che khuất của ethane (trang 48); hoặc đồng phân cis và
trans của 1,2-dimethylcyclopentane (trang 54) là các kiểu
đồng phân lập thể.

68
 Nếu các hợp chất là các đồng phân lập thể, chúng ta có
thể phân biệt rõ hơn nữa đối với kiểu đồng phân. Nếu liên
kết đơn có thể quay dễ dàng để chuyển thành hai đồng
phân lập thể (chẳng hạn như lệch và che khuất của
ethane), chúng ta gọi chúng là các đồng phân cấu trạng
(conformational isomers).
 Nếu hai đồng phân lập thể được chuyển đổi qua lại chỉ
bằng cách duy nhất là phá vỡ và nối lại liên kết (như
trường hợp của cis và trans-1,2dimethylcyclopentane),
chúng ta gọi chúng là các đồng phân cấu hình
(configurational isomers).

69
2.12. Các phản ứng của alkane (reactions of
alkanes)
 Tất cả các liên kết trong alkane là liên kết đơn, cộng hóa
trị, và không phân cực. Do đó alkane tương đối trơ.
 Alkane thường không phản ứng với hầu hết các acid,
base thông thường, hoặc các tác nhân oxide hoá
(oxidizing) và hoàn nguyên (reducing).
 Do tính trơ, alkane có thể được sử dụng làm dung môi
để: ly trích (extraction) hoặc kết tinh lại (crystallization),
cũng như để thực hiện các phản ứng hóa học với các tác
nhân (substances) khác.
 Tuy nhiên, alkane phản ứng được với một vài thuốc thử
như oxy phân tử và halogen. Chúng ta sẽ thảo luận về
những phản ứng này ở đây.
70
2.12.a. Sự oxy hóa và đốt cháy; alkane làm nhiên
liệu (oxidation and combustion; alkanes as
fuels)
 Việc sử dụng alkane quan trọng nhất là làm nhiên liệu.
Với lượng thừa oxy, alkane cháy để tạo thành carbon
dioxide và nước. Điều quan trọng nhất, các phản ứng tỏa
ra lượng nhiệt đáng kể (nghĩa là các phản ứng này đều tỏa
nhiệt: exothermic)

(2.3)

(2.4)

71
 Các phản ứng đốt cháy này là cơ sở cho việc sử dụng
hydrocarbon để đốt (khí tự nhiên và xăng) và nguồn cung
cấp điện (dầu lửa). Bước mồi khởi đầu rất cần thiết -
thường là đánh lửa bằng tia lửa hoặc ngọn lửa. Một khi đã
bắt đầu, phản ứng diễn ra một cách tự phát và tỏa nhiệt.
 Trong methane, tất cả bốn liên kết với nguyên tử carbon
là các liên kết C-H. Trong carbon dioxide, sản phẩm đốt
cháy của methane, tất cả bốn liên kết gắng với carbon là
các liên kết C-O.
 Đốt cháy là một phản ứng oxy hoá, có sự thay thế của
các liên kết C-H bằng các liên kết C-O. Trong khí methane,
carbon ở dạng khử nhỏ nhất, và trong carbon dioxide
carbon ở dạng oxi hóa lớn nhất.

72
 Các trạng thái oxy hóa trung gian của carbon cũng được
biết đến, trong đó chỉ có một, hai hoặc ba liên kết C-H
được chuyển thành các liên kết C-O. Do đó, không có gì
ngạc nhiên khi nếu không đủ oxy để đốt cháy hoàn toàn
một hydrocarbon, có thể xảy ra sự oxy hoá từng phần,
như được minh họa ở phương trình 2.5 đến 2.8.

(2.5)

(2.6)

(2.7)

(2.8)

73
 Độc chất carbon monoxide trong khói thải (phương trình
2.5), bồ hóng phát ra từ xe tải sử dụng động cơ diesel
(phương trình 2.6), một phần aldehyde trong khói bụi
(phương trình 2.7), và sự tích tụ acid trong dầu bôi trơn
(phương trình 2.8) là tất cả cái giá chúng ta phải trả cho
một xã hội cơ giới hóa.

 Tuy nhiên, việc đốt cháy hydrocarbon không hoàn toàn


thỉnh thoảng cũng có ích, như trong sản xuất muội than
(carbon black) (phương trình 2.6), dùng cho lốp xe ô tô,
bóng đèn, dùng làm màu trong mực in.

74
2.12.b. Halogen hóa alkane (halogenation of
alkanes)
 Khi một hỗn hợp của alkane và khí chlorine được giữ ở
nhiệt độ thấp trong bóng tối, không có phản ứng xảy ra.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao,
phản ứng tỏa nhiệt xảy ra. Một hoặc nhiều nguyên tử
hydrogen của alkane được thay thế bằng các nguyên tử
chlorine. Phản ứng này có thể được biểu diễn bằng
phương trình chung:
(2.9)
 Hoặc đặc biệt cho khí methane:
(2.10)

75
 Phản ứng này được gọi là clo hóa. Quá trình này là phản
ứng thế, một chlorine thay thế một hydrogen.
 Phản ứng xảy ra tương tự gọi là brom hóa khi nguồn
halogen là brom.

(2.11)

 Nếu hiện diện halogen dư, phản ứng có thể tiếp tục cho
ra các sản phẩm polyhalogen hóa. Do đó, methane và clo
dư có thể cho sản phẩm có chứa hai, ba, hoặc bốn clo.

(2.12)

 Bằng cách kiểm soát các điều kiện phản ứng và tỷ lệ clo đối
với khí methane, chúng ta có thể tạo ra một hoặc nhiều sản
phẩm. 76
 Với alkane chuỗi dài hơn, hỗn hợp các sản phẩm có thể
thu được ngay cả ở bước đầu tiên. Ví dụ: với propane.

(2.13)

 Khi các alkane lớn hơn được halogen hóa, hỗn hợp các
sản phẩm sẽ trở nên phức tạp hơn; các đồng phân riêng
biệt trở nên khó tách và khó thu được sản phẩm tinh
khiết.
77
 Do đó, halogen hóa không phải là cách hữu ích để tổng
hợp alkyl halide riêng biệt. Tuy nhiên, với các cycloalkane
không mang nhóm thế, khi tất cả các hydrogen đều tương
đương, có thể thu được sản phẩm hữu cơ tinh khiết:

(2.14)

78
2.13. Halogen hóa alkane (the free-radical chain
mechanism of halogenation)
 Người ta cũng có thể hỏi làm thế nào halogen hóa xảy ra.
Tại sao cần phải có ánh sáng hoặc nhiệt?
 Các phương trình 2.9 và 2.10 thể hiện phản ứng halogen
hóa tổng quát. Chúng mô tả cấu trúc của các chất phản
ứng và các sản phẩm, và chúng cho thấy điều kiện phản
ứng cần thiết hoặc chất xúc tác phía trên mũi tên. Nhưng
chúng không cho biết chính xác cách thức sản phẩm
được hình thành từ các chất phản ứng.
 Cơ chế phản ứng (reaction mechanism) là sự mô tả từng
bước của quá trình đứt nối (bond-breaking) và ráp nối
(bond-making) xảy ra khi các chất phản ứng với nhau để
tạo thành sản phẩm.
79
 Trong trường hợp halogen hóa, nhiều thí nghiệm khác
nhau cho thấy phản ứng này diễn ra trong nhiều bước
chứ không phải chỉ trong một bước huyền diệu. Thật vậy,
sự halogen hóa xảy ra thông qua một chuỗi các phản ứng
gốc tự do (free-radical chain of reactions).

 Bước khơi mào phản ứng (chain-initiating step) là sự phá


vỡ phân tử halogen thành hai nguyên tử halogen.

(2.15)

80
 Liên kết Cl-Cl yếu hơn cả liên kết C-H hay liên kết C-C (so
sánh năng lượng liên kết, bảng A trong phụ lục), do đó
liên kết Cl-Cl dễ đứt nhất khi cung cấp năng lượng nhiệt.
Khi nguồn năng lượng là ánh sáng, phân tử clo (Cl2) hấp
thu ánh sáng khả kiến nhưng alkane thì không. Như vậy,
một lần nữa, liên kết C-Cl sẽ đứt đầu tiên.
 Các bước phát triển mạch (chain-propagating steps ) là:

(2.16)

(2.17)

81
 Các nguyên tử clo rất hoạt động, bởi vì chúng có lớp vỏ
hóa trị chưa đầy đủ (7 electron thay vì cần là 8).
 Chúng có thể kết hợp lại thành các phân tử clo (ngược lại
với phương trình 2.15) hoặc, nếu chúng va chạm với một
phân tử alkane thì sẽ bắt một nguyên tử hydro để tạo
thành hydrogen chloride và gốc alkyl R •.
 Nhớ lại từ phần 1.4 rằng gốc tự do là một mảnh mang số
lẻ các electron không liên kết. Các mô hình làm đầy
không gian (space-filling models) trong Hình 2.1 cho thấy
các alkane dường như có bề mặt tiếp xúc của các
hydrogen bao phủ sườn carbon. Vì vậy, nếu một nguyên
tử halogen va chạm với một phân tử alkane, nó sẽ va
đụng với hydrogen cuối cùng của liên kết C-H.
82
 Giống như nguyên tử clo, gốc alkyl hình thành trong
bước đầu tiên của chuỗi (phương trình 2.16) là rất hoạt
động (lưu ý rằng gốc alkyl, giống như gốc halogen, có
lớp vỏ chưa đầy đủ electron). Nếu gốc alkyl va chạm với
một phân tử clo (Cl2), nó có thể tạo thành phân tử alkyl
chloride và nguyên tử clo (phương trình 2.17).
 Nguyên tử clo được hình thành trong bước này sau đó có
thể phản ứng để lặp lại trình tự. Khi thêm phương trình.
2.16 và 2.17, bạn sẽ có được phương trình tổng thể cho
sự clo hóa (phương trình 2.9).
 Trong mỗi bước phát triển mạch, gốc tự do (hoặc nguyên
tử) bị mất đi, nhưng một gốc (hoặc nguyên tử khác) được
hình thành và có thể tiếp tục chuỗi. Hầu như tất cả các
chất phản ứng đều được tiêu thụ, và gần như tất cả các
sản phẩm được hình thành trong các bước này. 83
 Nếu không phải là các bước kết thúc mạch, tất cả các
chất phản ứng trên nguyên tắc có thể được tiêu thụ bằng
cách bắt đầu một chuỗi phản ứng đơn.
 Tuy nhiên, vì nhiều phân tử clo phản ứng tạo thành các
nguyên tử clo trong bước khơi mào phản ứng, nhiều
chuỗi bắt đầu đồng thời. Có một vài gốc tự do có mặt khi
phản ứng xảy ra. Nếu có hai gốc tự do kết hợp, chuỗi
phản ứng sẽ được kết thúc. Ba bước chấm dứt phản ứng
có thể là:
(2.18)

(2.19)

(2.20)
84
 Không có gốc tự do mới được hình thành trong các phản
ứng này, do đó chuỗi bị phá vỡ hoặc kết thúc.

 Lưu ý rằng phương trình 2.20 là một phản ứng hữu ích vì
nó dẫn đến sản phẩm mong muốn, nhưng các phản ứng
chấm dứt khác sẽ dẫn tới sự tái sinh halogen bắt đầu (Cl2,
phương trình 2.18) hoặc một sản phẩm phụ (phương trình
2.19).

85
86
87
88

You might also like