You are on page 1of 78

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
Chương 4 – CÁC HỢP CHẤT VÒNG HƯƠNG
PHƯƠNG

3
4
4.1. Một số nhận xét về benzene (some facts about
benzene)
 Tỷ lệ carbon/hydrogen trong benzene, C6H6, cho thấy cấu
trúc bất bão hòa khá cao.
 Ví dụ: so sánh số lượng hydrogen với hexane, C6H14 hoặc
cyclohexane, C6H12 có sáu carbon nhưng lại bão hòa.

 Benzene không linh động như các hợp chất bất bão hòa.
Ví dụ: benzene không phản ứng trong dung dịch bromine
như alkene và alkyne, và cũng không bị oxid hóa bởi
dung dịch KMnO4.
5
 Benzene không cho các phản ứng cộng điển hình như
alkene hoặc alkyne.
 Thay vào đó, ở benzene chủ yếu diễn ra phản ứng thế.
 Ví dụ: khi dung dịch bromine (Br2) có mặt xúc tác FeBr3,
benzene cho ra sản phẩm bromobenzene và hydrogen
bromide.
(4.2)

 Chlorine, với xúc tác FeCl3, cũng xảy ra phản ứng tương
tự.
(4.3)

6
 Chỉ có sản phẩm monobromobenzene hoặc
monochlorobenzene được cô lập từ phản ứng, không có
đồng phân nào khác.
 Kết quả này cho thấy tất cả sáu nguyên tử hydrogen của
benzene đều tương đương về mặt hóa học.
 Dù cho hydrogen nào được thay thế bằng bromine thì
đều thu được sản phẩm là monobromobenzene.
 Điều này đều là do cấu trúc của benzene.
 Khi bromobenzene phản ứng với đương lượng bromine
thứ hai trong cùng điều kiện phản ứng, thu được ba
đồng phân dibromobenzene.

(4.4)

7
 Các đồng phân được tạo thành không đồng đều. Trong
đó: có hai đồng phân chiếm ưu thế hơn, đồng phân thứ
ba chỉ được tạo thành với lượng nhỏ.
 Điều quan trọng ở đây là chỉ có ba đồng phân – không
nhiều hơn cũng không ít hơn.
 Kết quả tương tự cũng xảy ra khi chlorobenzene được
tiếp tục chlorine hóa, cho ra sản phẩm dichlorobenzene.
 Điều này cũng được giải thích dựa trên cấu trúc của
benzene.
 Vấn đề về cấu trúc của benzene không có gì lớn lao,
nhưng phải mất tới nhiều thập kỷ mới có thể giải quyết.
Chúng ta hãy xem xét những ý tưởng chính của cách
nhìn hiện đại về cấu trúc của benzene.
8
4.2. Cấu trúc của benzene theo Kekulé (the Kekulé
structure of benzene)
 Năm 1865, Kekulé đã đề xuất một cấu trúc hợp lý cho
benzene. Ông đề nghị rằng sáu nguyên tử carbon nằm ở
các góc của một hình lục giác thông thường, với một
nguyên tử hydrogen gắn liền với mỗi nguyên tử carbon.
Để đảm bảo hóa trị 4 của mỗi nguyên tử carbon, ông đề
nghị rằng các liên kết đơn và đôi bố trí xung quanh vòng
(được gọi là hệ liên kết đôi liên hợp).
 Tuy cấu trúc này có độ bất bão hòa lớn nhưng lại cho
kết quả âm tính đối với sự bất bão hoà (tức là benzene
không dễ dàng tác dụng với bromine hoặc KMnO4). Để
giải thích, Kekulé cho rằng các liên kết đơn và đôi có thể
thay đổi vị trí xung quanh vòng rất nhanh đến nỗi các
phản ứng điển hình của alkene không thể xảy ra. 9
10
4.3. Mô hình cộng hưởng của benzene (resonance model
for benzene)

11
 Để diễn tả mô hình này theo cách khác, tất cả các phân tử
benzene đều giống nhau, và cấu trúc của chúng không
được thể hiện theo bất kì cấu trúc nào của Kekulé. Nhờ
sự cộng hưởng, benzene bền hơn bất kỳ cấu trúc mà
Kekulé đề nghị.
 Không có liên kết đơn hoặc đôi trong benzene − chỉ có
một loại liên kết carbon−carbon, đó là liên kết trung gian
giữa liên kết đơn và liên kết đôi.
 Do đó, benzene không có phản ứng hóa học như alkene.
12
 Các phép đo vật lý hiện đại hỗ trợ mô hình cấu trúc
benzene này.
 Benzene đồng phẳng, và mỗi nguyên tử carbon nằm ở
góc của hình lục giác.
 Tất cả các độ dài liên kết carbon−carbon đều giống nhau:
1.39 Å, trung bình giữa độ dài liên kết đơn (1.54 Å) và đôi
(1.34 Å). Hình 4.1 thể hiện mô hình của phân tử benzene.

Figure 4.1 Ball-and-stick and space-filling models of benzene 13


4.4. Mô hình orbital của benzene (orbital model for
benzene)
 Thuyết orbital rất hữu ích trong việc giải thích dạng hình
học của alkane, alkene, alkyne, và cũng rất hữu ích trong
việc giải thích cấu trúc của benzene.
 Mỗi nguyên tử carbon trong benzene chỉ liên kết với ba
nguyên tử khác (hai nguyên tử carbon và một nguyên tử
hydrogen).
 Vì vậy mỗi carbon lai hóa sp2, như trong ethylene. Hai
orbital sp2 của mỗi nguyên tử carbon xen phủ với các
orbital tương tự của các nguyên tử carbon lân cận để tạo
thành liên kết sigma của vòng lục giác.
 Orbital sp2 thứ ba của mỗi carbon xen phủ với orbital 1s
của hydrogen để tạo thành các liên kết sigma C−H.
14
 Vuông góc với mặt phẳng chứa ba orbital sp2 tại mỗi
carbon là một orbital p chứa một điện tử, điện tử hóa trị
thứ tư.
 Các orbital p trên cả sáu nguyên tử carbon có thể xen phủ
lẫn nhau theo chiều dọc để hình thành orbital pi, tạo ra
một vành đai hoặc đám mây điện tử ở trên và dưới mặt
phẳng của vòng.
 Việc xây dựng vòng benzene từ sáu carbon lai hóa sp2
được thể hiện trong hình 4.2. Mô hình này giải thích cho
việc đồng phẳng của benzene. Đồng thời giải thích được
dạng hình lục giác của bezene, với các góc H−C−C và
C−C−C là 120o.

15
 Figure 4.2 An orbital representation of the bonding in
benzene. Sigma (s) bonds are formed by the end-on
overlap of sp2 orbitals. In addition, each carbon
contributes one electron to the pi (p) system by lateral
overlap of its p orbital with the p orbitals of its two
neighbors.
16
4.5. Biểu tượng của benzene (symbols for benzene)
 Hiện nay có hai biểu tượng được sử dụng để biểu diễn
công thức của benzene. Một là công thức theo Kekulé, và
một là hình lục giác với vòng tròn bên trong, thể hiện sự
phân bố của đám mây điện tử pi bất định xứ (delocalized).

 Bất kể công thức nào được sử dụng, các hydrogen


thường không được viết ra, nhưng chúng ta phải nhớ
rằng đều có một nguyên tử hydrogen gắn liền với carbon
ở mỗi góc của hình lục giác.
17
 Công thức có vòng tròn nhấn mạnh rằng các electron
được phân bố đều quanh vòng, và theo nghĩa này thì có
lẽ nó biểu diễn chính xác hơn trong cả hai dạng.
 Tuy nhiên, công thức Kekulé nhắc cho chúng ta có sáu
electron pi trong benzene. Vì lý do này, nó đặc biệt hữu
ích trong việc theo dõi các electron hóa trị trong các
phản ứng hóa học của benzene.
 Trong giáo trình này, chúng ta sẽ sử dụng công thức
Kekulé. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ "các liên kết đôi"
không cố định, và cũng không thực sự là liên kết đôi.

18
4.6. Danh pháp của các hợp chất vòng hương phương
(nonmenclature of aromatic compounds)
 Do hóa học về các hợp chất vòng thơm phát triển nhiều
năm trước khi hệ thống danh pháp phát triển, cho nên
các tên gọi thông thường của nhân hương phương đều
được IUPAC chấp nhận. Ví dụ:

19
 Hợp chất benzene một nhóm thế không có tên thông
thường sẽ được gọi tên theo các dẫn xuất của benzene

20
 Khi mang hai nhóm thế, có thể xuất hiện ba cấu trúc đồng
phân. Chúng được xác định bởi các tiền tố ortho-, meta-,
và para-, thường được viết tắt là o-, m-, và p-. Nếu nhóm
thế X được gắn (theo quy ước) vào carbon 1, thì các
nhóm o- nằm trên carbon thứ 2 và thứ 6, các nhóm m-
nằm trên carbon thứ 3 và thứ 5, và nhóm p- ở trên carbon
thứ 4.

21
 Ví dụ cụ thể:

 Tiền tố ortho-, meta-, và para- được dùng khi xuất hiện hai
nhóm thế khác nhau.

22
 Mặc dù các vị trí o-, m-, và p- thường được sử dụng để
gọi tên các benzene hai nhóm thế, nhưng cách đánh số vị
trí nhóm thế cũng có thể được sử dụng.
 Ví dụ: o-dichlorobenzene cũng có thể gọi tên là 1,2-
dichlorobenzene, và m-chlorophenol cũng được gọi tên là
3-chlorophenol.
 Khi có nhiều hơn hai nhóm thế, vị trí của chúng được xác
định bằng cách đánh số trên vòng.

23
 Hydrocarbon vòng hương phương được gọi là các arene.
Ký hiệu Ar được sử dụng cho nhóm aryl, giống như ký hiệu
R được sử dụng cho nhóm alkyl. Do đó, công thức Ar−R đại
diện cho bất kỳ arylalkane.
 Hai nhóm có tên đặc biệt thường xuất hiện trong các hợp
chất vòng hương phương là nhóm phenyl và nhóm benzyl.

24
 Nhóm phenyl được viết tắt bằng ký hiệu Ph. Cách gọi tên
các nhóm trên được minh họa dưới đây:

25
4.7. Năng lượng cộng hưởng của benzene (the
resonance energy of benzene)
 Chúng ta đã khẳng định cấu trúc cộng hưởng luôn an
định hơn bất kỳ cấu trúc nào. Trong trường hợp của
benzene, khẳng định này có thể được chứng minh bằng
thực nghiệm và thậm chí người ta đo được benzene ổn
định hơn so với phân tử giả thuyết 1,3,5-cyclohexatriene
(tên IUPAC cho cấu trúc Kekulé).
26
 Sự hydrogen hóa liên kết đôi carbon−carbon là một phản
ứng tỏa nhiệt. Năng lượng (nhiệt) tỏa ra khoảng 26 đến 30
kcal/mol cho mỗi liên kết đôi (phương trình 4.5). (Giá trị
chính xác phụ thuộc vào nhóm thế gắn liền với liên kết
đôi). Khi hai liên kết đôi trong một phân tử được
hydrogen hóa, lượng nhiệt được tỏa ra gấp đôi và còn
hơn thế nữa.

 Phản ứng hydrogen hóa cyclohexene tỏa ra 28.6 kcal/mol


(hình 4.3). Chúng ta hy vọng việc hydrogen hóa hoàn toàn
1,3-cyclohexadiene sẽ giải phóng hai lần lượng nhiệt đó,
2 × 28.6 = 57.2 kcal/mol.
27
 Thực nghiệm cho thấy, giá trị thu được gần với những gì
chúng ta mong đợi (hình 4.3). Điều này có vẻ như hợp lý.
 Do đó, chúng ta mong đợi rằng nhiệt tỏa ta từ sự
hydrogen hóa một cấu trúc Kekulé (giả định là 1,3,5-
cyclohexatriene) phải tương ứng với ba liên kết đôi, là
khoảng 84 đến 86 kcal/mol.
 Tuy nhiên, từ thực nghiệm thấy benzene khó xảy ra phản
ứng hydrogen hóa hơn alkene đơn giản, và lượng nhiệt
tỏa ra khi benzene được hydrogen hóa thành
cyclohexane thấp hơn nhiều so với dự kiến: chỉ 49.8
kcal/mol (hình 4.3).
 Chúng ta kết luận rằng phân tử benzene thật sự bền hơn
cấu trúc tham gia cộng hưởng (cấu trúc giả định 1,3,5-
cyclohexatriene) khoảng 36 kcal/mol (80 – 50 = 36).
28
Figure 4.3 Comparison of heat released by the
hydrogenation of cyclohexene, 1,3-cyclohexadiene, and
benzene to produce cyclohexane.

29
 Chúng ta định nghĩa năng lượng an định (stabilization
energy), hoặc năng lượng cộng hưởng (resonance
energy) của một hợp chất chính là sự sai biệt giữa năng
lượng thực tế của cấu trúc thật (hỗn hợp của các dạng
cộng hưởng: the resonance hybrid) và năng lượng tính
toán theo công thức phối cảnh bền nhất.
 Đối với benzene, giá trị này khoảng 36 kcal/mol, đây là
một lượng năng lượng rất lớn. Do đó, benzene và các
hợp chất vòng hương phương khác thường phản ứng
theo cách bảo toàn cấu trúc vòng hương phương để giữ
lại năng lượng cộng hưởng của chúng.
30
4.8. Phản ứng thế thân điện tử trên nhân hương
phương (electrophilic aromatic substitution)
 Các phản ứng thông thường nhất của hợp chất vòng
hương phương liên quan đến việc thay thế hydrogen trên
vòng hương phương bằng các nguyên tử hoặc nhóm thế
khác. Dưới đây là một số phản ứng thế điển hình của
benzene:

31
32
 Phần lớn các phản ứng này diễn ra ở nhiệt độ khoảng từ
0 oC đến 50 oC, nhưng các điều kiện này có thể thay đổi
trở nên êm diệu hoặc khắc nghiệt tùy thuộc vào nhóm thế
trên vòng benzene.
 Ngoài ra, các điều kiện có thể được điều chỉnh để tạo
thành nhiều hơn một nhóm thế, nếu muốn.
 Các phản ứng này diễn ra như thế nào? Và tại sao chúng
ta lại xem xét phản ứng thế thay vì phản ứng cộng? Vai
trò của chất xúc tác là gì? Trong các phần tiếp theo,
chúng ta sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi này.

33
4.9. Cơ chế phản ứng thế thân điện tử trên nhân hương
phương (the mechanism of electrophilic aromatic
substitution)
 Nhiều bằng chứng cho thấy rằng tất cả các phản ứng thế
được liệt kê trong phần trước đều có sự tác kích vào
vòng benzene bởi một tác nhân thân điện tử.
 Xem phản ứng chlorine hóa (phương trình 4.6) như một ví
dụ cụ thể. Phản ứng của benzene với chlorine rất chậm
khi không có xúc tác, nhưng khi có xúc tác, phản ứng xảy
ra khá nhanh.
 Chất xúc tác đã làm gì? Chất xúc tác hoạt động như một
acid Lewis và chuyển hóa chlorine thành một tác nhân
thân điện tử mạnh bằng cách tạo thành phức và phân cực
liên kết Cl−Cl.
34
(4.13)

 Lý do tại sao tác nhân thân điện tử mạnh sẽ được giải


thích như sau:
 Các tác nhân thân điện tử liên kết với một nguyên tử
carbon của vòng benzene, bằng cách sử dụng hai trong
số các điện tử pi từ đám mây điện tử pi để tạo thành liên
kết sigma với nguyên tử carbon trên vòng. Nguyên tử
carbon này trở thành lai hóa sp3. Vòng benzene đóng vai
trò chất cho điện tử pi, hoặc tác nhân thân hạch đối với
các tác nhân thân điện tử (Figure 4.4). 35
Figure 4.4 Electrostatic potential map of
benzene illustrates the pi electron
density (red-yellow) of the aromatic ring.

(4.14)

36
 Carbocation tạo thành là ion benzenonium, trong đó điện
tích dương được phân bố vào carbon ở vị trí ortho và para
so với chlorine nhờ sự cộng hưởng; dẫn đến việc ortho và
para là các carbon sp3.

 Ion benzenonium tương tự như carbocation allyl, nhưng


điện tích dương được phân bố trên ba nguyên tử carbon
thay vì hai carbon. Mặc dù được an định nhờ sự cộng
hưởng so với các carbocation khác, năng lượng cộng
hưởng của ion này vẫn nhỏ hơn so với vòng benzene
ban đầu.
37
 Phản ứng thế được hoàn tất khi mất đi hydrogen của
carbon sp3.

(4.15)

 Chúng ta có thể tổng quát cơ chế hai bước này cho tất cả
các phản ứng thế thân điện tử trên nhân hương phương
trong phần 4.8 bằng phương trình sau:

38
 Lý do tại sao tác nhân thân điện tử mạnh lại quan trọng,
và tại sao chúng ta xem xét phản ứng thế mà không phải
phản ứng cộng, bây giờ trở nên rõ ràng.
 Trong bước 1, năng lượng an định (năng lượng cộng
hưởng) của vòng hương phương bị mất, do sự gián
đoạn của hệ thống pi vòng benzene. Sự gián đoạn này,
gây ra bởi việc cộng tác nhân thân điện tử vào một trong
những carbon của vòng, đòi hỏi năng lượng và tác nhân
thân điện tử phải mạnh.
 Ở bước 2, năng lượng cộng hưởng của nhân hương
phương được hoàn lại khi mất một proton. Trường hợp
này xét trung gian carbocation phản ứng cộng với tác
nhân thân hạch (như trong phản ứng cộng thân điện tử
vào liên kết đôi).
39
 Bước đầu tiên trong phương trình 4.16 thường xảy ra
chậm, đây là giai đoạn xác định tốc độ phản ứng vì nó đòi
hỏi một năng lượng hoạt hóa đáng kể để phá vỡ hệ vòng
thơm.
 Bước thứ hai có năng lượng hoạt hóa thấp và thường
diễn ra nhanh chóng vì nó tái tạo lại hệ vòng hương
phương. Điều này được minh họa trong hình 4.5.

40
 Figure 4.5 A reaction energy diagram for electrophilic aromatic substitution.
The electrophile adds to benzene in an endothermic first step, with loss of
aromaticity. A proton at the carbon attacked by the electrophile is lost in an
exothermic second step, with restoration of aromaticity
41
 Bây giờ chúng ta hãy xem xét từng loại phản ứng thế
thân điện tử trên vòng hương phương được liệt kê trong
phần 4.8
4.9.a. Phản ứng halogen hóa (halogenation)
 Chlorine hoặc bromine được đưa vào vòng benzene
bằng cách sử dụng halogen cùng với xúc tác halide của
sắt tương ứng (tức là Cl2 + FeCl3 hoặc Br2 + FeBr3).
 Thông thường, phản ứng được thực hiện bằng cách
thêm halogen từ từ vào hỗn hợp hợp chất vòng hương
phương và các hạt sắt. Sắt phản ứng với halogen để tạo
ra halide sắt, sau đó sẽ xúc tác cho phản ứng halogen
hóa.
 Phản ứng fluorine và iodine hóa trực tiếp vào vòng
hương phương cũng có thể xảy ra, nhưng đòi hỏi phải
42
có phương pháp đặc biệt.
4.9.b. Phản ứng nitro hóa (nitration)
 Trong các phản ứng nitro hóa vòng hương phương
(phương trình 4.18), chất xúc tác acid sulfuric proton hóa
acid nitric trước, sau đó khử nước để tạo ra ion nitronium
(NO2+) chứa nguyên tử nitrogen mang điện tích dương.

(4.18)

 Ion nitronium, một tác nhân thân điện tử mạnh, tác kích
vào vòng hương phương.

43
44
4.9.c. Phản ứng sulfon hóa (sulfonation)
 Trong phản ứng sulfon hóa vòng hương phương
(phương trình 4.19), sử dụng đồng thời acid sulfuric đậm
đặc và hơi, tác nhân thân điện tử có thể là sulfur trioxide,
SO3, hoặc sulfur dioxide đã được proton hóa, +SO3H.
 Cấu trúc cộng hưởng sau đây cho thấy SO3 là một tác
nhân thân điện tử mạnh tại tâm lưu huỳnh.

45
 Sản phẩm acid sulfonic là các acid hữu cơ mạnh. Chúng
có thể được chuyển thành phenol khi phản ứng với base
ở nhiệt độ cao.

(4.19)

4.9.d. Phản ứng alkyl và acyl hóa (alkylation and


acylation)
 Phản ứng alkyl hóa các hợp chất vòng hương phương
(phương trình 4.10 và 4.11) được gọi là phản ứng
Friedel−Crafts, được đặt tên theo Charles Friedel (Pháp)
và James Mason Crafts (Mỹ), những người đầu tiên phát
hiện ra phản ứng này vào năm 1877. 46
 Tác nhân thân điện tử là một carbocation, được hình
thành khi loại bỏ ion halide từ một alkyl halide với xúc tác
acid Lewis (ví dụ: AlCl3) hoặc bằng cách thêm một proton
vào alkene. (3.19)
 Ví dụ: tổng hợp ethylbenzene được thực hiện như sau:

47
 Phản ứng alkyl hóa Friedel−Crafts có một số hạn chế. Nó
không thể được áp dụng cho vòng hương phương đã có
nhóm nitro hoặc acid sulfonic, bởi vì các nhóm này hình
thành phức và bất hoạt xúc tác nhôm chloride.
 Phản ứng acyl hóa Friedel-Crafts (phương trình 4.12) xảy
ra tương tự. Tác nhân thân điện tử là một cation acyl sinh
ra từ dẫn xuất acid, thường là acyl halide. Phản ứng này
hữu ích cho việc điều chế các ketone hương phương.

48
4.10. Các nhóm thế tăng và giảm hoạt vòng hương
phương (ring-activating and ring-deactivating
substituents)
 Trong phần này và phần tiếp theo, chúng ta sẽ trình bày
các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cơ chế phản ứng thế
thân điện tử trên vòng hương phương đã được mô tả.
 Chúng ta sẽ xem xét các nhóm thế trên nhân hương
phương ảnh hưởng đến các phản ứng thế như thế nào.
 Ví dụ, xem xét tốc độ phản ứng nitro hóa của các hợp
chất sau đây, tất cả đều diễn ra ở cùng một điều kiện
phản ứng: nitration rate (relative)

49
 Lấy benzene làm chuẩn, chúng ta thấy rằng một số nhóm
.. thế (ví dụ -OH và -CH3) đẩy nhanh phản ứng, và nhóm thế

khác (-Cl và -NO2) làm chậm phản ứng.

 Chúng ta biết rằng các nhóm hydroxyl và methyl đẩy điện


tử nhiều hơn hydrogen, trong khi các nhóm chloro và
nitro lại rút điện tử hơn hydrogen.

 Mô hình tĩnh điện trong hình 4.6 minh họa các ảnh hưởng
của các nhóm đẩy điện tử và rút điện tử đối với mật độ
điện tử trong vòng benzene.

50
 Figure 4.6 Electrostatic potential maps of benzene (left),
toluene (middle), and nitrobenzene (right). The pi electron
clouds in benzene and toluene are electron-rich (red),
while the pi electron cloud in nitrobenzene is electron-
deficient (blue).

51
 Những quan sát đánh giá này hỗ trợ cho cơ chế phản
ứng thế thân điện tử trên nhân hương phương.

 Nếu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào việc tác nhân thân
điện tử (chất ưa điện tử) tác kích vào nhân hương
phương, thì các nhóm đẩy điện tử sẽ làm tăng mật độ
điện tử của vòng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng; các
nhóm thế rút điện tử sẽ làm giảm mật độ điện tử trong
vòng và khiến cho phản ứng chậm lại.

 Điều này không chỉ đúng với phản ứng nitro hóa, mà còn
với tất cả các phản ứng thế thân điện tử trên nhân hương
phương.
52
4.11. Các nhóm định hướng ortho, para và các nhóm
định hướng meta (ortho, para-directing and meta-
directing groups)

 Các nhóm thế có mặt trên nhân hương phương quyết


định vị trí của nhóm thế mới. Ví dụ, phản ứng nitro hóa
của toluene cho ra sản phẩm là hỗn hợp của o- và p-
nitrotoluene.

53
 Mặt khác, phản ứng nitro hóa nitrobenzene trong điều
kiện tương tự cho ra sản phẩm chính là đồng phân meta.

 Điều này đúng với các phản ứng thế thân điện tử khác –
phản ứng chlorine hóa, bromine hóa, sulfon hóa,…
Toluene cho sản phẩm chính định hướng ortho, para,
trong khi nitrobenzene cho sản phẩm định hướng meta.

54
 Nhìn chung, có thể chia các nhóm thành hai loại. Các
nhóm định hướng ortho, para, và các nhóm khác định
hướng meta.
 Bảng 4.1 liệt kê một số nhóm của hai loại này. Hãy xem cơ
chế phản ứng thế thân điện tử trên nhân hương phương
thay đổi theo tính định hướng của hai loại nhóm thế này
như thế nào.

4.11.a. Các nhóm định hướng ortho, para (ortho, para-


directing groups)

 Xét phản ứng nitro hóa toluene. Ở bước đầu tiên, ion
nitronium tác kích vào carbon trên vòng ở các vị trí ortho,
meta hoặc para so với nhóm methyl.

55
56
 Ở một trong ba công thức cộng hưởng của ion
benzenonium trung gian trong phản ứng thế ortho hoặc
para (trong khung màu xanh dương), điện tích dương
nằm trên carbon mang nhóm methyl. Đây là carbocation
bậc ba và bền hơn so với những công thức carbocation
bậc hai khác.
 Tuy nhiên, ở phản ứng thế meta, tất cả các công thức
cộng hưởng đều là carbocation bậc hai; điện tích dương
trong ion benzenonium trung gian không bao giờ nằm sát
với gốc methyl.
 Do đó, nhóm methyl định hướng ortho, para, sao cho
phản ứng tạo thành hợp chất trung gian carbocation bền
nhất. Tương tự, tất cả các nhóm alkyl khác đều định
hướng ortho, para.
57
 Quan sát các nhóm thế định hướng ortho, para trong
bảng 4.1. Trong mỗi nhóm thế này, các nguyên tử gắn
trực tiếp vào vòng hương phương đều có cặp điện tử
không liên kết.

 Đôi điện tử không liên kết này có thể làm an định điện tích
dương liền kề. Xem ví dụ về phản ứng bromine hóa
phenol.

58
Bảng 4.1. Sự
định hướng và
khả năng hoạt
hóa vòng hương
phương của một
số nhóm chức
thông thường
(Các nhóm được
sắp xếp theo thứ
tự giảm dần khả
năng hoạt hóa)

59


60
 Trong trường hợp tác kích ortho hoặc para, xuất hiện
trung gian ion benzenonium có điện tích dương trên
carbon mang nhóm hydroxyl.
 Sự dịch chuyển của đôi điện tử không liên kết từ oxygen
đến carbon mang điện tích dương làm cho điện tích
dương được san sẻ ra xa lên cả nguyên tử oxygen (khung
màu xanh dương).
 Sự tác kích meta không cho ra trung gian này. Do đó,
nhóm hydroxyl là nhóm định hướng ortho, para.
 Chúng ta có thể khái quát lại điều này. Tất cả các nhóm có
đôi điện tử không liên kết trên nguyên tử gắn vào vòng
hương phương thì định hướng ortho, para.

61
4.11.b. Các nhóm định hướng meta (meta-directing
groups)

 Chúng ta hãy xét phản ứng nitro hóa của nitrobenzene


tương tự như trên, để xem liệu chúng ta có thể giải thích
sự định hướng meta của nhóm nitro hay không?
 Trong nitrobenzen, nitrogen có điện tích hình thức là +1,
như thể hiện trên các cấu trúc. Phương trình tạo thành
trung gian ion benzenonium:
62
63
 Trong phương trình 4.30, một trong những công thức
cộng hưởng của chất trung gian trong phản ứng thế
ortho hoặc para (trong khung màu xanh dương) có hai
điện tích dương liền kề, đây là sự sắp xếp không mong
muốn. Không có trung gian như vậy ở phản ứng thế meta
(phương trình 4.31). Vì lý do này, phản ứng thế ở vị trí
meta được ưu đãi.
 Liệu chúng ta có thể tổng quát cách giải thích này cho
các nhóm định hướng meta khác trong bảng 4.1? Lưu ý
rằng mỗi nhóm định hướng meta gắn với vòng thơm bởi
một nguyên tử có mang liên kết đôi hoặc liên kết ba, đầu
kia của các liên kết bội này là nguyên tử âm điện hơn
carbon (ví dụ, nguyên tử oxygen hoặc nitrogen).

64
 Trong những trường hợp như vậy, nguyên tử trực tiếp
gắn vào vòng benzene sẽ mang một phần điện tích dương
(như nitrogen trong nhóm nitro). Điều này xảy ra là do sự
cộng hưởng.

 Tất cả các nhóm định hướng meta tương tự với nhóm nitro
đều tránh để hai điện tích dương liền kề nhau trong trung
gian ion benzenonium.
 Chúng ta có thể tổng quát lại như sau: Tất cả các nhóm mà
trong đó nguyên tử trực tiếp gắn vào vòng hương phương
mang điện tích dương hoặc là một đầu của liên kết bội với
nguyên tố âm điện hơn sẽ cho phản ứng thế định hướng
meta. 65
4.11.c. Ảnh hưởng của nhóm thế đến khả năng hoạt
hóa vòng hương phương (substituent effects on
reactivity)
 Các nhóm thế không chỉ ảnh hưởng đến vị trí xảy ra phản
ứng thế, mà còn ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
 Một nhóm thế được coi là tăng hoạt (activating) nếu tốc
độ phản ứng nhanh hơn benzene và giảm hoạt
(deactivating) nếu tốc độ phản ứng chậm hơn so với
benzene (xem bảng 4.1).
 Vận tốc của phản ứng có liên quan gì đến hiệu ứng định
hướng không? 66
 Trong tất cả các nhóm định hướng meta, nguyên tử gắn
với vòng mang điện tích dương hoặc một phần điện tích
dương, và do đó sẽ rút điện tử ra khỏi vòng. Điều đó cho
thấy tất cả các nhóm định hướng meta đều bất hoạt vòng
thơm.
 Mặt khác, các nhóm định hướng ortho, para phần lớn đẩy
điện tử vào vòng, do đó kích hoạt vòng thơm.
 Với các halogen (F, Cl, Br, và I) thì hai hiệu ứng này đối
lập, nên chúng là các trường hợp ngoại lệ duy nhất cho
quy tắc này. Bởi vì các halogen rút điện tử mạnh, nên
chúng làm bất hoạt vòng thơm; nhưng vì trên chúng còn
có các đôi điện tử không liên kết, nên chúng định hướng
ortho, para.

67
4.12. Tầm quan trọng của hiệu ứng định hướng trong
tổng hợp hữu cơ (the importance of directing effects in
synthesis)
 Khi thiết kế một quy trình tổng hợp nhiều giai đoạn mà
trong đó có liên quan đến phản ứng thế thân điện tử trên
nhân thơm, chúng ta phải ghi nhớ hiệu ứng định hướng và
khả năng hoạt hóa vòng hương phương của các nhóm thế
có liên quan.
Xem ví dụ phản ứng bromine hóa và nitro hóa của
benzene để tạo ra bromonitrobenzene. Nếu tiến hành
bromine hóa trước, sau đó nitro hóa, chúng ta sẽ có được
một hỗn hợp đồng phân ortho và para.

68
 Điều này là do nguyên tử bromine trong bromobenzene
định hướng ortho, para.
Mặt khác, nếu nitro hóa trước, sau đó bromine hóa thì sẽ
thu được đồng phân meta bởi vì nhóm nitro định hướng
meta.

69
 Trình tự mà chúng ta thực hiện phản ứng bromine và
nitro hóa rất quan trọng. Nó sẽ quyết định loại sản phẩm
nào được hình thành.

4.13. Các hợp chất hydrocarbon hương phương đa


vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons)
 Khái niệm vòng hương phương – hệ vòng liên hợp bền –
có thể được mở rộng vượt ra ngoài bản thân benzene hoặc
các benzene mang nhóm thế đơn giản.

70
 Than cốc, dùng trong sản xuất thép, thu được bằng cách
đốt nóng than khi không có không khí. Sản phẩm phụ của
việc chuyển đổi than này sang than cốc là nhựa than đá,
một hỗn hợp phức tạp chứa nhiều hydrocarbon hương
phương (bao gồm benzene, toluene và xylene).
 Naphthalene, C10H8, là hợp chất tinh khiết đầu tiên thu
được từ phân đoạn sôi cao của than đá. Naphthalene dễ
dàng được cô lập bởi vì nó kết tinh dưới dạng tinh thể
không màu, mp 80 oC.
 Naphthalene là một phân tử phẳng với hai vòng benzene.
Hai vòng này gắn với nhau bởi hai nguyên tử carbon.

71
 Chiều dài liên kết trong naphthalene không giống nhau,
nhưng tất cả chúng đều tương đương với chiều dài của
liên kết trong benzene (1.39 Å).
 Mặc dù nó có hai vòng sáu, napthalene có năng lượng
cộng hưởng nhỏ hơn hai lần so với benzene, khoảng 60
kcal/mol. Do có tính đối xứng, napthalene có ba bộ
nguyên tử carbon tương đương: C-4a và C-8a; C-1, C-4,
C-5 và C-8; và C-2, C-3, C-6 và C-7.
 Giống như benzene, naphthalene xảy ra phản ứng thế
thân điện tử (halogen hóa, nitro hóa,…) thường ở điều
kiện êm diệu hơn benzene.
 Mặc dù tạo thành hai sản phẩm mang một nhóm thế, phản
ứng thế ở C-1 thường chiếm ưu thế hơn.

72
73
 Naphthalene là hợp chất gốc của một loạt các
hydrocarbon hương phương đa vòng, một vài ví dụ như
sau:

 Sự mở rộng vô hạn của các vòng như vậy dẫn đến các
tấm carbon có bố trí hình lục giác, cấu trúc của than chì.

74
75
76
77
78

You might also like