You are on page 1of 100

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ 2

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC:
PHẢN ỨNG THẾ THÂN HẠCH
TRÊN ACYL

3
Chương 21 - DẪN XUẤT CARBOXYLIC ACID:
PHẢN ỨNG THẾ THÂN HẠCH TRÊN ACYL
 Dẫn xuất acid carboxylic: hợp chất mang nhóm acyl liên
kết với nguyên tử âm điện hoặc nhóm thế đóng vai trò như
một nhóm xuất trong phản ứng thế.

4
 Hoá học của tất cả các dẫn xuất carboxylic acid là tương
tự nhau.
 Phản ứng chính của chúng là thế thân hạch trên nhóm
acyl.

21.1. TÊN GỌI CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC


21.1.1. ACID HALIDE, RCOX
 Acid halide: gọi tên theo nhóm acyl đầu tiên + tên
halide.
 Tên của nhóm acyl: tên của carboxylic acid thay thế
đuôi –ic bằng –yl hoặc đuôi –carboxylic thành –
carbonyl. 5
 Tuy nhiên, theo IUPAC có 8 trường hợp sử dụng –
yl thay cho –oyl như sau:
formic (formyl), acetic (acetyl), propionic
(propionyl), butyric (butyryl), oxalic (oxalyl),
malonic (malonyl), succinic (succinyl), và glutaric
(glutaryl)

6
21.1.2. ACID ANHYDRIDE, RCO2COR’
 Khi cả hai nhóm acyl giống nhau, từ “acid” trong hợp
chất carboxylic được thay thế bằng từ “anhydride”.
 Khi hai nhóm acyl khác nhau, hợp chất được gọi tên
bởi tên của hai acid theo thứ tự chữ cái và sau đó thêm
từ anhydride.

7
21.1.3. ESTER, RCO2R’
 Ester được gọi tên của nhóm alkyl gắn với
oxygen trước, theo sau là tên carboxylic acidvới
đuôi –ic được thay thế bằng –ate.

8
21.1.4. AMIDE, RCONH2
 Amide với nhóm –NH2 không mang nhóm thế:
thay đuôi –oic hoặc –ic của acid bằng –amide,
hoặc thay đuôi –carboxylic thành –
carboxamide.

9
 Nếu nguyên tử nitrogen mang nhóm thế: đọc
tên nhóm thế trước, sau đó mới đến tên chính
của amide.
 Tên các nhóm thế có kí tự N đứng đằng trước
cho biết chúng gắn trực tiếp vào nguyên tử
nitrogen.

10
21.1.5. THIOESTER, RCOSR’
 Thioester: tên giống như các ester tương ứng.
 Nếu ester có tên thông thường thì tiếp đầu ngữ thio-
được thêm vào tên của carboxylate.
Ví dụ: acetate trở thành thioacetate.
 Nếu ester có tên hệ thống thì đuôi –oate hay đuôi –
carboxylate được thay thế bằng –thioate hay –
carbothioate.
Ví dụ: butanoate trở thành butanethioate,
cyclohexanecarboxylate trở thành cyclohexanecarbothioate.

11
21.1.6. ACYL PHOSPHATE, RCO2PO32– VÀ RCO2PO3R’–
 Acyl phosphate được gọi tên theo tên nhóm acyl và thêm
cụm từ phosphate.
 Nếu nhóm alkyl được gắn vào một trong những nguyên
tử oxygen của phosphate thì tên nhóm alkyl nằm sau tên
của nhóm acyl.

Pro. 21.1-21.2 12
13
21.2. CẤU TRÚC VÀ LIÊN KẾT
 Hai đặc điểm cấu trúc quan trọng nhất của các hợp chất
mang nhóm carbonyl là:
 Carbon carbonyl có lai hóa sp2 và hình dạng tam giác
phẳng, điều này làm cho những hợp chất này ít bị chướng
ngại lập thể.
 Nguyên tử oxygen rút điện tử làm cho carbon carbonyl có
tính thân điện tử.

 Do dẫn xuất carboxylic acid (RCOZ) đều chứa nguyên tử


Z mang cặp electron tự do, vì vậy có ba trạng thái cộng
hưởng tồn tại, còn đối với các hợp chất aldehyde và
ketone chỉ có 2 trạng thái cộng hưởng.

14
 Ba trạng thái cộng hưởng này làm cho các dẫn xuất
carboxylic acid khá bền bởi có sự phân tán mật độ điện
tử. Thực tế, cấu trúc (2) và (3) càng đóng góp nhiều cho
trạng thái cộng hưởng làm hợp chất RCOZ càng bền.

 Nhóm Z càng có tính base mạnh thì khả năng cho điện tử
càng mạnh và cấu trúc cộng hưởng (3) sẽ càng chiếm ưu
thế.
 Để xác định tính base của nhóm xuất Z, cần so sánh giá
trị pKa của những acid liên hợp theo bảng sau:

Cl– < RCOO– < –OH –OR’ < –NR’


2

Yếu nhất Tương đương nhau Mạnh nhất 15


Bảng 21.2. Giá trị pKa của một số acid liên hợp của
các hợp chất acyl (RCOZ)

Cấu trúc Nhóm xuất (–Z) Acid liên hợp pKa


RCOCl Cl– HCl –7
Acid chloride

(RCO)2O RCOO– RCOOH 3–5


Anhydride
–OH
RCOOH H2O 15,7
Carboxylic acid

–OR’
RCOOR’ R’OH 15,5–18
Ester
–NR’
RCONR’2 2 R’2NH 38–40
Amide 16
 Từ bảng tính base của Z có thể xác định độ bền tương đối
của các hợp chất dẫn xuất acid theo trật tự sau:

 Acid chloride kém bền nhất vì Cl– là base yếu nhất.


 Amide là hợp chất bền nhất bởi vì nhóm –NR2’ là base
mạnh nhất.

17
21.3. PHẢN ỨNG THẾ THÂN HẠCH ACYL CỦA DẪN
XUẤT CARBOXYLIC ACID
21.3.1. PHẢN ỨNG THẾ THÂN HẠCH ACYL
 Quá trình cộng thân hạch vào liên kết C=O phân cực là
bước chìa khóa của bốn phản ứng chính trên nhóm
carbonyl.
 Sự khác nhau về tính chất hóa học giữa aldehyde/ketone
và dẫn xuất của carboxylic acid là do vai trò của cấu trúc:

18
19
 Phản ứng SN2 chỉ xảy ra trong một bước, nhóm thay thế
tác kích từ phía sau nhóm xuất. Còn phản ứng thế thân
hạch trên nhóm acyl diễn ra trong hai bước và đòi hỏi phải
có trung gian tứ diện:

Pro. 21.3 20
21.3.2. KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG
 Giai đoạn cộng thường là giai đoạn định tốc chung của cả
phản ứng. Do đó, bất kì yếu tố nào làm nhóm carbonyl phản
ứng dễ dàng với tác nhân thân hạch sẽ làm tăng vận tốc
phản ứng.
 Về mặt lập thể, nhóm carbonyl ít bị chướng ngại lập thể,
phản ứng với tác nhân thân hạch dễ dàng hơn so với những
nhóm carbonyl bị chướng ngại lập thể.

21
 Về mặt điện tử: các hợp chất acyl phân cực mạnh phản
ứng dễ dàng hơn các hợp chất acyl phân cực yếu.

22
23
Một số phản ứng chung của các dẫn xuất carboxylic acid

Worked Exam. 21.1 Pro. 21.4-21.6 24


21.4. PHẢN ỨNG CỦA CARBOXYLIC ACID

 Phản ứng thế thân hạch acyl trực tiếp của carboxylic
acid khó xảy ra trong phòng thí nghiệm vì –OH là một
nhóm xuất kém.

 Phải làm tăng độ phản ứng của carboxylic acid bằng


cách sử dụng xúc tác acid mạnh để proton hóa nhóm
carboxyl, biến nó trở thành một nhóm nhận tốt hơn hoặc
bằng cách biến đổi nhóm –OH thành nhóm xuất tốt hơn.

 Tuy nhiên, trong những điều kiện phù hợp, acid


chlodride, anhydride, ester và amide đều có thể được điều
chế từ carboxylic acid.
25
21.4.1. CHUYỂN HÓA CARBOXYLIC ACID THÀNH
ACID CHLORIDE
 Carboxylic acid được biến đổi thành acid chloride bằng
cách cho phản ứng với thionyl chloride (SOCl2).

26
27
21.4.2. CHUYỂN HÓA CARBOXYLIC ACID THÀNH
ACID ANHYDRIDE
 Acid anhydride có thể được tạo thành từ hai phân tử
carboxylic acid ở nhiệt độ cao, loại bỏ một đương lượng
nước. Do cần phải tiến hành ở nhiệt độ cao nên chỉ có
acetic anhydride được điều chế theo cách này.

28
21.4.3. CHUYỂN HÓA CARBOXYLIC ACID THÀNH
ESTER
 Phản ứng SN2 của anion carboxylate với alkyl halide bậc
nhất.

 Phản ứng thế thân hạch acyl giữa carboxylic acid và


alcohol với xúc tác acid, quá trình này được gọi là phản
ứng ester hóa Fischer.

29
30
Pro. 21.7-21.8 31
21.4.4. CHUYỂN HÓA CARBOXYLIC ACID THÀNH
AMIDE
 Amide rất khó điều chế bằng phản ứng trực tiếp giữa
carboxylic acid và amine, bởi vì amine là một base sẽ
chuyển hóa nhóm carboxyl có tính acid thành anion
carboxylate không có khả năng phản ứng.
 Do đó –OH trong nhóm carboxyl phải được thay bằng
nhóm xuất tốt hơn và không có tính acid.
 Trong thực tế, amide thường được điều chế bằng cách
cho carboxylic acid phản ứng với
dicyclohexylcarbodiimide (DCC) để hoạt hóa nhóm acyl,
tiếp theo là phản ứng thế thân hạch acyl của nhóm amine.
 Phương pháp này còn được ứng dụng trong quá trình
tổng hợp các phân tử protein nhỏ hoặc peptide ở quy mô
phòng thí nghiệm. 32
 Cơ chế tạo
thành amide
bằng phản ứng
giữa carboxylic
acid và amine với
dicyclohexylcarb-
-odiimide (DCC)

33
34
21.4.5. CHUYỂN HÓA CARBOXYLIC ACID THÀNH
ALCOHOL

35
 Do ion hydride là một base cũng có tính thân hạch, nên
trên thực tế bước phản ứng thế thân hạch acyl diễn ra trên
ion carboxylate hơn là trên carboxylic acid tự do và hình
thành trung gian dianion có năng lượng cao.
 Ở trung gian này, hai oxygen chắc chắn tạo phức với acid
Lewis là phần aluminium. Do đó, phản ứng tương đối khó
khăn và sự hoàn nguyên acid cần nhiệt độ cao hơn và thời
gian phản ứng dài hơn.

36
 Nếu như hoàn nguyên acid p-nitrophenylacetic bằng
LiAlH4 thì cả hai nhóm nitro và carboxyl đều bị hoàn
nguyên. Trong khi đó, nếu sử dụng BH3 thì nhóm nitro được
bảo toàn.

 Phản ứng của acid với BH3/THF xảy ra nhanh chóng tại
nhiệt độ phòng và phương pháp này thường được ưa
chuộng hơn phản ứng hoàn nguyên với LiAlH4 vì khả năng
phản ứng dễ dàng và độ an toàn cao hơn.

37
21.4.6. CHUYỂN HÓA SINH HỌC CỦA CARBOXYLIC ACID
 Quá trình biến đổi trực tiếp carboxylic acid thành dẫn xuất
acyl bởi phản ứng thế thân hạch acyl không xảy ra trong hóa
sinh. Trong phòng thí nghiệm, nhóm –OH acid phải được
hoạt hóa bằng cách chuyển thành nhóm xuất tốt hơn.
 Trong cơ thể sống, quá trình hoạt hóa thường xảy ra bởi
phản ứng của acid với adenosine triphosphate (ATP) để hình
thành acyl adenosyl phosphate hoặc acyl adenylate, đây là
anhydride hỗn tạp giữa carboxylic acid với adenosine
monophosphate (AMP, và cũng được xem như là adenylic
acid).
 Ví dụ, trong sinh tổng hợp chất béo, carboxylic acid dây dài
phản ứng với ATP để hình thành acyl adenylate, hợp chất
này sau đó phản ứng thế thân hạch acyl với nhóm thiol trong
coenzyme A để hình thành acyl CoA tương ứng. 38
39
Sinh tổng hợp
acid béo,
carboxylic acid
được hoạt hoá
bằng phản ứng
với ATP để
hình thành acyl
adenylate

40
21.5. HÓA HỌC CỦA ACID HALIDE
21.5.1. ĐIỀU CHẾ ACID HALIDE

 Acid chloride được điều chế từ carboxylic acid bằng


phản ứng với thionyl chloride (SOCl2).

 Phản ứng của carboxylic acid với phosphorus tribromide


(PBr3) tạo thành acid bromide.

41
21.5.2. PHẢN ỨNG CỦA ACID HALIDE

42
 Acid chloride phản ứng với nhóm mang oxygen thân
hạch để tạo thành anhydride, carboxylic acid và ester.

43
21.5.2.1. CHUYỂN HÓA HALIDE ACID THÀNH ACID:
SỰ THỦY GIẢI
 Acid chloride phản ứng với nước tạo thành carboxylic
acid.
 Phản ứng thủy giải này là một kiểu phản ứng thế thân
hạch acyl.

 Phản ứng thường tiến hành với sự hiện diện của base
như pyridine hoặc NaOH để loại bỏ HCl và ngăn chặn phản
ứng phụ.
44
21.5.2.2. CHUYỂN HÓA ACID HALIDE THÀNH ANHYDRIDE
 Phản ứng thế thân hạch acyl giữa acid chloride với anion
carboxylate tạo thành acid anhydride.

 Cả hai loại anhydride đối xứng và bất đối xứng đều có thể
được điều chế theo cách này.

45
21.5.2.3. CHUYỂN HÓA ACID HALIDE THÀNH ESTER:
ALCOHOL GIẢI
 Acid chloride phản ứng với alcohol tạo thành ester.

 Phản ứng giữa alcohol với acid chloride chịu ảnh hưởng
lớn của chướng ngại lập thể.
 Độ phản ứng của alcohol được sắp theo thứ tự:
alcohol bậc 1 > alcohol bậc 2 > alcohol bậc 3.
 Có thể tiến hành ester hóa một cách có chọn lọc tại
alcohol ít chướng ngại lập thể khi có mặt đồng thời nhóm
alcohol mang chướng ngại lập thể lớn hơn. 46
Pro. 21.9-21.10

47
21.5.2.4. CHUYỂN HÓA ACID HALIDE THÀNH AMIDE:
AMINE GIẢI
 Acid chloride phản ứng được với ammonia và amine bậc
1, 2 để tạo thành amide bậc 1, 2, 3 tương ứng, trong khi đó
amine bậc 3 không cho phản ứng.

48
 Phản ứng cần dùng hai đương lượng của amine, một
đương lượng đóng vai trò là tác nhân thân hạch thay thế Cl–
, hình thành sản phẩm, đương lượng còn lại đóng vai trò
base phản ứng với sản phẩm phụ HCl để tạo muối
ammonium.
 Tuy nhiên, nếu amine có giá trị cao, quá trình tổng hợp
amide thường được thực hiện bằng cách sử dụng một
đương lượng amine cộng với một đương lượng base rẻ
tiền hơn như NaOH chẳng hạn.

Pro. 21.11-21.12 Thuốc an thần 49


21.5.2.5. CHUYỂN HÓA ACID CHLORIDE THÀNH
ALCOHOL: SỰ HOÀN NGUYÊN
 Acid chloride được hoàn nguyên bởi LiAlH4 cho ra
alcohol bậc nhất.
 Tuy nhiên, phản ứng này ít có giá trị thực tiễn, bởi hầu
hết carboxylic acid ban đầu đều có sẵn để làm nguyên liệu
đầu, không cần thêm bước chuyển thành acid chloride, và
bản thân carboxylic acid cũng có thể bị hoàn nguyên bởi
LiAlH4 để tạo thành alcohol.

50
21.5.3. PHẢN ỨNG GIỮA ACID CHLORIDE VỚI
TÁC CHẤT HỮU CƠ KIM LOẠI
 Tác chất Grignard phản ứng với chloride acid cho ra
alcohol bậc 3 mang hai nhóm thế giống nhau.

51
 Ketone có thể cô lập từ phản ứng của acid chloride với
lithium diorganocopper (Gilman), Li+R2Cu–.

Pro. 21.13 52
 Lưu ý: phản ứng của lithium diorganocopper chỉ diễn ra
với acid chloride.
 Carboxylic acid, ester, acid anhydride và amide không
phản ứng với tác chất lithium diorganocopper.

21.6. HÓA HỌC CỦA ACID ANHYDRIDE


21.6.1. ĐIỀU CHẾ ACID ANHYDRIDE
 Acid anhydride được điều chế bởi phản ứng thế thân
hạch acyl giữa acid chloride với anion carboxylate.

53
21.6.2. PHẢN ỨNG CỦA ACID ANHYDRIDE

 Acid anhydride có tính chất hóa học tương tự như acid


chloride, nhưng khả năng phản ứng yếu hơn so với acid
chloride.

 Do đó, acid anhydride phản ứng với nước tạo thành acid,
với alcohol tạo thành ester, với amine tạo thành amide và
với LiAlH4 tạo thành alcohol bậc nhất.

 Tuy nhiên, chỉ có phản ứng tạo thành ester và amide là


thường được sử dụng.

54
55
21.6.2.1. CHUYỂN HÓA ACID ANHYDRIDE THÀNH
ESTER
 Acetic anhydride thường được sử dụng để điều chế
ester acetate từ alcohol. Ví dụ, trong thương mại, aspirin
(acetylsalicylic acid) được điều chế bằng phản ứng acetyl
hóa giữa o–hydroxybenzoic acid (salicylic acid) với acetic
anhydride.

Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm 56


21.6.2.2. CHUYỂN HÓA ANHYDRIDE ACID THÀNH AMIDE
 Acetic anhydride cũng thường được sử dụng để điều
chế acetamide mang nhóm thế trên nitrogen từ amine.
 Nhóm –NH2 có tính thân hạch mạnh hơn sẽ phản ứng
thay vì nhóm –OH có tính thân hạch kém hơn.

Thuốc hạ sốt, giảm đau


(Paracetamol)
 Khả năng phản ứng của anhydride không hiệu quả bằng
acid chloride. Acid chloride thường được ưu tiên dùng để
biểu diễn cho phản ứng thế thân hạch acyl hơn so với
nhóm acetyl của anhydride. Pro. 21.14-21.15 57
21.7. HÓA HỌC CỦA ESTER
 Ester là một trong những hợp chất phổ biến nhất trong
tự nhiên.
 Nhiều ester đơn giản là chất lỏng có mùi dễ chịu tạo
nên mùi thơm của trái cây và hoa.
 Ví dụ: methyl butanoate được tìm thấy trong tinh dầu
dứa, isopentyl acetate có trong dầu chuối.

58
21.7.1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
 Ester có độ phân cực trung bình, moment lưỡng cực
trong khoảng 1,5 – 2,0 D.
 Lực tương tác lưỡng cực – lưỡng cực làm cho ester có
nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon có cùng khối
lượng phân tử.
 Tuy nhiên, do không có nhóm hydroxy, nên không tồn
tại liên kết hydrogen liên phân tử, vì vậy ester có nhiệt độ
sôi thấp hơn so với các alcohol.

59
21.7.2. ĐIỀU CHẾ ESTER

 Carboxylic acid được biến đổi trực tiếp thành ester bởi
phản ứng SN2 giữa ion carboxylate với alkyl halide bậc
một.

 Hoặc bởi phản ứng ester hóa Fischer giữa carboxylic


acid với alcohol có sự hiện diện của xúc tác acid vô cơ.

 Ngoài ra, ester còn được điều chế bằng cách cho acid
chloride phản ứng với alcohol có mặt base.

60
61
21.7.3. PHẢN ỨNG CỦA ESTER

 Ester có các phản ứng giống như dẫn xuất của acid
carboxylic.

 Tuy nhiên so với acid chloride và anhydride, khả năng


phản ứng với tác nhân thân hạch của ester kém hơn.

 Tất cả các phản ứng của chúng đều có thể xảy ra đối
với cả ester mạch hở và ester vòng (ester vòng được gọi
là lactone).

62
21.7.3.1. CHUYỂN HÓA ESTER THÀNH CARBOXYLIC
ACID : THỦY GIẢI

 Ester bị thủy giải trong cả dung dịch acid lẫn base tạo
thành carboxylic acid và alcohol.

 Sự thủy giải ester trong dung dịch base được gọi là


phản ứng xà phòng hóa, tiếng Latin “sapo” nghĩa là “xà
phòng”.
63
Cơ chế thủy giải ester
bằng base (phản ứng xà
phòng hóa)

64
Cơ chế thủy giải ester
bằng acid

65
 Quá trình thủy phân ester thường gặp trong hóa sinh,
đặc biệt là trong quá trình tiêu hóa chất béo và dầu.
 Phản ứng này được xúc tác bởi nhiều enzyme lipase và
gồm hai phản ứng thế thân hạch acyl.

66
21.7.3.2. CHUYỂN HÓA ESTER THÀNH AMIDE:
AMINE GIẢI
 Ester có thể phản ứng với ammonia và amine tạo thành
amide.
 Ion alkoxide là nhóm xuất kém so với halide hay
carboxylate, vì vậy ester phản ứng yếu với ammonia,
amine bậc 1, và 2 so với acid halide và acid anhydride.
 Điều kiện phản ứng thường yêu cầu nhiệt độ và nồng
độ amine cao.

Pro. 21.16 67
21.7.3.3. CHUYỂN HÓA ESTER THÀNH ALCOHOL:
SỰ HOÀN NGUYÊN

 Ester dễ dàng bị hoàn nguyên khi cho phản ứng với


LiAlH4 để tạo thành alcohol bậc một.

68
 Cơ chế của phản ứng hoàn nguyên ester (và lactone)
tương tự như cơ chế phản ứng hoàn nguyên acid
chloride.
 Đầu tiên, ion hydride cộng vào nhóm carbonyl, theo sau
là quá trình loại ion alkoxide hình thành aldehyde.
Aldehyde tiếp tục được hoàn nguyên tạo thành alcohol
bậc một.

69
 Ngoài ra, ester còn có thể được hoàn nguyên bởi tác
nhân diisobutyl aluminium hydride (DIBAH).
 Phản ứng này có thể cô lập được aldehyde trung gian
bằng cách tiến hành ở –78 oC (đá khô/acetone) và sử
dụng 1 đương lượng DIBAH.

70
 Nếu DIBAH được sử dụng ở nhiệt độ phòng, ester sẽ bị
hoàn nguyên lại thành alcohol.

 Tại nhiệt độ thấp, carbon carbonyl ở trạng thái trung


gian tứ diện sẽ không khử loại alkoxide cho đến khi phản
ứng hoàn thành, và sau bước xử lý sản phẩm (workup)
ion hydride sẽ bị phá hủy và aldehyde được tạo thành.

 Vì vậy, quá trình điều chỉnh nhiệt độ cho phản ứng là


điều cần thiết để tạo thành sản phẩm mong muốn là
aldehyde hay alcohol.

71
21.7.3.4. CHUYỂN HÓA ESTER THÀNH ALCOHOL:
PHẢN ỨNG GRIGNARD
 Ester và lactone phản ứng với hai đương lượng tác
nhân Grignard tạo thành alcohol bậc ba có hai nhóm thế
giống nhau .

Pro. 21.17-21.19
 Một cách khác để tạo ra alcohol từ ester là phản ứng
với tác chất hữu cơ kim loại.
72
 Ví dụ, ester của formic acid phản ứng với 2 đương
lượng tác chất Grignard tạo alcohol bậc 2.

 Hợp chất hữu cơ lithium (organolithium) có tính thân


hạch tốt hơn tác chất Grignard thường cho phản ứng với
ester để tạo thành alcohol bậc 2 và bậc 3 với hiệu suất cao
hơn.

73
21.8. HÓA HỌC CỦA AMIDE
 Amide tồn tại khá phổ biến trong cơ thể sống như:
protein, nucleic acid và nhiều dược phẩm khác đều có
mang nhóm chức amide.
 Nguyên nhân khiến amide rất phổ biến là do chúng bền
với các điều kiện trong cơ thể sống. Amide kém hoạt động
nhất trong các dẫn xuất acid thường gặp và tham gia khá
ít phản ứng thế thân hạch acyl.

74
21.8.1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
 Tính chất vật lý của amide bị ảnh hưởng nhiều bởi sự
cộng hưởng của đôi điện tử tự do trên nitrogen với nhóm
carbonyl.
 Ví dụ, formamide có moment lưỡng cực là 3,7 D, điện
tích dương chủ yếu tập trung ở nhóm NH2 và điện tích âm
ở oxygen carbonyl. Điều này lý giải cho liên kết hydrogen
liên phân tử được tạo thành giữa liên kết N–H và oxygen
carbonyl. So sánh giữa acetamide, 2–methylpropene và
acetic acid cho thấy rằng có sự tồn tại liên kết liên phân tử
mạnh trong trường hợp acetamide, chủ yếu là liên kết
hydrogen, thậm chí mạnh hơn cả acetic acid.

75
76
 Số lượng nhóm thế trên nitrogen xác định bao nhiêu
liên kết hydrogen có thể có. Ví dụ, N,N–dimethylacetamide
không còn liên kết hydrogen dẫn đến nhiệt độ sôi và nhiệt
độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với N–methylacetamide
và acetamide.

77
 Do nitrogen có độ âm điện yếu hơn oxygen, liên kết N–H
của amide có tính acid yếu hơn O–H của carboxylic acid.
Thông thường pKa khoảng 16 gần với tính acid của nước.
 Sự hiện diện của nhóm carbonyl trong amide làm cho
amide có tính acid mạnh hơn và tính base yếu hơn so với
amine. Những amide tồn tại hai nhóm carbonyl liên kết với
một nguyên tử nitrogen thì gọi là imide và pKa khoảng 10.

78
21.8.2. ĐIỀU CHẾ AMIDE
 Amide thường được điều chế bằng phản ứng giữa acid
chloride với amine.
 Ammonia, amine bậc một và bậc hai đều cho phản ứng
tạo thành amide.

79
21.8.3. PHẢN ỨNG CỦA AMIDE
21.8.3.1. CHUYỂN HÓA AMIDE THÀNH CARBOXYLIC
ACID : SỰ THỦY GIẢI
 Amide kém hoạt động hơn carboxylic acid và dẫn xuất,
phản ứng thế thân hạch acyl duy nhất có thể thực hiện với
amide là phản ứng thủy giải.
 Amide khá bền trong nước, nhưng kém bền trong điều
kiện đun nóng với sự hiện diện của acid hay base mạnh.

80
 Quá trình thủy giải amide thường thấy trong hóa sinh.

81
21.8.3.2. CHUYỂN HÓA AMIDE THÀNH AMINE:
SỰ HOÀN NGUYÊN
 Sản phẩm của phản ứng hoàn nguyên amide là amine
chứ không phải alcohol như các dẫn xuất acid khác.
 Loại phản ứng này chỉ đặc trưng cho amide và không
xảy ra ở bất cứ dẫn xuất acid carboxylic nào khác.

82
 Phản ứng đều hiệu quả với cả amide mạch hở và mạch
vòng, hoặc lactam, và là phương pháp rất tốt để điều chế
amine vòng.

Pro. 21.20-21.21 83
21.9. HÓA HỌC CỦA THIOESTER VÀ ACYL
PHOSPHATE: DẪN XUẤT SINH HỌC CỦA
CARBOXYLIC ACID
 Chất nền cho phản ứng thế thân hạch acyl trong cơ thể
sống là thioester (RCOSR’) hoặc acyl phosphate
(RCO2PO32– hoặc RCO2PO3R’–).
 Hai hợp chất này đủ bền vững để tồn tại trong cơ thể
sống, và vẫn đủ khả năng tham gia phản ứng thế acyl.

 Các acyl của CoA như acetyl CoA là thioester phổ biến
nhất trong tự nhiên.

 Coenzyme A (CoA): là thiol được hình thành bởi liên kết


anhydride phosphoric (O=P–O–P=O) giữa
phosphopantetheine và adenosine 3’,5’-bisphosphate. 84
 Phản ứng của CoA với acyl phosphate hoặc acyl
adenylate hình thành acyl CoA.
 Acyl CoA là chất nền cho phản ứng thế thân hạch acyl
tiếp theo.
 Ví dụ: N-acetylglucosamine được tổng hợp bởi phản ứng
amine giải giữa glucosamine và acetyl CoA

Thành phần trong xương


sụn và những mô liên kết
85
Sự tạo thành
thioester acetyl
CoA bởi phản ứng
thế thân hạch acyl
giữa coenzyme A
(CoA) với acetyl
adenylate.

86
Phản ứng thế bởi ion hydride và thực hiện hoàn nguyên
một phần thioester tạo thành aldehyde: xảy ra trong quá
trình sinh tổng hợp mevaldehyde.
 (3R)-3-hydroxyl-3-methyl glutaryl CoA được hoàn nguyên
bởi hydride do NADPH cung cấp.

Trung gian trong


tổng hợp terpenoid

Pro. 21.22 87
21.10. POLYAMIDE VÀ POLYESTER:
POLYMER TRÙNG HỢP BẬC
 Amine phản ứng với acid chloride tạo thành amide.
 Diamine phản ứng với di acid chloride: hình thành hai liên
kết amide, cứ thế nối các phân tử lại với nhau hình thành
polyamide khổng lồ.
 Tương tự, phản ứng giữa diol với diacid sẽ hình thành
polyester.

80
 Các polymer alkene và diene: được gọi là polymer trùng
hợp mạch (chain–growth polymer) do chúng được sinh ra
bởi phản ứng dây chuyền.

 Ngược lại, polyamide và polyester được gọi là polymer


trùng hợp bậc (step–growth polymer) do từng liên kết trong
polymer được tạo thành độc lập với nhau.

89
90
91
21.10.1. POLYAMIDE (NYLON)
 Polymer trùng hợp bậc được biết đến nhiều nhất là
polyamide, hay nylon.

 Sự kết hợp giữa khả năng chịu lực và chống mài mòn
cao đã làm cho nylon trở thành một vật liệu tuyệt vời để
thay thế kim loại trong sản xuất một số thiết bị và vật dụng. 92
21.10.2. POLYESTER
 Polyester có ích nhất là loại được tổng hợp bởi phản ứng
giữa dimethyl terephthalate (dimethyl benzene–1,4–
dicarboxylate) với ethylene glycol (ethane–1,2–diol). Sản
phẩm được sử dụng với tên thương mại là Dacron để tạo
sợi vải và lốp xe, và dưới tên Mylar để làm băng ghi âm. Độ
bền khi kéo căng của phim làm bằng poly (ethylene
terephthalate) gần tương đương với độ bền của thép.

93
 Lexan, một loại polycarbonate được tổng hợp từ diphenyl
carbonate và bisphenol A, cũng là một polyester có giá trị
thương mại.
 Lexan có khả năng chịu lực cao, ứng dụng trong điện
thoại, nón bảo hiểm xe đạp và vỏ bọc laptop.

94
21.10.3. CHỈ KHÂU VÀ POLYMER PHÂN HỦY SINH HỌC:
 Do nhựa (plastic) thường đem vứt bỏ chứ không được tái
chế.

 Xu thế điều chế một loại polymer dễ bị phân hủy nhanh ở


các bãi rác bởi vi sinh vật trong đất.

 Những polymer phân hủy sinh học phổ biến nhất là


poly(glycolic acid) (PGA), poly(lactic acid) (PLA) và
polyhydroxybutyrate (PHB): Tất cả đều là polyester, do đó
có thể thủy giải liên kết ester.

 Copolymer giữa poly(glycolic acid) với poly(lactic acid)


được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu.
95
Pro. 21.23-21.25 96
21.11. PHỔ CỦA DẪN XUẤT CARBOXYLIC ACID
21.11.1. PHỔ HỒNG NGOẠI
 Tất cả hợp chất chứa nhóm carbonyl có hấp thu IR rất
mạnh trong vùng 1650-1850 cm-1.

 Acid chloride dễ dàng phát hiện bởi hấp thu đặc trưng
gần 1800 cm-1.
 Acid anhydride có thể được xác định do chúng có hai hấp
thu trong vùng carbonyl, một mũi tại 1820 cm-1 và mũi kia
tại 1760 cm-1.

 Ester hấp thu tại 1735 cm-1, cao hơn aldehyde và ketone.
 Amide hấp thu tại số sóng thấp gần cuối của nhóm
carbonyl.
97
98
Pro. 21.26-21.27

21.11.2. PHỔ NMR


 Hydrogen của carbon kế nhóm carbonyl sẽ giảm chắn
nhẹ và cộng hưởng gần dH 2 ppm trên phổ 1H NMR.

99
 Aldehyde và ketone cộng hưởng gần dC 200 ppm, trong
khi nguyên tử carbon carbonyl của dẫn xuất acid cộng
hưởng trong vùng dC từ 160 đến 180 ppm.

100

You might also like