You are on page 1of 60

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ 2

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
VÂN ĐẠO VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ:
PHẢN ỨNG TẠO VÒNG KIỂU PHỐI HỢP

3
Chương 30 – VÂN ĐẠO VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ:
PHẢN ỨNG TẠO VÒNG KIỂU PHỐI HỢP
 Hầu hết các phản ứng hữu cơ xảy ra theo cơ chế lưỡng
cực: chất thân hạch cho hai điện tử vào tâm thân điện tử
để tạo thành liên kết mới.
 Những phản ứng khác diễn ra theo cơ chế gốc tự do:
mỗi chất phản ứng cho một điện tử để tạo thành liên kết
mới. Cả hai loại phản ứng này đều thường xuyên xảy ra
trong phòng thí nghiệm và trong cơ thể sống.
 Tuy nhiên tồn tại loại phản ứng thứ ba ít phổ biến hơn
xảy ra theo cơ chế phản ứng hữu cơ, đó là phản ứng tạo
vòng kiểu phối hợp (pericyclic reaction).

4
 Phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp là loại phản ứng xảy
ra theo một quá trình phối hợp thông qua trạng thái
chuyển tiếp vòng. Từ phối hợp (concerted) ở đây có
nghĩa là tất cả những thay đổi về liên kết xảy ra cùng một
lúc và trong một bước, không liên quan đến chất trung
gian.
 Chúng ta sẽ xem xét chi tiết ba đặc trưng chính của
phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp: phản ứng đóng vòng
điện tử, phản ứng cộng vòng và phản ứng chuyển vị
sigma.

5
30.1. VÂN ĐẠO PHÂN TỬ VÀ PHẢN ỨNG TẠO VÒNG
KIỂU PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG p LIÊN HỢP:
 Theo thuyết vân đạo phân tử (MO), vân đạo p trên
carbon lai hóa sp2 của polyene liên hợp tương tác với
nhau để hình thành hệ thống vân đạo phân tử p, năng
lượng của chúng phụ thuộc vào số nút giữa các hạt
nhân.
 Các vân đạo phân tử có càng ít nút thì có năng lượng
thấp hơn những vân đạo nguyên tử p cô lập và được
gọi là các vân đạo phân tử liên kết; những vân đạo
phân tử có nhiều nút thì có năng lượng cao hơn vân
đạo p cô lập được gọi là các vân đạo phân tử phản liên
kết.
6
Hình 30.1 Vân đạo phân tử p của (a) ethylene và (b) 1,3-butadiene 7
 Mô tả vân đạo phân tử tương tự như trên có thể diễn tả
cho bất kì hệ thống điện tử p liên hợp nào.
 Ví dụ: 1,3,5-hexatriene có ba liên kết đôi và 6 vân đạo
phân tử p.
 Ở trạng thái cơ bản, chỉ có ba vân đạo liên kết ψ1, ψ2, và
ψ3 được lắp đầy.
 Tuy nhiên, khi chiếu xạ bằng tia tử ngoại, một điện tử
được chuyển từ vân đạo đã điền đầy đủ có năng lượng
cao nhất (ψ3) đến vân đạo chưa được điền đầy đủ có
năng lượng thấp nhất (ψ4*) để hình thành trạng thái kích
thích (Mục 14.7).

8
Hình 30.2 Sáu vân đạo phân tử p của hexa-1,3,5-triene 9
 Vân đạo phân tử và những nút của chúng đóng vai trò
gì trong phản ứng cộng vòng? Câu trả lời là đủ mọi
mặt.
 Theo các qui tắc R.B. Woodward và Roald Hoffmann,
phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp chỉ có thể xảy ra nếu
hình học của vân đạo phân tử của chất phản ứng giống
như hình học của vân đạo phân tử của sản phẩm.
 Nếu hình học vân đạo của chất phản ứng và sản phẩm
khớp với nhau, hoặc tương quan, phản ứng được xem
là cho phép về mặt hình học. Nếu hình học của vân đạo
chất phản ứng và sản phẩm không khớp với nhau, phản
ứng được xem là không cho phép về mặt hình học. 10
 Theo Fukui, chúng ta chỉ cần quan tâm đến hai vân đạo
phân tử, được gọi là vân đạo biên (frontier orbitals).
 Các vân đạo biên này là những vân đạo phân tử đã
được điền điện tử có năng lượng cao nhất (HOMO), và
những vân đạo phân tử chưa được điền điện tử có
năng lượng thấp nhất (LUMO).
 Ví dụ, ở trạng thái cơ bản, 1,3,5-hexatriene có ψ3 là
HOMO và ψ4* là LUMO (Hình 30.2). Tuy nhiên, ở trạng
thái kích thích 1,3,5-hexatriene có ψ4* là HOMO và ψ5* là
LUMO

Pro. 30.1 11
30.2. PHẢN ỨNG ĐÓNG VÒNG ĐIỆN TỬ:
 Cách tốt nhất để hiểu hình học của vân đạo ảnh hưởng
thế nào đến phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp là xem một số
ví dụ.
 Đầu tiên hãy nhìn vào sự chuyển vị polyene, được gọi là
phản ứng đóng vòng điện tử (electrocyclic reactions).
 Phản ứng đóng vòng điện tử là một quá trình tạo vòng
kiểu phối hợp bao gồm quá trình đóng vòng trong hệ
polyene liên hợp.
 Một liên kết p bị phá vỡ, những liên kết p khác thay đổi vị
trí, một liên kết σ mới được hình thành và tạo thành một hợp
chất vòng. Ví dụ, triene liên hợp có thể được biến đổi thành
cyclohexadiene và diene liên hợp có thể được biến đổi
thành cyclobutene.
12
13
 Yếu tố quan trọng nhất của phản ứng đóng vòng điện tử là
hóa học lập thể của chúng.
 Ví dụ: (2E,4Z,6E)-octa-2,4,6-triene chỉ tạo thành cis-5,6-
dimethylcyclohexa-1,3-diene khi đun nóng, và (2E,4Z,6Z)-
octa-2,4,6-triene chỉ tạo thành trans-5,6-dimethylcyclohexa-
1,3-diene.
 Tuy nhiên, đáng chú ý là những kết quả về lập thể sẽ thay
đổi hoàn toàn khi phản ứng diễn ra dưới điều kiện quang hóa
(photochemistry), hơn là ở điều kiện nhiệt.
 Chiếu xạ hoặc quang phân (2E,4Z,6E)-octa-2,4,6-triene
bằng ánh sáng tử ngoại tạo thành trans-5,6-dimethyl-
cyclohexa-1,3-diene (Hình 30.3).

14
Hình 30.3 Sự chuyển đổi
qua lại giữa các đồng
phân octa-2,4,6-triene và
5,6-dimethylcyclohexa-
1,3-diene

15
 Có thể nhận được kết quả tương tự cho phản ứng mở
vòng điện tử khi đun nóng 3,4-dimethylcyclobutene, với
đồng phân trans chỉ tạo thành (2E,4E)-hexa-2,4-diene và
đồng phân cis chỉ tạo thành (2E,4Z)-hexa-2,4-diene.

 Tuy nhiên, khi chiếu xạ tia tử ngoại, kết quả sẽ ngược lại.
Quá trình mở vòng đồng phân cis-3,4-dimethylcyclobutene
dưới điều kiện quang hóa tạo thành sản phẩm 2E,4E (Hình
30.4).

16
Hình 30.4 Sự chuyển đổi
qua lại giữa các đồng
phân hexa-2,4-diene và
3,4-dimethylcyclobutene.

17
 Để giải thích những kết quả này, hãy nhìn vào hai thùy ở
phía ngoài cùng của các vân đạo phân tử polyene – các thùy
này tương tác khi đóng vòng xảy ra. Có 2 khả năng có thể
xảy ra: các thùy cùng dấu trong phân tử có thể cùng phía
hoặc khác phía.

18
 Để hình thành liên kết, các thùy p ở phía ngoài cùng phải
xoay để đạt sự tương tác thuận lợi nhất cho việc tạo liên kết
- một thùy dương với một thùy dương hoặc một thùy âm với
một thùy âm.
 Nếu hai thùy có cùng dấu ở cùng phía của phân tử, thì hai
vân đạo phải quay theo chiều ngược nhau - một theo chiều
kim đồng hồ và một ngược chiều kim đồng hồ. Sự quay này
được xem là sự xoay ngược chiều nhau (disrotatory).

19
 Ngược lại, nếu hai thùy cùng dấu ở khác phía, thì cả hai
vân đạo phải quay theo chiều giống nhau, hoặc cả hai cùng
quay theo chiều kim đồng hồ hoặc cả hai cùng quay ngược
chiều kim đồng hồ. Sự quay này được xem là sự xoay cùng
chiều nhau (conrotatory).

20
30.3. HÓA HỌC LẬP THỂ CỦA PHẢN ỨNG TẠO VÒNG
ĐIỆN TỬ DO NHIỆT
 Làm thế nào chúng ta dự đoán được là xoay cùng chiều
hay ngược chiều xảy ra trong từng trường hợp?
 Theo thuyết vân đạo biên, hóa học lập thể của phản ứng
đóng vòng điện tử được xác định bởi hình học của HOMO
polyene. Điện tử ở HOMO có năng lượng cao nhất nên giữ
điện tử lỏng lẻo nhất. Do đó dễ bị di chuyển nhất trong
suốt phản ứng.
 Đối với phản ứng nhiệt, cấu hình điện tử ở trạng thái cơ
bản được sử dụng để xác định HOMO, đối với phản ứng
quang hóa sẽ sử dụng cấu hình điện tử ở trạng thái kích
thích để xác định.

21
 Quan sát sự đóng vòng dưới điều kiện nhiệt của triene
liên hợp.
 Theo hình 30.2, HOMO của triene liên hợp ở trạng thái
cơ bản có các thùy mang dấu giống nhau ở cùng phía của
phân tử, từ dạng hình học dự đoán các vân đạo quay
ngược chiều nhau để đóng vòng.
 Quá trình đóng vòng ngược chiều này chính xác như
những gì đã quan sát được trong quá trình đóng vòng do
nhiệt của octa-2,4,6-triene. Đồng phân 2E,4Z,6E tạo thành
sản phẩm cis, đồng phần 2E,4Z,6Z tạo thành sản phẩm
trans (Hình 30.5).

22
Hình 30.5 Sự tạo vòng do nhiệt của octa-2,4,6-triene
23
 Theo cùng cách tương tự, HOMO ở trạng thái cơ bản của
diene liên hợp (Hình 30.1) có hình học dự đoán các vân đạo
quay cùng chiều để đóng vòng.
 Tuy nhiên, trên thực tế, phản ứng của diene liên hợp chỉ
có thể quan sát bởi chiều ngược lại (tức là chiều từ
cyclobutene → diene) do vị trí của cân bằng.
 Do đó, chúng ta nhận thấy rằng vòng 3,4-
dimethylcyclobutene mở ra theo dạng cùng chiều. cis-3,4-
Dimethylcyclobutene tạo thành (2E,4Z)-hexa-2,4-diene và
trans-3,4-dimethylcyclobutene tạo thành (2E,4E)-hexa-2,4-
diene bằng sự mở vòng cùng chiều (Hình 30.6).

24
Hình 30.6 Sự mở vòng do nhiệt của cis- và trans-dimethylcyclobutene

25
 Cần lưu ý rằng diene liên hợp và triene liên hợp phản
ứng với hóa học lập thể trái ngược nhau.
 Diene mở vòng và đóng vòng theo con đường cùng
chiều, trong khi triene mở vòng và đóng vòng theo con
đường ngược chiều. Sự khác nhau này là do sự khác nhau
về hình học của HOMO diene và triene.

26
 Có một mối liên quan qua lại giữa số cặp điện tử (của liên
kết đôi) tham gia tái lập liên kết và hóa học lập thể của sự
đóng vòng hoặc mở vòng.

 Polyene với số chẵn cặp điện tử tham gia phản


ứng tạo vòng điện tử do nhiệt theo con đường
cùng chiều.

 Trong khi polyene với số lẻ cặp điện tử tham gia


phản ứng theo con đường ngược chiều.

Pro. 30.2-30.3 27
30.4. PHẢN ỨNG TẠO VÒNG ĐIỆN TỬ DO QUANG HÓA:

 Phản ứng đóng vòng điện tử do quang hóa có vài khác


biệt về hóa học lập thể so với điều kiện nhiệt.

 Khi chiếu tia UV vào polyene sẽ tạo nên sự kích thích một
điện tử từ HOMO ở trạng thái cơ bản lên LUMO ở trạng thái
cơ bản, do đó làm thay đổi hình học của chúng.

 Tuy nhiên do sự kích thích điện tử làm thay đổi hình học
của HOMO và LUMO, nên cũng làm thay đổi hóa học lập thể
của phản ứng.

28
 Ví dụ, (2E,4E)-hexa-2,4-diene tham gia quá trình đóng
vòng quang hóa theo con đường ngược chiều, trong khi
phản ứng dưới điều kiện nhiệt lại theo con đường cùng
chiều.
 Tương tự, (2E,4Z,6E)-octa-2,4,6-triene tham gia quá trình
đóng vòng quang hóa theo con đường cùng chiều, trong
khi phản ứng dưới điều kiện nhiệt lại theo con đường
ngược chiều (Hình 30.7).

Bảng 30.1 Quy tắc hóa học lập thể của phản ứng đóng vòng điện tử

29
Hình 30.7 Quá trình đóng vòng do quang của diene và triene liên hợp

Pro. 30.4 30
30.5. PHẢN ỨNG CỘNG TẠO VÒNG :
 Phản ứng cộng tạo vòng (cycloaddition reaction) là phản
ứng mà hai phân tử bất bão hòa cộng vào một phân tử
khác, tạo thành sản phẩm vòng.
 Cũng như phản ứng đóng vòng điện tử, phản ứng cộng
tạo vòng được điều khiển bởi hình học của vân đạo chất
phản ứng.
 Quá trình cho phép về mặt hình học thường xảy ra dễ
dàng, tuy nhiên quá trình không cho phép về mặt hình học
xảy ra rất khó khăn, và sau đó theo con đường không phối
hợp.

31
32
 Phản ứng cộng tạo vòng Diels-Alder (Mục 14.4) là quá
trình tạo vòng kiểu phối hợp xảy ra giữa diene (4 điện tử p)
và dạng thân diene (dienophile) (2 điện tử p) tạo thành sản
phẩm cyclohexene.
 Hàng ngàn ví dụ của phản ứng Diels-Alder đã được biết
đến. Chúng thường xảy ra dễ dàng ở nhiệt độ phòng hoặc
cao hơn một chút, và phản ứng có biệt tính lập thể rất đặc
trưng đối với nhóm thế.
 Ví dụ, phản ứng ở nhiệt độ phòng giữa buta-1,3-diene và
diethyl maleate (cis) tạo thành sản phẩm duy nhất:
cyclohexene với hai nhóm thế ở vị trí cis.
 Phản ứng tương tự giữa buta-1,3-diene và diethyl
fumarate (trans) tạo thành sản phẩm duy nhất với hai nhóm
thế ở vị trí trans
33
 Ngược lại với phản ứng Diels-Alder có các điện tử p theo
cách sắp xếp [4+2], phản ứng cộng tạo vòng dưới điều kiện
nhiệt theo cách [2+2] giữa hai alkene sẽ không xảy ra. Chỉ
có phản ứng cộng tạo vòng theo cách [2+2] dưới điều kiện
quang hóa mới diễn ra và tạo thành sản phẩm cyclobutane.

34
 Để một phản ứng cộng tạo vòng diễn ra thành công, thùy
p cuối cùng của hai chất phản ứng phải có hình học phù
hợp để hình thành liên kết.
 Điều này có thể diễn ra theo hai cách, được gọi là
suprafacial và antarafacial.
 Phản ứng cộng tạo vòng suprafacial diễn ra khi tương tác
liên kết xảy ra giữa các thùy của các chất phản ứng nằm
cùng mặt.
 Phản ứng cộng tạo vòng antarafacial diễn ra khi tương
tác liên kết xảy ra giữa những thùy của các chất phản ứng
nằm khác mặt (Hình 30.8).
 Cần lưu ý rằng cả hai phản ứng cộng tạo vòng
suprafacial và antarafacial đều thỏa mãn về mặt hình học.
 Những cản trở về mặt hình học thường khiến phản ứng
antarafacial xảy ra khó khăn hơn. 35
Tuy nhiên, do phải có sự xoắn của hệ thống vân đạo p ở
một trong các chất phản ứng, nên phản ứng cộng tạo vòng
suprafacial thường phổ biến đối với những hệ thống p nhỏ.

Hình 30.8 Quá trình cộng


tạo vòng suprafacial và
antarafacial

36
30.6. HÓA HỌC LẬP THỂ CỦA PHẢN ỨNG CỘNG
TẠO VÒNG:
 Làm thế nào chúng ta dự đoán được phản ứng cộng tạo
vòng sẽ xảy ra theo dạng hình học suprafacial hay
antarafacial?
 Theo thuyết vân đạo biên, phản ứng cộng tạo vòng diễn
ra khi tương tác liên kết xảy ra giữa HOMO của một chất
phản ứng và LUMO của chất phản ứng khác.
 Nếu giải thích bằng trực giác cho quy tắc này thì hãy hình
dung rằng phản ứng là do một chất cho điện tử vào một
chất phản ứng khác.
 Cũng như phản ứng đóng vòng điện tử, ở chất phản ứng
đầu tiên các điện tử ở HOMO bị giữ lỏng lẻo nhất và dễ cho
nhất.
37
 Đối với phản ứng cộng tạo vòng với [4+2] điện tử p (phản
ứng Diels-Alder), có sự lựa chọn độc đoán giữa LUMO của
diene và HOMO của alkene.
 Hình học của hai vân đạo ở trạng thái cơ bản liên kết
những thùy cuối cùng có thể xuất hiện với dạng suprafacial
(Hình 30.9), do đó phản ứng Diels-Alder diễn ra dễ dàng
dưới điều kiện nhiệt.

Hình 30.9 Tương tác của LUMO diene và HOMO alkene trong phản ứng
cộng tạo vòng [4+2] suprafacial (phản ứng Diels – Alder). 38
 Ngược lại với phản ứng Diels-Alder [4+2] dưới điều kiện
nhiệt, phản ứng cộng tạo vòng [2+2] của hai alkene để hình
thành cyclobutane chỉ có thể quan sát được dưới điều kiện
quang hóa.
 Điều này được giải thích dựa trên hình học của vân đạo.
Nhìn vào HOMO ở trạng thái cơ bản của một alkene và
LUMO của alkene thứ hai, rõ ràng là phản ứng cộng tạo
vòng [2+2] do nhiệt phải diễn ra theo con đường
antarafacial (Hình 30.10a).
 Tuy nhiên những cản trở về mặt hình học khiến cho trạng
thái chuyển tiếp antarafacial khó khăn hơn và do đó phản
ứng cộng tạo vòng [2+2] dưới điều kiện nhiệt không thể
quan sát được.

39
 Ngược lại với quá trình nhiệt, phản ứng cộng tạo vòng
[2+2] dưới điều kiện quang hóa có thể quan sát được.
 Chiếu xạ alkene bằng ánh sáng UV sẽ kích thích điện tử
từ ψ1, HOMO ở trạng thái cơ bản lên ψ2*, HOMO ở trạng thái
kích thích.
 Sự tương tác giữa HOMO ở trạng thái kích thích của một
alkene và LUMO của alkene thứ hai cho phép phản ứng
cộng tạo vòng [2+2] dưới điều kiện quang hóa diễn ra theo
con đường suprafacial (Hình 30.10b).

40
Hình 30.10 (a) Tương tác giữa HOMO và LUMO trạng thái cơ bản
trong sự cộng tạo vòng [2+2] do nhiệt không xảy ra do hình học
antarafacial quá căng. (b) Tương tác giữa HOMO trạng thái kích
thích và LUMO trạng thái cơ bản trong phản ứng cộng tạo vòng
[2+2] do quang ít căng hơn và xảy ra theo hình học suprafacial. 41
 Phản ứng cộng tạo vòng do nhiệt và quang luôn diễn ra
với hóa học lập thể ngược nhau.
 Cũng như phản ứng đóng vòng điện tử, chúng ta có thể
phân chia các phản ứng cộng tạo vòng theo tổng số cặp
điện tử (của liên kết đôi) trong quá trình chuyển vị. Do đó,
phản ứng Diels-Alder [4+2] do nhiệt giữa một diene và một
chất thân diene (dienophile) sẽ có số lẻ cặp điện tử (ba cặp)
và diễn ra theo con đường suprafacial.
 Phản ứng [2+2] do nhiệt giữa hai alkene sẽ có số chẵn
cặp điện tử (hai cặp) và phải diễn ra theo con đường
antarafacial.
 Đối với phản ứng đóng vòng do quang, khả năng chọn
lọc này sẽ ngược lại. Quy tắc chung cho bởi bảng 30.2.
42
Bảng 30.2 Quy tắc hóa học lập thể của phản ứng cộng tạo vòng

Đôi điện tử (liên kết đôi) Phản ứng do nhiệt Phản ứng do quang

Số chẵn Khác mặt (antarafactial) Cùng mặt (suprafacial)

Số lẻ Cùng mặt (suprafacial) Khác mặt (antarafactial)

Pro. 30.5-30.6 43
30.7. SỰ CHUYỂN VỊ CỦA NỐI SIGMA TRONG HỆ
THỐNG p TIẾP CÁCH:
 Sự chuyển vị nối sigma, loại thứ ba của phản ứng tạo
vòng kiểu phối hợp, là một quá trình mà nguyên tử hoặc
nhóm thế liên kết bằng liên kết s di chuyển qua hệ thống
điện tử p từ vị trí này đến vị trí khác.
 Liên kết s bị phá vỡ trong chất phản ứng, liên kết p di
chuyển và một liên kết s mới được hình thành trong sản
phẩm.
 Nhóm được liên kết bởi liên kết s có thể ở cuối hoặc giữa
hệ thống p, như trong quá trình chuyển vị [1,5] và [3,3] sau:

44
45
 Kí hiệu [1,5] và [3,3] mô tả loại chuyển vị diễn ra. Các con
số biểu thị hai nhóm liên kết bằng nối σ và chỉ rõ vị trí diễn
ra sự di chuyển giữa hai nhóm.
 Ví dụ, trong phản ứng chuyển vị sigma [1,5] của một
diene, hai nhóm được liên kết bằng liên kết σ là nguyên tử
hydrogen và nhóm pentadienyl. Sự di chuyển diễn ra tại vị
trí số 1 của nhóm H và vị trí số 5 của nhóm pentadienyl.
 Trong quá trình chuyển vị Claisen [3,3] (Mục 18.4), hai
nhóm liên kết bởi nối σ là nhóm allyl và nhóm ether vinyl.
Sự di chuyển diễn ra tại vị trí số 3 của nhóm allyl và tại vị trí
số 3 của ether vinyl.

46
 Quá trình chuyển vị sigma cũng như phản ứng đóng
vòng điện tử và phản ứng cộng tạo vòng, được điều khiển
bằng hình học vân đạo.

 Có hai khả năng xảy ra: sự di chuyển của một nhóm qua
cùng mặt phẳng của hệ thống p được gọi là chuyển vị
suprafacial, và sự di chuyển của một nhóm từ một mặt
phẳng đến mặt phẳng khác của hệ thống p được gọi là
chuyển vị antarafacial (Hình 30.11).

47
Hình 30.11 Chuyển vị sigma suprafacial và antarafacial
48
 Cả hai quá trình chuyển vị sigma suprafacial và
antarafacial đều thỏa mãn về mặt hình học.
 Tuy nhiên quá trình chuyển vị suprafacial thường dễ dàng
hơn do những nguyên nhân về hình học.
 Quy tắc cho sự chuyển vị sigma giống như phản ứng
cộng tạo vòng (Bảng 30.3).

Bảng 30.3 Quy tắc hóa học lập thể của phản ứng chuyển vị sigma

Đôi điện tử (liên kết đôi) Phản ứng do nhiệt Phản ứng do quang

Số chẵn Khác mặt (antarafacial) Cùng mặt (suprafacial)

Số lẻ Cùng mặt (suprafacial) Khác mặt (antarafacial)

Pro. 30.7 49
30.8. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ SỰ CHUYỂN VỊ CỦA NỐI
SIGMA TRONG HỆ THỐNG p TIẾP CÁCH :

 Do quá trình chuyển vị sigma [1,5] có 3 cặp điện tử (2 liên


kết p và 1 liên kết s), quy tắc hình học vân đạo ở bảng 30.3
dự đoán là kiểu phản ứng suprafacial.
 Thực tế, phản ứng suprafacial [1,5] chuyển dời một
nguyên tử hydrogen qua hai liên kết đôi của hệ thống p là
một trong các phản ứng chuyển vị phổ biến nhất thường
thấy.
 Ví dụ, 5-methylcyclopenta-1,3-diene nhanh chóng chuyển
vị ở nhiệt độ phòng tạo thành hỗn hợp 1-methyl-, 2-methyl-
và sản phẩm thế 5-methyl-.

50
 Một ví dụ khác là khi đun nóng 5,5,5-trideuterio-(1,3Z)-
penta-1,3-diene gây nên sự xáo trộn deuterium giữa vị trí số
1 và 5.

51
 Cả hai quá trình chuyển dời hydrogen [1,5] này đều xảy
ra theo quá trình chuyển vị suprafacial cho phép về mặt
hình học, như minh họa trong hình 30.12.

 Tuy nhiên, trái với quá trình chuyển dời hydrogen [1,5]
dưới điều kiện nhiệt, quá trình chuyển dời hydrogen [1,3]
do nhiệt thì chưa được biết đến. Nếu có xảy ra, chúng sẽ
theo con đường phản ứng antarafacial.

 Hai phản ứng sigma quan trọng khác là phản ứng chuyển
vị Claisen của allyl aryl ether đã được đề cập ở mục 18.4 và
phản ứng chuyển vị Cope của hexa-1,5-diene.

52
Hình 30.12 Quan sát vân đạo của quá trình chuyển dời hydrogen [1,5] suprafacial

 Hai phản ứng này, cùng với phản ứng Diels-Alder là


những phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp hữu dụng nhất
cho tổng hợp hữu cơ.
 Hàng ngàn ví dụ về ba loại phản ứng này đã được biết
đến.
 Cần lưu ý rằng phản ứng chuyển vị Claisen xảy ra cho cả
allyl aryl ether và allyl vinyl ether. 53
54
 Cả hai phản ứng chuyển vị Cope và Claisen đều bao gồm
quá trình tái cấu trúc của một số lẻ các cặp điện tử (2 liên
kết p và 1 liên kết s), và cả hai đều phản ứng theo con
đường suprafacial (Hình 30.13).

Hình 30.13
Suprafacial
[3,3] (a)
Chuyển vị
Cope (b)
chuyển vị
Claisen

55
 Những ví dụ về phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp trong
sinh học khá hiếm, mặc dù một ví dụ được nghiên cứu khá
nhiều xuất hiện trong quá trình sinh tổng hợp amino acid
thiết yếu phenylalanine ở vi khuẩn.
Phenylalanine bắt nguồn từ tiền chất chorismate, thông
qua quá trình chuyển vị Claisen thành prephenate, đi kèm
với quá trình decarboxyl hóa thành phenylpyruvate và
amine hóa hoàn nguyên (Hình 30.14).
 Có thể lưu ý rằng quá trình amine hóa hoàn nguyên
phenylpyruvate thật sự là nghịch đảo của quá trình chuyển
hóa amine đã được đề cập ở mục 29.9, khi đó amino acid
được deamine hóa.
 Ngoài ra, quá trình amine hóa hoàn nguyên ketone là
phương pháp tiêu chuẩn để điều chế amine trong phòng thí
nghiệm, như chúng ta đã thấy ở mục 24.6 56
Hình 30.14 Quá trình sinh tổng hợp phenylalanine ở vi khuẩn từ
chorismate, bao gồm phản ứng chuyển vị Claisen

Pro. 30.8-30.9 57
30.9. TÓM TẮT VỀ CÁC QUY TẮC TRONG PHẢN
ỨNG TẠO VÒNG KIỂU PHỐI HỢP

 Để hiểu được tất cả các quy tắc của phản ứng tạo vòng
kiểu phối hợp, thông tin tóm tắt trong bảng 30.1 đến 30.3 có
thể được tóm gọn bằng một câu dễ nhớ, có thể cung cấp
cách dễ nhất giúp dự đoán hóa học lập thể của bất kì phản
ứng tạo vòng kiểu phối hợp:
 Vòng tròn xung quanh điện tử: phản ứng nhiệt với số
chẵn cặp điện tử là Conrotatory hoặc Antarafacial.

58
 Thay đổi từ nhiệt sang quang hoặc từ số chẵn sang số lẻ
các cặp điện tử sẽ làm thay đổi kết quả từ
conrotarory/antarafacial thành disrotarory/suprafacial.

Thay đổi cả hai yếu tố nhiệt và số chẵn cặp điện tử thành


quang và số lẻ cặp điện tử sẽ dẫn đến không thay đổi kết
quả bởi vì hai điện tích âm sẽ tạo thành điện tích dương.

 Những quy tắc chọn lọc này được tóm tắt trên bảng 30.4,
đưa ra khả năng để dự đoán hóa học lập thể của hàng ngàn
phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp.

59
Bảng 30.4 Quy tắc hóa học lập thể của phản ứng tạo vòng kiểu phối hợp

Trạng thái điện tử Đôi điện tử Hóa học lập thể

Số chẵn Khác mặt–xoay cùng chiều


Trạng thái cơ bản (nhiệt)
Số lẻ Cùng mặt–xoay ngược chiều

Trạng thái kích thích Số chẵn Cùng mặt–xoay ngược chiều


(quang) Số lẻ Khác mặt–xoay cùng chiều

Pro. 30.10 60

You might also like