You are on page 1of 42

Bộ môn Hóa Hữu cơ

Viện Kỹ thuật Hóa học


Trường ĐHBK Hà Nội

Hà Nội-2022
2.1 CÁC THUYẾT VỀ LIÊN KẾT

2.1.1 Thuyết Lewis


Liên kết phổ biến và quan trọng trong hợp chất hữu cơ là
liên kết cộng hóa trị. Các đặc trưng của liên kết cộng hóa trị:

+ Độ dài liên kết;

+ Góc liên kết (còn gọi là góc hóa trị);

+ Năng lượng liên kết;


+ Sự phân cực của liên kết (với liên kết cộng hóa trị giữa 2
nguyên tử khác nhau về độ âm điện thì có xác suất phân bố
mật độ electron hóa trị chuyển về phía nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn).
Theo thuyết Lewis, sự tạo thành liên kết cộng hóa trị là do
sự góp chung cặp electron hóa trị.
Liên kết trong các phân tử được biểu diễn bằng các công
thức Lewis:

Oxy

Hydro florua Nước Boran Metan

Nhược điểm: Thuyết Lewis không giải thích được sự định


hướng của các orbital liên kết, góc hóa trị của phân tử hợp chất
hữu cơ.
2.1.2 Thuyết hóa trị định hướng
Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị do có sự chuyển động của
các electron hóa trị trong vùng không gian giữa hai hạt nhân
nguyên tử. Sự chuyển động này là do các điện tích phân bố
dưới dạng “đám mây electron” hay các orbital nguyên tử
(Atomic Orbital – AO). Các orbital này xen phủ với nhau và tại
chỗ xen phủ lớn nhất hình thành nên liên kết cộng hóa trị.
Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ các
orbital nguyên tử (AO) để tạo thành các orbital phân tử
(Molecular Orbital – MO). Khi tham gia liên kết các AO có
khuynh hướng định hướng thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có mức năng lượng ở gần nhau;
+ Có sự xen phủ ở mức độ cực đại;
+ Có cùng một kiểu đối xứng đối với trục liên kết.
+ Các electron góp chung để tạo thành liên kết phải có spin
đối song (khác dấu).
Giản đồ mức
năng lượng
của các orbital
2px

Hình dạng của các orbital 2p (2px, 2py, 2pz)


Có 2 loại xen phủ:
+ Xen phủ dương (xen phủ cùng dấu): làm tăng mật độ
electron giữa hai hạt nhân nguyên tử và tạo thành MO liên kết.

+ Xen phủ âm (xen phủ trái dấu): làm giảm mật độ electron
giữa hai hạt nhân nguyên tử và tạo thành MO phản liên kết.

Khi tạo thành liên kết chỉ có 2 electron tham gia. Do đó, có sự
phân bố lại mật độ electron hóa trị giữa 2 nguyên tử sao cho tổng
electron ở lớp vỏ ngoài cùng của mỗi nguyên tử tham gia liên kết
giống với lớp vỏ của khí trơ, tạo thành lớp vỏ bền vững và năng
lượng của hệ giảm (quy tắc bát tử, 8 electron).
Sự xen phủ của các orbital 1s tạo thành
orbital phân tử (MO) của hydro
Sự xen phủ trục của orbital px tạo thành
orbital phân tử (MO) của liên kết s
Sự xen phủ bên của các orbital p tạo thành
orbital phân tử (MO) của liên kết p
2.1.3 Sự lai hóa của các orbital
Khái niệm (Pauling và Slater, 1931): Lai hóa là sự tổ hợp
nào đó của các orbital nguyên tử có kiểu khác nhau để tạo
thành các orbital giống nhau về hình dạng, kích thước và
năng lượng nhưng có hướng khác nhau.
Như vậy, phù hợp với nguyên lý xen phủ cực đại, các AO
tham gia xen phủ đều có thể bị lai hóa.

Có 2 điểm mấu chốt về sự lai hóa orbital:


+ Tổng số orbital lai hóa bằng tổng số orbital tham gia
hòa trộn;
+ Hình dạng orbital lai hóa phụ thuộc vào các orbital
nguyên tử tham gia lai hóa.
Orbital s Orbital p

Sự lai hóa giữa obital s và obital p tạo


thành obital lai hóa sp
Sự lai hóa giữa orbital s và p tạo thành các
MO liên kết và MO phản liên kết
2.2 CÁC TRẠNG THÁI LAI HÓA CỦA NGUYÊN TỬ
CACBON TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ
Năng lượng

Cấu hình electron của các nguyên tố chu kỳ 2


2.2.1 Trạng thái lai hóa sp3
Kiểu lai hóa sp3 là sự tổ hợp của 1 orbital s với 3 orbital p để
tạo thành 4 orbital lai hóa giống nhau về hình dạng (hình số 8
nổi lệch về một phía), kích thước và năng lượng.
Orbital lai hóa sp3 có khả năng xen phủ bằng 2, gồm 25%
đặc trưng s và 75% đặc trưng p.

Bốn orbital lai hóa sp3 hướng về 4 đỉnh của một hình tứ diện
đều mà tâm là hạt nhân nguyên tử, hợp với nhau một góc bằng
109º28’.
Kiểu lai hóa sp3 còn được gọi là kiểu lai hóa tứ diện.
Kích thích Lai hóa

Bốn orbital lai hóa sp3


Phân tử ankan có các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai
hóa sp3 (lai hóa tứ diện) với góc lai hóa 109o28’.
Phân tử metan CH4 (mô hình tứ diện)
Các orbital phân tử của metan
Phân tử etan C2H6
2.2.2 Trạng thái lai hóa sp2
Kiểu lai hóa sp2 là sự tổ hợp của 1 orbital s với 2 orbital p để
tạo thành 3 orbital lai hóa sp2 giống nhau về hình dạng (hình số 8
nổi lệch về một phía), kích thước và năng lượng.
Orbital lai hóa sp2 có khả năng xen phủ bằng 1,99; gồm 33,3%
đặc trưng s và 66,7% đặc trưng p.

Ba orbital lai hóa sp2 hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều
mà tâm là hạt nhân nguyên tử, hợp với nhau một góc 120º.
Kiểu lai hóa sp2 còn được gọi là kiểu lai hóa tam giác.
Kích thích Lai hóa

Nhìn từ trên xuống Nhìn từ phía bên


Ba orbital lai hóa sp2
Nguyên tử cacbon lai hóa sp2 thường có trong các hợp chất
anken, ankadien, benzene, aren, dị vòng thơm và nhóm cacbonyl
trong andehit và xeton…
Phân tử Etylen C2H4

Liên kết s

Liên kết p
2.2.3 Trạng thái lai hóa sp
Kiểu lai hóa sp là sự tổ hợp của 1 orbital s với 1 orbital p để
tạo thành 2 orbital lai hóa sp giống nhau về hình dạng (hình số 8
nổi lệch về một phía), kích thước và năng lượng.
Orbital lai hóa sp có khả năng xen phủ bằng 1,93; gồm 50%
đặc trưng s và 50% đặc trưng p.

Hai orbital lai hóa sp có chung trục đối xứng, cùng nằm trên
một đường thẳng và hợp với nhau một góc bằng 180º.
Kiểu lai hóa sp còn được gọi là kiểu lai hóa đường thẳng.
Sự lai hóa giữa orbital s và p tạo thành các
MO liên kết và MO phản liên kết

You might also like