You are on page 1of 3

Chương 6: Alcohol-Phenol Chủ đề: Danh pháp IUPAC, Phản ứng thế, Phản ứng tách

Học kỳ II, năm học 2019-2020

Câu 1: Danh pháp IUPAC cho alcohol. Tên gốc của mạch carbon chính là alkanol. Áp dụng các qui tắc
danh pháp IUPAC của alkan. Đánh số ưu tiên nhóm chức hydroxy hơn nhóm thế. Danh pháp ether theo
IUPAC là nhóm RO- (alkoxy) là nhóm thế trên mạch carbon chính. Danh pháp thông thường (tên gốc chức)
alkyl ether cũng hãy được sử dụng cho các ether đơn giản. Thiol là hợp chất của lưu huỳnh tương tự alcohol
và có tên IUPAC là alkanthiol. Khi là nhóm thế nhóm -SH được gọi tên là mercapto.

Câu 2: Danh pháp IUPAC cho phenol. Hệ thống danh pháp 2: benzen + nhóm hydroxy là tên gốc và gọi tên
theo qui tắc của alkan. Đánh số vòng benzen từ nhóm chính hydroxy.

Câu 3: Phản ứng thế nucleophile (SN) của alcohol với hydrohalide (HX = Cl, Br, I). Nhóm tách base (-OH)
của alcohol cần được hoạt hóa bằng xúc tác acid thành nhóm tách nước (H2O) hoặc được chuyển thành một
nhóm tách mới tốt hơn. Phản ứng thế được sử dụng để tổng hợp nhóm chức alkyl halide (RX) hoặc ether.
Alcohol bậc 1 tham gia phản ứng thế nucleophile lưỡng phân tử SN2 (phương trình tốc độ phản ứng bậc 2
v=k[ROH][X-]) do đó phụ thuộc vào nucleophile X- ( I- > Br- > Cl-), alcohol bậc 2 và bậc 3 tham gia phản
ứng thế nucleophile đơn phân tử SN1 (phương trình tốc độ phản ứng bậc 1 v=k[ROH]) và không phụ thuộc
vào nucleophile X-.

1
Câu 4: Các phương pháp thế nucleophile khác để nhận được alkyl halide RX là tạo một nhóm tách khác tốt
hơn nhóm tách base hydroxide. Các phương pháp sử dụng phospho trihalide (PCl3, PBr3, PI3) hoặc thionyl
chloride (SOCl2) với các alcohol bậc một hoặc bậc hai.

Câu 5: Phản ứng tách (E) của alcohol (Sự dehydrat hóa). Phản ứng tách của alcohol là phản ứng tách 1,2
(hay tách ) với sự mất OH từ một carbon và H từ carbon liền kề. Phản ứng thường cần xúc tác acid và đun
nóng. Các xúc tác acid hay được sử dụng là acid sulfuric và acid phosphoric. Phản ứng tách E1 cho các
alcohol bậc 2 và bậc 3 (phương trình tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào nồng độ alcohol v=k[ROH], và
tách E2 cho alcohol bậc 1. Khả năng phản ứng tách thay đổi theo dãy bậc 3>bậc 2>bậc 1. Qui tắc Zaitsev:
Sản phẩm chính là sản phẩm alken thế nhiều hơn, H được tách từ carbon có ít hydro hơn (ngược với qui tắc
cộng Markovnikov) (Rule: Markovnikov - Zaitsev rich man - poor man).

Câu 6: Tổng hợp ether qua phản ứng thế nucleophile. Tổng hợp ether đối xứng từ alcohol bậc 1 qua sự tách
nước liên phân tử xúc tác bằng acid sulfuric đặc. Sự tách nước liên phân tử là phản ứng thế nucleophile
lưỡng phân tử (SN2). Phương pháp chung tổng hợp các ether Williamson qua phản ứng của alkoxide từ
2
alcohol với alkyl halide RX (methyl halide, alkyl halide bậc 1 hoặc bậc 2; X = Cl, Br, I). Tổng hợp
Williamson thường được mô tả qua hai bước phản ứng từ alcohol và xảy ra theo cơ chế phản ứng thế
nucleophile lưỡng phân tử (SN2) và alkyl halide (như vậy ion alkoxide là nucelophile của phản ứng này).
Thioether (hay sulfide) cũng được điều chế qua tổng hợp Williamson.

Câu 7: Phản ứng oxi hóa alcohol bậc một và bậc hai với tác nhân oxi hóa chromic acid (Cr (VI) màu da
cam -> Cr (III) màu xanh). (Alcohol bậc ba không có hydro do đó sự oxi hóa chỉ thực hiện được trong điều
kiện oxi hóa mạnh và đứt mạch liên kết carbon-carbon). Sự oxi hóa alcohol bậc một có thể thành aldehyd
(tác nhân Collin - CrO3, pyridin (CrO32-2Py+); pyridini dichromat (PDC) - CrO3, pyridin (Cr2O72-2Py+);
pyridini chlorochromat (PCC) - CrO3, pyridin, HCl (CrO3C2-Py+) hoặc acid carboxylic (tác nhân CrO3,
H2SO4; K2Cr2O7 hoặc Na2Cr2O7, H2SO4, H2O). Alcohol bậc hai được oxi hóa thành keton với các tác nhân
chromic.

You might also like