You are on page 1of 64

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ 2

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
PHÂN TỬ SINH HỌC: LIPID

3
Chương 27 – PHÂN TỬ SINH HỌC: LIPID
 Lipid là những phân tử hữu cơ thường thấy trong tự
nhiên, có tính tan hạn chế trong nước và có thể cô lập
từ cơ thể sống bằng cách chiết với những dung môi
hữu cơ không phân cực.
 Chất béo, dầu, sáp và nhiều loại vitamin hay hormone
cũng như hầu hết các thành phần không phải protein
của màng tế bào đều là những lipid.
 Cần lưu ý rằng sự phân loại này khác với carbohydrate
và protein bởi lipid được xác định bằng tính chất vật lý
(tính tan) hơn là bởi cấu trúc.
 Ở chương này chúng ta chỉ quan tâm đến một vài lipid
như triacylglycerol, eicosanoid, terpenoid và steroid. 4
 Lipid được phân thành hai nhóm:
 Một nhóm bao gồm chất béo và sáp, những loại hợp
chất chứa nối ester và có thể bị thủy phân.
 Nhóm thứ hai bao gồm cholesterol và những steroid
khác, những hợp chất không có nối ester và không thể
bị thủy phân.

5
27.1. SÁP, CHẤT BÉO VÀ DẦU:
 Sáp là hỗn hợp ester của các acid carboxylic mạch dài
với alcohol mạch dài.
 Acid carboxylic thường có số carbon chẵn từ 16 đến 36
nguyên tử carbon, trong khi alcohol có số carbon chẵn
từ 24 đến 36.
 Ví dụ, một trong những thành phần chính của sáp ong
là triacontyl hexadecanoate, một loại ester của alcohol
triacontanol 30 carbon và acid hexadecanoic 16 carbon.
 Lớp sáp bao phủ bảo vệ của hầu hết trái cây, lá, quả và
lớp da lông của động vật đều có cấu trúc tương tự.

6
 Chất béo động vật và dầu thực vật là những loại lipid
phổ biến.
 Mặc dù có những trạng thái khác nhau, chẳng hạn chất
béo động vật như bơ và mỡ lợn là chất rắn, trong khi
dầu thực vật như dầu bắp và dầu đậu phộng là chất
lỏng, cấu trúc của chúng cũng khá tương đồng.
 Về mặt hóa học, chất béo và dầu là triglyceride hay
triacylglycerol, đây là một triester của glycerol với acid
carboxylic mạch dài được gọi là acid béo.
7
 Động vật thường sử dụng chất béo để dự trữ năng
lượng dài hạn do ít bị oxide hóa hơn carbohydrate và
cung cấp lượng năng lượng gấp 6 lần một lượng tương
đương của glycogen lưu trữ đã được hydrate hóa.

8
 Quá trình thủy phân chất béo hoặc dầu với dung dịch
NaOH tạo thành glycerol và ba acid béo.
 Các acid béo thường không phân nhánh và chứa số
chẵn nguyên tử carbon giữa 12 và 20.
 Nếu xuất hiện liên kết đôi, mặc dù không phải là tất cả
nhưng thường có cấu hình Z hoặc cis.
 Ba acid béo của một triacylglycerol cụ thể không nhất
thiết phải giống nhau hoàn toàn, và chất béo hay dầu từ
một nguồn cho ra có thể là hỗn hợp phức tạp của nhiều
triacylglycerol khác nhau.

9
Bảng 27.1 Cấu trúc một số acid béo thông thường

10
Bảng 27.2 Thành phần của một số chất béo và dầu

11
 Acid oleic là acid béo đơn bất bão hòa
(monounsaturated) do chỉ có một liên kết đôi, trong khi
linoleic, linolenic và arachidonic là những acid béo đa
bất bão hòa (polyunsaturated) do có nhiều hơn một liên
kết đôi.
 Linoleic và linolenic thường có trong kem và rất cần
thiết trong chế độ ăn uống của con người, trẻ sơ sinh
chậm phát triển và phát triển các tổn thương da nếu
chế độ ăn uống không có chất béo trong sữa suốt thời
gian dài.

12
 Đặc biệt, acid linolenic, một ví dụ về loại acid béo
omega-3 đã được tìm thấy có tác dụng làm giảm nồng
độ triglyceride trong máu và giảm nguy cơ đau tim. Tên
gọi omega-3 có nghĩa là có ba carbon mang liên kết đôi
ở cuối mạch.

13
 Dữ liệu trong bảng 27.1 chỉ ra rằng các acid béo bất bão
hòa thường có điểm chảy thấp hơn acid béo bão hòa,
xu hướng này cũng đúng với triacylglycerol.
 Do dầu thực vật có tỷ lệ acid béo bất bão hòa đối với
acid béo bão hòa cao hơn mỡ động vật (Bảng 27.2), nên
có điểm chảy thấp hơn.
 Chất béo bão hòa có hình dạng cố định cho phép chúng
có thể xếp thành dạng mạng tinh thể.
 Tuy nhiên đối với dầu thực vật bất bão hòa, liên kết C=C
làm cho mạch hydrocarbon bị uốn cong và xoắn lại, làm
cho sự tạo thành tinh thể trở nên khó khăn hơn.
 Càng có nhiều liên kết đôi, thì càng khó để phân tử có
thể tinh thể hóa và điểm chảy càng thấp.
14
 Liên kết đôi C=C trong dầu thực vật có thể bị hoàn
nguyên bởi quá trình hydrogen hóa xúc tác đặc trưng
diễn ra ở nhiệt độ cao sử dụng xúc tác nickel, tạo thành
chất rắn bão hòa hoặc chất béo bán rắn.
 Bơ thực vật (margarine) và chất làm ngắn (shortening)
được sản xuất bằng quá trình hydrogen hóa dầu đậu
nành, đậu phộng và dầu hạt bông vải đến khi thu được
sản phẩm thích hợp.
 Đáng tiếc là phản ứng hydrogen hóa thường đi kèm quá
trình đồng phân hóa (isomerization) cis-trans của các
liên kết đôi còn lại, tạo thành chất béo với khoảng 10%
đến 15% acid béo bất bão hòa dạng trans.
15
 Sự hấp thu lượng acid béo dạng trans làm lượng
cholesterol trong máu tăng cao, do đó làm tăng nguy cơ
về vấn đề tim mạch. Ví dụ như quá trình biến đổi acid
linoleic thành acid elaidic.

16
27.2. XÀ PHÒNG
 Về mặt hóa học, xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc
kali của acid béo mạch dài được tạo thành bằng quá
trình thủy phân (xà phòng hóa) mỡ động vật với kiềm.
 Tro gỗ được sử dụng làm tác nhân kiềm cho đến những
năm 1800, khi đó LeBlanc phát triển quá trình tạo nên
Na2CO3, tác nhân kiềm hóa giá trị, bằng cách đun nóng
Na2SO4 với đá vôi.

17
 Xà phòng thô chứa glycerol và lượng kiềm dư cũng
như xà phòng, tuy nhiên có thể tinh chế bằng cách đun
sôi với nước và thêm NaCl hoặc KCl để làm kết tủa
muối carboxylate.
 Sau khi lắng, sấy khô, thêm mùi thơm, xà phòng được
ép thành từng bánh để sử dụng.
 Phẩm nhuộm được thêm vào để tạo màu sắc cho xà
phòng, những chất khử trùng được thêm vào với mục
đích sát khuẩn, đá bọt được thêm vào có tác dụng chà
giặt, không khí được thổi vào để tạo sự nổi cho xà
phòng.

18
 Xà phòng đóng vai trò một chất làm sạch do hai đầu
phân tử xà phòng rất khác nhau.
 Đầu carboxylate của phân tử mạch dài có tính ion và do
đó ái nước (Mục 2.13) hoặc hút nước.
 Tuy nhiên phần hydrocarbon mạch dài của phân tử lại
không phân cực và kị nước, do đó tan nhiều trong dầu.
 Kết quả là xà phòng có thể tan trong cả pha dầu và pha
nước, do đó khá hữu dụng trong việc làm sạch.

19
 Khi xà phòng được phân tán trong nước, các đuôi
hydrocarbon dài chụm lại với nhau trong phần kị nước,
trong khi các đầu có tính ion hướng ra bề mặt của bó
hình cầu và dính chặt vào các phân tử nước.
 Các bó hình cầu này được gọi là micelle, được mô tả
trên hình 27.1.
 Mỡ và các giọt dầu sẽ dính vào đầu không phân cực ở
tâm micelle của phân tử xà phòng và được hòa tan
trong nước nhờ đầu ưa nước. Từ đó, dầu mỡ và chất
bẩn có thể được giặt sạch

20
Hình 27.1 Micelle xà phòng tan được cả trong dầu và nước

21
 Mặc dù khá hữu dụng tuy nhiên xà phòng cũng có
những mặt hạn chế.
 Trong nước cứng chứa các ion kim loại, Na2CO3 tan bị
biến đổi thành muối magnesium và calcium không tan,
để lại những vết xám xung quanh bồn tắm và vải trắng.
 Các nhà hóa học đã giải quyết vấn đề này bằng cách
tổng hợp một chất tẩy rửa dựa trên muối của acid
alkylbenzenesulfonic mạch dài.
 Nguyên lý của chất tẩy rửa tổng hợp này tương tự với
xà phòng: đầu alkylbenzene của phân tử sẽ hút dầu mỡ
trong khi đầu anion sulfonate hút nước.
 Không như xà phòng, chất tẩy rửa sulfonate không hình
thành muối kim loại không tan có trong nước cứng và
không để lại những vết ố. 22
27.3. PHOSPHOLIPID

 Cũng như sáp, chất béo và dầu là ester của acid


carboxylic; phospholipid là diester của acid phosphoric
H3PO4.

23
 Phospholipid gồm 2 loại: glycerophospholipid và
sphingomyelin.
 Glycerophospholipid bắt nguồn từ acid phosphatidic,
hợp chất chứa khung glycerol liên kết bởi nối ester với
hai acid béo và một acid phosphoric.
 Phần acid béo có thể là những mạch từ 12 đến 20
carbon thường có trong chất béo, nhóm acyl tại C1
thường bão hòa và tại C2 thường không bão hòa.
24
 Nhóm phosphate tại C3 cũng được nối với một amino
alcol như choline [HOCH2CH2N(CH3)3]+, ethanolamine
(HOCH2CH2NH2) hay serine [HOCH2CH(NH2)CO2H]. Hợp
chất có tính thủ tính và có cấu hình L hoặc R tại C2.
 Sphingomyelin là nhóm chính thứ hai của phospholipid.
Các hợp chất này có khung sphingosine hoặc liên quan
với dihydroxyamine và thường hiện diện trong não và
mô thần kinh, là thành phần chính của lớp phủ xung
quanh dây thần kinh.

25
26
Hình 27.2 Tập hợp các glycerophospholipid thành lớp kép lipid tạo thành màng tế bào

27
 Phospholipid được tìm thấy phổ biến trong cả mô thực
vật và mô động vật và chiếm khoảng 50% đến 60%
màng tế bào.
 Do chúng có mạch hydrocarbon dài, không phân cực
liên kết với đầu ion phân cực như xà phòng, nên
phospholipid trong màng tế bào được xếp thành từng
lớp kép dày khoảng 5.0 nm (50Ao). N
 Như đã được trình bày ở hình 27.2, các đuôi không
phân cực tập trung vào tâm của lớp kép tương tự như
các đuôi không phân cực của xà phòng tập trung ở tâm
của micelle. Lớp kép này đóng vai trò vách ngăn hiệu
quả cho quá trình chuyển nước, ion và những thành
phần khác đi vào và ra khỏi tế bào.
28
27.4. PROSTAGLANDIN VÀ CÁC EICOSANOID KHÁC
 Prostaglandin là nhóm lipid 20 carbon có chứa một
vòng năm với hai mạch nhánh dài.
 Prostaglandin được cô lập lần đầu tiên vào những năm
1930 bởi Ulf von Euler tại học viện Karolinska ở Thụy
Điển, sau đó Sune Bergstrom cùng với Bengt
Samueisson đã thực hiện nhiều thí nghiệm về cấu trúc
và tính chất hóa học của prostaglandin.
 Cả ba nhà khoa học đã nhận giải thưởng Nobel cho các
nghiên cứu của mình.
 Cái tên prostaglandin bắt nguồn từ việc hợp chất lần
đầu tiên được cô lập từ tuyến tiền liệt của cừu, tuy
nhiên chúng được chứng minh là có một lượng nhỏ
hiện diện trong tất cả các mô và dịch cơ thể. 29
 Hàng chục prostaglandin được biết đến với tác dụng
sinh học cực kỳ rộng.
 Chúng có thể giúp làm giảm huyết áp, làm ảnh hưởng
đến quá trình tập hợp tiểu huyết cầu trong quá trình
đông máu, làm giảm dịch tiết của dạ dày, kiểm soát tình
trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng thận, ảnh
hưởng đến hệ thống sinh sản và kích thích sự co bóp
tử cung trong suốt quá trình sinh con.
 Prostaglandin, cùng với những hợp chất liên quan khác
là thromboxane và leukotriene, tạo nên một loại hợp
chất gọi là eicosanoid, do chúng có nguồn gốc sinh học
từ acid eicosa-5,8,11,14-tetraenoic hoặc acid
arachidonic (Hình 27.3).
30
Hình 27.3 Cấu trúc của một số eicosanoid điển hình. Tất cả đều là dẫn xuất sinh học từ
acid arachidonic 31
 Prostaglandin (PG) có một vòng cyclopentane với hai
mạch nhánh dài; thromboxane (TX) có chứa vòng sáu
mang oxygen, leukotriene (LT) là hợp chất không vòng.

Hình 27.4 Hệ thống danh


pháp của eicosanoid

32
 Eicosanoid được đặt tên dựa trên hệ thống vòng của
chúng (PG, TX hay LT), kiểu nhóm thế và số liên kết đôi.
 Những nhóm thế khác nhau trên vòng được đánh số
như hình 27.4, và số liên kết đôi kí hiệu bằng chỉ số nhỏ
ở bên dưới.
 Do đó, PGE1 là prostaglandin với nhóm thế “E” và một
liên kết đôi.
 Việc đánh số các nguyên tử trong eicosanoid cũng
tương tự như acid arachidonic, bắt đầu với carbon số 1
tại nhóm –CO2H, tiếp theo là xung quanh vòng và kết
thúc tại carbon -CH3 ở cuối mạch là C20.

33
27.5. TERPENOID

Hình 27.6 Cấu trúc của


một số terpenoid tiêu biểu

34
 Ở chương 6, chúng ta đã đề cập đến terpenoid, một
nhóm rất lớn và khá đa dạng của lipid, được tìm thấy
trong tất cả cơ thể sống.
 Mặc dù có sự khác nhau rõ ràng về cấu trúc, tất cả
terpenoid đều liên quan với nhau.
 Tất cả đều chứa bội số của 5 nguyên tử carbon và bắt
nguồn từ sinh tổng hợp của tiền chất isopentenyl
diphosphate mang năm carbon (Hình 27.6).
 Cần lưu ý rằng, terpenoid chứa oxygen, trong khi
terpene là một hydrocarbon.
 Để đơn giản hóa, chúng ta sử dụng thuật ngữ terpenoid
để biểu thị cả hai.

35
 Terpenoid được phân loại theo bội số của năm carbon
mà chúng chứa.
 Monoterpenoid chứa 10 carbon và bắt nguồn từ hai
isopentenyl diphosphate,
 Sequiterpenoid chứa 15 carbon và bắt nguồn từ ba
isopentenyl diphosphate,
 Diterpenoid chứa 20 carbon và bắt nguồn từ bốn
isopentenyl diphosphate và cứ thế, đến triterpenoid
(C30) và tetraterpenoid (C40).
 Monoterpenoid và sequiterpenoid được tìm thấy chủ
yếu trong thực vật, vi khuẩn và nấm, các terpenoid cao
hơn thường xuất hiện trong cả thực vật và động vật.

36
 Ví dụ như triterpenoid lanosterol là tiền chất tạo nên
hormone steroid, và tetraterpenoid -carotene là nguồn
vitamin A trong thực phẩm (Hình 27.6).
 Tiền chất terpenoid isopentenyl diphosphate còn được
gọi là isopentenyl pyrophosphate và kí hiệu là IPP,
được sinh tổng hợp bởi hai con đường khác nhau, tùy
thuộc vào mỗi loại sinh vật và cấu trúc của sản phẩm
cuối cùng.
 Ở động vật và thực vật bậc cao, sesquiterpenoid và
triterpenoid phát sinh chủ yếu theo con đường
mevalonate, trong khi monoterpenoid, diterpenoid và
tetraterpenoid được sinh tổng hợp theo con đường 1-
deoxyxylulose 5-phosphate (DXP).
37
 Ở vi khuẩn, cả hai con đường đều được sử dụng. Ở
đây chúng ta sẽ tìm hiểu về con đường mevalonate, vì
con đường này phổ biến và dễ hiểu hơn.

38
27.5.1. CON ĐƯỜNG MEVALONATE TỔNG HỢP
ISOPENTENYL DIPHOSPHATE:

39
Hình 27.7 Cơ chế con đường mevalonate để
sinh tổng hợp isopentenyl diphosphate từ ba
phân tử acetyl CoA
40
27.5.2. SỰ BIẾN ĐỔI ISOPENTENYL DIPHOSPHATE
THÀNH TERPENE:

 Quá trình biến đổi isopentenyl diphosphate (IPP) thành


terpenoid bắt đầu với quá trình đồng phân hóa thành
dimethylallyl diphosphate, viết tắt là DMAPP và thường
được gọi là dimethylallyl pyrophosphate.
 Sau đó, hai đơn vị cấu trúc C5 kết hợp với nhau tạo
thành đơn vị C10 geranyl diphosphate (GPP). Alcohol
tương ứng geraniol là một terpenoid có mùi thơm
thường có trong tinh dầu hoa hồng.

41
 Quá trình kết hợp của GPP với IPP khác hình thành đơn
vị C15 farnesyl diphosphate (FPP) và cứ thế đến C25.
Terpenoid có hơn 25 carbon như triterpenoid (C30) và
tetraterpenoid (C40) được tổng hợp bởi quá trình dimer
hóa (dimerization) các đơn vị C15 và C20 tương ứng
(Hình 27.7).
 Triterpenoid và steroid phát sinh từ quá trình dimer hóa
hoàn nguyên farnesyl diphosphate để hình thành
squalene.

42
43
27.6. STEROID
 Bên cạnh chất béo, phospholipid, eicosanoid và
terpenoid, dịch chiết lipid của thực vật và động vật
cũng có chứa steroid.
 Steroid là những phân tử bắt nguồn từ triterpenoid
lanosterol (Hình 27.6) và có cấu trúc dựa trên hệ thống
vòng gồm bốn vòng.
 Bốn vòng được xác định là vòng A,B,C và D, bắt đầu
với vòng phía dưới ở bên trái và nguyên tử carbon
được đánh số bắt đầu từ vòng A.
 Ba vòng sáu (A,B và C) có cấu trạng ghế, tuy nhiên
chúng khó thực hiện được sự chuyển đổi cấu trạng của
vòng cyclohexane thông thường do bị cản trở bởi cấu
trúc hình học khá cứng (Mục 4.6). 44
 Hai vòng cyclohexane có thể được nối với nhau theo
kiểu cis hoặc trans. Với kiểu súc hợp cis (cis fusion) sẽ
hình thành cis-decalin, cả hai nhóm tại vị trí nối hai
vòng (nhóm góc) đều ở cùng phía với hai vòng.
 Với kiểu súc hợp trans (trans fusion) sẽ hình thành
trans-decalin, các nhóm ở giao tuyến của hai vòng nằm
45
khác phía nhau
46
 Như trình bày trên hình 27.11, vòng A và B của steroid
có thể hợp nhất theo kiểu cis hoặc trans, tuy nhiên
những vòng khác (B-C hoặc C-D) thường hợp nhất theo
kiểu trans.
 Steroid có vòng A-B với cấu hình trans mang nhóm
methyl góc C19 hướng lên, biểu thị là β, và nguyên tử
hydrogen tại C5 hướng xuống, biểu thị là a , hai nhóm
này ở khác phía với nhau trong phân tử.
 Ngược lại, steroid có vòng A-B với cấu hình cis có
nhóm methyl góc C19 và nguyên tử hydrogen C5 ở
cùng phía (β) với nhau trong phân tử.

47
48
 Cả hai loại steroid này đều là những phân tử phẳng,
tương đối dài có hai nhóm methyl (C18 và C19) ở vị trí
trục và hướng lên so với hệ thống vòng.
 Mặc dù steroid có vòng A-B với cấu hình cis được tìm
thấy trong gan mật nhưng steroid có vòng A-B với cấu
hình trans là phổ biến hơn.

49
 Các nhóm thế trên hệ thống vòng steroid có thể ở vị trí
trục hoặc xích đạo. Cũng như những vòng cyclohexane
đơn giản (Mục 4.7), nhóm thế ở vị trí xích đạo thuận lợi
hơn ở vị trí trục bởi lý do lập thể.
 Ví dụ, nhóm hydroxyl tại C3 của cholesterol ở vị trí xích
đạo bền vững hơn.
 Tuy nhiên, không như những vòng cyclohexane đơn
giản, steroid là những phân tử có cấu trúc khá cứng do
hình học của chúng cản trở sự nghịch chuyển cấu
trạng của vòng cyclohexane.

50
27.6.1. HORMONE STEROID:
 Ở người, hầu hết steroid có vai trò như hormone, các
chất hóa học tiết ra bởi tuyến nội tiết và được máu
mang đến những mô cụ thể.
 Có hai loại hormone steroid chính: hormone giới tính
(sex hormone) điều khiển quá trình trưởng thành, phát
triển mô và sinh sản, hormone tuyến thượng thận
(hormone adrenocortical) điều hòa hàng loạt quá trình
trao đổi chất. 51
 Hormone giới tính: Testosterone và androsterone là hai
hormone giới tính quan trọng nhất ở nam hay còn gọi là
hormone nam (androgen).
 Androgen chịu trách nhiệm phát triển những đặc trưng
giới tính của nam trong suốt quá trình dậy thì, kích
thích phát triển mô và cơ bắp.
 Cả hai hợp chất đều được tổng hợp ở tinh hoàn từ
cholesterol.
 Androstenedione là hormone thứ yếu khác nhưng lại
nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt do nhiều vận động
viên nổi tiếng đã sử dụng.

52
 Estrone và estradiol là hai hormone giới tính quan trọng
nhất ở nữ, hay còn gọi là hormone giới tính nữ
(estrogen). Được tổng hợp ở buồng trứng từ
testosterol, hormone estrogen chịu trách nhiệm phát
triển đặc trưng giới tính nữ và điều hòa chu kỳ kinh
nguyệt.

53
 Cần lưu ý rằng cả hai hợp chất đều chứa vòng A có tính
hương phương tương tự benzene.
 Ngoài ra, một loại hormone giới tính khác có tên gọi
progestin, rất cần thiết cho quá trình làm tổ ở tử cung
của trứng đã thụ tinh trong suốt quá trình mang thai.
Progesterone là progestin quan trọng nhất:

54
 Hormone tuyến thượng thận: Steroid thượng thận
được tiết ra bởi tuyến thượng thận, một cơ quan nhỏ
nằm gần cuối phía trên của mỗi thận.
 Có hai loại steroid tuyến thượng thận có tên gọi là
mineralocorticoid và glucocorticoid.
 Mineralocorticoid, chẳng hạn như aldosterone điều
khiển mô sưng tấy bằng cách điều tiết cân bằng muối tế
bào giữa Na+ và K+.
 Glucocorticoid, như hydrocortisone liên quan đến quá
trình trao đổi chất của glucose và trong việc kiểm soát
tình trạng viêm.

55
56
27.6.2. STEROID TỔNG HỢP:
 Steroid tổng hợp: Bên cạnh hàng trăm steroid được cô
lập từ thực vật và động vật, hàng ngàn hợp chất steroid
đã được tổng hợp trong phòng thí nghiệm dược khi tìm
kiếm các loại thuốc mới.
 Các steroid tổng hợp được biết đến nhiều nhất là thuốc
ngừa thai và tác nhân của quá trình đồng hóa. Hầu hết
thuốc ngừa thai là hỗn hợp của hai hợp chất, estrogen
tổng hợp như ethynylestradiol và progestin tổng hợp
như norethindrone.
 Steroid của quá trình đồng hóa chẳng hạn như
methandrostenolone (Dianabol), là những androgen tổng
hợp, bắt chước theo tác dụng xây dựng mô của các
testosterone tự nhiên.
57
 Steroid của quá trình đồng hóa chẳng hạn như
methandrostenolone (Dianabol), là những androgen
tổng hợp, bắt chước theo tác dụng xây dựng mô của
các testosterone tự nhiên.

58
27.7. SINH TỔNG HỢP STEROID:
 Steroid là những triterpenoid đã được biến đổi khá nhiều,
được sinh tổng hợp trong cơ thể sống từ farnesyl
diphosphate (C15) bằng quá trình dimer hóa hoàn nguyên
thành hydrocarbon không vòng squalene (C30), hợp chất này
được biến đổi thành lanosterol (Hình 27.12).
 Sau đó, quá trình chuyển vị và giảm cấp xảy ra hình thành
nhiều loại steroid.
 Sự biến đổi squalene thành lanosterol là một trong những
nghiên cứu chuyên sâu nhất về tất cả quá trình biến đổi sinh
tổng hợp, với những đóng góp to lớn của Konrad Bloch và
J.W.Cornforth và họ đã nhận giải Nobel cho những nghiên
cứu này.
59
 Bắt đầu từ một polyene mạch hở thủ tính, toàn bộ quá
trình chỉ cần hai enzyme và dẫn đến hình thành sáu liên kết
carbon-carbon, bốn vòng và bảy tâm thủ tính.

Hình 27.12 Tổng quan


quá trình sinh tổng hợp
steroid từ farnesyl
diphos

60
Hình 27.13 Cơ chế đề nghị cho phản ứng oxid hóa squalene bởi flavin
hydroperoxide

61
62
63
Hình 27.14 Cơ chế quá trình chuyển hóa
2,3-oxidosqualene thành lanosterol.

64

You might also like