You are on page 1of 23

I, KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC CHUNG

Alkane là các hydrocarbon


no mạch hở, phân tử chỉ
chứa liên kết đơn (liên kết
σ) C—H và C—C trong Công thức chung của alkane: CnH2n+2 (n là
phân tử. số nguyên, n ≥ 1).
II, DANH PHÁP
1, Danh pháp thay thế
a, Alkane không phân nhánh b, Alkane phân nhánh

Phần nền
ane Số chỉ vị trí nhánh Tên alkane mạch
(Chỉ số lượng nguyên tử carbon)
– tên nhánh chính
Ví dụ: Ví dụ:
C2H6: etane CH3 CH CH2 CH3
2-methylbutane
CH3−CH2−CH2−CH3: butane
CH3

* Danh pháp thay thế 10 alkane không phân nhánh đầu tiên.
Công thức alkane Tên phần nền Tên alkane
CH3 meth - methane
CH3CH3 eth- ethane
CH3CH2CH3 prop- propane
CH3 [CH2]2CH3 but- butane
CH3 [CH2]3CH3 pent- pentane
CH3 [CH2]4CH3 hex- hexane
CH3 [CH2]5CH3 hept- heptane
CH3 [CH2]6CH3 oct- octane
CH3 [CH2]7CH3 non- nonane
CH3 [CH2]8CH3 dec- decane
• Lưu ý khi gọi tên alkane mạch nhánh
✓ Chọn mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
✓ Đánh số nguyên tử carbon mạch chính sao cho mạch nhánh có số chỉ vị trí nhỏ nhất.
✓ Dùng chữ số (1, 2, 3,...) và gạch nối (-) để chỉ vị trí nhánh, nhóm cuối cùng viết liền với tên
mạch chính.
✓ Nếu có nhiều nhánh giống nhau: dùng các từ như di-(2), tri-(3), tetra- (4),... để chỉ số lượng
nhóm giống nhau; tên nhánh viết theo thứ tự bảng chữ cái.
2, Tên thường
Một số alkane có tên thường
CH3

CH3 CH CH2 CH3 CH3 C CH3

CH3 CH3

isopentane neopentane
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Trạng thái:
- C1 đến C4 và neopentane là trạng thái khí.
- C5 đến C17 (trừ neopentane) ở trạng thái lỏng, không màu.
- C18 trở lên là chất rắn màu trắng (còn gọi là sáp paraffin).
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các alkane nhìn chung
TÍNH CHẤT
đều tăng theo khối lượng phân tử của chúng do khi số nguyên tử carbon tăng,
VẬT LÍ
tương tác van der Waals giữa các phân tử alkane tăng.
- Các alkane mạch nhánh thường có nhiệt độ sôi thấp hơn so với đồng phân alkane
mạch không phân nhánh.
Tính tan:
- Alkane thuộc loại hợp chất hữu cơ kém phân cực, do đó alkane không tan hoặc
tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước, tan tốt hơn trong các dung môi hữu cơ.
IV, TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Ở điều kiện thường, các alkane kém hoạt động hoá học, chúng không tác dụng với acid, kiềm và một
số chất oxi hoá như dung dịch KMnO4, K2Cr2O7,…
Phản ứng tiêu biểu là phản ứng thế halogen, phản ứng cracking, phản ứng reforming và phản ứng
cháy.
1. Phản ứng thế halogen
Ví dụ 1: Phản ứng của methane vơi chlorine
CH 4 + Cl2 ⎯⎯ as
→ CH 3Cl + HCl Trong điều kiện thích
chloromethane hợp (được chiếu sáng
hoặc đun nóng), alkane
CH 3Cl + Cl 2 ⎯⎯ as
→ CH 2Cl 2 + HCl
có thể phản ứng với
dichloromethane
halogen (chlorine,
CH 2 Cl2 + Cl 2 ⎯⎯ as
→ CHCl3 + HCl bromine) tạo các dẫn
trichloromethane(chloroform) xuất halogen.
CHCl3 + Cl2 ⎯⎯ as
→ CCl 4 + HCl
tetrachloromethane
Ví dụ 2: Các alkane có từ 3 nguyên
tử carbon trở lên sẽ thu
được hỗn hợp các sản phẩm
thế monohalogen. Khi này
nguyên tử H ở carbon bậc
cao hơn dễ bị thế bởi
nguyên tử halogen hơn so
với nguyên tử H ở carbon
bậc thấp.
2. Phản ứng cracking
Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C–C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để
tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon ngắn hơn.

3. Phản ứng reforming


Reforming alkane là quá trình chuyển các alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch
phân nhánh và các hydrocarbon mạch vòng nhưng không làm thay đổi số nguyên tử carbon trong phân
từ và cũng không làm thay đổi đáng kể nhiệt độ sôi của chúng.
Quá trình reforming
thường được thực
hiện với các alkane
C5 – C11 trong điều
kiện nhiệt độ cao và
có xúc tác.
4. Phản ứng oxi hóa
a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
3n + 1 to Ở nhiệt độ cao, các alkane
Cn H 2n + 2 + O2 ⎯⎯ → nCO2 + (n + 1)H 2 O
2 bị oxi hoá bởi oxygen. Phản
Ví dụ: ứng oxi hoá không hoàn toàn
13
C4 H10 + O 2 ⎯⎯
to
→ 4CO 2 + 5H 2O (tạo thành carbon monoxide
2
hoặc carbon) tuỳ thuộc vào
C3 H8 + 5O 2 ⎯⎯ → 3CO 2 + 4H 2O
o
t
điều kiện của phản ứng.
b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
9
C4 H10 + O 2 ⎯⎯to
→ 4CO + 5H 2O
2
C3 H8 + 2O 2 ⎯⎯ → 3C + 4H 2O
o
t

c) Ở nhiệt độ cao, có mặt xúc tác, alkane bị oxi hoá cắt mạch carbon bởi oxygen tạo thành hỗn hợp
carboxylic acid:
5
RCH 2 − CH 2 R ' + O 2 ⎯⎯→ RCOOH + R 'COOH + H 2O
2
V. ỨNG DỤNG CỦA ALKANE

VI. NHIÊN LIỆU VỚI MÔI TRƯỜNG

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1. Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
- Alkane là các ……(1)……. mạch hở, phân tử chỉ chứa ……(2)……. (liên kết σ) C−H và C−C trong phân
tử.
- Các alkane từ ...(3)... và neopethanee ở trạng thái khí, các alkane từ...(4)... (trừ neopentane) ở trạng thái
lỏng, các alkane từ...(5)... trở lên ở trạng thái rắn.
- Các alkane .....(6).....hơn nước, ....(7)..... hoặc ...(8)..... trong nước, ...(9)... tốt hơn trong các dung môi hữu
cơ.
Câu 2. Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của alkane có công thức phân tử
C5H12.
Câu 3. Gọi tên theo danh pháp thay thế của các alkane có công thức cấu tạo thu gọn nhất dưới đây:

a) b) c)
Câu 4. Gọi tên theo danh pháp thay thế của các alkane có công thức cấu tạo thu gọn nhất dưới đây:
CH3
CH3 CH2 CH3 CH CH3
CH2 CH3
CH2 CH2 CH2
a)
b)

c) d)
Câu 5. Viết công thức cấu tạo của các alkane có tên thay thế dưới đây.
a) butane. b) 2-methylpropane. c) 2,3-dimethylbutane.
Câu 6. Viết công thức cấu tạo của các alkane có tên riêng dưới đây
a) isopentane. b) neopentane
Câu 7. Điền tên gọi hoặc công thức cấu tạo thích hợp vào dấu ?
Tên gọi Công thức cấu tạo

isobutane ?

CH3

? CH3 C CH3

CH3

pentane ?

CH3 CH CH CH3
?
CH3 CH3

2,2,3,3-tetramethylbutane ?

2,4-dimethylheptane ?
Câu 8. Nhiệt độ sôi của một số alkane đầu dãy được cho trong bảng dưới đây.
Hợp chất CH4 C2H6 C3H8 C4H10
Nhiệt độ sôi -161,5 -88,6 -42,1 -0,5
Nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ sôi theo phân tử khối của các alkane trong bảng trên. Giải thích.
Vận dụng
Câu 9. Pentane và 2-methylbutane đều có công thức phân tử là C5H12 tuy nhiên pentane có nhiệt độ sôi là
36 °C, còn 2-methylbutane có nhiệt độ sôi là 28 °C. Giải thích tại sao pentane có nhiệt độ sôi cao hơn?
Câu 10. Cho nhiệt độ sôi của một số alkane như sau: -42,1 oC; 68,7 oC; -161,5 oC. Hãy gán giá trị nhiệt độ
sôi tương ứng với các chất sau: methane, propane, hexane. Giải thích.
Câu 11. [CTST - SGK] Quan sát biểu đồ thể hiện nhiệt độ sôi của bốn alkane đầu tiên.
a) Nhận xét và giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi của các alkane đã cho trong biểu đồ.
b) Ở nhiệt độ phòng, methane, ethane, propane và butane là những chất lỏng hay chất khí?

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ sôi của các alkane từ methane đến butane
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
• Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1. [THPT QG 2015]: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản
xuất điện, sứ, đạm, methyl alcohol,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử
của methane là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 2. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2).
C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 3. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alkane?
A. CH2. B. C2H4. C. C3H6. D. C4H10.
Câu 4. Dãy nào sau đây chỉ gồm các alkane?
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
Câu 5. Hình bên biểu thị công thức cấu tạo đầy đủ của alkane A.
Công thức phân tử của alkane A là
A. CH2. B. C2H4.
C. C3H6. D. C4H10.
Câu 6. Chất nào dưới đây không thuộc dãy đồng đẳng alkane?

A. (1). B. (4). C. (2). D. (3).


Câu 7. Với sự có mặt của ánh sáng, ethane và chlorine tham gia phản ứng với nhau để tạo ra hỗn hợp các
sản phẩm. Hợp chất nào dưới đây có thể có mặt trong hỗn hợp sản phẩm?
A. CH3CH2Cl. B. CH3CH3.
C. CH3CH2CH2Cl. D. CH3Cl.
Câu 8. Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C3H7 và có phân tử khối là 86. Công thức phân tử của
chất X là
A. C5H12. B. C3H7. C. C9H21. D. C6H14.
Câu 9. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 10. Hợp chất C5H12 có bao nhiêu đồng phân có mạch carbon phân nhánh?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 11. Cho dãy các alkane: butane, isobutane, isopentane, neopentane. Alkane nào trong dãy có chứa
nguyên tử carbon bậc IV?
A. Isobutane. B. Butane. C. Neopentane. D. Isopentane.
Câu 12. Tên gọi của alkane công thức phân tử CH4 là
A. Methane. B. Propane. C. Pentane. D. Hexane.
Câu 13. Tên gọi của alkane có công thức phân tử C3H8 là
A. Methane. B. Propane. C. Butane. D. Pentane
Câu 14. Nhóm alkyl (CH3)2CH- có tên là
A. Methyl. B. Ethyl. C. Propyl. D. isopropyl.
Câu 15. Tên thay thế của CH3 - CH3 là
A. methane. B. Ethane. C. Propane. D. Butane.
Câu 16. Hình bên biểu thị công thức cấu tạo đầy đủ
của butane. Công thức đơn giản nhất của butan là
A. CH2. B. C2H5.
C. C4H10. D. CH.
Câu 17. Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV.


Câu 18. Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo như hình bên.
Tên thay thế của Y là
A. 2,3,3-methylbutane.
B. 2,2,3-đimethylbutane.
C. 2,2,3-trimethylbutane.
D. 2,3,3-trimethylbutane.
Câu 19. Công thức cấu tạo của 2,2-dimethylbutane là
A. CH3 – CH2 – CH2 – CH3. B. CH3 – CH2 - C(CH3)2 – CH3.
C. CH3 – CH2 – CH3. D. CH3 – C(CH3)2 – CH3.
Câu 20. Alkane X có công thức cấu tạo là: CH3 – CH(CH3) – CH3. Tên riêng của X là
A. 2 – methylpropane. B. isopropane. C. isobutane. D. 2 – methylbutane.
Câu 21. Cho alkane X có công thức cấu tạo như sau: CH3–CH(CH3)–CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế
của alkane X là
A. 2 – methylpropane. B. isopropane.
C. 2,2 – dimethylethanee. D. isobutane.
Câu 22. Cho alkane có công thức cấu tạo như sau: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của alkane theo danh
pháp thay thế là
A. 2,2,4-trimethylpentane. B. 2,4-trimethylpethanee.
C. 2,4,4-trimethylpentane. D. 2-dimethyl-4-methylpentane.
Câu 23. Cho dãy gồm các chất có công thức cấu tạo như sau:

Số chất trong dãy trong tên gọi thông thường có chứa tiền tố iso là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Tên gọi theo danh pháp thay thế của alkane (CH3)3C–CH(CH3)2 là
A. 2-dimethylpentane. B. 2,2,3-trimethylbutane.
C. 2,3-dimethylbutane. D. 1,1, 2-trimethylpropane.
Câu 25. Alkane X có công thức cấu tạo như hình bên. CH3 CH CH CH3
Danh pháp thay thế của X là
A. 2,3-dimethylbutane. CH3 CH3
B. 3,3-dimethylbutane.
C. 2,3-methylbutane
D. 2-methylbutane.
Câu 26. Alkane X có công thức cấu tạo như hình bên. CH3 CH CH2 CH3
Danh pháp thay thế của X là
A. 2-methylbutane. CH3
B. 3-methylbutane.
C. methylbutane
D. Isopentane.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, methane, ethane, propane, butane là các chất khí; các alkane có số carbon lớn
hơn (trừ neopentane) là chất lỏng hoặc chất rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của alkane nói chung đều giảm khi số nguyên
tử carbon trong phân tử tăng.
C. Alkane ít tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực như dầu, mỡ.
D. Alkane đều là những chất hữu cơ kém phân cực, nhẹ hơn nước.
Câu 28. Ở điều kiện thường alkane nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C6H14.
Câu 29. Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CH(CH3)CH2CH3. B. CH3CH3
C. CH3CH2CH2CH3. D. CH3(CH2)3CH3.
Câu 30. Methane (CH4) là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng alkane, có nhiệt độ sôi -161°C. Công thức
phân tử và giá trị nhiệt độ sôi nào dưới đây có thể đúng cho một alkane khác?
Alkane Nhiệt độ sôi (oC)
A. C2H4 -88
B. C2H6 -185
C. C3H6 -89
D. C3H8 -42
Câu 31. Một hỗn hợp lỏng gồm bốn alkane và nhiệt độ sôi tương ứng như sau:
Alkane Pentane Heptane Octane Nonane
Nhiệt độ sôi ( C)
o
36 98 126 151
Phương pháp được dùng để tách riêng các alkane ra khỏi hỗn hợp trên là
A. chưng cất phân đoạn. B. kết tinh từng phần.
C. thăng hoa. D. chiết.
Câu 32. Nhiệt độ sôi của ba alkane là đồng phân cấu tạo của nhau, có cùng công thức phân tử C5H12 là 36
o
C, 28 oC và 9,4 oC. Các alkane ứng với thứ tự nhiệt độ sôi ở trên lần lượt là
A. neopentane, isopentane, pentane.
B. pentane, neopentane, isopentane.
C. pentane, isopentane, neopentane.
D. isopentane, neopentane, pentane.
Vận dụng
Câu 33. Alkane X có phần trăm khối lượng carbon bằng 82,76%. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử
X là
A. 8. B. 17. C. 14. D. 11.
Câu 34. Alkane E có công thức đơn giản nhất là C2H5. Số đồng phân cấu tạo của E là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 35. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?
A. Tất cả các alkane đều có công thức phân tử CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. Alkane là những hydrocarbon mạch hở, phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
C. Trong phân tử alkane chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
D. Tất cả các chất chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử đều là alkane.
Câu 36. Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn được biểu diễn ở hình bên.
Tổng số nguyên tử C và H trong phân tử X là
A. 5. B. 17. C. 10. D. 12.
Câu 37. Phần trăm khối lượng carbon trong phân tử alkane Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 38. Cho các phát biểu sau về ethane và methane:
(1) Ethane có công thức phân tử là C2H4.
(2) Ethane có nhiệt độ sôi cao hơn so với methane.
(3) Ethane và methane có cùng công thức đơn giản nhất.
(4) Ethane có tính chất hóa học tương tự như methane.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Cho các phát biểu sau về alkane
(1) Alkane là những hydrocarbon trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
(2) Công thức chung của dãy đồng đẳng alkane là CnH2n+2 (n ≥ 1).
(3) Alkane có công thức phân tử C3H8 là chất lỏng ở điều kiện thường.
(4) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các alkane nhìn chung tăng theo khối lượng phân tử.
(5) Alkane tan tốt trong nước, nhẹ hơn hơn nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Cho CTCT của hai hợp chất sau:

Nhận xét nào dưới đây đúng?


A. Hai chất trên có cùng nhiệt độ sôi.
B. Hai chất trên là đồng đẳng của nhau.
C. Hai chất trên có cùng công thức phân tử.
D. Hai chất trên có cùng công thức cấu tạo.
Câu 41. Cho công thức cấu tạo của một số chất
hữu cơ như hình bên. Các chất là đồng phân
của nhau là
A. 1, 2 và 3.
B. 1, 2 và 4.
C. 1 và 2.
D. 3 và 4.

Câu 42. Cho các phát biểu sau:


(a) Các alkane đầu dãy (CH4, C2H6, C3H8) không có đồng phân cấu tạo.
(b) Các alkane từ C4 trở đi chỉ có đồng phân cấu tạo mạch carbon.
(c) Hợp chất C4H10 có 3 đồng phân cấu tạo.
(d) Hợp chất C5H12 có duy nhất 1 đồng phân cấu tạo có chứa carbon bậc 3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Phản ứng thế giữa alkane và chlorine tạo dẫn xuất monochloro như sau:
Cn H 2n + 2 + Cl2 ⎯⎯
as
1:1
→ C n H 2n +1Cl + HCl
Phản ứng thế giữa alkane và halogen tạo dẫn xuất halogeno tổng quát như sau:
Cn H 2n + 2 + aX 2 ⎯⎯
as
1:1
→ Cn H 2n + 2−a X a + aHX
- Dựa vào số lượng sản phẩm thế có thể xác định cấu tạo của alkane và biết công thức cấu tạo của
alkane sẽ xác định được số lượng sản phẩm thế.
- Dựa trên phân tử khối hoặc phần trăm khối lượng của một nguyên tố sẽ lập được CTPT của alkane
ban đầu.
Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho butane tác dụng với chlorine trong điều kiện có chiếu
sáng biết sản phẩm tạo thành các dẫn xuất monochloro.
Câu 2: Khi cho methane tác dụng với chlorine (có chiếu sáng hoặc đun nóng), các nguyên tử hydrogen trong
methane lần lượt bị thay thế bởi các nguyên tử chlorine, tạo 4 dẫn xuất chloro khác nhau. Viết phương trình
hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: Xác định công thức cấu tạo của các sản phẩm thế monochloro có thể thu được khi cho pentane tác
dụng với chlorine trong điều kiện có chiếu sáng. Viết CTCT của các sản phẩm thu được đó.
Câu 4: Xác định số dẫn xuất monobromine tối đa thu được khi cho propane tác dụng với bromine trong điều
kiện có chiếu sáng.
Câu 5: Với sự hiện diện của tia cực tím, methane và chlorine phản ứng với nhau tạo thành một số sản phẩm
chứa chlorine, bao gồm CH3Cl và CHCl3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Vận dụng
Câu 6: Hai hydrocarbon A và B có cùng công thức phân tử là C5H12. Khi tác dụng với chlorine có chiếu sáng
A chỉ tạo ra một dẫn xuất monochlorine duy nhất, còn B có thể tạo ra 4 đồng phân cấu tạo chứa 1 nguyên tử
chlorine. Xác định CTCT và gọi tên của hai hydrocarbon A và B theo danh pháp thay thế.
Câu 7: Ethane và chlorine có thể tham gia phản ứng với nhau tạo thành chloroethane và hydrogen chloride
trong điều kiện có chiếu sáng. Theo phản ứng
C2H6(g) + Cl2(g) ⎯⎯→
a/s
C2H5Cl(g) + HCl(g) với  r Ho298 = −122 kJ
Tính năng lượng liên kết C-Cl.
Biết
Liên kết C−H C−C H−Cl Cl−Cl
Eb( kJ/mol) 413 347 432 243

Câu 8: Methane có thể tham gia phản ứng với chlorine để tạo thành sản phẩm thế monochloro trong điều
kiện có chiếu sáng.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng trên.
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất được cho trong bảng sau
Chất CH4(g) CH3Cl(g) HCl(g) Cl2(g)
 f H 298 ( kJ/mol)
o -75 -82 -92 0
Câu 9: Alkane Y tham gia phản ứng thế với chlorine tạo ra dẫn xuất monochloro có tỉ khối hơi so với H2
bằng 39,25. Xác định CTPT của Y.
Câu 10: Một alkane A có thành phần phần trăm theo khối lượng của carbon là 83,33%. Xác định công thức
phân tử và công thức cấu tạo của alkane A biết rằng khi cho A tác dụng với chlorine trong điều kiện có ánh
sáng, chỉ thu được 1 sản phẩm thế monochloro duy nhất.
Câu 11: Khi bromine hóa một alkane chỉ thu được một dẫn xuất monobromine duy nhất có tỉ khối hơi đối
với hydrogen là 75,5. Xác định CTPT của alkane.
Câu 12: Một hợp chất chứa 10,1% carbon và 89,9% chlorine theo khối lượng. Lập công thức phân tử của
hợp chất này, biết rằng phân tử khối của hợp chất là 237.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1. Ethane và bromine có thể tham gia phản ứng với nhau theo phương trình

Phản ứng trên thuộc loại


A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng tách.
Câu 2. Alkane X tham gia phản ứng với chlorine có chiếu
sáng tạo thành sản phẩm như hình bên. Tên thay thế của X là
A. Butane. B. Ethane.
C. Propane. D. Isobutane.
Câu 3. Chất nào khi tham gia phản ứng thế với chlorine chỉ tạo một sản phẩm thế monochloro duy nhất?

Câu 4. Cho dãy gồm các alkane có công thức cấu tạo như sau:

Số alkane trong dãy tác dụng với chlorine có ánh sáng đều thu được 2 đồng phân cấu tạo monochloro là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5. Hợp chất 3-methylpentane có công thức cấu tạo dưới đây:

Khi cho 3-methylpentane tác dụng với khí chlorine thu được số đồng phân cấu tạo là dẫn xuất monochloro
tối đa là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6. Khi cho methane tác dụng với chlorine (có ánh sáng) tạo thành sản phẩm thế dichloro có công thức

A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.
Câu 7. Khi cho 2-methylbutane tác dụng với Cl2 trong điều kiện có chiếu sáng để tạo dẫn xuất monochloro
thì sản phẩm chính tạo thành có tên gọi là
A. 1-chloro-2-methylbutane. B. 2-chloro-2-methylbutane.
C. 2-chloro-3-methylbutane. D. 1-chloro-3-methylbutane..
Câu 8. Khi thay thế nguyên tử H (đính với carbon bậc II) trong phân tử butane bằng nguyên tử Cl, thu
được dẫn xuất monochloro có tên thay thế là
A. 1-chlorobutane. B. 2-chlorobutane.
C. 3-chlorobutane. D. 4-chlorobutane.
Câu 9. Cho isopentane tác dụng với chlorine trong điều kiện có ánh sáng thu được số đồng phân cấu tạo
monochloro tối đa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 10. Phản ứng thế giữa 2-methylbutane với Cl2 trong điều kiện có ánh sáng cho số đồng phân cấu tạo
thuộc loại dẫn xuất monochloro là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Khi cho một alkane có công thức phân tử là C5H12 tác dụng với chlorine trong điều kiện có ánh
sáng thu được 3 đồng phân cấu tạo thuộc loại dẫn xuất monochloro. Danh pháp thay thế của alkane là
A. 2,2-dimethylpropane. B. 2-methylbutane. C. pentane. D. 2-dimethylpropane.
Câu 12. Cho 4 chất: methane, ethane, propane và n-butane. Số chất tạo được một sản phẩm thế
monochloro duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Vận dụng
Câu 13. Một alkane tạo được một dẫn xuất monochloro có thành phần phần trăm Cl theo khối lượng là
55,04%. Công thức phân tử của alkane là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 14. Cho alkane X phản ứng với Cl2 trong điều kiện thích hợp được hỗn hợp sản phẩm thế chloro,
trong đó có một dẫn xuất có phân tử khối là 78,5. Công thức phân tử của alkane X là
A. C3H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C4H8.
Câu 15. Cho alkane X phản ứng với Cl2 trong điều kiện thích hợp được hỗn hợp sản phẩm thế chloro,
trong đó có một dẫn xuất có phân tử khối là 113. Công thức phân tử của alkane X là
A. C3H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C2H6.
Câu 16. Khi cho khí methane tác dụng với khí chlorine có chiếu sáng, người ta thấy ngoài sản phẩm CH3Cl
còn tạo ra 1 hợp chất X trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tử Cl là 89,12%. Công thức phân tử của
X là
A. CH2Cl2 B. CHCl3 C. CCl4 D. CH3Cl2.
Câu 17. Khi chlorine hóa 1 alkane X thu được 4 đồng phân cấu tạo monochloro, trong đó có một đồng
phân monochloro có tỉ khối hơi so với H2 = 53,25. Tên của alkane X là
A. 3,3-dimethylhexane. B. isopentane.
C. 2,2-dimethylpropane. D. 2,2,3-trimethylpentane.
Câu 18. Khi bromine hóa một alkane thu được 3 dẫn xuất monobromine là đồng phân cấu tạo của
nhau và có tỉ khối hơi đối với hydrogen là 75,5. Tên gọi theo danh pháp thay thế của alkane đó là
A. Hexane. B. 2,2-dimethylpropane.
C. isopentane. D. pentane.
Câu 19. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau dựa vào giá trị năng lượng liên kết.
CH4(g) + Cl2(g) ⎯⎯→ CH3Cl(g) + HCl(g)
a/s

Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:
Liên kết C-Cl C-C C-H Cl-Cl H-Cl
Năng lượng liên kết +339 +350 +413 +243 +427
(kJ/mol)
A. -110 kJ/mol, tỏa nhiệt B. +110 kJ/mol, thu nhiệt
C. +220 kJ/mol, thu nhiệt D. -120 kJ/mol, tỏa nhiệt
Câu 1. Viết phương trình hoá học khi cracking decane ( C10 H 22 ) tạo sản phẩm có chứa
a) C5H12 b) C4H8
Câu 2. Điền công thức của các chất hữu cơ phù hợp vào dấu ….. để hoàn thành các phản ứng cracking
hoặc reforming dưới đây.
a, ………. ⎯⎯⎯ → C3H6 + C6H14
o
t ,xt

b, …………… ⎯⎯⎯ → C10H22 + C6H12


o
t ,xt

+ 4 H2
c) …………… ⎯⎯⎯ →
o
t ,xt

d) CH3[CH2]5CH3 ⎯⎯⎯⎯ refor min g


→ ……………. + 4H2
Câu 3. Viết hai phương trình hóa học bất kì xảy ra khi cracking C14H30.
Câu 4. Dự đoán sản phẩm còn lại của quá trình crackinh heptane (C7H16) trong phương trình sau:

Biết X là chất hydrocarbon có mạch carbon không phân nhánh.


Câu 5. Undecane (C11H24) là một hydrocarbon mạch dài có trong dầu thô. Undecane có thể bị cracking tạo
thành pentane và một alkene (có dạng CnH2n). Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Lời giải:
Câu 6. Decane có thể tham gia phản ứng cracking theo phương trình
C10H22 ⎯⎯⎯ → C4H8 + CxHy
o
t ,xt

a) Xác định CxHy.


b) Tính tổng khối lượng sản phẩm thu được nếu tiến hành cracking 25 gam decane.
Câu 7. Phản ứng cracking các hydrocarbon có mạch carbon dài được ứng dụng trong việc sản xuất alkene.
Tiến hành cracking alkane CxHy trong đó ethene (C2H4) và hexane (C6H14) được tạo ra theo tỉ lệ mol 3:1.
Xác định công thức phân tử của CxHy và viết phương trình hóa học xảy ra.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1. Tiến hành cracking decane để thu được các hydrocarbon có mạch ngắn hơn theo phương trình sau

CxHy

Công thức phân tử phù hợp với CxHy là


A. C5H12. B. C8H18. C. C7H14. D. C4H10.
Câu 2. Alkane X tham gia phản ứng cracking theo phương trình như sau:
X ⎯⎯⎯ → C2H6 + C5H10 + C3H6. Công thức phân tử của alkane X là
o
t ,xt

A. C10H22. B. C10H20. C. C7H16. D. C8H16.


Câu 3. Tiến hành cracking C15H32 thu được 1 phân tử chất hữu cơ X và 1 phân tử heptane. Công thức phân
tử phù hợp với X là
A. C4H7. B. C8H16. C. C5H12. D. C8H18.
Câu 4. Alkane X tham gia phản ứng cracking theo phương trình sau:
CxHy ⎯⎯⎯ → 2C2H4 + C6H14 . Tên thay thế của alkane X là
o
t ,xt

A. Octane. B. Decane. C. Nonane. D. Heptane.

Câu 5. Cho phản ứng reforming: X ⎯⎯ ⎯→


t 0 ; xt
.
X có thể là chất nào sau đây?
A. hexane B. pentane. C. heptane. D. butane.
Câu 6. Reforming 1 mol alkane X, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:
CH3

CH3[CH2]5CH3 ⎯⎯⎯⎯
refor min g
→ + H2
Số mol H2 thu được là
A. 1 mol. B. 3 mol. C. 4 mol. D. 2 mol.
Câu 7. Việc chuyển hóa các alkane mạch không nhánh thành mạch vòng hoặc mạch phân nhánh được ứng
dụng trong công nghiệp lọc dầu. Chẳng hạn, hexane có thể tham gia phản ứng tạo cyclohexane theo
phương trình

Tên gọi của phản ứng trên là


A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng cracking, C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng reforming.
Câu 8. Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Reforming alkane là phản ứng quan trọng được ứng dụng trong công nghiệp lọc dầu do giúp tăng chỉ
số octane của xăng.
B. Reforming là phản ứng quan trọng để điều chế các alkane có mạch ngắn hơn.
C. Reforming alkane không làm thay đổi số nguyên tử carbon trong phân tử.
D. Reforming alkane dùng sản xuất các arene làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hữu cơ.
Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về phản ứng reforming alkane?
A. Chuyển các alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch nhánh.
B. Không làm thay đổi số nguyên tử carbon trong phân tử.
C. Làm giảm mạnh nhiệt độ sôi của sản phẩm thu được so với alkane ban đầu.
D. Chuyển các alkane mạch không phân nhánh thành mạch vòng.
Câu 10. [SBT–KNTT] Cho dãy các chất sau: (1) 2-methylbutane; (2) 2-methylpentane; (3) 3-
methylpentane; (4) 2,2-dimethylbutane và (5) benzene.Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là
sản phẩm của phản ứng reforming hexane?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Quá trình phân cắt liên kết C–C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn
hợp các hydrocarbon có mạch carbon ngắn hơn được gọi là
A. Reforming alkane. B. Halogen hóa alkane.
C. Cracking alkane. D. Oxi hóa hoàn toàn alkane.
Câu 12. Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane mạch không nhánh thành
hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ số octane cao.
B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thành các alkene và
alkane mạch ngắn hơn.
C. Thực hiện phản ứng hydrogen hoá để chuyển các alkene thành alkane.
D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu.
Vận dụng
Câu 13. Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của alkane X là
A. C5H12. B. C6H14. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 14. Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 10,75. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 15. Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được hai thể tích hỗn hợp Y gồm H2, CH4, C2H4,
C2H6, C3H6, C4H8 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng
14,5. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 16. Khi cracking hoàn toàn một thể tích alkane X thu được hai thể tích hỗn hợp Y gồm H2 và các
alkene, alkane có dX/He = 7,25. Công thức phân tử của A là
A. C5H12 B. C6H14 C. C3H8 D. C4H10.
Câu 17. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích hexane (X) thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng d. Giá trị của d là
A. 10,25 B. 10,5. C. 10,75. D. 9,5.
Câu 18. Crackinh 8,8 gam propane thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propane
chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của X là
A. 39,6 B. 23,16 C. 2,315 D. 3,96
Câu 19. Thực hiện cracking C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hydrocarbon có dX/He = 9,0625. Hiệu
suất phản ứng crackinh?
A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%.

Câu 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy hoàn toàn butane.
Câu 2. [KNTT - SGK]: Tiến hành thí nghiệm đốt cháy hexane như sau:
Cho khoảng 1 mL hexane (lưu ý không được lấy nhiều hơn) vào bát sứ nhỏ, cẩn thận đưa que đóm đang cháy
vào bề mặt chất lỏng, hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.
a) Tại sao lại đốt cháy hexane trong bát sứ mà không nên đốt trong cốc thuỷ tinh? Viết phương trình hoá học
của phản ứng xảy ra.
c) Nếu đốt cháy hexane trong điều kiện thiếu oxygen sẽ tạo ra carbon monoxide và nước. Hãy viết phương
trình hoá học của phản ứng này.
Câu 3. Khí gas chứa chủ yếu các thành phần chính: Propane (C 3H8), butane (C4H10) và một số thành
phần khác. Để tạo mùi cho gas nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như methanethiol
(CH3SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Trong thành phần khí gas, tỉ lệ hoà trộn phổ biến của propane :
butane theo thứ tự là 30 : 70 đến 50 : 50.
a) Mục đích việc pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng vào khí gas là gì?
b) Cho các phương trình nhiệt hoá học sau:
C3H8(g) + 5O2(g) →3CO2(g) + 4H2O(l)  r H o298 = -2220 kJ
C4H10(g) + 13 O2(g) → 4CO₂(g) +5H₂O(l)  r H o298 = -2874 kJ
Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 bình gas 12 kg với tỉ lệ thể tích của propane : butane là
30 : 70 (thành phần khác không đáng kể) ở điều kiện chuẩn.
c) Giả sử một hộ gia đình cần 6.000 kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ sử dụng hết 1 bình gas (với
hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 60%)?
Câu: Butane là alkane phổ biến có mặt trong thành phần của các khí đốt có trong các bình gas được sử dụng
tại các hộ gia đình.
a) Viết phương trình phản ứng oxi hóa hoàn toàn butane.
b) Tính biến thiên enthalpy (  r H o298 ) của phản ứng biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong
bảng sau
Eb Eb
Liên kết Phân tử Liên kết Phân tử
(kJ/mol) (kJ/mol)
C–C C4H10 346 C=O CO2 799
C–H C4H10 418 O–H H2O 467
O=O O2 495
Câu 4. Xăng được cấu tạo chủ yếu từ các hydrocarbon, bao gồm thành phần chủ yếu là C8H18 (octane).
Một trong những đồng phân được coi là sạch nhất của octane có mặt trong xăng là 2,3,4-trimethylpentane
với công thức cấu tạo như sau.

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol 2,3,4-trimethylpentane sản phẩm tạo thành bao gồm CO2(g) và H2O(g) đồng thời
giải phóng -5064,9 kJ nhiệt.
a, Viết phương trình hóa học cho quá trình đốt cháy 1 mol 2,3,4-trimethylpentane.
b, Sử dụng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hãy tính
enthalpy tạo thành chuẩn của 2,3,4-trimethylpentane.
Chất H2O (g) CO2 (g)

 f H o298 (kJ/mol) -241,82 -393,51


Câu 5. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1: 2. Xác định nhiệt
lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.
Cho biết các phản ứng:
C3H8(g) + 5O2(g) ⎯⎯ → 3CO2(g) + 4H2O(l)
o
t
 r H o298 = − 2220 kJ
13
C4H10(g) + O2(g) ⎯⎯ to
→ 4CO2(g) + 5H2O(l)  r H o298 = − 2874 kJ
2
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là
80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?
Câu 6. Một loại khí thiên nhiên có thành phần chính là methane và ethane với tỉ lệ thể tích tương ứng là 85
: 15. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol methane tỏa ra nhiệt lượng là 890,36 kJ và 1 mol ethane tỏa ra
nhiệt lượng là 1559,70 kJ. Giả sử, một hộ gia đình cần trung bình 10000 kJ/ngày từ việc đốt loại khí thiên
nhiên trên. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình đó sẽ dùng hết 13 kg khí thiên nhiên trên với với hiệu suất hấp
thụ nhiệt là 69%?
Câu 7. Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được
dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như
bảng sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) 890 2220 2850
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas
để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ tăng hay giảm bao
nhiêu phần trăm?
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nhận biết – Thông hiểu
Câu 1. [SBT-KNTT] Oxi hóa butane bằng oxygen ở 180 °C và 70 bar tạo thành sản phẩm hữu cơ X duy
nhất. X là
A. HCOOH. B.CH3COOH. C. C2H5COOH. D. CO₂.
Câu 2. Oxi hóa hoàn toàn alkane C4H10 thu được hỗn hợp sản phẩm nào sau đây?
A. CO2 và H2O. B. CO và H2O.
C. C2H5COOH và H2O. D. C và H2O.
Câu 3. Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình oxi hóa alkane trong oxygen?
A. CO2. B. SO2. C. CO. D. H2O.
Một trong những thành phần của xăng là octane (khối lượng riêng là 0,803 g/mL). Quá trình đốt cháy 1 mol
octane cung cấp 5510 kJ nhiệt lượng.
Câu 4. Công thức phân tử của octane là
A. C8H18. B. C8H16. C. C8H14. D. C9H20.
Câu 5. Đốt cháy 342 gam octane thì sẽ giải phóng bao nhiêu nhiệt lượng?
A. 18366 kJ. B. 1836,6 kJ. C. 16530 kJ. D. 1653 kJ.
• Vận dụng
Câu 6. Oxi hóa hoàn toàn 1 mol alkane X cần dùng 5 mol khí oxygen. Công thức phân tử của alkane X là
A. C5H12. B. C2H6. C. C4H10. D. C3H8.
Câu 7. Oxi hóa hoàn toàn a mol alkane X cần dùng 2a mol khí oxygen. Tên gọi của alkane X là
A. ethane. B. propane. C. methane. D. isopropane.
Câu 8. Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ → CO2(g) + 2H2O(l)
o
t

Giá trị biến thiên enthalpy phản ứng tính theo enthalpy tạo thành có giá trị là (biết enthalpy tạo thành chuẩn
của các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5 kJ/mol; H2O(l)= -285,8 kJ/mol).
A. - 604,5 kJ. B. + 890,3 kJ.
C. - 997,7 kJ. D. - 890,3 kJ.
Câu 9. Propane (C3H8) là một hydrocarbon phổ biến thường được dùng làm nhiên liệu do quá trình cháy
giải phóng lượng nhiệt lớn. Khi đốt cháy 1 mol propane thì giải phóng −2219,2 kJ nhiệt lượng. Nhiệt tạo
thành chuẩn của propane là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(l) = −285,8 kJ/ mol; CO2(g) = −393,5
kJ/mol).
A. +1539,9 kJ. B. –1539,9 kJ.
C. -104,5 kJ. D. +212,2 kJ.
Câu 10. Cho nhiệt đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane lần lượt là 1570
kJ/mol; 2220 kJ/mol; 2875 kJ/mol và 3536 kJ/mol. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được
lượng nhiệt lớn nhất?
A. Ethane. B. Propane.
C. Pentane. D. Butane.
Câu 11. Khi đốt cháy 1 mol các chất sau giải phóng ra nhiệt lượng (gọi là nhiệt đốt cháy) như bảng sau:
Chất Methane Ethane Propane Butane
Nhiệt lượng 783 1570 2220 2875
(kJ/mol)
Khi đốt 1 gam chất nào sẽ giải phóng ra lượng nhiệt lớn nhất?
A. Methane. B. Ethane. C. Propane. D. Butane.
Câu 12. [KNTT - SGK] Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane.
Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50400 kJ.
a) Biết để làm nóng 1kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt
độ 20 oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?
A. 2520 kJ. B. 5040 kJ. C. 10080 kJ. D. 6048 kJ.
b) Cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu kg gas để cung cấp đủ nhiệt lượng trên, biết hiệu suất hấp thụ nhiệt đạt
80%?
A. 0,02 kg. B. 0,25 kg. C. 0,16 kg. D. 0,40 kg.
Câu 13. Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.
Cho các phản ứng: C3H8 (g) + 5O2 (g) ⎯⎯ → 3CO2 (g) + 4H 2O(l)  r H o298 = −2220 kJ
o
t

13
C4 H10 (g) + O 2 (g) ⎯⎯
to
→ 4CO 2 (g) + 5H 2O(l)  r H o298 = −2874 kJ
2
Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane
trong X là
A. 1: 2. B. 2:3. C. 3:2. D. 2:1.

Vận dụng cao


Câu 14. Một loại khí gas dùng trong sinh hoạt có hàm lượng phần trăm theo khối lượng như sau: butane
99,40% còn lại là pentane. Nhiệt độ cháy của các chất lần lượt là 2654 kJ và 3,6.106 J và để nâng nhiệt độ
của 1 gam nước (D = 1 g/mL) lên 1°C cần 4,16 J. Khối lượng gas cần dùng để đun sôi 1 lít nước nói trên từ
25 °C lên 100 °C là
A. 5,55 gam. B. 6,66 gam. C. 6,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 15. Một loại khí gas dùng trong sinh hoạt có hàm lượng phần trăm theo khối lượng như sau: butane
chiếm 98,4% còn lại là pentane. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butane và 1 mol pentane lần lượt là
2654 kJ và 3600 kJ. Để nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1oC cần cung cấp nhiệt lượng là 4,16 J. Khối
lượng gas cần dùng để đun sôi 1 lít nước (d = 1 gam/mL) từ 35 oC – 100 oC là
A. 5,90 gam. B. 6,81 gam. C. 5,55 gam. D. 6,66 gam.
Câu 16. Khí thiên nhiên chứa chủ yếu các thành phần chính gồm methane và ethane (các thành phần khác
không đáng kể). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol methane tỏa ra lượng nhiệt là 890,36 kJ và 1 mol
ethane toả ra lượng nhiệt là 1559,7 kJ. Một hộ gia đình cần 10000 kJ nhiệt mỗi ngày, sau 43 ngày thì dùng
hết bình gas chứa 13 kg khí thiên nhiên (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 60%). Phần trăm thể tích của methane
trong khí thiên nhiên có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 93. B. 92. C. 91. D. 90.
Câu 17. Khí hóa lỏng - khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas)
có thành phần chính là propane C3H8 và butane C4H10. Trong đời sống, các hộ gia đình sử dụng LPG làm
nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg. Nếu một gia đình sử dụng hết 1
bình gas 12kg trong 45 ngày để đun nấu thì trung bình 1 ngày sẽ thải vào khí quyển lượng CO2 vào khoảng
bao nhiêu, giả thiết loại gas đó có thành phần theo thể tích của propane và butane là 40% và 60%, biết phản
ứng cháy xảy ra hoàn toàn?
A. 18,32 gam. B. 825 gam. C. 806 gam. D. 18,75 gam.
Câu 18. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% ethanol, 35% heptane, 60% octane. Khi được đốt
cháy hoàn toàn, 1 mol các chất giải phóng nhiệt lượng như sau:
Chất Ethanol Heptane Octane
Nhiệt lượng (kJ) 1367 4825 5460
Giả sử năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy
chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe máy chạy với tốc độ trung bình như trên thì thời gian để
sử dụng hết 3 kg xăng E5 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,55 giờ. B. 2,82 giờ. C. 3,55 giờ. D. 3,05 giờ.
Câu 19. Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C2H5OH (D = 0,8 g/mL) với
95 thể tích xăng truyền thống. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai alkane C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol
tương ứng 3: 4, D = 0,7 g/mL). Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 mol các chất trong xăng E5 như sau:
Thành phần xăng E5 C2H5OH C8H18 C9H20
Nhiệt toả ra (kJ/mol) 1365,0 5928,7 6119,8
Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ
lớn là 221,8 kJ. Nếu xe máy đó di chuyển từ Đà Nẵng đến Huế với quãng đường là 100 km thì hết khoảng
bao nhiêu lít xăng E5? (biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ xe máy là 30%)
A. 1,52. B. 2,17. C. 2,52. D. 3,17.

TỰ LUẬN
Câu 1. [CTST-SGK]: Thành phần chủ yếu của xăng dầu là hydrocarbon. Hãy giải thích vì sao:
a) Phải chứa xăng dầu trong các thùng chứa chuyên dụng và bảo quản ở những kho riêng.
b) Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ra thảm hoạ cho một vùng biển rất rộng.
c) Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập đám cháy.
Câu 2. Tại sao ở các cây xăng, kho chứa xăng dầu thường treo các biển cấm dưới đây?

Câu 3. [CD-SGK]: Vì sao không được dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc
CO2
Câu 4. Khí thải của động cơ có thể chứa những chất nào gây ô nhiễm môi trường? Có những giải pháp nào
để hạn chế ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ?
Câu 6. Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được
dùng phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như
bảng sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ/mol) 890 2220 2850
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas
để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ tăng hay giảm bao
nhiêu phần trăm.
Câu 7. Nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo, hiện nay
xăng sinh học E5 đã được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Trong xăng sinh học E5, ethyl alcohol (hay
ethanol) chiếm 5% thể tích hỗn hợp, còn lại là xăng truyền thống.
a) Tính thể tích (mL) C2H5OH và xăng truyền thống có trong 1 lít xăng E5.
b) Đốt cháy một mol ethanol giải phóng 1367 kJ nhiệt lượng; đốt cháy một mol xăng truyền thống (quy đổi
về C8H18) giải phóng 5450 kJ nhiệt lượng. Khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,8 g/mL, của xăng
truyền thống (hay C8H18) là 0,7 g/mL. Tính nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 lít xăng E5.
Câu 8. Giữa động cơ và ống xả của ô tô được gắn một bộ xử lí khí thải (hình vẽ) nhằm chuyển hóa
các khí độc tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ như nitrogen monoxide, carbon
monoxide, hydrocarbon dư… Các khí này nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm không
khí.

a) Giả sử nhiên liệu động cơ chỉ chứa C8H18, viết phương trình hóa học giải thích sự tạo thành nitrogen
monoxide, carbon monoxide,
b) Sau khi qua bộ chuyển đổi khí CO và NO đều bị chuyển hóa. Biết rằng, trong ngăn A, một oxide bị phân
hủy thành hai đơn chất X và Y; tại ngăn B, đơn chất Y tiếp tục phản ứng với oxide còn lại tạo thành khí Z.
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong ngăn A và ngăn B.
c) Các khí X và khí Z không gây hại trực tiếp cho con người. Tuy nhiên, sự gia tăng khí Z là tác nhân gây ra
sự acid hóa đại dương ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển (Câu san hô, cua, ốc,… có thành
phần calcium carbonate bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự acid hóa này). Viết phương trình hóa học giải thích sự
acid hóa đại dương và sự ảnh hưởng đến lớp vỏ các động vật trên.
d) Em hãy đề xuất 2 biện pháp làm giảm lượng khí Z.
Câu 9.
Nhiên liệu và ô nhiễm môi trường
Các chất trong khí thải của phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí. Quá trình cháy của xăng, dầu diesel trong động cơ các phương tiện giao thông tạo ra sản phẩm
cuối cùng là CO2 – chất khí là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và làm Trái Đất nóng lên.
Xăng, dầu diesel khi cháy trong điều kiện thiếu oxygen sẽ sản sinh ra các khí như CO, VOCs (các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi như fomaldehyde, benzene, toluene,...) và các hạt bụi đen chứa các hợp chất arene đa
vòng rất độc. Bên cạnh đó một số loại nhiên liệu chứa sulfur khi cháy sinh ra các oxide của sulfur dưới
dạng SOx. Ngoài ra quá trình cháy tạo nhiệt độ cao khiến oxygen và nitrogen trong không khi phản ứng
với nhau, tạo thành các loại oxide của nitrogen (NO x). Các chất khí này là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm
môi trường không khí.
Để hạn chế cũng như cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, một giải pháp được đưa ra là sử dụng
bộ chuyển đổi xúc tác với sự có mặt của một số kim loại như: Platium, Paladium, Rhodium…. để giúp đẩy
nhanh quá trình chuyển hóa carbon monoxide thành carbon dioxide và đốt cháy hoàn toàn các hydrocarbon
với hiệu suất cao hơn.
Một số kim loại có trong bộ chuyển đổi xúc tác
Platium và rhodium tham gia vào phản ứng khử bằng cách chuyển NO 2 và NO thành các đơn chất.
Platium và paladium tham gia phản ứng oxi hóa bằng cách chuyển carbon monoxide trong khí thải thành
carbon dioxide, ngoài ra còn hỗ trợ giảm thiểu hydrocarbon trong khí thải thông qua quá trình oxi hóa hoàn
toàn hydrocarbon.
Ước tính bộ chuyển đổi xúc tác giúp chuyển đổi khoảng 98% khói độc hại do động cơ ô tô tạo ra
thành khí ít độc hại hơn Tuy nhiên một thách thức đặt ra khi sử dụng là cần sử dụng xăng không chì trong
các bộ chuyển đổi bởi sự có mặt của chì sẽ vô hiệu hóa chất xúc tác platium.
Bên cạnh sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác, một số biện pháp khác giúp hạn chế ô nhiễm môi trường
hiện nay đó là: Sử dụng nhiên liệu cháy sạch, sử dụng nhiên liệu sinh học như xăng pha thêm ethanol (E5,
E10,...), biodiesel, sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi sang các loại
động cơ điện…..
Câu 10. Những nguy cơ tiềm ẩn của các chất độc hại phát ra từ ô tô không có bộ chuyển đổi xúc tác là gì?
Câu 11. Viết 3 phương trình hóa học xảy ra trong bộ chuyển đổi xúc tác.
Câu 12. Nhiên liệu dùng trong xe có sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác có yêu cầu gì? Vì sao?
Câu 13. Kể tên 03 giải pháp được sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường,
Câu 14. Xăng sinh học là gì?
Câu 15. Trong 1 lít xăng E10 có bao nhiêu ml ethanol?
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Khí thải động cơ có thể chứa khí nào gây ô nhiễm môi trường?
A. CO2. B. CO2, NOx, SO2. C. O3. D. CO2, N2.
Câu 2. Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta sẽ
A. phun nước vào ngọn lửa.
B. dùng chăn khô trùm lên ngọn lửa.
C. phủ cát lên ngọn lửa hoặc dùng chăn cotton ướt trùm lên ngọn lửa .
D. phun CO2 vào ngọn lửa.
Câu 3. Trong bình gas đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày thường chứa các alkane
A. C3 - C4. B. C6 - C10. C. C10 - C16. D. C18 - C20.
Câu 4. [SBT-KNTT] Phát biểu nào sau đây về ứng dụng của alkane không đúng?
A. Propane C3H8 và butane C4H10 được sử dụng làm khí đốt.
B. Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất một số hydrocarbon thơm
C. Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu như xăng hay dầu diesel.
D. Các alkane từ C11 đến C20 được dùng làm nến và sáp,
Câu 5. Trong quá trình sản xuất bình khí gas để đun nấu, người ta phải pha thêm một lượng mercaptan
RSH có mùi hôi thối rất đặc trưng và nhạy với mũi người. Mục đích của việc làm này là
A. giúp giảm bớt khả năng cháy nổ.
B. giúp dễ dàng phát hiện khi khí gas bị rò rỉ ra ngoài.
C. giúp nâng cao nhiệt độ của ngọn lửa khi đun nấu để tiết kiệm khí gas.
D. giúp cho khí gas dễ bắt lửa hơn.
Câu 6. Biện pháp nào dưới đây không giúp giảm ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây
ra?
A. Sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu diesel.
B. Sử dụng các loại nhiên liệu sinh học như xăng E5.
C. Sử dụng các loại nhiên liệu cháy sạch.
D. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hóa các khí thải độc.
Câu 7. Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt vì
A. Xăng dầu nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước, làm tăng khả năng tiếp xúc với oxygen, làm đám cháy
loang rộng hơn.
B. Xăng dầu tác dụng với nước
C. Nước xúc tác cho phản ứng cháy của xăng dầu
D. Đám cháy cung cấp nhiệt làm H2O bị phân hủy giải phóng oxygen cung cấp thêm cho đám cháy to
hơn.

You might also like