You are on page 1of 4

BÀI 4

Câu 4.1: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia
di sản?
Thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số có gia đình riêng có nhu cầu về
đất ở, riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà H1 và bà H2 đang ở Bình Phước nên bốn người
này chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở. Ông T thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều
đồng ý và ông T xác định phần đất 110m2 do ông H3 quản lý là cụ V ứng ra phân chia toàn
bộ thửa đất thành bốn phần riêng biệt cho các con, không ai có ý kiến gì và đều thống nhất
thực hiện việc phân chia này, chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2.
Câu 4.2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản
đã được Tòa án chấp nhận?
- Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa
kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần
đất 110m2 trong ó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện
trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không
vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất
không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp
pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất
thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha
mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.
- Đơn khởi kiện ban đầu và các lời khai trước khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án vào
năm 2010, các nguyên đơn chỉ đòi lại 44,4m2 đất này. Nhưng sau khi thụ lý sơ thẩm lại vụ
án, các nguyên đơn lại thay đổi lời khai, yêu cầu chia di sản thừa kế phần 110m2 đất là tài
sản của cha, mẹ để lại đang do ông H3 quản lý, là không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp sơ
thẩm không làm rõ lời khai đương sự về việc thay đổi yêu cầu khởi kiện này, quyết định chấp
nhận yêu cầu chia thừa kế 110m2 đất; Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản
án sơ thẩm, đều không có cơ sở.
Câu 4.3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản
trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội
dung đối với thỏa thuận phân chia di sản.
Việc Tòa án chấp nhận việc phân chia di sản trên là chưa hợp lí vì theo quy định thì việc phân
chia di sản phải dựa trên di chúc (trường hợp người chết có để lại di chúc) hoặc chia theo
pháp luật (trường hợp người chết không để lại di chúc). Trong đó, di chúc phải được lập
thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng (Điều
627 BLDS 2015) và khoản 1 Điều 629 cũng quy định “trường hợp tính mạng một người bị
cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”; tuy
nhiên thỏa thuận phân chia di sản trên của bà V và các con được xem là di chúc miệng nhưng
lúc này bà V không bị cái chết đe dọa nên di chúc cần lập thành văn bản, vì vậy thỏa thuận
phân chia di sản trên là không đúng về mặt hình thức.
Thứ hai, việc bà V phân chia di sản như thế là vi phạm về mặt nội dung bởi lẽ di sản là tài sản
của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 612
BLDS 2015), nếu muốn chia phần đất trên thì phải dựa trên di chúc của ông H để lại, nhưng
ông H chết không để lại di chúc nên phải chia theo pháp luật, không thể gộp chung phần tài
sản của bà V và ông H lại để chia như vậy.
Câu 4.4: Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản.
+ Tranh chấp di sản: tranh chấp giữa những người thừa kế về việc chia, quản lí di sản của
người chết (di sản là tài sản của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung
với người khác).
+ Tranh chấp tài sản: tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức về tài sản.
Câu 4.5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận
trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
- Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh
chấp về tài sản.
Cụ V đã phân chia tài sản khi còn sống và Quyết định giám đốc thẩm số 27/2015/DSGĐT,
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã lập luận rằng“…nhà đất của cụ V, cụ H đã
được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và
đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2 . Việc phân
chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa
thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có
cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành
quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân”. Lập luận này trong quyết định giám đốc thẩm
đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn, phát triển thành Án lệ số
24/2018/AL.
Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Án lệ số 24/2018/AL
- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý vì năm 1991 khi phân chia tài sản
các bên đã thống nhất phân chia, việc phân chia cũng không vi phạm pháp luật, không xảy ra
tranh chấp.
- Nội dung Án lệ đã chỉ ra rằng“... bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2
đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của
cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa”
điều 220 BLDS 2015 sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Tài sản chung đã được chia.
2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
3. Tài sản chung không còn.
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Ngoài ra không có cơ sở để chia lại tài sản của cha mẹ.
BÀI 5
Câu 5.1: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa
kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của
cụ Hưng là thuyết phục. Vì căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27- 7-2006
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ
Hưng vẫn còn và sau khi ông Hưng chết không để lại di chúc nên phần di sản của cụ Hưng
được chia theo pháp luật là chính xác. Di sản của ông Hưng được xác định là ½ trong khối tài
sản chung của vợ chồng, và phần còn lại là của bà Ngự. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ
chồng được chia đôi, nhưng người chết sau còn được hưởng phần di sản của người chết
trước. Do đó, bà Ngự sẽ được hưởng ½ tài sản chung cộng với 1 kỷ phần thừa kế của cụ Trải.
Suy ra rằng phần di sản của cụ Hưng được chia làm 7 ký bao gồm vợ và 6 người con của ông
theo hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy việc cụ Trải được xác định hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của
cụ Hưng là hợp lý và thuyết phục.
Câu 5.2: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của
cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng
là tài sản chung của vợ, chồng ông Trải, bà Tư là thuyết phục. Vì ở vụ việc này, chúng ta áp
dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình năm1959 vì ông Trải, bà Tư kết hôn trước Luật kết
hôn năm 1986 và ông Trải hưởng di sản của cụ Hưng năm 1978. Do đó, phần của ông Trải
được nhận từ cụ Hưng là tài sản chung của ông Trải và bà Tư.
Câu 5.3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức
quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di
sản là thuyết phục. Từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sản được chia, di sản có thể bị biến
động và một trong những biến động trên có thể là do di sản được sửa chữa. Trong trường hợp
này “Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự,
nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhiều lần
như làm cửa nhôm, xây tường phần gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau
nhà.” Khó có thể tách rời phần sửa chữa ra khỏi di sản nên buộc phải coi đây là một bộ phận
của di sản. Về cơ sở pháp lý có thể căn cứ theo khoảng 1 Điều236 BLDS 2005 (Được giữ lại
trong BLDS 2015) “nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo
thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành. Chủ sở hữu tài sản
mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả
thuận khác.” Phần sửa chữa, phần gắn thêm vào di sản có thể coi là tài sản phụ so với di sản
nên sẽ theo di sản. Đúng yêu cầu cầu đương sự, cũng như có thể bảo vệ được quyền lợi
đương sự.

You might also like