You are on page 1of 2

ĐỀ LUYỆN TẬP 13.6.

2019
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ thế giới bằng những thiết bị. Bạn có
thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè từ máy tính
xách tay trong khi đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời, nhưng cùng với nó là
cái giá phải trả: rác điện tử.
Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Và nó cũng không phải là
loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa lithi. Và đến lượt kẽm, đồng, thuỷ ngân chảy
đầy trong bộ phận điện tử của các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ làm ô nhiễm bầu không
khí của chúng ta. Khi bị quẳng vào đống rác, các độc tố sẽ thấm vào đất làm nhiễm bẩn đất trồng
và nguồn nước ngầm.
Một vấn đề nghiêm trọng.
Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi mỗi năm. Những thứ bị vứt đi hằng năm sẽ
nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động trên hành
tinh, nhưng đó chỉ là phần nhỏ của bức tranh. Bây giờ, hãy cộng thêm 50 triệu màn hình máy tính,
chúng ta có một đống rác thải mà khi chồng cái nọ lên cái kia, sẽ vượt qua chiều dài từ trái đất đến
vệ tinh xa nhất.
(Trích Sách xanh – Elizabeth Rogers, Thomas M.Kostigen, NXB Thế giới, H„ 2010, tr. 68 – 69)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Từ đoạn văn bản trên, anh/ chị hãy nêu một định nghĩa về rác điện tử.
Câu 3: Vì sao rác điện tử không phải là loại rác “tốt”?
Câu 4: Anh/ Chị hãy nêu ít nhất 02 việc làm cụ thể có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của rác điện tử.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi
trường khỏi sự ô nhiễm của rác điện tử không?
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/ chị.
Câu 2 (5.0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Trong bài thơ Tây Tiến Quang Dũng nhiều lần nhắc đến nỗi nhớ:
Lần thứ nhất, nhà thơ viết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Lần thứ hai:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Lần thứ ba:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Hãy phân tích sắc thái riêng biệt của nỗi nhớ được thể hiện ở những câu thơ trên, từ đó nhận xét về
mạch trữ tình của bài thơ Tây Tiến.
Đề 2: Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu nhiều lần tái hiện đầy xúc động về hình ảnh con người trong
kháng chiến.
- Đó là hình ảnh đại diện cho người dân Việt Bắc:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy , bẻ từng bắp ngô
- Là hình ảnh đoàn quân ra trận chiến đấu và chiến tháng:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
- Là hình ảnh người cán bộ kháng chiến:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Hãy phân tích sắc thái riêng biệt của nỗi nhớ được thể hiện ở những câu thơ trên, từ đó nhận xét về
vẻ đẹp của con người thời kì kháng chiến chống Pháp.

You might also like