You are on page 1of 8

“Xe ta quý ta yêu

Ôi chiếc xe đồng chí


Cùng ta lăn sớm chiều
Cùng ta đi đánh Mĩ.”
(Bài ca lái xe đêm – Tố Hữu)
Trên con đường rừng Trường Sơn huyết mạch, những chiếc xe thuộc đơn vị vận tải vẫn
lao nhanh ra chiến trường tiếp viện. Những chiếc xe ấy cùng với các chàng trai thanh niên xung
phong dấn thân vào con đường Trường Sơn máu lửa, nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống,
nơi sự sống và cái chết trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Và cũng từ nguồn cảm hứng ấy,
Phạm Tiến Duật đã kết tinh cảm xúc tại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đặc biệt, .....
Trước hết, bài thơ ra đời vào năm 1969, là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ xảy ra
vô cùng ác liệt, đặc biệt ở tuyến lửa Trường Sơn và nhà thơ trực tiếp chiến đấu trên tuyến lửa
ấy. Thi phẩm nằm trong chùm thơ đạt giải nhất trên báo Văn nghệ, Với ngôn ngữ giản dị mộc
mạc, giọng điệu ngang tàn pha chút hóm hỉnh, tinh nghịch đã thể hiện thành công vẻ đẹp của
người lính lái xe Trường Sơn-hình ảnh biểu tượng cho cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ
cứu nước. Đoạn trích nằm ở ...., là ....
Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp
dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào
thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến
trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.”
Ta thường bắt gặp hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp méo, không kính không
đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến, chở quân, chở súng đạn, chở lương thực hướng
về miền Nam. Như lẽ thường, để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người, nhất là trong địa
hình hiểm trở cuả Trường Sơn thì chiếc xe phải vẹn nguyên, thậm chí là khang trang và đầy đủ
tiện nghi. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là một thực tế. Và để giải thích cho vấn đề ấy,
tác giả đã nêu nguyên do qua hình ảnh “bom giật bom rung”. Điệp từ “bom” kết hợp 2 động
từ mạnh “giật-rung” đã giúp ta hình dung một vùng đất được mệnh danh là “túi bom”, vừa
giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Quae thật, cái tàn khốc ác liệt của chiến tranh,
đạn bom như phong ba bão táp dội thẳng xuống Trường Sơn đã tàn phá, hủy hoại, bào mòn đi
chiếc xe ấy. Và đó cũng chính là điều mà người lính phải đối diện, sự sống và cái chết như chỉ
cách nhau một gang tấc. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thưc, nhưng chính điều đó làm
ta hình dung về mức độ nguy hiểm của chiến tranh. Mục đích miêu tả những chiếc xe ấy chính
là ngợi ca người lính lái xe- chủ nhân của những “chiếc xe không kính”. Những câu thơ dài,
người lính lái xe điều khiến trong tư thế điềm nhiên một cách lạ kì, Họ có một cảm hiacs thật
mạnh mẽ mà đã được nhà thơ tinh tế ghi lại:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” lên đầu câu gợi lên sự
bình thản, điểm nhiên đến kì lạ của người lính. Đó chính là thái độ tự tin, bình tĩnh, không một
chút nao núng, run sợ của anh bộ đội cụ Hồ. Bất chấp mọi trở ngại, gian khổ, mặc kệ những
hiểm nguy, người lính vẫn vững vàng ngồi vào buồng lái để làm nhiệm vụ. Thái độ ấy xuất phát
từ phẩm chất gan dạ, anh hùng và từ chiếc xe không kính, người chiến sĩ đã quan sát cảnh vật
bên ngoài ”Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Câu thơ viết theo nhịp 2/2/2 thật cân đối. Nó thể
hiện sự nhịp nhàng, thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh và nhất là thái độ tự tin, bình tĩnh
của người cầm lái. Điệp ngữ “nhìn” đã nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp từ cách quan sát của người
chiến sĩ. Một vẻ đẹp xuất phát từ tâm hồn, tấm lòng của anh. Cách nhìn chăm chú đó biểu lộ
niềm yêu thương của anh với thiên nhiên và cuộc sống, sự quyết tâm vững vàng trong nhiệm
vụ. Anh “nhìn đất ”để thêm gắn bó, yêu thương con đường Trường Sơn hào hùng, thân thuộc;
cầu mong rằng con đường ấy sẽ thẳng tăm tắp, không gập ghềnh hay lồi lõm để dẫn đưa chiếc
xe đến chỗ, nơi an toàn, mau mau đến đích. Anh ”nhìn trời” là nhìn vào thiên nhiên Trường
Sơn, là mong ước cho thiên nhiên sẽ làm bạn với người lính xuyên suốt chặng đường, mong
cho mưa thuận gió hòa để ít gặp trở ngại khó khăn hết mức có thể. Anh ”nhìn thẳng” là nhìn về
phía trước, là cái nhìn trực diện, nhìn vào con đường trước mặt cần vượt qua, nhìn vào nhiệm
vụ đầy gian khổ, khó khăn thử thách của mình để thêm cương quyết, tích cực mà sẵn sàng đối
phó, đương đầu với bao hiểm nguy, gian khổ, khó khăn. Bởi thế, mặc cho bom đạn gào thét,
anh vẫn cứ tiến lên. Anh chiến sĩ lái xe thật dũng cảm, hào hùng biết bao. Đại từ “ta” vang lên
với tâm thế tự tin, ngạo nghễ, hiên ngang và cũng là tiếng nói đại diện cho cả thế hệ xẻ dọc
Trường Sơn cứu nước, quả như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết trong bài thơ “Theo chân Bác”:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
Đến đoạn thơ thứ hai, nhà thơ tập trung làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cách chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại
chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt
đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim”,... Dường như
chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái với những chiếc xe không kính nên
từng câu thơ vần chứ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế.
Có lẽ khi không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, hòa nhập
hơn, do vậy mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Những câu thơ nhịp điệu nhanh vẫn
nhịp nhàng đều đặn khiến cho người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận, xe lao
vun vút đến phía trước. Tất cả thiên nhiên, vũ trụ “như sa, như ùa vào buồng lái” của người
lính. Và với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xoa mắt đắng”, tác giảd đã thể hiện rõ tinh
thần dũng cảm, bất khuất trước mọi khó khăn gian khổ. Các anh đã vượt qua tất cả mọi khó
khăn để hoàn thành nghiệm vụ, thậm chí là biến những khó khăn khốc liệt trở thành những
người bạn gần gũi thân thiết và xem đó là cơ hội để hòa mình, chiêm ngưỡng thiên nhiên, Hình
ảnh “con đường chạy thẳng vào tim”gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến
đấu, con đường cách mạng, Đồng thời, ta cũng cảm nhận được tốc độ băng băng, nhanh vút của
chiếc xe qua hình ảnh “như sa, như ùa”. Như vậy, khổ thơ đã thành công xây dựng hình ảnh
người lính với tư thế ung dung, tràn đầy bản lĩnh trước gian khổ, khó khăn, hiểm nguy của cuộc
chiến trên cái nền khung cảnh ác liệt. Đó cũng chính là hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng
quân thời chống Mỹ như Bùi Minh Quốc từng viết:
“Cuộc đời vẫn đẹp sao
Tình yêu vẫn đẹp sao
Dù đạn bom man rợ thét gào
Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích.”
Đối với người chiến sĩ lái xe, chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác khi lao đi
trên đời vắng, Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già.”
Khổ thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh phác họa vẻ lạ
lunhg, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”. Mất đi bộ phận chắn che, người lái và
chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp từ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê
gớm đến đáng sợ của bụi: bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, cả đất trời trong mỗi lần xe
chạy và kéo dài suốt cả chặng đường dài. Trong bài thơ Lá Đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng
đ cảm nhận về cơn bụi nơi đây, nó vội vã như người lính, người chiến binh hào hùng:
“Đội quân vẫn đi vội
Bụi Trường Sơn như trong trời lửa.”
Những cơn bụi đó qua khung kính vỡ đ a vo buồng li, phủ đầy tóc tai, đầy khuôn người lính
biến thành hình tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu qua cách so sánh của nhà thơ “tóc trắng như
người già”. Phải chăng đây chính là “những con quỷ mắt đen” như Lê Minh Khuê diễn tả về
cô thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn? Anh chiến sĩ đôi mươi kia, trẻ trung, sôi
động giờ đây đã được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày
bám lên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả lại sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ
không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính gian khổ của mình để tự động viên mình bằng cách
khôi hài nữa ấy chứ.
“Chưa cần rửa phì phò châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
Nếu từ ngữ “ừ thì” thể hiện sự chấp nhận, chịu đựng những cơn “mưa bụi nhiệm màu” thì thi
độ “chưa cần rửa” lại là sự thách thức, bất chấp, xem thường mọi gian khổ. Gian khổ này
dường như không tác động đến ý chí, quyết tm của anh. Người chiến sĩ xem đó là dịp để rèn
luyện ý chí, sức mạnh của mình. Và thêm một chặng đường là thêm hàng triệu khó khăn chồng
chất. Chiếc xe phải gặp những trận mưa rừng, gặp gió bụi Trường Sơn. Quả như nhà thơ Tố
Hữu đã nói về sự khủng khiếp ấy:
“Trường Sơn đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình.”
Thật là ngạo nghễ biết bao! Khó khăn như vậy mà các anh người lính lái xe vẫn “phì phèo
châm điếu thuốc”, xem cái khó khăn là trò cười để tạo niềm vui cho cuộc đời.
Và rồi, không chỉ là bụi mà khi thiếu đi kính chắn thì những hạt mưa rừng như những
nhát chổi quất vào mặt người línhThế là người lính nếm đủ mùi gian khổ mà thái độ thì vẫn
phơi phới, lạc quan:
“Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
Với cấu trúc được lặp lại “không có kính” ,”ừ thì” với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu ngang tàng
lại một lần nữa thể hiện thái độ bất chấp của người lính. Chiếc xe không kính ấy đi vào mùa
nào, thời tiết nào cũng đều gian khổ bốn bề. Điệp ngữ “mưa” kết hợp với những hai động từ
“tuôn”, “xối” gợi lên những cơn mưa thật dữ dội, kinh hoàng. Như Nguyễn Hữu Quý đã có đôi
ba dòng thơ về cơn mưa Trường Sơn:
“Tây Trường Sơn chiều nay mưa tầm tã
Thác trời tuôn, nghiêng ngả gió bốn bề.”
Vậy nhưng, thái độ của người lính của người lính được thể hiện dứt khoát “chưa cần thay”. Họ
mặc kệ cái ướt át, lạnh giá để tiếp tục nhiệm vụ “lái trăm cây số nữa” .Lời nói thật giản dị, đơn
sơ nhưng thể hiện quyết tâm lớn của người chiến sĩ: xe phải đến tới đích, ý thức trách nhiệm,
đóng góp cho cuộc chiến của họ thật đẹp, thật đáng quý biết bao! Dẫu cho đường Trường Sơn
gồ ghề, khúc khuỷu, bập bễnh, khoảng cách xa vời vợi thì đối với người lính thật đơn giản nhẹ
nhàng. Và rõ ràng, họ lái xe cho đến khi “mưa ngừng” thể hiện sự xả thân, quên mình vì nhiệm
vụ, Đoạn thơ kết thúc bằng ba thanh bằng “mau khô thôi” thật êm đềm, bằng phẳng và nhẹ
nhàng. Trên tuyến lửa Trường Sơn năm ấy, những câu thơ của Phạm Tiến Duật như tiếp thêm
sức mạnh cho người lính, như lời nói của Lê Khánh Mai: “Những người lính tựa vào câu thơ
của Phạm Tiến Duật để đi vào Trường Sơn.” . Nhà thơ đã cho thấy tầm vóc của dân tộc
mình,cũng cho ta thêm hào hùng, trân trọng những quá khứ vàng son của cha anh một thuở.
Trong gian lao, thử thách, tình đồng đội, đồng chí càng trở nên thiêng liêng hơn, máu thịt
hơn. Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình yêu thương đồng đội thắm thiết:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”
Nhịp thơ ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình.
“Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Từ nơi cảm tử, họ tìm
về nhau. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi,
thú vị: tiểu đội những chiếc xe không kính. Chữ “họp” gợi sự đoàn tụ, sự bảo toàn. Thì ra vì
không thể thiếu nhau, những người đồng đội ấy đã băng qua mưa bom bão đạn để “về” trong
vòng tay nhau, vòng tay của sự sống và chiến thắng. Ta thấy ở họ sáng ngời lên một tình cảm
đẹp-tình đồng đội.. Tình cảm ấy tạo nên sức mạnh để chiến thắng một đế chế, cường quốc hùng
mạnh như Mỹ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đã phát hiện sức mạnh
của tình cảm đó trong bài thơ “Đồng chí” qua hình ảnh thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay”. Còn Phạm Tiến Duật với hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” có gì đó mới hơn,
trẻ hơn. Vẫn là cái bắt tay thân thiện, giản dị, mộc mạc mà gần gũi qua ô cửa kính đã vỡ. Cái
“bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy
khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm
thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của người lính
Trường Sơn. Tiếp theo, cái bắt tay như là là sự mừng vui hoan hỉ , là sự chúc mừng nhau hoàn
thành nhiệm vụ. Và cuối cùng, với tuổi trẻ ngang tàn nổi sôi, đầy nhiệt huyết mà không kém
phần kiêu hùng, họ đã trao nhau niềm tin: tin rằng ngày mai mặt trời sẽ ló rạng ở miền Nam,
rằng một ngày mai Bắc Nam sum họp, thống nhất. Họ sẵn sàng làm tròn công việc của mình,
tất cả vì miền Nam ruột thịt. Quả như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Mưa bom bão đạn, lòng thanh thản
Nhạt muối với cơm, miệng vẫn cười.”
Thơ Phạm Tiến Duật không chỉ phát hiện tình đồng đội ở những vẻ đẹp hào hùng, mà
còn nhìn nhận dưới góc độ những tình cảm thân thương, đầm ấm. Họ-những con người từ nhiều
phương trời, nhiều miền quê nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột thịt:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” là chiếc bếp dựng tạm giữa núi rừng Trường Sơn, có thể tránh
nhen ra khói lửa gây ra sự chú ý của địch. Và cũng từ đó, những vữa ăn vội vã đơn sơ, nhưng
căn bếp dựng vội, chỉ thế thôi nhưng người lính cũng cảm nhận được hơi ấm quý giá, là khoảnh
khắc họ cảm nhận được hơi ấm gia đình. Quả như nhà thơ Tố Hữu đã viết về các bữa ăn đơn sơ
ấy, thế mới hiểu nó ý nghĩa như thế nào:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm xẻ nửa, chăn xui đắp cùng”
Một gia đình vui tươi, trẻ trung, nhộn nhịp gồm các người lính trẻ “chung bát đũa”. Bằng cách
nói giản dị ấy, PTD đã phát hiện ra độ sâu sắc của tình đồng chí được ví như tình cảm gia đình.
Ta nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội
mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba cô thanh niên xung phong và những cảm xúc rất riêng
của họ.Ta lại nhớ đến các cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Họ như thể chị em sinh ra từ một người
mẹ. Sống cùng và chết cũng không lìa xa. Bài thơ vẫn tiếp tục tô đậm vẻ đẹp của tâm hồn của
họ qua những thử thách:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Từ láy “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững vàng, gợi
sự nguy hiểm trên con đường mà người lính lái ra tiền tuyến. Song, từ “chông chênh”: còn gợi
tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn kẻ thù tưởng chừng có thể hủy diệt sự sống
con người, nhưng không! Hình ảnh “võng mắc chông chênh” trên tuyến lửa Trường Sơn ấy đã
chứng minh điều ngược lại: sự sống không những tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu
hãnh, ngang tàn, phong thái của người chiến thắng. Điệp ngữ “lại đi” tựa như nhụp bước hành
quân của người chiến sĩ, khó khăn không nản, hi sinh không sờn, biểu hiện đoàn xe không
ngừng tiến tới, không một sức mạnh nào của bọn Mỹ có thể ngăn cản. Hình ảnh “trời xanh”
mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Nó không chỉ là biểu tượng cho sự sống mà còn biểu tượng
cho tự do, hòa bình, chứa chan hi vọng giành được những chiến công hiển hách. Họ chiến đấu
cũng để bảo vệ “trời xanh”. Và cũng chính vì vậy mà khó khăn, hiểm nguy đến đâu, các anh
vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng.
Khổ cuối dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi bật sự
khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm
sâu đậm với miền Nam ruột thịt:
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên để tổng kết cái khó khăn, khốc liệt của chiến
tranh, khó khăn nối tiếp khó khăn, càng đi vào sâu tới những chiến trường nguy hiểm hơn. Ban
đầu mới là không có kính, nhưng dần dần, chiếc xe ấy bị hủy hoại dần, hỏng hóc dần, mang
trên mình đầy thương tích, những thức cần thì không có, còn không cần thì lại có. Trận đánh
gần đến ngày toàn thắng thì thử thách của người lính lại càng lớn, hi sinh mất mát càng nhiều.
Nhưng đối lập với sự mất mát ấy lại là ý chí sắt thép của người lính lái xe. Họ vẫn quyết tâm lái
dù xe bị hư hại nghiêm trọng, và có lẽ thể xác bi tàn phá thì “linh hồn” chiếc xe, “trái tim” của
người lính vẫn vẹn nguyên. Những người lính lái xa vẫn vững chắc tay lái, đối diện với con
đường phía trước thật vững vàng. Vậy, động lực đâu, lí do nào mà thúc đẩy người lính ngoan
cường đến vậy? Đó chính là sự nghiệp giải phóng đất nước, vì miền Nam ruột thịt, giúp đất
nước sớm ngày hội tụ, Nam Bắc hợp thành một. Và đó cũng chính là mục đích, lý tưởng sống
cao đẹp của những chiến sĩ lái xe và cũng là lý tưởng của tầng tầng lớp lớp thanh niên thời
điểm bấy giờ. Và cuối cùng, nhà thơ hạ bút với câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
“Trái tim” vừa là hình ảnh hoán dụ cho người lính lái xe Trường Sơn, vừa là hình ảnh ẩn dụ
cho tình yêu người lính mang theo vào chiến trường, như một hành trang vững chắc để thêm
phần tự tin, sẵn sàng chiến đấu. “Trái tim” của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống
trong cảnh khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt. “Trái tim” ấy dạt dào tình yêu Tổ Quốc
như tình yêu người thân, gia đình, máu mủ ruột thịt. “Trái tim” ấy cũng thôi thúc người lính lăn
xả, hy sinh để bảo vệ trọn vẹn từng gang tấc của lãnh thổ, đánh đuổi quân thù. “Trái tim” như
ngọn đèn, như mặt trời làm ấm lên, làm sáng rực chiến trường gian khổ. Có thể nói, cả bài thơ
hay nhất, kết tinh chủ đề ở câu thơ. Đó là điểm sáng, là nét chấm phá, là nhãn tự bật sáng chủ
đề, tỏa sáng vẻ đẹp người lính thời chống Mỹ cứu nước. Thiếu phương tiện vật chất nhưng
người chiến sĩ Đoàn 599 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt
Nam anh hùng như Tố Hữu đã ngợi ca:
“Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đấu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
Sức nhân nghĩa mạng hơn cường bạo.”
Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc đáo,
nhịp thơ tự do, phóng khoáng…, Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ thành công hình ảnh những chiếc
xe không kính qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và
mến thương sâu sắc. Từ hình ảnh người lính trong bài thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh
người lính trong bài thơ “Đồng chí”của Chính Hữu. Họ là những con người nghe tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc mà sẵn sàng từ giã quê hương bước vào chiến trận, đối mặt với mưa
bom bão đạn- nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tất. Họ là biểu tượng đẹp của dân tộc,
là những người con anh hùng của Tổ Quốc, là “Thạch Sanh của thế kỉ XX”.
Tóm lại, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về
hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Chiến tranh đã
lùi xa hơn 40 năm, con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, và dân tộc cũng đã bước sang
trang mới nhưng mỗi khi đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết bao các
chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước bởi họ đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân
tộc. Chính vì vậy, trải qua biết bao sự biến thiên và khắc nghiệt của thời gian, “BTVTDXKK”
của PTD mãi là dấu ấn khắc sâu trong lòng bao độc giả, là ngọn đuốc sáng truyền lửa cho hàng
triệu con dân Việt Nam.

You might also like