You are on page 1of 22

Câu 1: Đóng góp và hạn chế của chủ nghĩa tư bản ?

- Đóng góp
+Chủ nghĩa TB xuất hiện xoá bỏ xã hội phong kiến, xh
phong kiến có phương thức sx nhỏ lẻ, nghèo nàn, loại bỏ nền
kinh tế tự nhiên (Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế tự cung tự cấp,
quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên)->
CNTB chuyển thành nền công nghiệp hiện đại dây chuyền,
CNTB tạo ra động cơ hơi nước, thay đổi phương thức sx.
+ Dưới tác động của quy luật gtri thặng dư và các quy luật
của nền kttt,CNTB đã kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất
lao động tạo ra 1 khối lượng hàng hoá khổng lồ bằng tất cả xã
hội trước cộng lại.
+ CNTB xoá bỏ được đêm trường trung cổ
+ CNTB ra đời làm thay đổi tác phong lao động của con
người và xdựng 1 tiêu chuẩn mới cho người lđộng mà tiêu
chuẩn mới đó là tác phong lao động công nghiệp ( phong cách,
lối làm việc và sinh hoạt phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước).
+ CNTB đã giúp cho xã hội ngày càng phát triển bằng cách
tiến hành xã hội hoá sx. Sx phát triển mạnh về cả mặt chiều
rộng và chiều sâu làm cho quá trình sản xuất được liên kết với
nhau phụ thuộc với nhau 1 cách chặt chẽ thành 1 hệ thống sx
xã hội thống nhất. Quá trình liên kết này k chỉ diễn ra trong 1
qgia, mà diễn ra trong khu vực và hiện nay đang diễn ra mạnh
mẽ trên toàn thế giới.
+CNTB nâng cao được đời sống vật chất tinh thần của
người dân lên, đã có sự thay đổi trong phân công lao động tạo
nên sự chuyên môn hoá tập trung sx phù hợp, VD: (trong một
công ty sẽ có các phòng, nhóm làm những công việc chuyên
môn như: phòng thiết kế, sản xuất, marketing,…), CNTB còn
thiết lập nên nền dân chủ tư sản và thừa nhận quyền tự do của
cá nhân
+ Thúc đẩy lực lượng sx ptr nhanh chóng làm cho lực lượng
sx ptr mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng
cao chuyển đổi từ kỹ thuật ldong thủ công cơ khí sang tự động
hoá, tin học hoá. VD: việc chuyển đổi từ dệt thủ công( sản
lượng tạo ra ít, cần nhiều sức ldong) qua dệt sử dụng công nghệ
cao (sản lượng tạo ra nhìu, k cần nhìu sức ldong). Cùng đó là
giải phóng sức lao động nâng cao hiệu quả khám phá và chinh
phục tự nhiên của con người. (VD: con người bt sdung sức gió,
nước, mặt trời để tạo ra năng lượng điện phục vụ sx và sinh
hoạt).
- Hạn chế:

+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với


mục đích là giá trị thặng dư cho
nên nó luôn luôn tìm mọi biện
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với

mục đích là giá trị thặng dư cho


nên nó luôn luôn tìm mọi biện
+ CNTB với mục đích là giá trị thặng dư nên nó luôn tìm mọi
cách để chiếm thị trường (đầu vào, ra)
+ CNTB là người trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh vô nghĩa
trên tgioi dẫn đến nghèo đói bệnh tật chết chóc, sức sản xuất
của xã hội bị phá huỷ, tốc độ ptr kte của tgioi bị kéo lùi, CNTB
phát động cuộc chạy đua vũ trang làm tgioi bất ổn, làm 1 số
nước nghèo lại càng nghèo hơn, giàu lại càng giàu hơn.
+ CNTB tập trung cho quá trình sx tuy nhiên k qtam đến vấn
đề mtruong gây ảnh hưởng đến mtruong 1 cách sâu sắc
+ CNTB là nguyên nhân gây ra khoảng cách giàu nghèo
ngày càng cách biệt. Trên tgioi sự phân hoá giàu nghèo giữa các
qgia ngày càng cao, đó là sự phân cực giữa các nước phương
Đông và phương Tây, các nước phương Nam và phương Bắc.
+ CNTB làm phai mờ gtri văn hoá các nước bằng cách xâm
lăng tuyên truyền những văn hoá ngoại lai làm ảnh hưởng đến
một số nước

Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích vai trò của c/m công nghiệp
- Khái niệm CMCN:
+ Là những bước ptr nhảy vọt về chất về trình độ của tư
liệu ldong trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và
công nghệ trong quá trình ptr của nhân loại kéo theo sự thay
đổi căn bản về phân công ldong xã hội cũng như tạo bước ptr
năng suất ldong cao hơn hẳn nhờ áp dụng 1 cach phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào sx.
- Khái quát về các cuộc cm trong lịch sử:
+ CMCN lần thứ nhất cơ khí hoá với máy chạy bằng thuỷ
lực và hơi nước. Cuộc cách mạng này đã châm ngòi cho sự bùng
nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng, đã thay thế hệ thống kỹ
thuật cũ có tính truyền thống bằng một hệ thống kỹ thuật mới.
Nó khiến cho lực lượng sx ptr mạnh mẽ
+ CMCN lần thứ 2 động cơ điện và dây chuyền lắp ráp sx
hàng loạt. Tạo nên một tiền đề cơ sở vững chắc cho tgioi ptr
nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa
+ CMCN lần thứ 3 kỷ nguyên máy tính và tự động hoá,
sdung điện tử và cntt để tự động hoá sx, cuộc cm này tạo đk
tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội cho
phép giảm thiểu chi phsi sdung các phương tiện sx để tạo ra 1
khối lượng hàng hoá tiêu dùng
+ CMCN lần thứ 4 các hệ thông liên kết thế giới thực và ảo
( cm công nghiệp 4.0). Xuất hiện các công nghệ có tính đột phát
như về vật lý công nghệ in 3D, trí tuệ nhân tạo,…
- Vai trò:
+ Một là thúc đẩy lực lượng sản xuất ptr
~ Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho
lao động chân tay cho đến sự ra đời của máy tính điện tử,
chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, tài sản cố định
thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất
được đẩy nhanh. ( VD: Trước đây trong nông nghiệp khi sx chủ
yếu dựa vào lao động thủ công con trâu đi trc cái cày đi sau,
nhưng khi cnmc xảy ra nông nghiệp máy móc đc đưa vào sx
như máy gặt lúa, máy cày,…)
~ CMCN có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực,
nó vừa đặt ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày
càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện để phát triển nguồn
nhân lực
~ Ptr đối tượng ldong, CMCN đã đưa sx của con người vượt
quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ
thuộc của sx vào các nguồn năng lượng truyền thống. Các yếu
tố đầu ra của sx sẽ thay đổi căn bản. Những đột phá của cm 4.0
sẽ làm mất đi những lợi thế sx
~ Tạo đk cho các nước ptr ứng dụng cn vào sx và đời sống.
Đồng thời tạo cơ hội cho các nước đang và kém ptr tiếp cận
thành tựu mới của khcn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá để bứt phá rút ngắn khoảng cách về trình độ ptr với các nc
đi trước. ( VD: Ở VN phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đòi
hỏi nhìu ldong, làm vc trong thời tiết nắng nóng,… Nhưng cmcn
vc phun thuốc trở nên tự động bởi các ứng dụng mà rôbot nông
nghiệp mang lại).
~ Làm xuất hiện những ngành kte mới thông qua mở rộng
ứng dụng thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, sinh
học,… Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kte, hình thành cơ cấu kte
mới theo hướng hiện đại, hội nhập qte và hiệu quả cao. (VD:
Ngành kte chia sẻ: grap, be, homestay,…; logistic, )
~ Thuận lợi cho người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận
nhiều sp và dvụ mới có chất lượng cao với chi phí thấp. ( VD:
Trước đây muốn chuyển tiền thì chúng ta phải ra ngân hàng,
còn bây giờ muốn chuyển tiền chúng ta chủ cần thao tác ứng
dụng trên đt).
+ Hai là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sx
~ Thực hiện đa hình thức sở hữu ( Vd: trước đây sở hữu là
sở hữu hữu hình như sở hữu nhà đất bây giờ cm công nghiệp
có thêm sở hữu vô hình như sở hữu thương hiệu,…)
~ Thay đổi chế độ phân phối, cmcn nhất là cn 4.0 đã thúc
đẩy nâng cao năng suất ldong, làm giảm chi phí sx, nâng cao thu
nhập và cải thiện đs người dân. Phân phối và tiêu dùng trở nên
dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên nó lại tác động tiêu cực đến
việc làm thu nhập nạn thất nghiệp và phân hoá thu nhập gây
gắt hơn
~ Tạo đk tiếp thu trao đổi kinh nghiệm công nghệ với nhau.
Qua đó các nc lạc hậu rút ra nững bài học kinh nghiệm của các
nc đi trước đế hạn chế thật bại trong quá trình ptr. CMCN tạo
đk cho các nc mở rộng qhe đối ngoại từng bước tham gia vào
chuỗi gtri toàn cầu, tạo khả năng biến đổi hệ thống sản xuất ptr
mô hình kte mới
~ Thúc đẩy qtrinh hội nhập quốc tế và trao đổi thành tựu
khoa học công nghệ giữa các nước. CMCN làm cho lĩnh vực tổ
chức, qli kdoanh cũng có sự thay đổi lớn, việc quản lí trở nên dễ
dàng thông qua các ứng dụng công nghệ như internet, trí tuệ
nhân tạo, mô phỏng,…
+ Ba là thúc đẩy đổi mới phương thức quản lý, quản trị.
~ Việc qtri và điều hành của nhà nước phải dc thực hiện
thông qua hạ tầng số và internet. Các cơ quan có thẩm quyền
có thể dựa trên hạ tầng công nghệ số để tối ưu hoá hệ thống
giám sát điều hành xã hội theo mô hình chính phủ điện tử,… vì
vậy nhà nc phải cải tổ theo hướng minh bạch hiệu quả
~ Vai trò của doanh nghiệp. Thay đổi cmcn làm doanh nghiệp
thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị cung ứng hàng dịch vụ theo
cách mới. Trên cơ sở đó xdung định hướng chiến lược nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả sx.
->Việc ptr cntt cũng đặt ra vấn đề an ninh mạng về bảo mật
thông tin dữ liệu đối với chính phủ, doanh nghiệp và người dân
Câu 3: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ptrinh ptr
của Việt Nam?
- Tính tích cực
+ Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn
đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và
những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người
tiêu dùng. Cụ thể là:
~ Tạo đk mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học cn, vốn,
chuyển dịch cơ cấu kte trong nước (VD: Vinpearl trực quảng bá
sp du lịch và ptr kdoanh tại nước ngoài để đa dạng thị trường
du khách và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu tới qte)
+ Tạo diều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi
thế kinh tế của nước ta trong phân công lao dộng quốc tế, phục
vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả
cao.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của
nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, nâng
cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại tiếp thu
công nghệ mới. (
+ Tạo đk thúc đẩy hội nhập các lĩnh vực văn hoá, chính trị,
củng cố an ninh quốc phòng duy trì hoà bình ổn định ở khu vực
và qte để tập trung cho ptr kte xã hội
- VD: Trong công nghệ năm 2002, Bộ KH&CN tổ chức thực
hiện hơn 200 dự án hợp tác quốc tế với sự tham gia của 20
bộ ngành địa phương, triển khai gần 80 dự án hợp tác
nghiên cứu với các đối tác nc ngoài ( CN lai tạo giống gia
cần (Hungari),…) xoá bỏ các tư tưởng trọng nam khinh nữ,
dùng khoa học khám chữa bệnh thay vì thầy mo,…
- Tính tiêu cực
+Hội nhập kinh tế quốc tế
làm gia tăng sự cạnh tranh
gay gắt khiến
+ Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh
nghiệp, ngành kte nc ta gặp khó khăn trong ptr, thậm chí phá
sản gây nhìu hậu quả bất lợi về kte xã hội.( VD: tập đoàn của
Thái Lan đã mở trung tâm mua sắm Robinson mua lại 49% cổ
phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim).
+ Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế qgia vào thị trường
bên ngoài, khiến kte chính trị dễ bị tổn thương trước những
biến động khôn lường về kinh tế chính trị và thị trường quốc tế.
+ Trong quá trình đó, các nc đang ptr như nc ta phải đối mặt
với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kte tự nhiên bất lợi, do thiên
hướng tập trung vào các ngành sdung nhìu tài nguyên, sức
ldong nhưng có giá trị thặng dư .
+ Làm tăng nguy cơ bản sắc dtoc và văn hoá truyền thống
Việt nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hoá nc ngoài.
( VD: những em bé người Cơ Tu bố mẹ yêu thích phim Hàn đã
đặt cho những cái tên Song Hwan, Song Wan,…hay giới trẻ bây
giờ khi nói chuyện thì nữa việt nữa anh).
+ Nguy cơ khủng bổ quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc
gia, dịch bênh, nhập cư bất hợp pháp,…
- Những phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc
tế của Việt Nam
+ Nhận thức về thời cơ và thách thức của hội nhập qte
Vd: Chính sách ngoại giao của VN là chủ động tích cực hội nhập
quốc tế đã đạt được nhiều thành công. VN đã trở thành 1 bộ
phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
gần 480 tỷ$ và gấp 2 lần GDP.
+ Xdung chiến lược và lộ trình hội nhập kte qte phù hợp
+ Tham gia, thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam
trong các liên kết kte qte và khu vực
Vd: VD: Việt Nam đã thực hiện các cam kết mở cừa thị trường hàng
hoá, dịch vụ; cam kết với tổ chức phi chính phủ về bảo vệ mt,..
+ Hoàn thiện thể chế kte và luật pháp
+ Nâng cao năng lực canh tranh qte của nền kte
Câu 4: Tính tất yếu khách quan trong việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ( tại sao phải xdung kte thị
trường) ?
- Kinh tế thị trường là nền kte mọi hoạt động mua bán trao
đổi dựa trên thị trường và cơ chế thị trường. Có sự quản lý
điều tiết của nhà nước phục vụ cho nhu cầu đông đảo của
người dân
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với tính quy
luật phát triểm khách quan
+ Kte thị trường là giai đoạn phát triển cao của kte hàng
hoá, ( VD: Cũng giống như sâu kén ptr tới một thời điểm sẽ lột
xác thành bướm ngoài việc sẽ lột xác. Nhìn lại lịch sử VN ta đã
vốn hình thành nền kte hàng hoá từ lâu cuối thời PK rồi sang
thời Pháp thuộc và kháng chiến chống Mỹ. Do vậy chúng ta có
nền tàng kte hàng hoá). Ở Việt Nam những điều kiện cho sự
hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi mà
còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát
triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị
trường.Như vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của

thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.


+ Hướng đến một xh dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng,dân chủ, văn minh
+ Nền kte thị trường của cntb vẫn còn hạn chế, tất yếu tiến
đến 1 nền kte thị trường tiến bộ hơn
- Tính ưu việt của nền kte thị trường
+ Phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được
so với các mô hình kinh tế phi thị trường. ( VD: sinh viên đi học
xa có nhu cầu thuê nhà trọ, theo quy luật cung cầu sẽ thúc đẩy
việc hình thành những người sỡ hữu đất xd nhà trọ cho sinh
viên thuê mà k cần nhà nước ra chính sách kêu gọi). Là động
lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả
cao.Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn
phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật –
công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
và hạ giá thành sản phẩm ( VD: ở VN ngành công nghiệp nhẹ,
sx thực phẩm, may mặc giày da phân bổ lại nguồn nhân lực cn
nhẹ sdung ít vốn thu hồi vốn nhanh, ít gây ô nhiễm môi trường,
còn cn nặng như luyện kim vốn nhiều thu hồi vốn lâu lại còn gây
ô nhiễm môi trường)
+ Thúc đẩy lực lượng sx ptr
+ Năng động, sáng tạo, kích thích KH-CN ptr ( VD: đơn cử
như việc sản xuất đt tác động của cơ chế thị trường, các nhà sx
đt phải luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng
cao năng suất, chất lượng sp để cạnh tranh với các đối thủ
khác)
- Thực hiện được nguyện vọng mong muốn của nhân dân
một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh
+ Ta thấy rằng sự khác biệt cơ bản giữa nhà nc VN vs các nhà
nc TBCN là nc ta đc hình thành từ cuộc cm vô sản cuộc cm đó là
do nhân dân thực hiện, còn cuộc cm tư sản của các nc TBCN do
gcap tư sản thực hiện và nhà nc TBCN đảm bảo quyền lợi cho
giai cấp tư sản là giai cấp thống trị
+ Với đặc điểm lịch sử của dtoc VN k thể chọn mô hình kte
thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ có thể chọn mô hình kte thị
trường định hướng xh chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí của
nhân dân
Câu 5: Các nhân tố làm ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh
tế ?
1. Trình độ ptr lực lượng sản xuất
-Là pthuc và mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất của con
người, lợi ích kte trước ht phụ thuộc vào số lượng, chất lượng
hàng hoá dvu, điều này phụ thuộc vào qtrinh ptr lực lượng sx.
Do đó trình độ ptr của lực lượng sx càng cao, đáp ứng lợi ích
kte của chủ thể càng tốt. Quan hệ lượi ích kte càng có đk
thống nhất với nhau. Chính vì vậy ptr lực lượng sx trở thành
nhiệm vụ qtrong hàng đầu của các qgia
VD: Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất hay còn gọi là
cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, bắt đầu khoảng 1760
đến khoảng 1840 tại nước Anh với đặc trưng là cơ khí máy móc
(chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế
sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng
2. Địa vị của chủ thế trong hệ thống quan hệ sản xuất
-Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi
chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản
xuất và trao đổi, mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản
xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan
hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường
VD: Trong 2 công ty, những chủ thể tham gia có thu nhập khác
nhau, chủ thường có lương cao hơn những người làm thuê.
3. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
- Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất
yếu khách quan, bằng nhiều loại công cụ, trong đó có các chính
sách kinh tế - xã hội. Làm thay đổi mức thu nhập, tương quan
thu nhập của chủ thể kte khi đó phương thức mức độ thoả mãn
nhu cầu vật chất thay đổi, tức lợi ích kte và qhe lợi ích kte giữa
các chủ thể thay đổi
- VD: Từ ngày 1/7/2022 nhà nước quy định mức lương tối
thiểu theo 4 vùng đối với người ldong. Vùng 1 (4680000/tháng),
vùng 2 ( 41600000/tháng), vùng 3 ( 3630000/tháng), vùng 4
( 3250000/tháng) khi nhà nc quy định mức lương tối thiểu theo
4 vùng khác nhau có nghĩa là chính sách phân phối thu nhập
của nhà nc đã làm thay đổi mức thu nhập, tương quan thu
nhập của chủ thể kte.
4. Hội nhập kinh tế quốc tế
- Bản chất là mở cửa hội nhập. Khi đó cấc qgia có thể tăng lợi
ích kte từ thương mại qte, đầu tư qte. Lợi ích của doanh
nghiệp, hộ gđ sản xuất hàng hoá tiêu thụ trên thị trường nội địa
có thể bị ảnh hưởng bởi canh tranh hàng hoá nc ngoài. Đất nc
có thể ptr nhanh hơn nhưng đối mặt với cạn kiệt tài nguyên ô
nhiễm mtruong. Hội nhập kte qte sẽ tác động mạnh mẽ và nhìu
chiều đến lợi ích kte của các chủ thể.
- VD: Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt
Nam đã và đang tham gia hoạt động tại nhiều tổ chức quôc tế
như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của
quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình,
ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được
nâng
lên.
 Ý nghĩa
- Lợi ích kte là tác động trực tiếp của các chủ thể kte và hoạt
động kt-xh, là cơ sở thúc đẩy sự ptr các lợi ích khác, những
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mình. Nhận thức
được điều này là tất yếu sẽ xảy ra vậy thì mình cần tìm mọi
cách để có lợi ích kinh tế cá nhân chính đáng, phải biết
nâng cao trình độ sự hiểu biết của bản thân luôn luôn học
hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, nâng cao
năng lực của bản thân để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Cái gì cũng có thể thay đổi, xh k cố định mà bất biến, chúng
ta phải linh hoạt thay đổi để thích nghi với xã hội.
- Hội nghị qte mang lợi ích lớn cho bản thân, xd cho mình
những tiêu chuẩn mang lợi ích qte, công dân toàn cầu,…
Câu 6: Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá?
- Khái niệm CNH-HĐH
+ Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý Kinh tế - Xã hội, từ sử dụng
sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
- Tính tất yếu khách quan:
+ Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của sự ptr của lực lượng
sx xã hội mà mọi qgia điều trải qua
~ Thông qua đó các ngành, các lĩnh vực của nền kte quốc dân
đc trang bị những tư liệu sx, kỹ thuật công nghệ hiện đại nâng
cao năng suất ldong tạo ra nhìu của cải vật chất đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và đa dạng của con người. ( VD: trong nông
nghiệp trước khi sx chủ yếu dựa vào ldong thủ công con trâu đi
trước cái cày đi sau, năng suất ldong thấp tốn nhìều nhân lực
mất nhiều tgian. Nhưng khi CNH,HĐH nông nghiệp máy móc
được đưa vào sx sẽ mang lại năng suất cao ít tốn nhân lực hơn)
~ Mỗi phương thức sx có 1 cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng.
Nó được xem là 1 nền kte, nó cũng là đk quyết định để xh có
thể đạt đc 1 năng suất ldong nào đó. Bất kì qgia nào đi lên cnxh
đều phải thực hiện nvu hàng đầu là xdung cơ sỡ vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xh.
~ CNH,HĐH tăng cường tiềm lực củng cố quốc phòng an ninh,
bảo vệ độc lập chủ quyền qgia và tạo môi trường kte xh ổn định
cho phát triển kte.
+ CNH,HĐH để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội.
~ Về mặt lí luận mỗi phương thức sx sẽ dựa trên 1 nền tảng cơ
sở vật chất kỹ thuật riêng. ( VD: như phương thức sx PK thì dựa
trên nền tảng của nền sx thủ công lạc hậu ldong chân tay là
chính).
~ Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho
khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được
tăng cường, củng cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân,
Câu 7: Tại sao chúng ta cần phát triển kte thị trường và rút ra
ý nghĩa cho bản thân?
- Kinh tế thị trường có những lợi thế mà kinh tế hiện vật tự
cung, tự cấp k thể so sánh được
+ Kinh tế thị trường tạo động lực tích cực, tự giác cho từng
người ldong thông qua cơ chế cạnh tranh để trở thành người
giỏi nhất, sáng tạo nhất, năng động nhất.( VD: sự cạnh tranh
giữa các hãng đt thông minh như samsung, iphone,.. phải liên
tục đổi mới công nghệ, những tính năng hiện đại, hãng đt nào
tụt hậu về công nghệ thì sẽ bị tụt hậu bị thị trường đào thải).
+ Nó thúc đẩy chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc để phát
huy tiền năng nhiều mặt của nững con người khác nhau.
+ Kte thị trường phối hợp điều tiết hành vi của mọi người 1
cách tự giác thông qua cơ chế trao đổi hàng hoá 1 cách tự
nguyện, thoả thuận theo quy luật cung – cầu.
+ Phản ánh mức độ tự do, dân chủ cao trong đk nguồn
nhân lực để thoả mãn nhu cầu còn khan hiếm.
- Mặc khác ptr kte thị trường giúp ta giải phóng sức sx, động
viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công
cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xdung cơ sở
vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kte, cải thiện từng
bước đời sống nhân dân.
- Thúc đẩy doanh nghiệp tích cực cải tiến trang thiết bị để
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó
nhằm cải tiến kỹ thuật nâng chất lượng sp, năng suất
ldong.
- KTTT luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể,
các vùng miền, lợi thế qgia trong qhe tgioi ( VD: về lĩnh vực
thời trang đối với lĩnh vực này các chủ thể kte tư nhân sẽ
tỏ ra ưu thế hơn so với kte nhà nc kte tậo thể. Kte tư nhân
họ rất nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu thay đổi kiểu
dáng mẫu mã. Bởi vậy các hãng thời trang lớn đa phần là
của các công ty tư nhân) hay ( VD: ta thấy rằng các địa
phương có lợi thế về tự nhiên thường khác nhau Hải
Dương, Bắc Giang lợi thế về trồng vải thiều chính vì vậy vc
xdung các hợp tác xã các trang trại trồng vải ở đây có tiềm
năng hơn so với các địa phương khác đáp ứng tốt thị
trường trong nc và qte)
- Luôn tạo ra các phương thức thoả mãn tối đa nhu cầu con
người thúc đẩy tiến bộ, văn minh hơn. ( VD: ta cứ so sánh
hệ thống bệnh viện trong nền kte bao cấp và nền kte thị
trường thì thấy rõ trong thời kìa bao cấp có duy nhất hệ
thống bệnh viện công làm mọi thủ tục sẽ tốn rất nhìu
tgian. Trong kte thị trường sự cạnh tranh giữa bênh viện
công và tư là tất yếu nên đòi hỏi nhà nước phải thay đổi
trang thiết bị, thay đổi phong cách phục vụ)
- Ý nghĩa cho bản thân
+ Bản thân chúng ta luôn luôn phải học hỏi tìm tòi trau dồi
thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cho bản thân
+ Trong nền kinh tế thị trường mỗi chúng ta không nên chạy
theo lợi ích cá nhân, lối sống hưởng thụ lao vào các tệ nạn gây
suy thoái nhân cách và lối sống, không làm ảnh hưởng đến môi
trường,…
+ Kinh tế thị trường có những nhược điểm vì thế mà các chính
phủ cần can thiệp bằng các công cụ các chính sách như: thuế
thu nhập cá nhân, an sinh xã hội,..
Câu 8: Một trong những hạn chế của nền kte thị trường là làm
phai mờ các gtr truyền thống đúng hay sai? Vì sao?
- Đúng
- Vì với cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường, các
hoạt động kinh doanh và quyết định liên quan đến việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm được dựa trên sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp, các đối tượng kinh doanh và cá nhân luôn
tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận và các lợi ích của họ, đặt lợi
ích lên trên hết. Việc này tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận và tăng trưởng kinh tế, trong khi không quan tâm đến
những giá trị và truyền thống văn hóa. Khi văn hoá truyền
thống không được coi trọng trong nền kinh tế thị trường, điều
này có thể dẫn đến việc giá trị của các giá trị truyền thống bị
mất đi.
- Kinh tế thị trường làm biến dạng nhìu giá trị tinh thần dẫn
đến đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Tệ sùng bái nước ngoài, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân
vị kỹ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dtoc. K ít trường
hợp vì tiền danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gđ, quan hệ thầy
trò, đồng chí, đồng nghiệp.
+ Ý thức cộng đồng gắn kết là 1 gtri nổi bật trong xdung lối sống
của dtoc VN, nhưng dưới tác động của nền kte thị trường cung
bị thay đổi.
+ Khi đất nước chuyển sang nền kte thị trường tính năng động
của con người dần dần được phát huy, thu nhập tăng nhiều
người bắt đầu có lối sống xa hoa, lãng phí, thực dụng, đua đòi
vật chất.
Câu 9: Một trong những hạn chế của phương thức giá trị
thặng dư tuyệt đối? ( Gặp sự phản khán của người công nhân,
năng suất ldong k thay đổi, k thoả mãn khát vọng giá trị thằng
dư của nhà tư bản)
- Phương thức gtri thặng dư tuyệt đối gtri thặng dư thu đc
do kéo dài ngày ldong vượt quá tgian ldong tất yếu, trong
khi năng suất ldong, thời gian ldong tất yếu và gtri sức ldong
ko thay đổi.
+ VD: Ngày ldong 8h, tgian ldong tất yếu 4h, tgian ldong
thặng dư 4h, mỗi giờ công nhân tạo ra 1 gtri mới là 10 đơn vị,
thì gtri thặng dư tuyệt đối là 40. Nếu kéo dài thêm 2h, mọi đk
khác vẫn như cũ thì gtri thặng dư tuyệt đối sẽ tăng lên 60
- Nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày lao động của
người công nhân, nhưng việc kéo dài đó không thể vượt
quá giới hạn sinh lý của công nhân. Vì họ còn phải có thời
gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Điều
này làm cho các công nhân bị cưỡng ép phải làm việc nhiều
hơn, nhận đc tiền lương thấp hơn, k đc hưởng lợi nhuận
mà họ sx ra. Do đó, giai cấp công nhân coi phương thức
này là bất công và gây ra sự phản khán chống lại nó. Họ
muốn có 1 pthuc sx khác tốt hơn cho bản thân mình, nơi
họ đc trả công bình đẳng và hưởng đc phần lợi nhuận. Sự
phản khán của công nhân có thể dẫn đến tình trạng đình
công, ảnh hưởng đến sx và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Câu 10: Vai trò của chủ thể tham gia thị trường?
- Khái niệm thị trường
+ Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu
cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua
bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương
ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã
hội.
- Vai trò của các chủ thể:
1. Người sản xuất
+ Là người cung cấp hàng hoá, dvu ra thị trường đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của xh.
+ Nhiệm vụ của họ k chỉ làm thoả mãn nhu cầu hiện tại của xh
mà còn phục vụ cho những nhu cầu tương lai với mục tiêu đạt
lợi nhuật tối đa trong đk nguồn lực có hạn.
+ Ngoài mục tiêu lợi nhuận, phải tuân thủ pháp luật, đạo đức
kinh doanh. Có trách nhiệm đối với con người, trách nhiêm
cung cấp những hàng hoá dvu k làm tổn hại sức khoẻ lợi ích con
người trong xh. ( VD: một số người dùng thực phẩm bẩn để chế
biến bán cho người tiêu dùng)
2. Người tiêu dùng
+ Là người mua hàng hoá, dvu trên thi trường để thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết
định sự ptr bền vững của người sx. Sự ptr đa dạng về nhu cầu
của người tiêu dùng là động lực qtrog của sự ptr sx, ảnh hưởng
trực tiếp tới sx. Do đó trong đk nền kte thị trường người tiêu
dùng ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình khi cần phải có
trách nhiệm đối với sự ptr bền vững của xh. Là người tiêu dùng
thì nên dùng những sp thân thiện mtruong có nguồn gốc rõ
ràng, thực phẩm k tẩm hoá chất, phê phán hành vi trái pháp
luật trong hoạt động kinh tế.
3. Nhà nước
+ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nc về kte đồng
thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật
của thị trường. ( VD: thường xuyên kiểm tra bắt và xử phạt
những người có hành vi nhập hàng giả, hàng nhái hàng có chất
lượng k tốt)
+ Nhà nước thực hiện quản trị ptr kte thông qua việc tạo lập
mtrong kte tốt nhất cho các chủ thể kte phát huy sức sáng tạo
của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hđộng sx kdoanh từ nhà
nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sx
kdoanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ.
4. Các chủ thể trung gian
+ Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa
các chủ thể sx, tiêu dùng hàng hoá, dvu trên thị trường.
+ Làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hoá cũng như
thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Trong đki nền kte hiện nay k chỉ có các chủ thể trung gian
thương nhân mà còn có các trung gian phong phú trên tất cả
các quan hệ kte như mô giới chứnh khoán, nhà đất,… Bên cạnh
đó còn nhìu loại hình trung gian k phù hợp chuẩn mực đạo đức
cần được loại trừ.
Câu 11: Anh/Chị hãy trình bày tác động của quy luật giá trị ?
lấy ví dụ?
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hoá
+ Chuyển các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
Tức là điều hoà phân bổ các yếu tố sản xuất ( gồm tư liệu sản
xuất, sức lao động đây là hai yếu tố đầu vào của một quá trình
sản xuất ). Bởi vì điều hoà các yếu tố sản xuất chịu sự tác động
của quy luật cung cầu. Khi giá cả thị trường biến động, người sx
biết đc tình hình cung – cầu của từng loại hàng hoá, bt được
hàng hoá nào có lợi nhuận cao, hàng hoá nào đang thua lỗ.
(Cung = cầu -> tiếp tục sx, cung< cầu -> mở rộng sx, cung > cầu -
> thu hẹp sx).
VD: ở VN chẳng hạn với tình hình dịch bệnh covid đang diễn ra
phức tạp, lĩnh vực du lịch, hàng k, khách sạn bị ảnh hưởng nặng
nề, người chủ đầu tư, buộc phải hạ giá sp hoặc đóng cửa
chuyển đổi sang mô hình kdoanh khác để đảm bảo hiệu quả
hơn)
+ Đưa hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao,
từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Quy luật
giúp cho phân phối nguồn hàng 1 cách hợp lý, giữa các vùng các
khu vực với nhau ( VD: Hiện nay ở VN hàng hoá của Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Thái đang tràn ngập ở VN bởi vì những
hàng hoá đó so với những hàng hoá được sản xuất ở VN thì giá
thành nó thấp hơn. Hay ở VN vào dịp tết do nhu cầu chơi đào
cảnh ở tp cao hơn trong khi nguồn cung đào ở tp khan hiếm,
tiểu thương và nông dân có xu hướng chuyển đào từ vùng núi,
nông thôn ra thành phố để bán).
- Kích thích sự phát triển của kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
đổi mới mẫu mã,… thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
nâng cao năng suất lao động
+ Trong đk sx khác nhau mỗi người sx hàng hoá có hao phí và
động thái riêng tuy nhiên khi đưa ra thị trường hàng hoá thì lại
xuất phát từ chính yêu cầu của quy luật giá trị đó là phải dựa
trên hao phí lao động xã hội cần thiết
- Thực hiện lựa chọn tự nhiễu, phân hoá giàu nghèo
+ Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn
hao phí ldong xã hội cần thiết -> giàu có cơ hội mở rộng quy mô
sx
+ Người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết -> nghèo k bán đc hàng hoá bị thua lỗ phá
sản thì đi làm thuê.
+ Ngoài ra trong kte thị trường thuần tuý toàn chạy theo lợi
ích cá nhân nặng đầu cơ buồn lậu là khi khủng bố kte là những
nhân tố tác động làm gia tăng thêm sự phân hoá của những
tiêu cực về kte xã hội ảnh hưởn gia tăng sự phân hoá giàu
nghèo, cũng như các tiêu cực về kte xã hội khác. Bởi vậy trong
nền kinh tế thi trường sự điều tiết của Nhà nc có thể hạn chế sự
phân hoá.

You might also like