You are on page 1of 2

ĐỐI THỦ TIỂM TÀNG

Yếu tố thứ nhất trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinfast là Đe dọa từ đối
thủ gia nhập mới. Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị
trường của các đối thủ mới.
Đối thủ tiềm tàng là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia vào thị trường trong
tương lai hình thành đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ
khai thác các năng lực cạnh tranh mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh
ngành, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Áp lực đến từ mối đe doạ của doanh nghiệp mới tham gia vào ngành là từ trung bình đến
thấp. Nếu ngành dễ dàng thâm nhập với nguồn lực không cần nhiều mà lại mang lại
nguồn lợi lớn, các đối thủ mới có thể nhanh chóng gia nhập ngành. Tuy nhiên, nếu rào
cản gia nhập ngành lớn, đối thủ khó có thể tham gia vào ngành thì công ty đã hưởng một
vị thế thuận lợi, cần tận dụng lợi thế này. Các doanh nghiệp này khi tham gia vào lĩnh
vực này phải cần đến một tiềm lực tài chính rất lớn, cùng với đó là công nghệ tiên tiến
hơn nữa họ cũng cần phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực. Do vậy có
thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành phụ thuộc chủ yếu
vào rào cản gia nhập ngành.

Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới tại Việt Nam là không cao đối với Vinfast do đặc thù
ngành muốn gia nhập đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Khó có doanh nghiệp nào lại có được
tiềm lực lớn như Vingroup để có thể thành lập riêng cho mình một thương hiệu ô tô – xe
máy giống Vinfast, nhưng đối thủ tiềm ẩn của công ty lại là các doanh nghiệp nước ngoài
có nhiều lợi thế cạnh tranh. Khi Vinfast ngày càng phổ biến tại Việt Nam, hàng loạt các
thương hiệu lớn cũng lên kế hoạch đổ bộ nhằm chiếm lĩnh thị trường tiềm năng để phát
triển này.

Trước đây, sản xuất ô tô trong nước được sự bảo hộ của chính phủ với thuế xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, từ 1/1/ 2018 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa các nước ASEAN
(ATIGA) thì mức thuế nhập khẩu ô tô là 0% đối với 1 số dòng xe nhập từ các quốc gia
trong khối ASEAN. Và theo lộ trình cắt giảm thuế trong AFTA trong khoảng 9-10 năm
nữa thì thuế này giảm còn 0% đối với các sản phẩm xe nhập từ Châu Âu.
 Như vậy trong thời gian tới khi sắp gia nhập thị trường Việt Nam thì các dòng xe
ngoại nhập sẽ là đối thủ cạnh trạnh lớn với sản phẩm ô tô trong nước. Nếu không
có sự hỗ trợ từ chính phủ và sự nỗ lực từ doanh nghiệp thì xe nhập khẩu sẽ hoàn
toàn đánh bại xe trong nước.

a) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với sản phẩm ô tô Vinfast
Hiện nay các mẫu ô tô điện chưa được nhập khẩu nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà
phương tiện thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng toàn cầu và sẽ trở thành
tiêu chuẩn toàn cầu trong những năm tới đây, xu hướng xe xanh bao gồm xe chạy điện
đang hình thành rõ rệt trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu:
 Ford, Daimler, BMW, GW và nhiều hãng xe khác cam kết đầu tư khoảng 225 tỷ
USD cho mảng xe điện trong các năm tới. Ford, trong tổng số 11 tỷ USD chi cho
mảng xe điện, đầu tư 500 triệu USD vào start up xe điện Rivivan. Trong khí đó,
General và hãng công nghệ LG ( Hàn Quốc) thành lập liên minh sản xuất pin điện
bằng thỏa thuận hợp tác 2,3 tỷ USD.
 Tesla là 1 hãng xe điện của Mỹ. Nhắc đến xe chạy điện thì đây là 1 đối thủ đáng
gờm về công nghệ tiên tiến và ngoài thất bắt mắt. Trong tương lai gần, khi Tesla
được nhập khẩu về Việt Nam nhiều hơn thì đây sẽ là đối thủ mạnh của Vinfast.
 Công ty khởi nghiệp EV ( Hà Lan) – Lightyear từng cho ra mắt mẫu thử nghiệm ô
tô điện chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới, Lightyear One
(2021). Năm 2025, nhà sản xuất xe đã thông báo xe điện mặt trời Lightyear 2 dự
kiến sẽ ra mắt ở cả thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, với mức giá khởi điểm khoảng
30.000 đô la và có tầm hoạt động khoảng 805 km. Sản phẩm này hoàn toàn có thể
cạnh tranh với sản phẩm ô tô của Vinfast nếu được nhập khẩu vào nước ta.

b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với sản phẩm xe máy điện Vinfast
Tại triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2019, mẫu xe máy điện đầu tiên của Indonesia mang
tên Gesits đã chính thức được ra mắt. Gesits do PT Gesits Technologises Indo ( GTT)
nghiên cứu, phát triển và đầu tư nhà máy sản xuất ở Bogor, Tây Java. Ông Harun Sjech,
Giám đốc điều hành, GTT cho biết: “ Mẫu xe Gesits này có tỉ lệ nội địa hóa lên 89%. Chi
phí vận hành mẫu xe điện này thấp hơn hơn 70% so với các mẫu xe tay ga sử dụng động
cơ xăng”. Gesits sở hữu thiết kế theo phong cách của dòng xe tay ga scooter. Phần đầu xe
có thiết kế khá giống mẫu Honda Air Blade đang phân phối phổ biến tại Việt Nam. Tại
Indonesia, Gesits sẽ được phân phối đến tay khách hàng với mức giá 1.640 USD tương
đương 38,2 triệu đồng. Công ty sản xuất đã đặt mục tiêu sản xuất 50.000 xe mỗi năm.
Sau đó trong các năm tiếp theo tiến đến việc tăng sản lượng sản xuất để xuất khẩu sang
thị trường khác. Với kế hoạch này Gesits hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với
Vinfast Klara ở phân khúc xe máy điện. Trước đó, VinFast đã phân phối Klara tại Việt
Nam, hãng xe mang thương hiệu Việt lên kế hoạch sản xuất khoảng 500.000 xe mỗi năm
và từng bước hướng đến việc xuất khẩu.
Phần này đưa ảnh sản phẩm Gesits và Vinfast Klara

You might also like