You are on page 1of 5

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG SIRO KẼM KẾT HỢP

ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG


THẤP CÒI TẠI 4 TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ THUẬN AN NĂM 2016

Phan Thị Ngọc Lan, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Mỹ Dung
Trung tâm Y tế thị xã Thuận An

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đánh giá hiệu quả can thiệp bằng sử dụng siro kẽm kết hợp
siro Nutroplex, bột cóc và men tiêu hóa cho 116 trẻ có mức độ suy dinh dưỡng thấp còi từ độ
I đến độ III sau 6 tháng. Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có can thiệp trên 116 trẻ suy dinh
dưỡng thấp còi
Kết quả: Sau khi cân đo 1.618 trẻ của 4 trường mầm non Hoa Mai 1 (An Thạnh), Kim Bình
(Thuận Giao), Hoa Cúc 7 (Bình Hòa), Hài Mỹ (Bình Chuẩn), nhóm nghiên cứu đã chọn được
116 trẻ thấp còi để bổ xung siro kẽm, Nutroplex, bột cóc và men tiêu hóa uống hàng ngày cho
trẻ: trong đó có 116 trẻ được uống siro kẽm, 84 trẻ được uống siro kẽm kết hợp siro
Nutroplex và bột cóc.10 trẻ suy dinh dưỡng mức độ nặng được bổ sung thêm men tiêu hóa.
Kết thúc 6 tháng can thiệp 116 trẻ đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích số liệu
Tỷ lệ hiệu quả sau can thiệp như sau:
- Thoát suy dinh dưỡng được 38 trẻ đạt 32,8 %.
- Suy dinh dưỡng Độ I còn 11 trẻ giảm 65,6 %.
- Suy dinh dưỡng Độ II còn 23 trẻ giảm 68,9 %.
- Suy dinh dưỡng Độ III còn 3 trẻ giảm 70 %
Kết luận: Bổ sung siro kẽm kết hợp siro Nutroplex, bột cóc và men tiêu hóa đã có hiệu quả
tích cực trong việc cải thiện các chỉ số nhân trắc sau 6 tháng can thiệp có 79/116 trẻ được cải
thiện tình trạng dinh dưỡng đạt 68,1%. Đây là kết quả khả quan nên áp dụng mô hình này
trong các trường mầm non để phục hồi tình trạng dinh dưỡng của
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang
phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân do suy dinh
dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới
sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
SDD thấp còi là biểu hiện của chiều cao thấp so với tuổi ở trẻ em. Tình trạng này
thường ở trẻ nhỏ, SDD kéo dài trong quá khứ, do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, phối
hợp với điều kiện vệ sinh thấp kém.
Can thiệp bổ sung vi chất trên trẻ SDD thấp còi: Bổ sung vitamin và các khoáng chất,
bao gồm: bổ sung đơn chất như sắt, acid folic, vitamin A, iốt, kẽm hoặc phối hợp nhiều vi
chất (đa vi chất) cho trẻ. Nhóm biện pháp này được nhiều nước coi là giải pháp tốt để phòng
chống thiếu vi chất dinh dưỡng và SDD thấp còi.
Mặc dù, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự
triển khai một số mô hình can thiệp có hiệu quả của chương trình phòng chống suy dinh
1
dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta đã giảm xuống một cách đáng kể. Tuy nhiên,
thực trạng suy dinh dưỡng ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc ít người, các khu công nghiệp
vẫn đang còn là một vấn đề nổi cộm, cần được quan tâm và khắc phục.
Thị xã Thuận An có tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi đang ở mức
cao, năm 2014: 8,78%, năm 2015: 7,24%, năm 2016: 5,6%. Do vậy năm 2016 được sự đồng ý
của Ban chỉ đạo dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em tỉnh Bình Dương, nhà trường và
phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng chiều cao tại 4 trường mầm non Hoa Mai 1 (An Thạnh),
Kim Bình (Thuận Giao), Hoa Cúc 7 (Bình Hòa), Hài Mỹ (Bình Chuẩn), nhóm thực hiện đề tài
đã triển khai việc sử dụng kẽm, đa vi chất dinh dưỡng cho 116 trẻ trong thời gian 6 tháng. Bổ
sung kẽm, Nutroplex , bột cóc và men tiêu hóa uống hàng ngày cho trẻ. Nhóm biện pháp này
được nhiều nước coi là giải pháp tốt để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và suy dinh
dưỡng thấp còi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cắt ngang mô tả có can thiệp
Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2016 – 3/2017.
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ suy dinh dưỡng chiều cao dưới 5 tuổi tại 4 trường mầm
non Hoa Mai 1 (An Thạnh), Kim Bình (Thuận Giao), Hoa Cúc 7 (Bình Hòa), Hài Mỹ (Bình
Chuẩn).
Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả trẻ suy dinh dưỡng chiều cao của 4 trường mầm
non qua đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm tháng 9 năm 2016.
Phương pháp tiến hành: Cân đo 1618 trẻ từ 18 tháng tới 60 tháng tuổi đang học tại tại
4 trường mầm non trên.
Xử lý và phân tích số liệu:
- Phân tích số liệu dựa vào bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số cân
nặng ,chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (theo tiêu chuẩn WHO 2006), phân tích
thống kê bằng phần mềm Sdata.
- Sử dụng các phép tính tỷ lệ % hiệu quả can thiệp:
Hiệu quả can thiệp thô tính = (Tỷ lệ mắc trước can thiệp – Hiệu quả sau can thiệp) x
100%
Tỷ lệ mắc trước can thiệp
KẾT QUẢ
Sau khi cân đo 1618 trẻ của 4 trường mầm non Hoa Mai 1 (An Thạnh) 486 trẻ, Kim
Bình (Thuận Giao) 326 trẻ , Hoa Cúc 7 (Bình Hòa) 417 trẻ , Hài Mỹ (Bình Chuẩn) 389 trẻ,
nhóm nghiên cứu đã chọn được116 trẻ thấp còi để bổ xung siro kẽm, Nutroplex, bột cóc và
men tiêu hóa uống hàng ngày cho trẻ: trong đó có 116 trẻ được uống siro kẽm, 84 trẻ được
uống siro kẽm kết hợp siro Nutroplex và bột cóc.10 trẻ suy dinh dưỡng mức độ nặng được bổ
sung thêm men tiêu hóa. Kết thúc 6 tháng can thiệp 116 trẻ đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích số
liệu.
Bảng 01: Phân bố mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của 116 trẻ trước khi can thiệp
Đặc tính Số lượng Tỷ lệ %
Suy dinh dưỡng độ I 32 27,6
Suy dinh dưỡng độ II 74 63,8
Suy dinh dưỡng độ III 10 8,6

2
Nhận xét: Trẻ suy dinh dưỡng độ II chiếm đa số (63.8%) đây là giới hạn giữa suy dưỡng nhẹ
và suy dinh dưỡng nặng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ chuyển sang suy dinh dưỡng nặng
rất khó can thiệp.
Bảng 02: Phân bố giới tính của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trước khi can thiệp:

Giới tính Độ I Độ II Độ III Tổng (%)


Bé trai 14 34 4 52(46,4)
Bé gái 18 40 6 64(53,6)
Tổng 32 74 10 116(100)
Nhận xét: Số trẻ gái suy dinh dưỡng nhiều hơn số bé trai.
Bảng 03: Phân bố nhóm tuổi của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi:

Tháng tuổi Số trẻ Tỷ lệ


Dưới 24 tháng 1 0,9 %
25-36 26 22,4 %
37-48 45 38,8 %
49-60 44 37,9 %
Nhận xét: Tháng tuổi nhỏ nhất: 22 tháng. Nhóm tháng tuổi chiếm đa số từ 37-60 tháng
(76,7%), có thể có nhiều lý do, nhưng ở tuổi này ít được chăm sóc hơn vì các bà mẹ quan
niệm là con mình đã lớn nên cho chế độ ăn như người lớn dẫn đến chế độ ăn không hợp lý do
vậy làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ này.
Bảng 04: Phân bố mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ sau khi can thiệp

Sau can thiệp


Trước can thiệp Thoát suy SDD độ I SDD độ II SDD độ III Hiệu quả
Suy dinh dưỡng độ I(32) 21 11 21
Suy dinh dưỡng độ II(74) 15 36 23 51
Suy dinh dưỡng độ III(10) 2 2 3 3 7
Tổng 38 49 26 3 79
Tỷ lệ % 32,8 65,6 61,5 70 68,1
Nhận xét: Hiệu quả sau khi can thiệp thì 68,1% được chuyển độ suy dinh dưỡng.
Hiệu quả sau can thiệp ( Áp dụng công thức tính hiệu quả can thiệp thô)
- Thoát suy dinh dưỡng 38 trẻ đạt được 32,8%.
- Suy dinh dưỡng Độ I được cải thiện = (32 -11 )/ 32* 100% => 65,6 %.
- Suy dinh dưỡng Độ II được cải thiện = (74 -23)/ 74* 100% => 68,9 %.
- Suy dinh dưỡng Độ III được cải thiện = (10 -3)/ 10* 100% => 70 %.
Nhận xét: Trẻ bị suy dinh dưỡng được cải thiện tình trạng dinh dưỡng đáng kể (61,5%-70%)
sau khi uống siro kẽm kết hợp, siro Notroplex , bột cóc và mem tiêu hóa . Đây là kết quả
3
tương đối khả quan, phù hợp với một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng như một số nước trên
thế giới .
BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy, bổ sung siro kẽm kết hợp siro Nutroplex, bột cóc và men
tiêu hóa đều có tác dụng cải thiện các chỉ số cân nặng, chiều cao, trên trẻ thấp còi. Kết quả
này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy bổ sung đơn chất hoặc đa vi chất có tác dụng
trên cải thiện cân nặng, nghiên cứu khác chỉ thấy tác dụng trên chiều cao, một số nghiên cứu
lại thấy cải thiện trên cả cân nặng và chiều cao. Nhưng nhìn chung, các vi chất dinh dưỡng
tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa của cơ thể, do vậy nó có vai trò trực tiếp hoặc
gián tiếp (kích thích sự ngon miệng) đến tăng trưởng của cơ thể.
Các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung đa vi chất (trong đó có phối hợp giữa sắt và
kẽm với một tỷ lệ thích hợp) vì trẻ ít khi thiếu 1 vi chất đơn thuần mà thường thiếu kết hợp
nhiều vi chất khác nhau, cho nên bổ sung đa vi chất có tác dụng cải thiện tình trạng vi chất
của cơ thể. Việc phối hợp siro kẽm kết hợp với siro Nutroplex, bột cóc và men tiêu hóa cũng
là vấn đề cần xem xét cho các trẻ suy dinh dưỡng thấp còi theo tỉ lệ phù hợp nhất.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ngày càng được chú ý vì ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Điều này cho thấy việc thực hiện mô hình điểm can thiệp tại Thuận An đã giảm suy dinh
dưỡng thấp còi.
KẾT LUẬN
Bổ sung siro kẽm kết hợp siro Nutroplex, bột cóc và men tiêu hóa đã có hiệu quả tích
cực trong việc cải thiện các chỉ số nhân trắc sau 6 tháng can thiệp:
- Thoát suy dinh dưỡng 38 trẻ đạt được 32,8%.
- Suy dinh dưỡng Độ I được cải thiện = (32 -11 )/ 32* 100% => 65,6 %.
- Suy dinh dưỡng Độ II được cải thiện = (74 -23)/ 74* 100% => 68,9 %.
- Suy dinh dưỡng Độ III được cải thiện = (10 -3)/ 10* 100% => 70 %.
 Hiệu quả sau can thiệp đạt 68,1%.
KIẾN NGHỊ
+ Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý tới việc
đảm bảo về chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi trong bào thai, để trẻ có sức khỏe tốt khi
mới sinh ra.
+ Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thêm về phương pháp và tình hình chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ sao cho khoa học, để trẻ có sức khỏe tốt, phát triển cân đối hài hòa theo đúng độ
tuổi.
+ Thường xuyên có sự trao đổi thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh về cách
chăm sóc sức khỏe và sự phát triển chiều cao của trẻ.
+ Mô hình can thiệp bổ sung siro kẽm kết hợp siro Nutroplex , bột cóc và men tiêu
hóa tại thị xã Thận An – Bình Dương có thể mở rộng áp dụng trong phòng chống suy dinh
dưỡng thấp còi ở trẻ em tại Bình Dương giai đoạn tới.
+ Cần có các nghiên cứu tiếp theo về liều lượng bổ sung kẽm, đa vi chất dinh dưỡng
và độ dài thời gian can thiệp để chứng minh rõ hiệu quả và tính bền vững của can thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng, ‘Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam’. Nhà xuất
bản y học, Hà Nội.
4
2. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng, ‘ Tổng điều tra dinh dưỡng’. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ (theo tiêu chuẩn WHO 2006).
4. Dựa vào cuộc điều tra 30 cụm tại TTYT TX Thuận An từ tháng 7 – 9/2016.

You might also like