You are on page 1of 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Ninh, ngày tháng năm 2022

Phần 1
THUYẾT MINH

I. TỔNG QUÁT
1. Mở đầu:
a) Tổ chức thực hiện phân cấp:
- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông;
- Giám sát thi công xây dựng: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao
thông;
- Nhà thầu thi công xây dựng: Công ty Cổ phần 484;
- Tư vấn thiết kế: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI);
b) Nhân sự tham gia chính :
- Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Chủ đầu tư - Tiểu dự án XD
các công trình phụ trợ - Cao tốc Tiên Yên - Móng Cái)
- Ông: Nguyễn Duy Kiên Chức vụ: Phó Giám đốc
- Ông: Chu Tuấn Anh Chức vụ: Phụ trách Phòng QLDA PPP
- Ông: Nguyễn Văn Hùng Chức vụ: Tư vấn trưởng 1
- Ông: Ngô Mạnh Hùng Chức vụ: Tư vấn trưởng 2
- Ông: Lê Đức Vinh Chức vụ: Tư vấn giám sát
- Ông: Đinh Công Linh Chức vụ: Tư vấn giám sát
- Ông: Bùi Tiến Đạt Chức vụ: Tư vấn giám sát
- Đại diện Tư vấn TK: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI);
+ Ông: …………………….. Chức vụ: Chủ nhiệm thiết kế;
+ Ông: ……………………… Chức vụ: Kỹ sư thiết kế;
- Nhà thầu thi công xây dựng: Công ty Cổ phần 484
+ Ông: Phạm Xuân Thùy Chức vụ: Phó tổng giám đốc;
+ Ông: Bùi Đăng Hào Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật;
c) Thời gian thực hiện:
Từ …………..… đến ………………..
2. Những căn cứ và cơ sở thực hiện phân cấp:
a) Các văn bản pháp lý:
- Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 12/2021/HĐ-XL ngày
24/9/2021 giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh
Quảng Ninh và Liên danh Công ty cổ phần 484 - Công ty Cổ phần xây dựng cầu
75 - Công ty TNHH xây dựng Thành Phát về việc thực hiện gói thầu số 05: Thi
công xây dựng công trình Tiểu dự án xây dựng các công trình phụ trợ thuộc Dự án
đường cao tốc Tiên Yên - Móng Cái;
- Hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
- Chỉ dẫn kỹ thuật;
- TCVN 11676:2016 - Công trình xây dựng - Phân cấp đá trong quá trình thi
công và các tài liệu viện dẫn cho việc áp dụng TCVN 11676:2016.
c) Phương pháp và trang thiết bị được sử dụng:
1
- Phương pháp:
+ Phân cấp đá: Theo cường độ kháng nén một trục (Rn), phân thành 04 cấp
(đá cấp 1, đá cấp 2, đá cấp 3, đá cấp 4) quy định thống nhất tại Chỉ dẫn kỹ thuật và
TCVN 11676:2016;
+ Phân nhóm đá cấp 4: Theo phương pháp chấm điểm từng chỉ tiêu và cộng
tổng điểm của 03 chỉ tiêu (cường độ kháng nén, mức độ nứt nẻ, mức độ phong
hóa) cho khối đá, phân thành 04 nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4) quy
định tại TCVN 11676:2016;
- Trang thiết bị được sử dụng: Thiết bị và dụng cụ đo đạc, thiết bị thí
nghiệm, thiết bị văn phòng các loại, búa địa chất.
d) Tóm tắt nội dung phương án: Phân cấp cho phân đoạn theo thực tế thi
công, sau đó tổng hợp kết quả phân cấp các phân đoạn trong cả gói thầu.
- Thu thập Tài liệu gốc:
+ Nội dung và trình tự thu thập tài liệu gốc: (1) Đo đạc địa hình tự nhiên
(sau khi dọn dẹp mặt bằng); (2) Đo đạc hiện trạng mặt lớp tại các điểm dừng thi
công để thực hiện phân cấp; (3) Lấy các mẫu đá, đo đạc xác định vị trí lấy mẫu; (4)
Thí nghiệm xác định cường độ kháng nén Rn của các mẫu đá; (5) Cập nhật địa
hình tự nhiên, hiện trạng mặt lớp tại điểm dừng thi công thực hiện phân cấp, vị trí
lấy mẫu và kết quả nén mẫu đá Rn vào trắc ngang BVTC; (5) Đo vẽ vị trí, xác định
chỉ tiêu mức độ nứt nẻ (thông qua chỉ số RQD) và đánh giá trực quan xác định chỉ
tiêu mức độ phong hóa, theo vết lộ trên mái ta luy nền đường đào hoặc khi thi công
gặp khối đá cục bộ trong phạm vi giữa nền đường đào, thì theo vết lộ trên vách
hiện trạng nền đào tại điểm dừng thi công để thực hiện phân cấp;
+ Phân cấp đá: Theo cường độ kháng nén một trục (Rn), phân thành 04 cấp
(đá cấp 1, đá cấp 2, đá cấp 3, đá cấp 4) quy định thống nhất tại Chỉ dẫn kỹ thuật và
TCVN 11676:2016;
+ Phân nhóm đá cấp 4: Theo phương pháp chấm điểm từng chỉ tiêu và cộng
tổng điểm của 03 chỉ tiêu (cường độ kháng nén, mức độ nứt nẻ, mức độ phong
hóa) cho khối đá, phân thành 04 nhóm (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4) quy
định tại TCVN 11676:2016;
+ Tính toán tỷ lệ khối lượng đào đá theo biện pháp thi công (khoan nổ mìn
/đào thông thường) cho từng phân nhóm đá cấp 4: Căn cứ số điểm trung bình đạt
được của phân nhóm đá cấp 4 đang xét, tính toán tỷ lệ khối lượng đào đá bằng biện
pháp khoan nổ mìn/đào thông thường theo hướng dẫn tại TCVN 11676:2016;
+ Cập nhật mặt cắt địa chất (thể hiện ranh giới phân lớp theo cấp đá và
nhóm đá cấp 4 vào trắc ngang BVTC (đã được cập nhật địa hình tự nhiên) thành
bản vẽ Mặt cắt địa hình, địa chất thực tế;
+ Tính toán khối lượng thực tế, khối lượng phát sinh so với dự kiến của hồ
sơ thiết kế: Lập thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh (theo phân cấp đá trong quá
trình thi công) để tính toán và xác định;
- Lập hồ sơ thiết kế BVTC điều chỉnh (theo phân cấp đá trong quá trình thi
công):
+ Phạm vi điều chỉnh: Các hạng mục có phát sinh do việc thực hiện phân
cấp đá trong quá trình thi công (nền đường, gia cố ta luy nền đào thuộc các phân
đoạn thực hiện phân cấp), trên cơ sở bản vẽ Mặt cắt địa hình, địa chất thực tế đã
thực hiện ở bước thu thập tài liệu gốc;

2
+ Bản vẽ thiết kế BVTC điều chỉnh: Có thể chỉ lập riêng cho phạm vi điều
chỉnh; Hoặc có thể lập chung cho cả phạm vi điều chỉnh lẫn phạm vi không điều
chỉnh, theo nguyên tắc đối với phạm vi không điều chỉnh thì cập nhật theo đúng
thiết kế BVTC ban đầu;
+ Khối lượng thiết kế BVTC điều chỉnh: (1) Lập Bảng tổng hợp khối lượng
thực tế (trên cơ sở các bảng tính chi tiết), khối lượng phát sinh trong phạm vi điều
chỉnh (trong đó khối lượng đào đá cấp 4 được phân tách thành ba loại theo biện
pháp thi công: khoan nổ mìn/đào thông thường); (2) Lập Bảng tổng hợp khối
lượng ngoài phạm vi điều chỉnh (giữ nguyên theo thiết kế BVTC ban đầu); (3) Lập
Bảng tổng hợp khối lượng thiết kế BVTC điều chỉnh (là bảng tổng hợp khối lượng
của 02 bảng trên, trong đó danh mục khối lượng đào nền đường đá cấp 4 theo biểu
giá hợp đồng).
e) Tóm tắt khối lượng thực hiện:
- Phạm vi thực hiện phân cấp: Các đường gom dân sinh, các đường nối hầm
chui dân sinh thuộc Tiểu dự án xây dựng các công trình phụ trợ;
- Phân đoạn thực hiện phân cấp:
1. Phân đoạn: KM87+000-KM94+720
+Đường nối HCDS - Km88+572: Km0+00 - Km0+300;
2. Phân đoạn: KM94+720-KM105+000
+Đường gom Trái Km96: Km96+897,6 - Km96+984,96;
+Đường gom Phải Km96: Km96+370 - Km96+865,95;
+Đường nối HCDS - Km96+679: Km0+200 – Km0+800;
+Đường gom Trái 3: Km0+00 – Km0+574,01;
+Đường gom Phải 2: Km0+180 – Km0+547,5;
+Đường gom Phải 103: Km0+00 – Km0+247,035;
+Đường nối HCDS - Km103+185: Km0+32,71 – Km0+268,49;
3.Phân đoạn: Km105+000-Km117+750 và Km118+750-KM120+000
+Đường gom Trái 105-1: Km0+00 – Km0+235,19;
+Đường nối HCDS - Km105+933: Km0+00 – Km0+253,52;
- Các đợt thu thập tài liệu gốc làm cơ sở cho phân cấp đá theo cường độ
kháng nén (áp dụng phương pháp phân cấp đá theo chỉ dẫn kỹ thuật):
+ Khi đào nền đường gặp đá có cường độ kháng nén
50kG/cm2<Rn≤150kG/cm2;
+ Khi đào nền đường gặp đá có cường độ kháng nén
150kG/cm2<Rn≤600kG/cm2;
+ Khi đào nền đường đến đỉnh nền K98;
(Tầng đá cấp 4 có 10kG/cm2<Rn≤50kG/cm2, thuộc phân nhóm 4, biện pháp
thi công là đào thông thường thì được coi là đất, không thực hiện phân cấp; Những
vị trí đào nền đường gặp đá mà nhà thầu không tạm dừng thi công và yêu cầu giám
sát thi công xây dựng tổ chức lấy mẫu, thu thập tài liệu gốc làm cơ sở cho phân cấp
theo quy đinh của hồ sơ mời thầu, thì khối lượng nhà thầu đã đào đi cũng mặc
nhiên coi là đất);
- Các đợt thu thập tài liệu gốc làm cơ sở cho phân cấp đá (áp dụng phương
pháp phân cấp đá theo TCVN 11676:2016) được thực hiện như sau:
+ Theo chỉ tiêu cường độ kháng nén: Sử dụng dữ liệu thu thập tài liệu gốc
làm cơ sở cho phân cấp đá theo chỉ dẫn kỹ thuật nêu trên;

3
+ Theo các chỉ tiêu mức độ nứt nẻ và chỉ tiêu mức độ phong hóa: Thực hiện
01 đợt theo vết lộ trên mái ta luy nền đường đào đã thi công (trường hợp khi thi
công gặp khối đá cục bộ, không phát triển liên tục tới ta luy nền đào thì theo vết lộ
trên vách hiện trạng nền đào tại điểm dừng thi công để thực hiện phân cấp);
- Phân nhóm đá cấp 4 cho từng phân đoạn:
+ Phân đoạn thực hiện phân nhóm riêng: 3 phân đoạn;
+ Lớp đá cấp 4 thực hiện phân nhóm riêng trong từng phân đoạn: Lớp đá có
50kG/cm2<Rn≤150kG/cm2; Lớp đá có 150kG/cm2<Rn≤600kG/cm2;
- Tính toán tỷ lệ khối lượng đào đá theo biện pháp thi công (khoan nổ mìn
/đào thông thường) cho phân đoạn trên;
- Cập nhật mặt cắt địa chất (thể hiện ranh giới phân lớp theo cấp đá và nhóm
đá cấp 4 vào trắc ngang BVTC (đã được cập nhật địa hình tự nhiên) thành bản vẽ
Mặt cắt địa hình, địa chất thực tế;
- Lập hồ sơ thiết kế BVTC điều chỉnh (theo phân cấp đá trong quá trình thi
công):
+ Bản vẽ thi công điều chỉnh: Lập riêng cho phạm vi điều chỉnh
+ Khối lượng thiết kế BVTC điều chỉnh: (1) Lập Bảng tổng hợp khối lượng
thực tế (trên cơ sở các bảng tính chi tiết, trong đó đối với việc tính toán khối lượng
để phân loại đá cấp 4 theo biện pháp thi công cần lập các bảng tính chi tiết sau:
Bảng tính khối lượng đào đất và đào đá của từng phân nhóm đá cấp 4; Bảng tính
khối lượng đào đá cấp 4 bằng biện pháp khoan nổ mìn /đào thông thường của các
phân nhóm đá cấp 4; Bảng tổng hợp khối lượng đào đá cấp 4 bằng biện pháp
khoan nổ mìn / đào thông thường của tất cả các phân đoạn), khối lượng phát sinh
trong phạm vi điều chỉnh; (2) Lập Bảng tổng hợp khối lượng ngoài phạm vi điều
chỉnh (thuộc các phân đoạn thực hiện phân cấp và các phân đoạn không thực hiện
phân cấp); (3) Lập Bảng tổng hợp khối lượng thiết kế BVTC điều chỉnh.
II. KẾT QUẢ PHÂN CẤP
1. Tóm tắt khối lượng, phương án phân cấp trong hồ sơ thiết :
- Hồ sơ thiết kế của hồ sơ mời thầu (hồ sơ thiết kế BVTC):
- Phương án phân cấp: Dự kiến chiều dày tầng phủ và cấp đất đá, trong đó:
+ Đất: đất hữu cơ, đất cấp 1, đất cấp 2, đất cấp 3, đất cấp 4;
+ Đá: Đá cấp 4;
- Khối lượng: Tính toán theo bản vẽ thiết kế BVTC.
2. Hồ sơ phân cấp đá trong quá trình thi công:
- Phương án phân cấp: Thực hiện theo đúng phương án đặt ra, kết quả như
sau:
- Đá: Đá cấp 4 nhóm 2, nhóm 3;
+ Khối lượng đào đá cấp 4 nhóm 2 ( 7.388,54 m3);
+ Khối lượng đào đá cấp 4 nhóm 3 (33.590,01 m3);
- Phân loại khối lượng đào nền đường đá cấp 4 theo biện pháp thi công
(40.978,55 m3):
+ Khối lượng đào đá cấp 4 nhóm 2: Biện pháp khoan nổ mìn kết hợp đào
máy đào gắn đầu búa thủy lực (6.519,60 m3): 88,24% khối lượng đào đá cấp 4;
đào đá cấp 4 bằng biện pháp đào thông thường (868,94 m3): 11.76% khối lượng
đào đá cấp 4;
+ Khối lượng đào đá cấp 4 nhóm 3: Biện pháp khoan nổ mìn kết hợp đào
máy đào gắn đầu búa thủy lực (18.030,01m3): 53,68% khối lượng đào đá cấp 4;
4
đào đá cấp 4 bằng biện pháp đào thông thường (15.560 m3): 46.32% khối lượng
đào đá cấp 4;
3. Đề nghị bổ sung (nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng: Không.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá chung về chất lượng đã thực hiện:
Đáp ứng yêu cầu của những căn cứ và cơ sở thực hiện phân cấp tại mục II.2.
2. Những phát sinh so với hồ sơ thiết kế
- Phạm vi gặp đá có 150kG/cm2<Rn thực tế không sai khác so với phạm vi
gặp đá trong hồ sơ thiết kế;
- Khối lượng đào đá cấp 4 bằng biện pháp khoan nổ mìn/đào thông thường
thực tế có sai khác so với hồ sơ thiết kế do thực tế nhóm đá C4 có sai khác.
(Chi tiết thể hiện trong hồ sơ phân cấp)
3. Nguyên nhân và biện pháp xử lý (nếu có) về những phát sinh:
Do thực tế không phát sinh đường địa chất, do đó thống nhất thi công theo
thiết kế BVTC được duyệt và biện pháp thi công theo thực tế phân cấp nhóm đá.
4. Tổng hợp những kiến nghị (nếu có)
Thực tế thi công gặp đá C4 có 150kG/cm2<Rn≤600kG/cm2 theo hồ sơ
TKBVTC. Kiến nghị tính toán lại khối lượng khoan nổ mìn/đào thông thường theo
thực tế.

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

You might also like