You are on page 1of 10

BUỔI 5: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ VÀ TÍNH THEO CTHH

A. Lý thuyết & Phương pháp giải về tỉ khối của chất khí.


1. Công thức tính tỉ khối
- Để so sánh khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B, người ta dựa vào tỉ khối của chất khí (tỉ khối là tỉ số
khối lượng mol của 2 chất khí)

- Kí hiệu:

- Công thức:

Trong đó: là tỉ khối của khí A đối với khí B

: khối lượng mol của khí A

: khối lượng mol của khí B

- Nếu khí A nặng hơn khí B.

- Nếu khí A nặng bằng khí B.

- Nếu khí A nhẹ hơn khí B.


2. Tỉ khối của khí A so với không khí
Khối lượng mol trung bình của không khí:
Xem không khí chứa 80% thể tích là N2 và 20% thể tích là O2

Xét 1 mol không khí

Kí hiệu:

- Công thức:

Trong đó: là tỉ khối của khí A đối với không khí

: khối lượng mol của khí A


3. Tỉ khối của hỗn hợp khí X đối với khí A
Xét hỗn hợp khí X chứa:
a1 mol khí X1 khối lượng mol là M1
a2 mol khí X2 khối lượng mol là M2

an mol khí Xn khối lượng mol là Mn
- Công thức:
B. Bài tập vận dụng về tỉ khối của chất khí.
1) Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối
lượng mol của khí A?
2) Một khí có dạng X2 có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731. Xác định khí X2?
3) Tính tỉ khối của hỗn hợp X chứa 3,36 lít khí H2 và 6,72 lít khí N2 (đều đo ở đktc) so với khí heli ?
4) Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
5) Tính tỉ khối của:
a) Khí cacbon đioxit đối với nitơ.
b) Khí clo đối với không khí.
c) Khí sunfurơ đối với Heli.
d) Khí hiđro sunfua đối với metan (CH4).
6) Hỗn hợp A gồm 1 gam hiđro và 480 ml khí CO2 (200C, 1atm).
a) Tính tỉ khối của A đối với oxi.
b) Tính tỉ khối của A đối với không khí.
7) Hỗn hợp X gồm cacbonic và lưu huỳnh đioxit có tỉ lệ thể tích tương ứng bằng 2: 3. Tính tỉ khối của:
a) X đối với nitơ.
b) X đối với không khí.
8) Hỗn hợp X gồm nitơ và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 15,7. Tính:
a) % thể tích khí nitơ.
b) % thể tích khí oxi.
C. Tính theo CTHH & Phương pháp giải
A/ Lý thuyết bài: Tính theo công thức hóa học
1. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
Các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố của hợp chất?
Cách 1.
+ Tìm khối lượng mol của hợp chất
+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng
+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học:

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)


Ví dụ: Xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2
Cách làm

- Tìm khối lượng mol của hợp chất: (g/mol)


- Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O
- Thành phần phần trăm theo khối lượng:

2. Biết thành phần các nguyên tố hãy các định công thức hóa học của hợp chất.
Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất
+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.
Ví dụ: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định
CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol
Cách làm
- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.
Công thức hóa học của hợp chất trên là CO2
3. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.
Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng bằng a : b. Tìm
công thức của hợp chất
Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là
(Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x : y x,y)

=> CTHH
Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy
Ta có:

CTHH: Fe2O3
D. Bài tập tính theo CTHH
Câu 1. Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với
cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.
a) Khối lượng mol phân tử ure
b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.
Giải:
a) Xác định khối lượng mol của hợp chất.

= 14.2 + 2.2 + 12 + 16 = 60 g/mol


Phần % của mỗi nguyên tố.

Câu 2. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác
định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160 g/mol.
Giải:

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Cu; 1 mol nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O.
Công thức hóa học của hợp chất trên là CuSO4
Câu 3. Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp
chất sau:
a) Fe(NO3)3
b) N2O
Giải:
a)

(đvC)

b)

(đvC)

Câu 4. Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol M X = 170 (g/mol), thành phần các
nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.
Giải:
%mO = 100% - 63,53% - 8,23% = 28,24%

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Ag; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O.
Công thức hóa học của hợp chất trên là AgNO3
Câu 5. Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:
- Phân khối của hợp chất là 160 đvC
- Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi
Giải:
Khối lượng mol: MA = 160 gam/mol
Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:


Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 2 mol nguyên tử Fe; 3 mol nguyên tử O.
Công thức hóa học của hợp chất trên là Fe2O3
E. Bài tập tính theo CTHH tự luyện.
Bài tập số 1: Tìm công thức hóa học của một oxit nito, biết tỉ lệ khối lượng của nito đối với oxi là
7:16. Tìm công thức của oxit đó
Giải:

CTHH dạng TQ là

=> CTHH của oxit là N2O5


Bài tập số 2: Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối lượng S thì có 3 phần khối
lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?
Giải:
Gọi CT tổng quát của oxit lưu huỳnh cần tìm là SxOy (x,y: nguyên, dương)
Theo đề bài, ta có:

=> CTPT của oxit lưu huỳnh cần tìm là SO3 (lưu huỳnh trioxit).
Bài tập số 3: Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca : N : O lần lượt là 10 : 7 : 24. Xác
định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số
nguyên tử của N: O = 1:3.
Giải:
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz

Ta có x : y : z =
=> x : y : z = 1 : 2 : 6
Vậy công thức của hợp chất là CaN2O6 hay Ca(NO3)2.
Bài tập số 4: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O.
Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.
Giải:
Hợp chất có công thức dạng CuxOyOz

=> CTHH là CuSO4


Bài tập số 5: Hợp chất R có khố lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là: 82,98% K; còn lại là
oxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất R.
Giải:
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
nK = 78/39 = 2 mol
nO = 16/16 = 1 mol
Vậy công thức hoá học của hợp chất là K2O
G. Bài tập trắc nghiệm tính theo CTHH
Câu 1. Cho các oxit sau: CO2, MgO, Al2O3 và Fe3O4. Trong các chất trên chất nào có tỉ lệ oxi nhiều hơn
cả?
A. CO2
B. MgO
C. Al2O3
D. Fe3O4
Câu 2. Trong nông nghiệp người ta có thể dùng đồng (II) sunfat như một loại phân bón vi lượng để
bón ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 8 gam chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu
gam đồng?
A. 3,4 g
B. 3,2 g
C. 3,3 g
D. 4,5 g
Câu 3. Trong các loại phân đạm sau:NH4NO3, (NH4)2SO4, (NH2)2CO, NH4Cl. Phân đạm nào có tỉ lệ %
nitơ cao nhất?
A. NH4NO3,
B. (NH2)2CO
C. (NH4)2SO4
D. NH4Cl
Câu 4. Cho các oxit sắt, muối sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4. Trong các oxit trên oxit nào có tỉ lệ nhiều
sắt hơn cả?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FeSO4
Câu 5. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố đồng và oxi trong CuO lần lượt là:
A. 70% và 30%
B. 79% và 21%
C. 60% và 40%
D. 80% và 20%
Câu 6. Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố đồng, lưu huỳnh và oxi có trong CuSO4 lần
lượt là:
A. 30%; 30% và 40%
B. 25%; 25% và 50%
C. 40%; 20% và 40%
D. Tất cả đều sai.
Câu 7. Một hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố O chiếm
25,8% khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của O và Na có trong phân tử hợp chất lần
lượt là:
A. 1 và 2
B. 2 và 4
C. 1 và 4
D. 2 và 2
Câu 8. Khi phân tích một mẫu quặng sắt Fe2O3, người ta thấy có 2,8 g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong
mẫu quặng trên là:
A. 6g
B. 5 g
C. 4g
D. 12g
Câu 9. Một loại quặng sắt chứa 90% Fe3O4. Khối lượng sắt có trong 1 tấn quặng đó là:
A. 0,65 tấn B. 0,651 tấn C. 0,66 tấn D. 0,76 tấn
Câu 10. Oxit nào sau đây chứa phần trăm về khối lượng nguyên tố oxi nhiều nhất: CO 2, SO2, Fe2O3 và
Cr2O3.
A. CO2 B. Fe2O3 C. SO2 D. Cr2O3
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố
B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất
C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó
D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất
Câu 12. Trong muối ngậm nước Na2CO3.xH2O, Na2CO3 chiếm 37,07% về khối lượng, x có giá trị là:
A. 9 B. 8 C. 7 D. 10
Câu 13. Một oxit của sắt có phân tử khối là 160 đvC, thành phần % về khối lượng của oxi là 30%.
Công thức phân tử của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B . Fe3O4 C. FeO D. Fe3O2
Câu 14. Khối lượng của kim loại R hoá trị II trong muối cacbonat chiếm 40%. Công thức hoá học của
muối cacbonat là:
A. CaCO3 B. CuCO3 C. FeCO3 D. MgCO3
Câu 15. Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần % về
khối lượng Cu là 80%. Công thức hoá học của đồng oxit là:
A. Cu2O B. Cu3O4 C. CuO2 D. CuO
Câu 16. Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố P và O, trong đó oxi chiếm 43,64% về khối lượng, biết phân
tử khối là 110. Công thức hoá học của hợp chất là:
A. P2O5 B. P2O3 C. PO D. P2O
Câu 17. Trong một oxit của nitơ, cứ 7 g N kết hợp với 16 g O. Công thức hoá học đơn giản oxit của
nitơ là:
A. NO B. N2O5 C. NO2 D. N2O
Câu 18. Một oxit của kim loại M có hoá trị n, trong đó thành phần % về khối lượng của O chiếm 30%.
Biết hoá trị cao nhất của kim loại là III. Oxit kim loại này chỉ có thể là:
A. CaO B. Fe2O3 C. MgO D. CuO
Câu 19. X là hợp chất khí với hiđro của phi kim S, trong hợp chất này S chiếm 94,12%; H chiếm
5,88%. X là công thức hoá học nào sau đây. Biết dX/H2 = 17.
A. HS B. H2S C. H4S D. H6S2
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 1,37 g một hợp chất X cho 0,392 lít CO 2 (đkc) và 2,32 g SO2. CTHH của
X là:
A. CS B. CS2 C. CS3 D. C2S5
Câu 21. Đốt 0,12 g magiê trong không khí, thu được 0,2 g magie oxit. CTHH của magiê oxit là:
A. MgO B. Mg2O C. MgO2 D. Mg2O3
Câu 22. Đốt nóng hỗn hợp bột magiê và lưu huỳnh thu được hợp chất magie sunfua. Biết 2 nguyên tố
kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là m Mg : mS = 3: 4. Công thức hoá học đơn giản của magie
sunfua là:
A. MgS2 B. Mg3S2 C. MgS D. Tất cả đều sai.
Câu 23. Cho 2 g thuỷ ngân kết hợp với clo tạo ra 2,71 g thuỷ ngân clorua. CTHH của thuỷ ngân clorua
là:
A. HgCl B. HgCl2 C. Hg2Cl D. Tất cả đều sai.
23
Câu 24. 0,25 mol oxit sắt chứa 7,5.10 nguyên tử Fe và O. Công thức hoá học đơn giản của oxit sắt là?
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe2O
Câu 25. Một muối clorua của kim loại chì, trong đó chứa 25,54% nguyên tố clo. CTHH của muối chì
là:
A. PbCl4 B. PbCl C. PbCl2 D. Tất cả đều sai.
Câu 26. Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử
oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Công thức của oxit là:
A. K2O B. Cu2O C. Na2O D. Ag2O
Câu 27. Một nguyên tử M kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành hợp chất X. Trong phân tử X, khối
lượng H chiếm 17,65%. Công thức đơn giản của X là:
A. PH3 B. CH3 C. NH3 D. Tất cả đều sai.
Câu 28. Một hợp chất Y có nguyên tố cacbon chiếm 80% và 20% là hiđro. Tỉ khối của Y với hiđro
bằng 15. Y là công thức đơn giản nào sau đây:
A. CH3 B. C2H8 C. C2H4 D. C2H6
Câu 29. Một oxit có thành phần là mS: mO = 24: 36. Công thức hoá học đơn giản của oxit là:
A. SO3 B. SO2 C. SO4 D. S2O4
Câu 30. Một hợp chất có thành phần là mC: mH = 48: 10. Công thức hoá học đơn giản của hợp chất là:
A. C4H4 B. C4H10 C. C2H6 D. C4H8
Câu 31. Một oxit của nitơ, có phân tử khối là 108, biết mN : mO =7: 20. CTHH đơn giản của oxit là:
A. NO B. N2O4 C. NO2 D. N2O5
Câu 32.Trong nước mía ép có chứa một loại đường có thành phần các nguyên tố là: 42,11% C; 6,43%
H; 51,46% O và phân tử khối là 342. Công thức hoá học đơn giản của đường trong nước mía ép
là:
A. C6H12O6 B. C12H22O10 C. C12H22O11 D. Tất cả đều sai
Câu 33. Một oxit sắt có thành phần là mFe: mO = 7: 3. Công thức hoá học đơn giản của oxit là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO2
Câu 34. Đốt 16,8 g sắt kim loại trong bình chứa khí oxi, người ta thu được 23,2 g oxit sắt. Công thức
đơn giản của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe2O
3
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn 0,74 g chất rắn X cần 1,12 dm không khí chứa 20% thể tích O2. Sản phẩm
đốt cháy gồm 224 cm3 CO2; 0,53 g Na2CO3 và H2O. Biết thể tích các khí đo đkc. A có CT PT là:
A. C3H2O4Na2 B. C3H2O2Na2 C. C3H2O3Na2 D. C2H4O4Na2
Câu 36. Đun nóng 3,2 g bột đồng trong khí clo, người ta thu được 6,75 g đồng clorua. Công thức đơn
giản của đồng clorua là công thức nào?
A. CuCl2 B. CuCl C. CuCl3 D. Cu2Cl2
Câu 37. Một hợp chất X có 85,7% C, còn lại là nguyên tố H, biết hợp chất này có phân tử khối bằng
phân tử khối của khí nitơ. Công thức phân tử của hợp chất là:
A. C2H4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 38. Khi đốt nóng 1 g sắt kết hợp với 1,9 g clo tạo ra hợp chất sắt clorua. Biết phân tử của hợp chất
chỉ chứa một nguyên tử sắt. Công thức phân tử của hợp chất là:
A. FeCl3 B. FeCl2 C. FeCl D. FeCl4
Câu 39. Phân tích một hợp chất có 3 nguyên tố C, H và O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24 g hợp chất thì thu
được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Khối lượng mol của hợp chất là 62 g. Công thức phân tử của
hợp chất là:
A. C2H6O B. C2H6O2 C. C3H6O2 D. CH2O
Câu 40. Một hợp chất có thành phần phần trăm theo khối lượng là: 58,5% C; 4,1% H; 11,4% N và 26%
O. Công thức hoá học đơn giản của hợp chất là:
A. C6H5NO2 B. C6H4NO2 C. C6H5NO D. Tất cả đều sai.
Câu 41. Một oxit đồng có tỉ lệ khối lượng giữa Cu và O là 4: 1. CTHH đơn giản của hợp chất oxit đồng
là:
A. CuO B. Cu2O C. Cu2O2 D. CuO2
Câu 42: Thành phần các nguyên tố của một hợp chất X có 58,5% C; 4,1% H; 11,4% N và 26% O. Khối
lượng mol phân tử của hợp chất X là 123g. CTHH của hợp chất là:
A. C3H5NO2 B. C6H5NO2 C. C6H13NO2 D. C2H5NO2

You might also like