You are on page 1of 35

Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

UBND QUẬN CẦU GIẤY


TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI

NỘI DUNG ÔN TẬP


KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2023 - 2024

KHỐI 6

1 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ TOÁN - TIN MÔN: TOÁN - LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


1. Số học: Từ bài 1 đến hết bài 11:
- Tập hợp số tự nhiên.
- Phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia số tự nhiên.
- Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
- Thứ tự thực hiện các phép tính.
- Quan hệ chia hết và tính chất.
- Dấu hiệu chia hết.
- Số nguyên tố.
- Ước chung. Ước chung lớn nhất.
- Bội chung. Bội chung nhỏ nhất.
2. Hình học: Bài 18, bài 19:
- Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều.
- Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
1. TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
Câu 1. Cho tập hợp A = {m; n; 3; 9}. Cách viết đúng là:
A. m  A. B. {3}  A. C. n  A. D. 9  A.
Câu 2. Tập hợp M các số nguyên tố có một chữ số là:
A. M = 3;5;7;9 . B. M = 2;3;5;7 . C. M = 3;5;7 . D.
M = 1; 2;3;5;7 .
Câu 3. Cho B = 0; 2; 4;6;8;10 . Tập hợp B được viết bằng cách chỉ ra dấu hiệu đặc trưng cho các
phần tử của tập hợp là:
A. B = {x | x là số tự nhiên, x < 11}. B. B = {x | x là số tự nhiên, x < 10}.
C. B = {x | x là số tự nhiên, x  10}. D. B = {x | x là số tự nhiên chẵn, x  10}.
Câu 4. Số La Mã XXVIII tương ứng giá trị nào trong hệ thập phân?
A. 208 . B. 28 . C. 10108 . D. 253 .

2 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 5. Thời gian được thể hiện trên đồng hồ là:

A. 10giờ 2 phú B. 10giờ kém 10phút. C. 11giờ 10 phút. D. 10giờ 10phút.


Câu 6. Trong sách giáo khoa Lịch Sử và Địa lí 6 (Bộ Chân trời sáng tạo – trang 89) có giới thiệu
đoạn thơ về hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị như sau:

Trong câu thơ trên, số La mã XVII có giá trị trong hệ thập phân là:
A. 7 . B. 17 . C. 15 . D. 12 .
Câu 7. Số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là:
A. 425. B. 693. C. 660 . D. 250.
Câu 8. Để 3a2b chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 thì:
A. a = 6, b = 0. B. a = 4, b = 0. C. a = 0, b = 4. D. a = 5, b = 0.
Câu 9. Cách viết nào sau đây là đúng?
A. Ư(6) = {0; 1; 2; 3; 6}. B. Ư(6) = {1; 2; 3; 6;…}.
C. B(6) = {1; 6;12; 18; 24;…}. D. B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;…}.
Câu 10. Cách viết nào sau đây là sai?
A. ƯC(12; 15) = {1; 3}. B. ƯCLN(18; 180) = 9.
C. ƯC(18; 180) = Ư(18). D. ƯCLN(18; 180) = 18.
Câu 11. Tìm tập hợp các số tự nhiên x, biết x ∈ B(15) và x < 45.
A. {0; 15; 30; 45}. B. {15; 30}. C. {0; 15; 30}.D. {15; 30; 45}.
Câu 12. Trong các tổng sau, tổng chia hết cho 12 là:
A. 6 + 12 + 24 . B. 20 + 12 . C. 24 + 60 + 12 . D. 120 + 18 + 180 .
Câu 13. Khi phân tích 240 ra thừa số nguyên tố thì kết quả đúng là:
A. 16.3.5 . B. 22.32.5 . C. 24.3.5 . D. 24.32.5 .
Câu 14. Trong các số 2; 17; 41; 105 + 105 thì số nào là hợp số?
A. 2. B. 17 C. 41 D. 105 + 105
Câu 15. Trong hình tam giác đều mỗi góc bằng bao nhiêu độ?
A. 60 . B. 90 . C. 120 . D. 30 .

3 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 16. Số hình tam giác đều có trong hình bên là:

A. 10 . B. 11. C. 13 . D. 9 .
Câu 17. Trong các hình sau, hình nào là hình lục giác đều?
H
D C M L O P
E
(H1) N (H2) K (H3) (H4)
G S Q

A B I J F R

A. H1. B. H2. C. H3. D. H4.


Câu 18. Cho các biển báo giao thông dưới đây:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?


A. Hình 1 là biển báo dừng lại có hình lục giác đều.
B. Hình 2 là biển báo chỉ đường cao tốc có hình tam giác đều.
C. Hình 3 là biển báo đường giao nhau có hình tam giác đều.
D. Hình 3 là biển báo đường giao nhau có hình vuông.
Câu 19. Cho hình chữ nhật ABCD. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A B

D C

4 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

A. AC = BA . B. AC = DO . C. AC = BD . D. OB = CD .
Câu 20. Hình nào sau đây luôn có tất cả các cạnh bằng nhau?
A. Hình thoi. B. Hình chữ nhật.
C. Hình bình hành. D. Hình thang cân.
2. TỰ LUẬN
Dạng 1: Viết tập hợp các số tự nhiên.
Bài 1. Viết mỗi tập hợp sau bằng hai cách và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử:
a) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 7 và không vượt quá 17.
b) Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 115 và chia hết cho cả 2 và 5.
c) Viết tập hợp C gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 51, không vượt quá 100 và là bội
của 7.
d) Viết tập hợp D gồm các số tự nhiên là hợp số và nhỏ hơn 20.
Dạng 2: Thực hiện các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên.
Bài 2. Thực hiện phép tính (tính hợp lý nếu có thể):
a) 287 + 121 + 513 + 79 b) 35.43 + 35.56 + 35
c) 31.65 + 31.35 − 4.6.25 d) 43.27 + 93.43 + 57.61 + 59.57
e) 43.27 + 43.39 + 57.76 f) 84 : 4 + 39 : 37 + 50

g) 107 − [45 − (14 + 221 : 218 )] (


h) 34 + (9 − 2) 2 − 12 + 23 )
i) 1250 + (42 – 6)3 : 4 k) 1391 – (31 – 22.5)2

m) 96 − 4 : (11 − 9 ) : ( 7 − 5) 
5 3
l) 316 : 312.32
 
k) 2448 – [119 – (23 – 24 : 22)] – 42 p) (527 + 153) . (395 – 25) . (43 – 82)
o) 500 – {5 . [409 – (23.3 – 21)2] + 103} : 15 q) 12 + 15 + 18 + …. + 99
Bài 3. Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x – 50 = 23 b) 250 + 5.x = 600
c) 125 - (16 + x) = 22 d) 125 – 3.(x + 3) = 65
5
e) 2 x − 320 : 2 = 4
3
( 4 3
)
f) 3 x − 2 .7 = 2.7
4

Bài 4. Tìm số tự nhiên n, biết:


a) 2n = 8 b) 5n.5 = 625 c) 2n.22021 = 22025
Dạng 3: Quan hệ chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.
Ước số, bội số, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
Bài 5. Tìm các chữ số a và b để:
a) Số 4a12 chia hết cho 9. b) Số 527b chia hết cho 3.
c) Số 2a41b chia hết cho cả 2; 5 và 9. d) Số 35a2b chia hết cho cả 5 và 9 nhưng không
chia hết cho 2.
Bài 6. Tìm ƯCLN của các số sau:
5 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

a) 36 và 180 b) 600 và 280 c) 150; 90 và 120


Bài 7. Tìm BCNN của các số sau:
a) 24 và 180 b) 70 và 280 c) 75; 90 và 135
Bài 8. Tìm các số tự nhiên x thỏa mãn:
a) 84 x, 180 x và 6  x < 15.
b) 300 x, 180 x và x không vượt quá 15.
c) 4 < x < 7 và các số 270; 225; 105 đều chia hết cho x.
d) Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng a 36 và a 40 .
Bài 9. Số học sinh khối 6 và 7 của một trường khoảng từ 250 đến 300 em. Khi cô tổng phụ trách
muốn cho xếp hàng 8 , hàng 10 , hàng 12 để tham gia hoạt động ngoài trời thì không thừa bạn nào.
Tính học sinh khối 6 và 7 của trường đó.
Bài 10. Một hội từ thiện tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, số hàng quyên góp được đóng
thành các túi như nhau. Nếu xếp số túi này vào các thùng chứa 18 túi hay 24 túi hoặc 28 túi đều vừa
đủ, không thừa túi nào. Tính số túi hàng mà tổ chức đó đã quyên góp được, biết số túi này trong khoảng
từ 1400 đến 1600 túi.
Bài 11. Người ta muốn chia 374 quyển vở, 68 cái thước và 918 nhãn vở thành một số phần thưởng
như nhau. Hỏi có thể chia được nhiều nhất là bao nhiêu phần thưởng, mỗi phần thưởng có bao nhiêu
quyển vở, thước, nhãn vở.
Bài 12. Một nhà từ thiện muốn chia 40 cái bánh trung thu, 60 cây lồng đèn và 80 hộp sữa thành
các phần quà, sao cho mỗi phần quà có số bánh, lồng đèn và hộp sữa bằng nhau. Hỏi có thể chia
được nhiều nhất bao nhiêu phần quà?
Bài 13. Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 6  (x – 1) b) 5  (x + 1) c*) (x + 11)  (x + 2)
Bài 14*. Không tính các lũy thừa, hãy so sánh:
11 8 5 7 36 24
a) 27 và 81 b) 625 và 125 c) 5 và 11
Bài 15*. Chứng tỏ rằng:
a) A = 31 + 32 + 33 + … + 330 chia hết cho 4.
b) B = 1 + 3 + 32 + 33 + … + 398 chia hết cho 13.
Bài 16*. Cho (a + 5b)  7 (a, b  N). Chứng tỏ rằng (10a + b)  7
Dạng 4: Bài tập hình học.
Bài 17. Cho hình lục giác đều ABCDEF . Hãy kể tên các hình tam giác đều trong hình sau:

6 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

A B

F C
O

E D

Bài 18. Kể tên các hình thang cân trong hình vẽ sau:
H

D E

M N

Q P

Bài 19. Cho hình vẽ các tam giác ABC , ACD , CDE là tam giác đều. Hãy kể tên các hình thoi có trong
hình vẽ.
D A

E C B

Bài 20. Cho hình bình hành EFGH .


E F

H G

a) Hãy kể tên các cạnh bằng nhau trong hình vẽ.


b) Hãy kể tên các góc bằng nhau trong hình vẽ.
c) Hãy kể tên các cạnh song song trong hình vẽ.
Bài 21.
a) Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 5cm.
b) Vẽ hình vuông DEFG có cạnh bằng 4cm.
c) Vẽ hình chữ nhật MNPQ có MN = 5cm, NP = 3cm.
d) Vẽ hình thoi ABCD có cạnh AB = 4cm.
e) Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 4cm, FH = 5cm.

-----------HẾT------------
7 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ KHTN - CN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Ôn các bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM

Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
Câu 1. Người ta dùng dụng cụ nào sau đây để đo độ dài?
A. Thước cuộn. B. Bình tam giác.
C. Đồng hồ đeo tay. D. Cân điện tử.
Câu 2. Loại đồng hồ thích hợp nhất để đo thời gian của vận động viên chạy 1000 m là
A. đồng hồ bấm giây. B. đồng hồ treo tường.
C. đồng hồ đeo tay. D. đồng hồ cát.
Câu 3. Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị nào là đơn vị đo thời gian?
A. Giờ. B. Ngày. C. Phút. D. Giây.
Câu 4. Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài cơ bản?
A. Mét (m). B. Kilômét (km). C. Centimét (cm). D. Đềximét
(dm).
Câu 5. Nhiệt độ là số đo
A. độ “nóng” của vật. B. độ “lạnh” của vật.
C. độ “nóng”, “lạnh” của nhiệt kế. D. độ “nóng”, “lạnh” của một vật.
Câu 6. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo nhiệt độ?
A. Cân. B. Đồng hồ. C. Nhiệt kế. D. Thước.
Câu 7. Chọn phát biểu sai khi nói về chất?
A. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.

8 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

B. Mỗi vật thể chỉ được tạo từ một chất duy nhất.
C. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.
Câu 8. Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Cây lúa. B. Cây cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc.
Câu 9. Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ
A. thể lỏng sang thể khí. B. thể khí sang thể lỏng.
C. thể rắn sang thể lỏng. D. thể lỏng sang thể rắn.
Câu 10. Bạn An đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có khối lượng
và thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Mẫu chất đó đang ở thể gì?
A. Rắn. B. Không xác định. C. Lỏng. D. Khí.
Câu 11. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần. Trong trường hợp này diễn ra
quá trình chuyển thể nào của chất?
A. Sự nóng chảy. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự ngưng tụ.
Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của chất?
A. Màu sắc. B. Tính dẫn điện.
C. Tính tan. D. Khả năng tác dụng với nước.

Câu 13. Vật liệu có tính chất trong suốt là


A. kim loại nhôm. B. thủy tinh. C. gỗ. D. thép.
Câu 14. Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn?
A. Than đá. B. Dầu hỏa. C. Dầu diesel. D. Xăng.
Câu 15. Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu?
A. Nặng hơn nước. B. Tan trong nước. C. Cháy được. D. Là chất rắn.
Câu 16. Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?
A. Gốm, nhựa, cao su, thủy tinh. B. Gốm, nhựa, xăng, gỗ.

9 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

C. Nhựa, xăng, dầu mỏ, cao su. D. Quặng, dầu mỏ, cao su, thủy tinh.
Câu 17. Nhiên liệu hóa thạch là
A. nguồn nhiên liệu tái tạo.
B. đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
C. dầu mỏ, than đá, gỗ.
D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 18. Loại nguyên liệu nào sau đây không thể tái sinh?
A.Gỗ. B. Bông. C. Dầu mỏ. D. Nông sản.
Câu 19. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo. B. Rau xanh.
C. Thịt. D. Gạo và rau xanh.
Câu 20. Phát biểu nào không phải là tính chất của oxygen?
A. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
B. Oxygen tan nhiều trong nước.
C. Oxygen khi hóa lỏng và rắn có màu xanh nhạt.
D. Oxygen duy trì sự cháy.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của khoa học tự nhiên và đối tượng nghiên
cứu của từng lĩnh vực.
Câu 2. Vật sống khác vật không sống ở những điểm nào? Lấy 3 ví dụ về vật sống và 3 ví dụ
về vật không sống.
Câu 3.
a) Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình dưới đây và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu.

10 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b) Hãy nêu các bước xử lí khi bị hoá chất dính vào người.
Câu 4.

a) Cho các cụm từ sau: làm sạch, kiểm tra, đọc nhiệt độ, nhiệt kế, vạch thấp nhất. Hãy chọn cụm
từ phù hợp nhất điền vào chỗ trống “…” trong các phát biểu sau về cách đo nhiệt độ của cơ thể.
Để đo nhiệt độ cơ thể, trước tiên phải (1) ………………….. xem thủy ngân đã tụt xuống
dưới (2) ………………………….. chưa, nếu còn ở trên thì cầm nhiệt kế và vẩy mạnh cho thủy
ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất. Dùng bông và cồn y tế (4) …………………… nhiệt kế.
Đặt (4) ……………………… vào nách, kẹp cánh tay lại giữa nhiệt kế. Sau khoảng 3 phút, lấy
nhiệt kế ra và (5)…………………………………..
b) Hãy ghép nội dung ở 2 cột sau rồi ghi câu trả lời vào cột “Trả lời” sao cho phù hợp.
Mục đích sử dụng Dụng cụ đo Trả lời
1. Đo cân nặng cơ thể người a) Thước cuộn 1 - ………..
2. Đong 300 ml nước b) Ống hút nhỏ giọt 2 - ………...
3. Đo thời gian các bạn học sinh lớp 6A
c) Cân y tế 3 - ………...
chạy quãng đường 100 m
4. Đo chiều dài lớp học d) Đồng hồ bấm giây điện tử 4 - ………..
e) Cốc đong có GHĐ 500 ml

11 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

f) Thước kẻ thẳng
c) Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của các dụng cụ sau.

GHĐ: ………………… ĐCNN: …………….

GHĐ: ………………… ĐCNN: …………….

Câu 5.
a) Hãy phân biệt chất rắn, chất lỏng, chất khí qua các đặc điểm: khối lượng, hình dạng, kích
thước (hoặc thể tích) và sự sắp xếp các “hạt” trong từng chất. Lấy ví dụ cho từng loại chất.
b) Hãy điền dấu “x” vào ô trống trong bảng dưới đây sao cho phù hợp.
Hiện tượng Tính chất Tính chất
vật lý hóa học
Nước không màu, không mùi, không vị.
Nước sôi tại nhiệt độ 1000C.
Dây đồng có khả năng dẫn điện.
Đá vôi bị nung nóng tạo thành khí carbon dioxide.
Mưa axit làm bào mòn các vật liệu kim loại.
Gỗ cháy thành than.
Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong
không khí.
c) Các trường hợp sau đã diễn ra sự chuyển thể nào của chất?
1. Hiện tượng sương mù.
2. Quần áo ướt khi phơi dưới trời nắng sẽ khô dần.
3. Miếng bơ để ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng.
4. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.
5. Khi tắm nước nóng, ta thấy hiện tượng kính nhà tắm bị mờ.
Câu 6.
a) Nêu tầm quan trọng của oxygen đối với con người, động vật, thực vật. Trình bày vai trò của
không khí đối với tự nhiên.

12 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

b) Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí.
- Trong một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí?
- Cho biết: lượng khí oxygen chỉ chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí và cơ thể người chỉ giữ
lại trong cơ thể khoảng 1/3 lượng oxygen khi hít vào. Vậy một ngày đêm, mỗi người giữ lại
trong cơ thể trung bình bao nhiêu lít oxygen?
Câu 7.
a) Ghép các ý ở cột A với ý ở cột B tương ứng và ghi đáp án vào cột “ Trả lời”

A (Vật liệu) B (Tính chất đặc trưng) Trả lời

1. Nhựa a. bền, chắc, dễ tạo hình, dễ bị ẩm mốc, mối mọt. 1 - …….

2. Kim loại b. có tính đàn hồi, cách điện và không thấm nước. 2 - …….

3. Cao su c. cứng, cách điện tốt, bền với môi trường. 3 - …….

4. Thủy tinh d. dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo. 4 - …….

5. Gốm e. nhẹ, dễ tạo hình, không dẫn điện dẫn nhiệt kém. 5 - …….

6. Gỗ f. trong suốt, dễ vỡ, không thấm nước. 6 - …….

b) Nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
Câu 8. Em hãy nêu vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người.
- - - HẾT- - -

13 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ KHTN - CN MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 1: Khái quát về nhà ở
Bài 2: Xây dựng nhà ở
Bài 3: Ngôi nhà thông minh
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khu vực nào sau đây thuộc khu vực của nhà ở?
A. Nơi cất giữ đồ dùng dạy học. B. Nơi đóng phí.
C. Nơi ngủ nghỉ của các thành viên trong gia đình. D. Nơi làm thủ tục, hồ sơ.
Câu 2. Phòng khách của ngôi nhà có chức năng gì?
A. Là nơi ngủ nghỉ của các thành viên.
B. Là nơi nấu ăn của gia đình.
C. Là nơi tiếp khách, xem truyền hình, nghe nhạc, giải trí của các thành viên.
D. Là nơi vệ sinh cá nhân.
Câu 3. Nhà ở nông thôn không có đặc điểm nào?
A. Có 2 nhà: nhà chính và nhà phụ.
B. Chuồng trại chăn nuôi xây chung với nhà chính.
C. Chuồng trại chăn nuôi và vệ sinh thường xa nhà, tránh hướng gió.
D. Nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ.
Câu 4. Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?
A. Nhà chung cư. B. Nhà nổi. C. Nhà sàn. D. Nhà mặt phố.
Câu 5. Nhà nổi thường có ở khu vực nào?
A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du Bắc Bộ.
Câu 6. “Thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát quá trình thi công các công trình
xây dựng để đảm bảo đúng thiết kế” là công việc của
A. kiến trúc sư. B. kỹ sư cầu đường. C. thợ xây. D. kỹ sư xây dựng.
Câu 7. Vật liệu nào kết hợp với xi măng, nước tạo ra vữa xây dựng?
A. Mùn cưa. B. Cát. C. Đá. D. Sỏi.
Câu 8. Vật liệu nào sau đây không dùng để làm tường nhà?
A. Ngói. B. Tre. C. Gạch ống. D. Gỗ.
Câu 9. Bước hoàn thiện gồm những công việc chính nào?
A. Trát và sơn tường. B. Lắp khung cửa.
C. Xây tường. D. Cán nền, làm mái.

14 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 10. Nội thất là gì?


A. Đồ đạc, các loại tiện nghi, bài trí, làm thành phía bên ngoài của ngôi nhà.
B. Đồ đạc, các loại tiện nghi, bài trí, làm thành phía bên trong của ngôi nhà.
C. Là những đồ đạc trang trí bên trong ngôi nhà.
D. Là những vật thể còn thô sơ.
Câu 11. Thứ tự các bước chính để xây dựng một ngôi nhà là
A. Thiết kế → hoàn thiện → thi công thô.
B. Thiết kế → thi công thô → hoàn thiện.
C. Thi công thô → thiết kế → hoàn thiện.
D. Hoàn thiện → thi công thô → thiết kế.
Câu 12. Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà mô tả hệ thống nào
trong ngôi nhà thông minh?
A. Hệ thống an ninh, an toàn. B. Hệ thống chiếu sáng.
C. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ. D. Hệ thống giải trí.
Câu 13. Ý nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của ngôi nhà thông minh?
A. Các thiết bị lắp đặt, sử dụng trong ngôi nhà có công suất tiêu thụ điện năng thấp nhất.
B. Có hệ thống điều khiển cho phép truy cập từ xa.
C. Sử dụng cảm biến để giám sát các trạng thái của ngôi nhà như kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng.
D. Các thiết bị trong ngôi nhà có thể ghi nhớ thói quen của người sử dụng, tự thay đổi và cập
nhật cài đặt sẵn cho phù hợp.
Câu 14. Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
A. Sử dụng năng lượng mọi lúc, mọi nơi.
B. Sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu.
C. Giảm mức tiêu thụ năng lượng tối đa.
D. Sử dụng thiết bị có công suất nhỏ nhất.
Câu 15. Ngôi nhà thông minh không có chức năng nào sau đây?
A. Kiểm soát môi trường, nhiệt độ, độ ẩm.
B. Điều khiển bằng giọng nói.
C. Chăm sóc sức khỏe cho người sử dụng.
D. Điều khiển hệ thống sân vườn thông minh.
Câu 16. Giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình
nào sau đây thuộc nhóm giải pháp ý thức con người?
A. Lựa chọn đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
B. Thiết kế đảm bảo tính thông thoáng.
C. Sử dụng vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt.
D. Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên.
II. TỰ LUẬN
15 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 1. Trình bày các bộ phận chính của một ngôi nhà. Nhà ở nông thôn, thành thị có các đặc
điểm gì?
Câu 2. Tại sao nói nhà ở là nơi vừa có giá trị vật chất vừa là nơi có giá trị tinh thần đối với con
người?
Câu 3. Em hãy trình bày các bước xây dựng nhà ở.
Câu 4. Em hãy nêu các đặc điểm chính của ngôi nhà thông minh.
-HẾT-

16 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ TOÁN - TIN MÔN: TIN- LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 1 : Thông tin và dữ liệu
- Dữ liệu, thông tin và vật mang tin là gì?
Bài 2: Xử lí thông tin
- Các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin (Thu nhận, Xử lí, lưu trữ và truyền thông tin).
- Thiết bị vào/ thiết bị ra của máy tính
Bài 3: Thông tin trong máy tính
- Thông tin trong máy tính biểu diễn dưới dạng dãy bít gồm hai kí hiệu 0 và 1.
- Đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin là bit (1 byte = 8 bit) và Bảng đo dung lượng thông tin trang
14. (Vận dụng ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị)
- Mã hóa một số trong phạm vi 0 - 7
Bài 4: Mạng máy tính
- Một mạng máy tính cần tối thiểu gì? Lợi ích của mạng máy tính ?
- Mạng máy tính gồm các thành phần gì (Thiết bị đầu, cuối, Phần mềm mạng, thiết bị kết nối…) ?
- Làm thế nào để kết nối được mạng?
B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
I. Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Cho bảng chuyển đổi các kí tự sang dãy bit như sau:
I O T N
01000100 00010110 10000100 00010010
Từ “N” được biễu diễn thành dãy bit sẽ là?
A. 01000100. C. 10000100.
B. 00010110. D. 00010010.
Câu 2: Số hóa dữ liệu là
A. chuyển dữ liệu thành dãy bit. C. chuyển hình ảnh thành dãy bit.
B. chuyển văn bản thành dãy bit. D. chuyển âm thanh thành dãy bit.
Câu 3: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa
cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn
sách A?
A. 8000. B. 8129. C. 8291. D. 8192.
Câu 4: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không phải là lợi ích của việc sử dụng
mạng máy tính?
A. Giảm chi phí khi dùng chung phần cứng.
17 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

B. Người sử dụng có quyền kiểm soát độc quyền đối với những dữ liệu và ứng dụng của riêng
họ.
C. Giảm chi phí khi dùng chung phần mềm.
D. Cho phép chia sẻ dữ liệu, tăng hiệu quả sử dụng.
Câu 5: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị đầu cuối?
A. Máy tính. C. Bộ định tuyến.
B. Máy in. D. Máy quét.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Mạng không dây thuận tiện cho những người di chuyển nhiều.
B. Mạng không dây dễ dàng lắp đặt hơn vì không cần khoan đục và lắp đặt đường dây.
C. Mạng không dây thường được sử dụng cho thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại,…
D. Mạng không dây nhanh hơn và ổn định hơn mạng có dây.
Câu 7: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là?
A. Dãy bit. B. Văn bản. C. Hình ảnh. D. Âm thanh.
Câu 8: Đơn vị đo dữ liệu nào sau đây là lớn nhất?
A. Gigabyte. B. Megabyte. C. Kilobyte. D. Bit.
Câu 9: Một gigabyte xấp xỉ bằng
A. 1 triệu byte. C. 1 nghìn tỉ byte.
B. 1 tỉ byte. D. 1 nghìn byte.
Câu 10: Một thẻ nhớ 4 GB lưu trữ được khoảng bao nhiêu ảnh 512 KB?
A. 2 nghìn ảnh. C. 8 nghìn ảnh.
B. 4 nghìn ảnh. D. 8 triệu ảnh.
Câu 11: Một ổ cứng di động 2 TB có dung lượng nhớ tương đương bao nhiêu?
A. 2048 KB. B. 1024 MB. C. 2048 MB. D. 2048 GB.
Câu 12: Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong
quá trình xử lý thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ. C. Xử lí. D. Truyền.
Câu 13: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng,… của con người
được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ. C. Xử lí. D. Truyền.
Câu 14: Thiết bị nào sau đây của máy tính được ví như bộ não của con người?
A. Màn hình. C. Bàn phím.
B. Chuột. D. Bộ xử lý trung tâm.
Câu 15: Một bit được biểu diễn bằng
A. một chữ cái. C. kí hiệu 0 hoặc 1.
B. một kí hiệu đặc biệt. D. chữ số bất kì.

18 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 16: Mạng máy tính là


A. tập hợp các máy tính .
B. mạng Internet.
C. tập hợp các máy tính nối với nhau bằng các thiết bị mạng.
D. mạng LAN.
Câu 17: Mạng không dây được kết nối bằng
A. bluetooth. C. cáp quang.
B. cáp điện. D. sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại…
Câu 18: Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào
trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ. C. Xử lí. D. Truyền.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một mạng máy tính, các tài nguyên như máy in có thể được chia sẻ.
B. Virút có thể lây lan sang các máy tính khác trong mạng máy tính.
C. Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau trên mạng máy tính.
D. Người sử dụng không thể chia sẻ dữ liệu trên máy tính của mình cho người khác trong cùng
một mạng máy tính.
Câu 20. Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: "Hôm nay, trời có mưa". Phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
B. Bản tin dự báo thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là dữ liệu.
C. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dữ liệu.
D. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin.
Câu 21. Thứ tự các hoạt động của quá trình xử lý thông tin bao gồm những gì?
A. Thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin;
B. Thu nhận, xử lý, truyền thông tin và lưu trữ;
C. Xử lý, thu nhận, lưu trữ và truyền thông tin;
D. Thu nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin.
Câu 22. Máy tính gồm có bao nhiêu thành phần thực hiện các hoạt động xử lý thông tin?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23. Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy
tính?
A. Thiết bị vào. B. Bộ nhớ. C. Thiết bị lưu trữ. D. Thiết bị ra.
Câu 24. Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
A. Bit. B. Byte. C. Gigabyte. D. Kilobyte.

Câu 25. Thẻ nhớ có dung lượng bao nhiêu?


19 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

A. 800MB
B. 8GB
C. 80KB
D. 8TG.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết:
1. Thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa.
2. Thông tin về dung lượng đã sử dụng của từng ổ đĩa.

Câu 2. Kể tên một số thiết bị xuất dữ liệu mà em biết? Hãy cho biết thiết bị cho em thấy các
hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là gì?
Câu 3. Bit là gì? Kể tên các đơn vị đo lường lưu trữ trên máy tính.
Câu 4. Một cái USB có dung lượng là 2 GB, người ta đã dùng hết 512 MB. Hỏi USB còn lại
bao nhiêu MB chưa sử dụng đến?
----------HẾT------------

20 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ XÃ HỘI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


1. Phần đọc hiểu văn bản:
- Học sinh cần nhận biết được một số yếu tố của thể loại truyện (truyện đồng thoại): cốt truyện, nhân
vật, người kể chuyện, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Học sinh cần nhận biết được một số yếu tố của thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả: thể thơ,
ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, nội dung chủ yếu của thơ.

2. Phần tiếng Việt:


- Học sinh ôn tập các kiến thức tiếng Việt đã học.
- Học sinh cần:
+ Nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, nghĩa của từ trong văn bản.
+ Nhận biết được một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ) và hiểu được
tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ.

B. DẠNG BÀI TẬP VIẾT


1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
Yêu cầu đối với bài viết:
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Yêu cầu đối với đoạn văn:
- Bài thơ HS lựa chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật), có
các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người,…)
- Giới thiệu được nhan đề bài thơ và tên tác giả.
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong
việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

C. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA


I. Thể loại truyện đồng thoại:
VÕ SĨ BỌ NGỰA
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
– Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
– Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

21 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

– Tưởng là con đánh ai.


Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn nhu thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác
nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
– Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
– Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại
độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung
rinh trong lá cây.
– Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện
cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác
lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con
đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ
con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới
thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những
chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho
con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống,
là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng.
À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.
(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì?
A. Truyện đồng thoại B. Truyện ngắn C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi kể không xác định
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp từ
Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đã xác định trong câu trên:
A. Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản
B. Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn
22 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

C. Làm cho các đối tượng


hiện lên đầy đủ hơn
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Xác định lời của người kể chuyện trong đoạn trích sau:
[…] Bà Bọ Ngựa cười to:
– Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà
lại độc ác nữa.
A. Cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ
B. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa
C. Bà Bọ Ngựa cười to
D. Tưởng ai
Câu 6: Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng
rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”
A. Hối rồi B. Rưng rưng
C. Ngẩn mặt D. Hai hàng
Câu 7: Em thấy Bọ Ngựa có thái độ như thế nào sau khi nghe Bà Bọ Ngựa khuyên nhủ?
A. Không phục B. Ăn năn, hối lỗi
C. Tự tin, vui sướng D. Khinh thường đối thủ
Câu 8: Trong các từ dưới đây, từ nào KHÔNG phải là từ ghép?
A. Thủng bụng B. Ngông cuồng
C. Khoác loác C. Phiêu lưu
Trả lời câu 9, 10:
Câu 9: Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách
ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6?
Câu 10: Đã bao giờ em cảm thấy ân hận và ăn năn vì thái độ cư xử không đúng của mình với
mọi người xung quanh chưa? Em rút ra bài học gì cho bản thân mình từ câu chuyện trên?
II. Thể loại thơ:
RỒI CƠN MƯA SẼ TẠNH
Rồi cơn mưa sẽ tạnh
Bầu trời tươi sáng hơn
Đàn chim non tung cánh
Lượn bay trên cánh đồng

23 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Rồi cơn mưa sẽ tạnh


Hoa xinh khoe sắc hồng
Chú bướm chao cánh mỏng
Giữa nắng vàng mênh mông

Rồi cơn mưa sẽ tạnh


Dòng sông xanh bình thường
Qua tháng ngày lũ lụt
Con sóng vờn yêu thương

Rồi cơn mưa sẽ tạnh


Gió xuân ùa trên đê
Em vui cùng bè bạn
Hân hoan đón Tết về.
(Nguyễn Lãm Thắng)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ năm chữ B. Thể thơ tám chữ
C. Thể thơ bốn chữ D. Thể thơ lục bát
Câu 2. Cách ngắt nhịp nào phù hợp với khổ thơ thứ nhất?
A. Rồi/ cơn mưa sẽ tạnh B. Rồi/ cơn mưa sẽ tạnh
Bầu trời/ tươi sáng hơn Bầu trời tươi sáng/ hơn
Đàn chim non/ tung cánh Đàn chim non/ tung cánh
Lượn bay/ trên cánh đồng Lượn bay/ trên cánh đồng
C. Rồi cơn mưa/ sẽ tạnh D. Rồi cơn mưa /sẽ tạnh
Bầu trời /tươi sáng hơn Bầu trời tươi sáng/ hơn
Đàn chim non /tung cánh Đàn chim/ non tung cánh
Lượn bay /trên cánh đồng Lượn bay/ trên cánh đồng
Câu 3. Tình cảm, cảm xúc được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Sự vui sướng, hân hoan khi thấy cảnh sắc thiên nhiên quê hương thay đổi cơn mưa lũ.
B. Sự tò mò, thích thú khi thấy cảnh sắc thiên nhiên quê hương thay đổi sau cơn mưa lũ.
C. Sự sợ hãi sau khi chứng kiến cảnh mưa lũ.
D. Không đáp án nào đúng.
Câu 4. Từ nào là từ láy trong các từ sau?
A. Cơn mưa B. Cánh mỏng C. Mênh mông D. Lũ lụt
Câu 5. Bài thơ trên đã miêu tả những cảnh đẹp nào của thiên nhiên sau khi cơn mưa đi
qua?
A. Bầu trời, đàn chim non, hoa cỏ, cánh bướm, dòng sông, con người
B. Bảnh bầu trời, hoa cỏ, cánh bướm, dòng sông, bờ đê
C. Bảnh bầu trời, đàn chim non, hoa cỏ, cánh bướm, dòng sông
24 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

D. Bảnh bầu trời, đàn chim


non, hoa cỏ, cánh bướm, dòng sông, bờ đê, con người
Câu 6. Nghĩa của từ “hân hoan” trong câu “Hân hoan đón Tết về” là:
A. Diễn tả sự vui mừng, sung sướng tột độ.
B. Diễn tả sự mong chờ, ngóng đợi.
C. Diễn tả sự tẻ nhạt, hững hờ.
D. Diễn tả sự thờ ơ, không quan tâm
Câu 7. Hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hình ảnh nào?
A. Em bé B. Cánh chim
C. Gió xuân D. Cơn mưa
Câu 8. Chủ đề của bài thơ trên là gì?
A. Quang cảnh quê huơng sau những ngày mưa lụt.
B. Quang cảnh quê hương khi Tết gần về.
C. Quang cảnh quê hương ngày chim di trú tránh rét.
D. Quang cảnh quê hương những ngày trời đẹp.

Trả lời câu 9, câu 10:


Câu 9. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Rồi cơn mưa sẽ tạnh
Bầu trời tươi sáng hơn
Đàn chim non tung cánh
Lượn bay trên cánh đồng

Rồi cơn mưa sẽ tạnh


Hoa xinh khoe sắc hồng
Chú bướm chao cánh mỏng
Giữa nắng vàng mênh mông
Câu 10. Từ những cảm nhận của em về bài thơ trên, em hãy nêu một vài việc làm của bản
thân để góp phần bảo vệ thiên nhiên – Ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
----------HẾT------------

25 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ XÃ HỘI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 1. Tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
Bài 2. Yêu thương con người.
Bài 3. Siêng năng, kiên trì.
Yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài học:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa mỗi phẩm chất.
- Chỉ ra được các biểu hiện của phẩm chất; nhận biết được các hành vi tiêu cực.
- Nêu được cách rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất.
- Giải quyết những tình huống trong thực tế liên quan đến niềm tự hào về truyền thống
gia đình, dòng họ và lòng yêu thương con người.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm điều
gì?
A. Kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
B. Nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân.
C. Tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng.
D. Nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.
Câu 2. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần tự hào truyền thống
gia đình, dòng họ?
A. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ.
B. Không coi thường nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Nói và làm những việc theo ý thích của mình, không quan tâm đến danh dự của gia đình,
dòng họ.
D. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
gia đình, dòng họ?
A. Lan chê nghề làm cốm truyền thống của gia đình vì làm nghề rất vất vả.
B. Hải rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống của gia đình mình.
C. Tú cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
D. Mai cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Câu 4. Lòng yêu thương con người xuất phát từ
A. tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. B. làm những điều có hại cho người khác
C. lòng thương hại. D. mục đích sau này được người đó trả
ơn
Câu 5. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn. B. Ganh ghét, đố kị với bạn học cùng lớp.

26 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

C. Làm sai và dũng cảm


nhận lỗi. D. Hy sinh quyền lợi của mình cho người khác
Câu 6. Câu “Máu chảy ruột mềm” nói về phẩm chất nào trong các phẩm chất dưới đây?
A. Tinh thần đoàn kết B. Yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước D. Tôn trọng sự thật.
Câu 7. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn
học phí cho bạn; lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện tình cảm
gì?
A. Lòng yêu thương con người. B. Lòng yêu hòa bình.
C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành.
Câu 8. Cá nhân làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công
việc là biểu hiện của người có đức tính gì?
A. Siêng năng. B. Dũng cảm.
C. Yêu thương con người. D. Kiên trì.
Câu 9. Trái với siêng năng, kiên trì là
A. hèn nhát. B. lãng phí.
C. lười biếng, ỷ lại. D. thiếu trung thực.
Câu 10. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?
A. Luôn học bài trước khi đến lớp. B. Thường xuyên không học bài cũ.
C. Bỏ học để chơi game. D. Không làm việc nhà.
Câu 11. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói đến đức tính nào của con
người?
A. Khiêm nhường. B. Tiết kiệm.
C. Siêng năng, kiên trì. D. Trung thực.
Câu 12. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với
cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
C. Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
D. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bổn phận của mỗi người con trong gia
đình.
Câu 13. Ý kiến nào không đúng về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dòng họ?
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của
gia đình, dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia
đình, dòng họ.
C. Cần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ.
D. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm tới người khác. B. Hi sinh vì người khác.
C. Thờ ơ khi người khác gặp nạn. D. Cảm thông với người gặp khó khăn.

27 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Câu 15. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì
vậy, K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này
thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K
thể hiện thái độ chưa đúng trong việc
A. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại. B. biết ỷ lại vào vị thế của bố mẹ.
C. phát huy truyền thống gia đình. D. phát huy lợi thế của bố mẹ.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân? Lấy 1 ví
dụ về truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết.

Câu 2: Nêu giá trị của yêu thương con người? Kể 3 việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương
con người?

Câu 3: Siêng năng, cần cù có ý nghĩa như thế nào? Lấy 3 ví dụ thể hiện siêng năng, cần cù
trong học tập.

Câu 4: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và
làm bài đầy đủ. Nhưng khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra
chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài
nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi
không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh.”
a. Việc làm của An trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì? Nếu em là bạn thân
của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
b. Em hãy xác định những việc em có thể làm để rèn luyện tính siêng năng kiên trì.

Câu 5. Trong giờ ra chơi, lớp 6A có bạn mất tiền. Nga phát hiện Trung là người lấy trộm nên
đã báo cho cô giáo chủ nhiệm. Cô mời Trung lên làm tường trình và nhắc nhở bạn ấy. Hôm
sau, Trung không dám đến lớp vì xấu hổ. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, biết gia đình Trung
đang gặp khó khăn, Trung lấy số tiền đó để trả nở cho mẹ nên cô chủ nhiệm và Nga đã vận
động các bạn đến thăm và động viên Trung tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp đều thông cảm
và chia sẻ với Trung, riêng Hùng không đồng tình vì cho rằng việc ăn trộm là việc làm sai
trái, đáng bị lên án và phải bị tẩy chay khỏi lớp.
a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hùng không? Vì sao?
b. Nếu là 1 thành viên của lớp 6A, em sẽ ứng xử như thế nào với Trung và Hùng?
----------HẾT------------

28 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I


TỔ NGOẠI NGỮ MÔN: TIẾNG ANH LỚP 6
Năm học: 2023 - 2024

A. CONTENTS
Units Vocabulary Grammar & Structures Phonics
Unit 1: My New - School things and activities - Present simple /a:/ and /ʌ/
School - Verb: play, do, have, study + noun - Adverbs of frequency
Unit 2: My House - Types of house, rooms, furniture - Possessive case /s/ and /z/
- Prepositions of place
Unit 3: My - Body parts and appearance - Present continuous /b/ and /p/
Friends - Personality adjectives

B. PRACTICE
UNIT 1
I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from the others.
1. A. smart B. guitar C. dollar D. large
2. A. pencil case B. science C. canteen D. computer
3. A. lunch B. uniform C. music D. student
4. A. clean B. teach C. read D. bread
5. A. funny B. ruler C. lucky D. Sunday
II. Find a word which does not belong in each group.
1. A. mountain B. calculator C. crayon D. pencil sharpener
2. A. geography B. science C. classroom D. biology
3. A. computer room B. library C. playground D. workbook
4. A. teacher B. lesson C. classmate D. student
5. A. school lunch B. remember C. share D. introduce
III. Choose the correct answer (A, B, C or D) to complete the following sentences.
1. I often _____________ badminton with my friends in the schoolyard.
A. do B. have C. play D. study
2. Phong and Duy are in the same class at school. They are _______________.
A. students B. classmates C. neighbors D. cousin
3. In order to draw a circle, we need a pair of __________.
A compasses B. lunch C. lesson D. rulers
4. My cousin lives and studies in a ________ school, so she only comes home at weekends.
A. internation B. garden C. private D. boarding
5. What time ______ your parents _______ lunch every day?

29 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

A. does/ have B. do/ play C. do/ have D. do/ study


6. Anna ______ a good student. She ___________ their homework after school.
A. is/does always B. are/always does
C. isn’t/always does D. is/always does
7. My favourite ______________ is science. I love doing physics experiments.
A. school things B. subject C. uniform D. school activity
8. There __________ a swimming pool and two basketball courts in our school.
A. aren’t B. is C. am D. are
IV. Find and correct the mistakes in each sentence.
1. Alex usually finish his homework before going to school.
......................................
2. Does Bobby help often his mother cook dinner?
......................................
3. We always remember to play vocabulary and grammar every day
......................................
4. I forget sometimes to turn off the lights before leaving the room.
......................................
V. Choose the correct word A, B, or C for each of the gaps to complete the following
text.
MY SCHOOL
My new school (1) _________ in a quiet place not far from the city centre. It (2)
_________ three buildings and a large yard. This year there are 26 (3) _________ with more
than 800 students at my school. Most students (4) _________ hard-working and kind. My
school has about 65 teachers. They are all helpful (5) _________ friendly. My school has
different clubs: Dancing, English, Arts, Football and Basketball. I like English the best, so I am
in the English club. I love my school (6) _________ it is a good school.
1. A. are B. is C. am D. aren’t
2. A. having B. don’t have C. has D. is having
3. A. classes B. schools C. stories D. class
4. A. don’t B. aren’t C. is D. are
5. A. and B. no C. not D. be
6. A. so B. but C. or D. because
VI. Reorder the following words to make meaningful sentences.
1. sometimes/ My sister/ to/ helps/ do/ my mother/ the housework.

__________________________________________________________________________.
2. Their mother /teaches /often/ English/ them/ on Saturday evening.

30 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I


__________________________________________________________________________.
3. put/ students/ usually/ Do/ on/ their uniforms/ every day?

__________________________________________________________________________?
4. play/ often/ with/ doesn’t/ Mike/ his friends/ badminton/ in the afternoon.

__________________________________________________________________________.

UNIT 2
A. PHONETICS
Choose the word whose underlined part is pronounced differently from the others.
1. A. books B. plans C. tables D. chairs
2. A. pens B. flats C. sinks D. lamps
3. A. sofas B. cupboards C. sharks D. bedrooms
B. VOCABULARY & GRAMMAR
I. Choose the best answer to complete the sentences.
1. My room is so __________! Dirty clothes, toys, books are all over the floor!
A. messy B. crazy C. tidy D. big
2. “Where do you live?” – ‘__________’
A. On the floor. B. In the kitchen. C. In a town house. D. Next to the shelf.
3. In my house, the table is ___________the sofa and the TV.
A. between B. next to C. under D. in
4. You can find a spoon and chopsticks in the __________.
A. lamp B. fridge C. cupboard D. wardrobe
5. David is_________brother.
A. Linda B. Linda's C. Lindas D. Linda of
6. I put all my dresses and clothes in a __________.
A. microwave B. fridge C. lamp D. wardrobe
7. How about _________ some pictures on the wall?
A. to put B. put C. putting D. being put
8. We should go to the ______________ to buy some food and clothes.
A. stilt house B. kitchen C. hall D. department
store
II. Fill the gaps with the possessive case of nouns.
1. _______ (Elis) room is along this passage.
2. These are my _______ (friends) posters.
3. Is _______ (Layla) book on the shelf?

31 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

4. Her house is near _______ (Ethan and Jacob) apartment.


III. Fill in each blank with a suitable preposition in brackets.
1. Can you put some pillows _______ the bed, please? (on/ in/ in front of)
2. There is a wall _______ the bathroom and the bedroom. (next to/ between/ on)
3. You can’t see the window because it is _______ the curtains. (on/ behind/ under)
4. Fred is standing _______ the window over there. (in/ at/ on)
IV. Choose the word or phrase that needs correcting.
1. The student favourite subject is science.
…………………………
2. Samuel and Anna’s flower garden are really big.
…………………………
3. Let's going to the supermarket to buy some food.
…………………………
4. Lucas’s and Amanda’s new apartment is really modern.
…………………………
C. READING
Read the text about Nam’s new flat. Give the short answers to the questions.
My name’s Nam. This is my new flat. It’s not very big with five rooms: a living room, two
bedrooms, a kitchen and a bathroom. My favourite room is our living room. It’s the biggest
room in our flat. There we have dinner, watch TV and talk together. There is a big window in
our living room, so it’s very bright. There is also a piano. My mother usually plays it in the
evening. Our living room has a big sofa, too. My brother and I usually sit on it and read
books.
1. How many rooms are there in Nam’s new flat? _____________________________
2. Which room is the biggest? ________________________________________
3. What do they do in the living room? _________________________________
4. Who usually plays the piano? ______________________________________
5. Who read books in the living room? _________________________________
D. WRITING
I. Rearrange the words to make meaningful sentences.
1. is/ big wardrobe/ my sister’s bedroom/ There/ a/ in/.
________________________________________________
2. have/ any/ Melisa's/ doesn’t/ basement/ house/.
________________________________________________

3. a sink/ dishwasher/ and a/ in/ there/ Is/ your kitchen/?


________________________________________________
II. Complete the second sentence so that it means the same as the first one.
1. The dog is in front of the fridge.
32 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

The fridge
________________________________
2. Let's put those new chairs in the dining room.
How about_______________________________________ ?
3. My favourite room in the house is the kitchen.
I like____________________________________________
UNIT 3: MY FRIENDS

I. Mark the letter A, B, C or D to choose the word that has the underlined part
pronounced differently from the others.

1. A. lessons B. shoes C. cheeks D. friends

2. A. car B. mark C. wardrobe D. start

3. A. subjects B. rulers C. pencils D. eyes

II. Mark the letter A, B, C or D to choose the best answer to complete the sentences.

1. We go to school on ________ every day.

A. foot B. ground C. toe D. finger

2. Their ________ is very good. They were close friends when they were students.

A. friend B. friendly C. friendship D. unfriendly

3. Sara studies all day. She is a _______ girl.

A. funny B. sporty C. serious D. hard-working

4. Rebecca often talks in class. She is _______.

A. shy B. talkative C. creative D. patient

5. Listen! Someone _______ at the door.

A. knocks B. is knocking C. are knocking D. knock

6. My parents and I _______ our favorite film right now.

A. are watching B. watch C. watchs D. watches

7. Nam _______ Maths on Wednesdays and Fridays.

A. don’t study B. doesn’t studies C. isn’t studying D. doesn’t study

8. Tomorrow evening, we _______ to the cinema.

A. are going B. go C. going D. goes

33 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

III. Mark the letter A, B,


C or D to indicate the words CLOSEST in meaning.

1. In our group of friends, Jenny is always very kind.

A. rude B. generous C. quiet D. messy

2. Mark is a smart guy; he can solve math problems quickly.

A. kind B. lazy C. clever D. noisy

IV. Mark the letter A, B, C or D to indicate the words OPPOSITE in meaning.

1. Sarah is a hard-working student. She always completes her homework or studies for her
exams.

A. funny B. polite C. shy D. lazy

2. My friend Mark is very fit; he exercises regularly and eats healthy food.

A. sick B. strong C. active D. unhealthy

V. Mark the letter A, B, C or D to choose the word and phrase that needs correcting.

1. She is a round face, a big nose, and short hair.

A B C D

2. Nhi doesn’t very tall, but she’s pretty cute.

A B C D

3. What colour are my eyes have? - They’re blue.

A B C D

4. He wears glasses and he has very funny.

A B C D

VI. Read the passage and choose the best answer to the questions.

This is my friend Sarah. She's a nice person, and I'm sure you'll like her. Sarah is a girl of
average height with long, black hair. She has a big, friendly smile that makes people happy.

I like Sarah because she's friendly and loves talking to people. She's not shy. Sarah tells funny
stories and can make everyone laugh.

In school, Sarah is a good student. She listens to the teacher and doesn't talk too much in
class. When we work in groups, she's a great team player. She helps everyone and makes sure
our group work is good.

34 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa học kì I

Sarah lives near the school, so she goes home after class. In the evenings, she plays games
with her friends and is great at hide-and-seek.

In her free time, Sarah enjoys reading adventure books. She loves going to the park with
friends and enjoys music; she sings very well. One day, Sarah wants to be a teacher to help
kids learn and have fun at school.

1. What color is Sarah's hair?

A. Black B. Blonde C. Brown D. Red

2. Why do I like Sarah?

A. Because she is shy and quiet. B. Because she is funny and friendly.

C. Because she never talks to anyone. D. Because she's not friendly.

3. What is Sarah like when working in groups?

A. She doesn't help anyone. B. She doesn't do any work.

C. She is a good team player and helps everyone. D. She doesn't like working with others.

4. What does Sarah like to do in her free time?

A. Go out with her friends. B. Watch TV all day.

C. Study all the time. D. Eat a lot of candy.

5. What does Sarah want to be in the future?

A. A doctor B. A teacher C. A musician D. A chef

VII. Make correct sentences from the words and phrases given.

1. sister/ short/ Does/ hair/ Lan's/ wavy/ have?

__________________________________________________________________________

2. blue eyes/ has/ straight nose/ Jennie/ and a.

__________________________________________________________________________

3. helping/ literature homework/ at/ my/ is/ present/ with/ My sister/ me/.

__________________________________________________________________________

-----------------The end-----------------

35 |Chúc các em đạt kết quả thật cao!

You might also like