You are on page 1of 25

Bài 12

LẮP RÁP CƠ BẢN TRONG INVENTOR


12.1.Khởi động
12.2.Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp
12.3.Lệnh ràng buộc
12.4.Hiệu chỉnh sau khi lắp ráp
12.1.Khởi động môi trường lắp ráp (Assembly)

Nhấn vào biểu tượng New trong menu Get Started, xuất hiện
hộp thoại Create New File: vào Metric chọn
Standard(mm).iam, rồi nhấn nút Create để khởi động môi
trường Assemble.
12.2.Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp
1.Lệnh Place
Tính năng: Chèn các chi tiết đã thiết kế từ môi trường Part vào
môi trường lắp ráp.
Nhấn vào biểu tượng Place trên thanh Component sẽ xuất
hiện hộp thoại Place Component và làm như sau: Chọn đường dẫn
thư mục lưu chi tiết 3D, chọn chi tiết và nhấn Open.
Tiếp theo, trong môi trường Assemble nhấn vào vị trí bất
kỳ để đặt chi tiết vào môi trường.
Khi có nhiều chi tiết được chèn vào môi trường
Assembly, ta cần chọn chi tiết làm chuẩn trong quá trình
lắp ráp, cố định chi tiết đó bằng cách nhấp chuột phải vào
tên chi tiết rồi chọn Grounded
2.Lệnh Place from Content Center
Tính năng: Chèn các chi tiết tiêu chẩn (Standard) từ thư
viện của phần mềm (nếu máy có cài đặt module này).

Trên thanh Component kích vào biểu tượng Place


from Content Center sẽ xuất hiện hộp thoại;
Chọn loại chi tiết cần chèn trong mục Category View;

Tiếp đến, chọn chi tiết cụ


thể, ví dụ vào mục Shaft
Part /Sealing/O-Rings.
Cuối cùng, nhấn OK về
màn hình Assemble: click
chuột tại điểm bất kỳ để
đặt chi tiết.
3.Lệnh Create
Tính năng: Tạo chi tiết mới (bổ sung) ngay trong môi
trường lắp ráp, tức là cho phép gọi lệnh thiết kế 3D Part
ngay trong môi trường Assemble
Nhấn vào biểu tượng Creat trên thanh Component,
sẽ xuất hiện hộp thoại Create In-Place Component:
Trong hộp thoại Create In-Place Component, tiến hành như
sau:
*Đặt tên chi tiết trong New Component Name;
*Chọn định dạng cho chi tiết trong Template;
*Chọn đường dẫn thư mục lưu chi tiết trong New File
Location;
*Cuối cùng, nhấn OK để về môi trường 3D Part.

Thiết kế xong, nhấn biểu tượng Return để về môi trường


Assemble.
12.3.Lệnh ràng buộc (Constraint)
Tính năng: Ràng buộc vị trí tương đối giữa các chi tiết
với nhau trong quá trình lắp ráp.

Nhấn vào biểu tượng Contraint trên thanh Relationships sẽ


xuất hiện hộp thoại Place Constraint, có các Tab: Assembly,
Motion, Transitional, Constraint Set.
Trên hộp thoại Place Constraint, có các Tab: Assembly,
Motion, Transitional, cụ thể như sau:
Place Constrain
Tab Type
Mate
Angle
1.Assembly Tangent
Insert
Symmetry
Rotation
2.Motion Rotation - Translation

3.Transitional
4.Constrain Set
Trước tiên, với Tab Assembly, vào mục Type chọn 1 trong 5
kiểu ràng buộc sau:
1.Mate: Ràng buộc các điểm, cạnh, mặt phẳng của chi tiết với nhau (có
thể ràng buộc các trục chuẩn, mặt phẳng chuẩn và gốc tọa độ của hệ
thống).
*Tại Selections: click chọn 2 bề mặt cần lắp ghép;
*Tại Solution chọn 1 trong 2 kiểu ràng buộc:
-Mate: Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn ngược hướng;
-Flush: Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn cùng hướng;
*Tại Offset: nhập khoảng cách giữa hai đối tượng (nếu cần).
2.Angle: Tạo ràng buộc góc giữa hai mặt phẳng hoặc
hai cạnh của 2 chi tiết.
*Tại Selections: click chọn 2, hoặc 3 bề mặt cần tạo góc;
*Tại Solution: chọn 1 trong 3 kiểu ràng buộc:
*Tại Angle: nhập góc giữa hai đối tượng.
3.Tangent: Tạo ràng buộc tiếp xúc giữa các mặt trụ, côn,
cầu với nhau, hoặc giữa các mặt tròn xoay với mặt phẳng.
*Tại Selections: click chọn 2 bề mặt cần tiếp xúc;
*Tại Solution, chọn kiểu tiếp xúc: Inside (trong) hoặc Outside
(ngoài) :
*Tại Offset: nhập khoảng cách giữa hai đối tượng.
4.Insert: Tạo ràng buộc đồng trục giữa các khối trụ,
nón hoặc cầu. Ràng buộc Insert bao gồm 2 dạng: giữa hai
trục và giữa hai mặt.
*Tại Selections: click chọn 2 đối tượng cần ràng buộc;
*Tại Solution, chọn kiểu tiếp xúc: Opposed (ngược nhau,
đối diện) hoặc Aligned (cùng chiều) :
*Tại Offset: nhập khoảng cách giữa hai đối tượng.
5.Symmetry: Tạo ràng buộc 1 đối tượng nằm giữa 2
đối tượng khác.
*Tại Selections: click chọn đối tượng biên 1 và 2, đối tượng
3 nằm giữa 1 và 2;
*Tại Solution, chọn kiểu tiếp xúc: Opposed (1 và 2 đối
diện) hoặc Aligned (1 và 2 cùng chiều).
Tiếp theo, tab Motion tạo mối quan hệ chuyển động tương đối
giữa 2 đối tượng với nhau, có 2 kiểu(Type) chuyển động sau:
1.Rotation: Tạo ràng buộc quay giữa 2 đối tượng giống như hai bánh
răng chuyển động ăn khớp với nhau.
*Tại Selections: click chọn 2 đối tượng ràng buộc;
*Tại Solution chọn 1 trong 2 kiểu chuyển động:
-Forward: Hai đối tượng quay cùng chiều;
-Reverse: Hai đối tượng quay ngược chiều;
*Tại Ratio: nhập tỷ số truyền (tỉ số vòng quay).
Mở rộng thêm: muốn mô phỏng chuyển động quay giữa 2 đối
tượng quay (2 bánh ma sát) phải tạo đủ các ràng buộc sau:
*Rotation: Tạo ràng buộc quay theo tỷ số truyền;
*Tangent: Tạo ràng buộc Tiếp xúc 2 đối tượng;
*Flush: căn thẳng hàng 2 đối tượng ( có thể không cần);
*Mate: ràng buộc Trục của quả lô 1 (hoặc 2) vào Trục của hệ thống;
*Angle: tạo ràng buộc quay giữa mặt phẳng tọa độ của quả lô 1 (hoặc
2) với mặt phẳng tọa độ của hệ thống;
Cuối cùng, nhấn chuột phải vào Angle và chọn
Drive ra menu điều khiển cho phép đặt tham số góc quay
đầu cuối và ghi thành File video
2.Rotation - Translation: Tạo ràng buộc chuyển động quay
và tịnh tiến giữa 2 đối tượng kiểu như: bánh răng và thanh răng.
*Tại Selections: click chọn 2 đối tượng ràng buộc;
*Tại Solution chọn 1 trong 2 kiểu chuyển động:
-Forward: Hai đối tượng chuyển động cùng chiều;
-Reverse: Hai đối tượng chuyển động ngược chiều;
*Tại Distance: nhập khoảng cách dịch chuyển tương ứng 1 vòng quay.
Vận dụng: Tạo mô phỏng chuyển động Quay – tịnh tiến của 2 chi tiết
kiểu Bánh răng – thanh răng.

Tham khảo thêm 2 Tab còn lại:


*Transitional: ràng buộc các bề mặt của hai đối tượng trượt tương đối với nhau.
*Constraint Set: ràng buộc hai gốc tọa độ ảo của hai chi tiết với nhau.
12.4.Hiệu chỉnh sau khi lắp ráp
1.Thay đổi các tham số ràng buộc
Sau khi lắp ráp, các ràng buộc sẽ hiển thị trong từng chi tiết
và được quản lý trên menu Model.
Muốn sửa đổi các tham số ràng buộc giữa các chi tiết, click chuột
phải vào tên ràng buộc tương ứng của chi tiết và chọn Edit, khi đó
hộp thoại Edit Constraint hiện ra cho phép ta sửa tham số.
2.Sao chép các đối tượng khi lắp ráp
1.Lệnh Pattern Component:
Tính năng: Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp thành nhiều chi tiết xung
quanh trục hoặc thành các hàng và cột.

2.Lệnh Mirror Components:


Tính năng: Tạo chi tiết đối xứng với chi tiết gốc qua một mặt phẳng;
3.Lệnh Copy Components:
Tính năng: sao chép chi tiết gốc thành nhiều chi tiết tương tự. Có thể nhấn chọn
chi tiết, dùng tổ hợp phím Ctrl + C và Ctrl +V để thay cho công cụ Copy
Components.
3.Xóa, ẩn hoặc hiển thị chi tiết
Để xóa các chi tiết không cần sử dụng hoặc lắp ráp sai trong
môi trường Assemby, nhấn phải chuột vào tên chi tiết đó trên menu
Model và chọn Delete.
Để ẩn hoặc hiển thị các chi tiết trong môi trường lắp
ráp, nhấn phải chuột vào tên của chi tiết đó trên thanh Model
và chọn Visibility; chi tiết đó sẽ ẩn đi hoặc hiện ra.
4.Chỉnh sửa chi tiết
Ta có thể chỉnh sửa trực tiếp các chi tiết trong môi trường lắp ráp bằng cách
nhấn phải chuột vào tên gọi chi tiết đó trên thanh Model và chọn Edit, khi đó môi
trường 3D Part sẽ xuất hiện để chỉnh sửa chi tiết. Các thành phần của chi tiết cần
hiệu chỉnh sẽ được hiển thị rõ ràng, còn các chi tiết khác bị mờ đi.
Hiệu chỉnh xong, nhấn chuột vào biểu tượng Return để trở lại môi trường lắp
ráp(Assemble).
BÀI TẬP THỰC HÀNH
XÂY DỰNG BẢN VẼ LẮP Ê TÔ
(ĐÃ VẼ CHI TIẾT 3D)

You might also like