You are on page 1of 12

PHÊ DUYỆT CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 3 –

QUÂN SỰ CHUNG, MÔN HỌC GDQP&AN


Ngày...tháng 6 năm 2023 Đối tượng: Sinh viên đại học
PHÓ GIÁM ĐỐC Học kì Hè năm học 2022 - 2023

Thượng tá, Nguyễn Ánh Dương

Phần 1: PHIẾU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ 01
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết Điều lệnh quản lý bộ đội quy định chế độ học tập, công tác trong ngày gồm những chế độ
nào? Trình bày chế độ thứ 2?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1: Điều lệnh quản lý bộ đội quy định chế độ học tập, công tác trong ngày gồm:
1-Treo quốc kì; 7-Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị;
2-Thức dậy; 8- Thể thao, tăng gia sản xuất;
3-Thể dục sáng; 9- Đọc báo, nghe tin,
4-Kiểm tra sáng; 10- Điểm danh, điểm quân số;
5-Học tập; 11-Ngủ nghỉ.
6-Ăn uống;
* Trình bày chế độ thứ 2-Thức dậy:
Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra, đôn đốc mọi quân nhân
trong đơn vị dậy đúng giờ.
Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị sẵn sàng công
tác.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 02
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết Điều lệnh quản lý bộ đội quy định chế độ học tập, công tác trong tuần gồm những chế độ
nào? Trình bày chế độ thứ 3?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác TREO SÚNG-XUỐNG SÚNG đối với súng tiểu liên AK ở tư thế
mang súng?

Trả lời:
Câu hỏi 1: Điều lệnh quản lý bộ đội quy định chế độ học tập, công tác trong tuần gồm:
 Chào cờ, duyệt đội ngũ;
 Thông báo chính trị;
 Tổng dọn vệ sinh doanh trại.
* Trình bày chế độ thứ 3-Tổng dọn vệ sinh doanh trại
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại, bảo đảm môi trường sạch đẹp.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.
ĐỀ SỐ 03
Câu hỏi 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành những quân, binh chủng nào? Trình bày vị trí, vai trò quân
chủng Hải quân?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác ĐEO SÚNG-XUỐNG SÚNG đối với súng tiểu liên AK ở tư thế
mang súng?

Trả lời:
Câu hỏi 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành Lục quân, quân chủng Hải quân, quân chủng Phòng Không –
Không quân. Trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam không tổ chức Quân chủng Lục quân thành Bộ Tư lệnh riêng mà tổ chức
thành các quân khu, quân đoàn, các binh chủng chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy
lãnh đạo.
- Các binh chủng chiến đấu: Pháo binh, Tăng – Thiết giáp, Đặc công
- Các binh chủng bảo đảm gồm: Thông tin liên lạc, Công binh, Hóa học.
* Vị trí, vai trò quân chủng Hải quân:
Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại dương. Có khả năng tác chiến độc lập hoặc
hiệp đồng với các quân, binh chủng khác khi tiến công đối phương trên biển và trong căn cứ biển, cắt đứt giao thông trên biển
của đối phương, bảo vệ giao thông trên biển của ta, yểm trợ bộ binh và các binh chủng khác của Lục quân trên chiến trường lục
địa, đổ bộ đường biển, vận chuyển tàu biển. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt tàu địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các
đảo, lãnh thổ Việt Nam.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 04
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm vũ khí công nghệ cao?
Câu hỏi 2: Đồng chí cùng với tiểu đội thực hành tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang?
Trả lời:
Câu hỏi 1:.
a) Khái niệm vũ khí công nghệ cao
Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kỹ - chiến thuật.
b) Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao
* Đặc điểm nổi bật:
- Khả năng tự động hóa cao.
- Độ chính xác cao.
- Tầm bắn (phóng) xa.
- Uy lực sát thương, phá hoại lớn.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 05
Câu hỏi 1: Trình bày một số biện pháp phòng chống trinh sát khi địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao?
Câu hỏi 2: Đồng chí cùng với tiểu đội thực hành tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
Một số biện pháp phòng chống trinh sát của địch:
- Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu;
- Che giấu mục tiêu;
- Ngụy trang mục tiêu;
- Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 06
Câu hỏi 1: Trình bày ý nghĩa KHÁM SÚNG?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
- Khám súng là để đảm bảo quy tắc an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị đối với mọi trường hợp trong huấn luyện,
công tác, sinh hoạt, hành quân, trú quân, trước và sau khi dùng súng.
- Khám súng là động tác cần thiết của mỗi quân nhân, nhằm bảo đảm an toàn cho người giữ súng và những người xung quanh.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.
ĐỀ SỐ 07
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm bản đồ, bản đồ địa hình?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác TREO SÚNG-XUỐNG SÚNG đối với súng tiểu liên AK ở tư thế
mang súng?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hoá một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo những quy định toán học nhất định. Trên bản
đồ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội được thể hiện bằng hệ thống các kí hiệu. Những yếu tố này được phân loại, lựa
chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ.
- Bản đồ địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ từ 1: 1.000.000 và lớn hơn. Trên bản đồ địa hình và địa vật một khu vực bề mặt
Trái đất được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các kí hiệu quy ước thích hợp.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 08
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết bản đồ địa hình quân sự được phân thành những loại nào? Trình bày đặc điểm công dụng
bản đồ cấp chiến thuật?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác TREO SÚNG-XUỐNG SÚNG đối với súng tiểu liên AK ở tư thế
mang súng?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
- Bản đồ địa hình quân sự được phân thành:
+ Bản đồ cấp chiến thuật
+ Bản đồ cấp chiến dịch
+ Bản đồ cấp chiến lược
- Đặc điểm, công dụng: Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000, mặt đất được thể hiện chi tiết cụ thể, tỷ mỉ, chính xác, dùng đề nghiên cứu những
vấn đề tác chiến trong tiến công phòng ngự như: Các tuyến phòng thủ của ta và địch, những khu vực nhảy dù, đổ bộ, hệ thống
đường sá, cầu cống, các chướng ngại vật trên đường hành quân, tình hình các điểm dân cư, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh,
thiết kế các công trình quân sự.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.
ĐỀ SỐ 09
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy thi đấu ba môn quân sự phối hợp (Thể thao quốc phòng) bao gồm những môn nào? Trình bày đặc
điểm thi đấu ba môn quân sự phối hợp?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác ĐEO SÚNG-XUỐNG SÚNG đối với súng tiểu liên AK ở tư thế
mang súng?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
- Thi đấu ba môn quân sự phối hợp (Thể thao quốc phòng) bao gồm:
+ Bắn súng quân dụng;
+ Ném lựu đạn xa, đúng hướng;
+ Chạy vũ trang.
- Đặc điểm thi đấu của Ba môn quân sự phối hợp
+ Thi đấu ba môn quân sự phối hợp (Thể thao quốc phòng) được tiến hàng theo các bài tập nằm trong chương trình Giáo dục
Quốc phòng – An ninh (GDQP-AN). Mục đích của thi đấu ba môn quân sự phối hợp là giáo dục cho, sinh viên ý chí quyết tâm
giành thắng lợi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, khả năng thực hiện các bài tập đa dạng, sức chịu đựng cường độ thể lực và sự căng
thẳng về tâm lý trong quá trình thi đấu.
+ Thi đấu ba môn quân sự phối hợp là một trong những hình thức để xác định chất lượng huấn luyện thể lực và tình hình hoạt
động thể thao của Nhà trường. Để thi đấu đạt kết quả tốt người học phải luyện tập và hoàn thành về chỉ tiêu rèn luyện đã quy định
cho các lứa tuổi và các đối tượng.
+ Thi đấu ba môn quân sự phối hợp có thể tiến hành thi đấu cá nhân đồng đội. Trong thi đấu cá nhân, phải xác đính kết quả, vị trí
cho những tất cả những người dự thi. Trong thi đấu đồng đội, lấy kết quả của các cá nhân tổng hợp thành kết quả của đồng dựa
và đó xếp hạng cho từng đội. Thi đấu cá nhân đồng đội là đồng thời xác định kết quả của cá nhân và đồng đội để xếp hạng cho cá
nhân và đồng đội.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 10
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy trình bày điều kiện, quy tắc ném lựu đạn xa, đúng hướng trong thi đấu ba môn quân sự phối hợp?
Câu hỏi 2: Đồng chí cùng với tiểu đội thực hành tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
* Điều 7. Điều kiện ném
- Lựu đạn gang, hình trụ, cán gỗ dài 12cm, khối lượng 600g đối với Nam và từ 500 đến 520g đối với nữ.
- Bãi ném: Ném trong đường hành lang rộng 10m, đường chạy rộng 4m, dài từ 15m trở lên.
- Tư thế ném: Cầm súng ( không giương lê), có thể đứng ném hoặc chạy lấy đà
Số quả ném: Ném thử 1 quả, ném tính điểm 3 quả tương ứng với mỗi tư thế ném một quả hoặc chỉ có 1 quả ném ở tư thế nào do
người chỉ huy quy định.
Thời gian ném: 5 phút (kể cả ném thử).
* Điều 9. Quy tắc ném
- Vận động viên chỉ được ném sau khi có lệnh của trọng tài, có thể ném thử hoặc không. Muốn ném thử hoặc ném tính điểm luôn,
vận động viên phải báo cáo: “Số… xin ném thử (tính điểm)”. Khi có khẩu lệnh “Số… chú ý”, “1 quả ném thử” hoặc “3 quả
tính điểm” bắt đầu, vận động viên mới được ném. Mỗi quả ném đều có hiệu lệnh bằng cờ của trọng tài.
- Khi ném, một tay cầm súng (không giương lê) có thể đứng ném hoặc chạy lấy đà. Khi đang chạy lấy đà, nếu cảm thấy chưa tốt,
vận động viên có quyền chạy lại với điều kiện không được để bộ phận nào của thân thể chạm hoặc vượt ra ngoài vạch giới hạn,
kể cả lựu đạn tuột tay rơi ra ngoài vạch giới hạn.
- Lựu đạn phải rơi trong phạm vi hành lang rộng 10m, rơi trúng vạch vẫn được tính thành tích.
- Ném xong cả 3 quả tính điểm rồi mới đo thành tích của cả 3 lần ném và lấy thành tích của lần ném xa nhất. Mỗi lần lựu đạn rơi
trong hành lang, trọng tài đều cắm cờ đánh dấu điểm rơi, thành tích lấy chẵn đến cm.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 11
Câu hỏi 1: Đồng chí nêu khái niệm tỉ lệ bản đồ, đường bình độ? Trình bày cách đo cự li đoạn thẳng trên bản đồ địa hình
quân sự?
Câu hỏi 2: Đồng chí cùng với tiểu đội thực hành tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
* Khái niệm tỉ lệ bản đồ, đường bình độ
- Tỉ lệ bản đồ là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đường trên thực địa khi biểu thị chúng trên bản đồ.
- Đường bình độ: Là đường cong khép kín, nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất được chiếu lên mặt phẳng bản đồ.
* Đo cự li đoạn thẳng
Khi đo cự li một đoạn thẳng trên bản dùng một số phương tiện như: Thước milimét, băng giấy, compa.
- Đo bằng thước milimét: Đặt cho cạnh thước nối qua hai điểm, số đo trên thước được bao nhiêu centimét, nhân với tỉ lệ bản đồ
được kết quả đo.
Ví dụ : Đo từ điểm A đến điểm B cự li đo được trên bản đồ 1 : 25.000 là 3 cm, cự li thực địa đoạn cần đo là: 3 cm x 25.000 =
75.000 cm = 750 m.
- Đo bằng băng giấy: Băng giấy phải được chuẩn bị có độ dài khoảng 20 cm trở lên rộng khoảng 5 cm, mép băng giấy phải thẳng.
Đặt cạnh băng giấy nối qua hai điểm trên bản đồ và đánh dấu lại, đem băng giấy ướm vào thước tỉ lệ thẳng, đọc được kết quả cần
đo.
- Đo bằng compa: Mở khẩu độ compa vừa với khẩu độ định đo trên hai điểm đo, giữ nguyên khẩu độ đo đem ướm vào thước tỉ lệ
thẳng được kết quả đo.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 12
Câu hỏi 1: Đồng chí trình bày quy định về xưng hô trong lễ tiết tác phong quân nhân?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
Xưng hô
- Quân nhân gọi nhau bằng "Đồng chí" và xưng "Tôi" sau tiếng "Đồng chí” có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà
mình định tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là "Thủ trưởng".
- Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời "Có". Khi nhận lệnh hoặc trao đổi công việc xong quân nhân phải nói "Rõ".
- Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hô với nhau theo tập quán thông thường.
- Khi trực tiếp báo cáo, quân nhân phải chào và tự giới thiệu đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của mình lên cấp trên, khi không
biết chức vụ, thi báo cáo theo cấp bậc, báo cáo xong nội dung phải nói "Hết".
+ Đối với cấp trên trực tiếp khi báo cáo, quân nhân không phải tự giới thiệu họ, tên, chức vụ, đơn vị của mình.
+ Khi báo cáo qua các phương tiện thông tin, quân nhân phải giới thiệu đủ họ, tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của mình.
Nghiêm cấm mạo danh, giả mạo cấp bậc, chức vụ, đơn vị.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 13
Câu hỏi 1: Đồng chí trình bày quy định về chào hỏi trong lễ tiết tác phong quân nhân?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
Chào hỏi
- Quân nhân phải chào khi gặp nhau. Cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào đáp lễ.
- Quân nhân chào bằng động tác (kể cả khi không đội mũ) trong các trường hợp sau:
+ Quân nhân gặp nhau hoặc khi tiếp xúc với người ngoài quân đội và người nước ngoài.
+ Gặp Quân kỳ trong đội ngũ.
+ Dự lễ lúc chào Quốc kỳ.
+ Mặc niệm.
+ Báo cáo, nhận lệnh trước cấp trên và khi rời khỏi cấp trên.
+ Gặp các đổng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền.
+ Nhận phần thưởng.
+ Trước khi bắt tay đáp lễ cấp trên.
+ Gặp linh cữu có đơn vị quân đội đi đưa.
+ Khi được giới thiệu, trước và sau khi phát biểu lần đầu trên bục phát biểu trong hội nghị, khi giới thiệu chương trình và khi
tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.
ĐỀ SỐ 14
Câu hỏi 1: Đồng chí trình bày Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức biên chế của binh chủng Đặc công?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức biên chế binh chủng Đặc công:
+ Vị trí:
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu, binh chủng triong Quân đội nhân Việt Nam được tổ chức trang bị và huấn luyện đặc biệt,
trở thành lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân. Có 2 loại đặc công: Đặc công và đặc công nước.
+ Nhiệm vụ:
Binh chủng Đặc công sử dụng các phương pháp tác chiến đặc biệt để tiến công những mục tiêu hiểm yếu, sâu trong hậu phương và trong
đội hình đối phương.
+ Tổ chức biên chế:
Binh chủng Đặc công được biên chế ở cấp đơn vị là mũi đặc công. ở các cấp như đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tổ chức biên chế
như Binh chủng Bộ binh.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

ĐỀ SỐ 15
Câu hỏi 1: Đồng chí trình bày Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức biên chế của binh chủng Thông tin liên lạc?
Câu hỏi 2: Đồng chí hô khẩu lệnh và thực hành động tác KHÁM SÚNG-KHÁM SÚNG XONG đối với súng tiểu liên AK
(ở tư thế mang súng)?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức biên chế binh chủng Thông tin liên lạc:
- Vị trí:
Binh chủng Thông tin liên lạc là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, được trang bị
các phương tiện liên lạc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chung:
Binh chủng Thông tin liên lạc có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống.
+ Nhiệm vụ cụ thể:
Thông tin liên lạc bảo đảm chỉ huy tác chiến và hợp đồng tác chiến. Thông tin liên lạc bảo đảm hiệp đồng hbinh chủng. Thông tin liên lạc
bảo đảm hậu cần và kỹ thuật. Bảo đảm thông báo, báo động. Bảo đảm quân bưu và dẫn đường. Bảo đảm đối phó thông tin với thông tin
địch (chống các thủ đoạn phá hoại của địch, phá rối không cho địch làm việc).
+ Tổ chức biên chế:
Binh chủng Thông tin liên lạc được biên chế như Binh chủng Bộ binh. Cụ thể:
Tổ chức biên chế 1 đại đội thông tin có 69 người, có 3 trung đội: Trung đội thông tin bằng sóng ngắn, trung đội thông tin bằng sóng cực
ngắn, trung đội thông tin hữu tuyến. Ban chỉ huy đại đội gồm có: 1 đại đội trưởng, 1 chính trị viên, 1 phó đại đội trưởng quân sự. Có các
bộ phận phục vụ được biên chế trong đại đội thông tin.
Câu hỏi 2: Thực hành động tác.

Phần 2: TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM (phụ lục kèm theo)

TỔ QUÂN SỰ

TỔ TRƯỞNG
Trịnh Đức Minh
TỔ QUÂN SỰ, BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THI THỰC HÀNH KẾT HỢP VẤN ĐÁP LÝ THUYẾT
HỌC PHẦN III: QUÂN SỰ CHUNG

Tiều đội: …………………………………………..

Mô tả mức chất lượng


Yếu, kém
Tiêu chí Trọng Trung bình
Xuất sắc Giỏi Khá (Không đạt)
đánh giá số (Đạt) Điểm
10 8, 9 7 6, 5 Dưới 5
Trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời đúng Trả lời có ý đúng, Trả lời không
trọng tâm câu trọng tâm câu trọng tâm câu chưa giải thích được đúng trọng tâm
Trả lời câu hỏi lý hỏi, có giải thích hỏi, có giải thích hỏi, chưa giải câu hỏi hoặc
40%
thuyết rõ ràng nhưng chưa rõ thích được không trả lời
ràng được
Động tác thuần Động tác thuần Động tác thuần Động tác chưa Thực hiện sai
Thực hành động
thục, dứt khoát; thục, dứt khoát; thục, dứt khoát; thuần thục, chưa dứt động tác hoặc
tác điều lệnh đội
khẩu lệnh hô to, khẩu lệnh hô còn hô khẩu lệnh sai. khoát, còn nhiều không thực hiện
ngũ từng người có
50% rõ. Biết cách nhỏ. Biết cách Biết cách chọn vị động tác thừa. Chọn được.
súng; đội ngũ đơn
chọn vị trí trong chọn vị trí trong trí trong tập hợp vị trí tập hợp đội
vị (đội hình tiểu
tập hợp đội hình tập hợp đội hình đội hình tiểu đội. hình tiểu đội chưa
đội)
tiểu đội. tiểu đội. phù hợp.
Tác phong gọn Tác phong gọn Tác phong gọn Tác phong gọn gàng Tác phong không
gàng, nghiêm gàng, nghiêm gàng, nghiêm nhưng chưa đồng đúng hoặc có
Lễ tiết tác phong, túc, đúng điều túc. Bảo đảm an túc, chưa đồng bộ. Bảo đảm an hành vi gây nguy
10%
quy định an toàn lệnh. Bảo đảm an toàn tuyệt đối về bộ. Bảo đảm an toàn tuyệt đối về cơ mất an toàn
toàn tuyệt đối về người và VKTB toàn tuyệt đối về người và VKTB
người và VKTB người và VKTB
Tổng

You might also like