You are on page 1of 3

KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ-VÔ DIỆNS-ER

CHỦ ĐỀ 1:
Kịch bản: Ngày giỗ ông bà
Văn án: Một người cô, tuổi đã đứng, đến đi lễ giỗ cha ở nhà anh trai bà lúc tháng 10. Trong lúc đãi tiệc,
bà ăn lấy ăn để, không quan tâm lễ nghi trên dưới. Đến cuối buổi, còn bao nhiêu thức ăn mang về hết,
không để lại gì. Người con dâu của bác cả luôn thẳng tính, cô sẽ phản ứng như thế nào?
Tháng 10, bão lũ khắp miền Trung. Nhà bác cả may mắn thu hồi được số vốn, nhưng chẳng dư dả gì, phải
nhờ anh em trong nhà, mỗi người một tay cuối cùng có thể tổ chức ngày giỗ gia tiên tươm tất. Mọi người
tập trung làm giỗ từ sáng sớm. Không khí tất bật mà náo nhiệt. Đến khi mặt trời đứng bóng, người cô tư
từ trên thị trấn mới đến, thắp ông một nén nhang rồi nhanh chóng ngồi vào bàn trước tất cả mọi người.
Bỗng cô tư cất lời phá đi không khí vui vẻ(coi thường):
-Sao chỉ có mấy món này thôi vậy, ăn mãi chán chết được, anh cả cũng nên thay đổi chút chứ
Bà liên tục kháy đũa, moi móc mấy miếng thịt. Mọi người nhìn mãi cũng quen, chẳng nói nỗi cái kiểu đói
ăn này, đành tiếp tục bữa giỗ. Bà chẳng quan tâm mặt mũi, dành mấy miếng gà với mấy đứa nhỏ. Cháu
nhỏ của bác cả muốn ăn nhưng lại chẳng dám lấy trước bà, chỉ dám kéo kéo áo mẹ, nói nhỏ(chờ mong):
-Mẹ, con muốn ăn đùi gà
Người con dâu nhẹ nhàng gắp cho con trai mình, lại đột nhiên nghe giọng cô tư chua ngoa khiển
trách(hách dịch):
-Cô cái ai ra gì không đấy, dám lấy đồ trước mặt người lớn. Ba mẹ cô không dạy cô phép tắc à!
Cô trước nay luôn thẳng tính, định đứng lên giải thích. Nào ngờ, chẳng kịp nói gì, cô tư giành lời:
-Đúng là thứ mất dạy, chẳng thèm coi ai ra gì. Còn định cãi lại nữa cơ đấy!
Vừa nói bà vừa đập cái chén nước mắm trên bàn, có bao nhiêu mùi tanh nồng đều vấy lên áo cô. Cô tức
giận, định nói lý.Chồng cô, em họ đều vội vàng khuyên ngăn:
-Chúng ta còn trẻ, cô Tư là tiền bối, em không nên chấp nhặt mà làm vỡ lỡ mối quan hệ gia đình.
-Đúng vậy, mình phận hậu bối, nói lại người lớn sẽ bị người ta lời ra tiếng vào.

Cùng lúc đó bác Hai nghe thấy to tiếng, chạy vội vào khuyên giải. Cô chỉ đành nuốt cục tức xuống bụng,
đi thay cái áo khác. Cô bực mình vì bị nói oan như vậy nên ra sau bếp, chuẩn bị trái cây nhà vườn trồng
cho mọi người tráng miệng, một ít đồ dư lại chia cho mọi người mang về. Đặc biệt, chú út có con nhỏ bị
bệnh nên cô đặc biệt dành riêng cho nhà chú út một phần chân giò.

(skip nhanh đến cuối tiệc)

Quá nửa trưa, mọi người đều cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị ra về. Cô chia sẻ phần dư sau bữa tiệc, mỗi
người một ít mang về, nhưng mọi người đồng ý để cho cháu nhỏ nhà chú út. Đột nhiên, cô tư bước vào
bếp. Bà vơ lấy hết những bịch đồ ăn đã được chia sẵn bao gồm cả phần giò được chuẩn bị cho chú út,
trong khi con dâu bác hai đang không có ở đó.
Mọi người ngỡ ngàng trước hành động của cô tư, mọi người nhao nhao lên bảo cô tư dừng tay, đồ ăn
dành cho cháu nhỏ, bảo bà không nên dành. Nhưng cô tư một mực muốn mang hết các phần ăn về. Trong
lúc giằng co, con dâu bác hai trở lại bếp, cô thấy thế không kìm được mà tức giận:

-Cô tư! (nói to đầy tức giận) sao cô không biết thương con thương cháu như vậy, đây là phần ăn cho cháu
của cô mà, sao cô không màng danh dự, liêm sỉ, kính già yêu trẻ. Cô không có tự trọng sao? Mọi người
đều đến từ sáng sớm và cùng nhau lo mọi việc trong nhà. Là giỗ ông nội nhưng đến gần trưa cô mới xuất
hiện, đã đến trễ rồi thì không nói, đằng này cô không chịu phụ giúp mọi người dọn bát dĩa mà chỉ biết
chăm chăm ngồi vào bàn, đã thế lại còn đi dành đồ ăn của mấy đứa nhỏ, không cho mọi người một bữa
suôn sẻ. Giờ lại còn thế này thì ai mà chịu cho nổi!

Cô tư ngang ngược đáp:

-Ô hay, cô là cái đồ không biết kính trên nhường dưới, tôi là bề trên, có mang về hay không thì cũng
không cần cô nhắc hay nói này nói nọ đâu. Đúng là đồ mất dạy.

Cô con dâu bực mình trước thái độ có vô liêm sỉ của cô tư. Đúng lúc này, bác hai từ nhà trên đi xuống,
bác cất giọng (nghiêm nghị):

-Con bé nói đúng đấy, con người phải có tự trọng và phải biết chừng mực, không phải muốn làm gì thì
làm! Huống chi con thằng út bị bệnh suốt, cũng cần tẩm bổ, nếu em cứ một mực lấy hết về như thế thì
cháu nó phải làm sao?

Lúc này, mọi người đều gật gù đồng ý. Bác ba và cô hai tiếp lời:

-Em Tư, chúng ta đã là người lớn , sống có tự trọng mà, cháu nó bị ốm , làm như vậy đâu có được ,
mình phải giữ thể diện 1 chút , mấy đứa cháu nó còn nể nang chứ (bác ba)

-chính em phải tự chấn chỉnh bản thân chứ , làm như vậy có gì tốt lành , còn làm vỡ chén nước mắm
trước mặt dâu nữa , rồi người ngoài người ta nhìn gia đình mình người ta đánh giá , chả hay ho gì
cả (cô hai)

Cuối cùng, cô tư ngượng ngùng để lại đồ ăn và cúi đầu xin lỗi (miễn cưỡng):
-Xin lỗi anh cả, chị hai, anh ba, em sai rồi,em xin lỗi. Tôi xin lỗi, nãy giờ tôi đã hành xử hơi quá.
Rồi cô tư nhanh chóng bỏ về trong sự ngại ngùng.

You might also like