You are on page 1of 9

Chủ đề Trải nghiệm sáng tạo:

Pha chế nước muối sinh lý và dung dịch oresol.


I. Mục tiêu bài:
- Học sinh biết cách pha chế nước muối sinh lý và dung dịch oresol từ các hóa chất sẵn
có.
- Học sinh biết cách sử dụng muối sinh lý và dung dịch oresol .
II. Ý tưởng chủ đề: xây dựng theo phương pháp sân khấu hóa thi giữa hai đội thi: gồm 2
tiểu phẩm + 1 phần thi pha chế hai đội + 1 phần tương tác nhận xét với giám khảo và khán
giả.
1. Tiểu phẩm 1: ĐỘI 1
- Mục tiêu: + Vào bài.
+ Sơ lược về vai trò của dung dịch oresol.
TIỂU PHẨM:
Trong đợt tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại trường ĐH Y Hà Nội. Lan, Hoa – 3
SV năm cuối đăng kí tình nguyện lên một bản thuộc huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Trước buổi lên đường, cả 3 họp lại tại nhà Lan.
- Lan: Các cậu ơi! Lần này chúng mình đi đường xá trắc trở chắc sẽ có nhiều khó khăn lắm
đấy. Mình phải cố gắng nhé! Bọn mình phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và cả thuốc lên trên
đấy khi cần nữa nhé!
- Hoa: Ừ, mình mang tất cả thuốc trường phát đây rồi, mình còn dự trù cả thuốc ở nhà nữa
và một số hóa chất cần để pha thuốc nữa. Chuyến này đi chắc thú vị lắm nhỉ! Mình cũng
mong đến ngày mai quá!
- Mẹ Lan từ trong buồng nghe 3 con nói giờ mới bước ra, bà lo lắng: Từ ngày các con
thông báo lên tình nguyện hè trên đấy mẹ lo quá. Chẳng biết có giúp đỡ được mọi người gì
không mà mẹ cứ thấy bất an, đường xá thì xa xôi!!! Bà thở dài…
- Lan: Mẹ ơi, mẹ đừng lo nhé, chuyến này bọn con đi còn có cả đoàn rồi các thầy cô trong
trường nữa mà mẹ. Mẹ cứ yên tâm mẹ nhé!
Rồi Mẹ Lan nhìn các con gật đầu, cả 3 ôm mẹ!!!
Và rồi ngày hôm sau các cô và đoàn tình nguyện đã lên đến nơi, tại đây cô được chính
quyền và trưởng bản tiếp đón và sắp xếp chỗ ở cho các cô ở cùng nhà dân, hàng ngày các
cô cùng tham gia khám chữa bệnh cùng các nhân viên y tế bản.
Một buổi sáng nọ cùng với bước chân hối hả là tiếng gọi thất thanh của trưởng bản
- Trưởng bản: Các cán bộ ơi, nay trên bản tao thấy lạ lắm. Nhà thằng Sú, thằng Quy và
nhiều nhà dân có mấy đứa bé bị đau bụng dữ lắm. Tao khuyên xuống trạm để các cán bộ
khám mà chúng nó không nghe. Các cán bộ thử đi với tao xem sao nhé!
- Chị Thơm (Trưởng trạm y tế): Lan, Hoa em đang ở cùng nhà mấy anh đó các em xuống
thử xem sao nhé!
- Lan nhanh nhảu: Dạ, vâng chúng em đi luôn ạ!
Nói rồi hai cô cùng trưởng bản rảo bước nhanh. Xuống đến nơi cảnh tượng đầu tiên 3
người nhìn thấy ở nhà A Sú đó là chính giữa sân là một chiếc bàn bày biện đủ nào xôi, nào
gà, quả và một thầy cúng đang chắp tay vái lạy rồi nhảy múa xung quanh đứa con nhỏ nhà
a Sú làm bùa phép. Thấy vậy, trưởng bản gọi A Sú kêu lên:
- Trưởng bản: tao đã nói với mày rồi mà, đừng tin thằng thầy cúng nữa nó không chữa khỏi
cho con chúng mày được đâu, tao dẫn cán bộ y tế xuống khám rồi đây.
- A Sú: Trưởng bản à! Thằng Sửu nhà tao nó bị con ma nó nhập nên từ qua nay nó mới đau
bụng đi tháo như thế. Tao mời thầy cúng đuổi con ma đó đi, lát nữa là nó khỏi thôi. Tao
không tin mấy người gọi là bác sĩ đâu. Trưởng bản mời chúng nó đi đi!
Nói rồi A Sú bỏ vào nhà để mặc trưởng bản và 2 cô ở lại và đành ngậm ngùi sang bên nhà
A Quy. Bên nhà A Quy mọi thứ cũng đã được bày biện đủ chỉ chờ thầy cúng đến. Nghe câu
chuyện lúc trước bên nhà A Sú, A Quy nhìn Lan, Hoa với ánh mắt hoài nghi nhưng anh lại
tin trưởng bản. Nhìn bé Tí xỉu đi vì mệt anh thương quá đành nghe lời trưởng bản. Và thế
là họ cùng đưa Tí xuống trạm.
- Lan: Hoa ơi, cậu đo huyết áp rồi nhờ chị Thơm truyền nước cho Tí nhé. Để tớ đi pha
dung dịch Oresol cho bé uống!
- Hoa; Ừ, để t gọi chị Thơm.
Nói rồi cả hai làm việc, bé Tí và nhiều bé khác cũng đã được truyền nước và uống Oresol.
Bé Tí tỉnh dần.
- A Quy mừng lắm nói: Thằng Tí tỉnh lại rồi, bác sĩ giỏi quá. Để tớ về gọi thằng Sú lên để
bác sĩ chữa cho con nó.
Nói rồi A Quy chạy vội về bản. Thấy A Su, A Quy lên tiếng: A Sú ơi, đừng đợi thầy cúng
nữa, bác sĩ chữa cho con tao khỏi rồi, chúng mày đưa con xuống trạm đi.
- Thầy cúng (cau mày nhìn A Sú) quát: Chúng mày mà không để tao cúng xong con ma nó
bắt con mày đi thì đừng trách tao!
- A Sú: Thôi tao cứ để thầy cúng cúng đã.
- A Quy nhìn đứa cháu đang lả đi vì mệt quả quyết: Không được, cứ để tao bế cháu đi,
thằng Tí nhà tao nó khỏi rồi, phải bác sĩ chữa mới khỏi!
Đến lúc đó A Sú mới vội vàng chạy theo A Quy.
Lên đến trạm xá Sửu được các bác sĩ đặt xuống giường bệnh để chăm sóc và thăm khám.
Sau khi kiểm tra và đi lấy thuốc bỗng
- Chị Thơm hốt hoảng: Thôi chết giờ hết oresol rồi mà trạm mình còn xa huyện quá, giờ
muốn mua phải làm sao?
Hoa chợt nghĩ ra mình có mang dự bị theo hóa chất có thể dung để pha dd Oresol nói: Chị
ơi em có mang theo thuốc pha Oresol đây ạ, để em pha chị nhé!
Chị Thơm mừng rỡ: Vậy em hướng dẫn chị cách pha dd luôn nhé. Bọn chị cũng không biết
e ah!
- Lan: Dạ, Vâng chị!
Và thế rồi Lan và Hoa bắt đầu mang mấy lọ hóa chất đã chuẩn bị ra và hướng dẫn các anh
chị y tế thôn cân và đong hóa chất thật chi tiết: Chị ơi chị cứ cân và pha như thế này nhé:
cho 3,5g NaCl + 2,9g Natri citrat + 1,5g KCl + 20g glucozo chị trộn đều các hóa chất bằng
muôi thủy tinh này sau đó đem hóa chất này hòa tan trong bình đựng 1 lít nước sạch này là
ta đã pha xong dung dịch oresol cho các bé uống chị nhé!
- Chị Thơm và mấy anh chị nhân viên phấn khởi khi đã biết được cách pha rối rít nói: Cảm
ơn các em nhiều nhé! Từ giờ trạm mình không lo thiếu dung dịch nữa rồi! hay quá!
Và rồi cứ như thế mọi việc tại trạm diễn ra được suôn sẻ, các bé bị bệnh cũng đã khỏi dần.
Người dân nơi bản làng xa xôi rất mừng vì các con của họ đã được cứu chữa khỏi và họ
cũng vỡ lẽ được một điều rằng không phải thầy cúng mà chính các y bác sĩ mới có thể giúp
chữa bệnh cho mọi người!
2. Tiểu phẩm 2: ĐỘI 2
- Mục tiêu: + Vào bài.
+ Sơ lược về vai trò của nước muối sinh lý.
TIỂU PHẨM:
Trong căn nhà nhỏ của Tuấn, mọi việc trong nhà Tuấn dường như chẳng mấy lúc êm
đềm, nhà Tuấn nghèo, bố Tuấn làm nghề lái xe ôm nhưng cũng ít khi có khách, mẹ Tuấn
chạy chợ hàng ngày để nuôi hai chị em ăn học. Nhà nghèo bố mẹ thường xuyên cãi vã vì
tiền nên bố Tuấn đâm ra chán nản hay rượu chè bài bạc. Tuấn năm nay học lớp 7 nhưng
cậu lại bị bệnh viêm mũi dị ứng nặng, cứ thay đổi thời tiết là y rằng cậu hắt hơi rồi ngạt
mũi cả ngày. Hôm nay trời lại trở gió.
- Tuấn: hắt xì, hắt xì, hắt xì!...
- Tuấn: Mẹ ơi mũi con lại bị ngạt nữa rồi ạ, cho con xin thêm tiền mua thuốc mẹ nhé!
Do bố Tuấn suốt ngày nhậu nhẹt về muộn lại chẳng kiếm ra tiền, nhà nghèo túng thiếu, con
cái lại ốm liên miên, mẹ Tuấn phải trở thành trụ cột trong gia đình, phải hay lo nghĩ miếng
cơm manh áo nên bà trở nên cáu gắt:
- Mẹ Tuấn: Suốt ngày mày xin tiền mua thuốc, tao đâu có lắm tiền mà ngày nào mày cũng
xin với xỏ, đi tìm bố mày về mà xin, chồng với con chẳng được tích sự gì!
- Tuấn thấy mẹ to tiếng cũng nhẹ giọng: Mẹ ơi con nhức mũi quá nên xin tiền mua thuốc
chứ con không đi chơi đâu ạ. Với lại con cũng có biết bố ở đâu đâu mà đi tìm mẹ ơi. Mẹ
cho con xin tiền mua thuốc đi!
- Mẹ Tuấn: Mày còn giả deo nữa ah! Con với cái chỉ có cãi là giỏi! Thuốc muối chứ gì!
Dưới bếp đầy muối đấy, mày tự đi pha mà nhỏ. Tao đâu có nhiều tiền mà ngày nào cũng
cho mày tiền mua thuốc, tiền tao còn phải lo mua gạo, thức ăn, sách vở, đồ dùng cho bố
con mày nữa chứ. Suốt ngày tiền với chả nong!
Nghe mẹ nói vậy Tuấn lủi thủi xuống bếp, cậu lấy lọ muối trên bàn bếp cùng nửa cốc nước
rồi tự pha và nhỏ. Được một lát sau:
- Tuấn lẩm bẩm: Mẹ nói cũng đúng phết. Nhỏ xong mũi cũng đỡ nhiều. Sau này mình cứ
tự pha như vậy, vừa tiết kiệm tiền cho mẹ lại đỡ phải nghe mẹ mắng.
Nhưng rồi sáng hôm sau khi ngủ dậy Tuấn lại bị hắt xì:
Tuấn: Hắt xì, hắt xì, hắt xì!...
- Mẹ ơi hôm qua con nhỏ nước muối tự pha thấy đỡ nhưng nay sao sáng nay không đỡ mà
nước mũi còn lẫn máu mẹ à! Mà mũi con còn nhức lắm ạ!
- Mẹ Tuấn nghe con nói cũng hơi giật mình nhưng cũng trấn tĩnh lại nói: Không sao đâu
con, chắc tại con xì mũi nhiều quá đấy mà. Thôi cứ nhỏ đi, mai lại khỏi ý mà.
Ngoài ngõ Tùng – bạn thân học cùng lớp của Tuấn gọi vọng vào: Tuấn ơi! Đi học đi!
- Mẹ Tuấn: Muộn giờ rồi đấy con, đi học đi con!
- Tuấn: Tùng ơi! Chờ tớ một tí, tớ ra luôn.
3 phút sau
- Tùng: Sao hôm nay mũi cậu đỏ thế! Bệnh viêm mũi lại tái phát đấy ah!
- Tuấn: Ừ, tớ bị mấy hôm nay rồi.
- Tùng: Cẩn thận đấy, cậu phải nhỏ thuốc thường xuyên không sau này thành viêm xoang
nặng đấy!
Hai bạn vào lớp học, Tuấn cứ thỉnh thoảng lại xin ra ngoài xì mũi, mũi cậu cứ đỏ như quả
cà chua và đau nhức suốt.
Lúc ra về Tuấn gặp Thắng, anh bạn hàng xóm học lớp 8 trên Tuấn một lớp
- Thắng: Em lại sổ mũi à? Khổ thế! Vậy em đã nhỏ thuốc gì chưa?
- Tuấn: Dạ, em nhỏ rồi anh à, em nhỏ bằng nước muối em tự pha anh à!
- Thắng: Sao em không xin tiền mẹ đi mua thuốc muối ở hiệu thuốc cho đảm bảo, tự pha
thế làm sao đúng liều lượng?
- Tuấn: Mấy hôm trước em cũng nhỏ bằng thuốc mua ở hiệu nhưng hôm qua mẹ em hết
tiền nên em tự pha rồi nhỏ cũng thấy đỡ anh ah. Nhưng sao nay nước mũi nhiều hơn còn có
lẫn máu anh ạ!
- Thắng: Em pha như thế nào! Kể anh nghe
- Tuấn: Dạ, thì em cứ cho mấy thìa muối trắng em cho vào cốc nước rồi pha và nhỏ thôi
anh, đơn giản ý mà. A thấy em có giỏi không?
- Thắng: Ừ, em giỏi lắm, giỏi nên mũi mới chảy máu, còn kể chiến công nữa. Giờ anh cũng
hiểu được nguyên nhân tại sao mũi em lại chảy máu rồi chắc tại em pha mặn quá không
đúng nồng độ nên nhỏ nhiều niêm mạc mũi bị loét gây chảy máu đấy mà. Ở lớp bọn anh
cũng đang học Bài TNST pha chế nước muối nên cũng biết vai trò, cách sử dụng của nước
muối sinh lí là như thế nào?
- Tuấn: Anh được học rồi vậy anh chỉ cho em cách pha đi anh, em muốn học lắm ạ! A nhé!
- Thắng: Ừ, để anh về nhà lấy gói muối tinh khiết mẹ anh mới mua rồi anh sang chỉ cho
cách pha nhé, muối phải sạch dùng mới đảm bảo.
- Tuấn: Vâng, vậy anh nhé, thế thì tốt quá!
- Thắng về nhà lấy gói muối sang và vừa pha vừa chỉ cho Tuấn cách pha: Như thế này nhé
em cứ cân lấy 9gam muối tinh này rồi cho vào một bình đựng sẵn 1000ml nước rồi khuấy
đều là được nước muối sinh lí 0,9% nhé!
- Tuấn phấn khởi: Anh ơi em nhớ rồi ạ! Em cảm ơn anh nhé!
- Thắng: Nhưng Tuấn ơi, nước muối thì cũng rất tốt nhưng em cũng phải sử dụng đúng liều
lượng nhé. Mẹ anh nói tuần sau có đoàn bác sĩ trên tỉnh về khám miễn phí ở trạm y tế mình
hôm đấy em nhớ xin mẹ đưa đi để bác sĩ khám và tư vấn cho nữa nhé!
- Tuấn: Vâng ạ! Em nhớ rồi anh nhé!
HS giới thiệu: Để tiến hành được tiểu phẩm trên chúng em đã tập như sau: Chiếu
video về việc HS tập pha chế dung dịch ở lớp và ở nhà trên máy chiếu. Chuyển ý sang
phần thi thứ hai
2. Chương trình 2 : Phần thi thứ hai của hai đội kết hợp với HS ngồi dưới
* Mục tiêu: HS hai đội thi trình bày theo phương pháp thuyêt trình cần đạt những nội dung
sau:
- Kiến thức: HS trả lời được một số câu hỏi là nước muối sinh lí, dung dịch oresol là gì?
- Trình bày: Tự pha chế nước muối sinh lí, dung dịch oresol và quay video tiến trình thí
nghiệm của mình:
+ Các hóa chất và các dụng cụ trước khi tiến hành pha chế cần được giới thiệu cụ thể.
+ Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần nói rõ cách làm, cho hóa chất gì, lượng bao
nhiêu. Sau đó làm gì và như thế nào cần được nêu rõ ràng
* Thực hiện:- 2 đội thi đại diện cho các HS trong khối trình bày về quá trình thực hiện
pha chế của mình, về cách tính toán chất cần dung để pha chế 2 dd, cách sử dụng các dung
dịch trên. Sau đó hai đội tương tác với nhau và với HS ngồi dưới dưới dạng câu hỏi để bàn
luận về những gì đúng hoặc chưa đúng trong quá trình pha chế trong lớp thi để giải đáp 1
số câu hỏi có liên quan (có giám khảo)
+ Dung dịch là gì? Dung môi là gì? Chất tan là gì?
+ Để pha 500ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9% cần những dụng cụ và hóa chất gì?
Cần khối lượng các chất là bao nhiêu?
+ Ở câu hỏi 1, có thể sử dụng công thức hóa học nào để tính được khối lượng muối tan?
Những số liệu (đại lượng) nào đã có trong công thức?
+ Để pha 1 gói dung dịch oresol cần những dụng cụ hóa chất gì?
+ Trên bao bì của gói thuốc oresol dạng bột có ghi thành phần lượng hóa chất cần thiết để
pha 200ml dung dịch điện giải. Hãy tính lượng hóa chất cần có thể pha 500ml dung dịch
điện giải Oresol ?
+ Khi pha dung dịch oresol mà bị thiếu hóa chất thì có thể thay thế bằng hóa chất gì ?
3. Chương trình 3
a) Giám khảo nhận xét, chấm điểm phần thi 2 đội.
- Nhận xét về quy trình làm thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ, hóa chất, cách tính toán
đong đếm hóa chất và pha hóa chất và dung dịch thu được từ quá trình pha của hai đội.
b) Giám khảo giải đáp những câu hỏi của học sinh để làm nổi bật lên cách pha chế và cách
sử dụng đúng. Học sinh hay khán giả ngồi dưới coi như đang thực hiện cuộc phỏng vấn,
giám khảo là 1 bác sĩ.
1 số câu hỏi mà HS đưa ra cho giám khảo:
Câu 1. Thưa bác sĩ, trong quá trình làm bài TNST chúng em đã có những tranh luận
với nhau về việc sử dụng nước muối sinh lí, có bạn nói rằng để làm sạch mũi ngày nào
ta cũng nên nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lí nhưng có bạn lại nói rằng chỉ khi nào
chúng ta có dấu hiệu bị ngạt mũi hay chảy nước mũi chúng ta mới nên nhỏ nước
muối. Vậy bác sĩ hãy cho chúng em biết nên sử dụng nước muối như thế nào là đúng
ạ?
- BS:- Không nên sử dụng nước muối hàng ngày để nhỏ mũi vì sẽ làm thay đổi đường dịch
tự nhiên tiết ra để bôi trơn niêm mạc mũi đặc biệt sử dụng nước muối tự pha không đúng
liều lượng gây tổn thương niêm mạc mũi, nếu bị xoang mũi mà nhỏ nước muối không
đúng liều lượng sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề
hơn.
- Chỉ nên sử dụng khi mũi bị viêm hoặc khi đi đường xa bụi về để làm sạch mũi. Khi bị
viêm mũi, đau mắt cần nhỏ bằng dung dịch nưới muối chuyên dùng để nhỏ mũi, nhỏ mắt
không nên dùng chai nước muối súc miệng để nhỏ mũi, nhỏ mắt, mỗi lần nhỏ cần một
lượng vừa đủ, nếu chỉ nhỏ 1 hoặc hai giọt thì cũng không có tác dụng.
Câu 2: Việc dùng nước muối sinh lí để súc miệng hàng ngày có tốt không ạ? Nên làm
như thế nào là tốt nhất ạ?
- BS: Để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa ta nên súc miệng bằng nước
muối sinh lí đạt chuẩn nồng độ hàng ngày tuy nhiên cần lưu ý ta cần súc miệng sạch sau đó
mới súc họng để tránh việc vi khuẩn từ miệng xâm nhập xuống họng và xuống đến đường
tiêu hóa.
Câu 3: Trên vỏ chai nước muối sinh lí có ghi một trong những tác dụng của nước
muối sinh lí là ngâm rau quả. Vậy có phải rau quả nào ngâm cũng có lợi và ngâm
càng lâu càng tốt không ạ?
- BS: Có thể dùng NMSL để ngâm rau quả nhưng không phải rau quả nào ta cũng nên
ngâm trước khi chế biến, ta chỉ nên ngâm những quả hoặc rau ăn sống nhưng không được
ngâm quá 15 phút vì rau quả khi rửa thường bị dập nát ngâm nước muối với nồng độ cao
và lâu sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Thường xuyên ăn rau,
củ, quả nhiễm mặn sẽ gây gánh nặng cho thận dễ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch thậm
chí ung thư dạ dày.
Câu 4: Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa bệnh khi cơ thể bị tiêu chảy hay bị sốt, dung dịch
oresol còn có thể được sử dụng trong trường hợp nào nữa không?
- BS: Dung dịch Oresol là dung dịch nước bù điện giải, bù nước và bù muối chúng ta có
thể dùng để uống khi cơ thể bị mất nước như bị sốt, bị tiêu chảy hoặc có thể như tập thể
thao quá sức hay vận động nhiều.
Câu 5: Dung dịch Oresol là dung dịch bù điện giải vậy có dung dịch nào có tác dụng
tương tự và có thể dùng để thay thế Oresol không? Cách pha dung dịch đó như thế
nào?
BS: Có. Nếu trong trường hợp gấp không có Oresol ta có thể pha dung dịch muối đường
như sau: 1 muỗng cà phê muối tinh khiết + 8 thìa cà phê đường trắng + 1 lít nước nguyên
chất. Đây cũng là một dung dịch có thể bù nước và bù muối.
Câu 6: Dung dịch Oresol cần được sử dụng như thế nào là tốt nhất khi cơ thể bị mất
nước?
BS: Dung dịch Oresol cần pha đúng theo tỉ lệ trên bao bì và chỉ sử dụng trong vòng 24h
sau khi pha. Chỉ khi cơ thể bị mất nước nhiều mới sử dụng dung dịch Oresol không nên sử
dụng thường xuyên làm thay đổi lượng muối đường tự nhiên trong cơ thể.

You might also like