You are on page 1of 2

CLB Toán Hà Nội – HMC

BDHSG 9

PHÂN HOẠCH TẬP HỢP


I. MỘT SỐ LƯU Ý
Phân hoạch tập hợp A là việc phân chia một cách có kế hoạch tập A thành các tập con A1 , A2 ,..., Ak rời
nhau, tức là:
 Các tập con đôi một không có phần tử chung (1 thỏ không thể vào 2 chuồng)
 Một phần tử x tùy ý của A phải thuộc vào một tập con Ai nào đó (thỏ nào cũng phải có chuồng)

Một số kết quả hay áp dụng

 Trong tập hợp chứa các phần tử m; mp 2 ; mp 3 ; mp 4 ;... , hai số bất kì luôn có một số là bội của số kia.
 
 Trong tập hợp 2n ; 2n  1;2n  2;...; 2n  2n  1 , không có hai số nào mà số này là bội của số kia
m  n
 Trong tập hợp 1; 2;...; m  n , có thể lấy ra tối đa  số phân biệt, sao cho không có hai số nào
 2 
đã lấy hơn kém nhau m hoặc n đơn vị
n
 Trong tập hợp 1; 2;...;n , có thể lấy ra tối đa    1 số phân biệt, sao cho trong các số đã lấy, không
2
có số nào là tổng của hai số khác.

II. BÀI TẬP


Dạng 1. Quan hệ ước – bội
Bài 1. Trong 100 số nguyên dương đầu tiên, ta có thể lấy ra tối đa bao nhiêu số sao cho trong các số lấy
ra, không có hai số phân biệt nào thỏa mãn số này là bội của số kia.
Bài 2. Cho tập A  1; 2;3;...; 2024 , ta tiến hành tô mỗi phần tử của tập A bởi 1 trong k màu sao cho hai
phần tử a,b cùng màu bất kì thì a không là bội của b. Tìm số lượng màu ít nhất cần dùng.
Dạng 2. Quan hệ hơn – kém
Bài 3. Trong 2023 số nguyên dương đầu tiên, phải lấy tối thiểu bao nhiêu số để chắc chắn rằng trong các
số đã lấy, luôn tìm được hai số hơn kém nhau 2 hoặc 4 đơn vị?

Toán 9: Tổ hợp GV: Nguyễn Đức Hải – 0345992081


CLB Toán Hà Nội – HMC
Bài 4. [Chọn đội tuyển THCS Cầu Giấy 2023] Cho M là tập con của S  1;2;3;...;869 có tính chất
hiệu hai số bất kỳ của M không phải là 5 hoặc 8. Hỏi M có nhiều nhất bao nhiêu phần tử?
Dạng 3. Quan hệ tổng – tích
Bài 5. M là một tập con của tập A  1;2;...; 2n  n   * và có tính chất: Không tồn tại nhóm 3 số phân
biệt của M mà một số bằng tổng hai số còn lại. Tìm số phần tử lớn nhất của M.
Bài 6. [Chọn đội tuyển Toán 9 Ams 2022–2023 Vòng 2] Cho tập A  1; 2;...; 2022 . Hỏi phải loại khỏi
A ít nhất bao nhiêu phần tử để trong phần còn lại, không có phần tử nào bằng tích 2 phần tử khác?

III. BÀI TẬP VỀ NHÀ


Bài 7. Trong 100 số nguyên dương đầu tiên, ta có thể lấy ra tối đa bao nhiêu số phân biệt, sao không có
hai số nào đã lấy thỏa mãn số này bằng 3 lần số kia?
Bài 8. Cho tập A  1;3;7;9;11;13;17;19; 21;23;27;29 . Có thể lấy tối đa bao nhiêu số của A để trong các
số lấy được, không có hai phần tử a,b nào mà a là bội của b?
Bài 9. Chứng minh trong 1519 phần tử phân biệt bất kì của tập A  1; 2;3;...; 2024 , luôn tồn tại ba phần
tử a,b,c sao cho a là bội của b và b là bội của c.
Bài 10. Trong 100 số nguyên dương đầu tiên, phải lấy ra tối thiểu bao nhiêu số phân biệt để chắc chắn
rằng trong các số còn lại, không còn hai số nào hơn kém nhau 4 hoặc 23 đơn vị?
Bài 11. Cho tập A  1; 2;...; 2024 . M là một tập con của A, sao cho trong M không có phần tử nào bằng
tích 2 phần tử khác. Tìm số phần tử lớn nhất có thể của M.
Bài 12. Có thể bôi đen tối đa bao nhiêu số phân biệt trong 2024 số nguyên dương đầu tiên, sao cho hai
số bôi đen bất kỳ (không nhất thiết phân biệt) có tổng không là lũy thừa với số mũ tự nhiên của 2?
Hết

Toán 9: Tổ hợp GV: Nguyễn Đức Hải – 0345992081

You might also like