You are on page 1of 192

Tailieumontoan.

com

Nguyễn Thanh Duy

PHÂN LOẠI
CÁC DẠNG TOÁN LỚP 6

TÀI LIỆU SƯU TẦM


PHÂN DẠNG BÀI TẬP TOÁN LỚP 6

CHƯƠNG 1:
ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Mỗi đối tượng trong một tập hợp là một phần tử của tập hợp đó.
Kí hiệu :
a ∈ A (a thuộc A hoặc a là phần tử của tập hợp A)
b ∈ A (b không thuộc A hoặc b không phải là phần tử của tập hợp A).
2. Để biểu diễn một tập hợp, ta có thể :
Liệt kê các phần tử của tập hợp ;
Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
3. Tập hợp được minh họa bởi một vòng tròn, trong đó mỗi phần tử
của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong. Hình minh
họa tập hợp như vậy gọi là biểu đồ Ven.

DẠNG 1: VIẾT MỘT TẬP HỢP CHO TRƯỚC


Phương pháp giải
Dùng một chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo hai
cách:
-Liệt kê các phần tử của nó.
-Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó
Ví dụ 1. (Bài 2 trang 6 SGK)
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Giải
{ T, O, A, N, H, C}
Chú ý : Mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê một lần.
Ví dụ 2. (Bài 4 trang 6 SGK)
Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 1


A = {15; 26}; B = {1; a ; b}; M = {bút}; H = {bút, sách, vở}.
Chú ý:
– Trong các hình vẽ minh họa tập hợp, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một
dấu chấm
bên trong vòng tròn.
– Các phần tử của một tập hợp được viết cách nhau bởi dấu hoặc dấu “;” hoặc dấu “,”.
Trong
trường hợp các phần tử của tập hợp không phải là số , ta thường dùng dấu phẩy. Trong
trường
hợp có một phần tử của tập hợp là số, ta thường dùng dấu chấm phẩy nhằm tránh nhầm
lẫn
giữa số tự nhiên và sốthập phân.
Ví dụ 3. (Bài 5 trang 6 SGK)
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Giải
a) A = {tháng tư, tháng năm, tháng sáu}.
b) B = {tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một}.
Ví dụ 4. Viết tập hợp M các số tự nhiên có một chữ số.
Giải
Ta có thể viết tập hợp M theo hai cách :
Cách 1 : M = {0 ; 1; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9} .
Cách 2 : M = {x ∈ N / x < 10} (N là kí hiệu tập hợp các số tự nhiên).
Ví dụ 5. Cho p là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 8. Hãy viết tập hợp p theo
hai
cách.
Giải
Cách 1 : p = {4 ; 5 ; 6 ; 7}.
Cách 2 : p = {x ∈ N / 3 < x < 8}.
Luyện tập:
Bài 1.1.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 2


Viết tập hợp các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.
Bài 1.2.
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý một trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có ít hơn 30 ngày.
Bài 1.3.
Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50.
Bài 1.4.
Cho E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21. Hãy viết tập hợp E theo hai
cách.
Bài 1.5: Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O}
a/ Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X.
b/ Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X.
Bài 1.6: Cho các tập hợp
A = {1; 2; 3; 4; 5; 6;8;10} ; B = {1; 3; 5; 7; 9;11}
a/ Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.
b/ Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A.
c/ Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
d/ Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.
Bài 1.7: Cho tập hợp A = {1; 2;3;x; a; b}
a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.
b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.
c/ Tập hợp B = {a, b, c} có phải là tập hợp con của A không?

DẠNG 2: SỬ DỤNG CÁC KÍ HIỆU  VÀ 


Phương pháp giải
 Nắm vững ý nghĩa các kí hiệu  và 
 Kí hiệu  đọc là “phần tử của” hoặc “thuộc”.
 Kí hiệu  đọc là “không phải là phần tử của” hoặc ‘không thuộc”.
Ví dụ 6. (Bài 1 trang 6 SGK)
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu
thích
hợp vào chỗ chấm : 12 … A ; 16 … A.
Giải
A = {9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 13} hoặc A = {x 6∈ N/ 8 < x < 14} ;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 3


12 ∈ A ; 16 ∉ A.
Ví dụ 7. (Bài 3 trang 6 SGK)
Cho hai tập hợp : A = {a, b} ; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm :
x … A ; y … B ; b … A ; b … B.
Giải
x ∈ A ; y ∈ B ; b ∈ A ; b ∈ B.
Ví dụ 8. Cho ba tập hợp :
A = {gà, vịt, ngan, ngỗng} ;
B = {chó, mèo, chim) ;
C = {ngan, gà, vịt}.
Trong các cách viết sau, cách nào đúng, cách nào sai:
a) gà ∈ A ; b) vịt ∈ B ; c) ngỗng ∈ C ;
d) chó ∉ A; e) mèo ∈ B ; f) gà ∉ C ;
g) ngan ∈ A ; h) chim ∈ B ; i) vịt ∉ C .
Giải.
Các cách viết trong các câu sau đây là đúng : a), d), e), g), h). Các câu hỏi còn lại viết sai.
Luyện tập:
Bài 1.8.
Viết tập hợp A các số lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17, sau đó điền kí hiệu thích hợp
vào
chỗ chấm :
7…A; 17 … A.
Bài 1.9.
Cho hai tập hợp : A = {m, n, p, q} ; B = {p, x , y, z}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
q…A;m…b;p…Q
Bài 2.0.
Viết các tập hợp sau đây bằng cách liệt kê các phần tử của chúng :
Tập hợp A các số tự nhiên không lớn hơn 5.
Tập hợp B các số tự nhiên có hai chữ số không nhỏ hơn 90.
Tập hợp c các số chẵn lớn hơn 10 và nhỏ hơn hoặc bằng 20.
Bài 2.1.
Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của các tập hợp sau
đây :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 4


A = 10; 2; 4; 6; 8} ; B = (1; 3; 5; 7; 9; 11} ;
C = {0; 5; 10; 15; 20; 25} ; D = (1; 4; 7;10; 13;16; 19}.
Bài 2.2.
Viết tập các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 6.
Bài 2.3
Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Các số 13 ; 25 ; 53

thuộc tập hợp ấy không ?

DẠNG 3: MINH HỌA MỘT TẬP HỢP CHO TRƯỚC BẰNG HÌNH VẼ
Phương pháp giải
Sử dụng biểu đồ ven. Đó là một đường cong khép kín, không tự cắt, mỗi phần tử
của tập hợp được biểu diễn bởi một điểm ở bên trong đường cong đó.
Ví dụ 9. Gọi A là tập hợp các số tự nhiên chẵn m sao cho 4 < m < 11 Hãy minh họa tập hợp
A bằng
hình vẽ.
Giải
Xem hình bên.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 1.1.
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.
Bài 1.2.
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý một trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có ít hơn 30 ngày.
Bài 1.3.
Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50.
Bài 1.4.
Cho E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21. Hãy viết tập hợp E theo hai
cách.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 5


Bài 1.5.
Viết tập hợp A các số lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17, sau đó điền kí hiệu thích hợp
vào
chỗ chấm :
7…A; 17 … A.
Bài 1.6.
Cho hai tập hợp : A = {m, n, p, q} ; B = {p, x , y, z}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
q…A;m…b;p…Q
Bài 1.7.
Viết các tập hợp sau đây bằng cách liệt kê các phần tử của chúng :
Tập hợp A các số tự nhiên không lớn hơn 10.
Tập hợp B các số tự nhiên có hai chữ số không nhỏ hơn 90.
Tập hợp c các số chẵn lớn hơn 10 và nhỏ hơn hoặc bằng 80.
Bài 1.8.
Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của các tập hợp sau
đây :
A = 10; 2; 4; 6; 8} ; B = (1; 3; 5; 7; 9; 11} ;
C = {0; 5; 10; 15; 20; 25} ; D = (1; 4; 7;10; 13;16; 19}.
Bài 1.9.
Viết tập các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 6.
Bài 1.10
Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Các số 13 ; 25 ; 53

thuộc tập hợp ấy không ?

BÀI 2: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Tập hợp N và tập hợp N*.
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N : N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ;…}
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu N* : N* = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ;…}
Mỗi sốtự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên
tia số gọi là điểm a.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 6


a) Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia.
Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái điểm biểu diễn số lớn.
b) Nếu a < b và b < c thì a < c.
c) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.
d) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phân tử.

DẠNG 1:
TÌM SỐ LIỀN SAU, SỐ LIỀN TRƯỚC CỦA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO TRƯỚC
Phương pháp giải
-Để tìm số liền sau của số tự nhiên a, ta tính a+1
-Để tìm số liền trước của số tự nhiên a khác 0, ta tính a-1
Chú ý: -Số 0 không có số liền trước.
-Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị.
Ví dụ: Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17; 99; a (với a ∈ N).
Đáp án: 18; 100; a + 1.
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:
35; 1000; b (với b ∈ N*).
Vậy đáp số là: 34; 999; b–1
Luyện tập:
Bài 1: Điền thêm 3 số hạng vào dãy số sau:
1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34……
Bài 2: Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau: 1, 3, 4, 8, 15, 27
Bài 3: Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau biết rằng mỗi dãy số có 10 số hạng.
a)…, …, 32, 64, 128, 256, 512, 1024
b)..., ..., 44, 55, 66, 77, 88, 99, 110
Bài 4: Tìm các số còn thiếu trong dãy số sau :
a. 3, 9, 27, ..., ..., 729.
b. 3, 8, 23, ..., ..., 608.

DẠNG 2:
TÌM CÁC SỐ TỰ NHIÊN THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 7


Phương pháp giải
Liệt kê tất cả các số tự nhiên thỏa mãn đồng thời các điều kiện đã cho
Ví dụ: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16};
Vậy đáp số là: Vì x > 12 nên 12 ∉ A, tương tự 16 ∉ A. Ta có A = {13; 14; 15}
b) B = { x∈ N* | x < 5};
Vậy đáp số là: Chú ý rằng 0 ∉ N*, do đó B = {1; 2; 3; 4}.
c) C = { x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}
Vậy đáp số là: Vi 13 ≤ x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là
những phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.
Bài tập:
Bài 1: Điền các số thích hợp vào ô trống sao cho tổng số 3 ô liên tiếp đều bằng 2010

783 998

Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống, sao cho tổng các số ở 3 ô liền nhau bằng:
a. n = 14,5

2,7 8,5

b. n = 23,4

8,7

DẠNG 3:
BIỂU DIỄN TRÊN TIA SỐ CÁC SỐ TỰ NHIÊN THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN CHO
TRƯỚC
Phương pháp giải
-Liệt kê các số tự nhiên thỏa mãn đồng thời các điều kiện đã cho
-Biểu diễn các số vừa liệt kê trên tia số
Ví dụ: Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số
các phần tử của tập hợp A.
Các số tự nhiên không vượt quá 5 có nghĩa là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ
hơn hoặc bằng 5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 8


(Liệt kê các phần tử) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
(Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử) A = { x ∈ N | x ≤ 5}.

Bài tập:
1. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các
phần tử của tập hợp A.
2. Biểu diễn trên tia số tập hợp các điểm biểu diễn các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn.
Có nhận xét gì về vị trí các điểm đó trên tia số ?

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 2.1.
Viết các tập hợp sau đây bằng cách liệt kê các phần tử :
A = {x ∈ N : 21 < x < 26} ; B = {x ∈ N*: x < 2} ;
C = {x ∈ N:2 ≤ x < 7); D = {x ∈ N*:x ≤ 4}.
Bài 2.2.
Tìm X, biết x ∈ N và
a) x < 1 ; b) x < 3 ; c) x là số lẻ sao cho 7 < x ≤ 13.
Bài 2.3.
Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các
phần tử của tập hợp A.
Bài 2.4.
Hãy xác định tập hợp A các điểm biểu diễn các số tự nhiên ở bên phải điểm 3 và ở bên trái
điểm 8 (trên tia số).
Bài 2.5.
Trong các câu sau, câu nào cho ta ba số tự nhiên liên tiêp tăng dần?
a) a , a + 1 , a + 2 với a ∈ N;
b) b , b + 2 , b + 4 với b ∈ N
c) c -1 , c , c + 1 với c ∈ N*;
d) d + 1 , d , d-1 với d ∈ N*.
Bài 2.6.
Tìm các số tự nhiên a và b sao cho :
a) 7 < a < b < 10 ; b) 12 < a < b < 16.
Bài 2.7.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 9


Tìm các số tự nhiên a, b, c đồng thời thỏa mãn ba điều kiện a < b < c , 11 < a < 15, 12 < c <
15.
Bài 2.8.
Tìm các số tự nhiên a, b, c đồng thời thỏa mãn ba điều kiện a < b < c , 6 < a < 10 , 8 < c <
11.
Bài 2.9.
Cho n ∈ N . Tìm số tự nhiên lớn hơn n và nhỏ hơn n + 1.
Bài 2.10.
Ta biết rằng : trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái điểm biểu diễn số lớn. Hãy
chứng tỏ rằng : nếu a < b và b < c thì a < c (a, b, c ∈ N).

BÀI 3: GHI SỐ TỰ NHIÊN


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Để ghi các các số tự nhiên, ta dùng mười chữ số: o ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9.
Khi viết các số tự nhiên có từ năm chữ số trở lên, người ta thương viết tách riêng từng
nhóm ba chữ số’kể từ phải sang trái cho dễ đọc, chẳng hạn 15 712 314 .
Trong cách ghi số theo hệ thập phân, có mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị
ở hàng liền trước nó. Trong cách ghi số nói trên, mỗi chữ số trong một số ở những vị trí
khác nhau có những giá trị khác nhau.
Các số La Mã từ 1 đến 30 là :

DẠNG 1: GHI CÁC SỐ TỰ NHIÊN


Phương pháp giải
-Sử dụng cách tách số tự nhiên thành từng lớp để ghi.
-Chú ý phân biệt: Số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số
hàng trăm…
Ví dụ :
a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.
b) Điền vào bảng :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 10


Giải
a) Số tự nhiên gồm 135 chục và 7 đơn vị là số 1357.
b)

Bài tập:
1. Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
2. a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
3. a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tám chữ số.
b) Viết số tự nhiên lớn nhất có tám chữ số.

DẠNG 2: VIẾT TẤT CẢ CÁC SỐ CÓ N CHỮ SỐ TỪ N CHỮ SỐ CHO TRƯỚC


Phương pháp giải
Giả sử từ ba chữ số a, b, c khác 0, ta viết các số có ba chữ số như sau:
Chọn a là chữ số hàng trăm ta có: abc , acb ;
Chọn b là chữ số hàng trăm ta có: bac , bca ;
Chọn c là chữ số hàng trăm ta có: cab , cba .
Vậy tất cả có 6 số có ba chữ số lập được từ ba chữ số khác 0: a, b và c.
*Chú ý: Chữ số 0 không thể đứng ở hàng cao nhất của số có n chữ số phải viết.
Ví dụ : Dùng ba chữ số 0, 1, 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số
khác nhau.
Chữ số hàng trăm phải khác 0 để số phải viết là số có ba chữ số. Do đó chữ số hàng trăm

thể là 1 hoặc 2.
Nếu chữ số hàng trăm là 1 ta có : 102 ; 120.
Nếu chữ số hàng trăm là 2 ta có : 201 ; 210.
Vậy với ba chữ số 0, 1, 2 ta có thể viết được tất cả bốn số tự nhiên có ba chữ số, các chữ số

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 11


khác nhau : 102 ; 120 ; 201; 210.
Bài tập: Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả năm chữ số 0, 2, 5, 6, 9 (mỗi
chữ số chỉ được viết một lần).

DẠNG 3: TÍNH SỐ CÁC SỐ CÓ N CHỮ SỐ CHO TRƯỚC


Phương pháp giải
Để tính số các chữ số có n chữ số ta lấy số lớn nhất có n chữ số trừ đi số nhỏ nhất có
n chữ số rồi cộng với 1.
Số các số có n chữ số bằng:

Ví dụ : Có bao nhiêu số có năm chữ số?


Giải:
Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999.
Số nhỏ nhất có năm chữ số là :10 000.
Số các số có năm chữ số là : 99 999 – 10 000 + 1 = 90 000.
Bài tập: Có bao nhiêu số có sáu chữ số ?

DẠNG 4: SỬ DỤNG CÔNG THỨC ĐẾM SỐ CÁC SỐ TỰ NHIÊN


Phương pháp giải
Để đếm các số tự nhiên từ a đến b, hai số liên tiếp cách nhau d đơn vị. ta dùng công thức
sau:

Ví dụ: Tính số các số tự nhiên chẵn có bốn chữ số.


Các số tự nhiên chẵn có bốn chữ số là 1000 ; 1002 ; 1004 ; … ; 9998, trong đó số lớn nhất (số
cuối) là 9998, số nhỏ nhất (số đầu) là 1000, khoảng cách giữa hai số liên tiếp là :
1002 – 1000 = 1004 – 1002 = … = 2.
Theo công thức nêu trên, số các số tự nhiên chẵn có bốn chữ số là :
( 9998 – 1000 )/ 2 + 1 = 4500 (số)
Bài tập: Muốn viết tất cả các số tự nhiên từ 100 đến 999 phải dùng bao nhiêu chữ số 9 ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 12


DẠNG 5: ĐỌC VÀ VIẾT CÁC SỐ BẰNG CHỮ SỐ LA MÃ
Phương pháp giải
Sử dụng quy ước ghi số La Mã.
Bảng số La Mã:

Ví dụ :
a) Đọc các số La Mã sau : XIV ; XXVI
b) Viết các số sau bằng chữ số La Mã : 17 ; 25.
c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để
được kết quả đúng.
VI = V – I
Giải
a) Mười bốn ; Hai mươi sáu.
b) 17 = XVII; 25 = XXV.
c) Cách 1: VI = V -I sửa thành V = VI -I;
Cách 2 : VI = V -I sửa thành IV = V -I;
Cách 3 : VI = V -I sửa thành VI – V = I.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 3.1.
a) Viết số0 tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau.
Bài 3.2.
Viết tập hợp các chữ số của số 2010.
Bài 3.3.
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có sáu chữ số;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 13


b) Viết số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số.
Bài 3.4.
Dùng ba chữ số 2, 0, 7 viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, các chữ số khác nhau.
Bài 3.5.
Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả sáu chữ số 0 ; 2; ; 5 ; 7 ; 9 (mỗi chữ số chỉ
được viết một lần).
Bài 3.6.
Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả mười chữ số khác nhau (mỗi chữ số chỉ
được viết một lần).
Bài 3.7.
Có bao nhiêu số có :
a) Hai chữ số; b) Ba chữ số; c) Chín chữ số ?
Bài 3.8.
Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có ba chữ số ?
Bài 3.9.
Viết 1000 số tự nhiên đầu tiên. Hỏi chữ số 3 có mặt bao nhiêu lần ?
Bài 3.10.
Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó
a) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị là 4 ;
b) Chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị ;
c) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị, tổng hai chữ số bằng 12.

BÀI 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Số phần tử của một tập hợp :
Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể
không có phần tử nào.
Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng (kí hiệu Ø ).
2. Tập hợp con :
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp
con của tập hợp B.
Kí hiệu A ⊂ B, đọc là : A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B,
hoặc B chứa A.
Chú ý : Nếu A ⊂ B và B ⊂ A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 14


DẠNG 1:
VIẾT MỘT TẬP HỢP BẰNG CÁCH LIỆT KÊ CÁC PHẦN TỬ
THEO TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG
CHO CÁC PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP ẤY.
Phương pháp giải
Căn cứ vào tính chất đặc trưng cho trước, ta liệt kê tất cả các phần tử thỏa mãn tính
chất ấy.

Ví dụ: cho dãy 0,1,4,9,16,...,10000 hãy viết tập hợp B bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng
của dãy tính số phần tử của tập hợp B
Giải:
B  0  x  10000 với x  N và x = a +5 (Gọi a là số khoảng cách)

Số phần tử của tập hợp B là: Số số hạng là: (10000 – 4) : 5 +1 = 2000.2


Số số hạng là: 2000.2
Số phần tử của B là: (10000 +0).20002.2 : 2 = 10011000 (phần tử)

Bài tập:
1. Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp:
a) Tập hợp X các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 10?
b) Tập hợp Y các số tự nhiên có 2 chữ số?
c) Tập hợp M các số tự nhiên 16, 25, 36, 49, 64, 81?
2. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó
A={0;4;8;12;16}
B={2,3,5,7,11}
3. Cho tập hợp B={2;7;12;17;22}. Hãy viết tập hợp B bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng
của nó
4. Tính số hạng của dãy 1 ; 5 ; 9 ;..;2005 ; 2009 . Viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất
đặc trưng của dãy
5. xác định tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của phần thuộc tập hợp đó
B={1;4;9;.......;81;100}

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 15


DẠNG 2: SỬ DỤNG CÁC KÍ HIỆU  VÀ 
Phương pháp giải
Cần nắm vững: Kí hiệu  diễn tả quan hệ giữa một phần tử với một tập hợp; kí
hiệu  diễn tả một quan hệ giữa hai tập hợp.
A  M : A là phần tử của M; A  M : A là tập hợp con của M.
Ví dụ: Cho tập hợp A  3,5, 7,9 . Điền các kí hiệu , ,  thích hợp vào ô

a. 5 A b. 6 A c. 3, 7 A d. 3, 7,9 A

Bài tập:
1. Tìm số phần tử của tập hợp sau:
a. A   x  N / 8  x  27

b. B   x  N / 2019  0.x  2019

2. Cho tập hợp M  8;9;10;......;57

a. Tìm số phần tửu của tập hợp M


b. Cho N  13;15;17;...;59 . Hỏi N có phải là tập hợp con của M không?

DẠNG 3: TÌM SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP CHO TRƯỚC


Phương pháp giải
-Căn cứ vào các phần tử đã được liệt kê hoặc căn cứ vào tính chất đặc trưng cho các
phần tử của tập hợp cho trước, ta có thể tìm được số phần tử của tập hợp đó.
- Sử dụng các công thức sau:
 Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: b – a + 1 phần tử (1)
 Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có: (b – a) : 2 + 1 phần tử ( 2)
 Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: (n-m): 2 + 1 phần tử ( 3)
 Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, có: (b-a): d
+1 phần tử
( Các công thức (1), (2), (3) là các trường hợp riêng của công thức (4) )
Ví dụ: Cho tập hợp K  12;15;18;21;....;111;114;117

a. Tính số phần tử của tập hợp K


b. Tính tổng M = 12 + 15 + 18 + 21 + ...... + 114 +117
Giải:
a. Số phần tử của tập K là [(117-12):3] + 1 = 35 + 1 = 36 (phần tử)
b. M = 12 + 15 + 18 + 21 + ...... + 114 +117 = [(12+117).36]:2 = 2322
Bài tập:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 16


Tính tổng sau:
a. S = 1 + 3 + 5 + ….+ 2017+ 2017
b. S = 7 + 11 + 15 +19 + … +51 + 55
c. S = 2 + 4 + 6 + …. + 2016 + 2018

DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ TẬP RỖNG


Phương pháp giải
Nắm vững định nghĩa tập hợp rỗng: tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp
rỗng.
Kí hiệu  .
Ví dụ: Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau
a) A = {a, b};
b) B = {0, 1, 2}.
Giải:
a) {a}, {b}, Ø, A.
b) {0}, {1}, {2}, {0, 1}, {0, 2}, {1, 2}, Ø.

DẠNG 5: VIẾT TẤT CẢ CÁC TẬP HỢP CON CỦA TẬP CHO TRƯỚC
Phương pháp giải
Giả sử tập hợp A có n phần tử. Ta viết lần lượt các tập hợp con:
- Không có phần tử nào (  );
- Có 1 phần tử;
- Có 2 phần tử;
- ...
- Có n phần tử.
Chú ý: Tập hợp rỗng là tập hợp của mọi tập hợp:   E. Người ta chứng minh được
rằng nếu một hợp có n phần tử thì số tập hợp con của nó bằng 2n.
Ví dụ: H={1;2}.Viết tất cả các tập hợp con của H
Giải:
{1}, {2}, {1, 2}, Ø.
Bài tập:
1. Viết tất cả các tập hợp con của tập hợp A={1;2;3}
2. Cho tập hợp A={1;2;5;7}. Viết tất cả các tập hợp là con của A
3. Cho 2 tập hợp :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 17


H = { a;b;c;d}
K = {c;d;e}
a) Tính số phần tử của mỗi tập hợp
b)Viết tất cả các tập hợp vừa là tập hợp con của H vừa là tập hợp con của K .
c) Viết tất cả các tập hợp con của K vừa là tập hợp con của H .
d) Viết tất cả các tập hợp con của mỗi tập hợp .
LUYỆN TẬP.
Bài 4.1.
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng :
a) Tập hợp A các số tự nhiên X mà X – 2 = 14.
b) Tập hợp B các số tự nhiên X mà X + 5 = 5.
c) Tập hợp c các số tự nhiên X mà X . 0 = 0.
d) Tập hợp D các số tự nhiên không vượt quá 100.
Bài 4.2.
a) Viết tập hợp c các sốchẵn lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.
b) Viết tập hợp L các số lẻ không lớn hơn 15.
Bài 4.3.
a) Viết tập hợp A bốn sốchẵn liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 20.
b) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 21.
Bài 4.4.
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 9, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 6, rồi dùng kí
hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Bài 4.5. Cho tập hợp A = {14 ; 30}. Điền kí hiệu ∈ hoặc ⊂ vào chỗ chấm :
a) 14 … A ; b) {14} … A ; c) {14; 30} … A.
Bài 4.6.
Tính số phần tử của các tập hợp sau:
A là tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 30.
B là tập hợp các số tự nhiên lẻ không vượt quá 30.
C là tập hợp các số tự nhiên chẵn không vượt quá 30.
D là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 30.
E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 30 và nhỏ hơn 31.
Bài 4.7.
Cho A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 30 ; B là tập hợp các số tự
nhiên chia

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 18


hết cho 6 và nhỏ hơn 30 ; c là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 9 và nhỏ hơn 30 .
a) Viết các tập hợp A, B, c bằng cách liệt kê các phần tử của các tập hợp đó.
b) Xác định số phần tử của mỗi tập hợp.
Dùng kí hiệu c để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp đó
Bài 4.8.
Tính số phần tử của các tập hợp sau :
Tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 2000.
Tập hợp B các số tự nhiên chẵn lớn hơn 3 và nhỏ hơn 2000.
Tập hợp C các số tự nhiên lẻ lớn hơn 3 và nhỏ hơn 2000.
Bài 4.9.
a) Tập hợp các tháng có 31 ngày (trong một năm dương lịch) có bao nhiêu phần tử ?
b) Tập hợp các tháng có 27 ngày có bao nhiêu phần tử ?
Bài 4.10.
Tập hợp các số có ba chữ số, tận cùng bằng 5, có bao nhiêu phần tử ?

BÀI 5: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Tổng và tích hai số tự nhiên
- Phép cộng (kí hiệu “+”) hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi
là tổng của chúng.
– Phép nhân (kí hiệu “x” hoặc hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất
gọi là tích của chúng.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân
a) Tính chất giao hoán của phép cộng, phép nhân :
a + b = b + a;a.b = b.a
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.
b) Tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhân :
(a + b) + c = a + (b + c) ; (a.b).c = a.(b.c)
Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng
của số thứ hai và số thứ ba.
Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích
của số thứ hai và số thứ ba.
c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 19


a(b + c) = ab + ac
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng
các kết quả lại.
d) Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
Tổng của một số với 0 bằng chính số đó.
e) Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a
Tích của một số với 1 bằng chính số đó.
Chú ý : Tích của một số với 0 luôn bằng 0.
Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0.

Dạng 1: Thực hành phép cộng, phép nhân


Phương pháp giải
-Cộng hoặc nhân các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”
-Sử dụng máy tính bỏ túi (đối với những bài được phép dùng )
Ví dụ 1:
Cho các số liệu về quãng đường bộ :
Hà Nội – Vĩnh Yên : 54 km,
Vĩnh Yên – Việt Trì : 19 km, Việt Trì – Yên Bái : 82 km.
Tính qụãng đuờng một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.
Giải
Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì là :
54 + 19 + 82 = 155 (km).
Ví dụ 2:
Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau :

Giải
Số tiền mua 35 quyển vở loại 1 là :2000 . 35 = 70 000 (đ);
Số tiền mua 42 quyển vở loại 2 là :1500 . 42 = 63 000 (đ);
Số tiền mua 38 quyển vở loại 3 là :1200 . 38 = 45 600 (đ);

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 20


Tổng số tiền mua cả ba loại vở là : 70 000 + 63 000 + 45 600 = 178 600 (đ).
Điền vào bảng thanh toán như sau:

Ví dụ 3 : Số 142857 có tính chất rất đặc biệt. Hãy nhân nó với mỗi số 2, 3, 4, 5, 6 em sẽ tìm
được tính chất đặc biệt ấy.
Giải
142 857 . 2 = 285 714 ; 142 857 . 3 = 428 571 ;
142 857 . 4 = 571 428 ; 142 857 . 5 = 714 285 ;
142 857 . 6 = 857 142.
Nhận xét : số 142 857 nhân với 2, 3, 4, 5, 6 đều được tích là số gồm chính sáu chữ số ấy
viết theo thứ tự khác.
* Chú ý: Sử dụng máy tính bỏ túi từ fx570 trở lên

Bài tập: Được phép sử dụng máy tính bỏ túi


1. Dùng máy tính bỏ túi tính các tổng :
a. 1364 + 4578 ; b. 6453 + 1469 ; c.5421 + 1469
;
d. 3124 + 1469 ; e.1534 + 217 + 217 + 217. f)3946 + 2079
g)2598 + 2079 ; h) 8647 + 2079; i)4238 + 516 + 516 +
516.
2. Dùng máy tính bỏ túi để tính :
a. 375 . 376 ; b. 624 . 625 ; c. 13 . 81. 215.
d) 345.728 ; e) 129.976 ; f) 29.9287 . 915

Dạng 2 : Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh
Phương pháp giải
- Quan sát, phát hiện các đặc điểm của các số hạng, các thừa số

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 21


- Từ đó, xét xem nên áp dụng tính chất nào (giao hoán, kết hợp, phân phối) để tính
một cách nhanh chóng.
Ví dụ:
Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh :
a) 86 + 357 + 14 ; b) 72 + 69 + 128 ;
c) 5.4.27.2 ; d) 28.64 + 28.36.
Giải
a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 100 + 357 = 457.
b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 200 + 69 = 269.
c) 25.4.27 = (25.4).(5.2).27 = 100.10.27 = 27 000.
d) 64 + 28.36 = 28.(64 + 36) = 28.100 = 2800.
Bài tập:

a) 58.75 + 58.50 – 58.25 h) 48.19 + 48.115 + 134.52


b) 27.39 + 27.63 – 2.27 i) 27.121 – 87.27 + 73.34
c) 128.46 + 128.32 + 128.22 j) 125.98 – 125.46 – 52.25
d) 66.25 + 5.66 + 66.14 + 33.66 k) 136.23 + 136.17 – 40.36
e) 12.35 + 35.182 – 35.94 l) 17.93 + 116.83 + 17.23
f) 35.23 + 35.41 + 64.65 m) 19.27 + 47.81 + 19.20
g) 29.87 – 29.23 + 64.71 n) 87.23 + 13.93 + 70.87

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức


Phương pháp giải
Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số
trong phép tính. Chẳng hạn: số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ, một số hạng bằng tổng
của hai số trừ số hạng kia…
Đặc biệt cần chú ý: với mọi a  N ta đều có a.0 = 0; a.1=a.
Ví dụ: Tìm x, biết :
a) (x – 34).15 = 0 ; b) 18.(x – 16) = 18.
Giải
Vì (x – 34). 15 = 0 mà 15 ≠ 0 nên x – 34 = 0 . Suy ra x = 34.
(x – 16) = 18 nên x – 16 = 1. Suy ra x = 1 + 16 = 17.
Bài tập:

a) 71 – (33 + x) = 26 j) 140 : (x – 8) = 7

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 22


b) (x + 73) – 26 = 76 k) 4(x + 41) = 400
c) 45 – (x + 9) = 6 l) 11(x – 9) = 77
d) 89 – (73 – x) = 20 m) 5(x – 9) = 350
e) (x + 7) – 25 = 13 n) 2x – 49 = 5.32
f) 198 – (x + 4) = 120 o) 200 – (2x + 6) = 43
g) 2(x- 51) = 2.23 + 20 p) 135 – 5(x + 4) = 35
h) 450 : (x – 19) = 50 q) 25 + 3(x – 8) = 106
i) 4(x – 3) = 72 – 110 r) 32(x + 4) – 52 = 5.22

Dạng 4: Viết một số dưới dạng một tổng hoặc một tích
Phương pháp giải
Căn cứ theo yêu cầu của đề bài, ta có thể viết một số tự nhiên đã cho dưới dạng một
tổng của hai hay nhiều số hạng hoặc dưới dạng một tích của hai hay nhiều thừa số.
Ví dụ : Số có hai chữ số có thể viết như sau :
= 10a + b (a là chữ số hàng chục, b là chữ số hàng đơn vị).
Theo cách đó, hãy viết số có ba chữ số và số có bốn chữ số .
Giải
Trong số , a là chữ số hàng trăm, b là chữ số hàng chục, c là chữ
số hàng đơn vị. Do đó, ta có thể viết: = 100a + 10b + c.
Tương tự như trên, ta có : = 1000a + 100b + 10c + d.
Bài tập:
1. Viết số 10 dưới dạng :
a) Tổng của hai số tự nhiên bằng nhau ;
b) Tổng của hai số tự nhiên khác nhau.
2. Viết số 16 dưới dạng :
a) Tích của hai số tự nhiên bằng nhau ;
b) Tích của hai số tự nhiên khác nhau.
3. Tìm hai số tự nhiên a và b biết rằng a.b = 36 và a > 4.

Dạng 5: Tìm chữ số chưa biết trong phép cộng, phép nhân
Phương pháp giải
- Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 23


- Làm tính nhân từ phải sang trái, căn cứ vào những hiểu biết về tính chất của số tự
nhiên và của phép tính, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
Ví dụ: Thay dấu * bằng những chữ số thích hợp:

Giải
Ở cột hàng đơn vị, ta có * + * được một số tận cùng bằng 0 nhưng ở cột hàng chục 4
+ 6 cũng tận cùng bằng 0, nghĩa là phép cộng ở hàng đơn vị không có nhớ, do đó * = * = 0.
Ở cột hàng chục 4 + 6 = 10 viết 0 nhớ 1 sang cột hàng trăm.
Do đó, ở cột hàng trăm : * + 7 + 1 (nhớ) tận cùng bằng 9.
Vậy * = 1.
Ở cột hàng nghìn * + 1 được một số có hai chữ số nên * = 9.
Vậy ta có phép cộng sau :

Bài tập:
Thay dấu * bằng những chữ số thích hợp:

Dạng 6: So sánh hai tổng hoặc hai tích mà không tính cụ thể giá trị của chúng
Phương pháp giải
Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các số hạng hoặc các thừa số
trong tổng hoặc tích. Từ đó dựa vào các tính chất của phép cộng và phép nhân để rút ra
kết luận.
Ví dụ 1. So sánh hai tổng 1367 + 5472 và 5377 + 1462 mà không tính cụ thể giá trị của
chúng.
Giải
Ta có : 1367 + 5472 = (1060 + 307) + (5070 + 402) =
= (307 + 5070) + (1060 + 402) = 5377 + 1462.
Vậy: 1367 + 5472 = 5377 + 1462.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 24


Ví dụ 2. So sánh hai tích 2003.2003 và 2002.2004 mà không tính cụ thể giá trị của chúng.
Giải
Nhận xét:
2003.2003 = 2003.(2002 + 1) = 2003.2002 + 2003
2002.2004 = 2002.(2003 + 1) = 2002.2003 + 2002
So sánh (1) và (2) ta thấy ngay 2003.2003 lớn hơn 2002.2004 một đơn vị.

Dạng 7: Tìm số tự nhiên có nhiều chữ số khi biết điều kiện xác định
các chữ số trong số đó.
Phương pháp giải
Dựa vào điều kiện xác định các chữ số trong số tự nhiên cần tìm để tìm từng chữ số
có mặt trong số tự nhiên đó.
Ví dụ: Bình Ngô đại cáo ra đời năm nào ?
Năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do
Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. Biết rằng ab là tổng số ngày trong hai tuần lễ, còn cd
gấp đôi .Tính xem năm đó là năm nào ?
Giải:
Theo đề bài thì = 7.2 = 14 và = 2 . ab = 2.14 = 28.
Vậy bài Bình Ngô đại cáo ra đời năm = 1428.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 5.1.
Tính các tổng sau :
a) 23 476 893 + 542 771 678 ; b) 32 456 + 97 685 + 238 947.
Bài 5.2.
Tính tổng của số lớn nhất có 6 chữ số và số nhỏ nhất có 5 chữ số.
Bài 5.3.
Cho a = 37 037 037 và b = 98 765 432.
Tính 18.a, a và 9.b rồi nêu nhận xét về các tích tìm được.
Bài 5.4.
Dùng máy tính bỏ túi để tính các tổng sau :
a)3946 + 2079 ; b)2598 + 2079 ;
c) 8647 + 2079; d)4238 + 516 + 516 + 516.
Bài 5.5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 25


Dùng máy tính bỏ túi để tính các tích sau :
a) 345.728 ; b) 129.976 ; c) 29.9287 ; d) 997.
Bài 5.6.
Tính nhanh các tổng sau :
a) 57 + 26 + 34 + 63; b) 199 + 36 + 201 + 184 + 37.
Bài 5.7.
Tính nhanh các tổng sau :
a) 24 + 25 + 26 + 27 + 28. + 29 + 30 + 31;
b) 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + … + 100.
Bài 5.8.
Tìm x, biết: a) (x – 78).26 = 0 ; b) 39.(x – 5) = 39.
Bài 5.9.
Tìm y, biết: a) (y – 14): 2 = 3 ; b) (30 – y).4 = 92.
Bài 6: Phép trừ và phép chia
TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Phép trừ hai số tự nhiên :
Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép
trừ a – b – x.
Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
2. Phép chia hết và phép chia có dư:
Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b ≠ 0. Ta luôn tìm được các số tự nhiên duy nhất
q và r sao cho :
a=b.q+r (0 ≤ r ≤ b)
(số bị chia) = (số chia). (thương) + (số dư)
Số chia bao giờ cũng khác 0. số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Nếu r = 0 thì ta có
a = b.q và được phép chia hết.
Như vậy, điều kiện để a chia hết cho b ( a,b ∈ N, b ≠ 0 ) là có số tự nhiên q sao cho a
= b.q.
Nếu r ≠ 0 thì ta được phép chia có dư.

Dạng 1: Thực hành phép trừ và phép chia


Phương pháp giải
- Có thể trừ theo “hàng ngang” hoặc viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số
cùng hàng thì thẳng cột với nhau rồi trừ từ phải sang trái.
- Đặt phép chia và thử lại kết quả bằng phép nhân.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 26


- Sử dụng máy tính bỏ túi (đối với những bài được phép dùng).
Ví dụ 1.
Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như
trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy :
Hà Nội – Huế : 658 km ;
Hà Nội – Nha Trang : 1278 km ;
Hà Nội – Thành pho Hồ Chí Minh : 1710 km ;
Tính các quãng đuờng : Huế – Nha Trang, Nha Trang – Thành phô” Hồ Chí Minh.
Giải
Quãng đường Huế – Nha Trang : 1278 – 658 = 620 (km).
Quãng đường Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh : 1710 – 1278 = 432 (km).
Bài tập: Các số liệu về kênh đào Xuy-ê (Ai Cập) nối Địa Trung Hải và Hồng Hải được cho
trong bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1 : Bảng 2:

a) Trong bảng 1 các số liệu ở năm 1955 tăng thêm (hay giảm bớt) bao nhiêu so với năm
1869 (năm khánh thành kênh đào)?
b) Nhờ đi qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 giảm bớt được bao nhiêu
kilômét ?
2. Điền số thích hợp vào ô vuông sao cho tổng các số ở mỗi hàng, ở mỗi cột, ở mỗi đường
chéo đều bằng nhau.

3. Dùng máy tính bỏ túi :


– Tính vận tốc của một ô tô biết rằng trong 6 giờ ô tô đi được 288km.
– Tính chiều dài miếng đất hình chữ nhật có diện tích 1530m2 , chiềụ rộng 34m.

Dạng 2: Áp dụng tính chất các phép tính để tính nhanh


Phương pháp giải
Áp dụng một số tính chất sau đây:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 27


- Tổng của hai số không đổi nếu ta thêm vào ở số hạng này và bớt đi ở số hạng kia
cùng một số đơn vị.
Ví dụ: 99 + 48 = (99+1)-( 48-1) = 100+ 47 = 147.
- Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số
đơn vị.
Ví dụ: 316-97 =(316+3) – (97+3) = 319-100= 219
- Tích của hai só không đổi nếu ta nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng
một số
Ví dụ: 25.12 = (25.4).(12:4) = 100.3 =300
- Thương của hai số không đổi nếu ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số.
Ví dụ: 1200: 50 =( 1200.2) : (50.2) =2400:100 =24.
- Chia một tổng cho một số (a+b) : c = a: c + b:c (trường hợp chia hết).
Ví dụ: 276:23 = (230 + 46) : 23 = 230:23 + 46:23 = 10 + 2 =12.
Bài tập:
1. Tính nhẩm : 35 + 98 ; 46 + 29.
2. Tính nhẩm : 321 – 96 ; 1354 – 997.
3. Tính nhẩm :
a) 50 ; 16.25 ;
b) 2100 : 50 ; 1400 : 25 ;
c) 132 : 12 ; 96 : 8.

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức


Phương pháp giải
 Muốn tìm một số hạng trong phép cộng hai số, ta lấy tổng trừ số hạng kia;
 Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ;
 Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu;
 Muốn ìtm số bị chia ta, ta lấy thương nhân với số chia;
 Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.
Ví dụ:
Tìm x, biết : x : 13 = 41 ;
Giải: x = 41.13 = 533 ;
Bài tập:
a) 1428 : x = 14 ; b) 4x : 17 = 0 ; c) 7x – 8 = 713 ;
d) 8 (x – 3) = 0 ; e) 0 : x = 0. f) (x – 35) – 120 = 0 ;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 28


g) 124 + (118 – x) = 217 ; h) 156 – (x + 61) = 82.

Dạng 4: Bài tập về phép chia có dư


Phương pháp giải
Sử dụng định nghĩa của phép chia có dư và công thức:
a = b.q + r (0< r < b)
Từ công thức trên suy ra : b = (a – r) : q; q = (a – r) : b; r = a –b.q.
Ví dụ :
Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 < r < b :

Ở cột số thứ nhất, ta có : 392 : 28 = 14 nên q = 14 , r = 0.


Ở cột số thứ hai, ta có : 278 : 13 = 21 (dư 5) nên q = 21, r = 5.
Ở cột số thứ ba, ta có : 357 : 21 = 17 nên q = 17, r = 0
Ở cột số thứ tư, ta có : a = 14.25 + 10 = 360.
Ở cột số thứ năm, ta có : b = (a – r): q = (420 – 0): 12 = 35.
Vậy ta có bảng đầy đủ sau :

Bài tập:
1. a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4,
cho 5, số dư có thể bằng bao nhiêu ?
b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, dạng tổng quát của số chia cho 2 dư 1 là 2k +
1 với k ∈ N . Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, số chia cho 3 dư 1, sô” chia cho
3 dư 2.
2. Bạn Tâm dùng 21 000 đồng mua vở. Có hai loại vở : loại I giá 2000 đồng một quyển, loại
II
giá 1500 đồng một quyển. Bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở nếu :
a) Tâm chỉ mua vở loại I ?
b) Tâm chỉ mua vở loại II ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 29


3. Một tàu hỏa cần chở 1000 khách du lịch. Biết rằng mỗi toa có 12 khoang, mỗi khoang có
8 chỗ ngồi, cần ít nhất mấy toa để chở hết số khách du lịch ?
Dạng 5: Tìm những chữ số chưa biết trong phép trừ và phép chia
Phương pháp giải
- Đối với phép trừ, tính lần lượt theo cột từ phải sang trái, chú ý những trường hợp
có “nhớ”.
- Đối với phép chia, đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia.
Ví dụ: Thay dấu * bằng những chữ số thích hợp :

Giải
Ở cột hàng đơn vị có * – 4 ta được chữ số 6 thì * chỉ có thể là 0 (vì 10 – 4 = 6) và có “nhớ” 1
sang cột hàng chục ;
Ở cột hàng chục có 6 – (* +1 “nhớ”) được chữ số 5 thì * chỉ có thể là 0 ;
Ở cột hàng trăm có * – 8 được chữ số 8 thì * chỉ có thể là 6 (để có 16 – 8 = 8) và có “nhớ” 1
sang cột hàng nghìn ;
Ở cột hàng nghìn có 6 – (* + 1 “nhớ”) được chữ số 2 thì * chỉ có thể là 3.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 6.1.Tính hiệu của :
a) Số lớn nhất có 8 chữ số và số nhỏ nhất có 8 chữ số ;
b) Số lớn nhất có 7 chữ số và số lớn nhất có 5 chữ số.
Bài 6.2.Tính hiệu của tổng các số tự nhiên lẻ có hai chữ số và tổng các số tự nhiên chẵn có
hai chữ số.
Bài 6.3.Tính hiệu của số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có bốn chữ số
khác nhau.
Bài 6.4.Tính hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có 4 chữ số là 9 ; 0 ; 5 ; 1.
Bài 6.5.Dùng máy tính bò túi để tính : 321 – 198 ; 95 – 47 ; 81 – 47 ; 53 – 47 ; 429 – 58 – 58 –
58.
Bài 6.6.Tính nhẩm : 98 + 47 ; 199 + 56 ; 2997 + 113.
Bài 6.7.Tính nhẩm : 121 – 98 ; 286 – 99 ; 1213 – 997.
Bài 6.8.Tính nhẩm : 16.50 ; 28.25 ; 24.125.
Bài 6.9.Tính nhẩm : 1300 : 50 ; 600 : 25 ; 3000 : 125.
Bài 6.10.Tính nhanh :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 30


a) 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 + … + 7 – 5 + 3 – 1.
b) 50 – 49 + 48 – 47 + 46 – 45 + … + 4 – 3 + 2 – 1.

Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

+ a gọi là cơ số.
+ n gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau được gọi là phép nhân lũy thừa
Chú ý:
+ a2 gọi là a bình phương (hay bình phương của a)
+ a3 gọi là a lập phương (hay lập phương của a)
Ví dụ:
Lũy thừa với số mũ tự nhiên là: 26, 46, 79,....
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
am. an = am+n

Dạng 1: Viết gọn một tích bằng cách dùng lũy thừa
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: a.
a . a = a .
a ..... n

nthuaso

Ví dụ: Viết gọn tích sau bằng cách dùng lũy thừa
a. 5.5.5.5.5.5 = 56
b. 2.2.2.3.3 = 23.32
Bài tập: Tính giá trị các lũy thừa sau:
Ví dụ: 23
Tính: 23 = 2.2.2 = 8

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 31


1. Tính:
a. 42, 46, 48, 410
b. 73, 75, 79, 711

Dạng 2: Viết một số dưới dạng một lũy thừa với số mũ lớn hơn 1
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: a
.a
 a = a .
.a....

n

n thừa số

Ví dụ: Viết mỗi số sau thành bình phương của một số tự nhiên:
64 = 82; 169 = 132; 196 = 142
Bài tập:
1. Viết mỗi số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 25; 49; 81; 324; 361; 484; 625
2. Viết mỗi số sau thành lập phương của một số tự nhiên: 27; 125; 216
3. Trong các số sau, số nào là lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ lớn hơn 1: 8, 16, 20,
27, 60, 64, 81, 80, 100.

Dạng 3: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số


Phương pháp giải
Áp dụng công thức: am. an = am+n (a, m, n  N).
Ví dụ: 33 . 34 = 33+4 = 37
Bài tập:
Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa
a. 48. 220; 912 . 275.814; 643. 45. 162
b. 2520.1254; x7.x4.x3 ; 36.46
c. 84.23.162; 23.22.83; y . y7

Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
– Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số’ khác 0, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
am : an = am-n (a ≠ 0 , m > n) .
– Quy ước : a° = 1 (a ≠ 0).
– Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
Ví dụ : = a.103 + b.102 + c.10 + d.1o0.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 32


Dạng 1: Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa
Phương pháp giải
Áp dụng các công thức: am : an = am-n (a 0, m n).
Ví dụ: Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa :
a) 38 :3 ; b) 108:102 ; c) a6 : a (a ≠ 0).
Giải
a) 38:34 = 38-4 = 34 ; b) 108:102 = 108-2 = 106 ;
c) a6 : a = a6– 1 = a5 (a ≠ 0).
Bài tập:
1. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào chỗ chấm :
a) 33.34 bằng : 312 ……… ; 912 ……… ; 37 ………; 77………;
b) 55:5 bằng : 55………; 54………; 58 ……… ; l4 ………;
c) 23.42 bằng : 86 ………; 65 ………; , 27………; , 26………; .
2. Số chính phương là số bằng bình phương của một số tự nhiên
(Ví dụ : 0, 1, 4, 9, 16 Mỗi tổng sau có là một số chính phương không ?
a) l3 +23; b) l3 +23 +33 ; c) l3 +23 +33 +43.

Dạng 2: Tính kết quả phép chia hai lũy thừa bằng hai cách
Phương pháp giải
Cách 1: Tính số bị chia, tính số chia rồi tính thương.
Cách 2: Áp dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số rồi tính kết quả.
Ví dụ: 210:28
Cách 1: Cách 1: 210:28 = 1024:256 = 4.
Cách 2: 210:28 = 210−8 = 22 = 4
Luyện tập:
Tính bằng hai cách:
Cách 1: Tính số bị chia, tính số chia rồi tính thương.
Cách 2: Chia hai lũy thừa cùng cơ số rồi tính kết quả.
a. 49 : 44 b. 178 : 172 c. 210 : 82 d. 1810 : 310 e. 275 : 813
g. 106 : 100 h. 59 : 253 i. 410 : 643 k. 225 : 324 l. 184 : 94

Dạng 3: Tìm số mũ của một lũy thừa trong một đẳng thức.
Phương pháp giải

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 33


-Đưa về hai luỹ thừa của cùng một cơ số.
-Sử dụng tính chất : với a  0, a  1, nếu am = an thì m = n (a, m, n  N ).
Ví dụ: Tìm số tự nhiên n biết rằng 2n : 2 = 16 .
Giải
Cách 1 : 2n : 2 = 16 nên 2n = 16.2 = 32. Vì 32 = 25 suy ra 2n = 25 . Do đó n = 5.
Cách 2 : 2n : 2 = 16 nên 2n-1 = 24 . Suy ra : n – 1 = 4 do đó n = 5.

Dạng 4: Viết một số tự nhiên dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
Phương pháp giải
Viết số tự nhiên đã cho thành tổng theo từng hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm..). Chú ý rằng 1=100.
Ví dụ 1: 2386 = 2.1000 + 3.100 + 8.10 + 6.1 =2.103 +3.102 + 8.10 + 6.100.
(Để ý rằng 2.103 là tổng hai lũy của 10 vì 2.103 = 103 + 103; cũng vậy đối với các số
3.102, 8.10, 6.100 ).
Ví dụ 2: Viết các số : 987 ; 2564 ; dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
Giải
987 = 9.102 + 8.10 + 7.10° ;
2564 = 2.103 + 5.102 + 6.10 + 4.10° ;
= a. 104 + b. 103 + c. 102 + d. 10 + e. 10°

Dạng 5: Tìm cơ số của lũy thừa


Phương pháp giải
Dùng định nghĩa lũy thừa: a
.a a = a
..... n

n thừa số

Ví dụ: Tìm số tự nhiên c, biết rằng với mọi n ∈ N* ta có :


a) cn = 1 ;
b) cn = 0.
Đáp số
a) c = 1; b) c = 0.

Dạng 6: So sánh các số viết dưới dạng lũy thừa


Phương pháp giải:
Cách 1: Đưa về cùng một cơ số là số tự nhiên, rồi so sánh hai số mũ
Nếu m> n thì am > an

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 34


Cách 2: Đưa về cùng số mũ rồi so sánh hai cơ số
Nếu a > b thì am > bn
Cách 3: Tính cụ thể rồi so sánh
Ngoài ra còn có thể sử dụng tính chất bắc cầu để giải: Nếu a <b, b< c thìa < c
Ví dụ:
So sánh 536 và 1124
Ta có : 536 = (53)12 = 12512
1124 = (112)12 = 12112
Do 125 > 121 nên 12512 > 2112
Vậy : 536 > 1124
Luyện tập
So sánh:
a. 528 và 26 14 b. 530 và 12410 c. 3111 và 1714
d. 421 và 647 e. 275 và 2433 f. 2 300 và 3200

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 8.1.
Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa :
a) 76:72; b) a5:a (a ≠ 0).
Bài 8.2.
Viết kết quả phép tính duới dạng một lũy thừa :
a) 213:22 ; b) 56:56; c) 163:42
Bài 8.3.
Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa :
a) 24.43 ; b) 24.54 .
Bài 8.4.
Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa :
a) 24.43 ; b) 24.54 .
Bài 8.5.
Tính bằng hai cách :
a) ll3 : ll2 ; b) 162 :42; c) 252 :52 .
Bài 8.6.
Tìm số tự nhiên n biết rằng :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 35


a) 3n = 27 ; b) 5n = 625 ; c) 12n = 144.
Bài 8.7.
Tìm số tự nhiên n biết rằng :
a) 2n.16 = 128 ; b)3n:9 = 27.
Bài 8.8.
Tìm số tự nhiên n biết rằng :
(2n + 1)3 =27 ; b) (n-2)2 = (n-2)4 ,
Bài 8.9: So sánh
a.1255 với 257 ; b. 920 với 2713 c. 354 với 281;

Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc :
Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.
2. Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc :
( ) -> [ ] —> { }.

Dạng 1: Thực hiện các phép tính theo thứ tự đã quy định
Phương pháp giải
Thực hiện theo đúng thứ tự quy định đối với biểu thức có dấu ngoặc và biểu thức
không có dấu ngoặc
Thực hiện phép tính :
a) 5.42 -18: 32 ; b) 33.18-33.12 ;
c) 213 + 87.39 ; d) 80 -[130 – (12 – 4)2].
Giải
a) 42-18:32 =5.16-18:9 = 80-2 = 78;
b) 33.18-33.12 = 27.18-27.12 =27.(18-12) = 27.6 = 162;
c) 39. 213 + 87.39 = 39.(213 + 87) = 39.300 = 11700 ;
d) 80 – [130 – (12 – 4)2 ] – 80 – (130 – 82) = 80 – (130 – 64) = 80 – 66 = 14.

Luyện tập:
1. Thực hiện phép tính cơ bản:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 36


a) 27 . 75 + 25 . 27 – 150
b) 12 : { 400 : [500 – (125 + 25 . 7)]}
c) 13 . 17 – 256 : 16 + 14 : 7 – 1
d) 18 : 3 + 182 + 3.(51 : 17)
e) 15 – 25 . 8 : (100 . 2)
f) 25 . 8 – 12.5 + 170 : 17 – 8
2. Thực hiện phép tính nâng cao:
a) 23 – 53 : 52 + 12.22 g) (62007 – 62006) : 62006
b) 5[(85 – 35 : 7) : 8 + 90] – 50 h) (52001 - 52000) : 52000
c) 2.[(7 – 33 : 32) : 22 + 99] – 100 k) (72005 + 72004) : 72004
d) 27 : 22 + 54 : 53 . 24 – 3.25 l) (57 + 75).(68 + 86).(24 – 42)
e) (35 . 37) : 310 + 5.24 – 73 : 7 m) (75 + 79).(54 + 56).(33.3 – 92)
f) 3 .[(5 – 3) : 11] – 2 + 2.10
2 2 4 3 n) [(52.23) – 72.2) : 2].6 – 7.25

Dạng 2: Tìm số chưa biết trong đẳng thức hoặc trong một sơ đồ

Phương pháp giải


- Để tìm số chưa biết trong phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong
phép tính.
* Chú ý: Phép tính ngược của phép cộng là phép trừ, phép tính ngược của phép
nhân là phép chia.
Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 541 + (218 – x) = 735 ; b) 5(x + 35) = 515 ;
c) 96 – 3(x + 1) = 42 ; d) 12x – 33 = 32.33.
Giải
541 + (218 – x) = 735
218 – x = 735 – 541
218 – x = 194
x = 218 -194
x = 24.
Đáp số: b) x = 68 ; c) x = 17 ; d) x = 23.

Luyện tập:
1. Tìm x, biết (cơ bản)
a) 48 - 3(x + 5) = 24 e) 4x + 18 : 2 = 13
b) 2x+1 - 2x = 32 g) 2x - 20 = 35 : 33

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 37


c) (15 + x) : 3 = 315 : 312 h) 525.5x-1 = 525
d) 250 - 10(24 - 3x) : 15 = 244 k) x - 48 : 16 = 37
2. Tìm x, biết (Nâng cao)
a) [(8x - 12) : 4] . 33 = 36 g) 52x – 3 – 2 . 52 = 52. 3
b) 41 - 2x+1 = 9 h) 52x – 3 – 2 . 52 = 52. 3
c) 32x-4 - x0 = 8 k) 30 - [4(x - 2) + 15] = 3
d) 65 - 4x+2 = 20140 l) 740:(x + 10) = 102 – 2.13
120 + 2.(3x - 17) = 214 m) [(6x - 39) : 7].4 = 12

Dạng 3: So sánh giá trị hai biểu thức đại số


Phương pháp giải
Tính riêng giá trị của mỗi biểu thức rồi so sánh hai kết quả tìm được.
Ví dụ: Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh hai biểu thức:
A= 199.201 và B= 200.200
Giải: A = 199.201 = 199. (200+1) = 199.200 + 199.1 (1)
B = 200.200 = 200. (199+1) = 200.199 + 200.1 ( 2)
Từ (1) và (2) => A <B
Luyện tập:
a. C= 35.53-18 và D= 35+53.34
b. E = 2016.2016 và F = 2014.2018
2018 2019 2018  2019
c. A   và B 
2019 2020 2019  2020

LUYỆN TẬP CHUNG


Bài 9.1. Thực hiện phép tính :
a) 2.53 -36 :32 ; b) 33.19-33.12 ; c) 17.131 + 69.17 ;
d) 13.75 + 13.25 – 140 ; e) 50-[30-(6-2)2].
Bài 9.2.Dùng năm chữ số 9 cùng với dấu phép tính và dấu ngoặc (nếu cần) viết dãy tính có
kết quả bằng 10.
Bài 9.3. Dùng máy tính bỏ túi để tính :
(456 + 219).7 ; 49.36 + 27.38 ; 84.71 – 26.19
Bài 9.4. Tìm x, biết:
a) 60 – 3(x – 2) = 51 ; b) 4x- 20 = 25 : 22.
Bài 9.5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 38


a) … (+6) → …(x3) → …
b) …(x6) → …(-3) → …
Bài 9.6. Tìm y, biết:
a) 48751 – (10425 + y) = 3828 : 12 ;
b) (2367 – y) – (210 – 7) = 152 – 20.
Bài 9.7. Tìm số tự nhiên x biết rằng : 8.6 + 288: (x – 3)2 = 50 .
Bài 9.8. Tìm số tự nhiên x biết rằng : { x2 – [62 – (82 – 9.7)3 – 7.5]3 – 5.3}3 = 1
Bài 9.9. Tìm các số tự nhiên x và y biết rằng :
a) 663.851 : x = 897 ;
b) 9187 – y : 409 = 892 -102.
Bài 9.10. Xét xem các đẳng thức sau đúng hay sai ?
102 + ll2 +122 -132 +142;
152 +162 +172 =182 +192;
212 + 222 + 232 + 242 = 252 + 262 + 272.
Bài 9.11. Điền các số 13, 140, 2 và 50 vào các chỗ trống thích hợp để có đẳng thức đúng:
a) … x … + … – … = 317; b) … – … x … + …= 53.

Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Tính chất 1 : Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng
chia hết cho số đó.
a chia hết cho m,b chia hết cho m,c chia hết cho m
=> (a + b + c) chia hết cho m
Chú ý : Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu (a ≥ b): a chia hết cho m, b chia hết cho
m=>(a-b) chia hết cho m.
Tính chất 2 : Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng
khác đều chia kết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó : a không chia hết cho m ,
b không chia hết cho m , c không chia hết cho m
=> (a + b + c) không chia hết cho m
Chú ý : Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu ( a > b ) :
a không chia hết cho m và b chia hết cho m => (a – b) không chia hết cho m .
a không chia hết cho m va b không chia hết cho m=>(a-b) không chia hết cho m.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 39


Dạng 1: Xét tính chia hết của một tổng hoặc một hiệu
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 về sự chia hết của một tổng, một hiệu.
Ví dụ: Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho 8 không ?
a) 48 + 56 ; b) 80 + 17.
Giải
a) 48 : 8 , 56 : 8 => (48 + 56) chia hết cho 8 (Tính chất 1)
b) 80 : 8 ,17 / 8 => (80 +17) không chia hết cho 8 (Tính chất 2).
Luyện tập:
1. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem hiệu nào chia hết cho 6 ?
a) 54 – 36 ; b) 60 – 14.
2. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng nào chia hết cho 7 ?
a) 35 + 49 + 210 ; b) 42 + 50 + 140 ; c) 560 + 18 + 3.
3. Xét xem tổng nào chia hết cho 8 ?
a) 24 + 40 + 72 ; b) 80 + 25 + 48 ; c) 32 + 47 + 33.
4. Khi chia số tự nhiên a cho 18, ta được số dư là 12. Hỏi số a có chia hết cho 3 không ? Có
chia hết cho 9 không ?
5. Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 3 không ? Tổng của bốn số tự nhiên liên
tiếp có chia hết cho 4 không ? Giải thích.
6. Cho A = 2 + 22 +23 +… + 210. Chứng tỏ rằng:
a) A chia hết cho 3 ; b) A chia hết cho 31.
7. Khi chia một số cho 148 ta được số dư là 111. Hỏi số đó có chia hết cho 37 không ? Vì sao
?
Chứng tỏ rằng :
a) Số có dạng bao giờ cũng chia hết cho 37.
b) Số có dạng bao giờ cũng chia hết cho 37.

Dạng 2: Tìm điều kiện của một số hạng để


tổng hoặc hiệu chia hết cho một số nào đó
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 để tìm điều kiện của số hạng chưa biết.
Ví dụ: Cho tổng A = 12 + 14 + 16 + X với x ∈ N. Tìm x để :
a) A chia hết cho 2 ;
b) A không chia hết cho 2.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 40


Giải
Ta có nhận xét :
12 chia hết cho 2 ,
14 chia hết cho 2 ,
16 chia hết cho 2. Do đó :
Nếu x là số chẵn thì theo tính chất 1, A chia hết cho 2 ;
Nếu x là số lẻ thì theo tính chất 2, A không chia hết cho 2.
Luyện tập:
1. Cho A = 8 + 12 + x + 16 + 28 ( x ∈ N ). Tìm điều kiện của x để :
a) A chia hết cho 4 ;
b) A không chia hết cho 4 .
2. Cho B = 6 + 9 + m+ 12 + n (m, n ∈ N ). Với điều kiện nào của m và n
thì : B chia hết cho 3 ? B không chia hết cho 3 ?
Dạng 3: Xét tính chia hết của một tích
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất: Nếu trong một tích các số tự nhiên có một thừa số chia hết cho
một số nào đó thì tích cũng chia hết cho số đó.
Ví dụ: Số 15 = 3.5 chia hết cho 3 và cho 5.
Các tích 4.15, 7.45, 11.750 có chia hết cho 3 không ? Cho 5 không ?
Giải
Ta có thể viết : 7.45 = 7.3.15 ; 11.750 = 11.10.5.15 .
4.15 , 7.45 , 11. 750 là các tích gồm nhiều thừa số, tích nào cũng có ít nhất một thừa số là
15, 15 chia hết cho 3 và cho 5 nên các tích trên đều chia hết cho 3 và cho 5.
Luyện tập:
1. Các tích sau đây có chia hết cho 7 không : 5.14 ; 10.126 ; 238 ?
2. Tích A = 1.2.3.4 … 20 có chia hết cho 100 không ?
LUYỆN TẬP CHUNG:
Bài 10.1.
Xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho 6 không ?
a) 42 + 66 ; b) 60 + 15.
Bài 10.2.
Xét xem hiệu nào chia hết cho 7 ?
a) 49 – 14 ; b) 63 – 29.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 41


Bài 10.3.
Xét xem tổng nào chia hết cho 8 ?
a) 24 + 40 + 72 ; b) 80 + 25 + 48 ; c) 32 + 47 + 33.
Bài 10.4.
Khi chia số tự nhiên a cho 18, ta được số dư là 12. Hỏi số a có chia hết cho 3 không ?
Cóchia hết cho 9 không ?
Bài 10.5.
Gạch dưới số mà em chọn :
a) Nếu a : 2 và b : 2 thì tổng a + b chia hết cho 4 ; 6 ; 2.
b) Nếu a : 3 và b : 9 thì tổng a + b chia hết cho 3 ; 6 ; 9.
c) Nếu a : 8 và b : 12 thì tổng a + b chia hết cho 8 ; 4 ; 12.
Bài 10.6.
Cho A = 8 + 12 + x + 16 + 28 ( x ∈ N ). Tìm điều kiện của x để :
a) A chia hết cho 4 ;
b) A không chia hết cho 4 .
Bài 10.7.
Cho B = 6 + 9 + m+ 12 + n (m, n ∈ N ). Với điều kiện nào của m và n thì :B chia hết cho 3
?

Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết
cho 2.
VD: Các số 12;24;36... đều chia hết cho 2; số 13 không chia hết cho 2.
2. Dấu hiệu chia hết cho 5.
Các số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 thì đều chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới
chia hết cho 5.
VD: Các số 55;110;... đều chia hết cho 5; số 21 không chia hết cho 5.
Chú ý: Các số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5.

Dạng 1: Nhận biết các số chia hết cho 2 và cho 5


Phương pháp giải
- Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 42


- Sử dụng tính chất chia hết của tổng, của hiệu.
Luyện tập:
Bài 1: Trong các số sau: 120, 235, 476, 250, 423, 261, 122, 357
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?
d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Bài 2: Trong các số sau: 123, 104, 500, 345, 1345, 516, 214, 410, 121
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Bài 3: Cho các số : 175, 202, 265, 114, 117, 460, 2020, 3071, 263
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?

Dạng 2: Viết các số chia hết cho 2, cho 5 từ các số hoặc các chữ số cho trước
Phương pháp giải
- Các số chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 2 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 8.
- Các số chia hết cho 5 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
- Các số chia hết cho 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0.
Luyện tập:
1. Hãy thiết lập các số có 3 chữ số khác nhau từ 4 chữ số 0, 4, 5, 9 thoả mãn điều kiện chia
hết cho 2 và 5
2. Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 ta lập được bao nhiêu số có 4 chữ số chia hết cho 5?
3. Dùng cả bốn chữ số 4, 0, 7, 5. Hãy viết thành số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau sao
cho số đó thỏa mãn:
a) Số lớn nhất chia hết cho 2
b) Số nhỏ nhất chia hết cho 5
c) Số chia hết cho 2 và 5.

Dạng 3: Toán có liên quan đến số dư trong phép chia một số tự nhiên cho 2, cho 5

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 43


Phương pháp giải
- Nếu a : 2 dư 1 thì chữ số tận cùng của a là 1, 3, 5, 7, 9
- Nếu a : 5 dư 1 thì chữ số tận cùng của a phải là 1 hoặc 6 ; a : 5 dư 2 thì chứ số tận
cùng phải là 2 hoặc 7 . . .
- Nếu a và b có cùng số dư khi chia cho 2 thì hiệu của chúng cũng chia hết cho 2
- Nếu a : b dư b - 1 thì a + 1 chia hết cho b
- Nếu a : b dư 1 thì a - 1 chia hết cho b
Ví dụ:
Cho a = x459y. Hãy thay x, y bởi những chữ số thích hợp để khi chia a cho 2, 5, 9 đều dư 1
Giải:
Ta nhận thấy :
- a : 5 dư 1 nên y bằng 1 hoặc 6
- Mặt khác a : 2 dư 1 nên y phải bằng 1. Số phải tìm có dạng a= x4591
- x4591 chia cho 9 dư1 nên x + 4 + 5 + 9 + 1 chia cho 9 dư 1. vậy x chia hết cho 9 suy ra x = 0
hoặc 9.
Mà x là chữ số đầu tiên của 1 số nên không thể bằng 0 vậy x = 9
Số phải tìm là : 94591
Luyện tập:
1. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho khi chia số đó cho 2 dư 1, cho 3 dư 2, cho 4 dư 3, cho 5
dư 4, cho 6 dư 5, cho 7 dư 6
2. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho khi chia số đó cho 3, 4, 5 đều dư 1 và chia cho 7 thì
không dư.
3. Tìm các chữ số a và b sao cho a + b = 6 và ab chia hết cho 5 những không chia hết cho 2.

Dạng 4:
Tìm tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, cho 5 trong một khoảng cho trước.
Phương pháp giải
Ta liệt kê tất cả các số chia hết cho 2, cho 5 (căn cứ vào dấu hiệu chia hết ) trong
khoảng đã cho.
Luyện tập:
1. Tìm tập hợp các số x thỏa mãn.
a) Chia hết cho 2 và 467 < x  480
b) Chia hết cho 5 và 467 < x  480
c) Vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và 467 < x  480
2. Tìm tập hợp các số tự nhiên n vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 953 < n < 984.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 44


Dạng 5:
VẬN DỤNG TÍNH CHẤT CHIA HẾT VÀ CHIA CÒN DƯ
ĐỂ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ví dụ: Tổng số HS khối 1 của một trường tiểu học là 1 số có 3 chữ số và chữ số hàng trăm
là 3. Nếu xếp hàng 10 và hàng 12 đều dư 8, mà xếp hàng 8 thì không còn dư. Tính số HS
khối 1 cuỉa trường đó.
Giải :
Theo đề bài thì số HS khối 1 đó có dạng 3ab.
Các em xếp hàng 10 dư 8 vậy b = 8.
Thay vào ta được số 3a8.
Mặt khác, các em xếp hàng 12 dư 8 nên 3a8 - 8 = 3a0 phải chia hết cho 12
suy ra 3a0 chi hết cho 3.
suy ra a = 0, 3, 6 hoặc 9.
Ta có các số 330; 390 không chia hết cho 12 vì vậy số HS khối 1 là 308 hoặc 368 em.
Số 308 không chia hết cho 8. Vậy số HS khối 1 của trường đó là 368 em.
Luyện tập:
1. Một công ty có số công hưởng mức lương 360 000đ. Số khác hưởng mức 495 000đ, số
còn lại hưởng 672 000đ/ tháng. Sau khi phát lương tháng 7 cho công nhân cô kế toán cộng
hết 273815000đ. Hỏi cô kế toán tính đúng hay sai? tại sao?
2. Lớp 5A xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4 được một số hàng không thừa bạn nào. Nếu lấy
tổng các hàng xếp được đó thì được 39 hàng. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu bạn.

Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Dấu hiệu chia hết cho 9 :
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết
cho 9.
2. Dấu hiệu chia hết cho 3 :
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết
cho 3.

Dạng 1: Nhận biết các số chia hết cho 3, cho 9


Phương pháp giải
- Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 45


- Sử dụng tính chất chia hết của tổng, của hiệu.
* Chú ý:
- Một số chia hết cho 9 thì cũng chia hết cho 3.
- Một số chia hết cho 3 có thể không chia hết cho 9.
Ví dụ: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9 : 187 ; 1347 ; 2515 ;
6534 ; 93 258.
Giải
1 + 8 + 7 = 16 không chia hết cho 3 nên 187 / 3 và 187 / 9
1 + 3 + 4 + 7 = 15 chia hết cho 3 , 15 không chia hết cho 9 nên 1347 chia hết cho 3 ; 1347
không chia hết cho 9 .
2 + 5 + 1 + 5 = 13 không chia hết cho 3 nên 2515 không chia hết cho 3 , 2515 không chia
hết cho 9
6 + 5 + 3 + 4 = 18 chia hết cho 9 nên 6534 chia hết cho 3 , 6534 chia hết cho 9
9+3+2+5+8=27 chia hết cho 9 nên 93258 chia hết cho 3 , 93258 chia hết cho 9
Vậy :
Các số chia hết cho 3 là: 1347 , 6534 , 93 258.
Các số chia hết cho 9 là: 6534 , 93 258.
Luyện tập:
1.Trong các số: 4827; 5670; 6915; 2007.
a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 9?
2. Trong các số: 825; 9180; 21780.
a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 9?
3. Trong các số sau: 372, 261, 4262, 3772, 5426, 65426, 7371
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho cả 3 và 9?
4. Trong các số sau: 864, 732, 931, 652, 756, 685, 1248, 6390
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho cả 3 nhưng không chia hết cho 9?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 46


Dạng 2: Viết các số chia hết cho 3, cho 9 từ các số hoặc các chữ số cho trước.
Phương pháp giải
Sử dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (có thể cả dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5)
Ví dụ: Điền chữ số vào dấu * để :
a) 5*8 chia hết cho 3 ;
b) 6*3 chia hết cho 9 ; .
c) 43* chia hết cho cả 3 và 5 ;
d) *81* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Giải:
a) Theo dấu hiệu chia hết cho 3 ta có : 5*8 khi (5 + * + 8) : 3 tức là (13 + *)
Suy ra * ∈ (2 ; 5; 8). Vậy ta được ba số chia hết cho 3 là : 528, 558 , 588.
Đáp số : b) 603; 693 ; c) 435 ; d) 9810.
Luyện tập:
1. Từ 4 chữ số 3, 4, 5 , 0. Hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thỏa mãn:
a) Chia hết cho 3
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
2. Dùng ba trong bốn chữ số 4, 5, 3, 0, hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho
các số đó :
a) Chia hết cho 9 ;
b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
3. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó :
a) Chia hết cho 3 ;
b) Chia hết cho 9.

Dạng 3: Toán có liên quan đến số dư

trong phép chia một số tự nhiên cho 3, cho 9


Phương pháp giải
-Sử dụng tính chất: một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 ( cho 3 ) dư m thì số đó
chia hết cho 9 (cho 3 ) cũng dư m
Ví dụ : 235 có tổng các chữ số bằng 2+3+4+5 =14. Số 14 chia cho 9 dư 5, chia cho 3 dư 2. Do
đó số 2345 chia cho 9 dư 5, chia cho 3 dư 2.
Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho 9, cho 3 : 1546 ; 1527 ; 2468 ; 1011
Giải

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 47


Vì 1 + 5 + 4 + 6 = 16, số 16 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1 nên 1546 chia cho 9 dư 7, chia
cho 3 dư 1.
Tương tự, ta có : số 1527 chia cho 9 dư 6, chia cho 3 dư 0.
Số 2468 chia cho 9 dư 2, chia cho 3 cũng dư 2.
Số 1011 = 1 00…0 ( 11 chữ số 0) có tổng các chữ số là 1 nên chia cho 9 và chia 11 chữ số 0
cho 3 đều dư 1.
Luyện tập:
1. Gọi m là số dư của a khi chia cho 9. Điền vào các chỗ trống:

a 16 213 827 468

m … … … …

2. Trong phép nhân a . b = c, gọi :


m là số dư của a khi chia cho 9, n là số dư của b khi chia cho 9,
r là số dư của m.n khi chia cho 9, d là số dư của c khi chia cho 9.
Điền vào các ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi trường hợp

Dạng 4: Tìm tập hợp các số tự nhiên


chia hết cho 3, cho 9 trong một khoảng cho trước
Phương pháp giải
-Ta liệt kê tất cả các số thuộc khoảng đã cho mà có tổng các chữ số chia hết cho 3,
cho 9
Ví dụ : Tìm tập hợp các số a chia hết cho 9 biết rằng :
a) 58 < a ≤ 81 ; b) 1002 < a < 1008 .
Giải: a ∈ {63 ; 72 ; 81); b) a ∈ Ø .
Luyện tập:
1. Tìm tập hợp E các số m chia hết cho 3 biết rằng : a) 16 < m ≤ 33; b) 2000 < m <
2004.
2. Chứng tỏ rằng tích n (n + 1) (n + 5) là một số chia hết cho 3 với mọi số tự nhiên n.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 48


Luyện tập dấu hiệu chia hết cho 3, 9:
1. Trong các số sau số nào chia hết cho 3 và số nào chia hết cho 9 ?
295 ; 5262 ; 7091 ; 7164 ; 56 925.
2.Cho các số 1278 ; 591 ; 8370 ; 2076. Trong các số trên :
a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 ?
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 9 ?
c) Số nào chia hết cho cả 2, 3 và 9 ?
d) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 ?
3.Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không ? Có chia hết cho 9 không ?
a) 4050+ 1104; b) 1377 – 181 c) 120.123 + 126.
4.Nhận xét rằng 36 :12 và 36 : 9, ta có mệnh đề sau : “Một số chia
hết cho 12 thì số đó chia hết cho 9″. Mệnh đề này đúng hay sai ?
5.Điền chữ số vào dấu * để :
a) chia hết cho 3 ; b) chia hết cho 9 ;
c) chia hết cho cả 3 và 5 ; d) chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9.
6.Dùng ba trong bốn chữ số 0, 1, 2, 8 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho
các chữ số đó :
a) Chia hết cho 9 ;
b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
7.Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 6 chữ số, sao cho số đó :
a) Chia hết cho 3 ;
b) Chia hết cho 9.
8.Tìm tập hợp E các số m chia hết cho 3 biết rằng :
a) 16 < m ≤ 33;
b) 2000 < m < 2004.
9.Điền vào dấu * chữ số thích hợp để được số chia cho 9 dư 4 :
10.Số 1010 +8 có chia hết cho 2, cho 3, cho 9 không ?
11.Tìm số nhỏ nhất có sáu chữ số mà số đó chia hết cho cả 3 và 5.
12.Chứng tỏ rằng :
Số 10100 +5 chia hết cho 3 và cho 5.
Số 1050 +44 chia hết cho 2 và cho 9.

Dạng 5:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 49


VẬN DỤNG TÍNH CHẤT CHIA HẾT VÀ CHIA CÒN DƯ
ĐỂ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

1. Một người hỏi anh chàng chăn cừu: “Anh có bao nhiêu con cừu ?”. Anh chăn cừu trả lời:
“Số cừu của tôi nhiều hơn 4000 con nhưng không quá 5000 con. Nếu chia số cừu cho 9 thì
dư 3, chia cho 6 cũng dư 3 còn chia cho 25 thì dư 19”. Hỏi anh đó có bao nhiêu con cừu ?
2. Hai bạn An và Khang đi mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để đến lớp liên hoan. An đưa
cho cô bán hàng 4 tờ mỗi tờ 50 000 đồng và được trả lại 72 000đồng. Khang nói: “Cô tính
sai rồi”. Bạn hãy cho biết Khang nói đúng hay sai ? Giải thích tại sao ?

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 12.1.
Trong các số sau số nào chia hết cho 3 và số nào chia hết cho 9 ?
295 ; 5262 ; 7091 ; 7164 ; 56 925.
Bài 12.2.
Cho các số 1278 ; 591 ; 8370 ; 2076. Trong các số trên :
a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 ?
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 9 ?
c) Số nào chia hết cho cả 2, 3 và 9 ?
d) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 ?
Bài 12.3.
Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không ? Có chia hết cho 9 không ?
a) 4050+ 1104;
b) 1377 – 181 ;
c) 120.123 + 126.
Bài 12.4.
Nhận xét rằng 36 :12 và 36 : 9, ta có mệnh đề sau : “Một số chia
hết cho 12 thì số đó chia hết cho 9″. Mệnh đề này đúng hay sai ?
Bài 12.5.
Điền chữ số vào dấu * để :
a) chia hết cho 3 ;
b)
chia hết cho 9 ;
c) chia hết cho cả 3 và 5 ;
d) chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 50


Bài 12.6.
Dùng ba trong bốn chữ số 0, 1, 2, 8 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho
các chữ số đó :
a) Chia hết cho 9 ;
b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
Bài 12.7.
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 6 chữ số, sao cho số đó :
a) Chia hết cho 3 ;
b) Chia hết cho 9.
Bài 12.8.
Tìm tập hợp E các số m chia hết cho 3 biết rằng :
a) 16 < m ≤ 33;
b) 2000 < m < 2004.
Bài 12.9.
Điền vào dấu * chữ số thích hợp để được số chia cho 9 dư 4 :
Bài 12.10.
Số 1010 +8 có chia hết cho 2, cho 3, cho 9 không ?
Bài 12.11.
Tìm số nhỏ nhất có sáu chữ số mà số đó chia hết cho cả 3 và 5.
Bài 12.12.
Chứng tỏ rằng :
Số 10100 +5 chia hết cho 3 và cho 5.
Số 1050 +44 chia hết cho 2 và cho 9.
Bài 12.13.
Chứng tỏ rằng tích n (n + 1) (n + 5) là một số chia hết cho 3 với mọi số tự nhiên n.

Bài 13: Ước và bội


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b còn b gọi là ước
của a.
Kí hiệu : Tập hợp các bội của. b là B(b) ; Tập hợp các ước của a là Ư(a).

2. Muốn tìm các bội của một số khác.o, ta nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2,3,,..

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 51


Bội của b ( b ≠ 0. ) có dạng tổng quát là b.k (k ∈ N).
3. Muốn tìm các ước của một số a, ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét
xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Dạng 1: Tìm và viết tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số cho trước
Phương pháp giải
- Để tìm ước của một số, ta chia số đó lần lượt cho 1, 2, 3…
- Để tìm bội của một số khác 0, ta nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3…
Ví dụ:
a) Tìm các bội của 4 trong các số : 8 ; 14 ; 20 ; 25.
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.
Đáp số
a) 8 ; 20 ;
b) {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28} ;
c) 4k với k ∈N.
Luyện tập:
1. Tìm ƯCLN của

a) 12 và 18 k) 18 và 42
b) 12 và 10 l) 28 và 48
c) 24 và 48 m) 24; 36 và 60
d) 300 và 280 n) 12; 15 và 10
e) 9 và 81 o) 24; 16 và 8
f) 11 và 15 p) 16; 32 và 112
g) 1 và 10 q) 14; 82 và 124
h) 150 và 84 r) 25; 55 và 75
i) 46 và 138 s) 150; 84 và 30
j) 32 và 192 t) 24; 36 và 160

2. Tìm BCNN:

a) 24 và 10 e) 14; 21 và 56
b) 9 và 24 f) 8; 12 và 15
c) 12 và 52 g) 6; 8 và 10

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 52


d) 18; 24 và 30 h) 9; 24 và 35

Dạng 2:
Viết tất cả các số là bội hoặc ước
của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải
Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là bội hoặc ước của số đã
cho.
Ví dụ : Tìm các số tự nhiên x sao cho :
a) x ∈ B(12) va 20 ≤ x ≤ 50 ;
b) x chia hết cho 15 và 0 < x ≤ 40 ;
c) x ∈ Ư(20) và x > 8 ;
d) 16 chia hết cho x.
Đáp số
a) 24 ; 36 ; 48 b) 15; 30 c) 10 ; 20 , d) 1; 2; 4; 8;

Dạng 3:
Bài toán đưa về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước
Phương pháp giải
- Phân tích đề bài chuyển bài toán về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước.

- Áp dụng cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước.
Ví dụ : Có 36 học sinh vui chơi. Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm. Trong
các cách chia sau, cách nào thực hiện được ?

Giải
Để chia đều 36 người vào các nhóm thì số nhóm và số người ở một nhóm phải là ước của
36.
Vì các số 4; 6; 12 trong bảng là các ước của 36 nên trong các cách chia đã nêu thì cách chia
thứ nhất, thứ hai và thứ tư thực hiện được.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 53


Luyện tập:
Bài 1: Trò chơi “Đưa ngựa về đích”
Lúc đầu, ngựa đặt ở ô số 1, đích ở ô số 18

Hai bạn A và B lần lượt đưa ngựa về phía đích, mỗi lần đến lượt phải đi ít nhất 1 ô,
nhiều nhất 3 ô. Người nào
đưa ngựa về đích trước là người thắng cuộc.
Các em hãy cùng chơi và tìm cách chơi để thắng cuộc.
Chú ý : Sau một số ván có thể đổi luật chơi : thay điều kiện đi nhiều nhất 3 ô bởi 2 ô, hoặc 4
ô…
Bài 2: Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18,
hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó.
Bài 3: Học sinh của một trường học khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ
hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh của trường trong khoảng từ 1600
đến 2000 học sinh.
Bài 4: Một tủ sách khi xếp thành từng bó 8 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn đều vừa đủ bó. Cho biết
số sách trong khoảng từ 400 đến 500 cuốn. Tím số quển sách đó.

Bài 5: Bạn Lan và Minh Thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một
lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào
một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện
Bài 6: Có ba chồng sách: Toán, Âm nhạc, Văn. Mỗi chồng chỉ gồm một loại sách. Mỗi cuốn
Toán 15 mm, Mỗi cuốn Âm nhạc dày 6mm, mỗi cuốn Văn dày 8 mm. người ta xếp sao cho
3 chồng sách bằng nhau. Tính chiều cao nhỏ nhất của 3 chồng sách đó.
Bài 7: Bạn Huy, Hùng, Uyên đến chơi câu lạc bộ thể dục đều đặn. Huy cứ 12 ngày đến
một lần; Hùng cứ 6 ngày đến một lần và uyên 8 ngày đến một lần. Hỏi sau bao lâu nữa thì
3 bạn lại gặp nhau ở câu lạc bộ làn thứ hai?
Bài 8: Số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng, hay 18 hàng đều dư
ra 9 học sinh. Hỏi số học sinh khối 6 trường đó là bao nhiêu? Biết rằng số đó lớn hơn 300
và nhỏ hơn 400.
Bài 9: Số học sinh lớp 6 của Quận 11 khoảng từ 4000 đến 4500 em khi xếp thành hàng 22
hoặc 24 hoặc 32 thì đều dư 4 em. Hỏi Quận 11 có bao nhiêu học sinh khối 6?
Bài 10. Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thể chia đội ý tế đó nhiều nhất thành bao
nhiêu tổ sao cho số bác sỹ và số y tá được chia đều vào các tổ.
Đ/S : 12 tổ.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 54


LUYỆN TẬP CHUNG:
Bài 1.
a) Tìm các bội của 7 trong các số : 14 ; 22 ; 28 ; 57.
b)Viết tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 50.
c) Viết dạng tổng quát các sô” là bội của 7.
Bài 2.Viết tập hợp các ước của 7, của 10, của 16, của 0.
Bài 3.Viết tập hợp các bội của 7, của 10, của 16, của 0.
Bài 4.
Tìm các số tự nhiên x sao cho :
a) x ∈ B(13) và 21 ≤ x ≤ 65 ; b) X M7 và 0 < x < 60 ;
c) x ∈ Ư(30) và x > 10 d) 12 M
Bài 5. Tìm tất cả các sô có hai chữ số là bội của 18.
Bài 6.
Trong tập hợp p = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}, tìm :
a)Ư(5), Ư(12); b) B(5), B(12).
Bài 7.
Trong các số 121 ; 201 ; 220 ; 312 ; 345 ; 421 ; 501 ; 595 ; 630 ; 1780 :
a) Những số nào thuộc B(3) ?
b) Những số nào thuộc B(5) ?
Bài 8.
Tìm tất cả các sô có hai chữ số là : a) Ư(250) ; b) B(ll).
Bài 9.Tìm các bội của 25 đồng thời là ước của 300.
Bài 10.Tìm số tự nhiên n sao cho :
a) 10 chia hết cho n ;
b) 12 chia hết cho n – 1 ;
c) 20 chia hết cho 2n + 1.
Bài 11.Tìm số tự nhiên n sao cho n(n + 1) = 6
Bài 12.Viết tập hợp các ước của a (a ∈ N).
Bài 13.Viết tập hợp các bội của b (b ∈ N*).
Bài 14.Chứng tỏ rằng số có dạng là một bội của 11.
Bài 15.Chứng tỏ rằng 37 là ước của số có dạng .
Bài 16. Chứng tỏ rằng 1443 là ước của số có dạng .

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 55


Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số.
Bảng số nguyên tố.
* Tóm tắt lý thuyết:
Số nguyên tố, hợp số
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Hợp số là một số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
Lưu ý:
a) Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
b) Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và cũng là số nguyên tố chẵn duy nhất. Như vậy, trừ số 2,
mọi số nguyên tố đều là số lẻ. Nhưng ngược lại, một số lẻ chưa chắc là số nguyên tố.
c) Muốn biết một số tự nhiên lớn hơn 1 có phải là số nguyên tố hay không, ta phải tìm tập
các ước của nó.
d) Những số: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23;... là những số nguyên tố. Có vô số số nguyên tố.

Dạng 1: Nhận biết số nguyên tố, hợp số


Phương pháp giải
- Căn cứ vào định nghĩa số nguyên tố và hợp số.
- Căn cứ vào các dấu hiệu chia hết.
- Có thể dùng bảng số nguyên tố ở cuối SGK để xác định một số (nhỏ hơn 1000) là
số nguyên tố hay không.
Ví dụ :
Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ? 312 ; 213 ; 435 ; 417 ; 3311 ; 67.
Giải
Các số 312, 213, 435 và 417 là hợp số vì chúng lớn hơn 3 và chia hết cho 3.
Số 3311 là hợp số vì số này lớn hơn 11 và chia hết cho 11.
Số 67 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Luyện tập:
1. Gọi p là tập các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ , ∉ hoặc ⊂ vào chỗ trống cho đúng :
83 … P, 91 … P, 15 … n, P…n
2. Dùng bảng số nguyên tố ở cuối SGK, tìm các số nguyên tố trong các số sau :
117 ; 131 ; 313 ; 469 ; 647.
3. Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?
a) 3.4.5 + 6.7 ; b) 7.9.11.13 – 2 3.4.7;
c) 5.7 + 11.13.17 ; d) 16354 + 67541.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 56


4. Máy bay có động cơ ra đời năm nào ?
Máy bay có động cơ ra đời năm , trong đó :
a là số có đúng một ước ;
b là hợp số lẻ nhỏ nhất ;
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c ≠ 1 ;
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

Dạng 2: Viết số nguyên tố hoặc hợp số từ những số cho trước


Phương pháp giải
- Dùng các dấu hiệu chia hết
- Dùng bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000.
Ví dụ : Thay chữ số vào dấu * để được hợp số : ; .
Giải
Trong bảng số nguyên tố có 11, 13, 17, 19 là các số nguyên tố. Vậy các hợp số có
dạng là
số 10, 12, 14, 15, 16, 18.
Trong bảng có 31, 37 là số nguyên tố. Vậy các hợp số có dạng là 30, 32, 33, 34, 35, 36,
38,
39.
Cách khác : Với số có thể chọn * là 0, 2, 4, 6, 8 (để chia hết cho
2) có thể chọn * = 5 (để chia hết cho 5).
Với số có thể chọn * là 0, 2, 4, 6, 8 (để chia hết cho 2), hoặc
chọn * là 3, 9 (để chia hết cho 3), hoặc * = 5 (để chia hết cho 5).
Luyện tập:
1. Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố : ;
2. a) Tìm số tự nhiên k để 3. k là số nguyên tố.
b) Tìm số tự nhiên k để 7. k là số nguyên tố.
3. Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá a, tức là
p2 < a .

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 57


Dạng 3: Chứng minh một số là số nguyên tố hay hợp số.
Phương pháp giải
Để chứng minh một số là số nguyên tố, ta chứng minh số đó không có ước nào khác
1 và chính nó.
Để chững minh một số là hợp số, ta chỉ ra rằng tồn tại một ước của nó khác 1 và
khác chính nó. Nói cách khác, ta chứng minh số đó có nhiều hơn hai ước.
Ví dụ : Hãy chứng minh rằng tích của hai số nguyên tố là một hợp số.
Giải
Tích của hai số nguyên tố giống nhau p.p có ba ước là 1, p và p2. Tích của hai số nguyên tố
khác nhau p1.p2 có bốn ước là 1, p1, p2 và p1.p2.
Vậy tích của hai số nguyên tố là một hợp số.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 1.Trong các số 129 ; 137 ; 259 ; 283 ; 557 ; 824 số nào là hợp số ? số nào là nguyên tố?
Bài 2.Dùng bảng số nguyên tố, tìm các số nguyên tố trong các số sau : 101 ; 159 ; 227 ; 809 ;
973.
Bài 3.Thay chữ số vào dấu * để được hợp số : , .
Bài 4.Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố : , .
Bài 5.Có thể thay các chữ số nào vào dấu * của số để được những số nguyên tố ?
Bài 6.Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố : .
Bài 7.Thay chữ số vào dấu * để được hợp số : .
Bài 8.Chứng tỏ rằng các số 12976 ; 15000 ; 1010 +8 và 496728 là hợp số.
Bài 9.Viết các số sau dưới dạng tổng của hai số nguyên tố :
a ) 43 ; b) 30 ; c) 32
Bài 10.Nêu tất cả các cách viết số 34 dưới dạng tổng của 2 số nguyên tố.
Bài 11.Nêu tất cả các cách viết số 32 dưới dạng tổng của 3 số nguyên tố.
Bài 12.Tổng của hai số nguyên tố có thể bằng 999 không ?
Bài 13.Tổng của hai số nguyên tố có thể bằng 2007 không ?
Bài 14. Chỉ dùng hai số nguyên tố 2 và 3, hãy viết 4 số trong đó có một số nguyên tố và ba
hợp số, mỗi số này chỉ có hai chữ số là 2 và 3.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 58


Bài 15 : Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
* Tóm tắt lý thuyết:
– Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một
tích các thừa số nguyên tố. Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được ra thừa số
nguyên tố.
– Muốn phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta dùng dấu hiệu chia hết cho các số
nguyên tố 2, 3, 5,… Phép chia dừng lại khi có thương bằng 1.
– Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được
cùng một kết quả.

Dạng 1: Phân tích các số cho trước ra thừa số nguyên tố


Phương pháp giải:
Thường có hai cách phân tích một số tự nhiên n (n >1) ra thừa số nguyên tố.
Cách 1 (phân tích theo cột dọc ): Chia số n cho một số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn ),
rồi chia thương tìm được cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn), cứ tiếp tục như
vậy cho đến khi thương bằng 1.
Ví dụ:

Cách 2 ( Phân tích theo hàng ngang hoặc theo “sơ đồ cây” ):

Viết n dưới dạng một tích các thừa số, mỗi thừa số lại viết thành tích cho đến khi
các thừa số đều là số nguyên tố. Ví dụ 90 = 9.10 = 32.2.5.
Tất cả các cách phân tích số 90 ra thừa số nguyên tố đều cho cùng một kết quả: 90 = 2.32.5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 59


Ví dụ: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố :
a) 60 ; b) 84 ; c) 285 ;
d) 1035 ; e) 400 ; g) 1000 000.
Đáp số
a) 60 = 22.3.5 ; b) 84 = 22.3.7; c) 285 = 3.5.19 ;
d) 1035 = 32.5.23 ; e) 400 – 24.52 ; g) 1 000 000 = 26.56.
Luyện tập:
1. Điền các số tự nhiên lớn hơn 1 vào ô vuông ở sơ đồ

2. An phân tích các số 120 , 306 , 567 ra thừa số nguyên tố như sau :
120 = 2.3.4.5 ; 306 = 2.3.51 ; 567 = 92.7 .
An làm như trên có đúng không ? Hãy sửa lại trong trường họp An làm không đúng.

Dạng 2 : Ứng dụng phân tích một số ra thừa số nguyên tố


để tìm các ước của số đó.
Phương pháp giải
- Phân tích số cho trước ra thừa số nguyên tố.
- Chú ý rằng nếu c = a.b thì a và b là hai ước của c.
Nhớ lại rằng: a = b.q  a  b  a  B(b)  b  U(a) (a,b,q  N, b 0)
Ví dụ: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số
nguyên tố nào ?
a) 225 ; b) 1800 ; c) 1050 ; d) 3060.
Trả lời
225 = 32.52 ; 225 chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5.
1800 = 23.32.52 ; 1800 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5.
1050 = 2.3.52.7 ; 1050 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5, 7.
3060 = 22.32.5.17 ; 3060 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5,17.
Luyện tập:
1. Cho a = 23.52.ll. Mỗi số 4, 8, 16, 11, 20 có là ước của a hay không ?
2. a) Cho số a = 5.13. Hãy viết tất cả các ước của a.
b) Cho số b = 25. Hãy viết tất cả các ước của b.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 60


c) Cho số c = 32.7. Hãy viết tất cả các ước của c.
3. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số :
51; 75; 42; 30.
Dạng 3: Bài toán đưa về việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Phương pháp giải
Phân tích đề bài, đưa về việc tìm ước của một số cho trước bằng cách phân tích số
đó ra thừa số nguyên tố.
Ví dụ :
a) Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số.
b) Tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30. Tìm a và b biết rằng a < b.
Giải
Mỗi số là một ước của 42. Ư(42) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 7 ; 14 ; 21 ; 42}.
Vậy các số phải tìm là 1 và 42, 2 và 21, 3 và 14, 6 và 7.
b) a và b là ước của 30 (a < b). Ư(30) = (1; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 10 ; 15 ; 30).
Ta có bảng sau :

Luyện tập:
1. Tâm có 28 viên bi. Tâm muốn xếp số bi đó vào túi sao cho số bi ở các túi đều bằng
nhau. Hỏi Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào mấy túi ? (Kể cả trường hợp xếp vào một túi),
2. a) Phân tích số 111 ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của 111.
b) Thay dấu * bởi chữ số thích hợp : .* = 111.
LUYỆN TẬP CHUNG:
Bài 1.Phân tích ra thừa số nguyên tố :
a) 36 ; b) 63 ; c) 255 ;
d) 1035 ; e) 500; g) 4 000 000.
Bài 2.Phân tích ra thừa số nguyên tố :
a) 17 640 ; b) 693 842 ; c) 1 514 051.
Bài 3.Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số
nguyên tố nào ?
a) 196 ; b) 4500 ; c) 1470 ; d) 3420.
Bài 4. Cho số a = 22.53.13. Mỗi số 2, 8, 13, 25, 50 có là ước của a hay không ?
Bài 5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 61


a) Cho số a = 3.17. Hãy viết tất cả các ước của a.
b) Cho số b = 35. Hãy viết tất cả các ước của b.
c) Cho số c = 72. Hãy viết tất cả các ước của c.
Bài 6.Phân tích các số sau đây ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số :
a) 38 ; b) 98 ; c) 78 ; d) 138.
Bài 7.Tìm số tự nhiên x biết rằng 493 chia hết cho a và 10 < x < 100.
Bài 8.Chứng tỏ rằng với a,b ∈ N, a ≠ o, b ≠ 0 , nếu a chia hết cho b và b chia hết cho a thì a
= b.
Bài 9.Tìm x, biết rằng 17 chia hết cho (x-1) và (x-1) chia hết cho 17 .
Bài 10.Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 1190.
Bài 11.Tìm ba số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 2184.
Bài 12. Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp có tích bằng 4032.
Bài 13. Tìm ba số tự nhiên lẻ liên tiếp có tích bằng 274 365.
Bài 14.Tìm số tự nhiên n biết rằng : l + 2 + 3 + … + n = 1275 .

Bài 16: Ước chung và bội chung


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Kí hiệu tập hợp các ước chung của a và b là ƯC(a, b).

Tương tự:
2. Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Kí hiệu tập hợp các bội chung của a và b là BC(a, b)

Tương tự:
3. Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Kí hiệu giao của hai tập hợp A và B là A ∩ B .

Dạng 1: Nhận biết và viết tập hợp các ước chung của hai hay nhiều số
Phương pháp giải
- Để nhận biết một số là ước chung của hai số, ta kiểm tra xem hai số đó có chia
hết cho số này hay không.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 62


- Để viết tập hợp các ước chung của hai hay nhiều số, ta viết tập hợp các ước của
mỗi số rồi tìm giao của các tập hợp đó.
Ví dụ : Điền kí hiệu ∈ hay ∉ vào ô vuông cho đúng :
a) 4 … ƯC(12 ,18) ; b) 6 … ƯC(12 ,18) ;
c) 2 … ƯC(4 ,6,8); d) 4 … ƯC(4 ,6,8).
Giải
a) 4 ∉ ƯC(12 ,18) ; b) 6∈ ƯC(12 ,18) ;
c) 2∈ ƯC(4 ,6,8); d) 4 ∉ ƯC(4 ,6,8).
Luyện tập:
Viết các tập hợp :
a) Ư(16), Ư(9), ƯC(6 , 9);
b) Ư(7), Ư(8), ƯC(7 , 8);
c) ƯC(4 , 6 , 8).

Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm ước chung của hai hay nhiều số
Phương pháp giải
Phân tích bài toán để đưa về việc tìm ước chung của hai hay nhiều số.
Ví dụ : Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chia số bút và số vở đó thành một số
phần thưởng như nhau gồm cả bút và vở. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện
được ? Điền vào chỗ trống trong các trường hợp chia được.

Hướng dẫn: Số phần thưởng phải là ước chung của 24 và 32.


Đáp số : cách a và cách c thực hiện được.
Cách a : mỗi phần thưởng có 6 bút bi và 8 quyển vở.
Cách c: mỗi phần thưởng có 3 bút bi và 4 quyển vở.

Dạng 3: Nhận biết và viết tập hợp các bội chung của hai hay nhiều số
Phương pháp giải
- Để nhận biết một số là bội chung của hai số, ta kiểm tra xem số này có chia hết
cho hai số đó hay không?
- Để viết tập hợp các bội chung của hai hay nhiều số, ta viết tập hợp các bội của
mỗi số rồi tìm giao của các tập hợp đó.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 63


Ví dụ : Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ vào ô vuông cho đúng :
a) 80 … BC(20 , 30) ; b) 60 … BC(20 , 30) ;
c) 12 … BC(4, 6, 8); d) 24 … BC(4,6,8).
Giải
a) 80 ∉ BC(20 , 30) ; b) 60 ∈ BC(20 , 30) ;
c) 12 ∉ BC(4, 6, 8); d) 24 ∈ BC(4,6,8).
Luyện tập:
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.
Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.
Gọi M là giao của hai tập hợp A và B.
a) Viết các phần tử của tập hợp M.
b) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B.

Dạng 4: Tìm giao của hai tập hợp cho trước


Phương pháp giải
Chọn ra những phần tử chung của hai tập hợp A và B. Đó chính là các phần tử của
A  B.
Ví dụ:
Tìm giao của hai tập A và B, biết rằng :
a) A = {cam, táo, chanh} , B = {cam, chanh, quýt}.
b) A là tập hợp các học sinh giỏi môn Văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn
Toán
của lớp đó.
c) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 10.
d) A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ.
Giải
A ∩ B = {cam, chanh} ;
A ∩ B tập hợp các học sinh vừa giỏi Văn, vừa giỏi Toán của lớp;
A ∩ B=B; d)A ∩ B = Ø.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 1.
a) Số 5 có là ước chung của 30 và 42 không ? Vì sao ?
b) Số 6 có là ước chung của 30 và 42 không ? Vì sao ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 64


Bài 2.
a) Số 3 có là ước chung của 15, 63 và 34 không ? Vì sao ?
b) Số 3 có là ước chung của 18, 30 và 42 không ? Vì sao?
Bài 3.
Viết các tập hợp ước chung của :
a) 24 và 36 ; b) 16 và 64; c) 18 va 35
Bài 4.
Viết các tập hợp ước chung của :
a) 48, 80 và 72 ; b) 42, 55 va 91.
Bài 5.
a) Số 36 có là bội chung của 6 và 21 không ? Vì sao ?
b) Số 42 có là bội chung của 6 và 21 không ? Vì sao ?
Bài 6.
a) Số 24 có là bội chung của 3, 4 và 5 không ? Vì sao ?
b) Số 60 có là bội chung của 3, 4 và 5 không ? Vì sao ?
Bài 7. Viết các tập hợp : B(4), B(6), BC(4,6); b) B(7), B(14), BC(7, 14).
Bài 8. Viết các tập hợp : a) BC(9, 12, 24); b) BC(24, 72, 216).
Bài 9.Tìm các bội chung của 8 và 16. So sánh với các bội của 16.
Bài 10.Số học sinh của một trường là một số lớn hơn 900 gồm ba chữ số. Mỗi lần xếp hàng
ba,
hàng bốn, hàng năm đều vừa đủ, không thừa ‘ai. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?
Bài 11.Tìm số tự nhiên X biết rằng 148 chia cho X thì dư 20 còn 108 chia cho X thì dư 12.
Bài 12.Tìm tất cả các ước chung của hai số tự nhiên liên tiếp.
Bài 13.Tìm ước chung của 2n + 1 và 3n + 1 (n ∈ N ).
Bài 14.Tìm tất cả các ước chung của 5n + 6 và 8n + 7 (n ∈ N ).
Bài 15.Tìm bội chung khác 0 nhỏ hơn 2000 của ba số 40, 60 và 70.
Bài 16.Tìm số tự nhiên X sao cho : X + 10 21 chia hết cho 5 ; X-18 chia hết cho 6 ; 21 + X
chia
hết cho 7 và 500 < X < 700 .
Bài 17.Một khối học sinh xếp hàng 4, hàng 5, hàng 6 đều thừa 1 người, nhưng xếp hàng 7
thì vừa
đủ. Biết số học sinh chưa đến 400 người. Tính số học sinh.
Bài 18.Gọi X là tập hợp các học sinh thích ca hát của lớp 6B, Y là tập hợp các học sinh thích
đá bóng của lớp 6B. Tập hợp X ∩ Y biểu thị tập hợp nào ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 65


Bài 17: Ước chung lớn nhất
* Tóm tắt lý thuyết:
1. Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của
các số đó.
2. Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó
là ƯCLN phải tìm.
3. Muốn tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của UCLN của các số đó.
4. Chú ý :
a) Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
b) Trong các số đã cho, nếu số’ nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã
cho chính là số nhỏ nhất ấy.

Dạng 1: Tìm ước chung lớn nhất của các số cho trước
Phương pháp giải
Thực hiên quy tắc “ba bước” để tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
Ví dụ :
Tìm ƯCLN của :
a) 56 và 140 ; b)24, 84, 180 ;
c) 60 và 180 ; d) 15 và 19.
Giải
a) 56 = 23.7 ; 140 = 22 .5.7.
ƯCLN(56,140) = 22.7 = 28 .
Đáp số : b) 12 ; c) 60 ; d) 1.
Luyện tập:
1.Tìm ƯCLN của :
a) 16, 80, 176; b) 18, 30, 77.
2. Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của :
a) 16 và 24 ; b) 180 và 234 ; c) 60, 90 và 135.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 66


Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số
Phương pháp giải
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm UCLN của hai hay nhiều số
Ví dụ : Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 420 chia hết cho a và 700 chia hết cho a.
Giải
Theo đề bài a phải là ƯCLN của 420 và 700.
ƯCLN(420, 700) = 140.
Vậy a = 140.
Luyện tập:
1. Tìm UCLN của:

a) 12 và 18 k) 18 và 42
b) 12 và 10 l) 28 và 48
c) 24 và 48 m) 24; 36 và 60
d) 300 và 280 n) 12; 15 và 10
e) 9 và 81 o) 24; 16 và 8
f) 11 và 15 p) 16; 32 và 112
g) 1 và 10 q) 14; 82 và 124
h) 150 và 84 r) 25; 55 và 75
i) 46 và 138 s) 150; 84 và 30
j) 32 và 192 t) 24; 36 và 160

2. Lan có một tấm bìa hình chữ nhật kích thước 75cm và 105cm. Lan muốn cắt tấm bìa
thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết, không còn thừa
mảnh nào. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông (số đo cạnh của hình vuông nhỏ là
một số tự nhiên với đơn vị là xăng-ti-mét).
3. Đội văn nghệ của một trường có 48 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn
phục vụđồng thời tại nhiều địa điểm, đội dự định chia thành các tổ gồm cả nam và nữ, số
nam được chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy.Có thể chia được nhiều nhất thành bao
nhiêu tổ ? Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ?

Dạng 3: Tìm các ước chung của hai hay nhiều số


thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải
- Tìm ƯCLN của hai hay nhiều số cho trước;
- Tìm các ước của ƯCLN này;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 67


- Chọn trong số đó các ước thỏa mãn điều kiện đã cho.
Ví dụ : Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 .
Giải
ƯCLN (144 ,192) = 48.
Ư(48) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 12 ; 16 ; 24 ; 48}.
Các ước của 48 lớn hon 20 là 24 và 48.
Vậy các ước chung lớn hon 20 của 144 và 192 là 24 và 48.
Luyện tập:
1. Tìm số tự nhiên x, biết rằng 112 chia hết cho x , 140 chia hết cho x và 10 < x < 20.
2. Mai và Lan mỗi người mua cho tổ mình một số hộp bút chì màu. Mai mua 28 bút, Lan
mua 36 bút. Số bút trong các hộp bút đều bằng nhau và số bút trong mỗi hộp lớn hơn 2.
a) Gọi số bút trong mỗi hộp là a. Tìm quan hệ giữa số a với mỗi số 28, 36, 2.
b) Tìm số a nói trên.
c) Hỏi Mai mua bao nhiêu hộp bút chì màu ? Lan mua bao nhiêu hộp bút chì màu ?
3. Có hai số nguyên tố cùng nhau mà cả hai đều là hợp số không ?
4. Tìm x, biết:

a) 45 x h) x  Ư(20) và 0<x<10.


b) 24 x ; 36 x ; 160 x và x lớn nhất. i) x  Ư(30) và 5<x≤12.
c) 15 x ; 20 x ; 35 x và x lớn nhất. j) x  ƯC(36,24) và x≤20.
d) 36 x ; 45 x ; 18 x và x lớn nhất. k) 91 x ; 26 x và 10<x<30.
e) 64 x ; 48 x ; 88 x và x lớn nhất. l) 70 x ; 84 x và x>8.
f) x  ƯC(54,12) và x lớn nhất. m) 15 x ; 20 x và x>4.
g) x  ƯC(48,24) và x lớn nhất. n) 150 x; 84 x ; 30 x và 0<x<16.

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 1.Tìm ƯCLN của :
a) 42 và 58 ; b) 18, 30, 42 ; c) 26, 39, 4 8 ; d) 85, 161.
Bài 2.Tìm UCLN của : a)41275 và 4572 ; b) 5661; 5291 ; 4292.
Bài 3.
Tìm ƯCLN của :a) 156 và 13 ; b) 215 và 216; c) 11111 và 1111.
Bài 4.Tìm số tự nhiên a lớn nhất, biết rằng 60 và 504 cùng chia hết cho a.
Bài 5.Tìm số tự nhiên a lớn nhất sao cho a + 495 và 195 – a đều là bội của a.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 68


Bài 6.Một đám đất hình chữ nhật dài 52m, rộng 36m. Người ta muốn chia đám đất thành
những khoảnh hình vuông bằng nhau để trồng các loại rau. Hỏi với cách chia nào thì cạnh
hình vuông là lớn nhất và bằng bao nhiêu ?
Bài 7.Đội văn nghệ của một trường gồm 60 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn.
Muốn phụcvụ được nhiều xã hơn, đội dự định chia thành tổ và phân phối nam nữ cho
đều vào các tổ.Hỏi có thể chia nhiều nhất thành bao nhiêu tổ ? Khi đó, mỗi tổ có mấy nam,
mấy nữ ?
Bài 8.Tìm các ước chung của 450 và 1500, biết rằng chúng là các số tự nhiên có hai chữ số.
Bài 9.Tìm số tự nhiên x biết rằng 90 chia hết cho x , 150 chia hết cho x và 5 < x < 30.
Bài 10.Tìm tập hợp các ước chung lớn hơn 2 của 2001 và 2002 .
Bài 11.Chứng minh rằng nếu a chia hết cho b thì ƯCLN(a, b) = b.
Bài 12.Trong ba số 14, 5 và 22, hai số nào là nguyên tố cùng nhau ?
Bài 13.Viết ba cặp số nguyên tố cùng nhau mà trong mỗi cặp, cả hai số đều là hợp số.
Bài 14.Viết số 10 dưới dạng tổng của ba số hạng khác nhau. Có nhận xét gì về ƯCLN của
các sốhạng trong mỗi cách viết đó.
Bài 15.Biết rằng 996 và 632 khi chia cho n đều dư 16. Tìm n.
Bài 16.Chứng minh rằng nếu a và b là hai số nguyên tố cùng nhau thì a và a + b cũng là
hai sốnguyên tố cùng nhau.
Bài 17.Chứng minh rằng 7n + 10 và 5n + 7 là hai số nguyên tố cùng nhau (n ∈ N).
Bài 18.Biết rằng 7a + 2b chia hết cho 13 (a,b ∈ N). Chứng minh rằng 10a + b cũng chia hết
cho 13.
Bài 19: Tìm x biết:

a) 6 (x – 1) e) 15 (2x + 1)
b) 5 (x + 1) f) 10 (3x+1)
c) 12 (x +3) g) x + 16 x + 1
d) 14 (2x) h) x + 11 x + 1

Bài 18: Bội chung nhỏ nhất


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội
chung của các số đó.
Bội chung nhỏ nhất của a và b kí hiệu là BCNN(a, b).
2. Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 69


Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đólà
BCNN phải tìm.
Muốn tìm bội chung của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó.
4. Chú ý:
a) Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của
các số đó.
b) Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã
cho chính là số lớn nhất ấy.
Dạng 1: Tìm bội chung nhỏ nhất của các số cho trước
Phương pháp giải
- Thực hiện quy tắc “ba bước” để tìm BCNN của hai hay nhiều số.
- Có thể nhẩm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách nhân số lớn nhất lần lượt
với 1,2, 3,… cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại.
Ví dụ: Tìm BCNN của:
a) 10, 12, 15 ; b) 8, 9, 11 ; c) 24, 40, 168
Giải:
a)
– Phân tích: 10 = 2.5 ; 12 = .3 ; 15 = 3.5
– Chọn các thừa số nguyên tố chung, riêng: đó là 2, 3, 5
– Số mũ lớn nhất của 2 là 2, của 3 và 5 là 1
=> BCNN(10, 12, 15) = .3.5 = 60
b)
Cách 1:
– Phân tích: 8 = ;9= ; 11 = 1.11
– Chọn các thừa số nguyên tố chung, riêng: đó là 2, 3, 11
– Số mũ lớn nhất của 2 là 3, của 3 là 2, của 11 là 1
=> BCNN(8, 9, 11) = . .11 = 8.9.11 = 792
Cách 2: 8, 9, 11 là ba số nguyên tố cùng nhau nên BCNN(8, 9, 11) = 8.9.11 = 792
c)
– Phân tích: 24 = .3 ; 40 = .5 ; 168 = .3.7
– Chọn các thừa số nguyên tố chung, riêng: đó là 2, 3, 5, 7
– Số mũ lớn nhất của 2 là 3, của 3, 5, và 7 là 1
=> BCNN(24, 40, 168) = .3.5.7 = 840
Bài tập:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 70


a) 24 và 10 e) 14; 21 và 56
b) 9 và 24 f) 8; 12 và 15
c) 12 và 52 g) 6; 8 và 10
d) 18; 24 và 30 h) 9; 24 và 35

Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số.
Phương pháp giải
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số.
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.
Giải:
a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18 nên a là bội chung của 15 và 18 .
a lại là số nhỏ nhất khác 0 nên suy ra : a là BCNN(15, 18) = 90.
Ví dụ 2:
Hai bạn An và Bách cùng học một trường nhưng ở hai lớp khác nhau. An cứ 10 ngày lại
trực nhật, Bách cứ 12 ngày lại trực nhật. Lần đầu cả hai bạn cùng trực nhật vào một ngày.
Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật ?
Hướng dẫn
Số ngày phải tìm là BCNN(10, 12) = 60.
Bài tập:
Bài 1: Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18,
hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó.
Bài 2: Học sinh của một trường học khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ
hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh của trường trong khoảng từ 1600
đến 2000 học sinh.
Bài 3: Một tủ sách khi xếp thành từng bó 8 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn đều vừa đủ bó. Cho biết
số sách trong khoảng từ 400 đến 500 cuốn. Tím số quển sách đó.
Bài 4: Bạn Lan và Minh Thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một
lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào
một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện
Bài 5: Có ba chồng sách: Toán, Âm nhạc, Văn. Mỗi chồng chỉ gồm một loại sách. Mỗi cuốn
Toán 15 mm, Mỗi cuốn Âm nhạc dày 6mm, mỗi cuốn Văn dày 8 mm. người ta xếp sao cho
3 chồng sách bằng nhau. Tính chiều cao nhỏ nhất của 3 chồng sách đó.
Bài 6: Bạn Huy, Hùng, Uyên đến chơi câu lạc bộ thể dục đều đặn. Huy cứ 12 ngày đến
một lần; Hùng cứ 6 ngày đến một lần và uyên 8 ngày đến một lần. Hỏi sau bao lâu nữa thì
3 bạn lại gặp nhau ở câu lạc bộ làn thứ hai?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 71


Bài 7: Số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng, hay 18 hàng đều dư
ra 9 học sinh. Hỏi số học sinh khối 6 trường đó là bao nhiêu? Biết rằng số đó lớn hơn 300
và nhỏ hơn 400.
Bài 8: Số học sinh lớp 6 của Quận 11 khoảng từ 4000 đến 4500 em khi xếp thành hàng 22
hoặc 24 hoặc 32 thì đều dư 4 em. Hỏi Quận 11 có bao nhiêu học sinh khối 6?
Bài 9. Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thể chia đội ý tế đó nhiều nhất thành bao
nhiêu tổ sao cho số bác sỹ và số y tá được chia đều vào các tổ.
Đ/S : 12 tổ.
Bài 10. Lớp 6A có 18 bạn Nam và 24 bạn Nữ. Trong một buổi sinh hoạt lớp, bạn lớp
trưởng dự kiến chia các bạn thành từng nhóm sao cho số bạn nam trong mỗi nhóm đều
bằng nhau và số bạn nữ cũng vậy. Hỏi có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu
nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?
Đ/S : 6 nhóm. Mỗi nhó có 3 nam và 4 nữ.

Dạng 3: Bài toán đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số
thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải
- Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số cho
trước
- Tìm BCNN của các số đó ;
- Tìm các bội của các BCNN này;
- Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho.
Ví dụ 1 :
Tìm số tự nhiên x, biết rằng : x chia hết cho 12, x chia hết cho 21, x chia hết cho 28 và
150 < x< 300.
Hướng dẫn
x ∈ BC(12 , 21, 28) và 150 < x < 300. BCNN(12 , 21, 28) = 84.
Đáp số: x ∈ {168 ; 252}.
Ví dụ 2:
Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số
học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh của lớp 6C.
Giải
Theo đề bài, số học sinh của lớp 6C phải chia hết cho 2, cho 3, cho cho 8 nghĩa là số
này phải là bội chung của 2, 3, 4 và 8.
BCNN(2, 3, 4, 8) = 24 ;
B(24) = {0 ; 24 ; 48 ; 72 ; 96 ; …}

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 72


Trong các số thuộc B(24) chỉ có 48 là trong khoảng từ 35 đến 60.
Vậy số học sinh lớp 6C là 48.
Ví dụ 3:
Hai đội công nhân trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội I phải trồng 8
cây, mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây. Tính số cây mỗi đội phải trồng, biết rằng số cây
đó trong khoảng từ 100 đến 200.
Hướng dẫn
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là x , ta có : x ∈ BC(8,9) và
100 < x ≤ 200 .
Đáp số: x = 144.
Bài tập: Tìm số tự nhiên x

a) x  4; x  7; x  8 và x nhỏ nhất e) x  10; x  15 và x <100


b) x  2; x  3; x  5; x 7 và x nhỏ nhất f) x  20; x  35 và x<500
c) x  BC(9,8) và x nhỏ nhất g) x  4; x  6 và 0 < x <50
d) x  BC(6,4) và 16 ≤ x ≤50. h) x:12; x  18 và x < 250

LUYỆN TẬP CHUNG:


Bài 1.Tìm BCNN của :
a) 16 và 25 ; b) 30 và 45 ; c) 19 và 171.
Bài 2.Tìm BCNN của :
a) 56 , 70 và 126 ; b) 28 , 20 và 40.
Bài 3.Tìm BCNN của :
a) 5083 ; 11339 và 2465 ; b) 4301, 7956 và 775.
Bài 4.Tính nhẩm BCNN của :
a) 17 và 204 ; b) 35, 77 và 770 ; c) 7, 9 và
Bài 5.Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 21, a chia hết cho 35 và a
chia hết cho 99 Bài 6: Tìm các bội chung của 34 và 85 mà lớn hơn 500 nhưng nhỏ hơn 1000.
Bài 7: Số học sinh của một trường là một số lớn hơn 900 gồm ba chữ số. Mỗi lần xếp hàng
3, hàng 4, hàng 5 đều vừa
đủ, không thừa ai. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?
Bài 8. Tìm số tự nhiên x biết rằng : x chia hết cho 39, x chia hết cho 65, x chia hết cho 91 và
4000 < x < 6000.
Bài 9. Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho khi chia a cho 3, cho 5, cho 7 được số dư theo thứ
tự là 2, 4, 6.
Bài 10. Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho chia a cho 5, cho 7, cho 11 thì được số dư theo
thứ tự là 3, 4, 6.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 73


Bài 11. Tìm số tự nhiên b nhỏ nhất sao cho b chia cho 7 dư 4, chia cho 14 dư 11, chia cho 49
dư 46 và b chia hết cho 19.
Bài 12. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất mà khi chia số ấy lần lượt cho 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10 sẽ có số
dư tương ứng là 1, 2, 3, 4,5, 6, 7, 8, 9.
Bài 13. Viết số 10 dưới dạng tổng của ba số tự nhiên khác nhau. Trong cách viết nào thì
BCNN của các số hạng là lớnnhất ?
Bài 14. Chứng minh rằng nếu b chia hết cho a thì BCNN(a, b) = b.
Bài 15. BCNN của hai số có chia hết cho ƯCLN của hai số hay không ?
Bài 16. Ba bạn An, Bình, Cường cùng học một trường nhưng ở ba lớp khác nhau. An cứ 5
ngày trực nhật một lần, Bình 10 ngày một lần và Cường 8 ngày một lần. Lần đầu cả ba bạn
cùng trực nhật vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì ba bạn lại cùng trực nhật
vào một ngày ? Đến ngày đó, mỗi bạn đã trực nhật mấy lần?
Bài 17. Các cột dây điện trước đây trồng cách nhau 50 mét, nay phải trồng lại cách nhau
75 mét. Hỏi sau cột đầu không trồng lại thì cột gần nhất không phải trồng lại là cột thứ
mấy ?
Bài 18. Cô Lan phụ trách đội cần chia số trái cây trong đó có 80 quả cam, 48 quả quýt và 64
quả mận vào các đĩa bánh kẹo trung thu sao cho số quả mỗi loại trong các đĩa đều bằng
nhau. Hỏi có thể chia thành nhiều nhất bao nhiêu đĩa? Khi đó mỗi đĩa có bao nhiêu trái
mỗi loại?
Đ/S : 16 đĩa. Mỗi đĩa có 5 cam.=, 3 quýt và 4 mận.
Bài 19. Bạn Lan và Minh thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện
một lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện
vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày hai bạn lại cùng đên thư viện.
Đ/S : 40 ngày.
Bài 20. Có ba chồng sách : Toán, âm nhạc, Văn. Mỗi chồng chỉ có một loại sách. Mỗi cuốn
toán dày 15mm. mỗi cuốn âm nhạc dày 6mm, mỗi cuốn văn dày 8mm. Người ta xếp sao
cho ba chồng sách bằng nhau. Tính chiều cao nhỏ nhất của ba chồng sách đó.
Đ/S : 120mm = 1,2m.
Bài 21. Một lớp học có 28 nam và 24 nữ.Có bao nhiêu cách chia đều học sinh thành các tổ
với số tổ nhiều hơn 1 sao cho số nam trong các tổ bằng nhau và số nữ trong các tổ bằng
nhau? Cách chia nào để mỗi tổ có số hoc sinh ít nhất.
Đ/S : 4 cách.
Bài 22. Giáo viên chủ nhiệm muốn chia 240 bút bi, 210 bút chì và 180 quyển vở thành một
số phần thưởng như nhau cho học sinh. Hỏi có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu phần
thưởng. Mỗi phần thưởng có bao nhiêu bút bi, bao nhiêu bút chi và bao nhiêu quyển vở.
Đ/S : 30 phần thưởng. Mỗi phần thưởng có : 8 bút bi, 7 bút chỉ và 6 quyển vở.
Bài 23. Một tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 75cm và 105cm. Người ta muốn cắt tấm
bìa thành những mảnh hình vuông có kích thước bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết
không thừa mảnh vụn. Tính độ dài lớn nhất của hình vuông.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 74


Đ/S: 15 cm.
Bài 24. Học sinh của một trường khi xếp thành hàng 3, hàng 4, hàng 7 và hàng 9 đều vừa
đủ hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh trong khoảng từ 1600 đến 2000
bạn.
Đ/S : 1764 học sinh.
Bài 25. Một tủ sách khi xếp thành từng bỏ 8 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn đều vừa đủ bó. Cho
biết số sách trong khoảng từ 400 đến 500 cuốn. Tìm số quyển sách đó.
Đ/S : 480 cuốn.
Bài 26. Số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng hay 18 hàng đều dư
ra 9 học sinh. Hỏi số học sinh khối 6 của trường đó là bao nhiêu? Biết rằng số học sinh đó
lớn hơn 300 và nhỏ hơn 400.
Đ/S : 369 học sinh.
Bài 27. Một trường tổ chức cho khoảng từ 600 đến 800 học sinh đi tham quan bằng ô tô.
Tính số học sinh đi tham quan, biết rằng nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe thì
đều không dư.
Đ/S : 720 học sinh.

CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN

Bài 1: Làm quen với số nguyên âm


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Số nguyên :
– Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương (đôi khi còn viết +l, +2, +3,
… nhưng dấu “+” thường được bỏ đi).
Các số -1 , -2 , -3 , … là các số nguyên âm.
Tập hợp {…; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; …} gồm các số’ nguyên âm, số 0 và các số nguyên
dương là tập hợp các số nguyên.
Kí hiệu: h = {…; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; …}
Chú ý :
– Số 0 không là số nguyên âm và cũng không là số nguyên dương
– Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
Nhận xét :
Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
2. Số đối
Các số 1 và -1, 2 và -2,… là các số đối nhau. Trên trục số, các điểm biểu diễn hai số đối
nhau cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 75


Dạng 1: Hiểu ý nghĩa của việc sử dụng các số mang dấu “”
Phương pháp giải
Nắm vững quy ước về ý nghĩa của các số mang dấu “”, ví dụ dùng để biểu thị
nhiệt độ dưới 0oC, độ sâu dưới mực nước biển…
Ví dụ: Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế trong hình 35 SGK.

Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn ?


Nhiệt kế a) chỉ -3°c đọc là âm ba độ C ;
Nhiệt kế b) chỉ -2° c đọc là âm hai độ C ;
Nhiệt kế c) chỉ 0°c đọc là không độ C ;
Nhiệt kế d) chỉ 2° c đọc là hai độ C ;
Nhiệt kế e) chỉ 3°c đọc là ba độ C.

Dạng 2: Ghi các điểm biểu diễn số nguyên trên trục số


Phương pháp giải
Trên trục số, các điểm biểu diễn số nguyên âm nằm ở bên trái điểm gốc; các điểm
biểu diễn số tự nhiên khác 0 nằm ở bên phải điểm gốc.
Ví dụ:
a) Ghi điểm gốc O vào trục số ở hình 36 SGK.

b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình 37 SGK.

Giải:
a) Ghi tiếp các số từ trái sang phải -2 ; -1 ; 0. Điểm chỉ số 0 là điểm gốc của trục số.
b) Lần lượt ghi các số ở bên phải số -10 : -9 ; – 8 ; -7 ; -6.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 76


LUYỆN TẬP CHUNG:
Bài 1.1.Viết nhiệt độ ghi ở nhiệt kế là -5°c . Em hiểu điều đó có ý nghĩa gì ?
Bài 1.2.Nhiệt kế A chỉ nhiệt độ -3°c, nhiệt kế B chỉ nhiệt độ -5°c. Nhiệt kế nào chỉ nhiệt độ
cao hơn và cao hơn bao nhiêu độ ?
Bài 1.3. Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m. Em hiểu điều đó có ý
nghĩa gì ?
Bài 1.4.Biểu diễn các số -3, -5, 2, 4 trên trục số.
Bài 1.5.Ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -6 và -2 trên trục số.
Bài 1.6.Trên trục số có điểm nào biểu diễn số nguyên âm nằm giữa các số -4 và -3 không ?
Bài 1.7.Vẽ một trục số và cho biết những điểm nào nằm cách điểm O hai đơn vị.
Bài 1.8. Trên trục số hãy ghi điểm A cách điểm gốc o ba đơn vị về phía bên trái, điểm B
cách O hai đơn vị về phía bên phải.

Bài 2: Tập hợp các số nguyên


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Số nguyên :
– Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương (đôi khi còn viết +l, +2, +3,
… nhưng dấu “+” thường được bỏ đi).
Các số -1 , -2 , -3 , … là các số nguyên âm.
Tập hợp {…; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; …} gồm các số’ nguyên âm, số 0 và các số nguyên
dương là tập hợp các số nguyên.
Chú ý :
– Số 0 không là số nguyên âm và cũng không là số nguyên dương
– Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
Nhận xét :
Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
2. Số đối
Các số 1 và -1, 2 và -2,… là các số đối nhau. Trên trục số, các điểm biểu diễn hai số đối
nhau cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0.

Dạng 1: Đọc và hiểu ý nghĩa các kí hiệu , , N, Z


Phương pháp giải
Căn cứ vào ý nghĩa các kí hiệu, phát biểu bằng lời và xác định tính đúng sai của
việc sử dụng kí hiệu.
Ví dụ: Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 77


-4 ∈ N, 4 ∈ N, 0 ∈ Z, 5 ∈ N, -l ∈ N, l ∈ N.
Giải
-4 ∈ N đọc là âm 4 thuộc N hoặc âm 4 là số tự nhiên. (S)
4 ∈ N đọc là 4 thuộc N hoặc 4 là số tự nhiên.(Đ)
0 ∈ Z đọc là 0 thuộc z hoặc 0 là số nguyên.(Đ)
5 ∈ N N đọc là 5 thuộc N hoặc 5 là số tự nhiên.(Đ)
-l ∈ N đọc là âm 1 thuộc N hoặc âm 1 là số tự nhiên.(S)
l ∈ N đọc là 1 thuộc N hoặc 1 là số tự nhiên. (Đ)

Dạng 2:
Hiểu ý nghĩa của việc sử dụng các số mang dấu “+” và các số mang dấu “”
để biểu thị các đại số có hai hướng ngược nhau.
Phương pháp giải
- Trước hết cần nắm vững quy ước về ý nghĩa của các số mang dấu “+” và các số
mang dấu “” (quy ước này thường được nêu trong đề bài )
Ví dụ: Viết +50C chỉ nhiệt độ 5o trên 0oC, viết -5oC chỉ nhiệt độ 5o dưới 0oC.
- Trên cơ sở quy ước đó, phát biểu bằng lời hoặc biểu diễn bằng điểm trên trục số.
Bài tập:
1. Bổ sung các chỗ thiếu (…) trong các câu sau:
a) Nếu –50km/h biểu diễn vận tốc của tàu hỏa là 50km/h chạy theo hướng từ thành phố
Hồ Chí Minh đến Hà Nội thì +50km/h biểu diễn …….
b) Nếu +6 bước biểu diễn 6 bước về phía trước thì -10 bước biểu diễn ……
2. Đội thiếu niên Tiền Phong lớp 6B xuất phát từ trại O đi dọc theo đường lộ (hình sau).
Hãy xác định vị trí của đội.

a) Sau hai giờ, với vận tốc 3km/h


b) Sau một giờ, với vận tốc 4km/h
Còn cần biết thêm điều gì nữa để mỗi câu hỏi trên chỉ có một đáp số?
3. Trên trục số ở hình sau, vị trí lá cờ hình tam giác tại điểm -2, còn vị trí lá cờ hình chữ
nhật tại điểm +1.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 78


a) Tìm điểm gốc O và đoạn thẳng đơn vị của trục số.
b) Các điểm A, B, C biểu diễn những số nguyên nào?

Dạng 3: Tìm số đối của các số cho trước


Phương pháp giải
Chú ý rằng hai số đối nhau chỉ khác nhau về dấu.
Số đối của số 0 là 0
Ví dụ:
Số đối của +7 là -7 Số đối của 3 là -3
Số đối của -5 là 5 Số đối của -2 là 2
Số đối của -20 là 20 số đối của -1 là +1
Bài tập:
Tìm số đối của các số sau: +10; - 12; - 120; +70; -1980; - 987; +150; +2020

Luyện tập chung:


Bài 2.1.Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không ?
-2 ∈ N , 4 ∈ Z, 0 ∉ Z, -3 ∈ Z, -5 ∉ N.
Bài 2.2.Trong các cách viết sau, cách nào đúng, cách nào sai :
a) 3 ∈ Z ; b) 3∈ N ; c) -l∈ N ;
d) -3 ∉ N e) N ⊂ Z; g) N ⊄ N .
Bài 2.3.Để đo mức độ cận thị và viễn thị của mắt, người ta dùng một đơn vị quang học là
đi-ốp nhưng với dấu “+” đằng trước nếu là viễn thị và dấu “-” nếu là cận thị. Hãy cho biết
trong những người sau ai bị cận thị, ai bị viễn thị :
- Bạn Mai đeo kính số -2 đi-ốp ;
– Cụ Thìn đeo kính số +4 đi-ốp ;
– Chị Lan đeo kính số -3 đi-ốp ;
– Bác Hùng đeo kính số +2 đi-ốp.
Bài 2.4. Để đo độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta lấy mực nước
biển làm chuẩn. Độ cao trên mực nước biển có số đo +lm, +2m, +3m… Độ cao dưới mực
nước biển có số đo -lm, -2m. Hãy sắp xếp độ cao ợ các nơi sau đây theo thứ tự tăng dần :
a) Cao nguyên Đắc Lắc : + 600m ;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 79


b) Vực Phi-lip-pin : -10749m ;
c) Thềm lục địa Việt Nam (tính trung bình) : – 65m ;
d) Núi Phan-xi-păng : + 3143m.
Bài 2.5.Hãy giải thích ý nghĩa của các câu sau đây :
a) Bạn An đeo kính số -1 đi-ốp còn bác Bích đeo kính số +2 đi-ốp .
b) Nhiệt độ ở Hà Nội là 25° c còn ở Sapa là 15° c ;
c) Độ cao của thành phố Đà Lạt là 1500m còn ở thềm lục địa nước ta trung bình là -65m.
Bài 2.6.Bổ sung chỗ thiếu (…) trong các câu sau :
a) Nếu +1000 000 đ biểu diễn số tiền có là 1000 000 đ thì 5 000 000 đ biểu diễn ;
b) Nếu -40 tấn biểu diễn số hàng xuất là 40 tấn thì +60 tấn biểu diễn …
Bài 2.7.Bổ sung chỗ thiếu (…) trong các câu sau :
a) Nếu +25 độ biểu diễn 25 độ trên 0°c thì -2°c biểu diễn … ;
b) Nếu + 2002 biểu diễn năm 2002 sau Công nguyên thì -500 biểu diễn …
Bài 2.8.Tìm số đối của các số nguyên sau : 6 ; -7 ; a ; -a (a ∈ Z).
Bài 2.9. Cho hai số nguyên m và n. Hai số này có thể là hai số đối nhau không nếu m = n ?
Bài 2.10.Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) a là số tự nhiên nên a là số nguyên ;
b) a là số nguyên nên a là số tự nhiên ;
c) Nếu b là số nguyên không âm thì b là số tự nhiên ;
d) c là số dương nên c là số nguyên.
Bài 2.11. Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng, cách viết nào sai ?
N⊂Z; N ∩Z=N; Z ∩ N=Z; Z ⊂ N.

Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên


* Tóm tắt lý thuyết:
1. So sánh hai số nguyên :
Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn
số nguyên b, viết a < b. Cũng nói số nguyên b lớn hơn số nguyên a, viết b > a.
Nhận xét:
Số nguyên dương > 0.
Số nguyên âm < 0.
Số nguyên âm < số nguyên dương.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 80


Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 (không) trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
Kí hiệu |a| (đọc là “giá trị tuyệt dối của a”).
Nhận xét:
– Giá trị tuyệt đối của số 0 là 0.
– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó;
– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là sô đối của nó;
– Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.
– Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
* Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào
nằm giữa a, b (khi đó ta cũng nói a là số liền trước của b).

Dạng 1: So sánh các số nguyên


Phương pháp giải
Cách 1:
- Biểu diễn các số nguyên cần so sánh trên trục số;
- Giá trị các số nguyên tăng dần từ trái sang phải.
Cách 2: Căn cứ vào các nhận xét sau:
- Số nguyên dương lớn hơn 0;
- Số nguyên âm nhỏ hơn 0;
- Số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm;
- Trong hai số nguyên dương, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số ấy lớn hơn;
- Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số ấy lớn hơn.
Ví dụ 1:Điền dấu ( > < = ) thích hợp vào chỗ trống:
3…5 ; -3…-5 ; 4…-6 ; 10…-10
Trả lời
3< 5 ; -3 > -5 ; 4 > -6 ; 10 > -10.
Ví dụ 2:
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 2, –17, 5, 1, –2, 0
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: –101, 15, 0, 7, –8, 2001
Trả lời
a) -17 < -2 < 0 < 1 < 2 < 5.
b) 2001 >15>7>0>-8> -101.
Bài tập:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 81


1.a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không ?
b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không ?
c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không ?
d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không ?
2. Điền dấu “+” hoặc “ –“ vào chỗ trống để được kết quả đúng:
a) 0 < … 2 ; b)… 15 < 0 ;
c)… 10 < … 6 ; d)… 3 < … 9.
(Chú ý : có thể có nhiều đáp số).

Dạng 2: Tìm các số nguyên thuộc một khoảng cho trước


Phương pháp giải
- Vẽ trục số và thể hiện khoảng cho trước trên trục số;
- Tìm trên trục số các số nguyên thuộc khoảng đã cho.

Ví dụ:
Tìm x ∈ Z , biết:
a) -5 < x < 0 ; b) -3 < x < 3.
Giải
a) Vẽ trục số và biểu diễn các điểm -5 và 0 trên trục số :

Các điểm nguyên x thỏa mãn – 5 < x < 0 sẽ nằm bên phải điểm -5 và bên trái điểm 0.
Vậy x <= {-4 ;-3 ;-2 ; 1}.
b) Giải tương tự câu a): x ∈ {-2 ;-l ;0 ; 1; 21}.

Dạng 3: Củng cố khái niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Phương pháp giải
Việc giải dạng toán này cần dựa trên các kiến thức sau về giá trị tuyệt đối của một
số nguyên:
- Giá trị tuyệt đối của một số tự nhiên là chính nó;
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó;
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên;
- Hai số nguyên đối nhau có cùng một giá trị tuyệt đối.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 82


Bài tập:
1. Tìm giá trị tuyệt đối của các số : 2000 ; – 3011 ; -10.
2. Điền dấu ( > < = ) thích hợp vào chỗ trống:
|3| … |5|, |-3| … |-5|, |-1| … |0|, |2| … |-2|.
3. Tính giá trị các biểu thức :
a)|-8|-|-4| ; b) |-7|.|-3|. c)|18|: |-6| ; d) |-153| +
|-53|.
4. Tìm số đối của các số : -4 ; 6 ; |-5| ; |3|; 4.
Dạng 4: Củng cố lại về tập hợp N các số tự nhiên và tập hợp Z các số nguyên
Phương pháp giải
Cần nắm vững : N = { 0; 1; 2; 3; 4; ….};
Z = {…-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ….}.
Bài tập:
1. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông :
7 ∈ N…; 7 ∈ Z …; 0∈N…; 0 ∈ Z…;
-9 ∈ Z … ; -9 ∈ N … ; 11,2 ∈ Z ….
2. Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các
số
nguyên âm được không ? Tại sao ?

Dạng 5: Bài tập về số liền trước, số liền sau của một số nguyên
Phương pháp giải
Cần nắm vững: số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không
có số nguyên nào nằm giữa a, b; khi đó, ta cũng nói a là số liền trước của b
Bài tập:
a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2 ; -8 ; 0 ; -1.
b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4 ; 0 ;1 ; -25.
c) Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số
nguyên âm.

Luyện tập chung:


Bài 3.1.So sánh các số nguyên sau : 13 và 20 ; -8 và 1 ; 9 và -1 ; -1 và -5 ; -27 và 27.
Bài 3.2.So sánh các số nguyên sau : 1 và 0; 0 và – 1000 000; 1 và – 200 ; -5000 và -5.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 83


Bài 3.3.
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần : 3 ; -15 ; 6 ; 1 ; -4 ; 0.
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần : – 201 ; 19 ; 0 ; 8 ; -7 ; 2002.
Bài 3.4.Điền dấu “+” hoặc vào chỗ trống để được kết quả đúng :
a) 0 > … 3 ; b) 0 < … 3 ; c)… 2 > … 3 ; d)… 12 < … 4.
Bài 3.5.Tìm x ∈ Z, biết :
a) -4 < x < 0 ; b) -4 < x < 4.
Bài 3.6.Tìm x ∈ Z, biết :
a) -3 ≤ x ≤ -1 ; b) -3 < x < -2.
Bài 3.7.Tìm giá trị tuyệt đối của các số : 103 ; -597 ; 0.
Bài 3.8.Điền dấu (>, =, <) thích hợp vào chỗ trống :
a)|7| …. |-7| ; b)|2| …. |-7|; c) |-6| …. |-7| ; d)|0|…. |-3|.
Bài 3.9.Tính giá trị của các biểu thức :
a) |-10|+ |l0| ; b) |-9|-1-2| ; c) |-8|.|-5| ; d) |-24|:|4|.
Bài 3.10. Tìm số đối của các số : -6 ; 8 ; |-7| ; |o| ; 2.
Bài 3.11. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai :
a) Tập hợp các số nguyên bao gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
b) Tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên không âm và các số nguyên âm.
c) Tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương và các số nguyên âm.
Bài 3.12.Cho a, b, c ∈ Z . Chứng minh rằng : Nếu a < b và b < c thì a < c.
(Tính chất bắc cầu của thứ tự).
Bài 3.13.Dùng tính bắc cầu của thứ tự, chứng tỏ rằng :
a) Một số nguyên âm bao giờ cũng nhỏ hơn một số nguyên dương bất kì.
b) Nếu số nguyên a lớn hơn 2 thì a chắc chắn là số dương.
c) Nếu số nguyên b nhỏ hơn -2 thì b chắc chắn là số âm.
Bài 3.14.Tìm tập hợp các số nguyên x sao cho :
a) – 3 < x < 0 ; b) -4 ≤ x ≤ -2 ; c) -5 ≤ x ≤ -4 ;
d) |x| = 3 ; e) |x| = -1 ; g) |x| < 2 .
Bài 3.15.Viết số nguyên dương nhỏ nhất có bốn chữ số; số nguyên âm lớn nhất có ba chữ
số.
Bài 3.16.Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần :
a) 13 ; -8 ; 31 ; 0 ; 7 ; -6 ; -11.
b) n – 6 ; n + 12 ; n – 20 (n ∈ N).

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 84


Bài 3.17. Hãy đưa ra ví dụ để bác bỏ các khẳng định sau :
a) Nếu |a| = |b| thì a = b;
b) Nếu a > b thì |a| > |b| ;
c) Nếu |a| > |b| thì a > b.
Bài 3.18*. Tìm a, b ∈ Z biết rằng |a| + |b| ≤ 0

Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu


* Tóm tắt lý thuyết:
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Quy tắc cộng hai số nguyên âm : Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị
tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“trước kết quả.

Dạng 1: Cộng hai số nguyên cùng dấu


Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
Ví dụ : Tính :
a) 2763 + 152 ; b) (-7) + (-14); c) (-35) + (-9)
Giải
a) 2763 + 152 = 2915 ; b) (-7) + (-14) = -21; c) (-35) + (-9) = -44.
Bài tập:
Tính :
a) (-5) + (-248); b) 17 +|- 33|; c) |-37| + |+15|

Dạng 2: Bài toán đưa về phép cộng hai số nguyên cùng dấu
Phương pháp giải
Phân tích đề bài để đưa về phép cộng hai số nguyên cùng dấu.
Ví dụ: Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là -5°C. Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C,
nếu nhiệt độ giảm 7°C ?
Giải
Nhiệt độ giảm 7° C nghĩa là tăng -7°C nên nhiệt độ tại phòng lạnh sẽ là : (-5) + (-7) = -12
(độ C).
Đáp số: -12°C.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 85


Dạng 3: Điền dấu >, < thích hợp vào ô vuông
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu rồi tiến hành so sánh hao số nguyên
Ví dụ : Điền dấu > , < thích hợp vào chỗ trống :
a) (-2) + (-5) …. (-5) ; b) (-10) …. (-3) + (-8).
Giải
a) (-2) + (-5) = -7; -7 < -5, do đó : (-2) + (-5) < (-5).
b) (-3) + (-8) = -11 ; -11 < -10, do đó : (-10) > (-3) + (-8).
Luyện tập chung:
Bài 4.1.Tính:
a) (-26) + (-32); b) (-267) + (-473); c) 57 + 264.
Bài 4.2.Tính tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số và số nguyên âm lớn nhất.
Bài 4.3.
Tính:
a) 27 +1-43| ; b) |-59| + |-61| ; c) |126| + |-34|.
Bài 4.4.Nhiệt độ hiện tại trong phòng lạnh là -2°C . Nhiệt độ sắp tới tại đó là bao nhiêu,
biết nhiệt độ giảm 5°C.
Bài 4.5.Điền dấu “>” , “<” thích hợp vào chỗ trống:
a) (-7) + (-8) … (-8) ; b) (-20) … (-2) + (-19).
Bài 4.6.Điền dấu “+” hoặc thích hợp vào chỗ trống :
a) (… 8) + (… 3) = -11; b) (… 8)+(… 3) = 11 ;
c)(… 7) + (-5) = … 12.
Bài 4.7.Điền dấu “+” hoặc thích hợp vào chỗ trống:
(… 7) + (.. 10) < … -15.
Bài 4.8.Tính giá trị của biểu thức :
a) x + (-15) biết x = – 27.
b) (-564) + y biết y = -36.
Bài 4.9.Tính giá trị của biểu thức a + b biết rằng a là số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số, b
là số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số.
Bài 4.10. Các dãy số sau được viết theo quy luật. Hãy phát hiện quy luật ấy và viết hai số
tiếp theo của mỗi dãy :
a) 2, 5, 8, 11,… b) -2, -7, -12, -17,…

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 86


Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
* Tóm tắt lý thuyết:
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu :
a) Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
b) Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt
đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt
đối lớn hơn.
Chú ý : Với mọi số nguyên a ta có : a + 0 = 0 + a = a.

Dạng 1: Cộng hai số nguyên


Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và quy tắc cộng hai số nguyên khác
dấu.
Ví dụ :
Tính :
a) 26 + (- 6) ; b) (-75) + 50 ; c) 80 + (-220).
Giải
a) 26 + (-6) = 20 ; b) (-75) + 50 = -25 ; c) 80 + (- 220) = -140.
Bài tập:
Tính :
a) (-73) + 0 ; b) |-18| + (-12) c ) 102 + (-120)
d) (- 30) + (- 5); e) (- 7) + (-13); f) (-15) + (- 235).
g) 16 + (- 6) ; h) 14 + (- 6); i) (- 8) + 12.

Dạng 2: Bài toán đưa về phép cộng hai số nguyên


Phương pháp giải
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, thực hiện phép cộng hai số nguyên cho trước
Ví dụ :
Tính và nhận xét kết quả :
a) 23 + (-13) và (- 23) + 13;
b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).
Giải
a) 23 + (-13) = 10 ; (-23) + 13 = -10.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 87


Nhận xét : Khi đổi dấu cả hai số hạng thì tổng của chúng cũng đổi dấu.
b) (-15) + (+15) = 0 ; 27 + (-27) = 0.
Nhận xét : Ta có ngay kết quả bằng 0 vì chúng là các cặp số nguyên đối nhau.
Bài tập:
1. So sánh :
a) 1763 + (- 2) và 1763 ;
b) (-105) + 5 và -105 ;
c) (- 29) + (- 11) và -29.
2. Tính giá trị của biểu thức :
a) x + (-16), biết x = – 4 ;
b) (-102) + y, biết y = 2 .
3. Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao
nhiêu,
biết rằng số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái :
a) Tăng 5 triệu đồng ?
b) Giảm 2 triệu đồng ?

Dạng 3: Điền số thích hợp vào ô trống


Phương pháp giải
Căn cứ vào quan hệ giữa các số hạng trong một tổng và quy tắc cộng hai số nguyên
( cùng dấu, khác dấu ), ta có thể tìm được số thích hợp
Ví dụ : Điền số thích hợp vào ô trống :

Giải:

Luyện tập chung:


Bài 5.1.Tính :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 88


a) 5 + 8 ; (-5) + (- 8); 5 + (- 8); (-5) (+ 8);
b) 17 + (-17): (-15) + (- 21); (-19) + 0.
Bài 5.2.Tính:
a) |-15| + (-7) ; b) 136 + (- 36);
c) |-48| + 6 d) |-42| + |+18|.
Bài 5.3.Tính:
a) (- 2364) + (-175); b) (-327) + 1000 ;
c) 5679 + (- 5679); d) 19673 + (-123456).
Bài 5.4.Tính và nhận xét kết quả :
a) 37 + (-17) và (- 37) + 17 ; b) (- 59) + 59 và (+ 45) + (- 45).
Bài 5.5.So sánh :
a) 567 + (- 3) và 567 ;
b) (- 469) + (- 5) và – 469 ;
c) (- 79) + (+ 4) và – 79.
Bài 5.6.Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại :
a) x + (- 5) = -12 ; b) – 7 + x = – 18 ;
c) x+ (- 5) = 12 ; d) -7 + x = 18.
Bài 5.7.Điền số thích hợp vào chỗ trống :
a) (-15) + n = -22 ; b) … + 7 = 22;
c) …. + (-7) = 8; d) 15 + … = 0.
Bài 5.8.Cho phép cộng (*5) + (*9) trong đó dấu (*) chỉ dấu “+” hoặc dấu “-“. Hãy xác định
dấu của các số hạng để tổng của hai số đó bằng :
a) 14 ; b) -14 ; c)-4 ; d) 4.
Bài 5.9. Thêm dấu “-” vào trước một hoặc hai số vào chỗ … để được kết quả đúng : 7 + 3
= 4.
Bài 5.10. Điền dấu “+” hoặc thích hợp vào chỗ trống :
( … 7) + ( … 10 )<( … 15).
Bài 5.11. Cho các số -9 ; -7 ; 5 ; 7 ; 18. Tìm hai số trong các số trên để tổng của chúng bằng 0
; -2 ;
-4; 11.
Bài 5.12.
Dãy số sau được viết theo quy luật -17 ; -14 ; -11 ; -8 ;…
Hãy phát hiện quy luật và viết tiếp ba số nữa của dãy.
Bài 5.13.Tính A = |-l + 2| + |-2 + lị + |-l + (-2)|.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 89


Bài 5.14. Tìm số nguyên a biết rằng a + |a| = 2.
Bài 5.15.Cho a là một số nguyên dương, b là một số nguyên âm. Hãy so sánh |a| và |b|
trong các trường hợp :
a) a + b là một số nguyên dương;
b) a + b là một số nguyên âm.
Bài 5.16. Căn cứ vào quy tắc cộng hai số nguyên hãy xác định điều kiện mà các số nguyên
a và b khác 0 phải thỏa mãn trong mỗi trường hợp sau :
a) a + b = |a| + |b| ; b) a + b = -(|a| + |b|) c) a + b = |a|-|b| ;
d) a + b = -(|a|-|b|); e) a + b = |b|-|a| ; g) a + b = -(|b|-|a|).
Bài 5.17*.
Chứng minh với mọi số nguyên a, b : |a + b| < |a| + |b|.
Bài 5.18*.
Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh :
a) Nếu b > 0 thì a + b > a.
b) Nếu b < 0 thì a + b < a.

Bài 6 : Tính chất của phép cộng các số nguyên

* Tóm tắt lý thuyết:


1. Tính chất giao hoán : Với mọi a,b ∈ Z : a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp : Với mọi a,b,c ∈ Z : (a + b) + c = a + (b + c)
3. Cộng với số 0 : Với mọi a ∈ Z : a + 0 = a.
4. Cộng với số đối : số đối của số nguyên a được kí hiệu là -a : a + (- a) = 0
Nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau.
Nếu a + b = 0 thì b = – a.

Dạng 1: Tính tổng các nhiều số nguyên cho trước


Phương pháp giải
Tùy đặc điểm từng bài, ta có thể giải theo các cách sau :
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- Cộng dần hai số một
- Cộng các số dương với nhau, cộng các số âm với nhau, cuối cùng cộng hai kết quả
trên
Ví dụ : Tính :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 90


a) 126 + (-20) + 2004 + (- 106) ;
b) (- 199) + (- 200) + (- 201).
Giải
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106) = 126 + [(-20) + (-106)] + 2004
= [126 + (-126)] + 2004 = 2004.
b) (-199) + (-200) + (-201) = [(-199) + (-201)] + (-200)
= (-400) + (- 200) = -600.
Bài tập:
Tính :
a) 1 + (- 3) + 5 + (- 7) + 9 + (-11);
b) (- 2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12.
c) (-38) + 28 ; d) 273 + (-123); e) 99 + (-100) + 101.
2. Tính nhanh :
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)];
b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.

Dạng 2 : Tính tổng tất cả các số nguyên thuộc một khoảng cho trước
Phương pháp giải
- Liệt kê tất cảcác số nguyên trong khoảng cho trước
- Tính tổng tất cả các số nguyên đó, chú ý nhóm từng cặp số đối nhau
Ví dụ: Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết :
a)-4 < x < 3; b) -5 < x < 5.
Giải
a) x ∈ Z và – 4 < x < 3 nên x ∈ {-3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2}.
Tổng phải tìm là :
(-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = (-3) + [(-2)+ 2] + [(-1) + 1] + 0 = – 3.
b) x ∈ Z và -5 < x < 5 nên x ∈ {-4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4}.
Tổng phải tìm là :
(-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + l + 2 + 3 + 4 =
= [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 91


Dạng 3 : Bài toán đưa về phép cộng các số nguyên
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của đề bài, phân tích để đưa bài toán về việc cộng các số
nguyên
Ví dụ: Chiếc diều của bạn Minh bay cao 15m (so với mặt đất). Sau một lúc, độ cao của
chiếc diều tăng 2m, rồi sau đó lại giảm 3m. Hỏi chiếc diều ở độ cao bao nhiêu (so với mặt
đất) sau hai lần thay đổi ?
Giải
Theo đề bài, độ cao của chiếc diều tăng +2m, sau đó lại giảm -3m.
Như vậy, sau hai lần thay đổi, chiếc diều ở độ cao : 15 + 2 + (-3) = 14(m).
Bài tập:
1. Hai canô cùng xuất phát từ c đi về phía A hoặc B (Hình 48 SGK). Ta quy ước chiều từ C
đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ c về phía E được biểu thị
bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai canô cách nhau bao
nhiêu ki-lô-mét nếu vận tốc của chúng lần lượt là :
a) 10km/h và 7km/h ?
b) 10km/h và -7km/h ?
2. Hai bạn Hùng và Vân tranh luận với nhau : Hùng nói rằng có hai số nguyên mà tổng
của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng ; Vân lại nói rằng không thể có được. Theo bạn, ai đúng ?
Nêu một ví dụ.

Dạng 4 : Sử dụng máy tính bỏ túi để cộng các số nguyên


Phương pháp giải:

Khi dùng máy tính bỏ túi để cộng các số nguyên, cần chú ý sử dụng đúng nút
(xem hướng dẫn sử dụng trong SGK trang 80 )

Ví dụ: Dùng máy tính bỏ túi để tính :


a) 187 + (- 54); b) (- 203) + 349 ; c) (-175) + (- 213).
Đáp số
a) 133 ; b) 146 ; c) -388.
Bài tập:
Điền số thích hợp vào ô trống :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 92


Luyện tập chung:
Bài 6.1.Tính:
a) 367 + (-30) + 1672 + (-337);
b) (-299) + (-300) + (-101).
Bài 6.2.Tính:
a) 1 + (-4) + 7 + (-10) + 13 + (-16);
b) -2 + 7 + (-12) + 17 + (- 22) + 27.
Bài 6.3.Tính:
a) 56 + (- 29) + (-7) + 28 + 13 + (-35);
b) (-213) + 186 + (-14) + 217 + 54 + (-49).
Bài 6.4.Tính các tổng sau :
a) 435 + (-43) + (-483) + (-57) + 383 + (-415);
b) 1316 + 317 + (-1216) + (-315) + (-85).
Bài 6.5.Tính tổng tất cả các số nguyên x biết:
a) -10 < x < 17 ; b) -15 < x < 15.
Bài 6.6.Tính tổng tất cả các số nguyên x biết:
a) -10 < x < 10 ; b)-10 < x< 10;
c) -10 ≤ x<10; d)-10 ≤ x ≤ 10.
Bài 6.7.Tính tổng của các số chẵn dương từ 4 đến 12 và các số lẻ âm từ -5 đến -13.
Bài 6.8.Tính tổng của các số nguyên dương 25 đến 1000 và các số nguyên âm từ -37 đến –
1200.
Bài 6.9.Tìm số đối của các tổng sau :
a) 19 + 87 ; b)68 + (-27);
c) (-21) + (-89) ; d) (-53) + (-387).
Bài 6.10.Tìm tổng của số nguyên lớn nhất có hai chữ số và số nguyên nhỏ nhất có ba chữ
số.
Bài 6.11.Một thủ quỹ ghi số tiền thu chi trong ngày (đơn vị nghìn đồng) như sau :
+ 217 ; – 320 ; +150 ; -200 ; -55 ; +80.
Đầu ngày trong két có 800 nghìn đồng. Hỏi cuối ngày trong két có bao nhiêu ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 93


Bài 6.12.Dùng máy tính bỏ túi, tính các tổng sau :
a) (-1236) + (-537) + 465 + (-21) + 2034 ;
b) (-564) + (-39) + (-671) + 2395 + 109 + (-31).
Bài 6.13.
Cho tổng 26 + (-43) + (-9). Có tất cả bao nhiêu cách đổi chỗ các số hạng của tổng trên ?
Bài 6.14. Nêu 6 cách viết tổng của bốn số nguyên a, b, c, d. Nếu a = 40, b = 92, c = -55, d = -
62 thì
tính tổng a + b + c + d bằng cách nào nhanh nhất ?
Bài 6.15.Tính tổng sau bằng hai cách :
S = 1 + (-2) + 3 + (-4)+ … + (-98) + 99.
Bài 6.16. Tính tổng sau bằng hai cách :
S = 1 + (-4) + 7 + (-10) + … + 319 + (-322) + 325.
Bài 6.17.
a) Có bao nhiêu cặp số nguyên không âm x, y thỏa mãn x + y = 1 ?
b) Có bao nhiêu cặp số nguyên x , y thỏa mãn x + y = 1 ?

Bài 7: Phép trừ hai số nguyên


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b :
a-b = a + (-b).
Trong tập hợp Z các số nguyên, phép trừ luôn thực hiện được.

Dạng 1: Trừ hai số nguyên


Phương pháp giải
Áp dụng công thức: a – b = a + (-b)
Ví dụ :
Tính : 2 – 7 ; 1 – (-2); (-3) – 4 ; (-3) – (-4).
Giải
2-7 = 2 + (-7) = -5 ; 1 – (-2) = 1 + 2 = 3;
(-3) – 4 = (-3) + (-4) = -7 ; (-3) – (-4) = (-3) + 4 = 1.
Bài tập:
1. 0-7?; 7-0= ? ; a-0 = ?; 0-a= ?
2. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm – 287 và mất năm-212.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 94


3. Điền số thích hợp vào ô trống :

Dạng 2 : Thực hiện dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên
Phương pháp giải
Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi áp dụng quy tắc cộng các số nguyên
Ví dụ : Tính :
a) 5 – (7 – 9) ; b) (-3) – (4 – 6).
Giải
a) 5 – (7 – 9) = 5 -[7 + (-9)] = 5 – (-2) = 5 + 2 = 7.
b) (-3) – (4 – 6) = (-3) – [4 + (-6)] = (-3) – (-2) = (-3) + 2 = – I.
Bài tập:
Thay phép trừ bằng phép cộng rồi tính kết quả :
a) 4 – (-5) – 2 ; b) (-4) + 5-7.

Dạng 3 : Tìm một trong hai số hạng khi biết tổng hoặc hiệu và số hạng kia
Phương pháp giải
Sử dụng mối qua hệ giữa các số hạng với tổng hoặc hiệu
- Một số hạng bằng tổng trừ số hạng kia ;
- Số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ ;
- Số trừ bằng số bị trừ trừ hiệu ;
Đối với những bài đơn giản có thể nhẩm kết quả rồi thử lại.
Ví dụ: Tìm số nguyên x biết :
a)2 + x = 3; b)x + 6 = 0; c) x + 7 = l.
Bài tập:
Tìm x, biết :
a) x – 5 = – 2 ; b) 10 – x = -3.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 95


Dạng 4 : Tìm số đối của một số cho trước
Phương pháp giải
Áp dụng : số đối của a là –a. Chú ý : -(-a) = a
Ví dụ: Tính: -(-5); -(-(-10)).
Giải
-(-5) = 5 ; – (-(-10)) = – (10) =-10.
Bài tập: Điền số thích hợp vào ô trống :

Dạng 5 : Đố vui liên quan đến phép trừ số nguyên


Phương pháp giải
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài suy luận để dẫn đến phép trừ hai số nguyên
Ví dụ: Toán vui : Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau : Hồng nói rằng có thể tìm
được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ, Hoa khẳng định rằng không thể
tìm được, Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn
cả số bị trừ và số trừ.Bạn đồng ý với ý kiến của ai ? Vì sao ? Cho ví dụ.
Trả lời
Đồng ý với ý kiến của Hồng và Lan.
Ví dụ :
a) (-2) – (-1) = -1, hiệu (-1) lớn hơn số bị trừ (-2) (ý kiến của Hồng).
(-2) – (-3) = 1, hiệu (1) lớn hơn số bị trừ (-2) và lớn hơn số trừ (-3). (ý kiến của Lan).
Bài tập:
Dùng các số 2, 9 và các phép toán “+” , “-” điền vào các ô trống trong bảng sau đây để
được bảng tính đúng, ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một
lần.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 96


Dạng 6. SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ LÀM PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Phương pháp giải

Khi dùng máy tính bỏ túi để trừ các số nguyên, cần chú ý sử dụng đúng nút

Ví dụ Dùng máy tính bỏ túi để tính :


a) 169 – 733 ; b) 53 – (- 478) ; c ) – 135 – (-1936).
Đáp số
a) -564 ; b) 531 ; c ) 1801.

Luyện tập chung:


Bài 7.1.
Tính : 3 – 9 ; 3 – (-3) ; (-5) – 7 ; (-5) – (-7).
Bài 7.2.
Tính :
a) 125 – (- 314) ; b) 0 – (-321) ;
c) (-127) – (-34) ; d) 152 – 317.
Bài 7.3.
Tính:
a) 12 – (10 -19) ; b) (-27) – (13 -19).
Bài 7.4.
Tính:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 97


a) 14 – (-15) – 21 ; b) (- 27) + 16 -19.
Bài 7.5.
Tính nhanh :
a) 321 + {-15 + [30 + (-321)]} ;
b) (2016 + 432) + [168 + (- 2016)].
Bài 7.6.
Tìm x, biết :
a) x + 7 = -12 ; b) x -15 = – 21 ; c ) 13 – x = 20.
Bài 7.7.
Tìm x, biết:
a) 17 – (2 + x) = 3 ; b) (6 + x) – (17 – 21) = -25 ; c) -10 – (31 – x) = 40.
Bài 7.8.
Tìm x sao cho x + 2 là số nguyên dương nhỏ nhất.
Bài 7.9.
Tìm số đối của :
a) 14 + 27 ; b) 19 + (-5) ; c) -56 + (-13).
Bài 7.10.
Cho a và b là hai số nguyên. Chứng minh rằng số đối của a – b là b-a.
Bài 7.11.
Dùng máy tính bỏ túi để tính :
a = (+324) + (-201) – (- 325) – (+3) ;
b = (- 31) – (+23) + (+54) – (-3) ;
c = (-294) – (-354) – (+13) + (-502) ;
d = (-35) + (-49) – (-48) + (+51),

Bài 8 : Quy tắc dấu ngoặc


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Quy tắc “dấu ngoặc”

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 98


– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu
ngoặc : dấu “+” thành dấu “-” và dấu “- ” thành dấu “+”.
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ
nguyên.
Ví dụ : – (a – b) = – a + b ; – (a + b – c) = – a – b + c.
2. Tổng đại số :
– Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
– Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng
(với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
– Trong một tổng đại số, ta có thể :
a) Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng;
b) Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc
là dấu thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Ví dụ : a – b – c = (a – b) – c = a – (b + c).

Dạng 1 : Tính các tổng đại số


Phương pháp giải
Thay đổi vị trí số hạng và bỏ ngoặc hoặc dấu ngoặc một cách thích hợp rồi tính.
Ví dụ : Tính tổng :
a) (-17) + 5 + 8 + 17 ; b) 30 + 12 + (-20) + (-12);
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 ; d) (-5) + (-10) + 16 + (-1).
Giải
a) (-17) + 5 + 8 + 17 = -17 + 5 + 8 + 17 = (-17 + 17) + (5 + 8)
= 0 + 13 = 13.
b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 30 + 12 – 20 – 12 = (30 – 20) + (12 – 12)
= 10 + 0 = 10.
c) (-4) + (- 440) + (-6) + 440 = – 4 – 440 – 6 + 440
= (440 – 440) – (4 + 6) = 0 – 10 = – 10.
d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) = – 5 – 10 + 16 – 1 = (16 – i) – (5 + 10)
= 15 – 15 = 0.
Bài tập: Tính nhanh các tổng sau :
a) (2736 – 75) – 2736 ; b) (-2002) – (57 – 2002).

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 99


Dạng 2 : Áp dụng quy tắc dấu ngoặc để đơn giản biểu thức
Phương pháp giải
Bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính.
Ví dụ: Đơn giản biểu thức :
a) x + 22 + (- 14) + 52 ; b) (- 90) – (p + 10) + 100.
Giải
a) x + 22 + (-14) + 52 = x + (22 – 14 + 52) = x + 60.
b) (-90) – (p + 10) + 100 = – 90 – p – 10 + 100
= (100 – 90 – 10) – p
= 0 – p = – p.
Bài tập: Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
a) (27 + 65) + (346 – 27 –
65) ; b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17).

Luyện tập chung:


Bài 8.1.
Tính :
a) 215 + (-38) – (-58) + 90 – 85 ; b) 31 – [26 – (209 + 35)].
Bài 8.2.
Tính :
a) (+29) – (-25) + (+40) ;
b) (-30) – (-5) – (+3) ;
c) (-24) + (-30) – (-40).
Bài 8.3.
Tính :
a) (+33) – (-46) + (-32) – (+15) ;
b) (-54) + (+39) – (+10) + (-85) ;
c) (-34)+ (-84)-(-54)+ (-1).
Bài 8.4.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 100


Cho các số :
a = 52 -(37 + 43) ; b = 512 – 1024 + 256 ;
c = 1128 – (27 – 69) ; d = – 128 – 64 – (32 + 16 + 16) ;
e = 584 + (969 – 383) ; f = 1 – (2 + 27).
Hãy tìm các cặp số bằng nhau trong các số trên.
Bài 8.5.
Tính nhanh :
a) (1267 – 196) – (267 + 304) ;
b) (3965 – 2378) – (437 – 1378) – 528.

Bài 9 :Quy tắc chuyển vế


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Tính chất của đẳng thức :
Nếu a = b thì a + c = b + c ;
Nếu a + c = b + c thì a = b ;
Nếu a = b thì b = a
2. Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu
số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu và dấu đổi thành dấu

Dạng 1 : Tìm số chưa biết trong một đẳng thức


Phương pháp giải
Áp dụng tính chất của đẳng thức, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế rồi thực
hiên phép tính với các số đã biết.
Ví dụ : Tìm số nguyên x, biết:
a) 7 – x = 8 – (- 7); b) x – 8 = (- 3) – 8
Giải
a) 7 – x = 8 – (- 7)
7–x=8+7
– x = 8 (áp dụng tính chất của đẳng thức)
x = – 8.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 101


b) x – 8 = (- 3) – 8
x = – 3 (áp dụng tính chất của đẳng thức)
Bài tập:
1. Tìm số nguyên x, biết rằng tổng của 3 số : 3 , – 2 và x bằng 5.
2. Cho a ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết :
a) a + x = 5; b)a-x = 2.
3. Cho a, b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết :
a)a + x = b; b) a – x = b.
4. Tìm số nguyên x, biết : 4 – (27 – 3) = x – (13 – 4).

Dạng 2: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối
Phương pháp giải
Cần nắm vững khía niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên a. Đó là khoảng cách
từ điểm a đến điểm 0 trên trục số (tính theo đơn vị dài để lập trục số).
- Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0.
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó;
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó ( và là một số nguyên
dương).
- Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
Từ đó suy ra x = a (a  N ) thì x = a hoặc x = -a.

Ví dụ: Tìm số nguyên a biết :


a) |a| = 2 ; b) |a + 2| = 0.
Giải
a) |a| – 2 nên a = 2 hoặc a = – 2.
b) |a + 2| = 0 nên a + 2 = 0 hay a = – 2.

Dạng 3: Tính các tổng đại số


Phương pháp giải
Thay đổi vị trí số hạng, áp dụng quy tắc dấu ngoặc một cách thích hợp rồi làm
phép tính.
Ví dụ: Tính :
a) (- 37) + (-112) ; b) -42 + 52 ; c) 13 – 31 ;
d) 14 – 24 -12 ; e) (- 25) + 30 – 15.
Đáp số

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 102


a) – 149 ; b) 10 ; c) -18 ; d) – 22 ; e) – 10.
Bài tập:
1. Tính các tổng sau một cách hợp lí :
a) 3784 + 23 – 3785 – 15 ;
b) 21 + 22 + 23 + 24 – 11 – 12 – 13 – 14.
2. Tính nhanh :
a) – 2001 + (1999 + 2001) ; b) (43 – 863) – (137 – 57).

Dạng 4. BÀI TOÁN ĐUA VỀ THỰC HIỆN PHÉP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ NGUYÊN
Phương pháp giải
Căn cứ vào đề bài, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép cộng, phép trừ các số
nguyên cho trước.
Ví dụ : Một đội bóng đá năm ngoái ghi được 27 bàn và để thủng lưới 48 bàn. Năm nay
đội ghi được 39 bàn và để thủng lưới 24 bàn. Tính hiệu số bàn thắng – thua của đội đó
trong mỗi mùa giải.
Giải
Để tính hiệu số bàn thắng – thua, ta phải làm phép trừ số nguyên.
Hiệu số bàn thắng – thua năm ngoái của đội bóng là 27 – 48 = – 21.
Hiệu số bàn thắng – thua năm nay của đội bóng là 39 – 24 = 15.
Đáp số : Hiệu số bàn thắng – thua :
a) Năm ngoái : -21 ; b) Năm nay : 15

Luyện tập chung:


Bài 9.1.Tìm x , biết:
a) 16 – x = 21 – (-8); b) x – 32 = (-5) -17.
Bài 9.2.Tìm x, biết rằng tổng của bốn số x , (-5), 7 và (-15) bằng 1.
Bài 9.3.Tìm số nguyên a. biết:
a) |a-15| = 0 , b)|a + 7| = 2.
Bài 9.4.Tìm số nguyên x, biết rằng x + 5 là số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số.
Bài 9.5.Tìm số nguyên x, biết rằng x – 7 là số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số.
Bài 9.6.Hãy chứng tỏ rằng :
a) Nếu a + b = c thì a = – b + c ;
b) Nếu a – b = c thì a = b + c.
Bài 9.7.Hãy chứng tỏ rằng : |a – b| = |b – a|.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 103


Bài 9.8.Tìm x ∈ Z biết:
a) 6-|x| = 2; b)6 + |x| = 2.
Bài 9.9.Tìm x ∈ Z biết:
a) |x – 2| + x – 3 = 0 ; b) |x| + |x -1| = 1.
Bài 9.10.Cho biết các giá trị sau đây là khoảng cách từ điểm x đến điểm nào trên trục số ?
a) |x-3| ; b) |3-x| ; c) |x + 3| ; d) |x + a|.
Bài 9.11.Tìm x, biết:
a) 47 – (x + 15) = 21 ; b) – 5 – (24 – x) = – 11.
Bài 9.12. Tìm số nguyên p, biết rằng :
a) 27 — (5 — |p|) = 31 ; b) -13-(6-|p + l| = 24).
Bài 9.13.Một chiếc diều bay lên đến độ cao 15m, sau đó hạ xuống 5m rồi lại lên cao 7m, hạ
xuống 6m rồi gặp gió lại lên 9m. Hỏi cuối cùng chiếc diều ở độ cao bao nhiêu ?
Bài 9.14*.
Cho các số nguyên a1 , a2 ,…, a2003 thỏa mãn :
a1 + a2 + …. + a2003 = 0. và al + a2 = a3 +a4 = ••• = a2001 + a2002 = a2003 +a i = 11.
Tính a1 ; a2003 ; a2 .
Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
* Tóm tắt lý thuyết:
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu :
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt
dấu trước kết quả nhận được.
Chú ý :
– Với mọi a ∈ Z : a.o = 0
– Mỗi khi đổi dấu của một thừa số trong tích b thì tích đổi dấu : (-a).b = a.(-b) = -ab

Dạng 1 : Nhân hai số nguyên khác dấu


Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Ví dụ: Thực hiện phép tính :
a) (-5).6 ; b) 9. (-3); c) (-10).11; d) 150.(-4).
Đáp số
a)-30; b) -27; c)-110; d)-600.
Bài tập:
Tính 125.4. Từ đó suy ra kết quả của :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 104


a) (-125).4; b) (-4).125 ; c) 4. (-125).

Dạng 2: Bài toán đưa về thực hiện phép nhân hai số nguyên khác dấu.
Phương pháp giải
Căn cứ vào đề bài, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép nhân hai số nguyên
khác dấu.
Ví dụ:
So sánh:
a) (-67).8 với 0 ; b) 15.(-3) với 15 ; c) (-7).2 với -7.
Giải
a) Tích (-67).8 là một số nguyên âm nên nhỏ hơn 0 ;
b) Tích 15.(-3) là một số nguyên âm nên nhỏ hơn 15 ;
c) (-7).2 = -14 nhỏ hơn -7.
Bài tập:
Một xí nghiệp may mỗi ngày được 250 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới chiều dài của
vảidùng để may một bộ quần áo tăng x dm (khổ vải như cũ). Hỏi chiều dài của vải dùng
để may 250 bộ quần áo mỗi ngày tăng bao nhiêu đề-xi-mét, biết :
a) x = 3 ? b) x = -2 ?

Dạng 3: Tìm các số nguyên x, y sao cho x.y = a (a  Z , a <0)


Phương pháp giải
Phân tích số nguyên a ( a< 0) thành tích hai số nguyên khác dấu bằng tất cả các
cách, từ đó tìm được x, y.
Ví dụ: Tìm các số nguyên s, y sao cho s . y = – 3.
Giải
Ta có : – 3 = (-3).1 = 1.(-3) = 3. (-1) = (-1). 3
Vậy các cặp số nguyên (x, y) sao cho x.y = – 3 là : (-3 ; 1) ; (1 ; -3) ; (3 ; -1) ; (-1 ; 3).

Luyện tập chung:


Bài 10.1. Tính 77.13, từ đó suy ra kết quả của :
a) (-77). 13 ; b) 77. (-13) ; c) (-13).77.
Bài 10.2. Tính :
a) (-9).7 ; b)(-15).10; c) (-25) ; d) (-7).0.
Bài 10.3. So sánh :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 105


a) (-7). 10 và 0 ; b) (-7). 10 và 7; c) (-7). 10 và -7.
Bài 10.4. Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu ab
là một số nguyên âm.
Bài 10.5. Điền dấu “+” hoặc vào chỗ trống : ( … 15). ( … 4) = -60.
Bài 10.6. Tìm các số nguyên x, y sao cho : (x – 3) (y + 2) = – 5.
Bài 10.7. Tìm a ∈ Z sao cho : a(a + 2) < 0.
Bài 10.8.Tìm x ∈ Z sao cho : x.|x| = -1 .
Bài 10.9.
Tính giá trị của các biểu thức sau :
a) (x – y) với x = -4, y = 2.
b) -3.(a + b) với a = -8, b = 10.
c) (m + n) (m – n) với m = -3, n = -5.
d) -4.(c + d) + 5(d – c) với c = 3, d = – 1
Bài 10.10. Bò dấu ngoặc rồi tính :
a) 7. (10 – 3) – 8. (2 – 9); b) -17. (13 + 5) -13. (17 – 2).
Bài 10.11*. Tìm số nguyên x sao cho : (x2 -4).(x2 -10) < 0 .
Bài 10.12.Tìm số nguyên x sao cho :x(x – 3) < 0.
Bài 10.13. Tính nhanh : S = 1 – 2 + 3 – 4. + 5 – 6 + … + 2001 – 2002 + 2003.
Bài 10.14.Tính nhanh : S = 1 – 4 + 7 – 10 + … + 307 – 310 + 313.
Bài 10.15. Tính nhanh : S = – 2194 . 21952195 + 2195 . 21942194.
Bài 10.16. Tìm hai số nguyên nhỏ hơn 9 mà tích của chúng bằng – 217.
Bài 10.17. Tìm x ∈ Z biết rằng : (x2 -1)(x2 -4) < 0 .

Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu


* Tóm tắt lý thuyết:
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu : Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai
giá trị tuyệt đối của chúng.
Kết hợp cả hai quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu và khác dấu) ta có :
♦ a.o = o.a = 0
♦ Nếu a , b cùng dấu thì a.b = |a|.|b|.
♦ Nếu a , b khác dấu thì a.b = -(|a|.|b|).
Chú ý:
– Nếu a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0.
– Nếu đổi dấu cả hai thừa số trong tích a.b thì tích không thay đổi: a .b = (-a).(-b)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 106


Dạng 1: Nhân hai số nguyên
Phương pháp giải
Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên ( cùng dấu, khác dấu).
Ví dụ: Tính:
a) (+3). (+9); b) (-3) .7 ; c) 13 . (-5);
d) (-150). (-4); e) (+7). (-5).
Đáp số
a) +27 ; b) -21; c) -65 ; d) 600 ; e) – 35.
Bài tập:
1. Tính :
a) (-25). 8 ; b) 18. (-15);
c) (-1500). (-100); d) (-13).2.
2. Điền số vào ô trống cho đúng:

Dạng 2: Củng cố quy tắc đặt dấu trong phép nhân hai số nguyên
Phương pháp giải
Sử dụng quy tắc đặt dấu trong phép nhân hai số nguyên:
- Nếu hai thừa số cùng dấu thì tích mang dấu “+”. Ngược lại, nếu tích mang dấu
“+” thì hai thừa số cùng dấu.
- Nếu hai thừa số khác dấu thì tích mang dấu “”. Ngược lại, nếu tích mang dấu
“” thì hai thừa số khác dấu.
- Nếu đổi dấu một thừa số thì tích ab đổi dấu.
- Nếu đổi dấu hai thừa số thì tích ab không thay đổi.
Ví dụ: Tính : 27.(-5). Từ đó suy ra kết quả : (+27).(+5) ; (-27).(+5) ; (-27) .(-5) ; (+5).(-27).
Giải
(+27).(+5) ) = -135(1).
(+27).(+5) = 135 (đổi dấu một thừa số trong (1)).
(-27).(+5) = – 135 (đổi dấu hai thừa số trong (1)).
(-27).(-5) = 135 (đổi dấu một thừa số trong (1)).

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 107


(+5). (-27) = – 135 ( đổi dấu hai thừa số trong (1)).

Dạng 3: Bài toán đưa về thực hiện phép nhân hai số nguyên
Phương pháp giải
Căn cứ vào đề bài, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép nhân hai số nguyên.
Ví dụ: So sánh :
a) (-7) -5) với 0 ; b) (-17).5 với (-5) .(-2) ;
c) (+19). (+6) với (-17).(-10).
Đáp số
a) (-7). (-5) > 0 ;
b) (-17). 5 < (-5). (-2) ;
c) (+19). (+6) < (-17). (-10).
Bài tập:
1. Biết rằng 32 = 9. Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9 ?
2. Cho x ∈ Z , so sánh (-5). x với 0.
(Chú ý : Xét mọi trường hợp của x ∈ Z khi x dương, x âm và x bằng 0).

Dạng 4: Tìm các số nguyên x, y sao cho x.y = a (a  Z )


Phương pháp giải
Phân tích số nguyên a thành tích hai số nguyên bằng tất cả các cách, từ đó tìm được
x, y.
Ví dụ: Tìm x, y ∈ Z sao cho x.y = 7,
Giải
Ta có : 7 = 7.1 = 1.7 = (-7). (-1) = (-1). (-7).
Vậy các cặp số nguyên (x, y) thỏa mãn điều kiện x.y = 7 là: (7 ; 1);
(1; 7); (-7 ;-1); (-1 ;-7).

Dạng 5: Tìm số chưa biết trong đẳng thức dạng A.B = 0


Phương pháp giải
Sử dụng nhận xét:
- Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0.
- Nếu A.B = 0 mà A (hoặc B ) khác 0 thì B ( hoặc A) bằng 0.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 108


Ví dụ: Tìm x, biết:
a)x.(x – 2) = 0 ; b) ( 1/2 + 1/3 – 1/4) . (x – 3) =0.
Giải
a) (x – 2) = 0 nên hoặc x = 0 hoặc x – 2 = 0. Vậy : x ∈ (0 ; 2}
b) Rõ ràng 1/2 + 1/3 – 1/4 ≠ 0 nên chỉ có thể x – 3 = 0. Suy ra : x = 3.

Luyện tập chung:


Bài 11.1.
(Dạng 1). Tính :
a) (-27). (-102) ; b) (+39). (-56).
Bài 11.2.
Tính 29 . (-7). Từ đó suy ra các kết quả : (-29). (-7) ; 29.7 ; (-29) .7.
Bài 11.3.
Cho phép nhân (-15).(+4) = -60. Hãy đổi dấu một hoặc hai thừa số để kết quả bằng :
a) -60 ; b) 60.
Bài 11.4.
Cho b = -15. Tính : a. (-b) ; ( -a).b ; (-a) . (-b).
Bài 11.5.
Tìm các số nguyên x sao cho x.(x – 3) > 0.
Bài 11.6.
Có hai số nguyên nào nhỏ hơn 2 mà tích bằng 50 không ?
Bài 11.7.
Dùng máy tính bỏ túi, hãy tính :
a) (-327) (-99) ; b) 1297.(-13) ; c) (-567).49.
Bài 11.8. Tìm x, biết :
a) (x + 2) = 0 ; b) (x -1). (x – 2) = 0.
Bài 11.9.
Tìm x ∈ Z sao cho (x + 3). (2 – x) > 0.
Bài 11.10.
Tìm x ∈ Z , biết rằng :
a) (x-2)(x2 +1) = 0 ; b) (x + l)(x2 – 4) = 0.
Bài 11.11. Tính :
a) (-11).(-28)+(-9).13 ; b) (-69).(-31) – (-15).12.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 109


Bài 11.12.Tính:
a) [16 – (-5)]. (-7) ;
b) [(-4).(-9) r 6]. [(-12)-(-7)] ;
c) [1239 + (-5).367].[(-3).2+6].
Bài 11.13.Tìm x, biết rằng :
a) 13.(x – 5) = -169 ; b) |4-x| = |-8|.
Bài 11.14.
Tìm các số x, y, z biết rằng : x + y = 2, y + z = 3, z + x = – 5.
Bài 11.15.
Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn cả hai điều kiện : y = 1261 và x – y = – 84.
Bài 11.16.
Tìm hai số nguyên biết rằng tích của chúng bằng 4747 và tổng của chúng bằng -148 .
Bài 11.17.
Tìm x , y ∈ Z biết rằng (y + 1).(xy -1) = 3.

Bài 12: Tính chất của phép nhân


* Tóm tắt lý thuyết:
1. Tính chất giao hoán : Với mọi a,b ∈ Z : a.b = b.a
2. Tính chất kết hợp : Với mọi a,b,c ∈ Z : (a.b).c = a.(b.c)
3. Nhân với 1 : Với mọi a ∈ Z : a.l = l.a = a.
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
Với mọi a,b,c ∈ Z : a.(b + c) = ab + ac;
Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ : a.(b – c) = ab – ac.
Chú ý : Khi thực hiện phép nhân nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý vị trí các thừa số; đặt
dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
Chú ý rằng :
– Tích một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu “+”.
– Tích một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu “-“.

Dạng 1: Áp dụng tính chất của phép nhân để tính tích các số nguyên nhanh và đúng
Phương pháp giải
Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và tính chất phân phối của phép nhan đối
với phép cộng để tính toán được thuận lợi, dễ dàng.
Ví dụ: Thực hiện các phép tính :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 110


a) 15. (-2). (-5). (-6) ; b) 7. (-11). (-2).
Giải
a) (- 2).(- 5).(- 6) = [15.(- 6)].[(- 2).(- 5)] = (- 90).10 = -900 ;
b) 7.(-11).(- 2) = [4.7.(- 2)].(-11) = (- 56).(-11) = 616 .
Bài tập:
1. Thay một thừa số bằng tổng để tính :
a) -57.11 ; b) 75.(-21)
2. Tính :
a) (37 – 17). (-5)+ (-13 – 17);
b) (-57) (67 – 34) – 67(34 – 57).
3. Tính nhanh :
a) (-4). (+125). (-25). (-6M-8) ;
b) (- 98). (1 – 246) – 246.98.
4. Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa :
a) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5) ; b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3).
5. Tính giá trị của biểu thức :
a) (-125).(-13).(-a), với a = 8 ;
b) (-l).(-2).(-3).(-4).(-5).b với b = 20.

Dạng 2: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Phương pháp giải
Sử dụng các công thức sau đây theo cả hai chiều:
a.(b+c) = ab +ac. a .(b - c ) = ab –ac.
Ví dụ: Tính:
a) (-26) + 26 .137 ; b) 63. (-25) + 25.(-23).
Giải
a) (-26) + 26.127 = 26.137 – 26.237 = 26.(137 – 237)
= 26.(-100) = -2600.
b) 65.(-25) + 25.(-23) = 25.(-23) – 25.63 = 25.(-23 – 63) = 25. (-86)
= – 2150.
Bài tập:
Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac, điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) … .(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8).(-13) = … ;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 111


(-5)-4 – … ) = (-5).(-4) – (-5).(-14) = … .

Dạng 3: Xét dấu các thừa số và tích trong phép nhân nhiều số nguyên
Phương pháp giải
Sử dụng nhận xét:
- Tích một số chẵn thừa số nguyên âm mang dấu “+”.
- Tích một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu “”
Ví dụ: So sánh:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0 ;
b) (-24).(-15).(-8).4 với 0.
Giải
a) Đặt A = (-16).1253.(-8).(-4).(-3). Tích này chứa một số chẵn (4) thừa số nguyên âm nên nó
mang dấu “+” . Vậy : A > 0.
b) Đặt B = 13.(-24).(-15).(-8).4. Tích này chứa một số lẻ (3) thừa số nguyên âm nên nó mang
dấu “-“. Vậy : B < 0.
Bài tập: Giải thích vì sao : (-1)3 = -1. Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó
cũng bằng chính nó ?

Luyện tập chung:


Bài 12.1. Tính nhanh :
a) -4.2.6.25.(-7).5 ; b) 47.69-31.(-47).
Bài 12.2. Thay một thừa số bằng tổng để tính :
a)-18.15; b) 35.(-12).
Bài 12.3. Tính:
a) 16.(38 – 2) – 38(16 – 1); b) (-41).(59 + 2) + 59.(41 – 2).
Bài 12.4. Tính:
a) (-l)19; b)(-l)2002 ; c) (-2)5.
Bài 12.5. So sánh :
A = 5.73.(-8).(-9).(-697).ll.(-l);
B = (-2).3942.598.(-3).(-7).87623.
Bài 12.6. Cho P = a.b.c. Biết rằng p>0, a<0 và b < c. Hãy xét dấu của b và c.
Bài 12.7. Tính nhanh :
A = 19.25 + 9.95 + 38.15 ; B = (-32).125.(-9).(-25).

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 112


Bài 12.8. Tính nhanh :
C = (-3879 – 3879 – 3879 – 3879).(-25).
D = 369.(-2) – 41.72.
Bài 12.9. Chứng minh rằng : a.(b – c) = ab – ac.
Bài 12.10. Chứng minh rằng : (- l).a = – a.
Bài 12.11*. Tìm a,b ∈ Z sao cho a + b = a.b.
Bài 12.12. Tính giá trị cửa biểu thức :
M = m2(m2 -n)(m3 -n6)(m + n2) vói m = -16, n = -4.
Bài 12.13. Chứng minh rằng với a,b,c ∈ Z thì:
a(b + c) – b(a + c) = b(a – c) – a(b – c).
Bài 12.14. Tồn tại hay không các số nguyên a, b, c, d sao cho :
abed – a = 1357 ; abed – b = 357 ;
abed – c = 57 ; abed – d = 7.

Bài 13: Bội và ước của một số nguyên


1. Định nghĩa:
Số nguyên a là bội của số nguyên b (b ≠ 0 ) nếu có số nguyên q sao cho : a = bq.
Với a,b,q ∈ Z, b ≠ 0 :
a = bq ⇔ a chia hết cho b (a:b)
a = bq ⇔ a là bội của b.
a = bq ⇔ b là ước của a.
2. Tính chất:
a) Nếu a là bội của b và b là bội của c thì a là bội của c : a chia hết cho b và b chia hết cho c
=> a chia hết cho c
b) Nếu a là bội của b thì am cũng là bội của b (với mọi m ∈ Z):
Với mọi m ∈ Z : a chia hết cho b => am chia hết cho b
c) Nếu a và b là bội của c thì tổng và hiệu của chúng cũng là bội của c :
a chia hết cho c và b chia hết cho c => (a + b) chia hết cho c và (a – b) chia hết cho c.

Dạng 1: Tìm các bội của một số nguyên cho trước.


Phương pháp giải
Dạng tổng quát của số nguyên a là a.m (m  Z ).
Ví dụ: Tìm năm bội của : 3 ; – 3.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 113


Giải
Cả 3 và -3 đều có chung các bội dạng 3.m (m ∈ Z ), nghĩa là :
0 ; – 3 ; 3 ; -6 ; 6 ; -9 ; 9 ;…
Chẳng hạn, năm bội của 3 và – 3 là : 3 ; 6 ; 9 ; 12 ; 15.

Dạng 2: Tìm tất cả các ước của một số nguyên cho trước
Phương pháp giải
- Nếu số nguyên đã cho có giá trị tuyệt đối nhỏ, ta có thể nhẩm xem nó chia hết
cho những số nào tìm ước của nó nhưng cần nêu đủ các ước âm và ước dương..
- Nếu số nguyên đã cho giá trị tuyệt đối lớn, ta thường phân tích số đó ra thừa số
nguyên tố rồi từ đó tìm tất cả các ước của số đã cho.
Ví dụ: Tìm tất cả các ước của – 3 ; 6 ; 11 ; -1.
Giải
Kí hiệu Ư(a) là tập hợp các ước của số nguyên a, ta có :
Ư(-3) = {-1 ; 1 ; – 3 ; 3} hoặc viết gọn là : Ư(- 3) = {±1; ±3} ;
Ư(6) = {±1; ±2; ±3; ±6 } ; Ư(11) = {±1; ±11} ; Ư(-1) = {±1}.
Bài tập: Tìm tất cả các ước của 36.

Dạng 3: Tìm số chưa biết x trong một đẳng thức dạng a.x = b.
Phương pháp giải
Trong đẳng thức dang a.x = b (a, b  Z , a  0) ta tìm x như sau:
b
- Tìm giá trị tuyệt đối của x : x = .
a

- Xác định dấu của x theo quy tắc đặt dấu của phép nhân số nguyên.
343
Chẳng hạn: -7.x = -343. ta có : x = = 49
7
Vì tích -343 là số âm nên x trái dấu với -7 vậy x = 49.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 15x = – 75 ; b) 3|x| = 18 .
Đáp số
a) x = – 5 ; b) |x| = 6 => x = 6 hoặc x = – 6.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 114


Dạng 4: Tìm số bị chia, số chia, thương trong một phép chia
Phương pháp giải
- Nếu a = b.q thì ta nói a chia cho b được thương q và viết a: b = q.
- Nếu a = 0, b  0 thì a :b = 0.
Ví dụ: Điền số vào ô trống cho đúng :

Giải:

Dạng 5: Chứng minh các tính chất về sự chia hết


Phương pháp giải
Sử dụng định nghĩa a = b.q  a  b ( a, b, q  Z, b  0) và các tính chất giao hoán,
kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng).
Ví dụ: Chứng minh rằng nếu a chia hết cho b thì – a chia hết cho b và – b.
Giải
a chia hết cho b => a = b.q (q ∈ Z ) => -a = b.(-q) .Do -q ∈ Z nên -a chia hết cho b.
Ta cũng có : -a = -b.q nên -a chia hết cho -b.
Bài tập: Chứng minh rằng với mọi số nguyên m và n, nếu a và b chia hết cho c thì am + bn
chia hết cho c.

Dạng 6: Tìm số nguyên x thỏa mãn điều kiện về chia hết.


Phương pháp giải
Áp dụng tính chất: Nếu a+b chia hết cho c và chia hết cho c thì b chia hết cho c.
Ví dụ: Tìm x ∈ Z sao cho :
a) 3x + 2 chia hết cho x – 1 ;
b) x2 + 2x – 7 chia hết cho x + 2.
Giải
a) Ta có : 3x + 2 = 3x – 3 + 5 = 3(x -1) + 5.
3(x – 1) chia hết cho x – 1. Do đó 3x + 2 chia hết cho x – 1 khi 5 chia hết cho x -1, tức là x – 1

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 115


ước của 5. Ước của 5 gồm các số ±1, ± 5. Suy ra x ∈ {0 ; 2 ; – 4 ; 6}.
b) x2 + 2x – 7 = x(x + 2) – 7 . Ta tìm x để 7 chia hết cho x + 2.
Đáp số : x ∈ {-3 ; — 1 ; — 9 ; 5}.
Bài tập:
1. Cho hai tập hợp số : A = {2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6}, B = {21 ; 22 ; 23}.
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A, b ∈ B ?
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2 ?
2. Có hai số nguyên a, b khác nhau mà chia hết cho b và b chia hết cho a không ?
Luyện tập chung:
Bài 13.1. Tìm các bội của 7 ; -7.
Bài 13.2. Tìm các bội của -13 lớn hơn -40 nhưng nhỏ hơn 40.
Bài 13.3. Có thể kết luận rằng nếu a là bội của b thì a > b không ?
Bài 13.4. Tìm tất cả các ưóc của -1 ; 7 ; -15 ; 54.
Bài 13.5. Tìm tất cả các ước của 12 mà lớn hơn – 4.
Bài 13.6. Tìm x, biết :
a) -17x = 51 ; b) -2|x| = -18.
Bài 13.7. Tìm x, biết :
a) -5(x – 7) = 20 ; b) -6|x – 2| = -18.
Bài 13.8. Chứng minh rằng nếu a chia hết cho b thì |a| chia hết cho |b|.
Bài 13.9. Cho a , b , c , m ∈ Z . Chứng minh rằng nếu a chia hết cho m , b chia hết cho m
và a + b + c chia hết cho m thì c chia hết cho m.
Bài 13.10. Tìm x ∈ Z sao cho :
a) x2 + x +1 chia hết cho x + 1 ;
b) 3x – 8 chia hết cho x – 4.
Bài 13.11. Tìm số nguyên n biết rằng n + 5 chia hết cho n – 2.
Bài 13.12. Tìm số nguyên dương n sao cho 2n là bội của n -1.
Bài 13.13. Có thể kết luận gì về số nguyên b nếu các số nguyên a và b thỏa mãn đẳng thức
sau :
a) 9a + b = – 21 ; b) 7a – 91 = b.
Bài 13.14. Có tồn tại cặp số nguyên (a ; b) nào thỏa mãn đẳng thức sau không ?
a) 312a – 27b = 2002 ; b) -75a + 1005b = -2002.
Bài 13.15. Cho A = (a + 2002)(a + 2003), B = ab(a + b). Chứng minh rằng với mọi số nguyên
a và b, A và B luôn là bội của 2.
Bài 13.16.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 116


Chứng minh rằng với mọi số nguyên a thì c = a2+5a + 7 không phải là bội của 2.

CHƯƠNG III : PHÂN SỐ

Bài 1: MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


– Phân số có dạng a/b với a,b ∈ Z, b ≠ 0. a là tử , b là mẫu của phân số.
– Số nguyên a có thể viết là a/1.

Dạng 1: Biểu diễn phân số của một hình cho trước


Phương pháp giải
a
Cần nắm vững ý nghĩa của tử và mẫu của phân số với a,b  Z, a >0, b>0
b
- Mẫu b cho biết số phần bằng nhau mà hình được chia ra ;
- Tử a cho biết số phần bằng nhau đã lấy.
Ví dụ: Ta biểu diễn 1/4 của hình tròn bằng cách chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau rồi
tô màu một
phần như hình 1.
Theo cách đó, hãy biểu diễn:
a) 2/3 của hình chữ nhật (H.2)
b) 7/16 của hình vuông (H.3)

Giải:
a) 2/3 của hình chữ nhật;
b) 7/16 của hình vuông.

Bài tập: Phần tô màu trong các hình vẽ sau, biểu diễn các phân số nào?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 117


Dạng 2: Viết các phân số
Phương pháp giải :
a
- “a phần b” , a:b được viết thành b .
a
- Chú ý rằng trong cách viết b , b phải khác 0.
Ví dụ: Viết các phân số sau:
a) Hai phần bảy
b) Âm năm phần chín
c) Mười một phần mười ba
d) Mười bốn phần năm.
Đáp số:

a) b) c) d) .

Bài tập:
1. Viết các phép chia sau dưới dạng phân số :
a) 3: 11 b)- 4 : 7 ; c) 5 : (-13) d) x chia cho 3 ( x ∈Z)
2. Dùng cả hai số 5 và 7 để viết thành phân sô (mỗi sô chỉ đưọc viết một lần). Cũng hỏi
như vậy đối với hai số 0 và -2.

Dạng 3: Tính giá trị của phân số


Phương pháp giải :
Để tính giá trị của một phân số, ta tính thương của phép chia tử cho mẫu. Khi chia
a b
số nguyên a cho số nguyên b (b 0) ta chia cho rồi đặt dấu như trong quy tắc nhân
hai số nguyên.
Ví dụ: Tính giá trị của mỗi phân số sau:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 118


a) b) c) d) e)
Giải
a) 48/12= 48 :12 = 4 ;
b) -51/17 = (-51): (-17) = |-5l|: |-17| = 3;
c) -121/11= (-121): 11 = -(|-121|: |ll|) = -11;
d) 299/-23 = 299: (-23) = -(|299|: |-23|) = -13 ;
e) 0/-7 = 0 : (-7) = 0.

Dạng 4: Biểu thị các số đo theo đơn vị này dưới dạng phân số theo đơn vị khác.
Phương pháp giải :
Để giải dạng toán này, cần nắm vững bảng đơn vị đo lường : đo độ dài, đo khối
lượng, đo diện tích, đo thời gian.
1 1 1
Chẳng hạn : 1dm = m ; 1g = kg ; 1cm 2 = m2 ;
10 1000 10000
1 1
1dm 3 = m 3 ; 1s = h ;…
1000 3600
Ví dụ: Biểu thị các số sau đây dưới dạng phân số với đơn vị là :
a) Mét: 13cm ; 59mm ;
b) Mét vuông : 11dm2 ; 103cm2.
Giải

a) Vì 1cm = m nên 13 cm = m.

1mm = m nên 59mm = m.

b) Vì 1 dm2 = nên 11 dm2 = m2.

1 cm2 = m2 nên 103 cm2 = m2.

Dạng 5:
VIẾT TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
“KẸP” GIỮA HAI PHÂN SỐ CÓ TỬ LÀ BỘI CỦA MẪU
Phương pháp giải
– Viết các phân số đã cho dưới dạng số nguyên ;
– Tìm tất cả các số nguyên “kẹp” giữa hai số nguyên đó.

Ví dụ : Viết tập hợp A các số nguyên x biết rằng ≤x<

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 119


Giải
Theo đề bài, ta có : -8 ≤ x <-4 và x ∈ Z . Vậy : A = {-8 ; -7 ; -6 ; -5}.

Dạng 6:
TÌM ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÂN SỐ TỒN TẠI.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÂN SỐ CÓ GIÁ TRỊ LÀ SỐ NGUYÊN
Phương pháp giải :
- Phân số tồn tại khi tử và mẫu là các số nguyên và mẫu khác 0.
- Phân số có giá trị là số nguyên khi mẫu là ươc của tử.

Ví dụ: Cho biểu thức A = ( n ∈ Z)


a) Số nguyên n phải có điều kiện gì để A là phân số ?
b) Tìm tất cả các giá trị nguyên của n để A là số nguyên.
Giải
a) Biểu thức A có 4 ∈ Z ; n ∈ Z nên n -1 ∈ Z . Để A là phân số cần có điều kiện n -1 # 0 hay
n 1.
b) Để A là số nguyên ta phải có n – 1 là ước của 4.
Ư(4) = {-4 ; -2 ; -1; 1; 2 ; 4}. Ta có bảng sau :

Vậy n∈ {-3 ;-1 ; 0 ; 2 ; 3 ; 5}.

Luyện tập chung:


Bài 1.1. (Dạng 1). Hãy tô màu:
a) 4/9 của một hình vuông.
b) 3/8 của một hình tròn.
Bài 1.2. (Dạng 1) . Trong bốn hình vẽ sau, diện tích của phần tô màu là một phân số của
diện tích tam giác.
Hãy tìm phân số đó.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 120


Bài 1.3. (Dạng 1) Trong bốn hình vẽ sau, diện tích của phần tô màu là một phân số của
diện tích hình
vuông. Hãy tìm phân số đó.
Bài 1.4. (Dạng 2). Viết các phân số sau :
a) Năm phần bảy ; b) Âm ba phần năm ;
c) Mười một phần mười lăm ; d) Mươi sáu phần ba.
Bài 1.5. (Dạng 2). Viết các phép chia sau dưới dạng phân số :
a) (-3) : 7; b) (-1) : (-8) ;
c) 0,5: 0,9; d) a chia cho 7 (a ∈ Z).
Bài 1.6. (Dạng 2). Dùng cả hai số a và b để viết thành phân số, mỗi số chỉ được viết một lần
(a,b ∈ Z , a ≠ 0).
Bài 1.7. (Dạng 2). Tìm một phân số có tử nhỏ hơn mẫu mà khi đảo phân số đó theo chiều
kim đồng hồ
hoặc ngược lại, ta được một phân số mới vẫn bằng phân số đó.
Bài 1.8. (Dạng 3). Dùng hai chữ số giống nhau để biểu diễn số 1.
Bài 1.9. (Dạng 3). Tính giá trị của mỗi phân số sau :
a) 36/12 b) -25/6 c) -144/-12
d) 243/-11 e) 04.
Bài 1.10. (Dạng 3).

Dùng 7 que diêm để xếp thành phân số bên. Biết rằng ba que diêm ở tử là số viết theo hệ
thập phân còn ba que diêm ở mẫu là số viết theo hệ La Mã. Tính giá trị của phân số này.
Bài 1.11. (Dạng 4). Biểu thị các số sau đây dưới dạng phân số với đơn vị là :
a) Ki-lô-gam : 37g ; 139g.
b) Đề-xi-mét khối : 11cm3 ; 103cm3.
Bài 1.12.(Dạng 4). Biết rằng : 1 thế kỉ = 100 năm, 1 thiên niên kỉ = 1000 năm. Hỏi :
a) 3 thế kỉ bằng mấy phần của thiên niên kỉ ? .
b) 43 năm bằng mấy phần của thế kỉ ? Bằng mấy phần của thiên niên kỉ ?
Bài 1.13. (Dạng 4). Biết rằng : 1 lạng ta = 25g ; 1 cân ta = 16 lạng ta. Hỏi :
a) 4g ; llg bằng mấy phần của lạng ta ?
b) 5 lạng ta ; 113g bằng mấy phần của cân ta ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 121


Bài 1.14. (Dạng 4). “phút” (kí hiệu ft) và “in-sơ” (kí hiệu in) là các đơn vị đo chiều dài của
Anh, Mĩ và một số
nước khác. Biết rằng : 1 in gần bằng 2,54cm, viết là 1 in = 2,54cm ; 1ft = 12 in. Hỏi :
a) 5 “in-sơ” bằng mấy phần của “phút” ?
b) l,27cm gần bằng mấy phần của “in-sơ ?
Bài 1.15. (Dạng 4). Một giờ, kim giờ quay được mấy phần vòng ?
Bài 1.16. (Dạng 4). Một vòi nước chảy 4 giờ thì đầy bể. Hỏi sau 15 phút, vòi chảy được bao
nhiêu phần bể ?
Bài 1.17. (Dạng 5). Viết tập hợp các số nguyên x biết rằng :
a) -35/7 < x ≤ -1 b) -18/6 ≤ x ≤ 144/72 c) -30/5 < x < -45/9.

Bài 2. PHÂN SỐ BẰNG NHAU


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Định nghĩa : Hai phân số a/b và c/d gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c

Dạng 1: Nhận biết các cặp phân số bằng nhau, không bằng nhau
Phương pháp giải :
a c
- Nếu a.d = b.c thì b = d ;
a c
- Nếu a.d  b.c thi b  d ;
Ví dụ: Các cặp phân số sau đây có bằng nhau không ?
a) 1/4 và 3/12 b) 2/3 và 6/8
c) -3/5 và 9/-15 d) 4/3 và -12/9.
Giải
a) 1/4 = 3/12 vì 1.12 = 4.3 ( =12);
b) 2/3 ≠ 6/8 vì 2.8 ≠ 3.6;
c) -3/5 = 9/-15 vì (-3).(-15) = 5.9 (=45)
d) 4/3 ≠ -12/9 vì 4.9 ≠ 3.(-12)

Bài tập:
1. Có thể khẳng định ngay các cặp phân số sau đây không bằng nhau, tại sao ?
-2/5 và 2/5 4/-21 và 5/20 -9/-11 và 7/-10
2. Cho hai số nguyên a và b (b ≠ 0). phân số sau đây luôn bằng nhau :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 122


a) a/-b và -a/b b) -a/-b và a/b

Dạng 2: Tìm số chưa biết trong đẳng thức của hai phân số
Phương pháp giải :
a c
b = d nên a.d = b.c (Định nghĩa hai phân số bằng nhau).
b.c b.c a.d a.d
Suy ra : a = d ,d= a ,b= c ,c= b .
Ví dụ: Tìm các số nguyên x và y biết:
a) x/7 = 6/21 b) -5/y = 20/28
Giải
a) Vì nên x.21 = 7.6 suy ra x = 7.6/21= 2. Ta có : 2/7 = 6/21. .
b) Vì -5/y = 20/8 nên (-5).28 = y.20 suy ra : y = ( -5).28/20 = -7 . Ta có : -5/-7 = 20/28.
Bài tập:
1. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 1/2 … = …/12 b) 3/4 = 15/…
c) …/8= -28/32 d) 3/…=12/-24
2. Tìm các số nguyên x, y, z biết: -10/15 = x/-9= -8/y = z/-21

Dạng 3: Lập các cặp phân số bằng nhau từ một đẳng thức cho trước
Phương pháp giải :
Từ định nghĩa hai phân số bằng nhau ta có :
a c a b
a.d = b.c  b = d ; a.d = c.b  c = d ;
d c d b
d.a = b.c  b a
= ; d.a = c.b  c = a ;
Ví dụ: Từ đẳng thức 2.3 = 1.6 ta có thể lập được các cặp phân số bằng nhau như sau: 2/6
=1/3 ; 2/1 = 6/3 ; 3/6 = 1/2 ; 3/1 = 6/2.
Hãy lập các cặp phân số bằng nhau từ đẳng thức 3.4 = 6.2
Giải
Đẳng thức 3.4 = 6.2 có thể viết thành : 3.4 = 2.6 ; 4.3 = 6.2 ; 4.3= 2.6. Ta có:
3.4 = 6.2 => 3/6 = 2/4
3.4 = 6.2 => 4/6 = 2/3
3.4 = 2.6 => 3/2 = 6/4

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 123


4.3 = 2.6 => 4/2 = 6/3
Bài tập: Lập các cặp phân số bằng nhau từ bốn trong năm số sau: 1, 2, 4, 8, 16.

Luyện tập chung:


Bài 2.1. Các cặp phân số sau đây có bằng nhau không?
a) 3/4 và 27/36 b) -4/5 và 8/-9 c) 10/14 và -15/-21 d) 6/15 và -8/20
Bài 2.2. Có thể khẳng định ngay các cặp phân số sau đây không bằn g nhau, tại sao?
-4/7 và 4/7 5/-7 và 20/28 -15/-40 và -12/32
Bài 2.3. Viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và có mẫu dương: 2/-9 ; -7/-
11 ; 6/-17; 0/-3.
Bài 2.4.Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) -5/2 = …/12 ; 1/-3 = …/12 ; -7/6 = …/12 ; -5/-4 = …/12
b) 2/-7 = 18/… ; -9/2 = 18/… ; 6/5 = 18/… ; -3/-11 = 18/…
Bài 2.5.Tìm các số nguyên x, y biết:
a) x/15 = 15/-25 b) 36/y = 44/77
Bài 2.6.Tìm các số nguyên x , y biết:
a) x/-3 = 4 / y b) 2/x = y /-9
Bài 2.7.
a) x/y = 2/5 b) x / 3 = y/7
Bài 2.8.Tìm các số nguyên x , y, z, t , u biết:
4/3 = 12/9 = 8/x = y /21 = 40/z = 16/t = u/111
Bài 2.9.Tìm các số nguyên x , y, z, t , u biết:
-7/6 = x / 18 = -98 / y = -14/ z = t = 102 = u =-78
Bài 2.10.Lập các cặp phân số bằng nhau từ đẳng thức : 4.7 = 2.14
Bài 2.11.Lập các cặp phân số bằng nhau từ đẳng thức : (-2).9 = 3. (-6)
Bài 2.12.Lập các cặp phân số bằng nhau từ bốn trong năm phân số sau: 3, 9, 27, 81, 243.
Bài 2.13. Một phân số có tử số nhỏ hơn mẫu có thể bằng một phân số khác có tử lớn hơn
mẫu không? Cho ví dụ.
Bài 2.14.a) Các đẳng thức sau có đúng không:
1/1 = 1/1
1/2 = 2/(1 + 3)
1/3 = 3/(1 + 3 + 5)
1/4 = 4/(1 + 3 + 5 + 7)
1/5 = 5/(1 + 3 + 5 + 7 + 9)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 124


1/6 = 6/(1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11)
b) Nếu đúng, hãy viết các phân số 1/7 và 1/8 dưới dạng đó.
Bài 2.15 a) Chứng tỏ rằng:
(1 + 2 + 3)/ (1 + 2 + 3 + 4) = 3/5
(1 + 2 + 3 + 4 ) / (1 + 2 + 3 + 4 + 5) = 4/6
(1 + 2 + 3 + 4 +5)/(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6) = 5/7
b) Hãy dự đoán : (1 + 2 + 3 +… – … + 11)/(1 + 2 + 3+ … + 12) = …/…n. Kiểm tra dự đoán đó.
Bài 2.16 a) Chứng tỏ rằng : 1/11-2 = 12 / 111-3 = 123/ 1111 -4 = 1234/ 11111 – 5.
b) Hãy viết tiếp hai phân số khác có cùng quy luật thành lập vào dãy bốn phân số đã cho ở
câu a.
Bài 2.17 Các phân số sau đây có bằng nhau không?
a) 17/23 và 1717/2323
b) -31/49 và -313131/494949
Bài 2.18 Dùng máy tính bỏ túi để xét xem các cặp phân số sau có bằng nhau không?
a) 5986/5987 và 5987/5988
b) 33461/80782 và 13860/33461.
Bài 2.19 Cho p = n+ 4/2n-1 ( n ∈ Z)
a) Tìm các giá trị của n để p là số nguyên tố.
b) Chứng tỏ rằng với giá trị tìm được của n ở câu a thì p bằng phân số 2n + 13/n+2 ( n ≠ -2)

Bài 3. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta
được một phân số bằng phân số đã cho :
= với m ∈ Z và m ≠ 0.
Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta
được một phân số bằng phân số đã cho :
= với n ∈ ƯC(a,b)
– Từ tính chất cơ bản của phân số, ta có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm
thành phân số bằng nó và có mẫu dương.
– Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó. Các phân số bằng nhau là các cách viết
khác nhau của cùng một số mà người ta gọi là số hữu tỉ.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 125


Dạng 1: Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để viết các phân số bằng nhau
Phương pháp giải :
a a.m
Áp dụng tính chất : b = b.m (m  Z, m 0) ;
a a:n
b = b : n (n  ƯC(a,b)).

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ trống :


1/4 = …/… ; -3/4 = …/… ; 1 = …/2 = …/-4 = …/6= -8/… = 10/…
Giải:
Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với cùng một số nguyên khác 0 ta được phân
số bằng mỗi phân số đó. Chẳng hạn: 1/4 = 2/8 ; -3/4 = -6/8 .
Có vô số phân số thỏa mãn đề bài:
a= 2/2 = -4/-4 = 6/6 = -8/-8 = 10/10
Bài tập:
1. Điền số thích hợp vào ô trống:

2. Các số phút sau đây chiếm bao nhiêu phần của một giờ :
a) 15 phút b) 30 phút c) 45 phút
d) 20 phút e) 40 phút g) 10 phút h) 5 phút
3. Viết năm phân số:
a) Bằng phân số -2/3 b) Bằng phân số 12/60

Dạng 2: Tìm số chưa biết trong đẳng thức của hai phân số
Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để biến đổi hai phân số đã cho thành hai
phân số bằng chúng nhưng có tử (hoặc mẫu) như nhau. Khi đó, mẫu (hoặc mẫu) của
chúng phải bằng nhau, từ đó tìm được số chưa biết .
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết: -5/7 = -30/x .
Giải
-5/7 = -5.6/7.6 = -30/42 . Do đó ta có: -30/42 = -30/x , suy ra x = 42.
Chú ý: Ta đã biết cách giải dạng toán này bằng cách áp dụng định nghĩa phân số bằng
nhau.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 126


Bài tập: Ông đang khuyên cháu điều gì ?
Điền số thích hợp vào ô vuông để có hai phân số bằng nhau. Sau đó, viết các chữ tương
ứng với các số tìm được vào các ô vuông ở hai hàng dưới cùng, em sẽ trả lời được câu hỏi
nêu trên.

Dạng 3: Giải thích lí do bằng nhau của các phân số


Phương pháp giải :
Để giải thích lí do bằng nhau của các phân số, ta có thể :
- Ap dụng tính chất cơ bản của các phân số để “biến” phân số này thành phân số
kia hoặc “biến” cả hai phân số thành một phân số thứ ba.
- Sử dụng định nghĩa phân số bằng nhau (xét tích của tử phân số này với mẫu của
phân số kia).
Ví dụ: Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau :
a) 13/17 = 91/119 b) -60/185 = -12/37 c) 16/36 = 28/63
Giải
a) 13/17 = 13/7 / 17/7 = 91/119
Vậy : 13/17 = 91/119
b) -60/185 = -60:5/ 185:5 = -12/37
Vậy: -60/185 = -60/185
c) 16/36= 16:4/36:4 = 4/9 (1)
28/63 = 28:7/63:7=4/9 (2)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 127


Từ (1) và (2) suy ra : 16/36 = 28 /63.
Bài tập: Các phân số sau đây có bằng nhau không ? Vì sao ?
a) -12 /15 và 8/-10 1234/12341234 và 5678/ 56785678

Luyện tập chung:


Bài 3.1. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 10/7 = 100/ … b) -7/8 = …/56
c) …/3=200/150 d) -8/…=72/81
Bài 3.2. Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 3.3. Các số phút sau đây chiếm mấy phần của một giờ?
a) 6 phút b) 24 phút c) 18 phút d) 50 phút
Bài 3.4. Viết năm phân số:
a) bằng phân số -3/7 b) bằng phân số -10/30
Bài 3.5. Tìm số nguyên x, biết:
a) -6/x = -8/y b) x/-7 = 14/49
Bài 3.6. Tìm các số nguyên x, y, z biết: 4/x = y/21 = z/49 = 52/91.
Bài 3.7. Vì sao các phân số sau đây bằng nhau?
a) -21/28 = -39/51 b) -1313/2121= -131313/212121
Bài 3.8. Vì sao các phân số sau đây bằng nhau?
a) 482 – 39 / 567 – 28 = 964 – 78 /1134 -56
b) 4563-213/711-51 = 1521 – 71/ 237 – 17
Bài 3.9. Có thể có phân số a/b ( a,b ∉ Z, b≠ 0) sao cho: a/b = a.m/b.n ( m, n ∉ Z, n ≠ o=0 và
m ≠ n)
Bài 3.10. Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau:
-9/39 ; 12/9 ; -3/13 ; -35/10 ; 4/3 ; -7/2.
Bài 3.11. Trong các phân số sau đây, tìm phân số không bằng phân số nào trong các phân
số còn lại: 50/40 ; 60/48 ; 10/8 ; 6/4 ; 15/12 ; 25/20 ; 5/4.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 128


Bài 4: RÚT GỌN PHÂN SỐ
TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Quy tắc : Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước
chung (khác 1 và -1) của chúng.
2. Phân số tối giản : Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà
tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1.
Nhận xét : Khi chia tử và mẫu của một phân số cho ƯCLN của chúng, ta sẽ được một phân
số tối
giản.
3. Chú ý
– Phân số a/b là tối giản nếu |a| và |b| là hai số nguyên tố cùng nhau.
– Khi rút gọn một phân số, ta thường rút gọn phân số đó đến tối giản.

Dạng 1: Rút gọn phân số. Rút gọn biểu thức dạng phân số
Phương pháp giải :
a
- Chia cả tử và mẫu của phân số cho ƯCLN của a và b để rút gọn phân số tối
b
giản.
- Trường hợp biểu thức có dạng phân số, ta cần làm xuất hiện các thừa số chung
của tử và mẫu rồi rút gọn các thừa số chung đó.
Ví dụ: Rút gọn các phân số sau:
a) 22/55 b) -63/81 c) 20/-140 d) -25/-75
Giải
a) 22/55 = 22: 11/55:11 = 2/5 ;
b) -63/81 = -63 : 9/81 : 9 = -7/9 ;
c) 20/-140 = 20: 20/-140: 20 = 1/-7= -1/7 ;
d) -25/-75 = -25: 25 /-75:25 = 1/3 .
Bài tập: Rút gọn:
a) 3.5/8.24 b) 2.14/7.8 c )3.7.11/22.9
d) 8.5-8.2/16 e) 11.4 – 11/ 2- 13

Dạng 2: Củng cố khái niệm phân số có kết hợp rút gọn phân số
Phương pháp giải :
Căn cứ vào ý nghĩa của mẫu và tử của phân số (trường hợp mẫu và tử là các số
nguyên dương) để giải, chú ý rút gọn khi phân số chưa tối giản.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 129


Ví dụ:
Bộ răng đầy đủ của một người trưởng thành có 32 chiếc trong đó có 8 răng cửa, 4
răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng hàm. Hỏi mỗi loại răng chiếm mấy phần của tổng số
răng ? (viết dưới dạng phân số tối giản).
Trả lời:
Răng của chiếm: 8/32 = 1/4 ( tổng số răng) ;
Răng nanh : 4/32 = 1/8 ;
Răng cối nhỏ : 8/32 = 1/4 ;
Răng hàm : 12/ 32 = 3/8 ;
Bài tập:
1. Viết các số đo thời gian sau đây với đơn vị là giờ (chú ý rút gọn nếu có thể):
a) 20 phút; b) 35 phút; c) 90 phút.
2. Đổi ra mét vuông (viết dưới dạng phân số tối giản) : 25dm2 , 36dm2,450cm2,575cm2.
3. Cho tập hợp A = (0 ; -3 ; 5}. Viết tập hợp B các phân số m/n. mà m, n ∈ A. (Nếu có hai
phân số bằng nhau thì chỉ cần viết một phần số).
4. Cho đoạn thẳng AB:

Hãy vẽ vào vở các đoạn thẳng CD, EF, GH, IK biết rằng :
CD = 3/4 AB; EF = 5/6 AB;
GH = 1/2 AB; . IK = 5/4 AB.

Dạng 3. Củng cố khái niệm hai phân số bằng nhau


Phương pháp giải :
- Sử dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau.
- Sử dụng tính chất cơ bản của phân số; quy tắc rút gọn phân số.
Ví dụ: Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau đây :
-9/33 ; 15/9 ; 3/-11 ; -12/19 ; 5/3 ; 60/-95.
Hướng dẫn
Trước hết, hãy rút gọn các phân số chưa tối giản.
Đáp số: -9/33 = 3/-11 ; 15/9 = 5/3 ; -12/19 = 60/-95
Bài tập:
1. Trong các phân số sau đây, tìm phân số không bằng phân số nào trong các phân số còn
lại: - 7/42; 12/18 ; 3/-18 ; -9/54 ; -10/-15 ; 14/20.
2. Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 130


2/3 = … / 60 ; 3/4 = … /60 ; 4/5 = …/60 ; 5/6 = …/60.
3. Tìm các số nguyên x và y , biết: 3/x = y/35 = -36/84.
4. Viết tất cả các phân số bằng 15/39 mà tử và mẫu là các số tự nhiên có hai chữ số.
Dạng 4: Tìm phân số tối giản trong các phân số cho trước
Phương pháp giải :
Để tìm phân số tối giản trong các phân số cho trước, ta tìm ƯCLN của các giá trị
tuyệt đối của tử và mẫu đối với từng phân số. Phân số nào có ƯCLN này là 1 thì đó là
phân số tối giản.
5
5 7
Ví dụ 1: Phân số 7 tối giản vì ƯCLN ( , ) = ƯCLN (5,7) =1.
Ví dụ 2: Trong các phân số sau đây, phân số nào là phân số tối giản ?
-5 / 36 ; 42/30 ; -18/43 ; 7/-118 ; 15/132
Giải
ƯCLN (|-5|; |36|) = ƯCLN(5 ; 36)=1 ;
ƯCLN(42 ; 30) = 6 ; ƯCLN (i|18|; |43|) = ƯCLN(8 ; 43)=1 ;
ƯCLN (|7|; |-118|) = ƯCLN(7; 118)=1 ; ƯCLN(15 ; 132) = 3.
Vậy các phân số tối giản là : -5/36 , -18/43 và 7/-118.

Dạng 5: Viết dạng tổng quát của tất cả các phân số bằng một phân số cho trước
Phương pháp giải :
Ta thực hiện hai bước :
m
- Rút gọn phân số đã cho đến tối giản, chẳng hạn được phân số tối giản ;
n
m.k
- Dạng tổng quát của các phân số phải tìm là (k   , k  0).
n.k
Ví dụ: Viết dạng tổng quát của các phân số bằng -21/39.
Giải
Rút gọn: -21/39 = -21: 3 / 39:3 = -7/13 ( tối giản).
Dạng tổng quát của các phân số phải tìm là -7k/13k (k ∈ Z , k ≠ 0).
Ví dụ cho k lần lượt nhận các giá trị từ 2 đến 7, ta có 6 phân số
bằng -21/39 là : -14/16 ; 21/39 ; -28/52 ; -35/65 ; -42/78 ; -49/91.

Dạng 6: Chứng minh một phân số là tối giản


Phương pháp giải :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 131


Để chứng minh một phân số là tối giản, ta chứng minh ƯCLN của tử và mẫu của
nó bằng 1 (trường hợp tử và mẫu là các số nguyên dương; nếu là số ngueyen âm thì ta xét
số đối của nó).
Ví dụ: Chứng minh phân số n / n+1 tối giản (n ∈ Z , n ≠ 0).
Giải
Gọi d là ước chung của n và n + 1 (d ∈ N).
Ta có n:d và (n + l) chia hết cho d . Suy ra : [(n + l)-n] chia hết cho d tức là 1 chia hết cho d .
Vậy d = 1.
Do đó phân số n/n+1 tối giản.

Luyện tập chung:


Bài 4.1. Rút gọn các phân số sau:

a) b) c)

d) e) g) h)
Bài 4.2. Rút gọn các phân số sau:

a) b) c) d)

e) g) h)
Bài 4.3.Rút gọn các phân số sau:

a) b) c)

d) e) g)
Bài 4.4.Rút gọn các phân số sau:

a) b) c)

d) e)
Bài 4.5.Rút gọn những phân số chưa tối giản trong các phân số sau:

a) b) c) d) e) g)
Bài 4.6.Đưa các phân số sau về dạng tối giản:

a) b) c)

d) e) g)
Bài 4.7.Rút gọn:

a) b) c)
Bài 4.8.Rút gọn:

a) b) c)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 132


Bài 4.9.Viết các số đo thời gian sau đây với đơn vị là giờ:
a) 18 phút b) 45 phút c) 80 phút
Bài 4.10.Cho tập hợp A = { -2 ; 0 ; 7 } . Viết tập hợp B cá phân số mà m, n ∈ A. ( Nếu có
hai phân số bằng nhau thì chỉ cần viết một phân số)
Bài 4.11.Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau đây:

; ; ; ; ; .
Bài 4.12.Trong các phân số sau đây, tìm các cặp phân số không bằng phân số nào trong các
phân số còn lại.

a) ; ; ; ; ; ;

b) ; ; ; ; ; ;
Bài 4.13.Điền số thích hợp vào chỗ trống:
-1/2 = …/18 ; -2/3 = …/18 ; -5/6 = …/18 ; -8/9 =…/18.
Bài 4.14.Tìm các số nguyên x và y biết: 7/x = y/27 = -42/54.
Bài 4.15.Viết tất cả các phân số bằng 20/48 mà tử và mẫu là các số tự nhiên có hai chữ số.
Bài 4.16.Viết tất cả các phân số bằng 65/85 mà tử và mẫu là các số tự nhiên có ba chữ số.
Bài 4.17.Trong các phân số sau đây, phân số nào là phân số tối giản : -16/25 ; 30/84 ; 91/112
;
-27/-25 ‘ -182/385?
Bài 4.18.Viết dạng tổng quát của các phân số bằng 42/119.
Bài 4.19.Chứng tỏ rằng mọi phân số có dạng n+1/2n+3 (n ∈ N) đều là phân số tối giản.
Bài 4.20. Chứng tỏ rằng mọi phân số có dạng 2n+3/3n+5 (n ∈ N) đều là phân số tối giản.

Bài 5. QUY ĐỒNG MẪU NHIỀU PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


Vì mọi phân số đều viết được dưới dạng phân số với mẫu dương nên ta có quy tắc :
Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau
Bước 1 : Tìm một bội chung của các mẫu (thương là BCNN) để làm mẫu chung.
Bước 2 : Tìm thừa sô” phụ (TSP) của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho tùng
mẫu).
Bước 3 : Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số số phụ tương ứng.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 133


Dạng 1: Quy đồng mẫu các phân số cho trước
Phương pháp giải :
Ap dụng quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương .
* Chú ý : Trước khi quy đồng cần viết các phân số dưới dạng phân số với mẫu dương. Nên
rút gọn các phân số trước khi thực hiện quy tắc .

Ví dụ: a) Quy đồng mẫu các phân số sau : ; ; .


b) Trong các phân số đã cho, phân số nào chưa tối giản ?
Từ nhận xét đó, ta có thể quy đồng mẫu các phân số này như thế nào ?
Giải
a) BCNN (16, 24,56) = 336 ; TSP : 21 ; 14 ; 6.
-3/16 = (-3).21/16.21 = -63/336 ;
5/24 = 5.14/24.14 = 70/336 ;
-21/56 = (-21).6/56.6 = -126/336.
b) Trong các phân số đã cho, phân số -21/56 chưa tối giản. Ta có thể
giải đơn giản hơn bằng cách rút gọn phân số trước khi quy đồng mẫu.

Bài tập:
1. Quy đồng mẫu các phân số sau :

a) và ; b) và ; c) và -6 d) và
e) và

f) ; và g) ; và
2. Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số:
-15/90 ; 120/600 ; -75/150.

Dạng 2: Bài toán đưa về việc quy đồng mẫu nhiều phân số
Phương pháp giải :
Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu của đề bài để đưa bài toán về việc quy đồng mẫu
các phân số .
Ví dụ: Hai phân số sau đây có bằng nhau không?
a) -5/14 và 30/-84 b) -6/102 và -9/153
Giải
a) Ta có: -5/14 = (-5).(-6)/14.(-6) = 30/-84. Vậy -5/14 = 30/-84.
b) -6/102 = (-6):6/102:6 = -1/17 ; -9/153 = (-9):9/153:9 = -1/17.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 134


Do đó: -6/102 = -9/153.
Luyện tập chung:
Bài 5.1. Quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.2. Quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.3.Quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.4.
Quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.5. Quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.6. Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số:
a) -51/136 ; -60/108; 26/-156 b) -165/270 ; -91/-156 ; -210/1134.
Bài 5.7. So sánh các phân số sau:
a) -4/17 và -24/102 b) -14/35 và -26/65
Bài 5.8.Viết các phân số sau đây dưới dạng phân số có mẫu là 24:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 135


Bài 5.9.Viết các số sau đây dưới dạng phân số có mẫu là 9:

Bài 5.10.Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.11*.Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số sau:

Bài 5.12.Quy đồng mẫu các phân số rồi nêu nhận xét:
a) 13/29 và 1313/2929 b) -3131/4343 và -31/43
Bài 5.13.Tìm phân số có mẫu bằng 9, biết rằng khi cộng tử với 10, nhân mẫu với 3 thì giá
trị của
phân số đó không thay đổi.
Bài 5.14. Tìm phân số có mẫu bằng -7, biết rằng khi nhân tử với 3 và cộng mẫu với 26 thì
giá trị của phân số đó không thay đổi.
Bài 5.15.Viết các phân số -5/12 và 7/-18 dưới dạng các phân số có:
a) mẫu là 36 b) mẫu là 180 c) tử là -105.

Bài 6. SO SÁNH PHÂN SỐ


TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. So sánh hai phân số cùng mẫu :
Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
2. So sánh hai phân số không cùng mẫu :
Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có
cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
3. Chú ý :
Khi so sánh các phân số, trước hết’ta phải viết mỗi phân số có mẫu âm thành
phân số bằng nó và có mẫu dương.
– Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. Phân số lớn hơn 0
gọi là phân số dương.
– Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. Phân số nhỏ hơn 0
gọi là phân số âm.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 136


Dạng 1: So sánh các phân số cùng mẫu
Phương pháp giải :
- Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.
-So sánh các tử của các phân số có cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì
lớn hơn .
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ trống :
a) -11/13 < …/13 < …/13 < …/13 < -7/13.
b) -1/3 < …/36 < …/18 < -1/4.
Giải
a) -11/13 < -10/13 < -9/13 < -8/13 < -7/13.
b) Quy đồng mẫu các phân số đã cho, ta có :
-12/36 < -11/36 < -10/36 < -9/36 => -1/3 < -11/36 < -5/18 < -1/4.
Bài tập: So sánh các phân số:
a) -1/3 và 2/-3 b) 2/-5 và 3/5 c) -3/7 và -4/-7.

Dạng 2: So sánh các phân số không cùng mẫu


Phương pháp giải :
- Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương
-Quy đồng mẫu các phân số có cùng mẫu dương
-So sánh tử của các phân số đã quy đồng
Ví dụ: a) Thời gian nào dài hơn : 2/3h hay 3/4 h?
b) Đoạn thẳng nào ngắn hơn: 7/10m hay 3/4m?
c) Khối lượng nào lớn hơn: 7/8kg hay 9/10kg ?
d) Vận tốc nào nhỏ hơn: 5/6km/h hay 7/9km/h?
Giải:
a) 2/3 = 8/12 , 3/4 = 9/12 , 8/12 < 9/12 nên 2/3 < 3/4 . Thời gian 3/4 h dài hơn 2/3h.
Trả lời:
b) 7/10m ngắn hơn 3/4m;
c) 9/10kg ngắn hơn 7/8kg;
d) 7/9 km/h nhỏ hơn 5/6 km/h.
Bài tập:
1. Lớp 6B có 77 số học sinh thích bóng bàn, 7/10 số học sinh thích bóng chuyền, 23/25 số
học sinh thích bóng đá. Môn bóng nào được nhiều bạn lớp 6B yêu thích nhất ?
2. Lưới nào sẫm nhất ?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 137


a) Đối với mỗi lưới ô vuông ở hình 7, hãy lập một phân số có tử là số ô đen, mẫu là tổng số
ô đen và trắng.
b) Sắp xếp các phân số này theo thứ tự tăng dần và cho biết lưới nào sẫm nhất (có tỉ số ô
đen so với tổng số ô là lớn nhất.
3. Đối với phân số ta cũng có:
nếu a/b > c/d và c/d > p/q thì a/b > p/q.
Dựa vào tính chất này, hãy so sánh:
a) 6/7 và 11/10 b) -5/17 và 2/7 c) 419/-723 và -679/-313
4. Cho hai phân số 4 và 4 (a, b, c, d ∈ Z , b > 0, d > 0). Chứng tỏ rằng :
a) Nếu a/b < c/d thì ad < bc và ngược lại.
b) Nếu a/b > c/d thì ad > bc và ngược lại.

Luyện tập chung:


Bài 6.1: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

Bài 6.2: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự giảm dần:

Bài 6.3: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

Bài 6.4: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

Bài 6.5

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 138


Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự giảm dần:

Bài 6.6
a) Điền số thích hợp vào chỗ trống:

b) Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:

Bài 6.7 Viết các phân số dương nhỏ hơn hoặc bằng 1 mà có mẫu là 7. Sắp xếp các phân số
đó theo thứ tự tăng dần.
Bài 6.8 Viết các phân số dương có mẫu là 7 sao cho các phân số này lớn hơn 1 và nhỏ hơn
2. Sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần.
Bài 6.9 a) Phần tô màu trong mỗi hình vẽ dưới đây chiếm mấy phần của diện tích hình
vuông?

b) Sắp xếp các hình vuông theo thứ tự tăng dần của diện tích phần tô màu ở mỗi hình.
Bài 6.10 : Tìm số nguyên dương x sao cho:

Bài 6.11: Tìm số nguyên dương y sao cho:

Bài 6.12: Tìm phân số lớn nhất thỏa mãn điều kiện nhỏ hơn 1 và có tử và mẫu là các số có
một chữ số.
Bài 6.13: Viết tất cả các phân số dương nhỏ hơn 1 mà tổng của tử và mẫu của mỗi phân số
bằng 11. Sắp xếp các phân số này theo thứ tự tăng dần.
Bài 6.14. Viết tất cả các phân số bằng -35/28 mà mẫu của chúng lớn hơn 1 và nhỏ hơn 19.
Bài 6.15:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 139


a) Sắp xếp các phân số 1/2 , 1/3 , 13/30 theo thứ tự tăng dần.
b) Sắp xếp các phân số 1/-2 , -1/3 , -13/30 theo thứ tự tăng dần.
c) Biết 2/3 < 3/4 , hãy so sánh -2/3 và -3/4.
d) Biết 3/4 < -4/5 , hãy so sánh 3/4 và 4/5.
Bài 6.16: So sánh các phân số:
a) 5/3 và 3/7 b) 13/-27 và 39/-37 c) -3/4 và -3/7 d) -2/-3 và -2/-5
Có thể rút ra nhận xét gì khi so sánh hai phân số có cùng tử?
Bài 6.17: So sánh các phân số:
a) 4/5 và 3/7 b) 11/15 và 12/16 c) -3/7 và -4/9 d) -5/8 và 4/-7
Bài 6.18: So sánh các phân số:
a) 23/21 và 21/23 b) 311/256 và 199/203 c) -15/-17 và 16/-19 d) 19/26 và
21/25.
Bài 6.19: Sắp xếp các phân số sau đây theo thứ tự tăng dần:

Bài 6.20: So sánh các phân số:

Bài 6.21
a) Cho phân số a/b ( a, b ∈ N và b ≠ 0) . Biết rằng a/b < 1. Hỏi phân số thay đổi thay đổi thế
nào nếu ta cộng cùng một số nguyên dương vào cả tử và mẫu?
b) Áp dụng kết quả trên để so sánh: 39/47 và 43/51.
Bài 6.22: Sắp xếp các phân số sau đây theo thứ tự giảm dần:

Bài 6.23: So sánh:

Bài 6.24: So sánh:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 140


Bài 6.25:
a c
Cho hai phân số a/b và c/d (a, b,c, d là các số nguyên dương). Chứng minh rằng nếu 
b d
b c
thì 
a d
a c
Bài 6.26: Cho a, b, c , d là các số nguyên (b> 0, d>0 ) .Chứng minh nếu  thì
b d
a ac a
 
b bd d
Bài 6.27 : Dựa vào bài 6.26 , hãy tìm năm phân số lớn hơn -1 và nhỏ hơn 0.

Bài 7: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Cộng hai phân số cùng mẫu:
Quy tắc : Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử lại với nhau và giữ
a b ab
nguyên mẫu:  
m m m
2. Cộng hai phân số không cùng mẫu :
Quy tắc : Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có
cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung.

Dạng 1: Cộng hai phân số


Phương pháp giải:
-Áp dụng quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu ,quy tác cộng hai phân số không
cùng mẫu .
-Nên rút gọn phân số (nếu có phân chưa tối giản ) trước khi cộng .chú ý rút gọn kết
quả (nếu có thể ).

Ví dụ: a) + b) +
Giải

a) + = + = = = ;

b) + = = = ;
Bài tập: Tính các tổng dưới đây sau khi đã rút gọn phân số:

a) + b) +

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 141


Dạng 2: Điền dấu thích hợp( <,>,= ) vào ô vuông
Phương pháp giải:
Thực hiện phép cộng phân số rồi tiến hành so sánh.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( > < =) vào chỗ trống:
a) -4/7 + 3/-7 … -1 b) -15/12 + -3/22 … -8/11
Giải
a) -4/7 + 3/-7 = -4/7 + -3/7 = -7/7 =-1. Vậy -4/7 + 3/-7 = 1.
b) -15/22 + -3/22 = -18/22 = -9/11< =8/11 . Vậy -15/22 + -3/22 < -8/11.

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức có chứa phép phép cộng phân số.
Phương pháp giải :
Thực hiện phép cộng phân số rồi suy ra số phải tìm.

Ví dụ: a) x = + b) = +
Giải

a) x = + = + = = . Vậy x = .

b) = + = + = = = . Vậy x = 1.

Dạng 4: So sánh phân số bằng cách sử dụng phép cộng phân số thích hợp .
Phương pháp giải :
Trong một số trường hợp để so sánh hai phân số ,ta có thể cộng chúng với hai phân
số thích hợp có cùng tử. So sánh hai phân này sẽ giúp ta so sánh được hai phân số đã cho .
Khi so sánh hai phân số cùng tử cần chú ý :
-Trong hai phân số có cùng tử dươn , phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số nào
nhỏ hơn ;
-Trong hai phân số có cùng tử âm, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn
Ví dụ: So sánh các phân số sau:

a) và b) và
Giải
a) Ta có nhận xét:

+ = = -1 (1)

+ = = -1 (2)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 142


> (3)

Từ 1, 2, 3 suy ra : < .
b) Ta có nhận xét:

+ = = -1 (1)

+ = = -1 (2)

<

Từ 1, 2, 3 suy ra : >
Luyện tập chung:
Bài 7.1:Tính:

Bài 7.2:Tính:

Bài 7.3: Tính:

Bài 7.4: Tính các tổng sau đây ( trước hết hãy rút gọn phân số):

Bài 7.5 :Cộng các phân số ( rút gọn kết quả nếu có thể):

Bài 7.6 :Tính tổng :

Từ đó có thể suy ra ngay kết quả các phép cộng sau không?? Tại sao?

Bài 7.7:Điền dấu thích hợp ( > < = ) vào chỗ trống:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 143


Bài 7.8:Điền dấu thích hợp ( > < = ) vào chỗ trống:

Bài 7.9: Tìm x biết:

Bài 7.10: Cho :

Hỏi giá trị của x là số nào trong các số sau:

Bài 7.11: So sánh các phân số sau:

Bài 7.12 : So sánh các phân số sau:

Bài 7.13: Viết phân số 3/4 thành tổng của hai phân số có tử là 1.
Bài 7.14: Viết phân số -7/12 thành tổng của hai phân số có tử là -1.
Bài 7.15: Viết các phân số sau đây thành tổng của một số nguyên và một phân số:

Bài 7.16: Viết các tổng sau đây dưới dạng phân số:

Bài 7.17: Trong vở bạn An có làm bài như sau:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 144


Bạn An làm đúng hay sai?
Bài 7.18: Đây là ba phân số đầu tiên của một dãy các phân số: 9/64; 7/64; 5/64…trong đó kể
từ phân số thứ hai, mỗi phân số đều bằng phân số đứng ngay trước nó cộng với -1/32. Hãy
viết phân số thứ tư, thứ tám và thứ mười của dãy.
Bài 7.19: Nhẩm nhanh để điền số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 7.20*: Xét hai phân số tối giản a/b và a’/b’ (a,b , a’, b’ là các số nguyên dương). Chứng
minh rằng nếu tổng của hai phân số này là một số nguyên thì các mẫu của chúng bằng
nhau.

Bài 8. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT:


Tương tự phép cộng số nguyên, phép cộng số có các tính chất cơ bản sau:
a, Tính chất giao hoán:

b, Tính chất kết hợp:

c, Cộng với số 0:

Do các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều phân số, ta có
thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào sao cho việc tính toán được
thuận tiện.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 145


Dạng1 : Áp dụng các tính chất của phép cộng
để tính nhanh tổng của nhiều phân số
Phương pháp giải:
Để tính một cách nhanh chóng các cho trước, ta thường căn cứ vào đặc điểm của
các số hạng để áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng một cách hợp lí.
Ví dụ:
Tính nhanh:

Bài tập:
1. Điền số thích hợp vào ô trống. Chú ý rút gọn kết quả ( nếu có thể):

2.

Dạng 2: Cộng nhiều phân số


Phương pháp giải:
Nhờ tính chất kết hợp ,ta có thể mở rộng quy tắc cộng hai phân số để cộng từ ba
phân số trở lên.
Ví dụ: Tìm năm cách chọn ba trong bảy số sau đây để khi cộng lại được tổng là 0: -1/6 ; -
1/3 ; -1/2 ; 0 ; 1/2 ; 1/3 ; 1/6.
Trả lời:
Ngoài cách chọn đã nêu trong sách, bốn cách chọn còn lại là:
-1/6 + 0 +1/6 = 0;

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 146


-1/2 + 0 -1/2 = 0;
1/2 + -1/3 + -1/6 = 0;
-1/3 + 0 -1/3 = 0;
-1/2 + 1/3 + 1/6 = 0.

Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng cộng hai phân số


Phương pháp giải :
Các bài tập dạng này được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau song đều đòi
hỏi phải kĩ năng cộng phân số thành thạo, có khi còn nhẩm để dự đoán số hạng còn thiếu
trong phép cộng ,hoặc pháp hiện chỗ sai khi làm tính .
Ví dụ: Điền số thích hợp vào ô trống ở bảng dưới:

Bài tập:
1. Điền số thích hợp vào ô trống ở bảng dưới:

2. “Xây tường”. Em hãy ” xây bức tường” ở hình 9 này bằng cách điền các phân số thích
hợp vào các viên gạch theo quy tắc sau : a = B + c ( Hình 10).

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 147


Luyện tập chung:
Bài 8.1: Tính nhanh:

Bài 8.2: Tính nhanh:

Bài 8.3: Tính nhanh:

Bài 8.4: Điền số thích hợp vào ô vuông. Chú ý rút gọn (nếu có thể)

Bài 8.5: Làm tính cộng:

Bài 8.6: Làm tính cộng:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 148


Bài 8.7: Làm tính cộng:

Bài 8.8: Hai tổ công nhân tham gia sửa đường. Nếu làm riêng thì tổ I sửa xong một đoạn
đường trong 4 giờ, tổ II sửa xong đoạn đường đó trong 6 giờ. Nếu cả hai tổ cùng làm thì
trong 1 giờ sẽ sửa được mấy phần đoạn đường đó.
Bài 8.9: Ba người cùng làm một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 5 giờ,
người thứ hai 4 giờ và người thứ ba 6 giờ. Nếu làm chung thì mỗi giờ cả ba người làm
được mấy phần công việc ?
Bài 8.10
a) Điền các số nguyên thích hợp vào ô vuông:

b) Tìm tập hợp các số x ∈ Z, biết rằng:

Bài 8.11: Viết phân số -4/5 dưới dạng tổng của ba phân số có tử bằng -1 và mẫu khác nhau
.
(Tìm hai cách viết khác nhau).
Bài 8.12: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 8.13: Điền số thích hợp vào ô trống:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 149


Bài 8.14: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 8.15: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 8.16: Chứng tỏ rằng tổng của ba phân số sau đây nhỏ hơn 2:

Bài 8.17: Chứng tỏ rằng tổng của các phân số sau đây lớn hơn 1/2:

Bài 8.18*: Cho tổng:

Chứng tỏ rằng C > 1.


Bài 8.19*: Cho tổng:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 150


Chứng tỏ rằng D < 2.
Bài 8.20*: Cho a, b, c, d là các số nguyên dương. Chứng tỏ rằng:

Bài 9. PHÉP TRỪ PHÂN SỐ


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Số đối :
Định nghĩa: Hai số gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0 .
Kí hiệu số đối của phân số a/ b là -a/b , ta có :

2. Phép trừ phân số:


Quy tắc : Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ.

Nhận xét : Phép trừ (phân số) là phép toán ngược của phép cộng (phân số).

Dạng 1: Tìm số đối của một số cho trước .


Phương pháp giải :
Để tìm số đối của một số khác 0 ,ta chỉ cần đổi dấu của nó .
a a a
Chú ý:    số đối của số 0 là 0.
b b b
Ví dụ: Tìm số đối của các số sau:
2/3 ; -7 ; -3/5 ; 4/-7 ; 6/11 ; 0 ; 112.
Trả lời
Các số phải tìm theo thứ tự là:
-2/3 ; 7 ; 3/5 ; 4/7 ; -6/11 ; 0 ; -112.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 151


Dạng 2: Trừ một phân số cho một phân số
Phương pháp giải :
a c a  c
Áp dụng quy tắc thực hiện phép trừ phân số :      .
b d b  d
Ví dụ:

Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, một hiệu
Phương pháp giải :
Chú ý quan hệ giữa các số hạng trong một tổng ,một hiệu
- Một số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia ;
- Số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ ;
- Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu .
Ví dụ:

Bài tập:
1. Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 152


a) 1/2 + … = -2/3 b) -1/4 + … = 2/5
c) 1/4 – … = 1/20 d) -8/13 – … = 0.
2. Hoàn thành phép tính:
a) 7/9 – …/3 = 1/9 b) 1/… – -2/15 = 7/15
c) -11/14 – -4/… = -3/14 d) …/21 – 2/3 = 5/21

Dạng 4: Bài toán dẫn đến phép cộng phép trừ phân số
Phương pháp giải :
Căn cứ vào đề bài, lập các phép cộng, phép trừ phân số thích hợp .
Ví dụ: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 3/4 km, chiều rộng là 5/8 km.
a) Tính nửa chu vi của khu đất ( bằng ki-lô-mét).
b) Chiều dài hơn chiều rộng bao nhiêu ki-lô-mét?
Giải
a) Nửa chu vi của khu đất là:
3/4 + 5/8 = 11/8 (km)
b) Chiều dài hơn chiều rộng là:
3/4 – 5/8 = 1/8 (km)
Bài tập:
Buổi tối (từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút). Bình định dành 1/4 giờ để rửa bát, 1/6 giờ để
quét nhà và 1 giờ để làm bài tập. Thời gian còn lại, Bình định dành để xem chương trình
phimtruyện truyền hình kéo dài trong 45 phút. Hỏi Bình có đủ thời gian để xem hết phim
không ?

Dạng 5: Thực hiện một dãy tính cộng và tính trừ phân số
Phương pháp giải :
Thực hiện các bước sau :
-Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương ;
- Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối ;
- Quy đồng mẫu các phân số rồi thực hiện cộng các tư ;
- Rút gọn kết quả.
Tùy theo đặc điểm của các phân số, có thể áp dụng các tính chất của phép cộng phân
số để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi.
Ví dụ:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 153


Luyện tập chung:
Bài 9.1: Tìm số đối của các phân số:
3/5 ; -4 ; -2/7 ; 3/-10 ; -5/-13 ; 0 ; 16.
Bài 9.2: Tìm số đối của các tổng sau:
a) 3/5 + -1/3 b) -2/13 + -11/26 c) -2 + -5/8
Bài 9.3: Tìm số đối của các tổng sau:
a) 2 + -3/4 b) 13/3 +5 /3 c) -1/3 + 7/3 d) -7/2 + -3/4
Bài 9.4: Cho các số: 1/5 ; -4 ; -3/7 và 2/3 . Tìm tổng các số đối của bốn số trên.
Bài 9.5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 9.6: Tính:


a) 17/12 – 2/12 b) 17/5 – 3/5 c) 45/6 – 27/6
d) 3/4 – 5/8 e) 4/9 – 5/18 g) 13/20 – 2/5
Bài 9.7: Tính:
a) 5/77 – -4/7 b) 5/10 – 1/2 c) 4/33 – 6/-11

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 154


d) 2/3 – -5/6 e) 25/7 – 61/21 g) 5/6 – -1/3
Bài 9.8: Tính:
a) 1 -3/4 b) 3 – 2/3 c) 2 – -4/5
d) 5 – 4/3 e) 6 – 3/20 g) 2/15 – -2/3
Bài 9.9: Tính nhẩm:
a) 1 – 1/3 b) 3/4 – -1/4 c) 3/2 – 1
d) 6/5 – 1/5 e) 24/100 – -26/100 g) 3/4 -1
Bài 9.10: Tìm x, biết:
a) x – 5/7 = 1/9 b) -3/7 – x = 4/5 + -2/3
c) x – 1/5 = 1/10 d) -2/15 – x = -3/10
Bài 9.11: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 7/12 – -5/12 = … b) … – -4/5 = -3/5
c) 9/10 – … = -3/10 d) … – 7/13 = -15/13
Bài 9.12: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 7/4 – … = -7/8 b) … – 5/2 = -3/4
c) 11/5 – -3/20 d) 1/6 – … = -1/42
Bài 9.13: Hoàn thành phép tính:
a) 2/5 + …/10 = 7/10 b) 5/… + 4/3 = 17/9
c) 11/12 + 5/… = 31/12 d) …/3 + 13/18 = 19/18
Bài 9.14: Hoàn thành phép tính:
a) -7/9 – …/3 = -1/9 b) 2/… – 2/15 = -8/15
c) -9/14 – 2/… = -5/14 d) …/21 -1/3 = -1/7
Bài 9.15: Hai vòi nước cùng chảy vào một cái bể không có nước. Trong một giờ vòi thứ
nhất chảy vào được 1/3 bể, vòi thứ hai chảy vào được 2/5 bể. Hỏi vòi nào chảy nhanh hơn
và trong một giờ cả hai vòi chảy được bao nhiêu phần bể.
Bài 9.16: Một kho chứa 15/2 tấn thóc. Người ta lấy ra lần thứ nhất 11/4 tấn, lần thứ hai 27/8
tấn thóc. Hỏi trong kho còn bao nhiêu tấn thóc?
Bài 9.17: Tính:
a) 10/17 – 5/13 – -7/17 – 8/13 + 11/25 b) -10/3 + 13/10 – 1/6 + 7/10
Bài 9.18: Tính:
a) 6/14 – -18/36 – 5/15 b) -36/45 – 25/100 – 22/33
Bài 9.19
a) Tính: 1/3 – 1/4 , 1/4 – 1/5 , 1/5 – 1/6 , 1/6 – 1/7 , 1/7 – 1/8
b) Sử dụng kết quả ở câu a) để tính nhanh tổng sau:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 155


S = 1/12 + 1/20 + 1/30 + 1/42 + 1/56
Bài 9.20
a) Tính: 1/3 -1/5 , 1/5 – 1/7 , 1/7 – 1/9 , 1/9 – 1/11 , 1/11 – 1/13
b) Sử dụng kết quả ở câu a) để tính nhanh tổng sau:
S = 2/15 + 2/35 + 2/63 + 2/99 + 2/143.
Bài 9.21: Tính nhanh:
S = 3/1.4 + 3/4.7 + 3/7.11 + 3/11.14 + 3/14.17
Bài 9.22*: Chứng tỏ rằng: 1/1.2 + 1/2.3 + 1/3.4 + … + 1/49.50 < 1.
Bài 9.23*: Chứng tỏ rằng : 1/22 + 1/32 + 1/42 + … + 1/502 < 1.

Bài 10. PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Quy tắc : Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
a/b . c/d = ac/bd
2. Nhận xét: Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số
nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.
a.(b/c) = (a.b)/c

Dạng 1: Thực hiện phép nhân phân số


Phương pháp giải :
Áp dụng quy tắc nhân phân số .nên rút gọn (nếu có thể ) trước và sau khi làm tính
nhân
Ví dụ: Nhân các phân số sau đây ( chú ý rút gọn nếu có thể):
a) -1/4 . 1/3 b) -25.5/-9 c) -3/4 . 16/17
Giải
a) -1/4 . 1/3 = (-1).1/4.3 = -1/12
b) -25.5/-9 = (-2).5/5.(-9) = (-2).1/1.(-9) = -2/-9 = 2/9
c) -3/4 . 16/17 = (-3).16/4.17 = (-3).4/1.17 = -12/17

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 156


Dạng 2:
Viết một phân số dưới dạng tích của hai phân số
thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải :
-Viết các số nguyên ở tử và ở mẫu dưới dạng tích của hai số nguyên ;
- Lập các phân số có tử và mẫu chọn trong các số nguyên đó sao cho chúng thỏa
mãn điều kiện cho trước .
Ví dụ: Phân số 6/35 có tể viết dưới dạng tích của hai phân số có tử và mẫu là các số
nguyên dương có một chữ số.
Chẳng hạn: 6/35 = 2/5 . 3/7
Giải
Ta viết : 6/35 = 2.3 / 5.7 = 1.6 / 5.7. Từ đó, ngoài cách viết đã nêu, ta còn ba cách viết khác:
6/35 = 2/7 . 3/5 ; 5/35 = 1/5 . 6/7 ; 6/35 = 6/5 . 1/7

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức


có chứa phép nhân phân số .
Phương pháp giải :
-Thực hiện phép nhân số
-Vận dụng quan hệ giữa các số hạng với tổng hoặc hiệu trong phép cộng, phép
trừ .
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x – 1/4 = 5/8 . 2/3 b) x/126 = -5/9. 4/7
Giải

a) x – 1/4 = 5/8 . 2/3 b) x/126 = -5/9. 4/7


x – 1/4 = 5.2/8.3 x/126 = (-5).4/9.7
x – 1/4 = 5/12 x/126 = -20/63
x = 5/12 + 1/4 x/126 = -40/126
x = 8/12 = 2/3. x = -40.

Dạng 4: So sánh giá trị hai biểu thức


Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính ( cộng ,trừ ,nhân phân số )để tính giá trị hai biểu thức rồi so
sánh hai kết quả thu được .
Ví dụ: So sánh:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 157


A = 7/3 . -5/14 và B = -1/2 . 15/9
Giải
A = 7/3 . -5/14 = 7.(-5)/3.14 = 1.(-5)/3.2 = -5/6
B = -1/2 . 15/9 = (-1).5/2.3 = -5/6

Luyện tập chung:


Bài 10.1: Nhân các phân số ( chú ý rút gọn nếu có thể):

Bài 10.2: Làm tính nhân

Bài 10.3: Làm tính nhân

Bài 10.4: Tính nhẩm

Bài 10.5: Viết phân số 8/21 dưới dạng tích phân có tử và mẫu là các số nguyên dương có
một chữ số.
Bài 10.6: Viết phân số 420/221 dưới dạng tích phân của hai phân số có tử và mẫu là các số
nguyên dương có hai chữ số.
Bài 10.7: Tìm x , biết:

Bài 10.8” Tìm x, biết:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 158


Bài 10.9: So sánh:

Bài 10.10
So sánh:

Bài 11. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Các tính chất:
a) Tính chất giao hoán:

b) Tính chất kết hợp:

c) Nhân với số 1 :

d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

2. Áp dụng : Do các tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân, khi nhân nhiều phân
số, ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào sao cho việc tính toán
được thuận tiện.

Dạng 1: Thực hiện phép nhân phân số


Phương pháp giải :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 159


- Ap dụng quy tắc phép nhân phân số ;
- Vận dụng tính chất cơ bản của phép nhân phân số khi có thể .
a a a
* Chú ý: .1  ; .0  0
b b b
Ví dụ: Điền các số thích hợp vào bảng sau:

Bài tập: Hoàn thành bảng nhân sau ( chú ý rút gọn kết quả nếu có thể ):

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức


Phương pháp giải :
- Chú ý thực hiện các phép tính :
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc ;
Lũy thừa  nhân  cộng và trừ .
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc :
( )  [ ]  { }.
- Áp dụng các tính chất cơ bản của phân số khi có thể .
Ví dụ: Tính giá trị các biểu thức sau một cách hợp lý

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 160


Bài tập: Tính:
a) 5 . -3/10 b) 2/7 + 5/7.14/25
c) 1/3 – 5/4 . 4/15 d) ( 3/4 + -7/2).(2/11 + 12/22)

Dạng 3: Bài toán dẫn đến phép nhân phân số


Phương pháp giải :
Căn cứ vào đề bài, lập phép nhân phân số thích hợp
Ví dụ: Tính diện tích và chu vi một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 1/4 km và chiều
rộng 1/8 km .
Giải:
Diện tích khu đất là:
1/4 . 1/8 = 1/32 (km2)
Chu vi khu đất là:
2. ( 1/4 + 1/8) = 2. 3/8 = 3/4 (km)

Bài tập:
1. Một con ong và bạn Dũng cùng xuất phát từ A để đến B. Biết rằng mỗi giây ong bay
được 5m và mỗi giờ Dũng đạp xe đi được 12km. Hỏi con ong hay bạn Dũng đến B trước?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 161


2. Lúc 6 giờ 50 phút Việt đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/h. Lúc 7 giờ 10 phút bạn
Nam đi xe đạp từ B để đến A với vận tốc 12km/h. Hai bạn gặp nhau ở C lúc 7 giờ 30 phút.
Tính quãng đường AB.
Luyện tập chung:
Bài 11.1: Điền các số thích hợp vào bảng sau:

Bài 11.2: Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút gọn nếu có thể):

Bài 11.3: Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút gọn nếu có thể):

Bài 11.4: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 11.5: Tìm tên một thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội.


Em hãy tính các tích sau rồi viết chữ tương ứng với đáp số đúng vào các ô trống.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 162


Khi đó em sẽ biết được tên một cảnh đẹp nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.
N. 6/13 . 39/4.(-5) I. 3/5 . 5/2 . 4/9 O. -7/12 . 6/11 . 5/14
M. 5/9 .0. -4/17 K.19/6 . -78/7 . -14/13 Ồ. -25/18 . 4/5 . -1/2
À. -38/45 . 5/8 . -16/19 Ê. 8/7. -4/21 . 49/2 H. 1/4 . -8/9 . 3/5

Bài 11.6: Tính giá trị của biểu thức sau theo nhiều cách khác nhau:

Bài 11.7: Tính nhanh giá trị biểu thức sau:

Bài 11.8: Tính nhanh:

Bài 11.9: Áp dụng các tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh:

Bài 11.10: Tính nhanh:

Bài 11.11: Tính:

Bài 11.12: Tính:

Bài 11.13: Tính chu vi và diện tích của một hình vuông có cạnh 3/8dm.
Bài 11.14: Tính diện tích của một tam giác có một cạnh 9/10 cm và đường cao tương ứng
với cạnh đó là 5/12 cm.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 163


Bài 11.15: Tính tích:

Bài 11.16: Chứng tỏ rằng:

Bài 11.17: Chứng tỏ rằng:

Bài 11.18: Tính tích:

Bài 11.19: Tính tích:

Bài 11.20*: Tính nhanh:

Bài 11.21: Tính tích:

Bài 12. PHÉP CHIA PHÂN SỐ


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Số nghịch đảo:
Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.
2. Phép chia phân số:
Quy tắc: Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, at nhân số bị
chia với số nghịch đảo của số chia.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 164


Nhận xét: Muốn chia một phân số cho một số nguyên ( khác 0) , ta giữ nguyên tử
của phân số và nhân mẫu với số nguyên.

Dạng 1: Tìm số nghịch đảo của một số cho trước


Phương pháp giải:
a
- Viết số cho trước dưới dạng ( a,b  Z, a  0,b  0 ).
b
a b
- Số nghịch đảo của la .
b a
- Số 0 không có số nghịch đảo .
1
-Số nghịch đảo của số nguyên a (a  0) là .
a
Ví dụ :

Bài tập: Tìm số nghịch đảo của:


a)Tổng 3/4 + 2/3 ; b) Hiệu 1/4 – 3/5 c) Tích 1/2 . -13/4
Giải
Ta có 3/4 + 2/3 = 17/12 nên số nghịch đảo của tổng 3/4 + 2/3 là 12/17.
Ta có 1/4 – 3/5 = -7/20 nên số nghịch đảo của hiệu 1/4 – 3/5 là 20/-7 = -(20/7)
Ta có 1/2 . -13/4 = -13/8 nên số nghịch đảo của tích 1.2. -13/4 là 8/-13 = -(8/13)

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 165


Dạng 2: Thực hiện phép chia phân số
Phương pháp giải:
-Áp dụng quy tắc chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số
-Khi chia một phân số cho một số nguyên ( khác 0), ta giử nguyên tử số của phân số
và nhân mẫu với số nguyên .
Ví dụ :

Giải:

Bài tập:
1. a) Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

b) So sánh số chia với 1 trong mỗi trường hợp.


c) So sánh giá trị tìm được với số bị chia rồi rút ra kết luận.
2. Thực hiện phép chia:

Dạng 3:
Viết một phân số dưới dạng thương
của hai phân số thỏa mãn điện kiện cho trước
Phương pháp giải:
- Viết các số nguyên ở tử và mẫu dưới dạng tích của hai số nguyên.
- Lập các phân số có tử và mẫu chọn trong các số nguyên đó sao cho chúng thỏa
mãn điều kiện cho trước ;
- Chuyển phép nhân phân số thành phép chia cho số nghịch đảo.
Ví dụ : Phân số 6/35 có thể viết dưới dạng thương của hai phân số có tử và mẫu là các số
nguyên dương có một chữ số.
Chẳng hạn: 6/35 = 2/5 . 3/7 = 2/5 : 7/3. Em hãy tìm ít nhất một cách viết khác.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 166


Giải:
Ta có 6/35= 1.6/5.7 = 2.3/5.7. Từ nhận xét này, ta có thể tìm được các cách viết sau :

Dạng 4: Tìm số chưa biết trong một tích, một thương


Phương pháp giải :
Cần xác định quan hệ giữa các số trong phép nhân, phép chia :
- Muốn tìm một trong hai thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia;
- Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia ;
- Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương .
Ví dụ : Tìm x, biết :

Dạng 5: Bài toán dẫn đến phép chia phân số


Phương pháp giải :
Căn cứ vào đề bài, ta lập phép chia phân số, từ đó hoàn thành lời giải của bài toán.
Ví dụ : Một tấm bìa hình chữ nhật có diện tích là 2/7 m2, chiều dài là 2/3 m. Tính chu vi
của tấm bìa đó.
Giải
Chiều rộng của tấm bìa là: 2/7 : 2/3 = 3/7 (m)
Chu vi của tấm bìa là : 2.(2/3 + 3/7) = 46/21 (m)
Đáp số : 46/21 m.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 167


Bài tập:
1. Người ta đóng 225 lít nước khóng vào loại chia ¾ lít. Hỏi đóng được tất cả bao nhiêu
chai ?
2. Minh đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 10km/h. Khi về, Minh đạp xe với vận tốc
12km/h. Tính thời gian Minh đi từ trường về nhà.

Dạng 6: Tính giá trị của biểu thức


Phương pháp giải :
Cần chú ý thứ tự thực hiện các phép tính : Lũy thừa rồi đến nhân, chia, cộng, trừ.
Nếu có dấu ngoặc, ta thường làm phép tính trong ngoặc trước .
Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho thừa số thứ nhất rồi lấy kết
quả đó chia tiếp cho thừa số thứ hai : a: ( b.c) = (a:b) :c
Ví dụ :

Luyện tập chung:


Bài 12.1: Tìm số nghịch đảo của các số sau :

Bài 12.2: Tính giá trị của a, b, c , d rồi tìm số nghịch đảo của chúng :

Bài 12.3: Tìm các cặp số nghịch đảo của nhau trong các cặp số sau :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 168


a) 0,2 và 5 b) 0,4 và 4
c) 1/3 và 3,1 d) 8/3 và 0,375
Bài 12.4: Tìm x, biết:
a)2/3 . x = 1; b) -5/4 . x =1;
Bài 12.5: Tính tích sau rồi tìm số nghịch đảo của kết quả :

Bài 12.6*: Viết số nghịch đảo của -3 dưới dạng tổng các nghịch đảo của ba số nguyên khác
nhau.
Bài 12.7*: Cho phân số a/b . (a, b Z, a> 0, b>0, a<b). Chứng minh rằng a/b + b/a > 2.
Bài 12.8: Điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ trống:
Giả sử số 0 có số nghịch đảo là x. Như vậy, ta phải có 0.x = …. Nhưng tích 0.x luôn luôn
bằng … với x là bất kì số nào, tức là 0.x không thể bằng … . Vì vậy, số 0 … .
Bài 12.9: Tính:

Bài 12.10: Tính:

Bài 12.11: Viết phân số 8/21 dưới dạng thương của hai phân số có tử và mẫu là các số
nguyên dương có một chữ số.
Bài 12.12*: Viết phân số 420/221 dưới dạng thương của hai phân số có tử và mẫu là các số
nguyên dương có một chữ số.
Bài 12.13Tìm x, biết:

Bài 12.14Tìm x, biết :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 169


Bài 12.15: Điền số thích hợp vào ô trống :

Bài 12.16
Điền số thích hợp vào ô trống :

Bài 12.17
Bạn Hùng đi xe đạp đi được 4km trong 2/5 giờ . Hỏi trong 1 giờ, bạn Hùng đi được bao
nhiêu ki-lo-mét ?
Bài 12.18
Một người đi xe máy, đi đoạn đường AB với vận tốc 40km/h hết 4/5 giờ. Lúc về, người đó
đi với vận tốc 45km/h. Tính thời gian đi từ B đến A.
Bài 12.19Tính giá trị biểu thức:

Bài 12.20 Tính nhanh giá trị biểu thức :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 170


Bài 13. HỖN SỐ. SỐ THẬP PHÂN. PHẦN TRĂM

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Hỗn số:
– Nếu phân số dương lớn hơn 1, ta có thể viết nó dưới dạng hỗn số bằng cách : chia
tử cho mẫu, thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, số dư là tử của phân số kèm
theo, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.
– Muốn viết một hỗn số dương dưới dạng một phân số, ta nhân phần số nguyên
với mẫu rồi cộng với tử, kết quả tìm được là tử của phân số, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.
Khi viết một phân số âm dưới dạng hỗn số, ta chỉ cần viết số đối của nó dưới dạng
hỗn số rồi đặt dấu trước kết quả nhận được. Cũng vậy, khi viết một hỗn số âm dưới dạng
phân số, ta chỉ cần viết số đối của nó dưới dạng phân số rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận
được.
2. Số thập phân :
Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
Số thập phân gồm hai phần :
+ Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy ;
+ Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
Số chữ số của phần thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
3.Phần trăm :
Những phân số có mẫu là 100 còn được viết dưới dạng phần trăm với kí hiệu %.
Ví dụ: 3/100 = 3%.

Dạng 1: Viết phân số dưới dạng hỗn số và ngược lại


Phương pháp giải :
Áp dụng quy tắc viết phân số dưới dạng hỗn số và quy tắc viết hỗn số dưới dạng
phân số
Ví dụ: Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 171


Bài tập:
1. Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số :

2. So sánh các phân số : 22/7 và 34/11

Dạng 2:
Viết các số đã cho dưới dạng phân số thập phân.
Số thập phân, phần trăm và ngược lại.
Phương pháp giải :
Khi viết cần lưu ý : Số chữ số của phần thập phân phải đúng bằng số 0 ở mẫu của
phân số thập phân.
Ví dụ: Đổi ra mét (viết kết quả dưới dạng phân số thập phân rồi dưới dạng số thập phân):
3dm , 85cm , 52mm.
Giải
Vì 1dm = 1/10m ; 1cm = 1/100m ; 1mm = 1/1000m nên ta có :
3dm = 3/10 m = 0,3 m ; 85cm = 85m = 0,85m ;
52mm = 52/1000 m = 0,052m.

Bài tập:
1. Dùng phần trăm với kí hiệu % để viết các số phần trăm trong các câu sau đây :
Đẻ đật tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục THCS, xã Bình Minh đề ra chỉ tiêuphấn
đấu :
– Huy động số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 đặt chín mươi mốt phần trăm. Có ít nhất tám mươi
hai phần trăm số trẻ ở độ tuổi 11 – 14 tốt nghiệp Tiểu học.
– Huy động chín mươi sáu phần trăm số học sinh tốt nghiệp Tiểu học hàng năm vào học
lớp 6 THCS phổ thông và THCS bổ túc.
– Bảo đảm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm từ chín mươi tư phần trăm trở lên.
2. Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân và dùng kí hiệu % :

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 172


3. Viết các phần trăm sau dưới dạng số thập phân : 7% ; 45% ; 216%.
4. Tìm số nghịch đảo của các số sau :

Dạng 3: Cộng, trừ hỗn số


Phương pháp giải :
- Khi cộng hai hỗn số ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi thực hiện phép
cộng phân số. Ta có thể cộng phần nguyên với nhau, cộng phần phân số với nhau (khi hai
hỗn số đều dương).
1 1 1 1 3 3
V í duï: 2 +3 = (2+3) + (  ) =5+ =5
2 4 2 4 4 4
- Khi trừ hai hỗn số, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi thực hiện phép trừ
phân số. Ta cũng có thể lấy phần nguyên của số bị trừ trừ phần nguyên của số trừ, phần
phân số của số bị trừ trừ phân phân số của số trừ, rồi cộng kết quả với nhau (khi hai hỗn
số đều dương, số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ)
1 1 1 1 1 1
Ví dụ : 3 - 2 = (3-2) +( - ) = 1+ = 1
2 4 2 4 4 4
-Khi hai hỗn số đều dương, số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ nhưng phân phân số
của số bị trừ nhỏ hơn phần phân số của số trừ, ta phải rúi một đơn vị ở phần nguyêncủa
số bị trừđể thêm vào phần phân số, sau đó tiếp tục trừ như trên
1 1 2 5 12 5 7
Ví dụ : 8 -3 = 8 -3 = 7 -3 = 4
5 2 10 10 10 10 10
Bài tập:
1.

a) Bạn Cường đã tiến hành cộng hai hỗn số như thế nào?
b) Có cách nào tính nhanh hơn không?
2. Hoàn thành phép tính:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 173


Dạng 4 : Nhân, chia hỗn số
Phương pháp giải
-Thực hiện phép cộng hoặc phép trừ hỗn số bằng cách viết hỗn số dưới dạng phân
số rồi làm phép cộng hoặc phép chia phân số.
-Khi nhân hoặc chia một hỗn số với một số nguyên, ta có thể viết hỗn số dưới dạng
một tổng của một số nguyên và một phân số.
1 1 1 2 2
Ví dụ : 2 .2 = (2+ ).2 = 2.2 + .2 = 4+ = 4
3 3 3 3 3

2 2 2 1
6 : 2 = (6+ ) : 2= 6: 2+ :2 = 3+ 1/5 = 3
5 5 5 5
Bài tập:
1. Thực hiện phép nhân hoặc chia hai hỗn số bằng cách viết hỗn số dưới dạng phân số:
1 3
5 .3
2 4
2.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 174


Có cách nào tính nhanh hơn không? Nếu có, hãy giải thích cách làm đó.

Dạng 5: Tính giá trị của biểu thức số


Phương pháp giải
Để tính giá trị của biểu thức số ta cần chú ý:
- Thứ tự thực hiện các phép tính.
- Căn cứ vào đặc điẻm của các biểu thức có thể áp dụng tính chất các phép tính và
quy tắc dấu ngoặc.
Ví dụ: Hoàn thành các phép tính sau:

Bài tập:
1. Tính:

2. Tính giá trị biểu thức:

3. Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 175


Dạng 6: Các phép tính về số thập phân
Phương pháp giải
- Số thập phân có thể viết dưới dạng phân số và ngược phân số cũng viết dược dưới
dạng số thập phân.
- Các phép tính về soos thập phân cũng có các tính chất như phép tính về phân số.
Ví dụ:
a) Khi chia một số cho 0,5 ta chỉ việc nhân số đó với 2.
Ví dụ: 37 : 0,5 = 37.2 = 74 ; 102 : 0,5 = 102.2 = 204.
b) Hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?
Hãy tìm hiểu cách làm tương tự khi chia một số cho 0,25 , cho 0,125 . Cho ví dụ minh họa.
Giải
a) Ta có nhận xét: 0,5 = 5/10 = ½ do đó : a : 0,5 = a : ½ = a.2
Ta có 0,25 = 25/100 =1/4 do đó a : 0,25 = 1 : ¼ = a.4
Khi chia một số cho 0,25 ta chỉ việc nhân số đó với 4.
Ví dụ : 5 : 0,25 = 5.4 = 20
b) Ta cũng có 0,125 = 125/1000 =1/8 do đó a : 0,125 = 1 : 1/8 = a.8
Khi chia một số cho 0,125 ta chỉ việc nhân số đó với 8/
Ví dụ -10 : 0,125 = -10.8 = -80.
Bài tập:
Hãy kiểm tra các phép nhân sau đây rồi sử dụng kết quả của các phép nhân này để điền
số thích hợp vào chỗ trống mà không cần tính toán.
a) 39 . 47 = 1833
b) 15,6 . 7,02 = 109,512
c) 1833 . 3,1 = 5682,3
d) 109,512 . 5,2 = 569,4624.

Luyện tập chung:


Bài 13.1: Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số:

Bài 13.2: Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 176


Bài 13.3: Viết các số đo thời gian sau đây dưới dạng hỗn số và phân số với đơn vị là giờ: 1
giờ 30 phút ; 2 giờ 15 phút ; 10 giờ 20 phút.
Bài 13.4: Viết các số đo diện tích sau đây dưới dạng hỗn số và phân số với đơn vị là hecta :
1 hecta 7a ; 3 hecta 50a ; 6 hecta 75a
(chú ý: 1ha = 100a = 10000 m2)
Bài 13.5: So sánh các phân số sau đây:

Bài 13.6: So sánh các biểu thức sau đây:

Bài 13.7: Đổi ra mét (viết kết quả dưới dạng phân số thập phân rồi dưới dạng số thập
phân) : 5dm ; 75cm ; 82mm.
Bài 13.8: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân và dùng kí hiệu %:

Bài 13.9: Viết các phần trăm sau đây dưới dạng số thập phân:
9% , 38% , 178 %
Bài 13.10: Tìm số nghịch đảo của các số sau:

Bài 13.11: Tính:

Bài 13.12: Tính:

Bài 13.13: Tính:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 177


Bài 13.14: Tính:

Bài 13.15: Tính giá trị của các biểu thức sau:

Bài 13.16: Tính giá trị của các biểu thức sau:

Bài 13.17: Tính:

Bài 13.18: Tính:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 178


Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước

TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


m m
Quy tắc: Muốn tìm của số b cho trước, ta tính b. ( m,n ∈ N , n≠0)
n n

Dạng 1: Tìm giá trị phân số của một số cho trước


Phương pháp giải
Để tìm giá trị phân số của một số cho trước, ta nhân số cho trước với phân số đó
“Phân số” có thể được viết dưới dạng hỗn số, số thập phân, số phần trăm
m m
của số b là : b. ( m, n  N, n  0);
n n
2
Ví dụ: Tìm: của 8,7
3
2
Giải: của 8,7 bằng : 8,7 . 2/3 = (8,7 : 3).2 = 2,9 . 2 = 5,8.
3
Bài tập:
1. Hãy so sánh 16% của 25 và 25% của 16. Dựa vào nhận xét đó hãy tính nhanh:
a) 84% của 25 b) 48% của 50.
2. Biết rằng 13,21 . 3 = 39,63 và 39,63 : 5 = 7,926. Hãy tìm 3/5 của 13,21 và 5/3 của 7,926 mà
không cần tính toán

Dạng 2: Bài toán dẫn đến tìm giá trị phân số của một só cho trước
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài, ta phải tìm giá trị phân số của một số cho
trước trong bài, từ đó hoàn chỉnh lời giải của bài toán.
Ví dụ: Tuấn có 21 viên bi. Tuấn cho Dũng 3/7 số bi của mình. Hỏi

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 179


a) Dũng được Tuấn cho bao nhiêu viên bi ?
b) Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi ?
Đáp số
a) Dũng được Tuấn cho 9 viên bi ;
b) Tuấn còn lại 12 viên bi.
Bài tập:
1. Đoạn đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km. Một xe lửa xuất phát từ Hà Nội đã đi
được 3/5 quãng đường. Hỏi xe lửa còn cách Hải Phòng bao nhiêu Kilomet ?
2. Nguyên liệu để muối dưa cải gồm rau cải, hành tươi, đường và muối. Khối lượng hành,
đường muối theo thứ tự bằng 5%, 1/1000 và 3/40 khối lượng rau cải. Vậy nếu muối 2 kg
rau cải thì cần bao nhiêu ki lô gam hành, đường và muối?
3. Bố bạn Lan gửi tiết kiệm 1 triệu đồng tại một ngân hàng theo thể thức “có kì hạn 12
tháng” với lãi suất 0,58% một tháng (tiền lãi một tháng bằng 0,58% số tiền gửi ban đầu và
sau 12 tháng mới được lấy lãi). Hỏi hết thời hạn 12 tháng ấy, bố bạn lấy ra cả vốn lẫn lãi
được bao nhiêu?

Luyện tập chung:


Bài 14.1: Tìm:
a) 4/5 của 60 b) 0,25 của 16 c) 4.(1/2) của 5(3/4)
Bài 14.2: Tìm:
a) 1/5 của 22 500 đồng b) 1/4 của 328 mét
c) 1/3 của 321 tấn d) 1/8 của 126,4 ki-lô-mét;
e) 3/4 của 76 ki-lô-met g) 5/8 của 96 tấn
Bài 14.3: Tìm:
a) 5/6 của 96kg b) 4/9 của 5400cm
c) 5/7 của 189cm d) 1/11 của 451m
e) 5/11 của 451m g) 5/9 của 738 kg
Bài 14.4: Tính nhanh:
a) 260% của 25 b) 23,6 % của 50
c) 47% của 20 d) 240% của 12,5
Bài 14.5: Có bao nhiêu phút trong:
a) 3/5 giờ b) 5/12 giờ c) 7/15 giờ
Bài 14.6: Một quả cam nặng 325g. Hỏi 3/5 quả cam nặng bao nhiêu ?
Bài 14.7: Trên đĩa có 25 quả táo. Mai ăn 20% số táo. Lan ăn tiếp 25% số táo còn lại. Hỏi trên
đĩa còn mấy quả táo

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 180


Bài 14.8: Một ô tô đã đi 110km trong 3 giờ. Trong giờ thứ nhất xe đi được 1/3 quãng
đường. Trong giờ thứ hai, xe đi được 2/5 quãng đường còn lại. Hỏi trong giờ thứ ba xe đi
được bao nhiêu ki-lo-met?
Bài 14.9: Một chai sữa có 400g sữa. Trong sữa có 4,5% bơ. Tính lượng bơ sữa trong chai
sữa.
Bài 14.10: Một lớp học có 30 học sinh trong đó 2/5 là gái. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh
là trai?
Bài 14.11: Một trường học có 1200 học sinh. Số học sinh có học lực trung bình chiếm 5/8
tổng số, số học sinh khá chiếm 1/3 tổng số, còn lại là học sinh giỏi. Tính số học sinh giỏi
của trường này.
Bài 14.12: Mẹ bạn Hà gửi tiết kiệm hai triệu đồng tại một ngân hàng theo thể thức ” có kì
hạn 6 tháng” với lãi suất 0,55% một tháng. Hỏi hết thời hạn 6 tháng, mẹ bạn Hà được lĩnh
bao nhiêu tiền lãi.

Bài 15: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó.
TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Quy tắc:
Muốn tìm một số m/n của nó bằng a, ta tính a : m/n (m,n ∈ N*)

Dạng 1: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó.
Phương pháp giải
Muốn tìm một số biết giá trị một phân số của nó, ta chia giá trị này cho phân số
m m
của số x bằng a, thì x = a : (m, n  N* ).
n n
Ví dụ: Tìm một số biết :
2 3
a. của nó bằng 7,2 b. 1 của nó bằng -5
3 7
Đáp số
a) 10,8 ; b) -3,5

Dạng 2: Bài toán dẫn đến tìm một số biết giá trị một phân số của nó
Phương pháp giải
Căn cứ vào đề bài, ta chuyển bài toán về tìm một số biết giá trị một phân số của nó,
từ đó tìm được lời giải bài toán đã cho.
Ví dụ: Trong đậu đen nấu chín, tỉ lệ chất đạm chiếm 24%. Tính số kilôgam đậu đen đã nấu
chín để có 1,2kg chất đạm.
Giải

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 181


Số kiogam đậu đen phải nấu chín để có 1,2 kg chất đậm là :
1,2 : 24% = 5 (kg)

Bài tập:
1. Trong sữa có 4,5% bơ. Tính lượng sữa trong một chai, biết rằng lượng bơ trong chai sữa
này là 18g.
2. 75% của một mảnh vải dài 3,75m. Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu mét?
3. Để làm món “Dừa kho thịt”, ta cần có cùi dừa (cơm dừa), thịt ba chỉ, đường, nước
mắm,muối. Lượng thịt ba chỉ và lượng đường theo thứ tự bằng 2/3 và 5% lượng cùi dừa.
Nếu có 0,8kg thịt ba chỉ thì phải cần bao nhiêu ki lô gam cùi dừa. Nếu có 0,8 kg thịt ba chỉ
thì phải cần bao nhiêu ki lô gam cùi dừa, bao nhiêu ki lô gam đường?
4. Một xí nghiệp đã thực hiện 5/9 kế hoạch, còn phải làm tiếp 560 sản phẩm nữa mới hoàn
thành kế hoạch. Tính số sản phẩm xí nghiệp được giao theo kế hoạch.

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một tổng, một hiệu.


Phương pháp giải

Căn cứ vào quan hệ giữa số chưa biết và các số đã biết trong phép cộng, phép trừ
để tìm số chưa biết.
Ví dụ:

Luyện tập chung:


Bài 15.1: Tìm một số biết:
a) 3/5 của nó bằng 8,1 b) 2.(3/7) của nó bằng -34.
Bài 15.2: 3/4 quả dưa nặng 3.(1/2) kg. Hỏi quả dưa nặng bao nhiêu kilogam?
Bài 15.3: Năm ngoái 2/5 số tuổi của Hùng là 4 tuổi. Hỏi năm nay Hùng bao nhiêu tuổi?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 182


Bài 15.4: Một xí nghiệp đã thực hiện 4/7 kế hoạch, còn phải sản xuất thêm 360 sản phẩm
nữa mới hoàn thành kế hoạch.
Tính số sản phẩm xí nghiệp được giao theo kế hoạch.
Bài 15.5: Một tổ công nhân phải trồng một số cây trong ba đợt. Đợt thứ nhất tổ trồng 1/3 số
cây . Đợt thứ hai tổ trồng 3/7 số cây còn lại phải trồng. Đợt thứ ba tổ trồng hết 160 cây.
Tính tổng số cây mà tổ công nhân đó phải trồng?
Bài 15.6: Một tấm vải bớt đi 10m thì còn lại 8/13 tấm vải. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét?
Bài 15.7: Một bể nước chứa đến 2/5 dung tích bể, cần cho chảy tiếp vào bể 600 lít nữa thì
đầy bể. Tính dung tích của bể.
Bài 15.8: Một cửa hàng bán một số mét vải trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bán 3/5 số mét vải.
Ngày thứ hai bán 2/7 số mét vải còn lại. Ngày thứ ba bán nốt 40 mét vải. Tính tổng số mét
vải của hàng đã bán.
Bài 15.9: Khối 6 của một trường THCS có ba lớp gồm 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A
bằng 1/2 tổng số học sinh hai lớp 6B và 6C. Lớp 6B có ít hơn lớp 6C 6 học sinh. Tính số học
sinh mỗi lớp.
Bài 15.10: (Bài toán cổ A-Rập). Tìm một số sao cho tổng 1/3 và 1/4 của số đó bằng
21.
Bài 15.11: (Bài toán cổ Ai Cập). Tìm một số biết rằng nếu thêm vào số đó 2/3 của nó rồi trừ
đi 1/3 tổng vừa nhận được thì ta được 10.
Bài 15.12: Bài toán từ cuốn sách ” Số học: của Mat-nhit-xki (Nga). Một người hỏi thầy giáo
: ” Lớp của thầy có bao nhiêu học trò”? , thầy đáp: “Nếu thêm vào cả số học trò tôi có, rồi
lại thêm nửa số học trò của tôi, rồi thêm /4 số học trò và cả con trai của ông nữa vào thì sẽ
là 100″ . Hỏi thầy có bao nhiêu học trò?
Bài 15.13” Số học sinh vắng mặt bằng 1/4 số học sinh có mặt tại lớp. Nếu hai học sinh ra
khỏi lớp thì
số vắng mặt bằng 1/8 số có mặt. Hỏi lớp ấy có tất cả bao nhiêu học sinh?
Bài 15.14: Bốn bạn góp tiền mua chung một chiếc máy tính bỏ túi. Bạn An góp 1/2 tổng số
tiền góp của ba bạn khác, bạn Bình góp 1/3 tổng số tiền góp của ba bạn khác; bạn Cường
góp 1/4 tổng số tiền góp của ba bạn khác; còn bạn
Dũng thì góp 15 600 đ. Hỏi giá tiền chiếc máy tính bỏ túi và số tiền của mỗi người.
Bài 15.15: Số học sinh lớp 6A bằng 4/5 số học sinh lớp 6B. Nếu chuyển 6 bạn ở lớp 6B sang
lớp 6A thì số học sinh lớp 6A bằng 14/13 số học sinh lớp 6B. Tính số học sinh lúc đầu ở
mỗi lớp.
Bài 15.16: Một người mang đi bán một sọt cam. Sau khi bán 3/7 số cam và 2 quả thì số cam
còn lại là 30 quả. Tính số cam
người ấy mang đi bán.
Bài 15.17: Dùng máy tính bỏ túi để tính:
a) Tìm một số biết 80% của số đó bằng 100.
b) Tỉ lệ chất bột trong ngô là 63%. Muốn có 17kg chất bột, cần có bao nhiêu ki-lo-gam ngô?

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 183


c) 82% của một số là 287. Tìm số đó.
Bài 15.18: Tìm x, biết:

Bài 15.19: Tìm x, biết:

Bài 15.20 : Tìm x, biết:

Bài 16 : Tìm tỉ số của hai số


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Tỉ số của hai số:
Thương của phép chia số a cho số b (b ≠ 0) được gọi là tỉ số của hai số a và b.
Tỉ số của hai số a và b được viết là a/b hoặc a : b.
2. Tỉ số phần trăm:
Tỉ số của hai số được viết dưới dạng phần trăm được gọi là tỉ số phần trăm của hai
số đó.
Quy tắc :
Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết
kí hiệu phần trăm vào kết quả : a.100/b %.
3. Tỉ lệ xích:
Tỉ lệ xích T của một bản vẽ (hoặc một bản đồ ) là tỉ số của khoảng cách a giữa hai điểm
trên bản vẽ (hoặc một bản đồ ) và khoảng cách b giữa hai điểm trên thực tế:
T=a/b(a, b có cùng đơn vị độ dài).

Dạng 1: Các bài tập có liên quan đến tỉ số của hai số


Phương pháp giải
Để tìm tỉ số của hai số a và b, ta tính thương a:b
Nếu a và b là các số đo thì chúng phải được đo bằng cùng một dơn vị.
Ví dụ: Tìm tỉ số của:

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 184


Giải

Bài tập:

Dạng 2: Các bài tập liên quan đến tỉ số phần trăm


Phương pháp giải
Có ba bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
p a.p
1. Tìm p% của số a : x= .a= .
100 100
p a.100
2. Tìm một số biết p% của nó là a: x = a: =
100 p

a a.100
3. Tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b: = %
b b
Ví dụ:
Khi nói đến vàng ba số 9 (999) ta hiểu rằng: Trong 1000g “vàng” này chứa tới 999g vàng
nguyên chất, nghĩa là tỉ lệ vàng nguyên chất là 999/1000=99,9%
Em hiểu thế nào khi nói đến vàng bốn số 9 (9999)?
Trả lời: Tỉ lệ vàng nguyên chất trong vàng 4 số 9 là : 99,99 %
Bài tập:
1. Trong 40 kg nước biển có 2 kg muối. Tính tỉ số phần trăm muối trong nước biển.
2. Tính tỉ số phần trăm muối trong nước biển là 5%.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 185


3. Biết tỉ số phần trăm nước trong dưa chuột là 97,2%. Tính lượng nước trong 4 kg dưa
chuột.

Dạng 3: Các bài tập có liên quan đến tỉ lệ xích


Phương pháp giải
Có ba bài toán cơ bản về tỉ lệ xích.
Nếu gọi tỉ lệ xích là T, khoảng cách giữa hai điểm trên bản vẽ là a, khoảng cách giữa
hai điểm tương ứng trên thực tế là b thì ta có bài toán cơ bản sau:
a
1. Tìm T biết a và b: T = .
b
2. Tìm a biết T và b : a = b.T.
a
3. Tìm b biết T và a : b = .
T
* Chú ý: a và b phải cùng đơn vị đo.
Ví dụ: Tìm tỉ lệ xích của một bản đồ, biết rằng quãng đường từ Hà Nội đến Thái Nguyên
trên bản đồ là 4 cm còn trong thực tế là 80 km.
Hướng dẫn
a = 4cm , b = 8 000 000 cm.
Đáp số: T = 1 : 2 000 000.
Bài tập:
Trên một bản vẽ kĩ thuật có tỉ lệ xích 1:125, chiều dài của một chiếc máy bay Bô – inh
(Boeing) 747 là 56,408 cm. Tính chiều dài thật của chiếc máy bay đó.

Luyện tập chung:


Bài 16.1
Tìm tỉ số của 2 số a, b biết:
a) a = 4/3 m , b = 60 cm b) a = 10kg , b = 0,3 tạ
Bài 16.2
Viết các tỉ số sau đây thành tỉ số của hai số nguyên:
a) 3,15/5,45 b) 3/5 : 2.(1/7) c)3.(1/3):0,25 d) 2.(1/6):3.(2/5)
Bài 16.3
Tìm tỉ số của hai số a, b biết:
a) a = 3.(1/4) ; b = 2.(1/3) b) a = 4.(4/9) , b = 3.(1/18)
Bài 16.4
(Dạng 1). Tỉ số của hai số a và b bằng 3 : 5. Tìm hai số đó biết tổng của chúng là -64.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 186


Bài 16.5
(Dạng 1). Tỉ số của hai số a và b bằng 120%. Tìm hai số đó biết rằng a – b = – 3.
Bài 16.6
(Dạng 1). Một mảnh vườn có diện tích là 374 m2 được chia làm hai khoảnh ; tỉ số diện
tích giữa khoảnh I và khoảnh II là : 37,5%. Tính diện tích của mỗi khoảnh.
Bài 16.7
(Dạng 1). Tìm hai số biết tỉ số của chúng bằng 3 : 7 và tích của chúng bằng 525.
Bài 16.8
(Dạng 1). Ta vẫn nghe nói “chậm như sên”, “chậm như rùa” nhưng thực tế sên chậm hơn
rùa hay ngược lại ? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tính tỉ số giữa vận tốc của rùa và vận tốc
của sên biết rằng trong 1 giờ rùa bò được 72m còn trong 1 giây sên bò được l,5mm.
Bài 16.9
(Dạng 1). Có hai chuồng thỏ A va B. Tỉ số giữa số thỏ ở chuồng A so với chuồng B là 5 : 4.
Sau khi thêm 2 con vào chuồng B thì tỉ số giữa số thỏ ở chuồng A so với chuồng B la 10 : 9.
Tính số thỏ lúc đầu ở mỗi chuồng.
Bài 16.10
(Dạng 1). Tìm hai số biết tỉ số của chúng và tổng của chúng đều bằng 2/3.
Bài 16.11
(Dạng 1). Tỉ số của hai số bằng 3 : 5. Nếu thêm 15 vào số thứ nhất thì tỉ số của chúng sẽ
bằng 9 : 10. Tìm hai số đó.
Bài 16.12
(Dạng 1). Tỉ số của hai số bằng 3 : 8. Nếu bớt số thứ hai đi 5 thì tỉ số của chúng sẽ bằng 3 :
9. Tìm hai số đó.
Bài 16.13
(Dạng 1). Tỉ số của hai số a và b là 3/7 , tỉ số của hai số b và c là 35/36 . Tính tỉ số của hai số
a và c.
Bài 16.14
(Dạng 1) Tỉ số của hai số a và b là 4/5 , tỉ số của hai số a và c là 65/52 . Tính tỉ số của hai số
b và c.
Bài 16.15*
(Dạng 1). Tìm số tự nhiên có hai chữ số sao cho tỉ số giữa số đó với tổng các chữ số của nó
là lớn nhất.
Bài 16.16
(Dạng 2). Tìm tỉ số phần trăm của hai số :
a) 2.(3/4) và 5 ; b) 0,2 tạ và 24kg
Bài 16.17

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 187


(Dạng 2). Viết các số sau đây dưới dạng phần trăm :
a) 17/20 b) 9/16 c) 2.(2/5) d) 8 e) 0,007
Bài 16.18
(Dạng 2). 75cm là bao nhiêu phần trăm của 4m ?
Bài 16.19
(Dạng 2). Tìm 12.(1/2) % của 480kg.
Bài 16.20*
(Dạng 2). Giá hàng lúc đầu tăng 20% và sau đó lại giảm 20%. Hỏi giá ban đầu và giá cuối
cùng giá nào rẻ hơn và rẻ hơn mấy phần trăm ?
Bài 16.21
(Dạng 3). Khoảng cách giữa hai thành phố trên bản đồ là 15cm. Khoảng cách giữa hai
thành phố ấy trên thực tế là 150km. Tính tỉ lệ xích của bản đồ.

Bài 17: Biểu đồ phần trăm


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Để nêu bật và so sánh một cách trực quan các giá trị phần trăm của cùng một đại
lượng, người ta dùng biểu đồ phần trăm. Biểu đồ phần trăm thường được dựng dưới
dạng cột, ô vuông và hình quạt.

Dạng 1: Dựng biểu đồ phần trăm theo các số liệu cho trước
Phương pháp giải
Căn cứ vào các số liệu phần trăm đã cho, dựng biểu đồ phần trăm theo yêu cầu của
đề bài.
Ví dụ: Để đi từ nhà đến . trương, trong số 40 học sinh lớp 6B có 6 bạn đi xe buýt, 15 bạn đi
xe đạp, số còn lại đi bộ. Hãy tính tỉ số phần trăm số học sinh lớp 6B đi xe buýt, xe đạp, đi
bộ so với số học sinh cả lớp rồi dựng biểu đồ phần trăm dưới dạng ô vuông.

Giải
Sốhọc sinh lớp 6B đi xe buýt chiếm : 6/40 = 15% số học sinh cả lớp.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 188


Số học sinh, đi xe đạp chiếm : 15/40 = 37,5%, còn số học sinh đi bộ
chiếm : 100% – (15% + 37,5%) = 47,5%.

Bài tập:
1. Muốn đổ bê tông, người ta trộn 1 tạ xi măng, 2 tạ cát và 6 tạ sỏi.
a) Tính tỉ số phần trăm của các thành phần đổ bê tông.
b) Dựng biểu đồ ô vuông biểu diễn các tỉ số phần trăm đó.
2. Năm học 1998 – 1999, cả nước ta có 13 076 trường Tiểu học, 8583 trường THCS và 1641
trường THPT. Dựng biểu đồ cột biểu diễn tỉ số phần trăm các loại trường nói trên trong hệ
thống. Giáo dục phổ thông Việt Nam.

Dạng 2: “Đọc” biểu đồ cho trước


Phương pháp giải
Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của các biểu đồ, căn cứ vào biểu đồ đã cho mà rút ra những
thông tin chứa đựng trong biểu đồ đó.
Ví dụ: Điểm kiểm tra toán của lớp 6C đều trên trung bình và được biểu diễn như hình 16.

a) Có bao nhiêu phần trăm bài đạt điểm 10 ?


b) Loại điểm nào nhiều nhất ?
Chiếm bao nhiêu phần trăm ?
c) Tỉ lệ bài đạt điểm 9 là bao nhiêu phần trăm?
d) Tính tổng số bài kiểm tra toán của lớp 6C biết rằng có 16 bài đạt điểm 6.
Trả lời
a) Có 8% số bài đạt điểm 10.
b) Điểm 7 có nhiều nhất, chiếm 40% số bài.
c) Tỉ lệ bài đạt điểm 9 là 0%.
d) Tổng số bài kiểm tra toán của lớp 6C

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 189


Dạng 3: Tính tỉ số phần trăm của các số cho trước
Phương pháp giải
- Áp dụng quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Đối với những số lớn có thể dùng máy tính bỏ túi.
Ví dụ: Số liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 1998 – 1999 cho biết : Cả nước ta có
5 564 888 học sinh THCS trong đó có 968 868 học sinh nam. Dùng máy tính bỏ túi để tính tỉ
số phần trăm của số học sinh nam và của sốhọc sinh nữ so với tổng số học sinh THCS.
Trả lời: Số nam chiếm tỉ 53,35% , số nữ chiếm h 46,65% .

Luyện tập chung:


Bài 17.1
(Dạng 1). Cuối học kì I, lớp 6C có 8 bạn xếp loại giỏi, 15 bạn loại khá, số còn lại là trung
bình. Tính tỉ số phần trăm số học sinh lớp 6C được xếp loại giỏi, khá và trung bình so với
tổng học sinh cả lớp là 40 người rồi dựng biểu đồ phần trăm dưới dạng ô vuông.
Bài 17.2
(Dạng 1). Ở bắc bán cầu đất chiếm 39% và nước 61% diện tích ; ở nam bán cầu đất chiếm
19% và nước 81% diện tích. Dung hai biểu đồ cột biểu diễn tỉ số phần trăm diện tích đất,
nước so với diện tích của mỗi bán cầu.
Bài 17.3
(Dạng 1). Trong một khu vườn có trồng ba loại cây mít, hồng và táo. Số cây táo chiếm 30%
tổng số cây, số cây hồng chiếm 50% tổng số cây, số cây mít ìà 40 cây. Hỏi tổng số cây trong
vườn là bao nhiêu ? Dựng biểu đồ ô vuông biểu diễn tỉ số phần trăm số cây mít, hồng và
táo số với tổng số cây trong vườn.
Bài 17.4
(Dạng 2). Một tủ sách có bốn loại sách được biểu diễn như hình sau :

a) Sách văn học chiếm bao nhiêu phần trăm ?


b) Loại sách nào ít nhất ? Chiếm bao nhiêu phần trăm ?
c) Tính tổng số sách trong tủ biết rằng có 250 cuốn sách khoa học.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 190


d) Có bao nhiêu cuốn truyện tranh ?
Bài 17.5
(Dạng 3). Số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1-4-1999 cho biết : cả nước ta có 76 324 753
người trong đó đồng bằng sông Hồng có 800 072 người, đồng bằng sông cửu Long có 16
132 024 ngươi. Dùng máy tính bỏ túi để tính tỉ số phần trăm của số dân ở đồng bằng sông
Hồng và của số dân ờ đồng bằng sông cửu Long so với số dân cả nước ở thời điểm đó.

Thầy Ngô Nguyễn Thanh Duy website: tailieumontoan.com 191

You might also like