You are on page 1of 195

LÝ THUYẾT


BÀI TẬP
TOÁN HỌC 6
Thân tặng

HỌC TẬP LÀ CON MẮT CỦA TRÍ TUỆ


: NGUYỄN QUÝ DƯƠNG
: 094 722 0056
: CS1 - Số 76+78 phố Thượng Thanh - LB, HN
CS2 - Số 100, ngõ 66, phố Ngọc Lâm - LB, HN
SH6. CHUYÊN ĐỀ 1 – TẬP HỢP
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ví dụ: Tập hợp các học
sinh trong một phòng học; tập hợp các thành viên trong một gia đình,….
2. Tên tập hợp thường được ký hiệu bằng chữ cái in hoa: 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝑋, 𝑌. .. Mỗi đối tượng trong tập hợp là
một phân tử của tập hợp đó.
Kí hiệu:
𝑎 ∈ 𝐴 nghĩa là 𝑎 thuộc 𝐴 hoặc 𝑎 là phần tử của tập hợp 𝐴.
𝑏 ∉ 𝐴 nghĩa là 𝑏 không thuộc 𝐴 hoặc 𝑏 không phải là phần tử của tập hợp 𝐴.
3. Để biểu diễn một tập hợp, ta thường có hai cách sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
4. Tập hợp có thể được minh họa bởi một vòng kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn
bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó. Hình minh họa tập hợp như vậy được gọi là biểu đồ Ven.
5. Tập hợp số tự nhiên
+ Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là ℕ, ℕ = {0; 1; 2; 3; . . . . }
+ Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là ℕ*, ℕ* = {1; 2; 3; . . . . }
6. Số phần tử của một tập hợp
+ Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử
nào.
+ Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Kí hiệu: ∅
7. Tập hợp con
+ Nếu mọi phần tử của tập hợp 𝐴 đều thuộc tập hợp 𝐵 thì tập hợp 𝐴 được gọi là tập hợp con của tập
hợp 𝐵. Kí hiệu : 𝐴 ⊂ 𝐵.
+ Nếu 𝐴 ⊂ 𝐵 và 𝐵 ⊂ 𝐴 thì hai tập hợp 𝐴 và 𝐵 bằng nhau. Kí hiệu 𝐴 = 𝐵.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI
Dạng 1. Biểu diễn một tập hợp cho trước
I. Phương pháp giải
* Để biểu diễn một tập hợp cho trước, ta thường có hai cách sau:
+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
* Lưu ý:
+ Tên tập hợp viết bằng chữ cái in hoa và các phần tử được viết bên trong hai dấu ngoặc nhọn "{ }".
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

1
+ Các phần tử trong một tập hợp được viết cách nhau bởi dấu "; " hoặc dấu ", ".Trong trường hợp có
phần tử của tập hợp là số, ta dùng dấu "; " nhằm tránh nhầm lẫn giữa số tự nhiên và số thập phân.
II. Bài toán
Bài 1. Cho các cách viết sau: 𝐴 = {𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑}; 𝐵 = {9; 13; 45}; 𝐶 = {1; 2; 3}. Có bao nhiêu tập hợp được
viết đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Bài 2. Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng ?
A. 𝐴 = [0; 1; 2; 3]. B. 𝐴 = (0; 1; 2; 3). C. 𝐴 = 1; 2; 3. D. 𝐴 = {0; 1; 2; 3}.
Bài 3. Cho 𝑀 = {𝑎, 5, 𝑏, 𝑐}. Khẳng định sai là
A. 5 ∈ 𝑀. B. 𝑎 ∈ 𝑀. C. 𝑑 ∉ 𝑀. D. 𝑐 ∉ 𝑀.
Bài 4. Viết tập hợp 𝐴 các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10
A. 𝐴 = {6; 7; 8; 9}. B. 𝐴 = {5; 6; 7; 8; 9}. C. 𝐴 = {6; 7; 8; 9; 10}. D. 𝐴 = {6; 7; 8}.
Bài 5. Cho tập hợp 𝐴 = {6; 7; 8; 9; 10}. Viết tập hợp 𝐴 bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần
tử của nó. Chọn câu đúng
A. 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|6 ≤ 𝑥 ≤ 10}. B. 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|6 < 𝑥 ≤ 10}.
C. 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|6 ≤ 𝑥 < 10}. D. 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|6 ≥ 𝑥 ≥ 10}.
Bài 6. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|9 < 𝑥 < 13}
A. 𝐴 = {10; 11; 12}. B. 𝐴 = {9; 10; 11}.
C. 𝐴 = {9; 10; 11; 12; 13}. D. 𝐴 = {9; 10; 11; 12}.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 7, 8, 9.Cho tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3; 4; 5} và 𝐵 = {2; 4; 6; 8}.
Bài 7. Các phần tử vừa thuộc tập 𝐴 vừa thuộc tập 𝐵 là
A. 1; 2. B. 2; 4. C. 6; 8. D. 4; 5.
Bài 8. Các phần tử chỉ thuộc tập 𝐴 mà không thuộc tập 𝐵 là
A. 6; 8. B. 3; 4. C. 1; 3; 5. D. 2; 4.
Bài 9. Các phần tử chỉ thuộc tập 𝐵 mà không thuộc tập 𝐴 là
A. 6; 8. B. 3; 4. C. 1; 3; 5. D. 2; 4.
Bài 10. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau
A. 0không thuộcℕ*. B. Tồn tại số 𝑎 thuộc ℕ nhưng không thuộcℕ*.
C. Tồn tại số 𝑏 thuộc ℕ* nhưng không thuộcℕ. D. 8 ∈ ℕ.
Bài 11. Viết tập hợp 𝐴 các chữ cái trong từ “GIÁO VIÊN”.
Bài 12. Viết tập hợp 𝐵 các chữ cái trong từ “HỌC SINH”.
Bài 13. Viết tập hợp 𝐶 các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.
Bài 14. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI”.
Bài 15. Một năm có bốn quý. Viết tập hợp 𝐴 các tháng của quý ba trong năm.
Bài 16. Viết tập hợp các tháng (dương lịch) có 30 ngày trong một năm.
2
Bài 17. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử
a) 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|10 < 𝑥 < 16} b) 𝐵 = {𝑥 ∈ ℕ|10 ≤ 𝑥 ≤ 20}
c) 𝐶 = {𝑥 ∈ ℕ|5 < 𝑥 ≤ 10} d) 𝐷 = {𝑥 ∈ ℕ|1 ≤ 𝑥 < 11}
e) 𝐸 = {𝑥 ∈ ℕ*|𝑥 < 15} f) 𝐹 = {𝑥 ∈ ℕ*|𝑥 ≤ 6}
Bài 18. Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng
a) 𝐴 = {2; 4; 6; 8; 10} b) 𝐵 = {1; 3; 5; 7; 9; 11}
c) 𝐶 = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30} d) 𝐷 = {1; 4; 7; 10; 13; 16; 19}
Bài 19. Viết tập hợp 𝐴 các số tự nhiên có một chữ số bằng hai cách.
Bài 20. Viết tập hợp 𝑀 các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 12 bằng hai cách.
Bài 21. Viết tập hợp 𝑁 các số tự nhiên lớn hơn 9 và không vượt quá 16 bằng hai cách.
Bài 22. Viết tập hợp 𝑃 các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 12 bằng hai cách.
Bài 23. Viết tập hợp 𝑄 các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
Bài 24. Viết tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17 bằng hai cách.
Bài 25. Viết tập hợp các số tự nhiên chẵn lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21 bằng hai cách.
Bài 26. Viết tập hợp các chữ số của các số:
a) 97542 b) 29634 c) 900000
Bài 27. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 28. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng cuả các chữ số là 6.
Bài 29. Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng của các chữ số là 2.
Bài 30. Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 31. Viết tập hợp các số tự nhiên có bốn chữ số mà tổng của các chữ số là 3.
Bài 32. Viết tập hợp 𝐷 các số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị
là 2 đơn vị.
Bài 33. Viết tập hợp 𝐸 các số tự nhiên có hai chữ số và tích hai chữ số ấy bằng 12.
Bài 34. Viết tập hợp 𝐹 các số tự nhiên có ba chữ số và tích ba chữ số ấy bằng 12.
Bài 35. Cho tập hợp 𝐴 = {5; 7} và 𝐵 = {2; 9}.
a) Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc 𝐴, một phần tử thuộc 𝐵. Có bao nhiêu
tập hợp như vậy?
b) Viết tập hợp gồm một phần tử thuộc 𝐴và hai phần tử thuộc 𝐵. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?
Bài 36. Cho tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3} và 𝐵 = {4; 5}.
a) Viết tập hợp 𝐶 một phần tử thuộc 𝐴và một phần tử thuộc 𝐵. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?
b) Viết tập hợp 𝐷 gồm một phần tử thuộc 𝐴và hai phần tử thuộc 𝐵. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?
Bài 37. Cho tập hợp 𝐴 = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18} và 𝐵 = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18}. Viết tập hợp 𝑀
gồm tất cả các phần tử vừa thuộc 𝐴, vừa thuộc 𝐵.

3
Bài 38. Cho tập hợp 𝐶 = {𝑡𝑟𝑎â𝑢, 𝑏𝑜ø, 𝑔𝑎ø, 𝑣ò𝑡} và 𝐷 = {𝑐ℎ𝑜ù, 𝑚𝑒ø𝑜, 𝑔𝑎ø}. Viết tập hợp gồm các phần
tử:
a) Vừa thuộc 𝐶 vừa thuộc 𝐷.
b) Thuộc 𝐶 nhưng không thuộc 𝐷.
c) Thuộc 𝐷 nhưng không thuộc 𝐶 .
Bài 39. Cho tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10} và 𝐵 = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.
a) Viết tập hợp 𝐶 các phần tử thuộc 𝐴 và không thuộc 𝐵.
b) Viết tập hợp 𝐷 các phần tử thuộc 𝐵 và không thuộc 𝐴.
c) Viết tập hợp 𝐸 các phần tử vừa thuộc 𝐴 vừa thuộc 𝐵.
d) Viết tập hợp 𝐹 các phần tử hoặc thuộc 𝐴 hoặc thuộc 𝐵.
Bài 40.
a) Viết tập hợp 𝐴 các số tự nhiên 𝑥 mà 8 + 𝑥 = 20.
b) Viết tập hợp 𝐵 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 + 3 < 5.
c) Viết tập hợp 𝐶 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 + 0 = 𝑥.
d) Viết tập hợp 𝐷 các số tự nhiên 𝑥 mà 25 − 𝑥 ≤ 7.
Dạng 2. Quan hệ giữa phần tử và tập hợp, giữa tập hợp và tập hợp
I. Phương pháp giải
* Để diễn tả quan hệ giữa phần tử và tập hợp ta dùng kí hiệu ∈ và ∉.
+ 𝑎 ∈ 𝐴 nếu phần tử 𝑎 thuộc tập hợp 𝐴
+ 𝑏 ∉ 𝐴 nếu phần tử 𝑏 không thuộc tập hợp𝐴
* Để diễn tả quan hệ giữa tập hợp và tập hợp ta dùng kí hiệu ⊂và =.
+ 𝐴 ⊂ 𝐵: Nếu mọi phần tử của tập hợp 𝐴 đều thuộc tập hợp 𝐵 thì tập hợp 𝐴 được gọi là tập hợp con của
tập hợp 𝐵. Kí hiệu :
+ 𝐴 = 𝐵 nếu 𝐴 ⊂ 𝐵 và 𝐵 ⊂ 𝐴.
II. Bài tập
Bài 1. Cho hai tập hợp 𝐴 = {𝑎; 𝑥; 𝑦} và 𝐵 = {𝑎; 𝑏}.
Hãy điền kí hiệu ∈; ∉; ⊂ vào chỗ chấm cho thích hợp.
𝑦. . . . . . . . . . . 𝐵 𝑥. . . . . . . . . . . . 𝐴 𝑎. . . . . . . . . . . 𝐵 𝑎. . . . . . . . . . . . 𝐴
Bài 2. Cho tập hợp 𝐴 = {6; 8; 10}. Hãy điền kí hiệu thích hợp ∈; ∉; ⊂; = vào chỗ chấm
6. . . . . . . . . . . . 𝐴 7. . . . . . . . . . . 𝐴 8;10 ................A {6}. . . . . . . . . . . . . 𝐴

{6; 8; 10}. . . . . . . . . . . . 𝐴 .............A {10}. . . . . . . . . . . . . . . . 𝐴 10. . . . . . . . . . . . 𝐴


Bài 3. Cho tập hợp 𝐴 = {3; 5; 7}. Hãy điền kí hiệu ∈; ∉; ⊂; = thích hợp vào ô trống
8. . . . . . . . . . . . 𝐴 5. . . . . . . . . . . . . 𝐴 3;7 ...............A {5}. . . . . . . . . . . . . . . 𝐴

4
3;5;7 ................A {7}. . . . . . . . . . . . . 𝐴 ∅. . . . . . . . . . . . . . . . 𝐴 7. . . . . . . . . . . . . . . . 𝐴

Bài 4. Viết tập hợp 𝑀 các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 17, sau đó điền ký hiệu ∈; ∉ thích hợp
vào chỗ chấm:
13. . . . . . . . . . . . . . 𝑀 19. . . . . . . . . . . . . . . 𝑀 12. . . . . . . . . . . . . . . 𝑀 16. . . . . . . . . . . . . . . . . 𝑀
Bài 5. Viết tập hợp 𝐴 các số tự nhiên lớn hơn 5 và không vượt quá 7, sau đó điền ký hiệu ∈; ∉ thích
hợp vào chỗ chấm:
3. . . . . . . . . . . . . . 𝐴 7. . . . . . . . . . . . . . . 𝐴 6. . . . . . . . . . . . . . . 𝐴 5. . . . . . . . . . . . . . . . . 𝐴
Dạng 3. Minh họa tập hợp cho trước bằng biểu đồ Ven
I. Phương pháp giải:
Để minh họa tập hợp cho trước bằng biểu đồ Ven, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Bước 2: Minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven.
II. Bài tập
Bài 1. Gọi 𝑃 là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 8. Hãy minh họa tập hợp 𝑃 bằng biểu đồ Ven.
Lời giải
𝑃 là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 8 vậy𝑃 = {0; 2; 4; 6}.

.0
.2
.4
.6

Bài 2. Gọi 𝑄 là tập hợp các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 9. Hãy minh họa tập hợp 𝑄 bằng biểu đồ Ven.

Bài 3. Cho hai tập hợp 𝐴 = {𝑎; 𝑥; 𝑦} và B = a; b . Hãy dùng hình vẽ minh họa hai tập hợp 𝐴 và 𝐵.

Bài 4. Cho tập hợp 𝑀 = {1; 3; 5; 7} và 𝑁 = {1; 5}. Hãy dùng hình vẽ minh họa hai tập hợp 𝑀 và 𝑁.

Bài 5. Nhìn vào hình vẽ sau, hãy viết các tập hợp 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷

5
Dạng 4: Xác định số phần tử của một tập hợp.
I. Phương pháp giải
* Với các tập hợp ít phần tử thì biểu diễn tập hợp rồi đếm số phần tử.
- Căn cứ vào các phần tử đã được liệt kê hoặc căn cứ vào tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập
hợp cho trước, ta có thể tìm được số phần tử của tập hợp đó.
- Sử dụng các công thức sau:
Tập hợp các số tự nhiên từ a đến 𝑏 có: b − a + 1 phần tử (1)
Tập hợp các số chẵn từ số chẵn 𝑎 đến số chẵn 𝑏 có: (𝑏 − 𝑎): 2 + 1phần tử ( 2)
Tập hợp các số lẻ từ số lẻ 𝑚 đến số lẻ 𝑛 có: (𝑛 − 𝑚): 2 + 1phần tử ( 3)
Tập hợp các số tự nhiên từ 𝑎 đến 𝑏, hai số kế tiếp cách nhau 𝑑 đơn vị, có: (𝑏 − 𝑎): 𝑑 + 1phần tử
(Các công thức (1), (2), (3) là các trường hợp riêng của công thức (4) ) .
Chú ý: sự khác nhau giữa các tập sau: ∅, {0}, {∅}
II. Bài tập
Bài 1: Viết các tập hợp sau rồi tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:
a. Tập hợp 𝐴 các số tự nhiên 𝑥 mà 8: 𝑥 = 2
b. Tập hợp 𝐵 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 + 3 < 5
c. Tập hợp 𝐶 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 − 2 = 𝑥 + 2
d. Tập hợp 𝐷 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥: 2 = 𝑥: 4
e. Tập hợp 𝐸 các số tự nhiên 𝑥 mà 𝑥 + 0 = 𝑥
6
Bài 2: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử và cho biết số phần tử của mỗi tập hợp.
a. Tập hợp 𝐴 các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2.
b. Tập hợp 𝐵 các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số bằng 3.
Bài 3: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
a. Tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3; . . . ; 2020; 2021}
b. Tập hợp 𝐵 các số tự nhiên chẵn có 2 chữ số.
c. Tập hợp 𝐶 các số tự nhiên lẻ có 3 chữ số.
d. Tập hợp 𝐷 các số 2; 5; 8; 11; . . .2015; 2018; 2021.
e. Tập hợp 𝐸 các số 7; 11; 15; ; 19; . . . ; 2015; 2019; 2023.
f. Tập hợp 𝐹 các số 0; 5; 10; 15; . . . ; 2015; 2020; 2025.
Bài 4: Gọi 𝐴 là tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ số. Hỏi tập hợp 𝐴 có bao nhiêu phần tử?
Bài 5. Gọi 𝑀 là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số mà tổng các chữ số bằng 3. Hãy viết tập hợp 𝑀
bằng cách liệt kê các phần tử và tính số phần tử của tập hợp.
Bài 6: Dùng 4 chữ số 1, 2, 3, 4 để viết tập hợp 𝐴 gồm tất cả các số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau.
Hỏi tập 𝐴 có bao nhiêu phần tử.
Dạng 5: Tập hợp con.
I. Phương pháp giải
* Giả sử tập hợp 𝐴 có 𝑛 phần tử. Ta viết lần lượt các tập hợp con:
Không có phần tử nào (∅);
Có 1 phần tử;
Có 2 phần tử;
...
Có 𝑛 phần tử.
* Muốn chứng minh tập 𝐵 là con của tập 𝐴, ta cần chỉ ra mỗi phần tử của 𝐵 đều thuộc 𝐴.
* Để viết tập con của 𝐴, ta cần viết tập 𝐴 dưới dạng liệt kê phần tử. Khi đó mỗi tập 𝐵 gồm một số phần
tử của 𝐴 sẽ là tập con của 𝐴.
* Lưu ý:
- Nếu tập hợp 𝐴 có 𝑛 phần tử thì số tập hợp con của 𝐴 là 2𝑛 .
- Số phần tử của tập con của 𝐴 không vượt quá số phần tử của 𝐴.
- Tập rỗng là tập con của mọi tập hợp.
II. Bài tập
Bài 1: Cho 𝐴 = {1; 3; 𝑎; 𝑏}, 𝐵 = {3; 𝑏}. Điền các kí hiệu ∈, ∉, ⊂ thích hợp vào dấu (….)
1. . . 𝐴 3. . . 𝐴 3. . . 𝐵 𝑎. . . 𝐵
{1}. . . 𝐴 {3}. . . 𝐴 {3}. . . 𝐵 {𝑎}. . . 𝐵 𝐴. . . 𝐵
Lời giải
7
Bài 2: Cho các tập hợp𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|9 < 𝑥 < 99} ; 𝐵 = {𝑥 ∈ ℕ∗ |𝑥 < 100}
Hãy điền dấu ⊂ hay ⊃vào các ô dưới đây
ℕ .... ℕ ∗; 𝐴....... 𝐵
Bài 3: Cho các tập hợp:𝐴 = {1; 2; 3; 4}, 𝐵{3; 4; 5}. Viết các tập hợp vừa là tập hợp con của 𝐴, vừa là tập
hợp con của 𝐵.
Bài 4: Cho tập hợp 𝐵 = {𝑎; 𝑏; 𝑐}. Viết tất cả các tập con của 𝐵. Hỏi tập hợp 𝐵 có tất cả bao nhiêu tập
hợp con?
Bài 5. Cho tập hợp 𝐴 = {𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑}
a) Viết các tập hợp con của 𝐴có một phần tử.
b) Viết các tập hợp con của 𝐴 có hai phần tử.
c) Có bao nhiêu tập hợp con của 𝐴 có ba phần tử? có bốn phần tử?
d) Tập hợp 𝐴 có bao nhiêu tập hợp con?
Bài 6: Cho tập hợp: 𝐴 = {1; 2; 3; 4}
a. Viết các tập hợp con của 𝐴 mà mọi phần tử của nó đều là số chẵn
b. Viết các tập hợp con của 𝐴.
Bài 7: Trong ba tập hợp con sau đây, tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp còn lại. Dùng kí hiệu ⊂
để thể hiện quan hệ mỗi tập hợp trên với tập ℕ.
𝐴 là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 20
𝐵 là tập hợp các số lẻ
𝐶 là tập hợp các số tự nhiên khác 20.
Bài 8: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập con của tập còn lại?
a) 𝐴 = {𝑚; 𝑛} và 𝐵 = {𝑚; 𝑛; 𝑝; 𝑞}
b) 𝐶 là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số giống nhau và 𝐷 là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3.
c) 𝐸 = {𝑎 ∈ ℕ|5 < 𝑎 < 10}và 𝐹{6; 7; 8; 9}
Bài 9: Cho tập 𝐴 = {1; 2; 3}
a) Tập 𝐴 có tất cả bao nhiêu tập con.
b) Viết tập hợp 𝐵 gồm các phần tử là các tập con của 𝐴
c) Khẳng định tập 𝐴 là tập con của 𝐵 đúng không?
Bài 10: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số sao cho:
a. Có ít nhất 1 chữ số 5
b. Có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị một đơn vị.
c. Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị hai đơn vị.
Bài 11. Xét xem tập hợp 𝐴 có là tập hợp con của tập hợp 𝐵 không trong các trường hợp sau.
a. 𝐴 = {1; 3; 5}, 𝐵 = {1; 3; 7}
b. 𝐴 = {𝑥, 𝑦}, 𝐵 = {𝑥, 𝑦, 𝑧}
8
c. 𝐴 là tập hợp các số tự nhiên có tận cùng bằng 0, 𝐵 là tập hợp các số tự nhiên chẵn.
Bài 12. Cho 𝑎 ∈ {12,18,81}, 𝑏 = {5; 9}. Hãy xác định tập hợp 𝑀 = {𝑎 − 𝑏}.
Bài 14. Cho hai tập hợp:𝑅 = {𝑎 ∈ ℕ|75 ≤ 𝑎 ≤ 85}; 𝑆 = {𝑏 ∈ ℕ|75 ≤ 𝑏 < 91}
a) Viết các tập hợp trên bằng cách liệt kê các phần tử
b) Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử;
c) Dùng kí hiệu ⊂ để thực hiên mối quan hệ giữa hai tập hợp đó.
Bài 15: Cho các tập hợp𝐴 = {2; 3; 5; 7; 11} và 𝐵 = {1; 3; 5; 7; 9; 11}
a. Viết tập hợp 𝐶 các phần tử thuộc 𝐴 và không thuộc 𝐵.
b. Viết tập hợp 𝐷 các phần tử thuộc 𝐵 và không thuộc 𝐴.
c. Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc 𝐴 vừa thuộc 𝐵.
d. Viết tập hợp 𝐹 các phần tử hoặc thuộc 𝐴 hoặc thuộc 𝐵.
Bài 16: Cho tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3; 𝑥; 𝑎; 𝑏}
a. Hãy chỉ rõ các tập hợp con của 𝐴 có 1 phần tử.
b. Hãy chỉ rõ các tập hợp con của 𝐴 có 2 phần tử.
c. Tập hợp 𝐵 = {𝑎; 𝑏; 𝑐}có phải là tập hợp con của 𝐴 không?
Bài 17. Tính số điểm về môn toán lớp 6A trong học kì I. Lớp 6A có 40 học sinh đạt ít nhất một điểm
10; có 27 học sinh đạt ít nhất hai điểm 10; có 19 học sinh đạt ít nhất ba điểm 10; có 14 học sinh đạt ít
nhất bốn điểm 10 và không có học sinh nào đạt được năm điểm 10. Dùng kí hiệu ⊂ để thực hiện mối
quan hệ giữa các tập hợp học sinh đạt số các điểm 10 của lớp 6A, rồi tính tổng số điểm 10 của lớp đó.

9
CHỦ ĐỀ 1.2: CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Ghi số tự nhiên
* Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân người ta dùng mười chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
* Trong hệ thập phân cứ 10 đợn vị ở một hàng thì làm thành 1 đơn vị ở hàng liền trước nó.
* Để biểu thị một số có nhiều chữ số, chẳng hạn có bốn chữ sô theo thứ tự từ trái sang phải là a, b, c, d,
ta thường viết abcd . Số này là “a nghìn, b trăm, c chục, d đơn vị”.

Do đó abcd = a.1000 + b.100 + c.10 + d.


2. Chữ số La Mã
* Trong hệ la mã, để ghi số tự nhiên người ta dùng bảy chữ số: I , V, X, L, C, D, M có giá trị tương
ứng là 1 , 5, 10, 50, 100, 500, 1000
* Mỗi số La Mã không được viết liền nhau quá 3 lần.
* Có 6 số La Mã đặc biệt: IV, IX, XL, XC, CD, CM có giá trị tương ứng 4, 9, 40, 90, 400, 900.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Cách ghi số tự nhiên
I. Phương pháp giải:
* Cần phân biệt rõ:số với chữ số ; số chục với chữ số hàng chục ; số trăm với chữ số hàng trăm, ..
VD: Số 4315
+ các chữ số là 4, 3, 1, 5
+ Số chục là 431, chữ số hàng chục là 1
+ Số trăm là 43, chữ số hàng trăm là 3….
* Mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Riêng chữ số 0 không thể đứng ở vị trí
đầu tiên.
* Số nhỏ nhất có n chữ số là 1000….000 ( n − 1 chữ số 0 )
* Số lớn nhất có n chữ số là 999….99 ( n chữ số 9 )
II. Bài toán
Bài 1.
a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.
b) Điền vào bảng :

Số đã cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục


1425

2307

Bài 2.
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
Bài 3.
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tám chữ số.
b) Viết số tự nhiên lớn nhất có tám chữ số.
Bài 4.
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau.
Bài 5. Viết tập hợp các chữ số của số 2010.
Bài 6.
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có sáu chữ số;
b) Viết số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số.
Dạng 2. Viết số tự nhiên có m chữ số từ n chữ số cho trước
I. Phương pháp giải
* Chọn một chữ số trong các chữ số đã cho làm chữ số hàng cao nhất trong số tự nhiên cần viết.
* Lần lượt chọn các số còn lại xếp vào các hàng còn lại.
* Cứ làm như vậy cho đến khi lập được hết các số.
* Chú ý: Chữ số 0 không thể đứng đầu.
II. Bài toán
BÀI 1: Dùng ba chữ số 0, 1, 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.
Bài 2. Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả năm chữ số 0, 2, 5, 6, 9 (mỗi chữ số chỉ
được viết một lần).
Bài 3. Dùng ba chữ số 2, 0, 7 viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, các chữ số khác nhau.

Bài 4. Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả sáu chữ số 0 ; 2; ; 5 ; 7 ; 9 (mỗi chữ số chỉ
được viết một lần).
Bài 5. Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả mười chữ số khác nhau (mỗi chữ số chỉ
được viết một lần).
Bài 6. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó
a) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị là 4
b) Chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị
c) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị, tổng hai chữ số bằng 12.
Dạng 3. Tính số các số tự nhiên
I. Phương pháp giải
* Tính số các số có n chữ số cho trước
+ Để tính số các chữ số có n chữ số, ta lấy số lớn nhất có n chữ số trừ đi số nhỏ nhất có n chữ số
rồi cộng với 1.
+ Số các số có n chữ số bằng: 999….99 ( n chữ số 9 ) - 1000….000 ( n − 1 chữ số 0) + 1
* Để đếm các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, ta dùng công thức sau:

II. Bài toán


Bài 1.
a) Có bao nhiêu số có năm chữ số?
b) Có bao nhiêu số có sáu chữ số ?
Bài 2. Tính số các số tự nhiên chẵn có bốn chữ số.
Bài 3. Muốn viết tất cả các số tự nhiên từ 100 đến 999 phải dùng bao nhiêu chữ số 9 ?
Bài 4. Có bao nhiêu số có:
a) Hai chữ số? b) Ba chữ số? c) Chín chữ số?
Bài 5.Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có ba chữ số?
Dạng 4. Đọc và viết các số bằng chữ số La Mã
I.Phương Pháp giải
* Dùng bảng số La Mã sau:

* Ta có: I , V, X, L, C, D, M có giá trị tương ứng là 1 , 5, 10, 50, 100, 500, 1000
* Ta có: IV, IX, XL, XC, CD, CM có giá trị tương ứng 4, 9, 40, 90, 400, 900.
+ Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và tuyệt đối không được thêm quá 3
lần số.
Ví dụ:
V = 5; VI = 6; VII = 7; VIII = 8
Nếu viết: VIIII = 9 (không đúng), viết đúng sẽ là IX = 9
L = 50; LX = 60; LXX = 70; LXXX = 80
C = 100; CX = 110; CV =105
2238 = 2000 + 200 + 30 + 8 = MMCCXXXVIII
+ Những số viết bên trái thường là trừ đi, nghĩa là lấy số gốc trừ đi số đứng bên trái sẽ ra giá trị của
phép tính. Dĩ nhiên số bên trái sẽ phải nhỏ hơn số gốc thì bạn mới có thể thực hiện phép tính.
Ví dụ:
số 4 (4= 5-1) viết là IV
số 9 (9=10-1) Viết là IX
số 40 = XL; + số 90 = XC
số 400 = CD; + số 900 = CM
MCMLXXXIV = 1984
MMXIX = 2019
II. Bài toán
Bài 1:
a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17 ; 25
Bài 2: Đọc các số La mã sau: XXXIX ; LXXXV ; CDXCV.
Bài 3: Viết các số tự nhiên bằng số La Mã: 25 ; 89 ; 2009 ; 1945
SH6.CHUYÊN ĐỀ 1-TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
SH6. CHỦ ĐỀ 1.2- THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số. Mỗi số được biểu diễn bởi một điểm

0 1 2 3 4 5 6
2. Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số còn lại. Khi số a nhỏ hơn số b ta viết
a  b hoặc b  a . Ta viết a  b để chỉ a  b hoặc a = b và ngược lại a  b để chỉ a  b hoặc a = b .
3. Nếu a  b và b  c thì a  c
4. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau và một số liền trước (trừ số 0 không có số liền trước). Hai số tự
nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau một đơn vị. Chẳng hạn 5 và 6. Số 6 là số liền sau số 5, số 5 là số liền
trước số 6.
5. Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
A. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Số tự nhiên liền trước số 7428 là số:

A. 7427 B. 7429 C. 7439 D. 7430

Câu 2: Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là số:

A. 97 B. 98 C. 99 D. 100

Câu 3: Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn 748 < x < 760?

A. 10 số B. 11 số C. 12 số D. 13 số

Câu 4: Trong các dòng sau, dòng nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần?

A. x , x + 1, x + 2 trong đó x  N B. b − 1 , b , b + 1 trong đó b  N *

C. c , c + 1 , c + 2 trong đó c  N D. m + 1 , m , m − 1 trong đó m  N *
Câu 5: Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
a. ...., 1200, ... b. ....., ......, m
Câu 6: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) 14 N b) 0  N *

c) Có số a thuộc N * mà không thuộc N d) Có số b thuộc N mà không thuộc N *


B. Bài tập tự luận
Dạng 1:Tìm số tự nhiên liền trước, liền sau. Tìm số tự nhiện thỏa mãn điều kiện cho trước.
I.Phương pháp giải.

1
Trên trục số nằm ngang, chiều mũi tên đi từ trái sang phải, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ, điểm
bên phải biểu diễn số lớn.
Vì hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, để tìm số tự nhiên liền sau của số tự nhiên
a , ta tính a + 1 ; tìm số tự nhiên liền trước của số tự nhiên a ( a  0 ) , ta tính a −1

Số 0 không có số tự nhiên liền trước; Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: a , a + 1 , a + 2
hoặc a − 1, a , a + 1
II.Bài toán.
Bài 1.
a, Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 48; 957; 4782
b, Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 78, 167, 9479
c, Viết số tự nhiên liền trước và liền sau của số tự nhiên a ( a khác 0)
Bài 2: Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 1209 và 1212 để được sáu số tự nhiên rồi sắp
xếp sáu số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3:
a. Viết số tự nhiên liền sau mỗi chữ số: 199; x (với x  N )

b. Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 400; y (với y  N * )


Bài 4: Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết rằng tổng số của chúng bằng 24.
Bài 5: Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
28, , 
, 100, 

Bài 6:
a. Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 17; 99 ; a (với a  N )

b. Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 35 ; 1000 ; b (với b  N * )

Bài 7: Tập hợp A gồm n số tự nhiên liên tiếp được biểu diễn bởi n điểm trên tia số. Trong n điểm
đó, có một điểm B thỏa mãn: nếu đếm n điểm đó từ trái sang phải thì điểm B ở vị trí thứ 14 , còn nếu
đếm từ phải sang trái thì điểm B ở vị trí số 16. Tìm n .
Bài 8:Trong các dãy sau, dãy nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần?
a. a, a + 1, a + 2 với a N * b. a + 1, a, a – 1 với a N *

c. 4a, 3a, 2a với a  N

Bài 9:Điền thêm ba số hạng vào dãy số sau: 1, 2,3,5,8,13, 21,34,....

Bài 10:Tìm các số hạng đầu tiên của dãy số sau biết rằng mỗi dãy số có 10 số hạng
a. ..., ..., 32, 64,128, 256, 512,1024. b. ..., ..., 44,55, 66, 77, 88, 99, 110
Bài 11: Tìm các số tự nhiên a, b c, đồng thời thỏa mãn ba điều kiện a  b  c, 6  a  10, 8  c  11.

Dạng 2:Viết tập hợp các số tự nhiên; biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
2
I.Phương pháp giải.
+ Viết tập hợp các số tự nhiên không vượt quá yêu cầu của đề bài và biểu diễn tập hợp trên tia số.
+ Hai cách biểu diễn tập hợp là liệt kê phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
+ Số các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b là b − a + 1
+ Số các số lẻ (chẵn) tự nhiên liên tiếp từ a đến b là (b − a) : 2 + 1
II.Bài toán.
Bài 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7 bằng 2 cách.
Bài 2: Cho ba tập hợp: A là tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 12, B là tập hợp các số tự nhiên
lẻ nhỏ hơn 9 và C là tập hợp các số tự nhiên chẵn lớn hơn 3 và không vượt quá 14. Hãy viết các tập
hợp trên theo hai cách
Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó:
a, Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị là 4
b, Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị, tổng hai chữ số bằng 14
Bài 4: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a, Tập hợp C các số tự nhiên a thỏa mãn 3a + 4 = 25
b, Tập hợp D các số tự nhiên chẵn lớn hơn 6 và nhỏ hơn 100
Bài 5: Tìm các số tự nhiên a, b, c thỏa mãn cả hai điều kiện 20  a  b và 24  c  b

Bài 6:Tìm bốn số tự nhiên liên tiếp, biết rằng tổng của chúng bằng 2010
Bài 7: Tìm tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn:
a. x + 8 = 14 b. 18 – x = 5
c. x : 7 = 0 d. 0 : x = 0
Bài 8: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

a) A = {x  N | 12  x  16} b) B = {x  N * | x  5}

c) C = {x  N | 13  x  15}

Bài 9: Viết tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử
của tập hợp.
Dạng 3:So sánh hai số tự nhiên
I.Phương pháp giải.
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia
số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b . Ta viết a  b hoặc b  a . Ta còn nói điểm a nằm trước
điểm b hoặc điểm b nằm sau điểm a . Trên tia số: Số ở gần 0 hơn là số bé hơn (chẳng hạn:
2  5;...), số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn (chẳng hạn 12  11 )

+ Sử dụng tính chất bắc cầu: a  b và b  c thì a  c .


+ Trong hai số tự nhiên:
Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Chẳng hạn: 100  99.

3
Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Chẳng hạn: 99  100
Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải
+ Xếp thứ tự các số tự nhiên: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ
bé đến lớn hoặc ngược lại.
Ví dụ: Với các số 7698; 7968;7896;7869 có thể:

+ Xếp thứ tự từ bé đến lớn: 7698; 7869; 7896; 7968

+ Xếp thứ tự từ lớn đến bé: 7968; 7896; 7869; 7698

II.Bài toán.
Bài 1:
a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau, sử dụng kí hiệu “ < ’’; “ > ” để viết kết quả:
m = 12 036 001 và n = 12 035 987
b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n , điểm nào nằm trước?
Bài 2:So sánh
a) 9 998 và 10 000 b) 524 697 và 524 687
Bài 3: So sánh:
a. 1 000 999 và 998 999 b. 1 035 946 và 1 039 457
Bài 4:Cho 3 số tự nhiên a , b , c trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa 2
điểm a và c . Hãy dùng kí hiệu “ < ’’ để mô tả thứ tự của 3 số a , b và c . Cho ví dụ bằng số cụ thể.
Bài 5: Điền các dấu “ <; >; = ” vào chỗ chấm
a. 1234  999 b. 8754  87 540 c. 39 680  39 000 + 680
d. 35 784  35 790 e. 92 501  92 410 f. 17 600  17 000 + 600
Bài 6:Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a. 8316 ; 8136 ; 8361. b. 5724 ; 5742 ; 5740 c. 64 831; 64 813; 63 841.

Bài 7:Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:


a. 1942; 1978; 1952; 1984. b. 1890; 1945; 1969; 1954.

Bài 8:Tìm số tự nhiên x, biết:

a. x 5 b. 2  x  5
Bài 9: Tìm số tròn chục x, biết: 68  x  92

Bài 10:Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết rằng tổng số của chúng bằng 24.
Bài 11:Viết các số tự nhiên có bốn chữ số được lập nên từ chữ số 0 và 1mà trong đó mỗi chữ số xuất
hiện hai lần.
Dạng 4: Toán thực tế
I.Phương pháp giải.
+ Sử dụng tính chất bắc cầu để so sánh các bài tập thực tế: a  b và b  c thì a  c .
4
+ Dựa vào tập hợp số tự nhiên và thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên để suy luận.
II.Bài toán.
Bài 1:
Theo dõi kết quả bán hàng trong một ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:
- Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều.
- Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.
Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.
Bài 2: Ba bạn Dũng, Hiếu, Thắng dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của
các bạn lên đó bởi ba điểm. Thắng đặt tên cho các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A , B , C và giải
thích rằng điểm A ứng với chiều cao bạn Dũng, điểm B ứng với chiều cao bạn Hiếu và điểm C ứng
với chiều cao bạn Thắng. Biết rằng bạn Dũng cao 150 cm, bạn Hiếu cao 153 cm, bạn Thắng cao 148
cm. Theo em, Thắng giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như thế nào cho đúng?
Bài 3: Mẹ bạn Lan muốn mua một chiếc tủ sấy quần áo, giá chiếc tủ sấy quần áo mà mẹ bạn Lan định
mua ở năm cửa hàng như sau:

Cửa hàng Hoa Hồng Nam Phát Hồng Liên Thu Mai Hoa Hoàn

Giá (đồng) 2 050 000 2 030 000 2 130 000 2 110 000 2 090 000

Mẹ bạn Lan nên tủ sấy quần áo ở cửa hàng nào là rẻ nhất?


Bài 4:Khi bạn Bình đi đường gặp biển báo giao thông như sau:

Hãy giúp bạn Bình viết dưới dạng liệt kê tập hợp A gồm các loại xe có thể lưu thông trên đường này
và tập hợp B gồm các loại xe không được lưu thông trên đường này.
Bài 5

5
Hãy viết dưới dạng liệt kê tập hợp M gồm các loại rác tái chế và tập hợp N gồm các loại rác không tái
chế theo hình minh họa trên.
Bài 6:Các em hãy sắp xếp thứ tự các phương tiện được ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ.
+ Xe chữa cháy/cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ.
+ Đoàn xe tang lễ.
+ Xe quân sự, công an đang thi hành công vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
+ Xe cứu thương đang trên đường thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân.
+ Các xe phục vụ hỗ trợ thiên tai như xe hộ đê, dịch bệnh. Hoặc các dòng xe đang thực hiện nhiệm
vụ khẩn cấp theo quy định pháp luật.

6
CHỦ ĐỀ 1.4 - CÁC PHÉP TOÁN CỘNG TRỪ NHÂN CHIA SỐ TỰ NHIÊN
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. PHÉP CỘNG HAI SỐ TỰ NHIÊN:
1.1. Phép cộng hai số tự nhiên 𝑎 và 𝑏 cho ta một số tự nhiên gọi là tổng của chúng.
Kí hiệu: 𝑎 + 𝑏 = 𝑐trong đó: 𝑎 , 𝑏 gọi là số hạng, 𝑐 gọi là tổng.
1.2. Tính chất cơ bản của phép cộng:
a. Tính giao hoán: 𝑎 + 𝑏 = 𝑏 + 𝑎
b. Tính chất kết hợp: (𝑎 + 𝑏) + 𝑐 = 𝑎 + (𝑏 + 𝑐)
c. Cộng với số 0: 𝑎 + 0 = 0 + 𝑎 = 𝑎
2. PHÉP TRỪ HAI SỐ TỰ NHIÊN
a − b = c
   với 𝑎 ≥ 𝑏
sobitru sotru hieu

3. PHÉP NHÂN HAI SỐ TỰ NHIÊN:


3.1. Phép nhân hai số tự nhiên 𝑎 và 𝑏 cho ta một số tự nhiên gọi là tích của chúng.
Kí hiệu: 𝑎. 𝑏 = 𝑐trong đó: 𝑎, 𝑏 gọi là thừa số, 𝑐 gọi là tích.
3.2. Tích chất cơ bản của phép nhân:
a. Tính giao hoán: 𝑎. 𝑏 = 𝑏. 𝑎
b. Tính chất kết hợp: (𝑎. 𝑏). 𝑐 = 𝑎. (𝑏. 𝑐)
c. Nhân với số 1 : 𝑎. 1 = 1. 𝑎 = 𝑎
d. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 𝑎. (𝑏 + 𝑐) = 𝑎. 𝑏 + 𝑎. 𝑐
4. PHÉP CHIA HAI SỐ TỰ NHIÊN
Với hai số tự nhiên 𝑎 và 𝑏 đã cho (𝑏 ≠ 0), ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên 𝑞 và 𝑟 sao cho 𝑎 =
𝑏𝑞 + 𝑟, trong đó 0 ≤ 𝑟 < 𝑏.

Nếu 𝑟 = 0 thì ta có phép chia hết 𝑎: 𝑏 = 𝑞; với𝑎 là số bị chia. 𝑏 là số chia, 𝑞 là thương.


Nếu 𝑟 ≠ 0 thì ta có phép chia có dư 𝑎: 𝑏 = 𝑞 (dư 𝑟) ; với𝑎 là số bị chia. 𝑏là số chia, 𝑞 là thương
và 𝑟 là số dư.
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
1. PHÉP CỘNG HAI SỐ TỰ NHIÊN
Dạng 1. Tính tổng một cách hợp lý
I.Phương pháp giải.
Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tạo thành tổng tròn chục,
tròn trăm.
II. Bài toán
Bài 1. Tính tổng một cách hợp lý
a) 117 + 68 + 23 b) 127 + 39 + 73
c) 135 + 360 + 65 + 40 d) 285 + 470 + 115 + 230
e) 571 + 216 + 129 + 124
Bài 2. Tính tổng sau:
a) 21 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 30
b) 2021 + 2022 + 2023 + 2024 + 2025 + 2026 + 2027 + 2028 + 2029
c) 1 + 2 + 3 + 4+. . . +97 + 98 + 99 + 100
d) 2 + 4 + 6 + 8+. . . +96 + 98 + 100
e) 15 + 17 + 19 + 21+. . . +73 + 75 + 77
Bài 3. Tính nhẩm
a) 97 + 19 b) 996 +  45 c) 37 + 198
d) 45 + 298 e) 488 + 66
Dạng 2: Tìm x
I.Phương pháp giải.
Coi trong ngoặc là một số hạng, số bị trừ hay số trừ cần tìm, khi đó sử dụng quan hệ phép cộng,
phép trừ để đưa về dạng quen thuộc. Sau đó vận dụng quy tắc:
* Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
*Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ hay Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
* Muốn tìm thừa số chưa biết ta lây tích chia cho thừa số đã biết.
II.Bài toán.
Bài 1.Tìm x, biết:
a) 5 + 𝑥 = 320 b) 𝑥 + 25 = 148
c) 451 + (𝑥 − 218) = 876 d) (315 − 𝑥) + 264 = 327
e) 735 − (457 + 𝑥) = 124
Bài 2.
a) Tìm số tự nhiên biết rằng nếu số đó cộng thêm 15đơn vị ta thu được một số tự nhiên là 83.
b) Tìm số tự nhiên x, biết nếu lấy 255 cộng với chính nó thì ta được một số có giá trị gấp 12lần số 25.
Dạng 2. Bài toán có lời giải
I. Phương pháp giải.
- Bước 1: Đọc kỹ đề toán và tìm hiểu xem ta đã biết được những gì.
- Bước 2: Xác định xem bài toán yêu cầu gì
- Bước 3: Tìm cách giải thông qua cái đã biết và cái cần tìm
II.Bài toán.
Bài 1. Một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng
thành mất đi mỗi ngày là 450 ml qua da (mồ hôi). 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua
trao đổi chất, 1500 ml qua tiểu tiện.
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?
b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thụ khoảng 1000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải
uống thêm bao nhiêu nước để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày ?

Bài 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng ngày 𝑚 tháng 𝑐 năm 𝑎𝑏𝑐𝑑. Đó là thắng lợi vĩ đại của dân
tộc ta trong thế kỷ 20. Hãy xác định ngày lịch sử này, biết rằng 𝑚là số ngày của một tuần và 𝑎𝑏. 3 =
𝑐𝑑 + 3.

Bài 3. Năm nay Lan được 12tuổi còn mẹ của Lan thì được 32 tuổi. Hỏi sau 8 năm nữa thì số tuổi của
mẹ gấp mấy lần số tuổi của Lan?
2. PHÉP TRỪ HAI SỐ TỰ NHIÊN
Dạng 1.Thực hiện phép tính
I.Phương pháp giải.
Thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải
Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép trừ
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị
II.Bài toán.
Bài 1. Tính
a. 258 − 65 c. 115.13 − 13.15
b. 478 − 256 + 47 d. 567 + 421 − 147 − 54
Bài 2.Tính nhẩm
a.476 − 98 c. 1367 − 995
b. 541 − 197 d. 2459 − 1996
Dạng 2. Tìm x
I.Phương pháp giải.
Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính:
Tìm số hạng; Lấy tổng trừ số hạng đã biết
Tìm số bị trừ: Lấy hiệu cộng số trừ
Tìm số trừ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Coi trong ngoặc là một số hạng, số bị trừ hay số trừ cần tìm,khi đó sử dụng quan hệ phép cộng, phép
trừ để đưa về dạng quen thuộc.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm số tự nhiên x
a. 12 + 𝑥 = 56 c. 𝑥 − 157 = 458
b. 25 − 𝑥 = 14 d. 255 − (𝑥 + 9) = 184
e. 541 + (218 − 𝑥) = 678 f. (𝑥 − 36) − 133 = 14
Bài 2.
a.Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nó trừ đi 183 thì được 87.
b. Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu 147trừ nó, sau đó chia với 5 thì được 10.
Dạng 3. Bài toán thực tế
I.Phương pháp giải.
Tóm tắt bài toán, xác định đề bài cho yếu tố nào, tính những yếu tố nào? Mối quan hệ giữa các yếu tố
với nhau.
II.Bài toán.
Bài 1.Mộtnhà máy xuất khẩu lúa quý I và quý II được sản lượng lần lượt là 1578946 tấn và
1873027 tấn. Để hoành thành kế hoạch cả năm 6200000 (tấn) thì hai quý cuối năm phải phấn đấu bao
nhiêu sản lượng lúa?
Bài 2. Để chuẩn bị năm học mới, bạn An đã cầm 200000 đồng ra hiệu sách mua một số dụng cụ học
tâp và sách vở. Bạn An mua 10 quyển vở với giá 11000 đồng một quyển và 3 cây bút bi giá 5000 đồng
một cây. Hỏi cửa hàng phải trả lại cho bạn An bao nhiêu tiền?
Bài 3. Có 3 xe nước với thể tích nước như sau: xe thứ 1 chở được 728 lít nước, xe thứ 2 chở được 912lít
nước, biết xe thứ 3 chở ít hơn tổng lượng nước của xe thứ 1 và thứ 2 là 210 lít nước. Hỏi xe thứ 3 chở
được bao nhiêu lít nước?

Bài 4. Trong 100 người dự hội nghị thì 75 người biết nói tiếng Anh, 83 người biết nói tiếng Nga còn 10
người không biết tiếng Anh cũng như tiếng Nga. Hỏi có bao nhiêu người biết cả hai thứ tiếng?

Dạng 4: Tính tổng theo quy luật


I.Phương pháp giải.
Để đếm được số hạng 1 dãy số mà 2 số hạng liên tiếp đều nhau 1 số đơn vị ta dùng công thức
𝑠ố 𝑠ố ℎạ𝑛𝑔 = [(𝑠ố 𝑐𝑢ố𝑖 − 𝑠ố đầ𝑢): (𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ )] + 1

Để tính tổng các số hạng của một dãy mà hai số hạng liên tiếp cách đều nhau 1 số đơn vị ta dùng công
thức
𝑇ổ𝑛𝑔 = [(𝑠ố đầ𝑢 + 𝑠ố 𝑐𝑢ố𝑖 ). (𝑠ố 𝑠ố ℎạ𝑛𝑔)]: 2

II.Bài toán.
Bài1. Tính nhanh :
a. 99 – 97 + 95 – 93 + 91 – 89 + … + 7 – 5 + 3 – 1.
b. 50 – 49 + 48 – 47 + 46 – 45 + … + 4 – 3 + 2 – 1
Bài 2.
a. Tính hiệu của số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau.
b. Tính hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có 4chữ số là 9 ; 0 ; 5 ; 1
3. PHÉP NHÂN HAI SỐ TỰ NHIÊN
Dạng 1. Tính một cách hợp lý
I. Phương pháp giải:
- Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để tạo thành tích tròn chục, tròn
trăm.
- Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính tổng một cách hợp lý.
II. Bài toán:
Bài 1. Tính các tích sau một cách hợp lý:
a) 14.50 b 16.125 c) 9.24.25
d) 12.125.54 e)30.40.50.60 f) 64.125.875
Bài 2. Tính nhanh
a) 27.36 + 27.64 b) 25.37 + 25.63 − 150
c) 425.7.4 − 170.60 d)8.9.14 + 6.17.12 + 19.4.18
Dạng 2. Tính nhẩm
I. Phương pháp giải:
- Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất 𝑎(𝑏 − 𝑐) = 𝑎𝑏 − 𝑎𝑐.
- Tính nhẩm bằng cách chia cả hai thừa số với cùng một số thích hợp.
- Tính nhẩm bằng cách nhân vào số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp
II. Bài toán:
Bài 1. Tính nhẩm
a) 46.99b) 47.98
c) 18.19d)24.198
Bài 2. Tính nhẩm
a) 1800.5b) 36.25
c) 36600: 50d)220000: 5000
Dạng 3: Tìm x, biết:
I.Phương pháp giải. Vận dụng quy tắc:
* Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia thừa só đã biết.
* Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
* Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
II.Bài toán.
Bài 1.Tìm x, biết:
a) 2. 𝑥 + 3 = 15 b) 28 − 3. 𝑥 = 13
c) (𝑥 − 1954). 5 = 50 d)30. (60 − 𝑥) = 30
Bài 2. Tìm x, biết:
a) 𝑥 + 99: 3 = 55 b) (𝑥 − 25): 15 = 20
c) (3. 𝑥 − 15). 7 = 42 d) 𝑥. (𝑥 + 1) = 2 + 4 + 6 + 8 + 10+. . . +2500
Dạng 4. Bài toán có lời giải
I. Phương pháp giải.
- Bước 1: Đọc kỹ đề toán và tìm hiểu xem ta đã biết được những gì.
- Bước 2: Xác định xem bài toán yêu cầu gì
- Bước 3: Tìm cách giải thông qua cái đã biết và cái cần tìm
II.Bài toán.
Bài 1. Một ô tô chở 30bao gạo và 40bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 50kg, mỗi bao ngô nặng 60kg.
Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kilôgam gạo và ngô ?
Bài 2. Trong tháng 7 nhà ông Khánh dùng hết 115 số điện. Hỏi ông Khánh phải trả bao nhiêu tiền điện,
biết đơn giá điện như sau:
Giá tiền cho 50 số đầu tiên là 1678 đồng/ số;
Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51đến số100) là 1734 đồng/số;
Giá tiền cho 100 số tiếp theo ( từ số 101đến200) là 2014 đồng/số.
4. PHÉP CHIA HAI SỐ TỰ NHIÊN
Dạng 1.
I.Phương pháp giải.
Thực hiện phép tính theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau.
Đặt phép chia và thử lại kết quả bằng phép nhân
Tích của hai số không đổi nếu ta nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng một số.
Thương của hai số không đổi nếu ta nhân cả số bị chia và số chia cho cùng một số
(𝑎 + 𝑏): 𝑐 = 𝑎: 𝑐 + 𝑏: 𝑐 ( trường hợp chia hết)

II.Bài toán.
Bài 1.
a. Trong phép chia cho 2 số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5 số dư
bằng bao nhiêu?
b. Dạng tỏng quát của số chia hết cho 2 là 2𝑘 , dạng tổng quá của số chia cho 2 dư 1 là 2𝑘 + 1 với 𝑘 ∈
𝑁. Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3 , số chia cho 3 dư 1, số chia cho 3 dư 2

Bài 2.Tính nhẩm


a. 3000: 125 b. 1200: 50
c. 132: 12 d. (3600 − 108): 36
Bài 3. Thực hiện phép tính
a. 69890: 145 b.(56.35 + 56.18): 53
c. 18: 3 + 12 − 3(51: 17) d. 25 − 200: 50.4
Dạng 2. Tìm x
I.Phương pháp giải.
Tìm thừa số lấy tích chia thừa số đã biết.
Tìm số chia lấy số bị chia chia cho thương.
Tìm số bị chia lấy thương nhân số chia.
Nếu 𝑎. 𝑏 = 0 thì 𝑎 = 0 hoặc 𝑏 = 0.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm số tự nhiên x, biết
a. 𝑥: 6 = 19 c. 𝑥. 3 + 7 = 16
b. 0: 𝑥 = 0 d. (𝑥 − 42). 3 = 51
e. (8𝑥 − 16)(𝑥 − 5) = 0 f. 𝑥 − 152: 2 = 46
Bài 2.
a.Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 5 rồi cộng thêm 16, sau đó chia cho 3 thì được 7.
b. Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu chia nó với 3 rồi trừ đi 4, sau đó nhân với 5 thì được 15.
Dạng 3. Bài toán thực tế
I.Phương pháp giải.
Đọc kỹ đề bài, xác định đề bài cho những gì và yêu cầu gì?
Áp dụng những kiến thức đã học để giải bài toán
II.Bài toán.
Bài 1. Một trường muốn chở 892 đi tham quan khu di tích Địa Đạo Củ Chi. Biết rằng mỗi xe chở được
45 học sinh. Hỏi nhà trường cần ít nhất bao nhiêu chiếc xe?

Bài 2. Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận có bao nhiêu tuần và dư ra bao nhiêu ngày
Bài 3. Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận có bao nhiêu tuần và dư ra bao nhiêu ngày
Bài 4. Bạn Minh dùng 30000 đồng để mua bút. Có hai loại bút: bút bi xanh và bút bi đen. Bút bi xanh
có giá 2500 đồng một chiếc. Bút bi đen có giá 3500 đồng một chiếc. Bạn Minh sẽ mua được nhiều nhất
bao nhiêu chiếc bút nếu:
a. Minh chỉ mua mỗi loại bút bi xanh?
b. Minh chỉ mua mỗi loại bút đi đen?
Dạng 4: Trắc nghiệm
II.Bài toán.
Câu 1. Kết quả của phép tính456: 3bằng
A. 152 B. 153 C. 112 D. 213
Câu 2. Cho hai số tự nhiên 𝑎 và 5. Phép trừ 𝑎 − 5 thực hiện khi
A. 𝑎 > 5 B. 𝑎 < 5 C. 𝑎 ≤ 5 D.𝑎 ≥ 5
Câu 3. Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 6 dư 5là
A. 6𝑘 (𝑘 ∈ 𝑁) B. 6𝑘 + 5(𝑘 ∈ 𝑁) C. 5𝑘 + 6(𝑘 ∈ 𝑁) D. 6𝑘 − 5(𝑘 ∈ 𝑁)
Câu 4.Thực hiện phép chia 147: 3 thì ta có số dư bằng bao nhiêu?
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3
Câu 5. Xe oto đi từ Đồng Nai tới Bến Tre nghỉ rồi tiếp tục đi về An Giang, biết từ Đồng Nai đến Bến
Tre là 120 km, từ Đồng Nai đến An Giang 256 km. Tìm quãng đường xe ôtô đi từ Bến Tre đến An
Giang?
A. 376km B. 136km C. 156km D. 124km
Câu 6. Cho phép tính 514 − 245. Chọn kết luận đúng?
A. 514 là số trừ B. 245là số bị trừ C. 514 là số bị trừ D. 245 là hiệu

Câu 7. Kết quả phép chia 𝑎𝑏𝑐𝑎𝑏𝑐 cho 𝑎𝑏𝑐 là bao nhiêu?

A. 2 B. 101 C. 1001 D. 𝑎𝑏𝑐


Câu 8. Số tự nhiên 𝑥 trong phép tính 21(𝑥 − 1) + 23 = 149
A. 3612 B. 2647 C. 5 D. 7
SH6.CHUYÊN ĐỀ 1-TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ 1.5-LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Lũy thừa bậc n của số a là tích của 𝑛 thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng 𝑎
𝑎𝑛 = ⏟
𝑎. 𝑎. . . 𝑎 ( 𝑛 ≠ 0); 𝑎 gọi là cơ số, 𝑛 gọi là số mũ.
n thừa số
a
2.Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số𝑎𝑚 . 𝑎𝑛 = 𝑎𝑚+𝑛

3.Chia hai luỹ thừa cùng cơ số a m : a n = a m − n (𝑎 ≠ 0, 𝑚 ≥ 𝑛)

Quy ước a 0 = 1 (𝑎 ≠ 0)
4.Luỹ thừa của luỹ thừa(𝑎𝑚 )𝑛 = 𝑎𝑚⋅𝑛
5. Luỹ thừa một tích (𝑎. 𝑏)𝑚 = 𝑎𝑚 . 𝑏𝑚
6. Một số luỹ thừa của 10:
- Một nghìn: 1000 = 103
- Một vạn: 10000 = 104
- Một triệu: 1000000 = 106
- Một tỉ: 1000000000 = 109
Tổng quát: nếu 𝑛 là số tự nhiên khác 0 thì: 10𝑛 = 1000. . .00
7. Thứ tự thực hiện phép tính:
Trong một biểu thức có chứa nhiều dấu phép toán ta làm như sau:
- Nếu biểu thức không có dấu ngoặc chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép
nhân chia ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu biểu thức không có dấu ngoặc, có các phép cộng, trừ ,nhân ,chia, nâng lên lũy
thừa, ta thực hiện nâng lên lũy thừa trước rồi thực hiện nhân chia,cuối cùng đến cộng
trừ.
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc ( ) ,   ,   ta thực hiện các phép tính trong ngoặc tròn
trước, rồi đến các phép tính trong ngoặc vuông, cuối cùng đến các phép tính trong
ngoặc nhọn.
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. THỰC HIỆN TÍNH, VIẾT DƯỚI DẠNG LŨY THỪA
I.Phương pháp giải.
Sử dụng công thức:
1) 𝑎𝑛 = ⏟
𝑎. 𝑎. . . 𝑎 ( 𝑛 ≠ 0); 𝑎 gọi là cơ số, 𝑛 gọi là số mũ.
thừa𝑛số a

2)𝑎𝑚 . 𝑎𝑛 = 𝑎𝑚+𝑛

3) a m : a n = a m − n (𝑎 ≠ 0, 𝑚 ≥ 𝑛)

Quy ước a 0 = 1 (𝑎 ≠ 0)
4) (𝑎𝑚 )𝑛 = 𝑎𝑚⋅𝑛
5) (𝑎. 𝑏)𝑚 = 𝑎𝑚 . 𝑏 𝑚
II.Bài toán.
Bài 1. Viết các tích sau dưới dạng 1 luỹ thừa
a) 5.5.5.5.5.5 b) 2.2.2.2.3.3.3.3 c) 100.10.2.5
Bài 2.Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) 34 : 32 b) 24 . 22 c) (24 )2
Bài 3. Viết các tích sau đây dưới dạng một luỹ thừa của một số:
a) 𝐴 = 82 . 324 b) 𝐵 = 273 . 94 . 243
Bài 4. Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:
a) 64: 23 b)243: 34 c)625: 53
d) 75 : 343 e)100000: 103 f) 115 : 121
g) 243: 33 : 3 h) 48 : 64: 16
Bài 5.Tìm các số mũ 𝑛 sao cho luỹ thừa 3𝑛 thảo mãn điều kiện: 25 < 3𝑛 < 250
Bài 6 : Thực hiện phép tính:
a) 5. 22 − 18: 3 b) 17.85 + 15.17 − 23. 3.5
c) 23 . 17 − 23. 14 d) 20 − [30 − (5 − 1)2 ]
e) 75 − (3. 52 − 4. 23) f) 2. 52 + 3: 710 − 54: 33
g) 150 + 50: 5 − 2. 32 h) 5. 32 − 32: 42
Bài 7: Thực hiện phép tính.
a)27.75 + 25.27 − 2.3. 52 b) 12: {400: [500 − (125 + 25.7)]}
c)13.17 − 256: 16 + 14: 7 − 20210 d) 2. 32 : 3 + 182 + 3. (51: 17)
e)15 − 52 . 23 : (100.2) f) 52 . 23 − 12.5 + 170: 17 − 8
Bài 8: Thực hiện phép tính.
a) 23 − 53 : 52 + 12. 22 b) 5. [(85 − 35: 7): 8 + 90] − 52. 2
c) 2. [(7 − 33 : 32 ): 22 + 99] − 100 d) 27 : 22 + 54 : 53 . 24 − 3. 25
e) (35 . 37): 310 + 5. 24 − 73 : 7 f) 32 . [(52 − 3): 11] − 24 + 2.103
g) (62007 − 62006 ): 62006 h) (52001 − 52000 ): 52000
i) (72005 + 72004 ): 72004 j) (57 + 75 ). (68 + 86 ). (24 − 42)
k) (75 + 79 ). (54 + 56 ). (33 . 3 − 92 ) l) [(52 . 23 − 72 . 2): 2]. 6 − 7. 25
Bài 9 : Thực hiện phép tính.
a) 142 − [50 − (23 . 10 − 23. 5)] b) 375: {32 − [4 +
(5. 32 − 42)]} − 14
c){210: [16 + 3. (6 + 3. 22 )]} − 3 d) 500 − {5. [409 − (23 . 3 −
21)2 ] − 1724}
Bài 10: Thực hiện phép tính.
a) 80 − (4. 52 − 3. 23 ) b) 56 : 54 + 23 . 22 − 12017
c) 53 − 2. [56 − 48: (15 − 7)] d) 23.75 + 52 . 10 + 52 . 13 + 180
e) 36.4 − 4. (82 − 7.11)2 : 4 − 20160 f)303 − 3. {[655 − (18: 2 +
1). 43 + 5]}: 100
Bài 11: Tính giá trị của biểu thức: 𝐴 = 2002.20012001 − 2001.20022002
Bài 12: Tính:
a) 𝐴 = 2 + 22 + 23 + 24 +. . . +2100 b) 𝐵 = 1 + 5 + 52 + 53 +. . . +5150
c) 𝐶 = 3 + 32 + 33 +. . . +31000
Dạng 2.SO SÁNH CÁC LŨY THỪA
I.Phương pháp giải.
Để so sánh hai lũy thừa ta thường biến đổi về hai lũy thừa có cùng cơ số hoặc có cùng
số mũ (có thể sử dụng các lũy thừa trung gian để so sánh)
Với 𝑎, 𝑏, 𝑚, 𝑛 ∈ 𝑁 ta có:𝑎 > 𝑏 ⇔ 𝑎𝑛 > 𝑏𝑛 ∀𝑛 ∈ 𝑁 *
𝑚 > 𝑛 ⇔ 𝑎𝑚 > 𝑎𝑛 (𝑎 > 1)
𝑎 = 0hoặc 𝑎 = 1thì 𝑎𝑚 = 𝑎𝑛 (𝑚. 𝑛 ≠ 0)
Với 𝐴, 𝐵 là các biểu thức ta có :
𝐴𝑛 > 𝐵 𝑛 ⇔ 𝐴 > 𝐵 > 0
𝐴𝑚 > 𝐴𝑛 ⇒ 𝑚 > 𝑛 và 𝐴 > 1
𝑚 < 𝑛và 0 < 𝐴 < 1
II.Bài toán.
Bài 1. So sánh:
a) 33317và 33323 b) 200710 và 200810 c)(2008 − 2007) 2009 và
(1998 − 1997)1999
Bài 2. So sánh
a)2300 và 3200 e)9920 và 999910
b)3500 và 7300 f)111979 và 371320
c)85 và 3. 47 g)1010 và 48.505

d)202303 và 303 202 h)199010 + 19909 và 199110


Bài 3. Chứng tỏ rằng : 527 < 263 < 528
Bài 4.So sánh:
a)10750 và 7375 b)291 và 535
Bài 5. So sách các cặp số sau:
a) 𝐴 = 275 và𝐵 = 2433 b) 𝐴 = 2300 và 𝐵 = 3200
Bài 6.So sánh các số sau:
a)19920 và 200315 b) 339 và 1121
Bài 7. So sánh 2 hiệu: 7245 − 7244 và 7244 − 7243
Bài 8.So sánh các số sau:
a) 95 và 273 b) 3200 và 2300 c) 3500 và7300
d) 3. 47 và 85 e) 202303 và 303202
Bài 9: So sánh
a) 𝐴 = 1 + 2 + 22 +. . . +24 và 𝐵 = 25 − 1 b) 𝐶 = 3 + 32 + 33 +. . . +3100 và
3101 −3
𝐷=
2

Dạng 3. TÌM SỐ CHƯA BIẾT TRONG LŨY THỪA


I. Phương pháp giải. Khigiải bài toán tìm 𝑥 có luỹ thừa phải:
Phương pháp 1: Biến đổi về các luỹ thừa cùng cơ số .
Phương pháp 2: Biến đổi về các luỹ thừa cùng số mũ .
Phương pháp 3: Biến đổi về dạng tích các lũy thừa.
II. Bài toán.
Bài 1. Tìm x, biết.
a) 2𝑥 . 4 = 128 b)2𝑥 − 26 = 6 c)
64. 4𝑥 = 45
d)27. 3𝑥 = 243 e)49. 7𝑥 = 2041 g) 3𝑥 = 81
h)34. 3𝑥 = 37 k)3𝑥 + 25 = 26. 22 + 2. 30
Bài 2.Tìm 𝑥 ∈ 𝑁, biết.
a) 3𝑥 . 3 = 243 b) 2𝑥 . 162 = 1024
c) 64. 4𝑥 = 168 d) 2𝑥 = 16

Bài 3.Tìm𝑥, biết.


𝑥−2019 1
a)(7𝑥 − 11)3 = 25 . 52 + 200 b) =
4 𝑥−2019
c) (2𝑥 − 1 )4 = 16 d) (2𝑥 + 1 )4 = (2𝑥 + 1)6
39 15
e) | − 3𝑥 2 | = g) (2𝑥 + 1)3 = 125
2 2
Bài 4: Tìm 𝑥 biết:
a, (3𝑥 − 1)10 = (3𝑥 − 1)20 b, 𝑥 (6 − 𝑥 )2003 = (6 − 𝑥 )2003 c, 5𝑥 +
5𝑥+2 = 650
Bài 5: Tìm x biết:
a, 2𝑥+2 − 2𝑥 = 96 b, 2𝑥+1. 3𝑦 = 12𝑥 c) 10𝑥 : 5𝑦 = 20𝑦
Dạng 4. MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ LŨY THỪA
I.Phương pháp giải.
Phương pháp 1: Để so sánh hai luỹ thừa ta thường đưa về so sánh hai luỹ thừa cùng cơ
số hoặc cùng số mũ .
- Nếu hai luỹ thừa cùng cơ số ( lớn hơn 1) thì luỹ thừa nào có số mũ lớn hơn sẽ lớn hơn.
𝑎𝑚 > 𝑎𝑛 (𝑎 > 1) ⇔ 𝑚 > 𝑛
- Nếu hai luỹ thừa cùng số mũ (lớn hơn 0) thì lũy thừa nào có cơ số lớn hơn sẽ lớn hơn
.
𝑎𝑛 > 𝑏𝑛 (𝑛 > 0) ⇔ 𝑎 > 𝑏
Phương pháp 2: Dùng tính chất bắc cầu, tính chất đơn điệu của phép nhân
𝐴 > 𝐵, 𝐵 > 𝐶 thì 𝐴 > 𝐶.
𝐴𝐶 < 𝐵𝐶 (𝐶 > 0) ⇔ 𝐴 < 𝐵
II.Bài toán.
Dạng 1: So sánh hai số lũy thừa.
Bài 1. So sánh các lũy thừa: 32𝑛 và 23𝑛
Lời giải
Ta có: 32𝑛 = (32 )𝑛 = 9𝑛
23𝑛 = (23 )𝑛 = 8𝑛
Vì 9𝑛 > 8𝑛 nên 32𝑛 > 23𝑛
Dạng 2: So sánh biểu thức lũy thừa với một số (so sánh hai biểu thức lũy thừa)
- Thu gọn biểu thức lũy thừa bằng cách vận dụng các phép tính lũy thừa, cộng trừ các số
theo quy luật.
- Vận dụng phương pháp so sánh hai lũy thữa ở phần B.
- Nếu biểu thức lũy thừa là dạng phân thức: Đối với từng trường hợp bậc của luỹ thừa ở
tử lớn hơn hay bé hơn bậc của luỹ thừa ở mẫu mà ta nhân với hệ số thích hợp nhằm tách
phần nguyên rồi so sánh từng phần tương ứng.
Với 𝑎, 𝑚, 𝑛, 𝐾 ∈ 𝑁*. Ta có:
𝑎 𝑎 𝑎 𝑎
- Nếu 𝑚 > 𝑛 thì 𝐾 − > 𝐾 − và 𝐾 + < 𝐾 + .
𝑚 𝑛 𝑚 𝑛
𝑎 𝑎 𝑎 𝑎
- Nếu 𝑚 < 𝑛 thì 𝐾 − <𝐾− và 𝐾 + > 𝐾 + .(còn gọi là phương pháp so sánh
𝑚 𝑛 𝑚 𝑛
phần bù)
1
* Với biểu thức là tổng các số có dạng (với 𝑎 ∈ 𝑁*) ta có vận dụng so sánh sau:
𝑎2
1 1 1 1 1
− < 2< −
𝑎 𝑎+1 𝑎 𝑎−1 𝑎
Bài 1. Cho 𝑆 = 1 + 2 + 2 + 2 +. . . +2 . So sánh 𝑆 với 5. 28 .
2 3 9

1015 +1 1016 +1
Bài 2.So sánh hai biểu thức 𝐴 và 𝐵, biết: 𝐴 = và 𝐵 =
1016 +1 1017 +1
22008 −3 22007 −3
Bài 3.So sánh hai biểu thức 𝐶 và 𝐷, biết: 𝐶 = và 𝐷 =
22007 −1 22006 −1
Dạng 3: Từ việc so sánh lũy thừa, tìm cơ số (số mũ) chưa biết.
* Với các số tự nhiên 𝑚, 𝑥, 𝑝 và số dương 𝑎.
+ Nếu 𝑎 > 1 thì:𝑎𝑚 < 𝑎 𝑥 < 𝑎𝑝 ⇒ 𝑚 < 𝑥 < 𝑝.
+ Nếu 𝑎 < 1 thì:𝑎𝑚 < 𝑎 𝑥 < 𝑎𝑝 ⇒ 𝑚 > 𝑥 > 𝑝.
* Với các số dương 𝑎, 𝑏 và số tự nhiên 𝑚, ta có:𝑎𝑚 < 𝑏 𝑚 ⇒ 𝑎 < 𝑏.
Bài 3. Tìm các số nguyên n thoã mãn: 364 < 𝑛48 < 572 .
Bài 4. Tìm 𝑥 ∈ 𝑁, biết:
a) 16𝑥 < 1284 . b) 5𝑥 . 5𝑥+1. 5𝑥+2 ≤
18
100. . . . . . . . . . . . .0 : 2 .

18𝑐ℎ𝑢𝑠𝑜0
Bài 5: Tìm số tự nhiên 𝑥, 𝑦 sao cho 10𝑥 = 𝑦 2 − 143.
Bài 6: a) Số 58 có bao nhiêu chữ số?
b) Hai số 22003 và 52003 viết liền nhau được số có bao nhiêu chữ số?
Bài 7:Tìm số 5 các chữ số của các số n và m trong các trường hợp sau:
a) 𝑛 = 83 . 155 . b) 𝑚 = 416 . 525.
Dạng 4: Sử dụng lũy thừa chứng minh chia hết
Bài 1: Chứng minh rằng:
a. 𝐴 = 1 + 3 + 32 +. . . +311 chia hết cho 4
b. 𝐵 = 165 + 215chia hết cho 33
c. 𝐶 = 5 + 52 + 53+. . . +58 chia hết cho 30
d. 𝐷 = 45 + 99 + 180chia hết cho9
e. 𝐸 = 1 + 3 + 32 + 33 +. . . +3119 chia hết cho 13
f. 𝐹 = 1028 + 8 chia hết cho 72
g. 𝐺 = 88 + 220 chia hết cho 17
h. 𝐻 = 2 + 22 + 23 +. . . +260 chia hết cho 3,7,15
i. 𝐼 = 1 + 3 + 32 + 33 +. . . +31991 chia cho 13 và 41
j. 𝐽 = 10𝑛 + 18𝑛 − 1chia hết cho 27
k. 𝐾 = 10𝑛 + 72𝑛 − 1 chia hết cho 81

BÀI TẬP VẬN DỤNG.


Bài 1. So sánh:
a) 2435 và 3.275 . b) 6255 và 1257 .
Bài 2: So sánh:
a) 9920 và 999910. b) 3500 và 7300 .
c) 202303 và 303202 . d) 111979 và 371320 .
Bài 3: So sánh:
a) 85 và 3. 47 . b) 1010 và 48.505 .
c) 230 + 330 + 430 và 3.2410. d) 199010 + 19909 và
10
1991 .
Bài 4: So sánh các số sau:19920 và 200315 .
Bài 5: So sánh:
a) 7812 − 7811 và 7811 − 7810 . b) 𝐴 = 7245 − 7244 và 𝐵 = 7244 − 7243 .
Bài 6: So sánh các số sau:339 và 1121 .
Bài 7. Chứng tỏ rằng: 527 < 263 < 528 .
Bài 8: Chứng minh rằng: 21995 < 5863 .
Bài 9: Chứng minh rằng: 21999 < 7714 .
Bài 10. So sánh: 3200 và 2300 .
Bài 11: So sánh: 7150 và 3775 .
Bài 12: So sánh các số:
a) 5020 và 255010 . b) 99910 và 9999995 .
Bài 13:Viết theo từ nhỏ đến lớn: 2100 ; 375 và 550 .
Bài 14: So sánh 2 số: 123456789 và 567891234 .
Bài 15: Gọi m là số các số có 9 chữ số mà trong cách ghi của nó không có chữ số 0.
Hãy so sánh m với 10. 98 .
Bài 16: Cho 𝐴 = 1 + 2012 + 20122 + 20123 + 20124 + ⋯ + 201271 + 201272 và
𝐵 = 201273 − 1.
So sánh A và B.
310 .11+310 .5 210 .13+210 .65
Bài 17: So sánh hai biểu thức: 𝐵 = và 𝐶 = .
39 .24 28 .104
3 7 7 3
Bài 18: So sánh: 𝑀 = + và 𝑁 = + .
83 84 83 84
30
19 +5 1931 +5
Bài 19: So sánh M và N biết: 𝑀 = và 𝑁 = .
1931 +5 1932 +5
1 1 1 1 1 1
Bài 20: So sánh + + + + và .
1012 1022 1032 1042 1052 22 .3.52 .7
1 1 1 1 1
Bài 21: So sánh 𝐴 = ( − 1) . ( − 1) . ( − 1) . . . . . . . ( − 1) và − .
22 32 42 1002 2
Bài 22: Tìm các số tự nhiên n sao cho:
a) 3 < 3𝑛 ≤ 234. b) 8.16 ≥ 2𝑛 ≥ 4.
Bài 23: Tìm số tự nhiên n biết rằng: 415 . 915 < 2𝑛 . 3𝑛 < 1816. 216.
Bài 24: Cho 𝐴 = 3 + 32 + 33 + ⋯ . +3100 . Tìm số tự nhiên 𝑛, biết 2𝐴 + 3 = 3𝑛 .
Bài 25: Tìm các số nguyên dương m và n sao cho: 2𝑚 − 2𝑛 = 256.
Bài 26: Tìm số nguyên dương 𝑛 biết:
a) 64 < 2𝑛 < 256. b) 243 > 3𝑛 ≥ 9.
Bài 27: Tìm số nguyên n lớn nhất sao cho: 𝑛200 < 6300 .
Bài 28: Tìm n  N biết:
a) 32 < 2𝑛 < 512. b*) 318 < 𝑛12 ≤ 208.
CHUYÊN ĐỀ 1.6- THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
- Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang
phải.
- Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa
trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.
2. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
- Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép
tính theo thứ tự: ( ) → [ ] → { }
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép tính
I.Phương pháp giải.
+ Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc , ta thực hiện phép tính theo thứ tự của chiều mũi tên như
sau: Luỹ thừa → Nhân – Chia → Cộng – Trừ
Được hiểu là: “Thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau”.
+ Đối với biểu thức chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong từng loại ngoặc theo thứ tự của chiều
mũi tên như sau: ( ) →[ ]→{ }
Được hiểu là “ thực hiện từ trong ra ngoài”.
II.Bài toán.
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a ) 5.22 − 18 : 3 ; b)17.85 + 15.17 −120 c) 23.17 − 23.14
d ) 20 − 30 − ( 5 − 1) 

2
 (
e)75 − 3.52 − 4.23 ) f ) 2.52 + 3 : 710 − 54 : 33

g )150 + 50 : 5 − 2.32 h)5.32 − 32 : 42


Bài 2: Thực hiện phép tính.
a) 27.75 + 25.27 −150 
b)12 : 400 : 500 − (125 + 25.7 )  
c)13.17 − 256 :16 + 14 : 7 −1 d )18 : 3 + 182 + 3. ( 51:17 )
e)15 − 25.8 : (100.2 ) f )25.8 −12.5 + 170 :17 − 8
Bài 3: Thực hiện phép tính.
a )23 − 53 : 52 + 12.22 b) 5 ( 85 − 35 : 7 ) : 8 + 90  − 50

(
 )
c)2.  7 − 33 : 32 : 22 + 99  − 100

d ) 27 : 22 + 54 : 53.24 − 3.25

( ) : 310 + 5.24 – 73 : 7
e) 35. 37 ( )
f )32.  52 – 3 : 11 – 24 + 2.103
 
g ) ( 62007 – 62006 ) : 62006 (
h) 52001 − 52000 ) : 52000
i ) ( 7 2005 + 7 2004 ) : 7 2004 j ) ( 57 + 75 ) . ( 68 + 86 ) . ( 24 – 42 )

k ) ( 75 + 79 ) . ( 54 + 56 ) . ( 33.3 – 92 ) l ) ( 52.23 ) – 7 2.2 ) : 2].6 – 7.25



Bài 4: Thực hiện phép tính.
a)27.75 + 25.27 −150  (
b)142 − 50 − 23.10 − 23.5 
 )
 ( )
c)375 : 32 –  4 + 5.32 – 42  –14
   (
d ) 210 : 16 + 3. 6 + 3.22  – 3
  )

e) 500 – 5  409 – ( 2³.3 – 21) ²  − 1724 
Bài 5: Thực hiện phép tính.
(
a )80 − 4.52 − 3.23 ) b) 56 : 54 + 23.22 − 12017

c)125 − 2. 56 − 48 : (15 − 7 )  d )23.75 + 25.10 + 25.13 + 180

e)2448 : 119 − ( 23 − 6 )  f )36.4 − 4. ( 82 − 7.11) : 4 − 20160


2

 
g )303 − 3. 655 − (18 : 2 + 1) .43 + 5 : 100
 
Bài 6: Tính giá trị các biểu thức sau bằng cách hợp lý nhất:
a) A = 27.36 + 73.99 + 27.14 − 49.73 b) B = 21. ( 271 + 29 ) + 79.(271 + 29);

( )(
c) C = 45.10.56 + 255.28 : 28.54 + 57.25 ) ( )(
d) D = 102 + 112 + 122 : 132 + 142 )
(3.4.216 )
2

e) E =
11.213.411 − 169
Dạng 2. Tìm x
I.Phương pháp giải.
1. Nhắc lại các dạng toán “tìm x” cơ bản
1.1 Tìm số hạng chưa biết trong một tổng
Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
a + x = b hoặc x + a = b  x = b – a
Ví dụ1: Tìm x biết: x + 5 = 8
Ví dụ2: Tìm x biết: 27 + x = 42
1.2 Tìm số bị trừ trong một hiệu
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ ( x − a = b  x = b + a )
Ví dụ: Tìm x biết: x − 4 = 7
1.3 Tìm số trừ trong một hiệu
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ( a − x = b  x = a − b )
Ví dụ: Tìm x biết: 18 − x = 9
1.4Tìm thừa số chưa biết trong một tích
Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
(a.x = b (hoặc x.a = b)  x = b : a )
Ví dụ 1: Tìm x biết: 3.x = 24
Ví dụ 2: Tìm x biết: x.12 = 48
1.5 Tìm số bị chia trong một thương
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia ( x : a = b  x = b.a )
Ví dụ: Tìm x biết: x : 7 = 23

1.6 Tìm số chia trong một thương


Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương ( a : x = b  x = a : b )
Ví dụ: Tìm x biết: 270 : x = 90
2. Phương pháp giải bài toán ‘tìm x” ở các dạng mở rộng
Trong các dạng tìm xmở rộng nào ta cũng phải tìm phần ưu tiên có chứa x (có thể là tìm một
lần hoặc tìm nhiều lần) để đưa về dạng cơ bản. Do đó, trong các bài toán “tìm x”ở dạng mở rộng ta
phải tìm ra phần ưu tiên trong một bài toán tìm x. Cụ thể như sau:
2.1 Dạng ghép
Bước 1: Tìm phần ưu tiên.
Phần ưu tiên gồm:
+ Phần trong ngoặc có chứa x(ví dụ: a. ( x + b ) = c thì x + b là phần ưu tiên)
+ Phần tích có chứa x (ví dụ: a.x − b = c thì a.x là phần ưu tiên)
Sau khi rút gọn vế phải, tìm phần ưu tiên và cứ tiếp tục như thế cho đến khi bài toán được đưa về dạng
cơ bản.
Bước 2: Giải bài toán cơ bản
+ Xem số x phải tìm là gì (thừa số, số hạng, số chia, số bị chia …) trong phép tính.
+ Áp dụng quy tắc tìm x (6 dạng cơ bản).
+ Giải bài toán .
Lưu ý:
+ Ta cần tìm phần ưu tiên nào trước ở vế trái hoặc vế phải của đẳng thức?
+ Phần ưu tiên đóng vai trò gì trong vế trái hoặc vế phải (số hạng, thừa số, …)?
+ x đóng vai trò gì trong phần ưu tiên (thừa số, số hạng, số bị chia, số chia,…)?
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên x, biết: 540 + ( 345 – x ) = 740
Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: 928 – ( 31 + x ) = 128
2.2 Dạng tích
“ Nếu a . b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0”, sau khi áp dụng vào bài toán học sinh dễ dàng đưa bài toán về
dạng cơ bản.( Ví dụ: ( x − a )( x − b ) = 0 suy ra x − a = 0 hoặc x − b = 0 )
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên x, biết: ( x − 2 )( x − 7 ) = 0
Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: ( 8 x − 16 )( x − 4 ) = 0
2.3 Dạng nhiều dấu ngoặc:
Nếu đề bài tìm x có nhiều dấu ngoặc thì ưu tiên tìm phần trong ngoặc theo thứ
tự:   →   → ( ) ,
 
(Ví dụ: a − b + c : ( x + d )  = g thì ta ưu tiên tìm theo thứ tự sau:

b + c : ( x + d ) → c : ( x + d ) → ( x + d ) → x


Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên x, biết: ( 6 x − 39 ) : 3 .28 = 5628
Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: 124 − ( 20 − 4 x )  : 30 = 4
3. Phương pháp giải bài toán ‘tìm x” ở các dạng lũy thừa
Với dạng toán có lũy thừa, tính lũy thừa trước nếu các lũy thừa không chứa x. Tính ra số tự
nhiên hoặc sử dụng các phép toán nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số, tùy vào bài toán cụ thể.
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên x, biết: 2 x − 135 = 37 : 34
Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: ( x − 140 ) : 7 = 3 − 2 .3
3 3

Ví dụ3: Tìm số tự nhiên x, biết: 2 x = 16


Ví dụ 4: Tìm số tự nhiên x, biết: 5 x+1 = 125
Ví dụ 5: Tìm số tự nhiên x, biết: 4 x−1 = 1024
Ví dụ 6: Tìm số tự nhiên x, biết: (17 x − 11) = 216
3

Ví dụ 7: Tìm số tự nhiên x, biết: 8.6 + 288 : ( x − 3) = 50


2

Ví dụ 8: Tìm số tự nhiên x, biết: 3x − 64 = 17


“Để tìm x ở số mũ, ta cần đưa về dạng so sánh bằng nhau của hai lũy thừa, trước tiên ta cần sử dụng
quan hệ phép trừ để tìm số bị trừ3x, sau đó đưa về dạng quen thuộc ở ví dụ 3.”
II.Bài toán.
Bài 1: Tìm x, biết:
a )5.22 + ( x + 3) = 52 ( )
b)23 + x – 32 = 53 − 43

c)4 ( x – 5 ) – 23 = 24.3 d )5 ( x + 7 ) –10 = 23.5


e)7 2 – 7 (13 – x ) = 14 f )5 x – 52 = 10
g )9 x – 2.32 = 34 h)10 x + 22.5 = 102
i )125 – 5 ( 4 + x ) = 15 j )26 + ( 5 + x ) = 34
Bài 2: Tìm x, biết:
a )15 : ( x + 2 ) = 3 b)20 : ( x + 1) = 2

c)240 : ( x − 5 ) = 22.52 − 20 d )96 − 3 ( x + 1) = 42


e) 5 ( x + 35 ) = 515 f )12 x − 33 = 32.33
g )541 − ( 218 + x ) = 73 h)1230 : 3 ( x − 20 ) = 10
Bài 3: Tìm x, biết:
a )48 − 3 ( x + 5 ) = 24 b)2 x +1 − 2 x = 32
c) (15 + x ) : 3 = 315 : 312 d )250 − 10 ( 24 − 3 x ) :15 = 244
e)4 x + 18: 2 = 13 f )2 x − 20 = 35 : 33
g )525.5 x −1 = 525 h)x − 48:16 = 37
Bài4: Tìm x, biết:
a) ( 8 x − 12 ) : 4  .33 = 36 b)41 − 2 x +1 = 9
c)32 x − 4 − x0 = 8 d )65 − 4 x + 2 = 20140
e)120 + 2. ( 8 x − 17 ) = 214 f )52 x –3 – 2.52 = 52.3
g )30 −  4 ( x − 2 ) + 15 = 3 h)740 : ( x + 10 ) = 102 – 2.13
Bài 5: Tìm x, biết
( )
a) 19 x + 2.52 :14 = (13 − 8 ) − 42
2
b) 2.3x = 10.312 + 8.27 4

c) 2.3x +1 − 3x = 135 ( )
d) 15 : ( x + 2 ) = 33 + 3 :10

e) 4. ( 3 x − 1) − 52 = 475
3

Bài 6: Tìm x  N, biết:


a) 2 x + 2 x+1 = 96; b) 38 x + 4 = 81x + 3
d) ( 4 x − 1) = 27.125
3
c) x 2015 = x 2016
Dạng 3: Các bài toán liên quan đến dãy số, tập hợp
PP: Tính tổng dãy số:
Số các số hạng = (Số cuối – Số đầu): Khoảng cách giữa hai số liên tiếp + 1
Tổng = (Số đầu + Số cuối). Số số hạng : 2

VD: Tính tổng


S = 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 49
Nhận xét:
- Số đầu là: 1
- Số cuối là: 49
- Khoảng cách giữa hai số hạng là: 3-1 = 2
Số số hạng: ( 49 − 1) : 2 + 1 = 25
Tổng S = (1 + 49 ) .25 : 2
Bài 1: Tính tổng
a) A = 1 + 2 + 3 + ... + 100 b) B = 4 + 7 + 10 + 13 + ... + 301
Bài 2:Tính tổng của tất cả các số tự nhiên x, biết xlà số có hai chữ số và 12  x  91
Bài 3: Tính tổng củacác số tự nhiên a , biết a có ba chữ số và 119  a  501
Bài 4: Tính:
a) A = 2 + 22 + 23 + 2 4 + ... + 2100 b) B = 1 + 5 + 52 + 53 + ... + 5150 c) C = 3 + 32 + 33 + ... + 31000
Bài 5: So sánh
3101 − 3
a) A = 1 + 2 + 22 + ... + 24 và B = 25 − 1 b) C = 3 + 32 + 33 + ... + 3100 và D =
2
Dạng 4: Bài toán có lời văn
Bài 1 : Một sà lan chở hàng từ bến A đến bến B cách nhau 60km rồi lại trở về bến cũ với vận tốc riêng
không đổi là 25km/h. Vận tốc dòng nước là 5km/h. Tính vận tốc trung bình của sà lan trong cả thời
gian đi và về
Bài 2:Hai ô tô khởi hành từ hai địa điểm A, B ngược nhau. Xe đi từ A có vận tốc 40 km/h, xe đi từ B
có vận tốc 50 km/h. Xe đi từ B khởi hành lúc 7h sớm hơn xe đi từ A là 1 giờ đến 9h thì 2 xe sẽ gặp
nhau. Tìm độ dài quãng đường AB.
Bài 3:Để chuẩn bị cho năm học mới, Nam đã đi hiệu sách để mua sách vở và một số đồ dùng học tập.
Nam mua 40 quyển vở, 12 chiếc bút bi, 8 chiếc bút chì, Tổng số tiền Nam phải thanh toán là 350 000
đồng. Nam chỉ nhớ giá một quyển vở là 7000 đồng, giá một chiếc bút chì là 3 500 đồng. Hãy giúp
Nam xem giá một chiếc bút bi giá bao nhiêu tiền
Bài4: Hiện nay tổng số tuổi của bố, mẹ và con là 66. Sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của hai mẹ con
hơn tuổi của bố là 8 và tuổi mẹ bằng 3 lần tuổi con. Tính số tuổi của mỗi người hiện nay.
Bài 5:Căn hộ nhà bác Hòa có diện tích là 270m2. Trong đó diện tích nhà vệ sinh là 14m2, diện tích còn
lại được lát gỗ như sau: Cầu thang 40m2 được lát gỗ Lim giá 2 000 nghìn đồng/m2; Tầng 2+ tầng 3 lát
gỗ công nghiệp giá 500 nghìn đồng/m2; Tầng 1 + tầng 4 lát gạch giá 150 nghìn đồng/m2. Bên bán vật
liệu đã tính số tiền bác Hòa phải trả là 150 200 nghìn đồng Em hãy giúp bác Hòa tính xem bán vật liệu
tính như vậy đã đúng chưa? (Các tầng có diện tích như nhau)
Bài 6: Lan và Hà cùng ra cửa hàng mua sách. Tổng số tiền ban đầu của hai bạn là 78000 đồng. Lan
mua hết 32000 đồng, Hà mua hết 14000 đồng. Khi đó số tiền còn lại của hai bạn bằng nhau. Hỏi ban
đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền
Bài 7: Bạn An về nghỉ hè ở quê một số ngày , trong đó có 10 ngày mưa. Biết rằng có 11 buổi sáng
không mưa, có 9 buổi chiều không mưa và không bao giờ trời mưa cả sáng lẫn chiều. Hỏi bạn An về
nghỉ ở quê trong bao nhiêu ngày?
SH6. CHUYÊN ĐỀ 2.3-PHÉP CHIA HẾT
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Phép chia hết
Với a, b là số tự nhiên, b khác 0.
Ta nói a chia hết b nếu tồn tại số tự nhiên q sao cho a = b.q
2. Tính chất chia hết của một tổng
a) Tính chất 1: Nếu 𝑎 ⋮ 𝑚; 𝑏 ⋮ 𝑚; 𝑐 ⋮ 𝑚 thì (𝑎 + 𝑏 + 𝑐): 𝑚; (𝑎 + 𝑏 − 𝑐): 𝑚.
b) Tính chất 2: Nếu 𝑎 ⋮ 𝑚; 𝑏 ⋮ 𝑚; 𝑐 ⋮ 𝑚 thì (𝑎 + 𝑏 + 𝑐) ⋮ 𝑚.
c) Tính chất 3: Nếu 𝑎, 𝑏 ∈ ℕ và 𝑎 ⋮ 𝑚 thì (𝑎 ⋅ 𝑏) ⋮ 𝑚.
Lưu ý: Nếu 𝑎 ⋮ 𝑚; 𝑏 ⋮ 𝑚 thì (𝑎 + 𝑏) chưa chắc có chia hết cho 𝑚 hay không? Do đó ta cần tính tổng
để kết luận.
3. Dấu hiệu chia hết
a) Dấu hiệu chia hết cho 2:
Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
b) Dấu hiệu chia hết cho 3 (hoặc 9):
Một số chia hết cho 3 (hoặc 9) khi và chỉ khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3(hoặc 9).
Chú ý: Một số chia hết cho 3 (hoặc 9) dư bao nhiêu thì tổng các chữ số của nó chia cho 3 (hoặc 9)
cũng dư bấy nhiêu và ngược lại.
c) Dấu hiệu chia hết cho 5:
Một số chia hết cho 5 ⇔chữ số của số đó có tận cùng bằng 0 hoặc bằng 5.
4. Số nguyên tố:
a) Số nguyên tố. Hợp số
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước.
- Chú ý:
+ Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số.
+ Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất cũng là số nguyên tố nhỏ nhất.
+ Các số nguyên tố nhỏ hơn 20: 2; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 17; 19.
b) Phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số
nguyên tố.
- Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.
- Muốn phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta dùng dấu hiệu chia hết cho các số nguyên tố 2,3,5, …
Phép chia dừng lại khi có thương bằng 1.
- Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết
quả.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1.Tính chất chia hết cảu một tổng, hiệu, tích, luỹ thừa
Dạng 1.1. Tính chia hết của một tổng, hiệu
I. Phương pháp giải.: Áp dụng tính chất
Nếu 𝑎 chia hết cho 𝑏 và 𝑏 chia hết cho 𝑐 thì 𝑎 cũng chia hết cho 𝑐 Hay 𝑎 ⋮ 𝑏 và𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ 𝑎 ⋮ 𝑐
• Nếu 𝑎 chia hết cho 𝑏 thì bội của 𝑎 cũng chia hết cho 𝑏 hay 𝑎 ⋮ 𝑏 ⇒ 𝑎. 𝑚 ⋮ 𝑏(𝑚 ∈ 𝑍).
• Nếu hai số 𝑎, 𝑏 chia hết cho 𝑐 thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho 𝑐 .
1
𝑎 ⋮ 𝑐, 𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ (𝑎 + 𝑏) ⋮ 𝑐 và (𝑎 − 𝑏) ⋮ 𝑐.
II. Bài toán.
Bài tập trắc nghiệm.Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Điền các từ thích hợp (chia hết, không chia hết) vào chỗ trống (…)
A. Nếu 𝑎 ⋮ 𝑚, 𝑏 ⋮ 𝑚, 𝑐 ⋮ 𝑚 thì 𝑎 + 𝑏 + 𝑐. . . 𝑚 B. Nếu 𝑎 ⋮ 𝑚, 𝑏 ⋮ 𝑚, 𝑐 ⋮̸ 𝑚 thì 𝑎 + 𝑏 + 𝑐. . . 𝑚
C. Nếu 𝑎 ⋮ 2, 𝑏 ⋮̸ 2, 𝑐 ⋮̸ 2 thì 𝑎 + 𝑏 + 𝑐. . .2 D. Nếu 𝑎 ⋮ 4, 𝑏 ⋮̸ 4 thì tích 𝑎. 𝑏. . . . . .4
Câu 2. Các khẳng định sau đúng hay sai?
A. Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 5 thì tổng không chia hết cho 5.
B.Nếu một tổng chia hết cho 6 thì mỗi số hạng của tổng chia hết cho 6.
C.Nếu 𝑎 ⋮ 4 và𝑏 ⋮̸ 4thì tích 𝑎. 𝑏 ⋮ 8
Câu 3. Nếu 𝑥 ⋮ 4và 𝑦 ⋮ 4thì 𝑥 + 𝑦 chia hết cho
A.4 B.6 C.10 D.2
Bài tập tự luận
Bài 1. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng (hoặc hiệu) sau có chia hết cho 8 không?
a) 25 + 24 d) 32 − 24
b) 48 − 40 e) 80 − 15
c) 46 + 24 − 14 f) 80 + 36 + 6
Bài 2. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chi hết cho 7 không?
a) 56 + 28; b) 63 + 29.
Bài 3. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho 9 không?
a) 27 + 63 + 108; b) 54 + 35 + 180;
c) 90 + 11 + 7; d) 36 + 73 + 12.
Bài 4: Không làm tính , xét xem tổng sau có chia hết cho 12 không ? Vì sao ?
a) 120 + 36 b) 120𝑎 + 36 𝑏 (với 𝑎; 𝑏 ∈ 𝐍)
Bài 5. Điền dấu x vào ô thích hợp trong các câu sau và giải thích
Câu Đúng Sai Giải thích
a) 118 ⋅ 4 + 16chia hết cho 4
b) 6 ⋅ 100 + 44 chia hết cho 6
c) 4 ⋅ 222 + 87 chia hết cho 8
Bài 6. Cho tổng 𝐴 = 12 + 15 + 𝑥 với 𝑥 ∈ 𝑁. Tìm 𝑥 để:
a) A chia hết cho số 3; b) A không chia hết cho số 3.
Bài 7. Cho tổng 𝐴 = 8 + 12 + 𝑥với𝑥 ∈ 𝑁. Tìm 𝑥 để:
a) A chia hết cho số 2; b) A không chia hết cho số 2.
Dạng 1.2. Tính chia hết của một tích
I. Phương pháp giải.:
Để xét một tích có chia hết cho một số hay không, ta làm như sau:
Cách 1. Xét xem có thừa số nào của tích chia hết cho số đó hay không. Nếu tồn tại thì thì tích đã cho
chia hết cho số đó.
Cách 2. Tính tích của các thừa số và xét tích đó có chia hết cho số đã cho hay không.
II. Bài toán.
Bài 8. Các tích sau đây có chia hết cho 7 không?
a) 7.2018 b) 2020.56
c) 4.23.16 d) 12.8.721
2
Bài 9. Các tích sau đây có chia hết cho 3 không?
a) 218.3; b) 45.121;
c) 279.7.13; d) 37.4.16.
Bài 10. Tích 𝐴 = 1.2.3.4. . .10có chia hết cho 100 không?
Bài 11. Tích 𝐵 = 2.4.6.8. . .20có chia hết cho 30 không?
Bài 12: Cho 𝐴 = 2.4.6.8.10.12 − 40. Hỏi A có chia hết cho 6 ; cho 8 ; cho 20 không ? Vì sao?
Bài 13: Khi chia số tự nhiên a cho 36 ta được số dư 12 . Hỏi a có chia hết cho 4 ; cho 9 không vì sao ?
Bài 14: Điền dấu X và ô thích hợp :
Câu Đ S
Nếu 𝑎 ⋮ 4 và 𝑏 ⋮ 2 thì (𝑎 + 𝑏) ⋮ 4
Nếu 𝑎 ⋮ 4 và 𝑏 ⋮ 2 thì (𝑎 + 𝑏) ⋮ 2
Nếu tổng của hai số chia hết cho 9 và một trong hai số chia hết cho 3 thì số còn
lại chia hết cho 3
Nếu hiệu của hai số chia hết cho 6 và số thứ nhất chia hết cho 6 thì số thứ hai
chia hết cho 3
Nếu 𝑎 ⋮ 5 ; 𝑏 ⋮ 5 ; 𝑐 không chia hết cho 5 thì 𝑎𝑏𝑐 không chia hết cho 5
Nếu 𝑎 ⋮ 18 ; 𝑏 ⋮ 9; 𝑐 không chia hết cho 6 thì 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 không chia hết cho 3
125.7 – 50chia hết cho 25
1001𝑎 + 28𝑏 – 22 không chia hết cho 7
Nếu cả hai số hạng của một tổng không chia hết cho 5 thì tổng không chia hết
cho 5
Để tổng 𝑛 + 12 ⋮ 6thì 𝑛 ⋮ 3
Bài 15: Chứng minh rằng tổng của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
Bài 16: Tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 4 hay không ?
Bài 17: Khi chia một số cho 255 ta được số dư là 170. Hỏi số đó có chia hết cho 85 không? Vì sao?
Bài 18. Tìm 𝑥 ∈ 𝑁 sao cho:
a) 6 chia hết cho 𝑥 b) 8 chia hết cho 𝑥 + 1; c) 10 chia hết cho 𝑥 − 2.
Bài 19. Tìm 𝑥 ∈ 𝑁sao cho:
a) 𝑥 + 6chia hết cho 𝑥 ; b) 𝑥 + 9chia hết cho 𝑥 + 1; c) 2𝑥 + 1 chia hết cho 𝑥 − 1
Bài 20. Biết 𝑎 − 𝑏 chia hết cho 6. Chứng minh rằng các biểu thức sau cũng chia hết cho 6:
a) 𝑎 + 5𝑏 b) 𝑎 − 13𝑏
Bài 21: Tìm số tự nhiên 𝑛 để (3𝑛 + 14) chia hết cho (𝑛 + 2).
Bài 22: Cho các chữ số 0, 𝑎, 𝑏. Hãy viết tất cả các số có ba chữ số tạo bởi ba số trên. Chứng minh rằng
tổng tất cả các số đó chia hết cho 211.
Dạng 1.3. Xét tính chia hết của một tổng các lũy thừa cùng cơ số
I. Phương pháp giải.:
Để xét một tổng các lũy thừa cùng cơ số có chia hết cho một số hay không, ta làm như sau:
Cách 1. Xét mỗi số hạng của tổng có chia hết cho số đó hay không. Nếu tất các các số hạng đều chia
hết cho số đó thì tổng cũng chia hết cho số đó.
Cách 2. Sử dụng phương pháp tách ghép, ta làm theo 2 bước:
- Bước 1. Tách ghép các số hạng của tổng sao cho mỗi nhóm tồn tại thừa số chia hết cho số đó.
- Bước 2. Áp dụng tính chất chia hết của tổng (hiệu) để xét.
II. Bài toán.
3
Bài 1. Cho 𝐴 = 2 + 22 + 23 +. . . +220 . Chứng minh rằng:
a) 𝐴 chia hết cho 2; b) 𝐴 chia hết cho 3; c) 𝐴 chia hết cho 5.
2 3 120
Bài 2. Cho 𝐵 = 3 + 3 + 3 +. . . +3 . Chứng minh rằng:
a) 𝐵 chia hết cho 3; b) 𝐵 chia hết cho 4; c) 𝐵 chia hết cho 13.
2 3 20
Bài 3. Cho 𝐶 = 5 + 5 + 5 +. . . +5 . Chứng minh rằng:
a) 𝐶 chia hết cho 5; b) 𝐶 chia hết cho 6; c)𝐶 chia hết cho 13
Bài tập về nhà
Bài 1. Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng (hoặc hiệu) sau có chia hết cho 12 không?
a) 24 + 36; b) 120 − 48;
c) 255 + 120 + 72; d) 723 − 123 + 48.
Bài 2. Cho 𝐴 = 5 + 70 + 𝑥 với 𝑥 ∈ 𝑁. Tìm x để:
a) 𝐴 chia hết cho 5; b) 𝐴 không chia hết cho 5,
Bài 3. Xét các tích sau có chia hết cho 9 không?
a) 396.11; b) 2.4.6. . .12;
c) 38.127.26; d) 1.3.5.7.
Bài 4. Cho 𝐴 = 1.2.3.4.5 − 40; 𝐵 = 4.7.5 − 34; 𝐶 = 5.7.9.4.11 − 30. Hỏi biểu thức nào chia hết cho 2;
chia hết cho 5; chia hết cho 3.
Bài 5. Cho 𝐴 = 2 + 22 + 23 + 24 +. . . +219 + 220 . Chứng tỏ rằng 𝐴 ⋮ 3.
Bài 6. Cho 𝐴 = 1 + 3 + 32 + 33 +. . . +398 + 399 . Chứng tỏ rằng 𝐴 ⋮ 4.
Bài 7. Cho 𝐴 = 1 + 4 + 42 + 43 +. . . +458 + 459 . Chứng tỏ rằng 𝐴 ⋮ 5; 𝐴 ⋮ 21.
Bài 8. Cho 𝐴 = 5 + 52 + 53 + 54 +. . . + 539 + 540 . Chứng tỏ rằng 𝐴 ⋮ 2; 𝐴 ⋮ 3.
Dạng 2. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5
Dạng 2.1. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5
I. Phương pháp giải:
Để nhận biết các số có chia hết cho 2, cho 5, ta sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5:
- Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
- Các số chia hết cho 5 là các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
- Các số chia hết cho cả 2 và 5 là các số có chữ số tận cùng là 0.
II. Bài toán.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Điền các từ thích hợp (chữ số lẻ, chữ số chẵn) vào chỗ trống (...)
A.Các số có chữ sô tận cùng là ... thì chia hết cho 2
B. Các số có chữ số tận cùng là ... thì không chia hết cho 2.
Câu 2. Khẳng định sau đúng hay sai ?
A. Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.
B.Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4.
C. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5.
D. Số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5.
Câu 3. Số nào sau đây chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2
A. 1230 . B. 1735 . C. 2020 . D. 2017
Câu 4. Số nào sau đây chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5
A. 1230 . B. 2030 . C. 2020 . D. 2018
Bài tập tự luận
4
Bài 1. Trong các số sau: 120; 235; 476; 250; 423; 261; 735; 122; 357 .
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?
d) Sốnào chiahết cho cả 2 và 5?
Bài 2. Trong các số sau: 123; 104; 860; 345; 1345; 516; 214; 410; 121.
a) Số nào chia hết cho 2 ?
b) Số nào chia hết cho 5 ?
c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Dạng 2.2. Xét tính chia hết cho 2, cho 5 của một tổng (hiệu)
I. Phương pháp giải:
Để xét một tổng (hiệu) có chia hết cho 2, cho 5 hay không, ta thường làm như sau:
Cách 1. Xét mỗi số hạng của tổng (hiệu) có chia hết cho 2, cho 5 hay không.
Cách 2. Xét tổng (hiệu) các số hạng có chia hết cho 2, cho 5 hay không.
II. Bài toán.
Bài 1. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?
a) 𝐴 = 24 + 36; b) 𝐵 = 155 + 120;
c) 𝐶 = 120 − 43 + 59; d) 𝐷 = 723 − 123 + 100.
Bài 2. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?
a)𝐸 = 120 − 48; b)𝐹 = 2.3.4.5 + 75 ;
c) 𝐺 = 255 + 120 + 15; d) 𝐻 = 143 + 98 + 12.
Bài tập về nhà
8. Cho các số: 175; 202; 265; 114; 117; 460; 2020; 3071; 263. Trong các Số đó:
a) Số nào chia hết cho 2? b) Số nào chia hết cho 5? c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
9. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?
a) A = 16 + 58; b) B = 115 + 20;
c) C = 136-26+50; d) D = 233 + 42 + 76.
Dạng 2.3. Lập các số chia hết cho 2, cho 5 từ những chữ số cho trước
I. Phương pháp giải:
Để lập các số chia hết cho 2, cho 5, ta thường làm như sau:
- Bước 1. Lập chữ số cuối cùng của số cần tìm từ các chữ số đã cho;
Nếu số cần tìm chia hết cho 2 thì chữ số cuối cùng phải là một trong các số 0; 2; 4; 6; 8.
Nếu số cần tìm chia hết cho 5 thì chữ số cuối cùng phải là 0 hoặc 5.
Nếu số cần tìm chia hết cho cả 2 và 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
- Bước2. Lập nốt các chữ số còn lại sao cho thỏa mãn điều kiện đề bài;
- Bước 3. Liệt kê các số thỏa mãn bài toán
II. Bài toán.
Bài 1. Dùng cả bốn chữ số 4; 0; 7; 5 hãy viết thành số tự nhiên có bốn chữ Số khác nhau sao cho số đó
thỏa mãn:
a) Số lớn nhất chia hết cho 2; b) Số nhỏ nhất chia hết cho 5; c) Số chia hết cho 2 và 5.
Bài 2. Dùng cả ba chữ số 9; 0; 5 hãy viết thành số tự nhiên có ba chữ số khác nhau sao cho số đó thỏa
mãn:
5
a) Số lớn nhất chia hết cho 2; b) Số nhỏ nhất chia hết cho 5; c) Số chia hết cho 2 và 5.
Dạng 2.4. Tìm các chữ số của một số thỏa mãn điều kiện chia hết cho 2, cho 5
I. Phương pháp giải:
Để tìm các chữ số của một số thỏa mãn điều kiện chia hết cho 2, cho 5, ta thường sử dụng dấu hiệu
chia hết cho 2, cho 5 để xét chữ số tận cùng.
II. Bài toán
Bài 1. Điền chữ số thích hợp vào dấu * để số𝐴 = 43*
a) Chia hết cho 2 b) Chia hết cho 5; c) Chia hết cho cả 2 và 5.
a) Chia hết cho 2 b) Chia hết cho 5 c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Bài 3. Điền chữ số vào dấu * để được số 𝑀 = 20*5thỏa mãn điều kiện:
a) 𝑀 chia hết cho 2; b) 𝑀 chia hết cho 5; c) 𝑀 chia hết cho 2 và 5
Bài 4 . Điền chữ số vào dâu * để được số 𝑁 = *45 thỏa mãn điều kiện:
a) 𝑁 chia hết cho 2; b) 𝑁 chia hết cho 5; c) 𝑁 chia hết cho 2 và 5.
Bài 5. Tìm các chữ số 𝑎 và 𝑏 sao cho 𝑎 + 𝑏 = 12 và 𝑎𝑏chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 6. Tìm các chữ Số a và b sao cho 𝑎 + 𝑏 = 6 và 𝑎𝑏 chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
Dạng 2.5. Tìm tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, 5 thỏa mãn điều kiện cho trước
I. Phương pháp giải:
Để tìm tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, cho 5, ta thường sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
và liệt kê tất cả các số thỏa mãn điều kiện đã cho.
II. Bài toán.
Bài 1. Tìm tập hợp các số 𝑚 thỏa mãn:
a) Chia hết cho 2 và 510 ≤ 𝑚 ≤ 525;
b) Chia hết cho 5 và 510 ≤ 𝑚 ≤ 525 ;
c) Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 510 ≤ 𝑚 ≤ 525.
Bài 2. Tìm tập hợp các số 𝑥 thỏa mãn:
a) Chia hết cho 2 và 105 < 𝑥 ≤ 125 ;
b) Chia hết cho 5 và105 < 𝑥 ≤ 125 ;
c) Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 105 < 𝑥 ≤ 125.
Bài tập về nhà
Bài 1. Cho các số: 175; 202; 265; 114; 117; 460; 2020; 3071; 263 . Trong các Số đó:
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Bài 2. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?
a) 𝐴 = 16 + 58; b) 𝐵 = 115 + 20;
c) 𝐶 = 136 − 26 + 50; d) 𝐷 = 233 + 42 + 76.
Bài 3. Dùng cả bốn chữ số 6; 0; 4; 5 hãy viết thành số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau sao cho số đó
thỏa mãn:
a) Số lớn nhất chia hết cho 2; b) Số nhỏ nhất chia hết cho 5; c) Số chia hết cho 2 và 5.
Bài 4. Điền chữ số thích hợp vào dấu * để số 65* :
a) Chia hết cho 2; b) Chia hết cho 5; c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Bài 5. Điền chữ số vào dấu * để được số 𝑁 = 3*8 thỏa mãn:

6
a) 𝑁 chia hết cho 2. b) 𝑁 chia hết cho 5.
Bài 6. Tìm các chữ số 𝑎 và 𝑏 sao cho 𝑎 − 𝑏 = 2 và 𝑎𝑏 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 7. Tìm tập hợp các số 𝑥 thỏa mãn:
a) Chia hết cho 2 và 467 < 𝑥 ≤ 480 ;
b) Chia hết cho 5 và 467 < 𝑥 ≤ 480 ;
c) Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và467 < 𝑥 ≤ 480.
Dạng 3. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Dạng 3.1. Dấu hiệu chia hết cho 3, 9
I. Phương pháp giải:
Để nhận biết một số có chia hết cho 3 (cho 9) hay không, talàm như sau:
Bước 1. Tính tổng các chữ số của số đã cho;
Bước2. Kiểm tra xem tổng đó có chia hết cho 3 (cho 9) hay không.
Lưu ý: Nếu số đó chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3.
II. Bài toán.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Các khẳng định sau đúng hay sai ?
A. Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3.
B. Số chia hết cho 3 có thể không chia hết cho 9.
C. Số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số của nó bằng 9.
D. Nếu tổng các chữ số của một số mà chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
Câu 2. Số nào sau đây chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
A. 1230 B.2030 C.2520 D. 2018
Câu 3. Số nào sau đây chia hết cho 9 và chia hết cho 3
A. 1230 B.2030 C.2520 D. 2718
Bài tập tự luận
Bài 1. Trong các số sau: 178; 567; 930; 1257; 5152; 3456; 3285 .
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
Bài 2. Cho các số: 178; 1257; 5152; 3456; 93285 .
a) Viết tập hợp A các số chia hết cho 3 có trong các số trên.
b) Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 có trong các số trên.
Dạng 3.2. Xét tính chia hết cho 3, cho 9 của một tổng (hiệu)
I. Phương pháp giải:
Để xét một tổng (hiệu) có chia hết cho 3, cho 9 hay không, ta thường làm. như sau:
Cách 1. Xét mỗi số hạng của tổng (hiệu) có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
Cách 2. Xét tổng (hiệu) các số hạng có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
Lưu ý: Ta nên xét tổng (hiệu) chia hết cho 9 trước. Từ đó suy ra chia hết cho 3.
II. Bài toán.
Bài 5. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không, có chia hết cho 9 không?
a) 𝐴 = 24 + 36; b) 𝐵 = 120 − 48;
c) 𝐶 = 72 − 45 + 99 d) 𝐷 = 723 − 123 + 100.
Dạng 3.3. Lập các số chia hết cho 3, cho 9 từ những chữ số cho trước
7
I. Phương pháp giải:
Để lập các số chia hết cho 3 (cho 9) ta thường làm như sau:
Bước 1. Chọn nhóm các chữ số có tổng chia hết cho 3 (cho 9);
Bước 2. Từ mỗi nhóm liệt kê các số thỏa mãn điều kiện đề bài.
II. Bài toán.
Bài 1. Từ bốn chữ số 3; 4; 5; 0hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thỏa mãn:
a) Chia hết cho 3;
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Bài 2. Từ bốn chữ số 3; 7; 2; 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thỏa mãn:
a) Chia hết cho 9;
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Dạng3.4. Viết các số chia hết cho 3, 9 từ các số hoặc chữ số cho trước.
I. Phương pháp giải:

Để tìm các chữ số của một số thỏa mãn điều kiện chia hết cho 3, cho 9, ta thường làm như sau:
Bước 1. Tính tổng các chữ số đã biết;
Bước 2. Tìm chữ số chưa biết thỏa mãn chữ số đó cộng với tổng trên chia hết cho 3, cho 9.
Lưu ý: - Đối với bài điền dấu * để được số chia hết cho 2; 3; 5; 9 thì xét điều kiện chia hết cho 2 và 5
trước, sau đó xét điều kiện chia hết cho 3; 9.
- Đối với bài chia hết cho các số khác 2; 3; 5; 9 (chẳng hạn chia hết cho 45, cho 18,...) thì ta tách
số để đưa về các số 2; 3; 5; 9.
Ví dụ: 45 tách thành 45 = 5.9 (5 và 9 không cùng chia hết cho số nào khác ngoài 1);
Để chia hết cho 45 thì phải chia hết cho cả 5 và 9.
II. Bài toán.
Bài 1. Điền chữ số thích hợp vào dấu * để được Số 𝑀 = 58* thỏa mãn điều kiện:
a) 𝑀 chia hết cho 3;
b) 𝑀 chia hết cho 9
c) 𝑀 chia hết cho 3 nhưng không chia hết 9
Bài 2. Cho 1số có 4 chữ số: *26* . Điền các chữ số thích hợp vào dấu (*) để được số có 4 chữ số
khác nhau chia hết cho tất cả 4 số : 2; 3; 5 ; 9.
Bài 3. Tìm các chữ số a, b để:
a) 𝐴 = 3𝑎𝑏 chia hết cho cả 2; 3; 5; 9; b) 𝐵 = 𝑎27𝑏 chia hết cho cả 2; 3; 5; 9;
c) 𝐶 = 10𝑎5𝑏chia hết cho 45; d) 𝐷 = 26𝑎3𝑏 chia hết cho 5 và 18.
Bài 4. Tìm các chữ số 𝑎 và 𝑏 sao cho 𝑎 − 𝑏 = 5và 𝑎785𝑏 chia hết cho 9.
Bài 5: Phải viết thêm vào bên phải số 579 ba chữ số nào để được số chia hết cho 5; 7; 9.
Bài tập về nhà
Bài 1. Cho các số: 864; 752; 931; 357; 652; 756; 685; 1248; 6390.
Trong các số đó:
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
Bài 2. Cho các số: 268; 357; 652; 756; 1251; 5435; 9685.
a) Viết tập hợp 𝐴 các số chia hết cho 3 có trong các số trên
8
b) Viết tập hợp 𝐵 các số chia hết cho 9 có trong các số trên
c) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp 𝐴 và 𝐵 ở trên
Bài 3. Xét các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không, có chia hết cho 9 không
a) 𝐴 = 6 + 93 b) 𝐵 = 120 − 33
c) 𝐶 = 86 − 36 + 27 d) 𝐴 = 3.4.5.6 + 27
Bài 4. Từ bốn chữ số 1; 2; 6; 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thỏa mãn:
a) Chia hết cho 3;
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Bài 5. Điền chữ số thích hợp vào dấu * để được số 𝑀 = 37* thỏa mãn điều kiện:
a) 𝑀 chia hết cho 3;
b) 𝑀 chia hết cho 9;
c) 𝑀 chia hết cho 3 nhưng không chia hết 9.
Bài 6. Tìm các chữ số 𝑎, 𝑏 để:
a) 𝐴 = 56𝑎3𝑏chia hết cho 18;
b) 𝐵 = 71𝑎1𝑏chia hết cho 45;
c)𝐶 = 6𝑎14𝑏chia hết cho 2; 3; 5; 9;
d) 𝐷 = 25𝑎1𝑏chia hết cho 15 nhưng không chia hết cho 2.
Bài 7*. Từ 2 đến 2020 có bao nhiêu số:
a) Chia hết cho 3; b) Chia hết cho 9.
Dạng 4. Số nguyên tố. Hợp số.
Dạng 4.1. Nhận biết số nguyên tố, hợp số
I. Phương pháp giải:
Để nhận biết một số là số nguyên tố hay hợp số, ta làm như sau:
Bước 1. Kiểm tra điều kiện số đó phải lớn hơn 1;
Bước2. Tìm hai đến ba ước của số đó.
- Nếu số đó chỉ có hai ước là 1 và chính nó thì đó là số nguyên tố.
- Nếu số đó có ba ước (trở lên) thì đó là hợp số.
II. Bài toán.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Các khẳng định sau đúng hay sai ?
A. Số nguyên tố là số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
B. Hợp số là sô tự nhiên có nhiều hơn hai ước.
Câu 2. Có bao nhiêu số nguyên tố có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 1?
A. 4 số B. 5 số C. 6 số D. 7 số
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 3. Điền vào chỗ trống (...)
A. Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố là ...
B. Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố là ...
C. Có một số nguyên tố chẵn là ...
Câu 4. Các khẳng định sau đúng hay sai ?
A. Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.
B. Không có số nguyên tố nào có chữ số hàng đơn vị là 5.
9
C. Không có số nguyên tố lớn hơn 5 nào có chữ sô tận cùng là 0, 2, 4, 5, 6, 8.
Bài 1. Dùng bảng số nguyên tố ở cuối SGK, tìm các số nguyên tố trong các số sau :
117; 131; 313; 469; 647 .
Bài 2. Trong các số sau, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số:0; 12; 17; 23; 110; 53; 63; 31.
Bài 3. Các số sau là số nguyên tố hay hợp số: 312; 213; 435; 417; 3311; 67.
Bài 4. Gọi p là tập các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈; ® hoặc ⊂ vào chỗ trống cho đúng :
83 … 𝑃, 91 … 𝑃 , 15 … N, 𝑃 …N
Bài 5. Không tính kết quả, xét xem tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
𝐴 = 302 + 150 + 826; 𝐶 = 12.13.14.17 + 91;
𝐵 = 5.7.9 − 2.5.6; 𝐷 = 7.8.39 − 2.3.5.
Bài 6. Không tính kết quả, xét xem tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 53 b) 45 + 56 + 729;
c) 151 d) 5.7.8.11 − 132.
Bài 7. Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?
a) 3.4.5 + 6.7; b) 7.9.11.13– 2 3.4.7;
c) 5.7 + 11.13.17; d) 16354 + 67541.
Bài 8. Điền dấu “x ” vào ô thích hợp :
Câu Đúng Sai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố … …
b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố … …
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ … …
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số
1,3,7,9. …
Bài 9. Ta biết rằng có 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100. Tổng của 25 số nguyên tố là số chẵn hay số lẻ.
Bài 10. Tổng của 3 số nguyên tố bằng 1012. Tìm số nguyên tố nhỏ nhất trong ba số nguyên tố đó.
Bài 11. Tổng của 2 số nguyên tố có thể bằng 2003 hay không? Vì sao?
Bài 12. Hãy chứng minh rằng tích của hai số nguyên tố là một hợp số.
Bài 13. Cho 𝑝 và 𝑝 + 4 là các số nguyên tố (𝑝 > 3). Chứng minh rằng 𝑝 + 8 là hợp số.
Bài 14: Chứng minh rằng mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều có dạng 4𝑛 + 1 hoặc 4𝑛– 1.
Bài 15. Cho 𝑝 và 𝑝 + 2 là các số nguyên tố (𝑝 > 3). Chứng minh rằng 𝑝 + 16.
Dạng 4.2. Tìm các chữ số của mội số sao cho số đó là số nguyên tố hoặc hợp số
I. Phương pháp giải:
Để tìm các chữ số của một số thỏa mãn điều kiện số đó là số nguyên tố hoặc hợp số, ta thường sử dụng
các kiến thức sau:
- Dùng các dấu hiệu chia hết.
- Dùng bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 trong SGK.
II. Bài toán.
Bài 1. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp để mỗi số sau là số nguyên tố:
a ) 4* b) 7* c) *2 d) 1*9
Bài 10. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp để mỗi số sau là hợp số:
a ) 4* b) 15* c) *3 d) 2*9
Bài 2. Thay chữ số vào dấu * để được hợp số : 1*; 3*
10
Bài 3. Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố : 5*; 9*
Bài 4. Tìm số tự nhiên 𝑘 để 𝑘 là số nguyên tố.
Bài 5. a) Tìm số tự nhiên 𝑘 để 3. 𝑘 là số nguyên tố.
b) Tìm số tự nhiên 𝑘 để 7. 𝑘 là số nguyên tố.
Bài 18. Tìm số nguyên tố 𝑝, sao cho 𝑝 + 2 và 𝑝 + 4 cũng là các số nguyên tố.
Bài tập về nhà
Bài 1. Tập hợp nào chỉ gồm các số nguyên tố:
𝐴 = {3; 10; 7; 13} 𝐵 = {13; 17; 15; 19} 𝐶 = {3; 5; 7; 11} 𝐷 = {1; 2; 5; 7}
Bài 2. Không tính kết quả, xét xem tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 53 b) 45 + 56 + 729; c) 151 d) 5.7.8.11 − 132.
Bài 3. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp để mỗi số sau là số nguyên tố:
a) 7* b) 1*2 c) *7 d) 1*3
Bài 4. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp để mỗi số sau là số hợp số:
a) 5* b) 1*2 c) *7 d) 1*7
Bài 5. Tìm số tự nhiên 𝑘 để 7. 𝑘 là số nguyên tố.
Bài 6. Tìm số nguyên tố 𝑝 sao cho 5𝑝 + 7 là số nguyên tố.
Dạng 5. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Dạng 5.1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
I. Phương pháp giải:
Để phân tích một số tự nhiên 𝑛(𝑛 > 1) ra thừa số nguyên tố ta thường phân tích theo cột dọc như sau:
Bước1. Chia số 𝑛 cho số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn).
Bước2. Lấy thương tìm được chia tiếp cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn). Cứ tiếp tục như
vậy cho đến khi thương bằng 1.
Bước 3. Viết 𝑛 dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
Ví dụ: Phân tích 60 ra thừa số nguyên tố.
60 2
30 2
15 3 60 = 22 . 3. 5
5 5
1
II. Bài toán.
Bài 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:
a) 46; b) 275; c) 98; d)1035.
Bài 2. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:
a) 32; b) 175; c) 120; d) 2020.
Dạng 5.2. Xác định các ước của một số
I. Phương pháp giải:
Để tìm các ước của số 𝑛(𝑛 > 1), ta làm như sau:
Bước 1. Phân tích 𝑛 ra thừa số nguyên tố;
Bước 2. Sử dụng nhận xét 𝑛 = 𝑎. 𝑏 thì a và b là ước của 𝑛.
II. Bài toán.
Bài 1. Tìm các ước của các số sau:
a) 24 b) 63 c) 30 d) 124
11
Bài 2. Tìm các ước nguyên tố của các số sau:
a) 525 b) 144 c) 180 d) 76
Dạng 5.3. Xác định số lượng các ước của một số
I. Phương pháp giải:
Để tính số lượng các ước của số tự nhiên 𝑚(𝑚 > 1), ta thường làm như sau:
Cách 1. Liệt kê rồi đem tất cả các ước của m.
Cách 2. Ta xét dạng phân tích của số m ra thừa số nguyên tố:
- Nếu 𝑚 = 𝑎 𝑥 thì 𝑚 có 𝑥 + 1 ước.
- Nếu 𝑚 = 𝑎 𝑥 . 𝑏 𝑦 thì 𝑚 có (𝑥 + 1)(𝑦 + 1) ước.
- Nếu 𝑚 = 𝑎 𝑥 . 𝑏 𝑦 . 𝑐 𝑧 thì m có (𝑥 + 1)(𝑦 + 1)(𝑧 + 1) ước.
II. Bài toán.
Bài 1. Các số sau đây có tất cả bao nhiêu ước số?
a) 46; b) 34 . 52 ; c) 98; d) 29.31.
Bài 2. Các số sau đây có tất cả bao nhiêu ước số?
a) 32; b) 52 . 7; c) 120; d) 22 . 5.13.
Dạng 5.4. Bài toán đưa về việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
I. Phương pháp giải:
Để giải bài toán dạng này, ta thường làm như sau:
Bước 1. Phân tích đề bài, đưa về việc tìm ước của một số;
Bước2. Tìm ước của một số cho trước bằng cách phân tích số đó ra thừa số nguyên tố.
II. Bài toán.
Bài 1. Tích của hai số tự nhiên là 50. Tìm mỗi số đó.
Bài 2. Thay dấu * bởi chữ số thích hợp:
a) *. ** = 106; b) **. ** = 377.
Bài 3. Bảo Ngọc có 50 bút chì màu và muốn chia đều số bút đó cho các em nhỏ. Hỏi Bảo Ngọc có thể
chia đều cho bao nhiêu em? (Kể cả trường hợp cho 1 em hết bút chì màu).
Bài 4. Bạn Lan có 48 bông hoa và muốn chia đều số bông hoa vào các hộp nhỏ để gói quà. Hỏi Lan có
thể chia đều vào baọ nhiêu hộp? (Kể cả trường hợp cho hết hoa vào 1 hộp).
Bài 5. Một đội văn nghệ có 24 bạn, cô giáo muốn chia các bạn thành từng nhóm sao cho số bạn trong
mỗi nhóm bằng nhau và bằng một số lớn hơn 3. Hỏi cô giáo có thể chia nhiều nhất thành bao nhiêu
nhóm? Ít nhất bao nhiêu nhóm.
Bài tập về nhà.
Bài 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:
a) 86 b) 68 c) 100 d) 1470
Bài 2. Tìm ước của các số sau:
a) 33 b) 48 c) 110 d) 170
Bài 3. Tìm các ước nguyên tố của các số sau:
a) 86 b) 207 c) 405 d) 770
Bài 4. Các số sau đây có tất cả bao nhiêu ước số:
a) 106 b) 770 c) 406 d) 522
Bài 5. Tích của hai số tự nhiên là 63. Tìm mỗi số đó.
Bài 6. Thay dấu * bởi chữ số thích hợp:
12
a) *. ** = 128 b) **. ** = 406
Bài 7. Quang Minh có 42 viên bi và muốn chia đều số viên bi vào các hộp nhỏ. Hỏi Quang Minh có
thể chia đều vào bao nhiêu hộp? (Kể cả trường hợp cho hết bi vào 1 hộp).
Bài 8. Tìm số nguyên tố 𝑝 sao cho:
a) 𝑝 + 4; 𝑝 + 8là số nguyên tố; b) 𝑝 + 4; 𝑝 + 14là số nguyên tố.
Bài 9. Tìm số nguyên tố 𝑝 sao cho:
a) 5𝑝 + 3là số nguyên tố; b) 𝑝 + 2; 𝑝 + 10là các số nguyên tố
HẾT

13
CHUYÊN ĐỀ 2. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
ĐS6.CHỦ ĐỀ 2.4 – ƯỚC VÀ BỘI CỦA SỐ TỰ NHIÊN
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT – BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Ước và bội:
▪ Nếu có số tự nhiên a chia hết cho b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
▪ Tập hợp ước của a là: Ư(𝑎), tập hợp các bội của b kí hiệu: B(𝑏).
Ví dụ: Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; . . . ; 2𝑘; . . . . }.
2. Ước chung và ước chung lớn nhất
▪ Số tự nhiên n được gọi là ước chung của hai số a và b nếu n vừa là ước của a vừa là ước của b.
▪ Số lớn nhất trong các ước chung của a và b được gọi là ước chung lớn nhất của a và b.
▪ Ta kí hiệu: tập hợp các ước chung của a và b là: ƯC(𝑎, 𝑏),
tập hợp các ước chung lớn nhất của a và b kí hiệu: ƯC LN(𝑎, 𝑏).
Ví dụ:ƯC(30,48) = {1; 2; 3; 6}, ƯCLN(30,48) = 6.
Chú ý: ước chung của hai số là ước của ước chung lớn nhất của chúng.
▪ Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số có ước chung lớn nhất bằng 1.
▪ Phân số tối giản là phân số có tử và mẫu là hai số nguyên tố cùng nhau.
▪ Cách tìm ƯCLN:
Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Chọn ra các thừa số chung
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn. mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là
ƯCLN phải tìm.
3. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
▪ Số tự nhiên n được gọi là bội chung của hai số a và b nếu n vừa là bội của a vừa là bội của b.
▪ Số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của a và b được gọi là bội chung nhỏ nhất của a và b.
▪ Ta kí hiệu: tập hợp các bội chung của a và b là: BC(𝑎, 𝑏),
tập hợp các bội chung nhỏ nhất của a và b kí hiệu: BCNN(𝑎, 𝑏).
Ví dụ:BC(4,5) = {0; 20; 40; 60; . . . },
BCNN(4,5) = 20.
Chú ý: Bội chung của nhiều số là bội của bội chung nhỏ nhất của chúng.
Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số
đó.
▪ Cách tìm BCNN:
Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Chọn ra các thừa số chung và riêng
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn. mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là
BCNN phải tìm.
▪ Nhận xét:
BCNN(𝑎, 1) = 𝑎
BCNN(𝑎, 𝑏, 1) = BCNN(𝑎, 𝑏)
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
A. ƯỚC VÀ BỘI, ƯỚC CHUNG - BỘI CHUNG CỦA SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 1. Nhận biết một số là ước (bội) của một số cho trước.
I.Phương pháp giải.

1
+ Để xét 𝑎có là ước của một số cho trước hay không, ta chia số đó cho 𝑎. Nếu chia hết thì 𝑎 là
ước của số đó.
+ Để xét 𝑏có là bội của một số khác 0 hay không, ta chia 𝑏cho số đó. Nếu chia hết thì 𝑏là bội
của số đó.
II.Bài toán.
Bài 1. Cho các số sau 0; 1; 3; 14; 7; 10; 12; 5; 20, tìm các số
a) Là Ư(6) b) Là Ư(10)
Bài 2. Cho các số sau 13; 19; 20; 36; 121; 125; 201; 205; 206, chỉ ra các số thuộc tập hợp sau:
a) Là B(3) b) Là B(5)
Dạng 2. Tìm tất cả các ước (bội) của một số.
I.Phương pháp giải.
+ Để tìm tất cả các ước của một số 𝑎ta làm như sau:
Bước 1: Chia 𝑎 lần lượt cho các số 1; 2; 3; . . . ; 𝑎
Bước 2: Liệt kê các số mà 𝑎chia hết. Đó là tất cả các ước của 𝑎
+ Để tìm bội của một số 𝑏(𝑏 ≠ 0)ta làm như sau:
Bước 1: Nhân 𝑏 lần lượt cho các số 0; 1; 2; 3; . ..
Bước 2: Liệt kê các số thu được. Đó là tất cả các bội của 𝑏
Lưu ý: Nếu bài toán tìm ước (bội) của một số thỏa mãn điều kiện cho trước ta làm như sau:
Bước 1: Liệt kê các ước (bội) của số đó
Bước 2: Chọn ra các số thỏa mãn điều kiện đề bài.
II.Bài toán.
Bài 1.
a) Tìm tập hợp các ước của 6; 10; 12; 13
b) Tìm tập hợp các bội của 4; 7; 8; 12
Bài 2. Tìm các số tự nhiên 𝑥 sao cho
a) 𝑥 ∈ Ư(12)và 2 ≤ 𝑥 ≤ 8 b) 𝑥 ∈ 𝐵(5)và 20 ≤ 𝑥 ≤ 36
c) 𝑥 ⋮ 5 và 13 < 𝑥 ≤ 78 d) 12 ⋮ 𝑥 và 𝑥 > 4
Bài 3. Tìm tập hợp các số tự nhiên vừa là ước của 100vừa là bội của 25.
Dạng 3. Tìm số tự nhiên thỏa mãn điều kiện chia hết.
I.Phương pháp giải.
Áp dụng tính chất chia hết của một tổng (hiệu) và định nghĩa ước của một số tự nhiên.
II.Bài toán.

2
Bài 1. Tìm số tự nhiên 𝑛sao cho:
a) 3 ⋮ 𝑛 b) 3 ⋮ (𝑛 + 1)
c) (𝑛 + 3) ⋮ (𝑛 + 1) d) (2𝑛 + 3) ⋮ (𝑛 − 2)
Dạng 4. Viết tập hợp các ước chung (bội chung) của hai hay nhiều số.
I.Phương pháp giải.
Bước 1. Viết tập hợp các ước (bội) của các số đã cho.
Bước 2. Tìm giao của các tập hợp đó.
II.Bài toán.
Bài 1. Viết các tập hợp sau:
a) ƯC(24,40) b) ƯC(20,30)
c) BC(2,8) d) BC(10,15)
Dạng 5: Bài toán có lời văn.
I.Phương pháp giải.
Bước 1: Phân tích đề bài, chuyển bài toán về tìm ước (bội), ước chung, (bội chung) của các số cho
trước.
Bước 2: Áp dụng cách tìm ước (bội), ước chung, (bội chung) của các số cho trước.
II.Bài toán.
Bài 1.Có 20 viên bi. Bạn Minh muốn chia đều số viên bi vào các hộp. Tìm số hộp và số viên bi trong
mỗi hộp? Biết không có hộp nào chứa 1hay 20viên bi.
Bài 2. Năm nay Bình 12 tuổi. Tuổi của mẹ Bình là bội số của tuổi Bình. Tìm tuổi của mẹ Bình biết
tuổi của mẹ lớn hơn 30và nhỏ hơn 45.
Bài 3. Học sinh lớp 6A nhận được phần thưởng của nhà trường và mỗi em nhận được phần thưởng như
nhau. Cô hiệu trưởng đã chia hết 129quyển vở và 215bút chì màu. Hỏi số học sinh lớp 6A là bao
nhiêu?
Bài 4. Tính số học sinh của một trường biết rằng mỗi lần xếp hàng 4, hàng 5, hàng 6, hàng 7đều vừa
đủ hàng và số học sinh của trường trong khoàng từ 415 đến 421.
B. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
Dạng 1. Tìm ước chung lớn nhất của các số cho trước.
I.Phương pháp giải.
Cách 1. Để tìm ƯCLN của các số cho trước ta thực hiện quy tắc 3 bước phía trên.
Chú ý 𝑎 ⋮ 𝑏 ⇒ ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 𝑏
𝑎: 𝑏 dư 𝑟 thì ƯCLN(𝑎, 𝑏) = ƯCLN(𝑏, 𝑟)

Cách 2. Sử dụng thuật toán Ơclit

3
Bước 1. Lấy số lớn chia số nhỏ. Giả sử 𝑎 = 𝑏. 𝑥 + 𝑟
+ Nếu𝑟 ≠ 0 ta thực hiện bước 2
+ Nếu 𝑟 = 0thì ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 𝑏
Bước 2. Lấy số chia, chia cho số dư,
+ Nếu 𝑟1 ≠ 0ta thực hiện bước 3
+ Nếu 𝑟1 = 0thì ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 𝑏
Bước 3. Quá trình này được tiếp tục cho đến khi được một phép chia hết.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm ƯCLN của các số
a) ƯCLN(18,30) b) ƯCLN(24,48)
c) ƯCLN(18,30,15) d) ƯCLN(24,48,36)
Bài 2. Sử dụng thuật toán Ơclit để tìm
a) ƯCLN(174,18) b) ƯCLN(124,16)
Dạng 2. Tìm các ước chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước.
I.Phương pháp giải.
Bước 1. Tìm ƯCLN của hai hay nhiều số cho trước.
Bước 2. Tìm các ước của ƯCLN này.
Bước 3. Chọn trong số đó các ước thỏa mãn điều kiện đã cho.
Lưu ý: nếu không có điều kiện gì của bài toán thì ước chung của hai hay nhiều số là ƯCLN của các số
đó.
Cách tìm ước chung thông qua ƯCLN
Bước 1. Tìm ƯCLN của hai hay nhiều số cho trước.
Bước 2. Tìm các ước của ƯCLN này.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm các ước chung của 24 và180 thông qua tìm ƯCLN
Bài 2. Tìm số tự nhiên 𝑥 thõa mãn 90 ⋮ 𝑥; 150 ⋮ 𝑥 và 5 < 𝑥 < 30.
Bài 3. Tìm số tự nhiên 𝑎, 𝑏biết ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 3và𝑎. 𝑏 = 891
15
Bài 4. Tìm số tự nhiên 𝑛để biểu thức 𝐴 = 2𝑛+1có giá trị là một số tự nhiên.

Bài 5. Tìm số tự nhiên 𝑥, 𝑦


a) (𝑥 + 1)(𝑦 − 5) = 6 b) (2𝑥 + 1)(2𝑦 − 1) = 15
Dạng 3. Bài toán có lời văn đưa về tìm ƯCLN
I.Phương pháp giải.
4
Bước 1: Phân tích đề bài; suy luận để đưa về việc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số;
Bước 2: Áp dụng quy tắc 3 bước để tìm ƯCLN đó.
II.Bài toán.
Bài 1. Cô giáo chủ nhiệm muốn chia 24quyển vở, 48 bút bi và 36gói bánh thành một số phần thưởng
như nhau để trao trong dịp sơ kết học kì. Hỏi có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng? Khi
đó mỗi phần thưởng có bao nhiêu quyển vở, bút bi và gói bánh.
Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 150𝑚và chiều rộng 90𝑚được chia thành các hình vuông có diện
tích bằng nhau. Tính độ dài cạnh hình vuông lớn nhất trong cách chia trên ? (số đo cạnh là số tự nhiên
với đơn vị là 𝑚)
Dạng 4. Chứng minh hai hay nhiều số là các số nguyên tố cùng nhau.
I.Phương pháp giải.
Bước 1: Gọi 𝑑 là ƯCLN của các số.
Bước 2: Dựa vào cách tìm ƯCLN và các tính chất chia hết của tổng (hiệu) để chứng minh 𝑑 = 1
II.Bài toán.
Bài 1. Chứng minh 22và 5là hai số nguyên tố cùng nhau.
Bài 2. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên𝑛, các số sau là các số nguyên tố cùng nhau.
a) 𝑛 + 1và 𝑛 + 2 b) 2𝑛 + 2và 2𝑛 + 3
c) 2𝑛 + 1và 𝑛 + 1 d) 𝑛 + 1và 3𝑛 + 4
C. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
Dạng 1. Tìm bội chung nhỏ nhất của các số cho trước
I.Phương pháp giải.
Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng
Bước 3. Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất.
Bước 4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được BCNN cần tìm
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm:
a) BCNN(15,18) c) BCNN(33,44,55)
b) BCNN(84,108) d) BCNN(8,18,30)
Bài 2. Tìm:
a) BCNN(10,12) c) BCNN(4,14,26)
b) BCNN(24,10) d) BCNN(6,8,10)
Dạng 2. Tìm bội chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước
5
I.Phương pháp giải.
Bước 1. Tìm BCNN của các số đó
Bước 2. Tìm các bội của BCNN này
Bước 3. Chọn trong các số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm các bội chung của 8 và 10 thông qua BCNN
Bài 2. Tìm các bội chung của 8; 12 và 15 thông qua BCNN
Bài 3. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn 𝑥 ⋮ 4; 𝑥 ⋮ 6 và 0 < 𝑥 < 50.
Bài 4. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn 𝑥 ⋮ 20; 𝑥 ⋮ 35 và 𝑥 < 500 .
Bài 5. Tìm các bội chung của 7; 9 và 6 thông qua BCNN
Dạng 3. Tim các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước
I.Phương pháp giải.
Sử dụng định nghĩa về BCNN.
Khi tìm hai số biết ƯCLN và BCNN thì tích của hai số là tích của BCNN và ƯCLN.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm số tự nhiên a,b biết rằng
a) 𝑎 − 𝑏 = 5 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 60. b) ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 5 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 60.
Bài 2. Tìm số tự nhiên a, b biết rằng
a) 𝑎 − 𝑏 = 4 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 60. b) ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 5 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 150.
Bài 3. Tìm số tự nhiên a, b biết rằng
𝑎 4
a) 𝑎𝑏 = 180 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 60. b) 𝑏 = 5 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 140.

Bài 4. Tìm số tự nhiên a, b biết rằng 𝑎 + 𝑏 = 42 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 72.


Dạng 4: Bài toán có lời văn
I.Phương pháp giải.
Bước 1. Gọi ẩn, đặt đơn vị, điều kiện cho ẩn
Bước 2. Dựa vào đề bài biểu diễn các dữ kiện theo ẩn.
Bước 3. Tìm ẩn, so sánh điều kiện
Bước 4. Trả lời và kết luận

II.Bài toán.

6
Bài 1. Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ. Tìm tổng số sách biết
số sách trong khoảng 200 đến 500.
Bài 2. Hai bạn A và B cùng học chung một trường nhưng ở hai lớ khác nhau. A cứ 10 ngày lại trực
nhật, B cứ 12 ngày lại trực nhật. Lần đầu tiên hai bạn trực nhật vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu
ngày hai bạn lại cùng trực nhật.
Bài 3. Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 300 đến 400. Biết rằng nếu xếp hàng 5, 8,
12 thì thiếu 1 em. Tính số học sinh khối 6 của trường.
Bài 4. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho khi chia cho 3 thì dư 2, khi chia cho 7 thì dư 6 khi chia cho 25
thì dư 24.
Bài 5. Có ba chiếc hộp hình vuông: Hộp màu đỏ cao 8cm, hộp màu xanh cao 7cm, hộp màu vàng cao
12cm. Người ta xếp thành ba chồng bằng nhau, mỗi chồng một màu. Hỏi chiều cao nhỏ nhất của
chồng hộp đó.
Bài 6. Tìm số tự nhiên x. Biết số đó chia hết cho 7 và khi chia cho 2, cho 3, cho 4, cho 5, cho 6 đều dư
1 và 𝑥 < 400.
Bài 7. Một liênđội thiếu niên khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người. Tính số đội
viên của liên đội biết rằng số đó trong khoảng từ 100 đến 150.
Bài 8. Một bộ phận của máy có hai bánh răng cửa khớp với nhau, bánh một có 18 răng cưa, bánh xe
hai có 12 răng cưa. Người ta đánh dấu “x” vào hai răng cửa khớp với nhau. Hỏi mỗi bánh xe phải quay
ít nhất bao nhiêu răng cưa để hai răng cưa đánh dấu ấy lại khớp với nhau ở vị trí giống lần trước? Khi
đó mỗi bánh xe đã quay được bao nhiêu vòng.
BÀI TẬP TƯƠNG TỰ TỰ GIẢI
A. ƯỚC VÀ BỘI, ƯỚC CHUNG - BỘI CHUNG CỦA SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 2. Tìm tất cả các ước (bội) của một số.
Bài 1. Tìm các số tự nhiên 𝑥 sao cho
a) 𝑥 ∈ Ư(20)và 𝑥 > 8 b) 𝑥 ∈ 𝐵(8)và 18 ≤ 𝑥 ≤ 72
c) 𝑥 ⋮ 8 và 𝑥 < 21 d) 20 ⋮ 𝑥 và 𝑥 > 4
Bài 2. Tìm tập hợp các số tự nhiên vừa là ước của 220 vừa là bội của 11.
Dạng 3. Tìm số tự nhiên thỏa mãn điều kiện chia hết.
Bài 3. Tìm số tự nhiên 𝑛sao cho:
a) 7 ⋮ 𝑛 b) 7 ⋮ (𝑛 − 1)
c) (2𝑛 + 6) ⋮ (2𝑛 − 1) d) (3𝑛 + 7) ⋮ (𝑛 − 2)
Dạng 4. Viết tập hợp các ước chung (bội chung) của hai hay nhiều số.
Bài 4. Viết các tập hợp sau:
a) ƯC(15,27) b) ƯC(15,22)
c) BC(4,7) d) BC(6,15)
Bài 5. Viết các tập hợp sau:
7
a) Ư(8), Ư(12), ƯC(8,12) b) B(16), B(24), BC(16,24)

c) B(12); B(18) và BC(12,18) d) Ư(16), Ư(24), ƯC(16,24)

Dạng 5: Bài toán có lời văn.


Bài 6. Có 10 chiếc bánh trung thu. Bạn Ngọc muốn chia đều số bánh vào các hộp. Tìm số hộp và số
bánh trong mỗi hộp, biết số bánh trong mỗi hộp phải nhiều hơn 1 và ít hơn10 .
Bài 7. Bạn Ngọc mua 4 cốc trà sữa. Số cốc trà sữa ở cửa hàng là bội số của số cốc bạn Ngọc mua. Tìm
số cốc trà sữa ở cửa hàng, biết số cốc trà sữa lớn hơn 116 và nhỏ hơn 123.
Bài 8. Tổ I của lớp 6A nhận được phần thưởng của cô giáo chủ nhiệm và mỗi em nhận được phần
thưởng như nhau. Cô giáo chủ nhiệm đã chia hết 54quyển vở và 45bút bi. Hỏi số học sinh của tổ I của
lớp 6A là bao nhiêu?
Bài 9. Tính số đồng chí của một đội văn nghệ bội đội, biết rằng mỗi lần xếp hàng 2, hàng 3, hàng 6,
hàng 7đều vừa đủ hàng và số học sinh của trường trong khoàng từ 40 đến 45.
Bài 10. Một số sách khi xếp thành từng bó 10cuốn, 12cuốn, 15cuốn, 18cuốn, đều vừa đủ bó. Tính số
sách đó, biết số sách trong khoảng 200đến 500.
B. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
Dạng 1. Tìm ước chung lớn nhất của các số cho trước.
Bài 1. Tìm ƯCLN của các số
a) ƯCLN(14,32) b) ƯCLN(50,60)
c) ƯCLN(14,32,20) d) ƯCLN(50,48,60)
Dạng 2. Tìm các ước chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước.
Bài 2. Tìm các ước chung của 42 và30 thông qua tìm ƯCLN
Bài 3: Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC của các số sau:

a) 144 và 420 b) 60và 132

c)60 và 90 d) 220; 240; 300

Bài 4. Tìm số tự nhiên 𝑥 thõa mãn 144 ⋮ 𝑥; 420 ⋮ 𝑥 và 2 < 𝑥


Bài 5. Tìm số tự nhiên 𝑥, 𝑦biết ƯCLN(𝑥, 𝑦) = 5và𝑥. 𝑦 = 825
Bài 6: Tìm số tự nhiên , 𝑥 biết:

a) 35 ⋮ 𝑥, 105 ⋮ 𝑥 và 𝑥 > 5

b) 612 ⋮ 𝑥, 680 ⋮ 𝑥, 𝑥 > 30

c) 144 ⋮ 𝑥, 192 ⋮ 𝑥, 240 ⋮ 𝑥 và 𝑥 là số tự nhiên có hai chữ số

d) 280 ⋮ 𝑥, 700 ⋮ 𝑥, 420 ⋮ 𝑥 và 40 < 𝑥 < 100

8
e) 148 chia 𝑥 dư 20 còn 108 chia cho 𝑥 thì dư 12.

Bài 7: Tìm các số tự nhiên 𝑥 , 𝑦biết:

a) 𝑥 (𝑦 + 2) = 8 b) (𝑥 − 2)(2𝑦 + 3) = 26

c) (𝑥 + 5)(𝑦 − 3) = 15 d) 𝑥𝑦 + 𝑥 + 𝑦 = 2

Bài 8. Tìm số tự nhiên 𝑛để các biểu thức saucó giá trị là một số tự nhiên.
16 𝑛+3
𝐴= 𝐵=
3𝑛 + 1 𝑛−3
Dạng 3. Bài toán có lời văn đưa về tìm ƯCLN
Bài 9. Bạn Hà có42viên bi màu đỏ và 30 viên bi màu vàng. Hà có thể chia nhiều nhất vào bao nhiêu
túi sao cho số bi đỏ và bi vàng được chia đều vào các túi? Khi đó mỗi túi có bao nhiêu viên bi đỏ và
viên bi vàng?.
Bài 10. Một hình chữ nhật có chiều dài 112𝑚và chiều rộng 36𝑚 được chia thành các hình vuông có
diện tích bằng nhau. Tính độ dài cạnh hình vuông lớn nhất trong cách chia trên ? (số đo cạnh là số tự
nhiên với đơn vị là 𝑚)
Bài 11: Ba khối 6; 7; 8 theo thứ tự có 300 học sinh, 276 học sinh, 252 học sinh xếp thành hàng dọc để
điều hành sao cho số hàng dọc của mỗi khối như nhau. Có thể xếp nhiều nhất thành mấy hàng dọc để
mỗi khối đều không có ai lẻ hàng? Khi đó ở mỗi khối có bao nhiêu hàng ngang?

Bài 12: Mỗi công nhân của hai đội 1 và 2 được giao nhiệm vụ trồng một số cây như nhau (nhiều hơn 1
cây). Đội 1 phải trồng 156 cây, đội 2 phải trồng 169 cây. Hỏi mỗi đội công nhân phải trồng bao nhiêu
cây và mỗi đội có bao nhiêu công nhân?

Dạng 4. Chứng minh hai hay nhiều số là các số nguyên tố cùng nhau.
Bài 13. Chứng minh 14và 3là hai số nguyên tố cùng nhau.
Bài 14. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên𝑛, các số sau là các số nguyên tố cùng nhau.
a) n + 3 và 𝑛 + 4 b) 3𝑛 + 10và 3𝑛 + 9

c) 2n + 3 và 4𝑛 + 7 d) 𝑛 + 2và 4𝑛 + 7
Bài 15: Chứng minh các số sau nguyên tố cùng nhau:
a) 14𝑛 + 3và 21𝑛 + 4 b) 2𝑛 + 5và 3𝑛 + 7
C. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
Dạng 1. Tìm bội chung nhỏ nhất của các số cho trước
Bài 1. Tìm
a) BCNN(8,10,20) f) BCNN(30,105)
b) BCNN(16,24) g) BCNN(28,30,20)
c) BCNN(60,140) h) BCNN(34,32,20)
9
d) BCNN(7,9,11) k) BCNN(42,70,52)
e) BCNN(24,40,162) l) BCNN(9,10,11)
Dạng 2. Tìm bội chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước
Bài 2. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:
a) 𝑥 ⋮ 10; 𝑥 ⋮ 15 và 𝑥 < 100.
b) 𝑥 ⋮ 14; 𝑥 ⋮ 15,𝑥 ⋮ 20 và 400 < 𝑥 ≤ 1200.
Dạng 3. Tim các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước
Bài 3. Tìm số tự nhiên a, b biết rằng
a) 𝑎 − 𝑏 = 7 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 140.
b) ƯCLN(𝑎, 𝑏) = 3 và BCNN(𝑎, 𝑏) = 84.
Dạng 4: Bài toán có lời văn
Bài 4. Một công ty dùng ba ca nô để trở hàng. Ca nô thứ nhất 4 ngày cập bến một lần, ca nô thứ hai 6
ngày cậ bến một lần, ca nô thứ ba 8 ngày cập bến một lần. Hỏi nếu lần đầu ba ca nô đều cập bến cùng
lúc thì sau ít nhất bao nhiêu ngày ba ca nô lại cùng cập bến lần thứ hai?
Bài 5. Đội sao đỏ của một lớp 6 có ba bạn là An, Bình, Mai. Ngày đầu tháng cả đội trực cùng một
ngày. Cứ sau 7 ngày An lại trực một lần, sau 4 ngày Bình lại trực một lần và sau 6 ngày Mai lại trực
một lần. Hỏi sau bao nhiêu ngày thì cả đội lại cùng trực vào một ngày ở lần tiếp theo? Khi đó mỗi bạn
đã trực bao nhiêu lần.

10
SH6.CHỦ ĐỀ 2.1-TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa:
+ Số nguyên là tập hợp bao gồm các số: Số không, số tự nhiên dương và các số đối của chúng còn gọi
là số tự nhiên âm.
+ Số nguyên được chia làm hai loại là số nguyên dương và số nguyên âm.
* Số nguyên dương là tập hợp các số nguyên lớn hơn 0 (ví dụ: +1; +2; +3; +4; +5. .. đôi khi còn viết
+1; +2; +3. ..nhưng dấu " + " thường được bỏ đi).
* Số nguyên âm là tập hợp các số nguyên nhỏ hơn 0 ( ví dụ:−1; −2; −3; −4; −5. . . )
Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là ℤ.
Lưu ý: Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.
2. Biểu diễn số nguyên trên trục số:
Số nguyên âm có thể được biểu diễn trên tia đối của tia số đó, gọi là trục số. Điểm 0được gọi là điểm
gốc của trục số. Trục số có thể được vẽ theo hướng ngang (nằm) hoặc hướng dọc (đứng).
Khi vẽ trục số ngang, chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên),
chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm.
Tương tự như vậy, khi vẽ trục số dọc, chiều từ dưới lên trên gọi là chiều dương (cũng được đánh dấu
bằng mũi tên), chiều từ trên xuống dưới gọi là chiều âm.
Điểm biểu diễn số nguyên 𝑎trên trục số được gọi là điểm 𝑎.
Như vậy một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm 0gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ
trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài , mỗi số tự nhiên (hay số nguyên dương) được
biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm0, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái
điểm0.

−5 −4 −3 −2 −1 0 1 2 3 4 5
3. Số đối:
Hai số đối nhau khi chúng cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0trên trục số. Để viết số đối
của một số nguyên dương, chỉ cần viết dấu " − " trước số đó; và ngược lại với số nguyên âm.
*Lưu ý: Số đối của số 0là 0.
4. So sánh hai số nguyên:
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm 𝑎 nằm bên trái điểm 𝑏thì số nguyên 𝑎 bé hơn số nguyên
𝑏. Như vậy:
– Mọi số dương đều lớn hơn số 0;
– Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;
– Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.
Lưu ý: Số nguyên 𝑏 được gọi là số liền sau số nguyên 𝑎 nếu 𝑎 < 𝑏và không có số nguyên nào nằm
giữa 𝑎 và 𝑏. Khi đó ta cũng nói số nguyên 𝑎 là số liền trước của 𝑏.
Khi nói "𝑎 lớn hơn hoặc bằng 𝑏"xảy ra hai trường hợp hoặc 𝑎 lớn hơn 𝑏, hoặc 𝑎 bằng 𝑏.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI
Dạng 1. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:
I. Phương pháp giải:
-Dạng điền kí hiệu (∈; ∉; ⊂;∩ ):
-Tập hợp số tự nhiên ℕ = {0; 1; 2; 3; . . . };
-Tập hợp số nguyên gồm các số nguyên âm, số 0và số nguyên dương ℤ =
{. . . ; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; . . . };
𝐴 ⊂ 𝐵nếu mọi phần tử của A đều thuộc B
-Dạng điền Đ (đúng) hoặc chữ S (sai); đánh dấu "x" vào ô đúng hoặc sai.
II. Bài toán:
Bài 1: Điền kí hiệu(∈; ∉;∩; ⊂)vào chỗ trống:

1
−3
.......ℤ ; − 4. . . . . . . ℕ; 5.......ℤ; 0. . . . . . . ℤ; ℕ.......ℤ = ℕ; ℕ........ℤ.
4
Bài 2: Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào chỗ trống :
7 ∈ ℕ...; 7 ∈ ℤ.....;0 ∈ ℕ...;0 ∈ ℤ...; -9 ∈ ℤ...;-9 ∈ ℕ.....;11,2 ∈ ℤ... .
Bài 3: Đánh dấu “x” vào ô thích hợp
Câu Đúng Sai

a) Nếu 𝑎 ∈ ℕthì 𝑎 ∈ ℤ

b) Nếu 𝑎 ∈ ℕthì a>0

c) Nếu 𝑎 ∈ ℤthì 𝑎 ∈ ℕ

d) Nếu 𝑎 ∉ ℤ thì 𝑎 ∉ ℕ
Bài 4. Đánh dấu “X” vào ô thích hợp :
Khẳng định Đúng Sai
a) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương
b) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên dương
c) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương
d) Số0là số nguyên dương nhỏ nhất.

Dạng 2. Biểu diễn số nguyên trên trục số


I.Phương pháp giải.

6
−5 −4 −3 −2 −1 0 1 2 3 4 5 5
• số là hình biểu 4
diễn gồm một đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng, một đầu gắn với mũi 3
2
tên(biểu thị chiều dương) được chia thành các khoảng bằng nhau(được gọi là
1
đơn vị) và ghi kèm các số tương ứng. 0
−1
Điểm 0 (biểu diễn số0) được gọi là điểm gốc của trục số(thường đặt tên là𝑂). −2
Điểm biểu diễn số a trên trục số gọi là điểm𝐚. −3
−4
Với trục số nằm ngang: Chiều từ trái sang phải là chiều dương, với hai điểm −5
𝑎, 𝑏trên trục số, nếu điểm 𝑎nằm trước điểm 𝑏thì 𝑎nhỏ hơn𝑏. −6

Với trục số thẳng đứng: Chiều từ dưới lên trên là chiều dương, với hai điểm
𝑎, 𝑏trên trục số, nếu điểm 𝑎nằm trước điểm 𝑏thì 𝑎nhỏ hơn𝑏.
II.Bài toán.
Bài 1.Trên trục số, mỗi điểm sau cách gốc 𝑂bao nhiêu đơn vị?
a) Điểm 3 b) Điểm– 5 c) Điểm11 d) Điểm – 9
Bài 2.Trên trục số, xuất phát từ gốc 𝑂 ta sẽ đi đến điểm nào nếu:
a) Di chuyển 3 đơn vị theo chiều dương. b) Di chuyển 7 đơn vị theo chiều âm.
c) Di chuyển 6 đơn vị theo chiều dương. d) Di chuyển 8 đơn vị theo chiều âm.
Bài 3. Vẽ trục số và biểu diễn các số nguyên sau trên trục số: 2; −2 ; 4; −5; 5.
2
Bài 4. Điền số nguyên thích hợp vào trong các ô trống.

−4 −2 −1 1 2 3 5

Bài 5. Các điểm 𝑀, 𝑁, 𝑃, 𝑄trong hình vẽ sau đây biểu diễn những số nào?

𝑀 𝑁 −1 0 𝑃 2 𝑄

Bài 6.Vẽ một trục số nằm ngang


A,Tìm trên trục số những điểm cách gốc 𝑂 một khoảng bằng 4 đơn vị.
B,Chỉ ra hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm −4 một khoảng là 2 đơn vị.
Bài 7.Trên trục số điểm 3 cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều dương, điểm −3 cách điểm 0 ba đơn vị
theo chiều âm.Điền vào chỗ trống các câu sau đây:
a) Điểm −2 cách điểm 2 là …. đơn vị và theo chiều ….

b) Điểm 1 cách điểm −3 là …. đơn vị và theo chiều ….

Bài 8.Trắc nghiệm

Câu 8.1: Điểm gốc trong trục số là điểm nào?


A. Điểm 0 B. Điểm 1 C. Điểm 2 D. Điểm −1

Câu 8.2: Điểm −4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị?


𝐀. 7 𝐁. 8 𝐂. 6 𝐃. 9

Câu 8.3: Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là?


𝐀. − 1 𝐁. 5 𝐂. − 1 𝑣à 5 𝐃. 1 𝑣à 5

Câu 8.4: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?
A. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận D. Chiều nghịch

Dạng 3: So sánh hai hay nhiều số nguyên

I. Phương pháp giải


Cách 1:
Biểu diễn các số nguyên cần so sánh trên trục số;
Giá trị các số nguyên tăng dần từ trái sang phải(điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số
nguyên b)
Cách 2: Căn cứ vào các nhận xét sau:
Số nguyên dương lớn hơn 0;
Số nguyên âm nhỏ hơn 0;
Số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm;
Trong hai số nguyên dương, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số ấy lớn hơn;
Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số ấy lớn hơn.
Kiến thức về giá trị tuyệt đối
- Giá trị tuyệt đối của một số tự nhiên là chính nó;
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó;
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên;
3
- Hai số nguyên đối nhau có cùng một giá trị tuyệt đối.
II. Bài toán:
Bài 1:Điền dấu ( >; <; = ) thích hợp vào chỗ trống:
3. . . . .5; -3...-5; 4...-6; 10...-10.
Bài 2: Điền dấu "+" hoặc vào chỗ trống để được kết quả đúng:
a) 0 <...2; b)...15 < 0;
c)...10 <...6; d)...3 <...9.
(Chú ý : có thể có nhiều đáp số).
Bài 3: Điền dấu ( >; <; = ) thích hợp vào chỗ trống:
a) |3|...|5| ; b)|-3|...|-5|; c) |-1|...|0|; d) |2|...|-2|.
Bài 4. So sánh các số nguyên sau:
a) 3 𝑣à 5; b) −3 𝑣à − 5; c) 1 𝑣à − 10000;
d) −200 𝑣à − 2000; e) 10 𝑣à − 15; f) 0 𝑣à − 18.
Bài 5: Điền dấu ( >; <; = ) vào chỗ trống:
a. (−17) + (−25) (−25) b. (−25) (−18) + (−17)
c. (+103) + (+24) | − 89| + | − 38|
Bài 6: So sánh và rút ra nhận xét:
a. |39 + 28|với |39| + |28| b. |−206 + (−35)|với |−206| + |−35|
Bài 7: So sánh 𝑆1 và 𝑆2
a. 𝑆1 = (−2) + (−4) + (−6) + (−8)+ . . . +(−50)
b. 𝑆2 = (−1) + (−3) + (−5) + (−7) . . . + (−49)
Dạng 4: Viết tập hợp số.
I.Phương pháp giải.

• Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…
• Hai cách viết tập hợp số

Cách 1: Liệt kê các phần tử


Ví dụ: 𝐴 = {1; 2; 3; 4; 5}
Cách 2: Chỉ ra các tính chất đặc trưng.
Ví dụ: 𝐴 = {𝑥 ∈ ℕ|𝑥 < 5}
II.Bài toán.
Bài 1. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau.
𝑎)𝐴 = {𝑥 ∈ ℤ| − 5 ≤ 𝑥 < 1} 𝑏)𝐵 = {𝑥 ∈ ℤ| − 3 < 𝑥 ≤ 4}
𝑐)𝐶 = {𝑥 ∈ ℤ| − 7 < 𝑥 < −1} 𝑑)𝐷 = {𝑥 ∈ ℤ| − 2 ≤ 𝑥 ≤ 5}

Bài 2.Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
𝑎)𝐴 = {−2; −1; 0; 1; 2; 3; 4} 𝑏)𝐵 = {−7; −6; −5; −4; −3}
𝑐)𝐶 = {−2; −1; 0; 1; 2; . . . } 𝑑)𝐷 = {. . . ; −5; −4; −3; −2; −1; 0}

Bài 3: Cho các tập hợp𝐴 = {−1; −2; −3; −4; −5; −6; −8; −10}; 𝐵 = {−1; −3; −5; −7; −9; −11}

a) Viết tập hợp 𝐶 các phần tử thuộc 𝐴 và không thuộc 𝐵.

b) Viết tập hợp 𝐷 các phần tử thuộc 𝐵 và không thuộc 𝐴.

4
c) Viết tập hợp 𝐸 các phần tử vừa thuộc 𝐹 vừa thuộc 𝐵.

d) Viết tập hợp 𝐹 các phần tử hoặc thuộc 𝐴 hoặc thuộc 𝐵.

Bài 4: Cho tập hợp 𝐴 = {−1; −2; −3; 𝑥; 𝑎; 𝑏}

a) Hãy chỉ rõ các tập hợp con của 𝐴 có 1 phần tử.

b) Hãy chỉ rõ các tập hợp con của 𝐴 có 2 phần tử.

c) Tập hợp 𝐵 = {𝑎, 𝑏, 𝑐}có phải là tập hợp con của 𝐴 không?

Bài 5: Cho tập hợp𝐵 = {2; −2 ; −5}. Hỏi tập hợp 𝐵 có tất cả bao nhiêu tập hợp con?

Bài 6: Gọi 𝐴 là tập hợp các số nguyên âm có 3 chữ số. Hỏi tập hợp 𝐴 có bao nhiêu phần tử?

Bài 7: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

a) Tập hợp 𝐵 = {−2; −5; −8; −11; … ; −296; −299; −302}

b) Tập hợp 𝐶 = {−7; −11; −15; −19; … ; −275; −279}

Bài 8: Cho hai tập hợp 𝑅 = {𝑎 ∈ ℤ| − 75 ≤ 𝑎 ≤ −85}; 𝑆 = {𝑏 ∈ ℤ| − 75 ≤ 𝑏 ≤ −91}

a) Viết các tập hợp trên bằng cách liệt kê các phần tử;

b) Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử;

c) Dùng kí hiệu ⊂ để thực hiên mối quan hệ giữa hai tập hợp đó.

Dạng 5: Sử dụng số nguyên âm trong thực tế.


I.Phương pháp giải.
Số dương và số âm được dùng để biểu thị các đại lượng đối lập nhau hoặc có hướng ngược nhau.
Số âm thường dùng để chỉ:
Nhiệt độ dưới 0°𝐶

Độ cao dưới mực nước biển

Số tiền còn nợ

Số tiền lỗ

Độ cận thị

Thời gian trước Công Nguyên.

- ......
II.Bài toán.
Bài 1. Sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa các câu sau
Độ sâu của vịnh Cam Ranh từ 18𝑚 đến 30𝑚 dưới mức nước biển.

5
a) Nhiệt độ trung bình vào mùa
đông ở Hàn Quốc là 8°𝐶đến 7°𝐶dưới 0°𝐶.
b) Với bình dưỡng khí, thợ lặn có
thể lặn sâu đến 60𝑚dưới mực nước biển.
c) Độ sâu của đáy vực Ma-ri-an
thuộc vùng biển Phi-lip-pin là 11524 mét (sâu nhất thế giới) dưới mực nước biển.
d) Trong năm nay, doanh thu của
công ty thua lỗ 574tỉ đồng.
e) Nhà toán học Archimedes sinh
năm 287trước công nguyên.
f) Ông A nợ ngân hàng 400triệu
đồng.
g) Thế vận hội đầu tiên diễn ra
năm 776trước Công nguyên.

Bài 2.Hình 35 minh họa một phần các nhiệt kế (tính theo độ𝐶):

a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế.

b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn?

Bài 2. Nêu ý nghĩa của mỗi câu sau:


a) Cá voi xanh có thể lặn được
−2500𝑚
b) Tàu ngầm có thể lặn được
−100𝑚
c) Công ty năm nay bị −30tỉ
đồng
d) Nhiệt độ mùa đông ở Miền
bắc Việt Nam có năm tới −13°𝐶
6
SH 6.CHỦ ĐỀ 3.2 CÁC PHÉP TOÁN SỐ NGUYÊN.
PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Phép cộng hai số nguyên.
* Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
* Để cộng hai số nguyên âm ta cộng hai số đối ( phần số tự nhiên ) của chúng với nhau rồi đặt dấu “-”
trước kết quả.
* Để cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai phần số tự nhiên của của chúng (số
lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn
2. Tính chất của phép cộng. Với mọi 𝑎; 𝑏; 𝑐 ∈ ℤ ta có:
* Tính chất giao hoán:𝑎 + 𝑏 = 𝑏 + 𝑎
* Tính chất kết hợp: (𝑎 + 𝑏) + 𝑐 = 𝑎 + (𝑏 + 𝑐)
* Cộng với 0: 𝑎 + 0 = 0 + 𝑎 = 𝑎
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép cộng
I.Phương pháp giải.
* Để thực hiện phép cộng các số nguyên, ta cần áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên
* Tổng của một số với một số dương thì lớn hơn chính nó
* Tổng của một số với một số âm thì nhỏ hơn chính nó
* Tổng của một số với 0 thì bằng chính nó
* Tổng của hai số đối nhau bằng 0
II.Bài toán.
Bài 1. Tính
a) 2316 + 115 b) (−315) + (−15)
c) (−215) + 125 d) (−200) + 200
Bài 2. So sánh
a) 125 và 125 + (−2) b) −13 và (−13) + 7 c) −15 và (−15) + (−3)
Bài 3. Tính và nhận xét kết quả tìm được
a) 52 + (−23) và (−53) + 23 b) 15 + (−15) và (−27) + 27
Bài 4. Điền số thích hợp vào bảng sau

𝑎 13 −5 −12 −10 −10 12

𝑏 21 3 −17 −10 −10 −12

𝑎+𝑏 −8 8
Bài 5. Tính giá trị của các biểu thức
a) 𝑥 + 123với 𝑥 = −23 b) −(203) + 𝑦với 𝑦 = 16
c) 𝑧 + (−115) với 𝑧 = −20
Bài 6. Hãy so sánh
a) 801 + (−65)và 801 b)(−125) + 15 và (−125)
c) (−123) + (−20)và(−123) d) 116 + (−20)và 116
Bài 7.Tính tổng của các số nguyên 𝑥 thỏa mãn: −2009 < 𝑥 ≤ 2008
Bài 8.
a) Viết mỗi số dưới đây dưới dạng tổng của hai số nguyên bằng nhau:86; −42; −2286; 2008
b) Viết mỗi số dưới đây dưới dạng tổng của ba số nguyên bằng nhau:33; −60; +3000; −369
Bài 9.Cho tập hợp 𝐴 = {−51; 47}; 𝐵 = {23; −8}.Viết tập hợp các giá trị của biểu thức 𝑥 + 𝑦 với 𝑥 ∈
𝐴; 𝑦 ∈ 𝐵
Bài 10.Cho 𝑎, 𝑏 là các số nguyên có bốn chữ số. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của tổng 𝑎 + 𝑏.
Bài 11. Cho 𝐴 = {−14; 21; −23; 34; 19; 0}. Tìm 𝑥, 𝑦 thuộc 𝐴, 𝑥 và 𝑦khác nhau sao cho
a) Tổng 𝑥 + 𝑦 đạt giá trị lớn nhất.
b) Tổng 𝑥 + 𝑦 đạt giá trị nhỏ nhất.
Dạng 2. Vận dụng tính chất của phép cộng các số nguyên tính tổng đại số
I.Phương pháp giải.
Muốn tính nhanh kết quả của tổng đại số, cần vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để
thực hiện phép tính một cách hợp lí. Có thể cộng các số nguyên âm với nhau, các số nguyên dương với
nhau, rồi tính tổng chung. Nếu trong tổng có hai số nguyên đối nhau thì kết hợp chúng với nhau.
II.Bài toán.
Bài 1. Tính nhanh
a) 215 + 43 + (−25) + (−25) b) (−312) + (−327) + (−28) + 27
Bài 2. Hãy tính
a) (−457) + (−123) + 23 + 237 b) (−135) + 48 + 140 + (−5)
Bài 4. Tìm tổng của tất cả các số nguyên x thỏa mãn
a) −5 < 𝑥 < 8 b) −12 < 𝑥 < 12
Bài 5. Tính tổng sau đây một cách hợp lí
a) 329 + 64 + (−329) + 36 b) (−464) + (−371) + 564 + 71
Bài 6. Điền số nguyên vào ô trống sao cho ba số liền nhau trong bảng có tổng bằng 0
5 −15

Bài 7. Điền số nguyên vào ô trống sao cho bốn số liền nhau trong bảng có tổng bằng 0
−4 0 7

Bài 8. Vào một buổi sáng nhiệt độ ở Trung Quốc là −5° C. Nhiệt độ đêm hôm đó là bao nhiêu, biết
nhiệt độ giảm đi 6° C ?
Bài 9.Tính nhanh:
a) −287 + 499 + (−499) + 285 b) 3 + (−5) + 7 + (−9) + 11 + (−13) +
15 + (−17)
Bài 10. Thực hiện phép tính𝑀 = 1 + (−2) + 3 + (−4)+. . . +2001 + (−2002) + 2003

SH6.CHỦ ĐỀ 3.2 CÁC PHÉP TOÁN SỐ NGUYÊN.


PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Phép trừ hai số nguyên.
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
𝑎 − 𝑏 = 𝑎 + (−𝑏)

Phép trừ trong ℤ luôn thực hiện được


2. Quy tắc dấu ngoặc
* Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
𝑎 + (𝑏 − 𝑐 + 𝑑) = 𝑎 + 𝑏 − 𝑐 + 𝑑

* Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–“ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc: dấu “+” đổi
thành “–“; dấu “–“ đổi thành “+”.
𝑎 − (𝑏 − 𝑐 + 𝑑) = 𝑎 − 𝑏 + 𝑐 − 𝑑

3. Một số tính chất thường dùng khi biến đổi các đẳng thức
Nếu 𝑎 = 𝑏 thì 𝑎 + 𝑐 = 𝑏 + 𝑐
Nếu 𝑎 + 𝑐 = 𝑏 + 𝑐 thì 𝑎 = 𝑏
4. Một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên gọi là tổng đại số.
Trong một tổng đại số, ta có thể:
* Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
* Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “–“
thì ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
𝑎 + 𝑏 − 𝑐 − 𝑑 = 𝑎 − 𝑐 + 𝑏 − 𝑑 = 𝑎 + 𝑏 − (𝑐 + 𝑑)

PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.


Dạng 1. Thực hiện phép trừ
I.Phương pháp giải.
* Để thực hiện phép trừ hai số nguyên, ta biến đổi phép trừ thành phép cộng với số đối rồi thực hiện
quy tắc cộng hai số nguyên đã biết

a − b = a + (−b) a − (−b) = a + b
*Hai số𝑎và −𝑎 là hai số đối của nhau, ta có:

a = −(−a) a + (−a) = a − a = 0
II.Bài toán.
Bài 1. Biểu diễn các hiệu sau thành tổng rồi tính:
a) (−23) − 12 b) 43 − (−53)
c) (−15) − (−17) d) 14 − 20
Bài 2. Tìm khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số, biết rằng:
a) 𝑎 = 5; 𝑏 = 10 b) 𝑎 = −6; 𝑏 = −11
c) 𝑎 = −3; 𝑏 = 6 d) 𝑎 = 6; 𝑏 = −7
Bài 3. Tìm số nguyên 𝑥 biết rằng
a) 4 + 𝑥 = 7 b) 𝑥 + (−5) = −18
c) (−14) + 𝑥 − 7 = −10 d) (−12) − 𝑥 − (−19) = 0

Bài 4.Bạn Nam có 10nghìn đồng, bạn mua quyển sách giá 15 nghìn đồng. Hỏi bạn Nam còn bao nhiêu
đồng?
Bài 5. Biểu diễn các hiệu sau thành tổng rồi tính
a) (−100) − 12 b) 143 − (−123)
c)(−116) − (−16) d) (−123) − 20
Bài 6. Điền số thích hợp vào bảng sau:
𝑎 −1 −4 8 0

𝑏 5 −10 18 −13

𝑎−𝑏
−𝑎

−𝑏

Bài 7. Tìm số nguyên 𝑥 , biết rằng


a) (−5) + 𝑥 = 7 b) 12 + 𝑥 + (−5) = −18
c) (−14) − 𝑥 + (−15) = −10 d) 𝑥 − (−19) − (−11) = 0
Bài 8. Ba bạn An, Bình, Cam tranh luận về kí hiệu −𝑎như sau:
An nói: “ −𝑎 luôn là số nguyên âm vì nó có dấu “–“ đằng trước”
Bình nói khác: “ −𝑎 là số đối của 𝑎nên 𝑎 là số nguyên dương”.
Cam tranh luận lại: “ −𝑎 có thể là bất kì số nguyên nào, vì −𝑎 là số đối của 𝑎 nên nếu 𝑎 là số nguyên
dương thì −𝑎 là số nguyên âm, nếu −𝑎 = 0 thì 𝑎 = 0”
Bạn đồng ý với ý kiến nào?
Bài 9. Ba bạn Quyết, Thắng, Trung tranh luận về các số hạng của phép trừ như sau:
Quyết nói: “Trong một phép trừ thì số bị trừ luôn không nhỏ hơn số trừ và hiệu số”
Thắng tranh luận: “Chưa đúng, tớ có thể tìm được một phép trừ trong đó số bị trừ nhỏ hơn số trừ và
hiệu số”
Trung nói thêm: “Theo tớ, phép trừ hai số nguyên luôn thực hiện được và số bị trừ có thể lớn hơn,
bằng hoặc nhỏ hơn số trừ và hiệu”
Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ?
Dạng 2. Quy tắc dấu ngoặc
I.Phương pháp giải.
Để tính nhanh các tổng, ta áp dụng quy tắc dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước ngoặc có dấu
“+” khi bỏ ngoặc giữ nguyên dấu các số hạng bên trong ngoặc, nếu đằng trước ngoặc có dấu “–“ khi
bỏ dấu ngoặc phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc. Sau đó áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp
trong tổng đại số. Chú ý kết hợp các cặp số hạng đối nhau hoặc các cặp số hạng có kết quả tròn chục,
tròn trăm,….
Hoặc ta cần nhóm các số hạng vào trong ngoặc: Nếu đặt dấu “–“ đằng trước dấu ngoặc thì phải đổi dấu
các số hạng đó, còn nếu đặt dấu “+” đằng trước dấu ngoặc thì vẫn giữ nguyên dấu các số hạng đó.
II.Bài toán.
Bài 1. Tính nhanh
a) (2354 − 45) − 2354 b) (−2009) − (234 − 2009)
c) (16 + 23) + (153 − 16 − 23) d) (134 − 167 + 45) − (134 + 45)
Bài 2. Tính nhanh
a)−3752 − (29 − 3632) − 51 b)321 + {−15 + [30 + (−321)]}
c) 4524 − (864 − 999) − (36 + 3999) d)1000 − (137 + 572) + (263 − 291)
Bài 3. Bỏ dấu ngoặc rồi tính
a)(1267 − 196) − (267 + 304) b)(3965 − 2378) − (437 − 1378) − 528
c)(2002 − 79 + 15) − (−79 + 15) d)−329 − (15 − 101) − (25 − 440)

Bài 4. Tính nhanh


a) (1456 + 23) − 1456 b) (−1999) − (−234 −
1999)

c) (116 + 124) − (215 − 116 − 124) d) (435 − 167 − 89) − (435 − 89)
Bài 5. Thu gọn các tổng sau:
a) (𝑎 + 𝑏 + 𝑐) − (𝑎 − 𝑏 + 𝑐)
b) (𝑎 + 𝑏 − 𝑐) + (𝑎 − 𝑏) − (𝑎 − 𝑏 − 𝑐)
c) −(𝑎 − 𝑏 − 𝑐) − (−𝑎 + 𝑏 + 𝑐) − (𝑎 − 𝑏 + 𝑐)
Bài 6. Thu gọn các tổng sau:
a) (𝑎 − 𝑏 + 𝑐 − 𝑑) − (𝑎 + 𝑏 + 𝑐 + 𝑑)
b) (−𝑎 + 𝑏 − 𝑐) + (𝑎 − 𝑏) − (𝑎 − 𝑏 + 𝑐)
c) −(𝑎 − 𝑏 − 𝑐) + (𝑏 − 𝑐 + 𝑑) − (−𝑎 + 𝑏 + 𝑑)
Bài 7. Cho 𝑥 = −53, 𝑦 = 45, 𝑧 = −15. Tính giá trị của biểu thức sau
a) 𝑥 + 8 − 𝑦 b) 𝑥 + 𝑦 + 𝑧 − 𝑦 c) 16 + 𝑥 − (𝑦 + 𝑧) − 𝑥
Bài 8. Cho 𝑎 = −13; 𝑏 = 25; 𝑐 = −30. Tính giá trị biểu thức
a) 𝑎 + 𝑎 + 12 − 𝑏 b) 𝑎 + 𝑏 − (𝑐 + 𝑏) c) 25 + 𝑎 − (𝑏 + 𝑐) − 𝑎
Bài 9. Tính tổng đại số sau một cách hợp lí
a) 382 + 531 − 282 − 331 b) 7 − 8 + 9 − 10 + 11 − 12+. . . +2009 − 2010
c) −1 − 2 − 3 − 4−. . . −2009 − 2010 d) 1 − 3 − 5 + 7 − 9 − 11+. . . . +1000 − 1002 −
1004

Dạng 3. Toán tìm x


I.Phương pháp giải.
*Đối với dạng toán tìm x trong một đẳng thức, ta cần vận dụng quy tắc dấu ngoặc (nếu có) và một số
tính chất để rút gọn mỗi vế của đẳng thức. Cuối cùng vận dụng quan hệ giữa các số có phép tính (nếu
có) để tìm x.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm số nguyên x, biết: 15 − (13 + 𝑥) = 𝑥 − (23 − 17)
Bài 2. Tìm số nguyên x, biết:
a) 3 − 𝑥 = 15 − (−5) b) −𝑥 − 14 + 32 = −26
c)𝑥 + (−31) − (−42) = −45 d)(−12) − (13 − 𝑥) = −15 − (−17).

Bài 3. Tìm số nguyên x, biết:


a) 𝑥 − 43 = (35 − 𝑥) − 48 b) 305 − 𝑥 + 14 = 48 + (𝑥 − 23)
c) −(𝑥 − 6 + 85) = (𝑥 + 51) − 54 d) −(35 − 𝑥) − (37 − 𝑥) = 33 − 𝑥
Bài 4. Tìm số nguyên 𝑥 , biết:
a) 𝑥 + 2 là số nguyên dương nhỏ nhất
b) 𝑥 + 5 là số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số
c) 𝑥 − 7 là số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số
d) 10 − 𝑥 là số nguyên âm lớn nhất
SH6. CHUYÊN ĐỀ 3.3– CÁC PHÉP TOÁN SỐ NGUYÊN
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Quy tắc:Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-
” trước kết quả nhận được.

Nếu 𝑚, 𝑛 ∈ ℕ* thì 𝑚. (−𝑛) = (−𝑛). 𝑚 = −(𝑚. 𝑛).

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu


a) Phép nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
b) Phép nhân hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.
Nếu 𝑚, 𝑛 ∈ ℕ* thì (−𝑚). (−𝑛) = (−𝑛). (−𝑚) = 𝑚. 𝑛.

3. Chú ý:
+ Cách nhận biết dấu của tích:
(+). (+) → (+)
(−). (−) → (+)
(+). (−) → (−)
+Với 𝑎 ∈ 𝑍 thì 𝑎. 0 = 0. 𝑎 = 0.
+𝑎. 𝑏 = 0 thì hoặc 𝑎 = 0 hoặc 𝑏 = 0.
+ Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
(−𝑎). (−𝑏) = 𝑎. 𝑏.

PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI TẬP.


Dạng 1. Thực hiện phép tính
I.Phương pháp giải.
Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu.
II.Bài toán.
Bài 1. Tính:
a) (−16). 10 b) 23. (−5) c) (−24). (−25) d) (−12)2
Bài 2. Tính:
a) 18. (−12) b) −18.0 c) 49. (−76) d) (−26)(−32)
Bài 3. Điền vào ô trống trong các bảng sau:
a)
𝑥 7 −13 −25
𝑦 9 −5 −5
𝑥. 𝑦 35 125
b)
𝑎 3 15 −4 −7 −5 0

𝑏 −6 −13 12 3 −1000

1
𝑎. 𝑏 −45 21 36 −27 0

Bài 4.
a) Tính 77.13, từ đó suy ra kết quả của (−77). 13 ; 77. (−13) ; (−77). (−13)

b) Tính 29. (−7), từ đó suy ra kết quả của (−29). (−7) ; 29.7 ; (−29). 7

Bài 5. Hãy điền vào dấu * các dấu “+” hoặc “–” để được kết quả đúng:
a) (*4). (*5) = 20 b) (*4). (*5) = −20.
Bài 6.Thay dấu* bằng chữ số thích hợp

a) (−11*). 4 = −448 b) (−9). *3 = −117 c) (−*). 11 = −55

Bài 7. Tính
a) (−11). (−28) + (−9). 13 b)(−69). (−31) − (−15). 12
c) [16 − (−5)]. (−7) d) [(−4). (−9) − 6]. [(−12) − (−7)]
Bài 8. Rút gọn các biểu thức sau:
a)𝐴 = 1 − 2 + 3 − 4 + 5 − 6+. . . +2021 − 2022 + 2023
b) 𝐵 = 1 − 4 + 7 − 10+. . . +307 − 310 + 313
c) 𝐶 = −2194.21952195 + 2195.21942194
Dạng 2. So sánh
I.Phương pháp giải.
So sánh với số 0: Tích hai số nguyên khác dấu luôn nhỏ hơn 0.Tích hai số nguyên cùng dấu luôn lớn
hơn 0.
So sánh một tích với một số: Để so sánh một tích với một số, ta áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên
cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu, sau đó so sánh kết quả với số theo yêu cầu đề bài.
So sánh hai biểu thức với nhau: Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên
khác dấu, các quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế sau đó so sánh hai kết quả với nhau.
II.Bài toán.
Bài 1. So sánh:
a) (−16).4 với −34b) (−3). (−47) với 15c) (−21).5 với (−34).3
d) (−13). (−47) với (−39). 6e) (−17). (−19) với (−25). (−12) f) (−23). (−4) với 33.3
Bài 2. So sánh:
a) (−12).4 với 0 b) (−3). (−2) với −3 c) (−3).2 với −3
d) 15. (−3) với 15e) (−316).312 với 99.231f) −213). (−345) với −462
(
Bài 3. So sánh:
a) 𝐴 = (−9). (−3) + 21. (−2) + 25và 𝐵 = (−5). (−13) + (−3). (−7) − 80.
b)𝐴 = (−5). (−2) + 11. (−2) + 15và 𝐵 = (−2). (−12) + (−2). (−5) − 30.
Bài 4.Không thực hiện phép tính, hãy điền dấu > hoặc < vào ô trống :

a)(−105). 48 0 b) (−250). (−52). 7 0

c) (−17). (−159). (−575) 125.72 d) (−320). (−45). (−37). 0

e) (−751). 123 (−15). (−72)


2
Dạng 3. Tìm số nguyên chưa biết thỏa mãn điều kiện cho trước
I.Phương pháp giải.
- Áp dụng quy tắc chuyển vế đưa các số hạng chứa 𝑥 về một bên, các số hạng không chứa 𝑥 về một
bên rồi sau đó tìm số chưa biết theo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, quy tắc nhân hai số nguyên
cùng dấu.
- Vận dụng kiến thức: + 𝑎. 𝑏 = 0 ⇒ 𝑎 = 0 hoặc ⇒ 𝑏 = 0
+ 𝑎. 𝑏 = 𝑛(𝑛 ∈ ℤ) ⇒ 𝑎, 𝑏 là ước của n
+ 𝑎. 𝑏 > 0 ⇒ 𝑎 và 𝑏cùng dấu ( cùng âm hoặc cùng dương)
+ 𝑎. 𝑏 < 0 ⇒ 𝑎 và 𝑏trái dấu
II.Bài toán.
Bài 1.Tìm các số nguyên 𝑥, biết:
a) 8. 𝑥 = 64 b) (−5). 𝑥 = 25c) 4. 𝑥 + 1 = 21 d) (−3). 𝑥 − 1 = 8
Bài 2. Tìm các số nguyên 𝑥, biết:
a) (−12). 𝑥 = (−15). (−4) − 12 b) (−5). 𝑥 + 5 = (−3). (−8) + 6
c) 3𝑥 + 36 = −7𝑥 − 64d) −5𝑥 − 178 = 14𝑥 + 145
Bài 3. Tìm số nguyên x, biết:
a) 5. (𝑥 − 2) = 0 b) (5 − 𝑥 ). (𝑥 + 7) = 0 c) (−4). 𝑥 = 20
Bài 4. Tìm số nguyên x, biết:
a) (−1005). (𝑥 + 2) = 0; b) (8 + 𝑥 ). (6 − 𝑥 ) = 0;
c) 8𝑥. (5 − 𝑥 ) = 0; d) 𝑥 2 − 5𝑥 = 0.
Bài 5. Tìm số nguyên x, biết:
a) 𝑥 + 𝑥 + 𝑥 + 91 = −2 b) −152 − (3𝑥 + 1) = (−2). (−27) c) (5𝑥 + 1)2 = 121
Bài 6. Tìm số nguyên x, biết:
a) 𝑥 + 𝑥 + 𝑥 + 82 = −2 − 𝑥; b) 5. (−4). 𝑥 = −100;
c) (−1). (−3). (−6). 𝑥 = 36; d) −151 − (3𝑥 + 1) = (−2). (−77).
Bài 7. Tìm số nguyên x,y biết:
a) 𝑥. 𝑦 = −21 b)𝑥(𝑦 − 3) = −6
c) (𝑥 − 1). (𝑦 + 2) = 7 d) (2𝑥 − 1). (2𝑦 + 1) = −35
Bài 8. Tính giá trị của biểu thức:
a) 𝑥 2 + 𝑥 − 8 với 𝑥 = −2 b) −5. 𝑥 3 . (𝑥 − 1) + 15 với 𝑥 = −2
c) −(𝑥 − 1). (𝑥 + 2) với 𝑥 2 = 9 d) (4𝑥 − 5). (𝑥 − 7) với (𝑥 − 2). (𝑥 + 3) = 0.
SH 6.CHUYÊN ĐỀ 3.2 – CÁC PHÉP TOÁN SỐ NGUYÊN
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
• Tính chất giao hoán: Với mọi 𝑎, 𝑏 ∈ ℤ: 𝑎. 𝑏 = 𝑏. 𝑎.
• Tính chất kết hợp: Với mọi 𝑎, 𝑏, 𝑐 ∈ ℤ: (𝑎. 𝑏). 𝑐 = 𝑎. (𝑏. 𝑐 ).
• Nhân với số 1: Với mọi 𝑎 ∈ ℤ: 𝑎. 1 = 1. 𝑎 = 𝑎.
3
• Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
Với mọi 𝑎, 𝑏, 𝑐 ∈ ℤ: 𝑎. (𝑏 + 𝑐 ) = 𝑎. 𝑏 + 𝑎. 𝑐.
• Lưu ý:
- Tích một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu “+”.
- Tích một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu “−”.
- Lũy thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là một số nguyên dương
- Lũy thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số nguyên âm
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI TẬP.
Dạng 1. Thực hiện phép tính
I.Phương pháp giải.
Vận dụng các tính chất của phép nhân để tính chất giáo hoán, kết hợp và tính chất phân phối của phép
nhân với phép cộng để tính toán được thuận lợi, dễ dàng.
II.Bài toán.
Bài 1: Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) (−98). 15 b) 35(−12) c)(−53). 21 d)(−17). 101
Bài 2: Tính nhanh các tích sau:
a)(− 4). 2.6.25. (−7). 5 b) (− 32). 125. (−9). (−25)
c) 47.69 – 31. (− 47) d) (− 56) + 8. (11 + 7)
Bài 3: Tính một cách hợp lí:
a) 44. (− 50) – 50. 56 b) 31.72 – 31.70 − 31.2
c) − 67. (1 − 301)– 301. 67 d) (−3879 − 3879 − 3879 − 3879 ). (−25)
e)(−2)4 . 289 − 16.189 f)(−8)2 . 19 + 19. (−6)2
Bài 4: Tính nhanh:
a)45. (−24) + (−10). (−12) b) (−134) + 51. 134 + (−134) .48
c) (−41) (59 + 2) + 59(41 − 2) d) 369. (−2) – 41. 82
e) (135 − 35). (−37) + 37. (− 42 − 58)
Bài 5: Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa của một số nguyên.
a)(−7). (−7). (−7). (−7). (−7). (−7) b) (−4). (−4). (−4). (−5). (−5). (−5)
c) (−8). (−2)3 . 125 d) 27 . (−2)3 . (+343)
Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức
I.Phương pháp giải.
- Rút gọn biểu thức ( nếu có thể)
-Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính
II.Bài toán.
Bài 6: Rút gọn các biểu thức sau
a) 𝑎 (𝑏 − 𝑐 + 𝑑)– 𝑎𝑑 b) 𝑎(2– 𝑏 + 𝑐) + 𝑎𝑏 − 𝑎𝑐

4
Bài 7: Tính giá trị của biểu thức sau:
a)𝐴 = (−75) . (−27). (−𝑥) với𝑥 = −4b) 𝐵 = 1.2.3.4.5. 𝑎 với 𝑎 = −10
c) 𝐶 = 5𝑎3 𝑏4 với 𝑎 = − 1, 𝑏 = 1d) 𝐷 = 9𝑎5 𝑏2 với 𝑎 = −1, 𝑏 = 2
Lời giải
Bài 8: Tính giá trị của biểu thức:
a) 𝐴 = 𝑎𝑥 + 𝑎𝑦 + 𝑏𝑥 + 𝑏𝑦 biết 𝑎 + 𝑏 = −2 , 𝑥 + 𝑦 = 17
b) 𝐵 = 𝑎𝑥 − 𝑎𝑦 + 𝑏𝑥 − 𝑏𝑦 biết 𝑎 + 𝑏 = −7 , 𝑥 − 𝑦 = −1
Bài 9: Cho𝑎 = −7 , 𝑏 = −4 . Tính giá trị các biểu thức sau và rút ra nhận xét:
a) A = 𝑎2 + 2𝑎𝑏 + 𝑏2 và 𝐵 = (𝑎 + 𝑏)(𝑎 − 𝑏) b) C = 𝑎2 − 𝑏2 và 𝐷 = (𝑎 + 𝑏)(𝑎 − 𝑏)
Bài 10: Tính giá trị của biểu thức: 𝑀 = 𝑚 2 (𝑚2 − 𝑛)(𝑚3 − 𝑛6 )(𝑚 + 𝑛2 )với 𝑚 = − 16; 𝑛 = − 4
Dạng 3. So sánh
I.Phương pháp giải.
C1: Xét dấu của các tích rồi so sánh
C2: Rút gọn biểu thức rồi so sánh kết quả
II.Bài toán.
Bài 11: Không thực hiện phép tính hãy so sánh:
a) (−7) (−15). 5 với 0 b) 32. (−3). 8 với 0
c) 13.17 với (−13) . (−17)d) 21. (−27). (−130). 0 với (−9). (−11). (−13). 15
Bài 12: So sánh A và B biết
𝐴 = 5.73. (−8). (−9). (−697). 11. (−1)𝐵 = (−2). 3942.598. (−3). (−7). 87623

Bài 13: So sánh các biểu thức sau 𝐴 = 𝑎 (𝑏 + 𝑐) – 𝑏 (𝑎 − 𝑐) và 𝐵 = (𝑎 + 𝑏) 𝑐


Bài 14: Ta có 𝑎2 − 𝑏2 = (𝑎 + 𝑏)(𝑎 − 𝑏) (theo kết quả bài 9 - Dạng 3)
9876543 . 9876545 và 98765442
Bài 15: So sánh𝐴 = − 27. 58 + 31 và 𝐵 = 29 – 26. 58

5
CHỦ ĐỀ 3.4.BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa
Với a, b Î Z và 𝑏 ≠ 0. Nếu có số nguyên 𝑞 sao cho 𝑎 = 𝑏. 𝑞thì ta ta có phép chia hết 𝑎: 𝑏 = 𝑞 (trong

đó ta cũng gọi 𝑎 là số bị chia, 𝑏 là số chia, 𝑞 là thương). Khi đó ta nói 𝑎 chia hết cho 𝑏, kí hiệu là 𝑎 ⋮
𝑏.
Khi 𝑎 ⋮ 𝑏 ( a, b Î Z , 𝑏 ≠ 0) ta còn gọi𝑎 là bội của 𝑏 và 𝑏 là ước của 𝑎.

2. Nhận xét
- Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.
- Các số 1 và −1 là ước của mọi số nguyên.
3. Tính chất
Có tất cả các tính chất như trong tập ℕ.
-Nếu 𝑎 chia hết cho 𝑏 và 𝑏 chia hết cho 𝑐 thì 𝑎 cũng chia hết cho 𝑐.
𝑎 ⋮ 𝑏 và 𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ 𝑎 ⋮ 𝑐
- Nếu 𝑎 chia hết cho 𝑏 thì bội của 𝑎 cũng chia hết cho 𝑏.
𝑎 ⋮ 𝑏 ⇒ 𝑘𝑎 ⋮ 𝑏 (𝑘 ∈ ℤ)
- Nếu 𝑎, 𝑏 chia hết cho 𝑐 thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho 𝑐.
𝑎 ⋮ 𝑐, 𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ 𝑎 + 𝑏 ⋮ 𝑐; 𝑎 − 𝑏 ⋮ 𝑐.
- Nếu 𝑎, 𝑏 chia cho 𝑐 cùng số dư thì a – b chia hết cho 𝑐.
Nhận xét:
- Nếu 𝑎 chia hết cho 𝑏, 𝑏 chia hết cho 𝑎 thì 𝑎 = ±𝑏.
- Nếu 𝑎 chia hết cho hai số m , n nguyên tố cùng nhau thì 𝑎 chia hết cho 𝑚. 𝑛.
- Nếu 𝑎𝑛 chia hết cho số nguyên tố 𝑝 thì 𝑎 chia hết cho 𝑝.
- Nếu 𝑎𝑏 chia hết cho 𝑚 và b, m nguyên tố chung nhau thì 𝑎 chia hết cho 𝑚.
- Trong 𝑛 số nguyên liên tiếp có đúng một số chia hết cho 𝑛.
II. CÁC DẠNG BÀI
Dạng 1. Tìm bội và ước của số nguyên
I. Phương pháp giải
-Tập hợp các bội của số nguyên a có vô số phần tử và bằng {𝑘. 𝑎|𝑘 ∈ 𝑍}.
- Tập hợp các ước số của số nguyên a (𝑎 ≠ 0) luôn là hữu hạn.
Cách tìm:
Trước hết ta tìm các ước số nguyên dương của phần số tự nhiên 𝑎 (làm như trong tập số tự nhiên),
chẳng hạn là p, q, r . Khi đó −𝑝, −𝑞, −𝑟 cũng là ước số của a. Do đó các ước của a là p, q, r ,

– p, – q, – r .

Như vậy số các ước nguyên của 𝑎 gấp đôi số các ước tự nhiên của nó.

- Số ước nguyên dương của số a = x 𝑚 𝑦 𝑛 ….z 𝑡 là (m + 1). (n + 1) … (t + 1)


II. Bài toán
A. TRẮC NGHIỆM

Bài 1.Khi nào ta nói 𝑎là bội của 𝑏?


A. 𝑎 ⋮ 𝑏 B. 𝑏 ⋮ 𝑎 C. a ⋮̸ 𝑏 D. b ⋮̸ 𝑎
Bài 2.Hãy nêu cách tìm bội của một số:
A. nhân số đó lần lượt với 1; 2; 3; . . . . ..
B. nhân số đó lần lượt với 0; 1; 2; 3; . . . . ..
C. chia số đó lần lượt cho 1; 2; 3; . . . . ..
D. chia số đó lần lượt cho 0; 1; 2; 3; . . . . ..Bài 3.Hãy chỉ ra số là ước của tất cả các số:
A. 0 B. 2 C.1 D.3
Bài 4.Số 28 có bao nhiêu ước nguyên?
A. 4 B. 6 C. 10 D.12
Bài 5. Các số có 2 chữ số là ước của 60 là:
A.  10;  20;  35;  60 𝐶. ±10; ±12; ±15; ±20; ±30; ±60
Bài 6. Hãy tìm các số
B.  10;  12;  15;  20;  40;  60 𝐷. ±10; ±20; ±40; ± 60
𝑥 ∈ 𝐵(12)và 20 < x < 50
A. x ∈ { 24; 36; 48} B. x ∈ {20; 24; 36}
B. x ∈ { 24; 36; 50} D. x ∈ { 12; 24; 36}
B. TỰ LUẬN
Bài 1.Tìm năm bội của: 3 ; -3.
Bài 2. Tìm năm bội của 2 và -2Bài 3. Tìm các bội của 7 ; −7.
Bài 4. Tìm tất cả các ước của -2, 4, 13, 15, 1
Bài 5.Tìm tất cả các ước của - 3 ; 6 ; 11 ; -1.
Bài 6.Tìm tất cả các ước của 36.
Bài 7. Tìm tất cả các ước của 12 mà lớn hơn – 4.
Bài 8.Tìm các số tự nhiên 𝑛sao cho: n - 1là ước của 28
Bài 9. Tìm các bội của -13 lớn hơn -40 nhưng nhỏ hơn 40.
Bài 10.Tìm các số tự nhiên x là bội 75 đồng thời là ước của 600
Bài 11. Chứng tỏ rằng số có dạng aaa là bội của 37
Bài 12. Tìm các chữ số 𝑎 và 𝑏 sao cho 𝑛 = a53b vừa là bội của 5, vừa là bội của 6
Bài 13.
a) Tìm năm bội của: – 5; 5 ;
b) Tìm các bội của – 12 , biết rằng chúng nằm trong khoảng từ – 100 đến 24.
Bài 14. Tìm tất cả các ước của:

a) – 3; b) – 25; c) 12.
Bài 15. Tìm số nguyên 𝑛 để:
a) 5 . n chia hết cho – 2; b) 8 chia hết cho 𝑛;
c) 9 chia hết cho n + 1 ; d) n – 18 chia hết cho 17.
III. Bài tập có hướng dẫn
Bài 1.
a) Tìm bốn bội của –9; 9 .
b) Tìm các bội của – 24, biết rằng chúng nằm trong khoảng từ 100 đến 200.
Bài 2. Tìm tất cả các ước của:
a) – 17; b) 49; c) – 100.
Bài 3.
a) Tìm tập hợp UC (–12; 16);

b) Tìm tập hợp UC (15; –18; –20) .

Bài 4. Tìm số nguyên 𝑛 để:


a) 7 . n chia hết cho 3; b) – 22chia hết cho 𝑛;
c) – 16chia hết cho n – 1 ; d) n + 19 chia hết cho 18.
Bài 5. Tìm tập hợp BC (15; –12; –30).

Bài 6. Cho hai tập hợp 𝐴 = {1; 2; 3; 4; 5} và 𝐵 = {−2; −4; −6}.


a) Viết tập hợp gồm các phần tử có dạng a . b với 𝑎 ∈ 𝐴, 𝑏 ∈ 𝐵.
b) Trong các tích trên có bao nhiêu tích chia hết cho 5?
Dạng 2. Vận dụng tính chất chia hết của số nguyên
I. Phương pháp giải
Để chứng minh một biểu thức A chia hết cho số nguyên a;
- Nếu A có dạng tích 𝑚. 𝑛. 𝑝 thì cần chỉ ra m (hoặc n, hoặc p) chia hết cho a. Hoặc m chia hết cho 𝑎1 ,
n chia hết cho 𝑎2 , p chia hết cho 𝑎3 trong đó 𝑎 = 𝑎1 𝑎2 𝑎3.
- Nếu A có dạng tổng m + n + p thì cần chỉ ra m, n, p cùng chia hết cho a, hoặc tổng các số dư khi
chia m, n, p cho a phải chia hết cho a.
- Nếu A có dạng hiệu m – n thì cần chỉ ra m, n chia cho a có cùng số dư. Vận dụng tính chất chia hết
để làm bài toán về tìm điều kiện để một biểu thức thỏa mãn điều kiện cho hết.
II. Bài toán
Bài 1. Chứng minh rằng: 𝑆 = 2 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 chia hết cho −6.
Bài 2. Cho số 𝑎 = −108 + 23 . Hỏi số a có chia hết cho −9 không?
Bài 3. Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng nếu 6𝑎 + 11𝑏 chia hết cho 31 thì 𝑎 + 7𝑏 cũng
chia hết cho 31. Điều ngược lại có đúng không?
Bài 4. Tìm số nguyên 𝑥 sao cho:
a) 3𝑥 + 4 chia hết cho 𝑥 − 3; b) 𝑥 + 1 là ước số của 𝑥 2 + 7.
III. Bài tập có hướng dẫn
Bài 1. Chứng minh rằng: 𝑆 = 3 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36 + 37 + 38 + 39 chia hết cho (−39).
Bài 2. Cho số 𝑎 = 11. . .11 (gồm 20 chữ số 1). Hỏi số a có chia hết cho 111 không?
Bài 3. Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng 5a + 2b chia hết cho 17 khi và chỉ khi
9a + 7b chia hết cho 17.
Bài 4. Tìm số nguyên 𝑥 sao cho:
a) 2x – 5 chia hết cho x – 1 ; b) x + 2 là ước số của 𝑥 2 + 8.
Bài 5. Tìm cặp số nguyên x , y sao cho:
a) (𝑥 − 1). (𝑦 + 1) = 5; b) 𝑥. (𝑦 + 2) = −8; c) 𝑥𝑦 − 2𝑥 − 2𝑦 = 0.
Bài 6. Tìm tất cả các cặp số nguyên x, y sao cho 20x + 10y = 2010.
Bài 7. Tìm số nguyên 𝑥 sao cho x – 1 là bội của 15 và x + 1 là ước số của 1001.

Dạng 3. TÌM SỐ NGUYÊN 𝐱 THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN VỀ CHIA HẾT


I. Phương pháp giải.
Áp dụng tính chất: Nếu a + bchia hết cho 𝑐 và 𝑎 chia hết cho 𝑐 thì 𝑏chia hết cho 𝑐.
II. Bài toán.
Bài 1.Tìm các số tự nhiên 𝑥sao cho 10 ⋮ ( x- 1)
Bài 2.Tìm 𝑥 ∈ ℤ sao cho :
a) 3x + 2chia hết chox – 1; b) 𝑥 2 + 2x – 7 chia hết chox + 2.
Bài 3.Tìm các số nguyên 𝑥 thoả mãn:
𝑎) (x + 4) ⋮ (x + 1); b) (4x + 3) ⋮ (x – 2)
Bài 4.Tìm 𝑥 ∈ ℤ sao cho :
a) 𝑥 2 + x +1 chia hết cho x + 1 b) 3x - 8 chia hết chox - 4.
Bài 5.Tìm các số tự nhiên 𝑥 sao cho x + 20là bội của x + 2
Bài 6.Tìm số nguyên 𝑛biết rằng n + 5chia hết cho n - 2.
Bài 7.Tìm số nguyên dương 𝑛sao cho 2n là bội của n -1.
Bài 8. Có hai số nguyên 𝑎,𝑏khác nhau mà chia hết cho 𝑏 và 𝑏chia hết cho 𝑎 không ?
Bài 9. Cho hai tập hợp số: A = {2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6}, B = {21 ; 22 ; 23}.
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A, b ∈ 𝐵?
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2 ?
Bài 10.Cho hai tập hợp số A={4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8}; B = {13 ; 14 ; 15}
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với𝑎 ∈ A, b ∈ 𝐵?
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 3?
HH6.CHUYÊN ĐỀ 4.1- HÌNH VUÔNG. HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THANG
A- Hình vuông
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Định nghĩa hình vuông
Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
̂ ̂ ̂ ̂
Tứ giác ABCD là hình vuông { 𝐴 = 𝐵 = 𝐶 = 𝐷 }
𝐴𝐵 = 𝐵𝐶 = 𝐶𝐷 = 𝐷𝐴

Chú ý: Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
2. Tính chất hình vuông.
- Hình vuông mang đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
- Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm hai đường chéo.
- Bốn trục đối xứng của hình vuông là hai đường chéo và hai đường thẳng đi qua trung điểm các cặp
cạnh đối.

B C

A D
3. Diện tích hình vuông
Quy tắc: Diện tích hình vuông bình phương độ dài cạnh.

B C

S = a2 ( a là độ dài cạnh hình vuông)

A D

Chu vi hình vuông là 𝐶 = 4𝑎


PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Nhận biết hình vuông
I.Phương pháp giải.
Dựa vào định nghĩa hình vuông, nhận biết được hình nào là hình vuông.
II.Bài toán.
Bài 1. Trong các hình sau, hình nào là hình vuông? Vì sao?

hình 3 hình 4
hình 2
hình 1

Bài 2. Cho hình vẽ sau, tứ giác 𝐴𝑀𝐷𝑁là hình gì? Vì sao?

D
M

45°45°

A N C

Dạng 2. Vẽ hình vuông


I.Phương pháp giải.
Vẽ hình vuông dựa vào định nghĩa.
II.Bài toán.
Bài 1. Vẽ hình vuông 𝐴𝐵𝐶𝐷 có cạnh 𝐴𝐵 = 4𝑐𝑚
Bài 2.Vẽ hình vuông𝐴𝐵𝐶𝐷 , vẽ các điểm 𝑀, 𝑁, 𝑃, 𝑄lần lượt là trung điểm của các cạnh𝐴𝐵, 𝐵𝐶, 𝐶𝐷, 𝐷𝐴.
Tứ giác𝑀𝑁𝑃𝑄 là hình gì?
Bài 3.Dùng thước và êke vẽ hình vuông 𝐴𝐵𝐶𝐷 có cạnh𝐴𝐵 = 5𝑐𝑚 . Vẽ hai đường chéo AC và BD cắt
nhau tại O. Dùng compa so sánh 𝑂𝐴và 𝑂𝐶, 𝑂𝐵 và𝑂𝐷.
Dạng 3. Diện tích hình vuông
I.Phương pháp giải.
Từ công thức tính diện tích hình vuông, tính diện tích hình vuông khi biết các yếu tố hoặc tìm yếu tố
nào đó khi biết diện tích hình vuông.
II.Bài toán.
Bài 1. Tính diện tích hình vuông biết:
a) Độ dài cạnh là5 𝑐𝑚.
b) Chu vi của hình vuông là16𝑐𝑚.
Bài 2. Tính diện tích các hình vuông𝐴𝐵𝐶𝐷 ; 𝑀𝑁𝑃𝑄trong hình vẽ sau, biết𝐴𝐵 = 3𝑐𝑚
N
B C

M P

A D
Q

Bài 3: Tính diện tích của hình vuông, biết chu vi của hình vuông đó bằng 16 𝑐𝑚
Bài 4. Một thửa ruộng hình vuông có độ dài đường chéo là 800m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Dạng 4. Bài toán liên quan đến hình vuông
I.Phương pháp giải.
A E 2 cm B
II.Bài toán.
Bài 1: Tính diện tích hình vuông𝐴𝐵𝐶𝐷 và diện tích 𝐸𝐵𝐶𝐷𝐺𝐹.
2cm

2cm F 4cm
Bài 2. Bác Ba cần lát gạch cho một nền nhà hình chữ nhật có chiều G

dài là 20𝑚và chiều rộng bằng một phần tư chiều dài. Bác Ba muốn
lót gạch hình vuông cạnh 4 𝑑𝑚lên nền nhà đó nên đã mua gạch bông
với giá một viên gạch là80000 dồng. Hỏi số tiền mà bác Ba phải trả
D C
để mua gạch? 4cm

Số tiền bác Ba phải trả để mua gạch là: 625.80000 = 50 000 000 (đồng
B- Hình chữ nhật
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Định nghĩa hình chữ nhật
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
Hình chữ nhật ABCD có:
+ Bốn đỉnh A;B;C;D
+ Các cặp cạnh đối song song và bằng nhau 𝐴𝐵 = 𝐶𝐷và 𝐴𝐷 = 𝐵𝐶
+ Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông
+ Hai đường chéo bằng nhau là AC và BD.
2. Chu vi, Diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật có chiều dài là 𝑎, chiều rộng là 𝑏.
Chu vi hình chữ nhật là 𝐶 = (𝑎 + 𝑏).2
Diện tích hình vuông là𝑆 = 𝑎. 𝑏
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Nhận biết hình chữ nhật
I.Phương pháp giải.
Dựa vào định nghĩa hình chữ nhật, nhận biết được hình nào là hình chữ nhật.
II.Bài toán.
Bài 1. Trong các hình sau, hình nào là hình chữ nhật? Vì sao

Bài 2. Cho hình vẽ sau, biết 𝑀𝑁//𝑃𝑄

M 6 cm N

4 cm

Q P

Tứ giác 𝑀𝑁𝑃𝑄có là hình chữ nhật không? Nêu các yếu tố?
Dạng 2. Vẽ hình chữ nhật
I.Phương pháp giải.
Vẽ hình thang trên giấy kẻ ô vuông với các số đo cho trước
II.Bài toán.
Bài 1. Vẽ hình chữ nhật ABCD trên giấy kẻ ô vuông có chiều dài AB = 5 cm, chiều rộng AD = 4cm
Bài 2.Vẽ hình chữ nhật EFGH trên giấy kẻ ô vuông có chiều dài EH = 7cm, đáy chiều rộng EF=3,5cm.
Dạng 3. Diện tích hình chữ nhật
I.Phương pháp giải.
Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, tính diện tích hình chữ nhật khi biết các yếu tố hoặc tìm yếu
tố nào đó khi biết diện tích hình chữ nhật.
II.Bài toán.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm là:
A. 20cm² B. 40cm² C. 48cm² D. 96cm²
Câu 2: Diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 3dm và chiều rộng 17cm là:
A. 510cm² B. 51cm² C. 51dm² D. 510dm²
1
Câu 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều rộng bằng 4 chiều dài. Diện tích của

hình chữ nhật là:


A. 90cm² B. 162cm² C. 324cm² D. 162cm
Câu 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm và diện tích bằng 96cm². Chiều rộng của hình chữ nhật là
A. 10cm B. 8cm C. 12cm D. 14cm
Câu 5: Một hình chữ nhật có chiều dài 24cm và diện tích bằng 384cm². Chiều rộng của hình chữ nhật là
A. 16cm B. 14cm C.12cm D. 10cm

Bài 2. Tính diện tích hình chữ nhật biết :


a) Độ dài chiều dài và chiều rộng lần lượt là 9cm và 5cm.
b) Độ dài chiều dài là 8,5m và chiều rộng là 2,5cm.
Bài 2. Tính diện tích các hình chữ nhật𝐴𝐵𝐶𝐷, 𝑀𝑁𝑃𝑄 trong hình vẽ sau:
M 2cm N

A 5cm B
5cm

2,5cm

D C Q P

3
Bài 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có độ dài chiều dài là lượt là 120m và chiều rộng bằng 4chiều
dài. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Dạng 4. Bài toán liên quan đến hình chữ nhật
I.Phương pháp giải.
II.Bài toán.
Bài 1.Tính diện tích hình chữ nhật 𝐴𝐵𝐶𝐷 như hình vẽ sau, biết diện tích tam giác 𝐴𝐸𝐷 là 10𝑐𝑚2 và
1
𝐴𝐸 = 3 𝐴𝐶
A B
E

Bài 2.Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là20𝑚, D C biết
chiều dài hơn chiều rộng2𝑚. Tính diện tích mảnh đất
Bài 3. Một phòng họp hình chữ nhật có các kích thước như hình dưới. Biết rằng cứ mỗi 5𝑚2 là người
ta xếp vào đó 4 cái ghế sao cho đều nhau và kín phòng học..

24m

10m

a) Tính diện tích phòng học.


b) Hỏi phòng đó có bao nhiêu ghế?
Bài 4: Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều dài. Nếu bớt chiều dài đi 72m, bớt chiều rộng đi 8m thì
được hình chữ nhật mới có chiều dài gấp rười chiều rộng và chu vi là 160m. Tính chu vi hình chữ nhật
ban đầu.
Bài 5: Một hình chữ nhật có chu vi là60𝑚 . Tính diện tích của nó, biết rằng giữ nguyên chiều rộng của
hình chữ nhật đó và tăng chiều dài lên 2𝑚 thì ta được một hình chữ nhật mới có diện tích tăng thêm
24𝑚 2.
C- Hình thang
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Định nghĩa hình thang
A B
Hình thang là tứ giác có một cặp cạnh đối diện song song.
Hình thang ABCD (AB//CD) có:
Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC. C
D H
Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.
Chú ý: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
2. Diện tích hình thang
Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi
chia cho 2.

A a B

C
D H b

(𝑎+𝑏).ℎ
𝑆= 2
hoặc 𝑆 = (𝑎 + 𝑏) ⋅ ℎ: 2
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Nhận biết hình thang
A B
I.Phương pháp giải.
Dựa vào định nghĩa hình thang, nhận biết được hình nào là hình thang
II.Bài toán. C
D H
Bài 1.Trong các hình sau, hình nào là hình thang? Vì sao

3 4
1 2

Lời giải
Bài 2.Cho hình vẽ sau, biết 𝑀𝑁//𝑃𝑄

M 4cm N

3cm

Q H 7cm P

Tứ giác MNPQ có là hình thang không? Nêu các yếu tố?


Dạng 2. Vẽ hình thang
I.Phương pháp giải.
Vẽ hình thang trên giấy kẻ ô vuông với các số đo cho trước
II.Bài toán.
Bài 1. Vẽ hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 trên giấy kẻ ô vuông có đáy lớn𝐷𝐶 = 10𝑐𝑚, đáy bé 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚và chiều
cao 𝐴𝐻 = 3𝑐𝑚.
Bài 2.Vẽ hình thang 𝐸𝐹𝐺𝐻trên giấy kẻ ô vuông có đáy lớn𝐺𝐻 = 5𝑐𝑚, đáy bé 𝐸𝐹 = 3𝑐𝑚 và chiều cao
𝐸𝐾 = 2𝑐𝑚 .
Dạng 3. Diện tích hình thang
I.Phương pháp giải.
Từ công thức tính diện tích hình thang, tính diện tích hình thang khi biết các yếu tố hoặc tìm yếu tố
nào đó khi biết diện tích hình thang
II.Bài toán.
Bài 1. Tính diện tích hình thang biết :
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12 𝑐𝑚và 8 𝑐𝑚 ; chiều cao là 5 𝑐𝑚.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4 𝑚 va 6,6 𝑚; chiều cao là 10,5 𝑐𝑚.
Bài 2. Tính diện tích các hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷, 𝐾𝐼𝐹𝐺 trong hình vẽ sau:

A 4cm B
K 2cm I

5cm
3cm

D H 9cm C

G H 6cm F
Lời giải
Diện tích hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 là: (4 + 9) ⋅ 5: 2 = 32,5(𝑐𝑚2 )
Diện tích hình thang 𝐾𝐼𝐹𝐺 là: (2 + 6) ⋅ 3: 2 = 12(𝑐𝑚2 )
Bài 3. Tính diện tích các hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 trong hình vẽ sau:

B C 2cm D

3cm
5cm

Bài 4. Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110𝑚 và 90𝑚 . Chiều cao bằng trung
G bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Bài 5: Cho hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 , hai đáy 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷. Hai đường chéo 𝐴𝐶 và 𝐵𝐷 cắt nhau tại 𝑂. Hãy tìm
những hình tam giác có diện tích bằng nhau.
Lời giải:

A B

D C

Dạng 4. Bài toán liên quan đến hình thang


I.Phương pháp giải.
Từ công thức tính diện tích, chu vi hình thang, tính diện tích hình thang khi biết các yếu tố hoặc tìm
yếu tố nào đó khi biết diện tích hình thang
II.Bài toán.
Bài 1.Cho hình thang như hình vẽ sau, biết diện tích tam giác 𝐴𝑂𝐷 là 10𝑐𝑚2 và diện tích tam giác
𝑂𝐷𝐶 là 20𝑐𝑚 2

A B

D C
Bài 2.Một mảnh đất hình thang có diện tích 455m2, chiều cao là 13m. Tính độ dài mỗi đáy của
mảnh đất hình thang đó, biết đáy bé kém đáy lớn 5m.
Bài 3. Một thửa ruộng hình thang có các kích thước như hình dưới. Biết năng suốt lúa là0,8𝑘𝑔/𝑚3.

A 20m B

18m

D H 26m C

a) Tính diện tích mảnh ruộng.


b) Hỏi mảnh ruộng cho sản lượng là bao nhiêu kilôgam lúa?
Bài 4: Một thửa ruộng hình thang có diện tích là 1155 và có đáy bé kém đáy lớn 33𝑚. Người ta kéo
dài đáy bé thêm 20𝑚 và kéo dài đáy lớn thêm 5𝑚về cùng một phía để được hình thang mới. Diện tích
hình thang mới này bằng diện tích của một hình chữ nhật có chiều rộng là 30𝑚 và chiều dài 51𝑚. Hãy
tính đáy bé, đáy lớn của thửa ruộng ban đầu.
Lời giải

A B E

D C G

Bài 5. Một mảnh đất hình thang có diện tích 455𝑚2, chiều cao là 13𝑚. Tính độ dài mỗi đáy của
mảnh đất hình thang đó, biết đáy bé kém đáy lớn5𝑚 .
3
Bài 6: Một hình thang vuông có đáy bé bằng 5 đáy lớn và chiều cao bằng23𝑐𝑚, người ta mở rộng hình
thang để được một hình chữ nhật thì diện tích của nó tăng thêm lên414𝑚2 . Hãy tính diện tích hình
thang lúc đầu.
Lời giải

A B E

D C

Bài 7: Tính diện tích mảnh đất hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 như hình dưới, biết𝐴𝐵 = 12𝑐𝑚, 𝐷𝐶 = 26𝑐𝑚, diện
tích hình chữ nhật 𝐴𝐵𝐾𝐷 là 168 𝑐𝑚2 .

A B

D C
K
HH6. CHỦ ĐỀ 4.2- HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Hình bình hành
a) Nhận biết hình bình hành
Trong hình bình hành: Hai cạnh kề
- Các cạnh đối song song với nhau. Đỉnh

- Các cạnh đối bằng nhau.


Đường chéo
- Các góc đối bằng nhau.
Góc
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi
đường.

Hai góc đối

Cụ thể: Hình bình hành ABCD có 𝐴𝐶 cắt 𝐵𝐷tại O:


A B
+ 𝐴𝐵 ∥ 𝐶𝐷; 𝐴𝐷 ∥ 𝐵𝐶
+ 𝐴𝐵 = 𝐶𝐷; 𝐴𝐷 = 𝐵𝐶 O

+ 𝐴̂ = 𝐶̂ ; 𝐵̂ = 𝐷
̂
+ 𝑂𝐴 = 𝑂𝐶; 𝑂𝐵 = 𝑂𝐷 D C

b) Chu vi và diện tích hình bình hành


- Chu vi hình bình hành: 𝐶 = 2(𝑎 + 𝑏)
a
- Diện tích hình thoi: 𝑆 = 𝑎. ℎ , trong đó 𝑎là cạnh,
b
ℎ là chiều cao tương ứng. h

2. Hình thoi
a) Nhận biết hình thoi
Trong một hình thoi: Đỉnh
- Bốn cạnh bằng nhau. Cạnh
Đường chéo
- Các cạnh đối song song với nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau, cắt nhau
tại trung điểm của mỗi đường.
Cụ thể: Cho hình thoi ABCD có AC cắt BD tại O
B
+ 𝐴𝐵 = 𝐵𝐶 = 𝐶𝐷 = 𝐷𝐴
+ 𝐴𝐵 ∥ 𝐶𝐷; 𝐴𝐷 ∥ 𝐵𝐶
A
̂ ̂ ̂ ̂ C
+ 𝐴 = 𝐶; 𝐵 = 𝐷 O

+ 𝐴𝐶 ⊥ 𝐵𝐷; 𝑂𝐴 = 𝑂𝐶; 𝑂𝐵 = 𝑂𝐷
D

Nhận xét: Hình thoi là hình bình hành.


b) Chu vi và diện tích hình thoi
- Chu vi hình thoi: 𝐶 = 4𝑎
1
- Diện tích hình thoi: 𝑆 = 2 𝑑1 𝑑2, trong đó 𝑑1 ; 𝑑2 là
độ dài hai đường chéo.

PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.


A. Hình bình hành
Dạng 1. Nhận biết hình bình hành
I.Phương pháp giải.
Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
II.Bài toán.
Bài 1. Các tứ giác ở hình vẽ bên dưới có là hình bình hành không? Vì sao?
Dạng 2. Cách vẽ hình bình hành
I.Phương pháp giải.
Dựa vào các tính chất của hình bình hành để vẽ hình bình hành.
II. Bài toán.
Bài 1. Vẽ hình bình hành 𝐴𝐵𝐶𝐷 có 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚,𝐵𝐶 = 4𝑐𝑚.
Lời giải
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚

A B

C
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường
thẳng đó lấy điểm C sao cho 𝐵𝐶 = 4𝑐𝑚

A B

D C
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song
với BC, đường thẳng qua C và song song với AB.
Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình
bình hành ABCD.
A B

Bài 2.Cho trước hai đoạn thẳng AB và CD như hình vẽ. Vẽ hình bình hành ABCD nhận AB và CD
làm cạnh.
B

A
C

Bài 3. Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 5𝑐𝑚 , một cạnh bằng 3𝑐𝑚 .
Dạng 3. Tính chu vi và diện tích hình bình hành
I.Phương pháp giải.
Dựa vào công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành; mối quan hệ giữa các cạnh của hình
bình hành.
II.Bài toán.
Bài 1. Cho hình bình hành có cạnh đáy là bằng 15 cmvà cạnh bên bằng 7 cmvà có chiều cao là 5 cm.
Hãy tính chu vi và diện tích hình bình hành đó.

Bài 2. Cho hình bình hành có chu vi là 384 cm, độ dài cạnh đáy bằng 5 lần cạnh kia, bằng 8 lần chiều
cao. Tính diện tích của hình bình hành.
Bài 3. Một mảnh đất hình bình hành, biết cạnh đáy bằng 23 m, mở rộng mảnh đất bằng việc tăng cạnh
đáy mảnh đất này thêm 5 m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích lớn hơn mảnh đất ban
đầu là 115 m2. Tính diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Bài 4. Một mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 27 m. Người ta thu hẹp lại mảnh đất do bằng việc
cắt giảm đáy của hình bình hành này khoảng 5 m nên hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn mảnh
đất ban đầu là 15 m2 . Tính diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Bài 5. Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47𝑚, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy
của hình bình hành này thêm 7𝑚 thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích
mảnh đất ban đầu là 189𝑚2. hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Bài 6. Cho hình bình hành có chu vi là 480𝑐𝑚, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần
chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
Bài 7. Cho hình bình hành có chu vi là 364𝑐𝑚 và độ dài cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia; gấp 2 lần chiều
cao. Hãy tính diện tích hình bình hành đó
Bài 8. Một hình bình hành có cạnh đáy là 71𝑐𝑚. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm
các cạnh đáy của hình bình hành đi 19𝑐𝑚 được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình
bình hành ban đầu là 665𝑐𝑚2 . Tính diện tích hình bình hành ban đầu.
Bài tập tự luyện
Bài 9. Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4𝑚, chiều cao là 13𝑑𝑚.
Bài 10. Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 14𝑚, chiều cao bằng nửa độ dài đáy.
Bài 11. Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số đo độ dài đáy và và chiều cao là 24𝑐𝑚, độ dài đáy
hơn chiều cao 4𝑐𝑚.
Bài 12. Một hình bình hành có diện tích bằng 24𝑐𝑚2 , độ dài đáy là 6𝑐𝑚. Tính chiều cao của hình
bình hành đó.
Bài 13. Một hình bình hành có diện tích bằng 2𝑚², độ dài đáy bằng 20𝑑𝑚. Tính chiều cao của hình
bình hành đó.
Bài 14. Một hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 6𝑐𝑚, chiều cao bằng 4𝑐𝑚.
Tính độ dài đáy của hình đó.
Bài 15. Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 50𝑚, chiều cao bằng 40𝑚. Trên mảnh
vườn đó người ta trồng các cây bưởi. Cứ 4𝑚2 trồng 1 cây bưởi. Hỏi cả mảnh vườn đó trồng được bao
nhiêu cây bưởi?
B. Hình thoi
Dạng 1. Nhận biết hình thoi
I. Phương pháp giải.
Các dấu hiệu nhận biết hình thoi:
1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi
2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
II.Bài toán.
Bài 1. Giải thích vì sao các hình vẽ dưới đây là hình thoi.

Dạng 2. Cách vẽ hình thoi


I. Phương pháp giải.
Dựa vào các tính chất của hình thoi để vẽ hình bình thoi.
II. Bài toán.
Bài 1. Vẽ hình thoi 𝐴𝐵𝐶𝐷 có cạnh bằng 4 𝑐𝑚.
Lời giải
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 4 𝑐𝑚. B

3 cm

A
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C B
trên đường thẳng đó sao cho 𝐵𝐶 = 4 𝑐𝑚.
3 cm 3 cm

A C

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song


B
với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song
song với cạnh BC. 3 cm 3 cm

A C

Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta


B
được hình thoi ABCD.
3 cm 3 cm

A C

Bài 2. Vẽ hình thoi ABCD biết𝐴𝐵 = 3 𝑐𝑚 và 𝐴𝐶 = 5 𝑐𝑚.


Lời giải

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng 𝐴𝐶 = 5 𝑐𝑚.


A C

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn


tâm A bán kính 3 𝑐𝑚.

A C
Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn
tâm C bán kính 3 𝑐𝑚, phần đường tròn này cắt B
phần đường tròn tâm A ở bước 2 tại hai điểm B
và D.

A C

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BA, BC,


B
DA, DC. Ta được hình thoi ABCD.

A C

Bài 3. Vẽ hình thoi có cạnh bằng 5 cm.


Bài 4. Vẽ bằng thước và compa hình thoi EFGH có cạnh EF = 6 cm; EG = 9 cm.
Dạng 3. Tính chu vi và diện tích hình thoi
I. Phương pháp giải.
Dựa vào công thức tính chu vi và diện tích hình thoi; mối quan hệ giữa các cạnh của hình thoi.
II. Bài toán.
Bài 1. Tính diện tích hình thoi, biết:
a) Độ dài các đường chéo là 30 𝑐𝑚 và 7 𝑐𝑚.
b) Độ dài các đường chéo là 4 𝑚 và 15 d𝑚.
Bài 2: Tính diện tích hình thoi 𝑀𝐵𝑁𝐷biết 𝐴𝐵𝐶𝐷 là hình vuông và hai đường chéo của hình vuông
𝐴𝐶 = 𝐵𝐷 = 20 c𝑚 ( 𝑀là điểm chính giữa AO; N là điểm chính giữa OC)

A B
M

O
N

D C
Bài 3. Một miếng bìa hình bình hành có chu vi bằng 2m. Nếu bớt chiều dài đi 2dm thì ta được miếng
bìa hình thoi có diện tích 6dm2. Tìm diện tích miếng bài hình bình hành đó.

Bài 4. Một mảnh vườn hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 220 m, biết đường chéo thứ nhất
2
bằng 3độ dài đường chéo thứ hai

a) Tính diện tích mảnh vườn đó.


1
b) Người ta dành 16diện tích mảnh vườn để làm nhà ở và vườn hoa. Tính diện tích để làm nhà ở và
vườn hoa.
Bài 5. Một mảnh vườn hình thoi có tổng hai đường chéo bằng 71 m, đường chéo thứ nhất hơn đường
chéo thứ hai10 m.
a) Tìm độ dài mỗi đường chéo.
b) Tính diện tích mảnh vườn.
c) Trên mảnh đất người ta dành 25% diện tích đất để trồng rau 46,5% diện tích để trồng ngô hỏi diện
tích còn lại chiếm bao nhiêu diện tích mảnh vườn?
Bài 6. Một con đường cắt một đám đất hình chữ nhật với các dữ liệu được cho trên hình 153. Hãy tính
diện tích phần con đường EBGF (EF//BG) và diện tích phần còn lại của đám đất.

Bài tập tự luyện:

Bài 7. Tính diện tích hình thoi có cạnh bằng 17𝑐𝑚, tổng hai đường chéo bằng 46𝑐𝑚.

Bài 8. Tính cạnh của hình thoi có diện tích bằng 24𝑐𝑚2 , tổng hai đường chéo bằng 14𝑐𝑚.
Bài 9. Một mảnh vườn hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo 120𝑐𝑚. Tính diện tích mảnh vườn hình
thoi; biết rằng đường chéo thứ nhất bằng một nửa độ dài đường chéo thứ hai.
4
Bài 10. Một mảnh đất hình thoi có đường chéo thứ nhất là 175𝑚. Độ dài đường chéo thứ hai bằng 7đường chéo
1
thứ nhất. Người ta sử dụng 2 diện tích mảnh đất ấy để trồng hoa.Tính diện tích trồng hoa.

Bài 11. Một hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất bằng cạnh hình vuông có chu vi 200𝑚. Tính diện
tích hình thoi đó, biết tổng độ dài hai đường chéo là 120𝑚.

Bài 12. Một mảnh vườn hình thoi có độ dài hai hai đường chéo là 9𝑚 và 6𝑚. Ở giữa vườn người ta xây
một bể cá hình tròn bán kính 1,5𝑚phần còn lại để trồng hoa . Tính diện tích phần vườn trồng hoa.

HẾT
HH6. CHUYÊN ĐỀ 5-HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Khái niệm hình có trục đối xứng.

Các hình trên đều có chung tinh chất: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần, mà nếu “gấp”
hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.
Những hình như thế gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.
2. Nhận xét.
* Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn.
* Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.
* Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Nhận biết hình có trục đối xứng trong thực tế
I.Phương pháp giải.
Dựa vào khái niệm hình có trục đối xứng, học sinh quan sát các hình ảnh để nhận biết hình có trục đối
xứng.
II.Bài toán.
Bài 1.Các hình ảnh tại một số địa danh du lịchnổi tiếng thế giới sau đây có trục đối xứng không? Nếu
có em hãy chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Lời giải
Page 1
Bài 2. Các hình ảnh tại một số địa danh du lịch tại một số ngôi chùa của Việt Nam sau đây có trục đối
xứng không? Nếu có em hãy chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Bài 3. Các hình ảnh theo kiến trúc hiện đại thế giới sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em hãy
chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Bài 4. Các hình ảnh theo tại một số ngôi chùa ở Thái Lan sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em
hãy chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Bài 5. Các hình ảnh về họa tiết hoa văn trang trí sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em hãy chỉ ra
trục đối xứng của hình ảnh đó?

Page 2
(a) (b) (c)
Bài 6. Các hình ảnh tại một số thư viện nổi tiếng sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em hãy chỉ
ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)

Bài 7. Các hình ảnh tại một số tàu điện sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em hãy chỉ ra trục đối
xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Bài 8. Các hình ảnh về nội thất sau đây có trục đối xứng không ? Nếu có em hãy chỉ ra trục đối xứng
của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)


Bài 9. Các hình ảnh về các con vật sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em hãy chỉ ra trục đối
xứng của hình ảnh đó?
Page 3
(a) (b) (c)

Bài 10. Các hình ảnh về các biển báo chỉ dẫn giao thông sau đây có trục đối xứng không? Nếu có em
hãy chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó?

(a) (b) (c)

Bài 11. Các hình ảnh về chữ cái sau đây có trục đối xứng không ? Nếu có em hãy chỉ ra trục đối xứng
của hình ảnh đó?

Dạng 2. Xác định trục đối xứng của một số hình phẳng.
I.Phương pháp giải.
Dựa vào khái niệm hình có trục đối xứng, học sinh quan sát các hình vẽ để tìm ra hình có trục đối
xứng.
II.Bài toán.

Page 4
Bài 1.Em hãy chỉ ra trục đối xứng của hình thang cân sau:
Lời giải

Bài 2.Tam giác đều sau đây có bao nhiêu trục đối xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của tam giác đều
đó?

Bài 3.ABC cân tại A có bao nhiêu trục đỗi xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của tam giác cân đó?

Bài 4.Hình chữ nhật có bao nhiêu trục đỗi xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của hình chữ nhật đó?

Bài 5.Hình vuông có bao nhiêu trục đối xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của hình vuông đó?

Page 5
Bài 6.Hình thoi có bao nhiêu trục đỗi xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của hình thoi đó?

Bài 7.Hình lục giác đều có bao nhiêu trục đỗi xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của lục giác đều đó?

Bài 8.Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng, hãy chỉ ra các trục đối xứng của đường tròn đó?

Page 6
Bài 8. Quan sát những hình dưới đây và cho biết:

a) Hình nào không có trục đối xứng?


b) Hình nào có một trục đối xứng?
c) Hình nào có ít nhất hai trục đối xứng?
Dạng 3. Ứng dụng của trục đối xứng trong cắt chữ và cắt hình
I.Phương pháp giải.
Để cắt một chữ cái và cắt hình có trục đối xứng, ta có thể gấp đôi tờ giấy theo trục đối xứng ấy để cắt.
Khi đó chỉ phải cắt một nửa chữ cái và nhận được chữ cái khi mở giấy ra.
II.Bài toán.
Bài 1.Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt chữ A.
Bài 2. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt chữ T.
Page 7
Bài 3. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt chữ E.
Bài 4. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt chữ V.
Bài 5. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt hình tròn.
Bài 6. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt hình chữ nhật.
Bài 7. Ứng dụng của trục đối xứng hãy cắt tam giác cân.

Page 8
CHỦ ĐỀ 5.2 – HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Định nghĩa: Mỗi hình có một điểm O, mà khi quay hình đó quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình
thu được “chồng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).
Những hình như thế được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Ví dụ hình tròn tâm O hay chong chóng hai cánh quay quanh tâm (trục)

A O A O O
O

PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.


Dạng 1. Kiểm tra hình có tâm đối xứng hay không
I.Phương pháp giải.
Nói đến tâm của hình (ta hiểu là điểm nằm chính giữa hình). Để kiểm tra xem điểm đó có là
tâm đối xứng của hình hay không thì ta lấy một điểm bất kỳ trên (hay trong) hình, lấy đối xứng qua
tâm thì ta được một điểm:
+ Nếu điểm đó vẫn thuộc hình thì hình đó có tâm đối xứng.
+ Nếu điểm đó không thuộc hình thì hình đó không có tâm đối xứng.
II.Bài toán.
Bài 1.Cho các hình vẽ sau. Hãy cho biết hình nào là hình có tâm đối xứng?
N F

M G'
A

K
I
O

C E G
N

N'

a) Hình bình hành b) Tam giác cân c) Tam giác đều


Bài 2. Biển báo giao thông nào có tâm đối xứng trong các biển báo sau?
Bài 3. Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?

a) Biểu tượng của chương trình


b) Biểu tượng của Di sản thế giới
lương thực thế giới (WFP) (UNESCO)

c) Biểu tượng của đại hội thể thao d) Biểu tượng của Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN)
đông nam Á (SEAGAEM)

Bài 3. Trong các hình dưới đây, em hãy chỉ ra:


a) Những hình có tâm đối xứng;
b) Những hình có trục đối xứng.

Tam giác đều Cánh quạt Trái tim Cánh diều


Bài 4. Hình nào dưới đây là hình có tâm đối xứng?

a) b) c)
Bài 5. Trong các biển báo giao thông sau, biển báo nào chỉ có trục đối xứng, biển báo nào vừa có tâm
đối xứng, vừa có trục đối xứng?

a) Đường cấm b) Cấm đi ngược chiều c) Cấm đỗ xe d) Cấm dừng và đỗ xe

f) Giao nhau với g) Nơi giao nhau chạy h) Giao nhau với đường
e) Hướng đi thẳng phải theo
đường ưu tiên theo vòng xuyến sắt có rào chắn
Dạng 2. Tâm đối xứng của hình
I.Phương pháp giải.
Đối với những hình có tâm đối xứng thì hình đó có số cạnh (viền ngoài) là chẵn, hoặc trong
thiên nhiên hình ảnh của bông hoa có tâm đối xứng nằm ở giữa (nhị hay nhụy hoa), hình ảnh của cỏ
bốn lá cũng có tâm đối xứng.
Đối với các hình có số cạnh bằng nhau (số cạnh chẵn) thì tâm đối xứng chính là giao của các
đường chéo.
II.Bài toán.
Bài 1. Cho hình vẽ sau, hãy cho biết hình nào có tâm đối xứng và xác định tâm đối xứng của hình đó?

a) Hình chữ nhật b) Hình vuông c) Hình lục giác đều


Bài 2. Trong mỗi hình dưới đây, điểm O có phải là tâm đối xứng không?

O O O

a) b) c) d)

Bài 3. Hình nào dưới đây có tâm đối xứng? Em hãy xác định tâm đối xứng (nếu có) của chúng.

a) b) c) d)

Bài 4. Trong các hình dưới đây, hình nào dưới đây có tâm đối xứng?Em hãy xác định tâm đối xứng
(nếu có) của chúng.

a) b) c)

Dạng 3. Chữ có tâm đối xứng


I.Phương pháp giải.
Để kiểm tra xem chữ có tâm đối xứng hay không thì trước tiên ta phải phán đoán tâm đối xứng
của chữ (thường thì tâm của chữ nằm chính giữa chữ), sau đó lấy một điểm bất kỳ (thường lấy điểm ở
vị trí đặc biệt) để kiểm tra. Nếu có một điểm khác đối xứng với điểm đã chọn mà vẫn thuộc chữ cái đó
thì chữ cái đó có tâm đối xứng.
II.Bài toán.
Bài 1. Cho các chữ cái sau, cho biết chữ cái nào có tâm đối xứng và xác định tâm đối xứng của các
chữ cái đó.

1) 2) 3) 4) 5)

6) 7) 8) 9) 10)

Bài 2. Chữ cái nào sau đây có tâm đối xứng? Chữ cái nào vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng?

Bài 3. Trong các hình sau hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?

a) b)
Dạng 4. Vẽ hình đối xứng qua 1 điểm.
I.Phương pháp giải.
Để vẽ điểm A' đối xứng với điểm A qua O ta thực hiện như sau: Dựng đường tròn tâm O bán
kính O OA, đường tròn này cắt lại đường thẳng O AO tại điểm A' khác A. Khi đó điểm A' là điểm
đối xứng với điểm A qua O .

A O A'

Để vẽ được 2 hình đối xứng với nhau qua 1 điểm O , ta sẽ chọn một số điểm đặc biệt thuộc
hình đó, lấy đối xứng qua O rồi nối các điểm đó lại để được hình mới đối xứng với hình đã cho qua
tâm O .
II.Bài toán.
Bài 1.Cho hình vẽ sau. Hãy vẽ điểm A' đối xứng với điểm A qua điểm B , vẽ điểm C' đối xứng với
điểm C qua điểm B .

Bài 2: Vẽ lại các hình bên vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được một hình nhận điểm O làm tâm
đối xứng.

O
O

Lời giải
Bài 3: Vẽ lại hình bên vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được một hình nhận điểm O làm tâm đối
xứng.

Bài 4: Hình gấp khúc dưới đây gồm 4 đoạn thẳng có độ dài bằng 1cm . Em hãy vẽ thêm một đường
gấp khúc có độ dài bằng 8cm để được một hình có cả tâm đối xứng và trục đối xứng.

Bài 5: Em hãy vẽ thêm vào mỗi hình dưới đây để được các hình có điểm O là tâm đối xứng.

O O O
Bài 6: Em hãy hoàn thiện hình sau để được một hình nhận điểm O làm tâm đối xứng đồng thời hình đó
có trục đối xứng.

Bài 7: Hình gấp khúc dưới đây có độ dài bằng 4 đơn vị. Em hãy vẽ thêm vào hình đó:
a) Một đường gấp khúc có độ dài bằng 6 đơn vị để được một hình có tâm đối xứng nhưng không có
trục đối xứng.
b) Một đường gấp khúc có độ dài bằng 8 đơn vị để được một hình có tâm đối xứng và có 4 trục đối
xứng.
c) Một đường gấp khúc có độ dài ngắn nhất để được một hình có tâm đối xứng.
d) Một đường gấp khúc có độ dài ngắn nhất để được một hình có tâm đối xứng và có trục đối xứng.

Dạng 5. Tính độ dài, chu vi, diện tích của hình có tâm đối xứng.
I.Phương pháp giải.
Khi tính toán độ dài đoạn thẳng có tâm đối xứng, ta chú ý rằng tâm đối xứng là điểm chính
giữa của đoạn thẳng hay trung điểm của đoạn thẳng đó.
Tức là, khi O tâm đối xứng của đoạn AB thì O là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:
OA = OB = AB: 2
Một số hình phẳng có tâm đối xứng thường gặp: hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật,
hình thoi, hình lục giác đều:
- Tâm đối xứng của hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi là giao điểm của hai
đường chéo.
- Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.
Khi đó tâm đối xứng sẽ là trung điểm của mỗi đường chéo. Sau khi tính toán được độ dài các
cạnh hoặc đường chéo ta sẽ vận dụng công thức tính chu vi, diện tích của các hình đã học trong
chương IV để tính chu vi, diện tích các hình.
II.Bài toán.
Bài 1: Đoạn thẳng AB có độ dài 4cm . Gọi O là tâm đối xứng của đoạn thẳng AB . Tính độ dài đoạn
OA .
Bài 2: Một chiếc bàn có mặt bàn là hình lục giác đều như hình
dưới đây. Biết rằng độ dài đường chéo chính là 1, 2m ; em hãy tính
khoảng cách từ tâm đối xứng của mặt bàn đến mỗi đỉnh và chu vi
của mặt bàn. A B
O

Bài 3: Hình thoi ABCD cạnh 5cm có tâm đối xứng O . Biết OA = 4cm, OB = 3cm .

a) Tính diện tích hình thoi.


b) So sánh chu vi và diện tích tam giác OAB và tam giác OCD và nhận xét.

A O
C

D
SH6.CHUYÊN ĐỀ 6-PHÂN SỐ
CHỦ ĐỀ 6.1 SO SÁNH PHÂN SỐ
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. So sánh hai phân số cùng mẫu.
- Trong hai phân số cùng mẫu dương:
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
+ Nếu tử số của hai phân số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
2. So sánh hai phân số khác mẫu.
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta quy đồng mẫu hai phân số đó, rồi thực hiện so sánh hai phân số
cùng mẫu.
Lưu ý: Để thực hiện so sánh nhanh hơn nên rút gọn các phân số đã cho về dạng tối giản trước khi quy
đồng.
3. Trong hai phân số có cùng tử số:
- Trong hai phân số cùng tử số dương:
+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.
+ Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
+ Nếu mẫu số của hai phân số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
4. Các tính chất
+ Phân số có tử và mẫu cùng dấu là phân số dương. Mọi phân số dương đều lớn hơn 0.
+ Phân số có tử và mẫu trái dấu là phân số âm. Mọi phân số âm đều nhỏ hơn 0.
+ Nếu cộng cả tử và mẫu của một phân số nhỏ hơn 1, tử và mẫu đều dương, với cùng một số nguyên
a a+c
dương thì giá trị của phân số đó tăng thêm.  (a, b, c  0)
b b+c
a c a c a a+c
+ Với hai phân số có cả tử và mẫu dương và thì    (a, b, c, d  0)
b d b d b b+d
+ Tính chất bắc cầu
a c

b d   a  c  e (b, e, f  0)
c e b d f
 
d f 
+ Với mọi m  0 :
a a a+m a a a+m
* 1  * =1 = .
b b b+m b b b+m
a a a+m a c a+c
* 1  * = = .
b b b+m b d b+d
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. So sánh hai phân số cùng mẫu dương
1
I.Phương pháp giải.
a c
- Trong hai phân số có cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn: a  c   (b  0)
b b
II. Bài toán.
Bài 1. So sánh các phân số sau
3 1 −3 −4 5 6 15 25
a) và b) và c) và d) và
4 4 5 5 7 7 37 37
Bài 2. So sánh các phân số sau đây
−3 1 −3 7 −7 6 25 −17
a) và b) và c) và d) và
4 −4 8 −8 −17 17 −47 47
Bài 3: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần
−5 5 2 −4 0 −11 7 −15 5 12 14 10 −14 27
a) ; ; ; ; ; ; . b) ; ; ; ; ; ; .
17 17 17 17 17 17 17 57 57 57 57 57 57 57
−15 −16 32 13 10 −18 23
c) ; ; ; ; ; ; .
37 37 37 37 37 37 37
Bài 4: Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau
10 ... ... ... ... 15 −11 ... ... ... ... −6
a)      . b)      .
15 15 15 15 15 15 17 17 17 17 17 17
−8 ... ... ... −4
c)     .
37 −37 37 −37 37
Dạng 2. So sánh hai phân số khác mẫu
I. Phương pháp giải.
Cách 1. Quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh các tử số của chúng.
- Bước 1: Quy đồng mẫu số của hai phân s (đưa các phân số về cùng mẫu số)
- Bước 2: So sánh tử số của hai phân số cùng mẫu số đã quy đồng.
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+ Phân số nào có tử số nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Cách 2. Quy đồng tử số hai phân số rồi so sánh các mẫu số của chúng.
- Bước 1: Quy đồng tử số (đưa về cùng tử số)
+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân tử số của phân số thứ hai.
+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân tử số của phân số thứ nhất.
- Bước 2: So sánh mẫu số của hai phân số đã quy đồng tử số.
Trong hai phân số có cùng tử số:
+ Phân số nào có mẫu số nhỏ hơn thì lớn hơn
+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì nhỏ hơn.
Lưu ý: Để thực hiện so sánh nhanh hơn nên rút gọn các phân số đã cho về dạng tối giản trước khi quy
đồng.
II.Bài toán.

2
2 4
Bài 1: So sánh và
5 7
−3 4
Bài 2: So sánh . . và
4 −5
Bài 3: So sánh các phân số:
- 11 17 - 14 - 60
a) và b) và
12 - 18 21 - 72
Bài 4: So sánh các đại lượng sau:
2 3 7 3
a) Thời gian nào dài hơn: h hay h ? b) Đoạn thẳng nào ngắn hơn m hay m ?
3 4 10 4
7 9 5 7
c) Khối lượng nào lớn hơn: kg hay kg d) Vận tốc nào nhỏ hơn kg / h hay kg / h ?
10 10 6 9
2 3
Bài 5: So sánh hai phân số và
3 4
Bài 6: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
8 5 17 1 3 5
a) ; ; b) ; ;
9 6 18 2 4 8
2 3 1 5 5
Bài 8. Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự giảm dần: − ; ; − ; ; −
9 4 12 6 8
Dạng 3. So sánh qua số trung gian
I. Phương pháp giải.
- Khi so sánh hai hay nhiều phân số, việc quy đồng đưa về cùng một mẫu số dương để so sánh tử số
nhiều khi khá khó khăn, do đó, ta có thể chọn một phân số trung gian, dựa vào phân số trung gian này,
ta sẽ so sánh được hai phân số ban đầu.
* Dạng 3.1: So sánh qua số 0
- Việc so sánh qua số 0 được sử dụng khi ta thấy một phân số nhỏ hơn 0 (tử và mẫu trái dấu) và một
phân số lớn hơn không (tử và mẫu cùng dấu).
a 
a.c  0  0
c a b
   (c.d  0)
b
b.d  0   0  c d
d 
* Dạng 3.2: So sánh qua số 1
- Với hai phân số cùng dương mà ta nhận thấy một phân số lớn hơn 1 ( tử số lớn hơn mẫu số) và một
phân số nhỏ hơn 1 ( tử số nhỏ hơn mẫu số) thì ta sẽ chọn 1 là số trung gian để so sánh.
a 
ab 1
b a c
   1  (a, b, c, d  0)
c
c  d   1 b d
d 
* Dạng 3.3: So sánh qua một phân số trung gian phù hợp
Ta cũng có thể chọn một phân số trung gian phù hợp để so sánh hai phân số
3
a c

b d   a  c  e (b.e. f  0)
c e b d f
 
d f 
Chú ý một vài tính chất sau đây:
+ Trong hai phân số có cùng tử, tử và mẫu đều dương, phân số nào có mẫu nhỏ hơn thì lớn hơn
a a
c  b   (a, b, c  0)
c b
+ Nếu cộng cả tử và mẫu của một phân số nhỏ hơn 1, tử và mẫu đều dương, với cùng một số
a a+c
nguyên dương thì giá trị của phân số đó tăng thêm.  (a, b, c  0)
b b+c
a c a c a a+c
+ Với hai phân số có cả tử và mẫu dương và thì    (a, b, c, d  0)
b d b d b b+d
II.Bài toán.
Bài 1. So sánh hai phân số sau
3 7 7 4 13 16 23 21
a) và b) và c) và d) và
5 6 15 3 14 15 25 19
Bài 2. So sánh hai phân số sau
13 −7 8 1 −13 −3 3 −1
a) và b) và c) và d) và
5 9 −13 33 −17 11 −25 −19
Bài 3. So sánh hai phân số sau
4 16 5 7 44 89 19 30
a) và . b) và c) và d) và
17 63 29 33 57 99 53 73
Bài 4: So sánh hai phân số sau
22 18 25 35 18 31 41 24
a) và . b) và . c) và . d) và .
107 79 67 89 67 106 119 67
Bài 5: So sánh hai phân số sau
65 91 21 50
a) và . b) và .
129 174 53 119
Dạng 4. So sánh qua phần bù (hay phần thiếu).
I. Phương pháp giải.
So sánh qua phần bù áp dụng để so sánh hai phân số nhỏ hơn 1.
a a b−a a
Với phân số  1 thì 1 − = được gọi là phần bù đến đơn vị của phân số .Trong hai phân số
b b b b
có phần bù tới đơn vị khác nhau, phân số nào có phần bù nhỏ hơn thì phân số đó lớn hơn.
II.Bài toán.
Bài 1. So sánh hai phân số sau
2009 2008 1007 1005 2021 2017 2005 2009
a) và b) và c) và d) và
2010 2009 1009 1007 2023 2019 2007 2011
4
Bài 2. So sánh hai phân số sau
2005 2007 1997 1995 2004 2001 1775 1768
a) và . b) và . c) và . d) và
2009 2010 1999 1998 2005 2004 1777 1771

109 + 1 108 + 1
Bài 3. So sánh hai phân số sau A = ;B =
1010 + 1 109 + 1
799 + 2 798 + 2
Bài 4. So sánh hai phân số sau A = ;B =
7100 + 2 799 + 2
1189 + 1 1087 + 1
Bài 5. So sánh hai phân số sau A = và B = .
1190 + 1 1088 + 1
43 31
Bài 6. So sánh hai phân số sau và
49 35
Bài 7. So sánh hai phân số sau
12 7 1999 12 13 27
a) và b) và c) và
17 15 2001 11 27 41
1998 1999 23 24 17 13
d) và e) và g) và
1999 2000 47 45 33 27
Bài 8. So sánh hai phân số sau
15 5 13 27 1993 997 47 29
a) và b) và c) và d) và
25 7 60 100 1995 998 15 35
3 17 43 29 16 15 15 24
e) và g) và i) và k) và .
8 49 47 35 27 29 59 47
Bài 9. So sánh hai phân số:
13 1333 42 58
a) và b) và .
15 1555 43 59
Bài 10. So sánh hai phân số sau
13 23 13 16 23 25
a) và b) và c) và
15 25 38 49 28 49
13 133 15 153
d) và e) và
15 153 21 213
Bài 11. So sánh các phân số sau với 1
34.34 1999.1999 198519851985.198719871987
a) b) c)
33.35 1995.1995 198619861986.198619861986

Bài 12: Không quy đồng mẫu hãy so sánh phân số sau bằng cách nhanh nhất:
2012 2013 1006 2013
a) và b) và
2013 2014 1007 2015

5
64 45 2323 20132013
c) và d) và
73 51 2424 20142014
Dạng 5: So sánh phần hơn (phần thừa) với đơn vị của các phân số.
I. Phương pháp giải.
* Phần hơn với đơn vị của phân số là hiệu giữa phân số đó với 1
8 8 3
Ví dụ: Tìm phần hơn với đơn vị của phân số Ta lấy : − 1 =
5 5 5
8 3
Vậy phần hơn với đơn vị của phân số là
5 5
* Sử dụng cách so sánh bằng phần hơn khi:
- Nhận thấy tất cả các phân số đều có tử số lớn hơn mẫu số (phân số lớn hơn 1) và hiệu của tử số với
mẫu số đều bằng nhau hoặc nhỏ thì ta tìm phần hơn với 1.
- Nhận thấy cả hai phân số đều có tử số lớn hơn mẩu số và nếu lấy tử số chia cho mầu số ở cả hai phân
số thì có thương bằng nhau. (ví dụ 5)
- Nhận thấy cả hai phân số đều có tử số bé hơn mẫu số và nếu lấy mẫu số chia cho tử số ở cả hai phân
số thì có thương bằng nhau. (ví dụ 6)
- Lưu ý:
+ Trong hai phân số, phân số nào có phần hơn lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại phân số nào
có phần hơn nhỏ hơn thì phân số đó nhỏ hơn.
* Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Tìm phần hơn của hai phân số
+ Bước 2: So sánh hai phần hơn với nhau
+ Bước 3: Kết luận.
II.Bài toán.
8 14
Bài 1. So sánh hai phân số là
5 11
2016 2018
Bài 2. So sánh: và
2012 2014
43 10
Bài 3. So sánh hai phân số và .
14 3
77 84
Bài 4: So sánh hai phân số và .
76 83
13 19
Bài 5. So sánh hai phân số và .
41 71
21 2003
Bài 6. So sánh hai phân số và .
89 8017

102002 + 1 102003 + 1
Bài 7. Cho A = và B = . So sánh A và B .
102003 + 1 102004 + 1

6
3535.232323 3535 2323
Bài 8. So sánh các phân số sau A = ; B= ; C=
353535.2323 3534 2322

5.(11.13 − 22.26) 1382 − 690


Bài 9. So sánh các phân số sau A = ; B= ;
22.26 − 44.52 137 2 − 548
Dạng 6: So sánh một tổng hoặc một tích nhiều phân số với một phân số.
I. Phương pháp giải.
Bước 1: Tìm số chữ số của tổng.
Bước 2: Tách số cố định thành tổng các chữ số.
Bước 3: So sánh từng số của tổng với các chữ số vừa tách.
Bước 4: Kết luận
II.Bài toán.
Bài 1. So sánh:
1 1 1 1 1 1 1 1 1
a) + ++ + với 1 ; b) + ++ + với ;
101 102 199 200 101 102 149 150 3
1 1 1 1 7
c) + ++ + với
101 102 199 200 12

Kết luận: Vậy nếu gặp dạng so sánh như trên (dấu hiệu so sánh 1 số với tổng dãy số), các em thực
hiện theo các bước:
Bước 1: Tìm số chữ số của tổng (ví dụ bài toán trên là 100 chữ số)
Bước 2: Tách số cố định thành tổng các chữ số (ví dụ trên là tách 1 thành tổng 100 chữ số)
 1 1   1 
Bước 3: So sánh từng số của tổng  ; ;..  với các chữ số vừa tách  
 101 102   100 
Bước 4: Kết luận
1 1 1 3 4
Bài 2: Cho tổng : S = + ++ . Chứng minh:  S 
31 32 60 5 5
1 3 5 9999 1
Bài 3. So sánh A =    với B =
2 4 6 10000 100
1 1 1 1 1 1 7
Bài 4: Chứng minh rằng: + + +.. + + + 
41 42 43 78 79 80 12
1 1 1 1
Bài 5: So sánh + + + ... + và 1
2 2 2
2 3 2 n2
1 1 1 1 1
Bài 6. So sánh A = + + + ... + với
3 32 3 99 2
3 3
1 3 5 99 2 4 6 100
Bài 13: Cho M = . . ... và N = . . ...
2 4 6 100 3 5 7 101
a) Chứng minh: M < N

7
b) Tìm tích M.N
1
c) Chứng minh: M 
10
Dạng 7: Dạng bài tập phối hợp nhiều phương pháp
I. Phương pháp giải.
* Phương pháp so sánh hai phân số bằng cách "nhân thêm cùng một số vào hai phân số"
- Ta sử dụng phương pháp nhân thêm cùng một số vào hai phân số khi nhận thấy tử số của hai phân số
đều bé hơn mẫu số và nểu lấy mẫu số chia cho tử số thì có thương và số dư bằng nhau. Khi đó ta nhân
cả hai phân số với cùng một số tự nhiên (là phần nguyên của thương) để đưa về dạng so sánh "phần
bù"
11 17
Bài 1: So sánh hai phân số và .
52 76
* Phương pháp so sánh hai phân số bằng cách "phép chia hai phân số"
- Phương pháp này được sử dụng dựa vào nhận xét: "Trong phép chia, nếu số bị chia lớn hơn số chia
thì được thương lớn hơn 1, nếu số bi chia bé hơn số chia thì được thương nhỏ hơn 1".
- Ta sử dụng phương pháp "chia hai phân số" khi nhận thấy tử số và mẫu số của hai phân số là những
số có giá trị không quá lớn, không mất nhiều thời gian khi thực hiện phép nhân ở tử số và mẫu số.
2 9
Bài 2. So sánh hai phân số và .
23 41

108 + 1 109 + 1
Bài 3: So sánh hai phân số A = và B = .
109 + 1 1010 + 1
20032003 + 1 20032002 + 1
Bài 4. So sánh A = và B=
20032004 + 1 20032003 + 1
15 25
Bài 5. a) So sánh phân số: với
301 490
1 2 3 n 2007
b) So sánh tổng S = + + + ... + + ... + với 2 (n  N * )
2 22 23 2 n
2 2007

102002 + 1 102003 + 1
Bài 6. Cho A = và B = . So sánh A và B .
102003 + 1 102004 + 1
13 19
Bài 7. So sánh hai phân số và .
41 71
199919991999 1999
Bài 8: Cho A = và B = . Hãy so sánh A và B .
20002002000 2000
Bài 9:
25 2525 252525
a) Chứng minh rằng các phân số sau bằng nhau: ; ;
53 5353 535353
37 377
b) Không quy đồng mẫu hãy so sánh phân số sau và
67 677

8
1011 − 1 1010 + 1
Bài 10: So sánh A = và B =
1012 − 1 1011 + 1
2004 2005 2004 + 2005
Bài 11: So sánh M = + và N =
2005 2006 2005 + 2006
37 3737
Bài 12: So sánh và
39 3939
a+m a
Bài 13: Cho a, b, m  N * . Hãy so sánh và
b+m b
1 1 1 3 4
Bài 14: Cho tổng : S = + + ... + .Chứng minh:  S 
31 32 60 5 5
Bài 15: So sánh
7 6 5 3
 1   1   3  5 
a) A =   và B =   ; b) C =   và D =  
 80   243  8  243 
10 10 11 9
Bài 16: Cho a, m, n  N * . Hãy so sánh: A = + và B = +
m n m
a a a an
31 32 33 60
Bài 17: So sánh P và Q, biết rằng P = . . .... và Q = 1.3.5.7....59
2 2 2 2
47 17 27 37
Bài 18: Sắp xếp các phân số ; ; ; theo thứ tự tăng dần
223 98 148 183
2010 2011 2012 2010 + 2011 + 2012
Bài 19: So sánh P và Q, biết rằng: P = + + và Q =
2011 2012 2013 2011 + 2012 + 2013

20052005 + 1 20052004 + 1
Bài 20: So sánh A và B , biết rằng: A = và B =
20052006 + 1 20052005 + 1
1999 19992000
Bài 21: Hãy so sánh hai phân số và bằng tất cả các cách có thể được
2000 20002000

9
CHUYÊN ĐỀ 6-PHÂN SỐ

CHỦ ĐỀ 6.2: CÁC PHÉP TOÁN VỀ CỘNG, TRỪ, NHÂN , CHIA PHÂN SỐ
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

A- PHÉP CỘNG
1. Cộng hai phân số cùng mẫu
𝑎 𝑏 𝑎+𝑏
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu𝑚 + 𝑚 = 𝑚

2. Cộng phân số không cùng mẫu


Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết các phân số đó dưới dạng hai phân số có cùng một
mẫu rồi cộng các tử và giữa nguyên mẫu chung.
3. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
Tương tự phép cộng số nguyên, phép cộng phân số có các tính chất cơ bản sau:
𝑎
+ Tính chất giao hoán: − 𝑏
𝑎 𝑎
+ Tính chất kết hợp: 𝑏 + (− 𝑏 ) = 0
𝑎 −𝑎 𝑎
+ Cộng với số 0: − 𝑏 = 𝑏
= −𝑏

B – PHÉP TRỪ
1. Số đối
- Hai số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
𝑎 𝑏 𝑎+𝑏 𝑎
- Số đối của phân số 𝑚 + 𝑚 = 𝑚
được kí hiệu là − 𝑏
𝑎 𝑎 𝑎 −𝑎 𝑎
* Chú ý: 𝑏 + (− 𝑏 ) = 0 và − 𝑏 = 𝑏
= −𝑏
2. Phép trừ hai phân số
7 −8
- Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ. Nghĩa là:−25 + 25
7 7 7.(−1) −7 −7 −8 (−7)+(−8) −15
- Kết quả của phép trừ −25 được gọi là hiệu của −25 = (−25).(−1) = 25 và 25 + 25 = 25
= 25
=
(−15):5 −3
25:5
= 5

* Chú ý:
- Muốn trừ một phân số cho một phân số không cùng mẫu ta quy đồng mẫu rồi lấy từ của phân số bị
trừ trừ đi tử của phân số trừ và giữ nguyên mẫu chung.
1 −5 𝑎 𝑒 𝑐
- Từ 6 + 6
ta suy ra 𝑏 = 𝑓 − 𝑑. Như vậy ta cũng có quy tắc chuyển vế đổi dấu như đối với số nguyên.

C – PHÉP NHÂN
a c a.c
. =
+ Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau: b d b.d (𝑎; 𝑏; 𝑐; 𝑑 ∈
ℤ; 𝑏; 𝑑 ≠ 0)

+ Lưu ý: Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số nguyên), ta nhân
Page 1
a c.a
số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu: c. = (𝑎; 𝑏; 𝑐 ∈ ℤ; 𝑏 ≠ 0)
b b
+ Các tính chất:
𝑎 𝑐 𝑐 𝑎
•Tính chất giao hoán: 𝑏 . 𝑑 = 𝑑 . 𝑏.
𝑎 𝑐 𝑝 𝑎 𝑐 𝑝
•Tính chất kết hợp: (𝑏 . 𝑑 ) . 𝑞 = 𝑏 . (𝑑 . 𝑞).
𝑎 𝑎 𝑎
•Nhân với số 1: 𝑏 . 1 = 1. 𝑏 = 𝑏
𝑎 𝑐 𝑝 𝑎 𝑐 𝑎 𝑝
• Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 𝑏 . (𝑑 + 𝑞 ) = 𝑏 . 𝑑 + 𝑏 . 𝑞
D- PHÉP CHIA PHÂN SỐ
+ Số nghịch đảo : Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nêu tích của chúng bằng 1.

+ Phép chia phân số


Muốn chia một phân số hoặc một số nguyên cho một phân số ta nhân số bị chia với nghịch đảo của số
𝑎 𝑐 𝑎 𝑑 𝑎.𝑑 𝑐 𝑑 𝑎𝑑
chia: 𝑏 : 𝑑 = 𝑏 . 𝑐 = 𝑏.𝑐 ; 𝑎: = 𝑎. =
𝑑 𝑐 𝑏.𝑐
(𝑐 ≠ 0)
+ Lưu ý: Muốn chia một phân số cho một số nguyên (khác 0), ta giữ nguyên tử của phân số và nhân
𝑎 𝑎
mẫu với số nguyên: 𝑏 : 𝑐 = 𝑏.𝑐 (𝑐 ≠ 0).
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Phép cộng các phân số
I.Phương pháp giải.
𝑎 𝑏 𝑎+𝑏
- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu𝑚 + 𝑚 = 𝑚

- Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết các phân số đó dưới dạng hai phân số có cùng một
mẫu rồi cộng các tử và giữa nguyên mẫu chung.

II.Bài toán.
Bài 1. Cộng phân số cùng mẫu ( rút gọn nếu có thể ) :
1 −5 7 −8 6 −15 5 4 −8 −15
a) 6 + 6
b) −25 + 25 c) 13
+
39
d) 7 + −14 e) 18 + 27

Bài 2. Cộng phân số khác mẫu ( rút gọn nếu có thể ) :


3 −7 −5 1 −5 6 −14 −18 15
a) 5 + 4
b) (−2) + 8
c) −8
+ 9
d) 13 + 39
e) 24
+ 21

Bài 3. Tìm x, biết :


−1 3 1 2 5 16 −8
1) 𝑥 = 2
+ 2) 𝑥 − =
4 5 11
3) 𝑥 − 6 = 42 + 56
𝑥 5 −19 1 6 −1 3
4) 5 = 6 + 30
5) |𝑥| − 4 = 186) 𝑥 = 2
+4

𝑥 3 −2 11 13 85 7 13
7) 15 = 5 + 3
8) 8
+ 6
= 𝑥
9) 𝑥 − 8 = 12
−6 4 −6 9 4 5 −7
10) 𝑥 − 15 = 27 11)− 12 + 𝑥 = 48 12) 𝑥 − 6 = 25 + 15
4 6 −7 −7 4
13)𝑥 − 5 = 20 + 3
14) − 5
+𝑥 =
9

Page 2
Bài 4. Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 4 giờ, người
thứ hai phải mất 7 giờ mới xong công việc. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả hai người làm được mấy
phần công việc?
Bài tập tương tự

Bài 5: Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 5 giờ, người
thứ hai phải mất 8 giờ mới xong công việc. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả hai người làm được mấy
phần công việc?
Bài 6: Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 9 giờ 15
phút, người thứ hai phải mất11 giờ 18 phút mới xong công việc. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả hai
người làm được mấy phần công việc?

Bài 7: Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 7 giờ 10
phút, người thứ hai phải mất 5 giờ24 phút mới xong công việc. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả hai
người làm được mấy phần công việc?
Bài 8: Hai vòi cùng chảy vào1 bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 6giờ mới đầy bể. Nếu vòi thứ
hai chảy thì phải mất8 giờ mới đầy bể. Hỏi trong 1giờ, hai vòi chảy được bao nhiêu phần bể?

Bài 9 : Hai vòi cùng chảy vào 1bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 4 giờ25 phút mới đầy bể. Nếu
vòi thứ hai chảy thì phải mất8giờ 12 phút mới đầy bể. Hỏi trong 1 giờ, hai vòi chảy được bao nhiêu
phần bể?
Bài 10: Hai vòi cùng chảy vào 1 bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 72 phút mới đầy bể. Nếu vòi
thứ hai chảy thì phải mất 58 phút mới đầy bể. Hỏi trong 1giờ, hai vòi chảy được bao nhiêu phần bể?

Bài 11: Có 9 quả cam chia cho 12 người. Làm cách nào mà không phải cắt bất kỳ quả nào thành 12
phần bằng nhau?
Bài 12. Tính nhanh giá trị của biểu thức sau:
−3 2 3 −1 5 7
a) 𝐴 = 17 + (3 + 17) b) 𝐵 = ( 6 + 12) + 12
−5 3 −1 −2 1 −3 −6 1 −28 −11 −1
c) 𝐶 = 7
+4+ 5
+ 7
+4 d) 𝐷 = 31 + 17 + 25 + 31
+ 17
+ 5

Bài 13: Tính nhanh giá trị các biểu thức sau:
-7 1 2 5 −6
A= 21
+ (1 + 3) B= 15
+ (9 + 9
)

-1 3 −3 4 16 6 −3 2 −10 3 42 250
C = ( 5 + 12) + 4
𝐷 = 20 + 42 + 15 + 5
+ 21 + 21
+ 20 𝐸 = 46 + 186 +
−2121 −125125
2323
+ 143143

1 1 1 1 1 1
Bài 14.Tính tổng các phân số sau: 3 + 6 + 12 + 24 + 48 + 96

Dạng 2. Phép trừ các phân số


I.Phương pháp giải.

Page 3
7 −8
Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ. Nghĩa là: −25 + 25

II.Bài toán.
7 −8
Bài 1.Thực hiện phép trừ−15 − 15

Áp dụng:Trừ các phân số (rút gọn nếu có thể)


1 −5 6 −14 4 4 7 9
1, 6 − 6
2, 13 − 39
3, 5 − −18 4, 21 − −36
−12 −21 −3 6 −18 15 1 2
5, 18
− 35
6, 21 − 42 7, 24
− 21 8, 6 − 5
3 −7 −5 1 −5 4 −(−12)
9, 5 − 4
10, (−2) − 8
11, −8 − 9
12, 13 − 39

−(−1) 1 −3 16 8 −36 −8 −15


13, 21
− 28 14, 29
− 58 15, 40 − 45
16, 18 − 27

13 −1 2 1 −3 18 35
17, 30 − 5
18, 21 − 28 19, 5 − 4
20, 24 − −10

Bài 2. Tìm 𝑥 , biết


1 2
Ví dụ : Tìm 𝑥 , biết: 𝑥 + 5 = 11

Lời giải
Giống với số nguyên, ta áp dụng chuyển vế đổi dấu. Khi đó bài toán sẽ là:
1 2 2 1 10 11 10 − 11 −1
𝑥+ = ⇒𝑥= − = − = =
5 11 11 5 55 55 55 55
−1
Vậy 𝑥 = 55

Áp dụng: Tìm 𝑥 , biết


−1 3 𝑥 5 −19 𝑥 3 −2
1, 𝑥 = 2
−4 2, 5 = 6 − 30
3, 15 = 5 − 3

11 13 85 7 13 −6 4
4, 8
− 6
= 𝑥
5, 𝑥 + 8 = 12 6, 𝑥 + 15 = 27
1 6 −6 9 4 5 −7
7, |𝑥| + 4 = 18 8, − 12 − 𝑥 = 48 9, 𝑥 + 6 = 25 − 15
5 16 −8 4 6 −7 −7 4
10, 𝑥 + 6 = 42 − 56 11, 𝑥 + 5 = 20 − 3
12, − 5
−𝑥 =
9

5 1 −2 −3 7 7
13, 𝑥+7 = 9 14, 5. ( 15 ) − 𝑥 = 10
15, 9. 4 − 𝑥 = − 8

1 1 −4 −3 −4
16, 𝑥 + 15 = 10 17, 𝑥+ 5
= 5
18, 11.2 − 𝑥 = 5

−5 7 −1
19, 4. ( 6 ) − 𝑥 = 12 + 3

Bài 3.Hai vòi nước cùng chảy vào một cái bể không có nước. Trong một giờ, vòi thứ nhất chảy vào
1 2
được 3 bể, vòi thứ hai chảy vào được 5 bể. Hỏi vòi nào chảy nhanh hơn và trong một giờ, cả hai vòi
chảy được bao nhiêu phần bể?

Page 4
Bài tập tương tự

1) Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất5 giờ, người thứ
hai phải mất 8giờ mới xong công việc. Hỏi trong 1 giờ, người nào làm nhanh hơn và nếu làm chung thì
mỗi giờ cả hai người làm được mấy phần công việc?

2)Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 4giờ15, người thứ
hai phải mất 6 giờ30 phút mới xong công việc. Hỏi trong 1 giờ, người nào làm nhanh hơn và nếu làm
chung thì mỗi giờ cả hai người làm được mấy phần công việc?

3)Hai người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 3 giờ, người thứ
hai phải mất 6 giờ 15 phút mới xong công việc. Hỏi trong 1 giờ, người nào làm nhanh hơn và nếu làm
chung thì mỗi giờ cả hai người làm được mấy phần công việc?
4)Hai vòi cùng chảy vào 1 bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 4 giờ mới đầy bể. Nếu vòi thứ hai
chảy thì phải mất 9 giờ mới đầy bể. Hỏi trong 1 giờ, vòi nào chảy nhanh hơn và hai vòi chảy được bao
nhiêu phần bể?
5)Hai vòi cùng chảy vào 1 bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 8 giờ mới đầy bể. Nếu vòi thứ hai
chảy thì phải mất 14 giờ mới đầy bể. Hỏi trong 1 giờ, vòi nào chảy nhanh hơn và hai vòi chảy được
bao nhiêu phần bể?

6)Hai vòi cùng chảy vào 1 bể. Nếu vòi thứ nhất chảy thì phải mất 15giờ mới đầy bể. Nếu vòi thứ hai
chảy thì phải mất 10giờ12phút mới đầy bể. Hỏi trong 1 giờ, vòi nào chảy nhanh hơn và hai vòi chảy
được bao nhiêu phần bể?
15 11 27
7)Một kho chứa 2
tấn thóc. Người ta lấy ra lần thứ nhất 4
tấn, lần thứ hai lấy ra 8
tấn thóc. Hỏi trong
kho còn bao nhiêu tấn thóc?
22 1 1
8)Một kho chứa 4 tấn thóc. Người ta lấy ra lần thứ nhất 6tấn, lần thứ hai lấy ra 8 tấn thóc. Hỏi trong
kho còn bao nhiêu tấn thóc?
35 1 2
9)Một kho chứa14tấn thóc. Người ta lấy ra lần thứ nhất 5tấn, lần thứ hai lấy ra 9 tấn thóc. Hỏi trong kho
còn bao nhiêu tấn thóc?
15 7 1
10)Một kho chứa 2
tấn thóc. Người ta lấy ra lần thứ nhất 4tấn, lần thứ hai lấy ra 6tấn thóc. Hỏi trong
kho còn bao nhiêu tấn thóc?
Bài 4: Tính nhanh giá trị của biểu thức sau:
−3 2 3
Ví dụ : 𝐴 = 17 − (3 − 17)

Lời giải:
−3 2 3 −3 2 3 −3 3 2
Ta có 𝐴 = 17 − (3 − 17) = 17 − 3 + 17 = 17 + 17 − 3
−3 3 3 −3
Hai phân số 17 và 17 là hai phân số đối nhau nên 17 + 17 = 0
2
Vậy 𝐴 = − 3.
Page 5
Áp dụng:
−5 16 −1 5 7
a, 𝐵 = 21 − (21 − 1) b, 𝐶 = ( 6 − 12) − 12
−5 −3 1 2 1 −3 6 −1 −28 −11 1
c, − − − − d, 31 − 17 − 25 + + −
7 4 5 7 4 31 17 5

Bài 5: Tính
7 1 −3 5 3 3
a) 3 + 2 − 70 b) 12 − −16 + 4
3 3 3 3 3
Bài 6:Tính: 𝑆 = 1.4 + 4.7 + 7.10 + 10.13 + 13.16
1 1 1 1
Áp dụng: Tính: 𝑆 = 1.2 + 2.3 + 3.4 +. . . + 49.50

Dạng 3: Phép nhân, chia các phân số


I. Phương pháp giải.

- Rút gọn (nếu có thể) các phân số trong đề bài;


- Áp dụng quy tắc nhân, chia phân số.
- Áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
II. Bài toán.
Bài 1. Nhân các phân số:

−1 5 −3 5 −7 9 3 −15
𝑎) 3
.9; 𝑏) 7
. 15 c) . 𝑑) (−10) (− 2 )
3 21
−15 5 −7 4 5
𝑒) 9
.9 .(−6) 𝑖) (−9). 21
𝑔) (−5). 11 ; h)
3
Bài 2. Điền các số thích hợp vào bảng sau:
𝑥 −5 3 −5 0 −5
6 10 6 6
𝑦 3 −5 1 −5
10 6 6
𝑥. 𝑦 −5
6
Bài 3. Hoàn thành bảng nhân sau (rút gọn kết quả nếu có thể):
𝑥 3 −2 −5
𝑦 4 3 2
3 9
4 16
−2
3
−5
2

1 −3 11
Bài 4. Tìm số nghịch đảo của: 3 ; 7; −4; 2
; −7
Bài 5. Thực hiện phép chia phân số
−5 2 −4 −1 2 3
𝑎) 6
:7 𝑏) 7
: 3
; 𝑐) − 10: 3 𝑑) 5 : (−5)

Page 6
−4 −6 9 3
𝑒) 15 : 2; 𝑓)24: 7
; 𝑔) 32 : 16 ;

Bài 6. Tìm x, biết:


2 2 3 2 8 13 3 7
𝑎) 3 . 𝑥 = 7 𝑏) 𝑥. 5 = 5 ; = 𝑑) : 𝑥 = 4 c) x :
13 7 2
8
Bài 7: Tính diện tích và chu vi một mảnh vườn đồ chơi hình chữ nhật có chiều dài 3m và chiều rộng
5
4
m.
Bài 8: Lúc 7 giờ An đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/h. Cùng thời điểm đó thì Bình đi bộ từ B
về A với vận tôc 5km/h. Hai bạn gặp nhau tại điểm hẹn lúc 7 giờ 45 phút. Tính độ dài quãng đường
AB?
4 2
Bài 9. Một tấm bìa hình chữ nhật có diện tích là 5cm 2 , chiều rộng là 3cm.Tính chu vi của tấm bìa đó.
5
Bài 10.Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/h hết 4 giờ. Sau đó ôtô đi từ B đến A với vận tốc 50
km/h. Tính thời gian cả đi và về của ô tô.
Dạng 4. Viết một phân số dưới dạng tích, thương của hai phân số
I. Phương pháp giải.
a) Để viết một phân số dưới dạng tích hai phân số, ta làm như sau:
Bước 1. Rút gọn các phân số (nếu có thể);
Bước2. Viết các số nguyên ở tử và mẫu của phân số sau khi rút gọn dưới dạng tích của hai số nguyên;
Bước 3. Lập các phân số có tử và mẫu chọn trong các số nguyên ở bước trên.
b) Viết một phân số dưới dạng thương của hai phân số thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải:
• Viết tử và mẫu của phân số dưới dạng tích của hai số nguyên;
• Lập các phân số có tử và mẫu chọn trong các số nguyên đó sao cho chúng thỏa mãn điều kiện cho
trước;
• Chuyển phép nhân phân số thành phép chia cho số nghịch đảo.
II.Bài toán.
Bài 1. Viết các phân số sau dưới dạng tích của hai phân số có tử và mẫu là các số nguyên, mẫu dương
có một chữ số khác nhau:
4 −10 2 8
𝑎) 11 ; 𝑏) 21
; 𝑐) 21 ; 𝑑) 15
Bài 2. Viết các phân số sau dưới dạng tích của hai phân số có tử khác 1 và mẫu là các số nguyên
dương:
10 −9 10 4
𝑎) 17 ; 𝑏) 23 ; 𝑐) 29 ; 𝑑) −11
8
Bài 3. Viết phân số 21 dưới dạng thương của hai phân số có:
a) Cả tử và mẫu đều là số nguyên dương;
b) Tử hoặc mẫu có một số nguyên âm.
Dạng 5. Bài toán tổng hợp
I. Phương pháp giải:
*) Tính giá trị của biểu thức
Để tính giá trị của biểu thức được đúng và hợp lí, cần chú ý
• Thứ tự thực hiện các phép tính:
✓ Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc:

Page 7
Lũy thừa —> Phép nhân, chia —> Phép cộng và phép trừ
✓Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc:
( )—> [ ]—> { }.
•Các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
*) Tìm x
Ta cần xác định quan hệ giữa các số trong phép nhân, phép chia.
• Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết;
• Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia;
• Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho số chia.
II.Bài toán.
Bài 1. Tính giá trị các biểu thức:
−5 3 4 14 10 3 4 2 3 5 5
𝑎)3. 𝑏) + . ; 𝑐) − . 𝑑) ( + ) . ( + )
11 5 7 6 21 8 15 3 4 7 14
Bài 2. Tính giá trị các biểu thức sau một cách hợp lí:
5 5 5 2 6 3 6 3 9 3 4
𝑎) 𝐴 = 11 . 7 + 11 . 7 + 11 ; 𝑏) 𝐵 = 13 . 11 + 13 . 11 − 13 . 11 ;
12 31 14 1 1 1
𝑐) 𝐶 = ( − + ) . ( − − ).
61 22 91 2 3 6
Bài 3.Tính giá trị của biểu thức:
3 1 3 4 3 7 3 2 3 5 21 1
𝑎) : ( . ) ; 𝑏) + : 3 − ; c)  :  : 𝑑) ( . ):
5 2 5 5 5 8
4 3 5 12 15 4
3 3 3 3 2 2 2 2
+ + − + − −
Bài 4. Tính nhanh:𝑀 = 46 5 7 11
6 6 6 ; 𝑁 =3 5 7 11
6 6 6
+ + − 2+ − −
4 5 7 11 5 7 11

Bài 5. Tìm x, biết:


1 7 3 𝑥 −3 7 7 9 4 5 −4
𝑎) 𝑥 − = . ; 𝑏) = . ; 𝑐) 𝑥 + = . ; 𝑑) 𝑥: = .6
5 11 21 25 15 6 5 8 27 11 12
Bài 6. Tìm x, biết:

1 3 5 𝑥 −3 7 2 9 5 4 11
𝑎) 𝑥 − 2 = 10 . 6 ; 𝑏) 5 = 14 3
. ; c) x + = . ; 𝑑) 𝑥: 11 = 4 . 2
3 15 27

Bài 7. Tìm x, biết:


4 2 −1 2 7 4 7 1 5 2
𝑎) . 𝑥 + = 𝑏) − . 𝑥 = 1; 𝑐) + : 𝑥 = 𝑑) : 𝑥 − 1 =
7 3 5 9 8 5 6 6 7 3

Page 8
SH6.CHUYÊN ĐỀ 6 – PHÂN SỐ
CHỦ ĐỀ 6.3 HAI BÀI TOÁN VỀ PHÂN SỐ
CHỦ ĐỀ 6.3.1: TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC.
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Tìm giá trị phân số của một số cho trước:
𝑚 𝑚
Muốn tìm của số 𝑏 cho trước, ta tính 𝑏. ( m, n  Z, n  0 )
𝑛 𝑛
𝑚
Giá trị 𝑚% của số 𝑎 là giá trị phân số 100 của số 𝑎.

m
Muốn tìm giá trị 𝑚% của số 𝑎 cho trước, ta tính a. ( 𝑚 ∈ ℕ)
100
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Tìm giá trị phân số của một số cho trước
I. Phương pháp giải.
Đề tìm giá trị phân số của một số cho trước, ta nhân số cho trước với phân số đó.
Chú ý: Phân số có thể viết dưới dạng hỗn số, số thập phân, số phần trăm.
𝑚 𝑚
của số 𝑏 là 𝑏. ( m, n  Z, n  0 )
𝑛 𝑛

II. Bài toán.


Bài 1. Tìm
2 2 −11 1 7 3
a) 3 của 8,7 b) 7 của c) 2 3 của 5,1 d) 2 11 của 6 5
6

Bài 2.Tìm
4 1 3
a) của 60 b) 0,25của 16 c) 4 2 của 5 4
5
Bài 3.Tìm:
1 1 1
a) 5 của 22500đồng b) của 328 mét; c) của 321 tấn
4 3
1 3 5
d) của 126,4 km e) của 76 ki-lo-mét; g) 8 của 96 tấn
8 4
Bài 4.Tìm:
5 4 5
a) 6 của 96 kg; b) của 5400 cm ; c) 7 của 189 cm;
9
1 5 5
d) của 451m ; e) 11 của 451m g) 9 của 738 kg;
11
Bài 5.Tính nhanh:
a) 260% của 25; b) 23,6% của 50;

c) 47% của 20; d) 240% của 12,5.


Bài 6.Có bao nhiêu phút trong:
3 5 7
a) 5 giờ; b) giờ c) giờ.
12 15
Dạng 2. BÀI TOÁN DẪN ĐẾN TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC
I. Phương pháp giải.
Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài toán, ta phải tìm giá trị phân số của một số cho trước trong
bài, từ đó hoàn chỉnh lời giải của bài toán.
II. Bài toán.
3
Bài 1. Tuấn có 21 viên bi. Tuấn cho Dũng 7 số bi của mình. Hỏi:

a) Dũng được Tuấn cho bao nhiêu viên bi?


b) Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi?
3
Bài 2. Một quả cam nặng 325g. Hỏi 5 quả cam nặng bao nhiêu?
3
Bài 3. Một quả cam nặng 300g. Hỏi 4 quả cam nặng bao nhiêu ?

Bài 4. Đoạn đường Hà Nôi - Hải Phòng dài 102 km. Một xe lửa xuất phát từ xuất phát từ Hà Nội đã đi
3
được5 quãng đường. Hỏi xe lửa còn cách Hải Phòng bao nhiêu ki – lô – mét.

Bài 5. Trên đĩa có 25 quả táo. Mai ăn 20% số táo. Lan ăn tiếp 25% số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn
mấy quả táo?
4
Bài 6: Trên đĩa có 24 quả táo. Hạnh ăn 25% quả táo, Hoàng ăn 9 số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn mấy
quả táo.
Bài 7. Nguyên liệu để muối dưa cải gồm rau cải, hành tươi, đường và muối. Khối lượng hành, đường
1 3
và muối theo thứ tự bằng5%, 1000 , 40 khối lượng rau cải. Vậy nếu muối 2 kg rau cải cần bao nhiêu
kilogam hành, đường và muối?
Bài 8. Bố Lan gửi tiết kiệm 1 triệu đồng tại một ngận hàng theo thể thức “ có kỳ hạn 12 tháng” với lãi
suất 0,58%một tháng (tiền lãi mỗi tháng bằng 0,58%số tiền gửi ban đầu và sau 12 tháng mới được lấy
lãi), Hỏi hết thời hạn 12 tháng, bố bạn Lan lấy ra cả vốn lẫn lãi được bao nhiêu?
1
Bài 9. Một ô tô đã đi 110 km trong 3 giờ. Trong giờ thứ nhất, xe đi được 3 quãng đường. Trong giờ
2
thứ hai, xe đi được 5 quãng đường còn lại. Hỏi trong giờ thứ ba xe đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
1
Bài 10. Một ô tô đã đi 120 km trong ba giờ . Giờ thứ nhất xe đi được quãng đường. Giớ thứ hai xe đi
3
được 40% quãng đường còn lại. Hỏi trong giờ thứ ba xe đi được bao nhiêu kilômét?
Bài 11. Một chai sữa có 400 g sữa. Trong sữa có 4,5% bơ. Tính lượng bơ trong chai sữa.
3
Bài 12. Trong thùng có 60 lít xăng. Người ta lấy ra lần thứ nhất 10 và lần thứ hai 40% số lít xăng đó.
Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít xăng ?
4
Bài 13. Một đám đất hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài bằng 3 chiều rộng. Người ta để
7 0
diện tích đám đất đó trồng cây, 30 0diện tích còn lại đó để đào ao thả cá. Hỏi diện tích ao bằng bao
12
nhiêu phần trăm diện tích cả đám đất
8
Bài 14. Một cuộn dây dài 150 m. Lần thứ nhất người bán hàng cắt đi 15cuộn dây, lần thứ hai cắt tiếp
5
phần còn lại. Hỏi sau hai lần cắt thì phần dây còn lại là bao nhiêu?
14

2
Bài 15. Một lớp học có 30 học sinh trong đó 5 là gái. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh là trai?
5
Bài 16. Một trường học có 1200 học sinh. Số học sinh có học lực trung bình chiếm 8 tổng số; số học
1
sinh khá chiếm 3 tổng số; còn lại là học sinh giỏi. Tính số học sinh giỏi của trường này?
1
Bài 17. Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó số học sinh giỏi bằng 9 số học sinh cả lớp, số học sinh khá
bằng 20% số học sinh cả lớp, còn lại là số học sinh trung bình. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình
của lớp 6A.
Bài 18: Khối 6 của một trường THCS có ba lớp gồm 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A chiếm 35% số
20
học sinh của khối. Số học sinh lớp 6B bằng 21 số học sinh lớp 6A, còn lại là học sinh lớp 6C. Tính số
học sinh mỗi lớp.
1
Bài 19: Lớp 6B có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 6số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng
25% số học sinh cả lớp, còn lại là học sinh khá. Tính số học sinh khá của lớp .
Bài 20: Ba lớp 6 của một trường THCS có 120 học sinh . Số học sinh lớp 6A chiếm 35% số học sinh
3
của khối. Số học sinh lớp 6C chiếm 10 số học sinh của khối, còn lại là học sinh lớp 6B . Tính số học
sinh lớp 6B.
7
Bài 21. Một lớp có 45 học sinh. Số học sinh trung bình bằng số học sinh cả lớp. Số học sinh khá
15
5
bằng số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi?
8
1
Bài 21. Một lớp có 45 học sinh. Khi giáo viên trả bài kiểm tra, số bài đạt điểm giỏi bằng 3 tổng số bài.
9
Số bài đạt điểm khá bằng 10 số bài còn lại. Tính số bài đạt điểm trung bình.(Giả sử không có bài điểm
yếu và kém).
1
Bài 22. Lớp 6B có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 6 số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng
300% số học sinh giỏi, còn lại là học sinh khá. Tính số học sinh mỗi loại.
1
Bài 23. Một lớp có 40 học sinh gồm 3 loại: giỏi, khá, trung bình. Số học sinh giỏi chiếm 5 số học sinh
3
cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 8 số học sinh còn lại. Tính số học sinh mỗi loại.
1
Bài 24. Một lớp học có 30 học sinh gồm 3 loại: khá, trung bình, yếu. Số học sinh khá chiếm 15 số học
4
sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 7 số học sinh còn lại. Tính số học sinh mỗi loại của lớp.

Bài 25. Một khối 6 có 270 học sinh bao gồm ba loại: Giỏi, Khá và Trung bình. Số học sinh trung bình
7 5
chiếm 15 số học sinh cả khối, số học sinh khá bằng 8 số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của
khối 6 đó
3
Bài 26. Học sinh lớp 6A trồng được 56 cây trong ba ngày. Ngày thứ nhất trồng được 8 số cây. Ngày
4
thứ hai trồng được 7 số cây còn lại. Tính số cây học sinh 6A trồng được trong ngày thứ ba.
2
Bài 27. Lớp 6C có 45 học sinh, trong đó có5 số học sinh thích bóng đá, 60% số học sinh thích đá cầu.
Tính số học sinh thích bóng đá, đá cầu.
CHỦ ĐỀ 6.3.2: TÌM MỘT SỐ BIẾT GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA NÓ
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
𝑚 𝑚
* Quy tắc: Muốn tìm một số biết 𝑛 của nó bằng a, ta tính 𝑎: 𝑛 (𝑚, 𝑛 ∈ ℕ*)

PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.


Dạng 1. Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
I. Phương pháp giải.
Muốn tìm một số biết giá trị một phân số của nó, ta chia giá trị này cho phân số. “Phân số” có thể
được viết dưới dạng hỗn số, số thập phân, số phần trăm.
II. Bài toán.
Bài 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
𝑚
Câu 1: Muốn tìm một số biết của nó bằng a ta làm thế nào?
𝑛
𝑚 𝑚 𝑛
A. Lấy 𝑎: B. Lấy 𝑎. C. Lấy 𝑎: D. Không tìm được
𝑛 𝑛 𝑚
2
Câu 2: Tìm một số biết 3 của nó bằng 72. Số đó là:
1 1
A. 48 B. 108 C. 108 D. 71 3
3
Câu 3: Tìm một số biết 1 của nó bằng 35. Số đó là:
4
1 1
A. 20 B. 30 C. 20 D. 61 4
1
Câu 4: Tìm một số biết 2 2 của nó bằng 45. Số đó là:
1 1
A. 24 B. 54 C. 20 D. 61 4
2
Bài 2. Tìm một số biết: 3 của nó bằng 7,2

Bài 3. Tìm một số biết:


5 3
a) 7 của nó bằng 15. b) 1 7 của nó bằng −5.
Bài 4. Biết rằng 13,32. 7 = 93,24và 93,24: 3 = 31, 08. Không cần làm phép tính, hãy:
3
a) Tìm một số, biết 7 của nó bằng 13,32.
7
b) Tìm một số, biết 3 của nó bằng 31,08.
3
Bài 5. Tìm một số biết:5của nó bằng 8,1.
3
Bài 6: 4quả dưa nặng 3 kg. Hỏi quả dưa nặng bao nhiêu kilogam?
Bài 7. Tính:
1
a) 4 của 𝑥 là 76𝑚 thì 𝑥 bằng? b) 5% của 𝑥 tạ là 96 tạ thì 𝑥 bằng?

c) 0,25 của 𝑥 giờ là 1 giờ thì 𝑥 bằng? d) 3,7%của 𝑥 là 13,5thì 𝑥 bằng?


1
Bài 8. Tìm một số biết 6 của nó bằng 15?

Bài 9. Tìm 𝑥 biết 35% của 𝑥 bằng 1,25?


Bài 10. Tìm 𝑥, biết: 12,5𝑥 = 1,2 + 25%
2
Bài 11.5 số bi của Lâm là 30 viên. Hỏi Lâm có bao nhiêu viên bi?
5 1
Bài 12.8 kho hàng có 1250𝑘𝑔 hàng. Hỏi 4 kho hàng có bao nhiêu kg hàng?
1
Bài 13. Nam năm nay 10 tuổi bằng 7số tuổi của bà hiện nay. Hỏi bà năm nay bao nhiêu tuổi?
5
Bài 14. Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng là 12,5𝑚. Chiều rộng bằng 11 chiều dài. Tính diện
tích miếng đất.
3 2
Bài 15. Tìm một số biết 7 của số đó bằng 5 của −420.
3
Bài 16. Tìm một số biết 0,5của số đó bằng 7 của 420.

Dạng 2. Bài toán dẫn đến tìm một số biết giá trị một phân số của nó
I. Phương pháp giải.
Căn cứ vào đề bài, ta chuyển bài toán về tìm một số biết giá trị một phân số của nó, từ đó tìm được lời
giải bài toán đã cho.
II. Bài toán.

Bài 1: Một lớp có 25% học sinh giỏi, 55% học sinh khá còn lại là học sinh trung bình. Tính số học
sinh của lớp đó biết số học sinh trung bình là 5 bạn?

Bài 2: Một nông trại nuôi bò và trâu, số bò có 195 con và chiếm 65% tổng số trâu bò. Hỏi số trâu của
nông trại là bao nhiêu con?

Bài 3: Một người mua 6 quyển sách cùng loại, vì được giảm giá 10% theo giá bìa nên chỉ phải trả
218700 đồng. Hỏi giá bìa mỗi quyển sách là bao nhiêu?

Bài 4: Tính tuổi hai anh em biết 62,5% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 2 tuổi và 50% tuổi anh hơn
37,5% tuổi em là 7 tuổi.

Bài 5. Trong sữa có 4,5%bơ. Tính lượng sữa trong một chai, biết rằng lượng bơ trong chai sữa này là
18𝑔.
Bài 6. Trong đậu đen nấu chín, tỉ lệ chất đạm chiếm 24%. Tính số kilôgam đậu đen đã nấu chín để có
1,2𝑘𝑔chất đạm.
1
Bài 7. Đố: Đố em tìm được một số mà một nửa số đó bằng 3?
Bài 8. 75% của một mảnh vải dài 3,75𝑚. Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu mét?
Bài 9 . Để làm món “Dừa kho thịt”, ta cần có cùi dừa (cơm dừa), thịt ba chỉ, đường, nước mắm,muối.
2
Lượng thịt ba chỉ và lượng đường theo thứ tự bằng 3và 5% lượng cùi dừa. Nếu có 0,8kg thịt ba chỉ thì
phải cầnbao nhiêu ki lô gam cùi dừa, bao nhiêu ki lô gam đường?
5
Bài 10 . Một xí nghiệp đã thực hiện 9kế hoạch, còn phải làm tiếp 560 sản phẩm nữa mới hoàn thành
kế hoạch. Tính số sản phẩm xí nghiệp được giao theo kế hoạch?
Bài 11. Đố (Theo một bài toán của Xem Lôi – đơ (Sam Loyd)): Trong hình 11, cân đang ở vị trí thăng
bằng. Đố em viên gạch nặng bao nhiêu ki lô gam ?

Lời giải
3 3 1 3
1viên gạch ứng với 4viên gạch và 4 kg nên 4viên gạch nặng 4kg.
3 1
Viên gạch nặng số kg là4 : 4 = 3 (kg)
3
Bài 12.Một cửa hàng bán một số mét vải trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bán 5số mét vải. Ngày thứ hai
2
bán 7số métvải còn lại. Ngày thứ ba bán nốt 40 mét vải. Tính tổng số mét vải của hàng đã bán.
1
Bài 13.Khối 6 của một trường THCS có ba lớp gồm 120 học sinh. Số học sinh lớp 6𝐴 bằng 2tổng
số học sinh hai lớp 6𝐵 và 6𝐶. Lớp 6𝐵 có ít hơn lớp 6𝐶 là 6 học sinh. Tính số học sinh mỗi lớp.
1 1
Bài 14. (Bài toán cổ A-Rập). Tìm một số sao cho tổng 3và 4của số đó bằng 21.
2 1
Bài 15. (Bài toán cổ Ai Cập). Tìm một số biết rằng nếu thêm vào số đó 3của nó rồi trừ đi 3tổng vừa
nhận được thì ta được 10.
Bài 16. Bài toán từ cuốn sách ” Số học: của Mat-nhit-xki (Nga). Một người hỏi thầy giáo: ” Lớp
của thầy có bao nhiêu họctrò”? , thầy đáp: “Nếu thêm vào cả số học trò tôi có, rồi lại thêm nửa số học
1
trò của tôi, rồi thêm 4 số học tròvà cả con trai của ông nữa vào thì sẽ là 100 người. Hỏi thầy có bao
nhiêu học trò?
1
Bài 17. Số học sinh vắng mặt bằng 14số học sinh có mặt tại lớp. Nếu hai học sinh ra khỏi lớp thìsố
1
vắng mặt bằng 8số có mặt. Hỏi lớp ấy có tất cả bao nhiêu học sinh?
1
Bài 18. Bốn bạn góp tiền mua chung một chiếc máy tính bỏ túi. Bạn An góp 2tổng số tiền góp của ba
1 1
bạn khác, bạnBình góp 3tổng số tiền góp của ba bạn khác; bạn Cường góp 4tổng số tiền góp của ba bạn
khác; còn bạnDũng thì góp 15600đồng. Hỏi giá tiền chiếc máy tính bỏ túi và số tiền của mỗi người.
4
Bài 19. Số học sinh lớp 6𝐴 bằng 5số học sinh lớp 6𝐵. Nếu chuyển 6 bạn ở lớp 6𝐵 sang lớp 6𝐴 thìsố
14
học sinh lớp 6𝐴 bằng 13số học sinh lớp 6𝐵. Tính số học sinh lúc đầu ở mỗi lớp ?
3
Bài 20. Một người mang đi bán một sọt cam. Sau khi bán 7số cam và 2 quả thì số cam còn lại là
30 quả. Tính số camngười ấy mang đi bán.

3
Bài 21. Một người mang một rổ cam đi bán. Sau khi bán 7 số cam và 5 quả thì còn lại 31 quả. Tính số
cam mang đi bán?
Bài 22. Ba tổ học sinh trồng 179 cây xung quanh vườn trường. Số cây tổ một trồng được so với tổ hai
6 7
bằng 11. Số cây của tổ một trồng được so với số cây của tổ ba bằng 10. Hỏi mỗi tổ trồng được bao
nhiêu cây?
2
Bài 23. Các phường 1,2,3có 24000 dân. Tính số dân của mỗi phường biết 3 số dân ở phường 1 bằng
50%số dân ở phường 2 và bằng 0,4số dân ở phường 3.
Dạng 3. Sử dụng máy tính bỏ túi để tìm một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của nó
I.Phương pháp giải.
Tìm số 𝑥 biết 𝑝% của nó bằng 𝑎, 𝑥 = 𝑎: 𝑝%
Sử dụng máy tính bỏ túi để làm phép tính trên.
II.Bài toán.
Bài 1. Sử dụng máy tính bỏ túi:

Vậy số phải tìm là 30.


Hãy dùng máy tính bỏ túi, kiểm tra lại đáp số của các bài tập sau:
Giải

Bài 2. Dùng máy tính bỏ túi để tính:


a) Tìm một số biết 80% của số đó bằng 100.

b) Tỉ lệ chất bột trong ngô là 63%. Muốn có 17kg chất bột, cần có bao nhiêu ki-lo-gam ngô?
c) 82%của một số là 287. Tìm số đó.

Dạng 4. Tìm số chưa biết trong một tổng, một hiệu.


I. Phương pháp giải.
Căn cứ vào quan hệ giữa số chưa biết và các số đã biết trong phép cộng, phép trừ để tìm số chưa biết.
II.Bài toán.
Bài 1. Tìm 𝑥, biết:
2 2 1 2 1 3
a)2 3 . 𝑥 + 8 3 = 3 3 b) 3 7 . 𝑥 − 8 = 2 4.
Bài 2. Tìm 𝑥, biết:
2 1 1 3 1 9
a) 3 . 𝑥 + 5 = 11 b) 2 . 𝑥 − = 1
3 2 6 5 7 35

Bài 3. Tìm 𝑥, biết:

4 2 1 4 1
a) (2 5 . 𝑥 + 50) : 3 = −51 b) (4 2 − 2𝑥) . 1 61 = 6 2.

4 2 2 7
Bài 4. Tìm 𝑥, biết: 3,2. 𝑥 − (5 + 3) : 3 3 = 20
SH6.CHUYÊN ĐỀ 7.1 TÍNH TOÁN VỚI SỐ THẬP PHÂN

PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

1) Cộng, trừ hai số thập phân:


Để thực hiện các phép tính cộng và trừ các số thập phân, ta áp dụng các quy tắc dấu như khi thực hiện
các phép tính cộng và trừ các số nguyên.
-Muốn cộng hai số thập phân âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
-Muốn cộng hai số thập phân trái dấu, ta làm như sau:
+ Nếu số dương lớn hơn hay bằng số đối của số âm thì lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
+ Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ
(-) trước kết quả.
-Muốn trừ số thập phân a cho số thập phân b, ta cộng a với số đối của b.
2) Nhân, chia hai số thập phân:
-Muốn nhân hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân ta làm như sau:

+ Bỏ dấu phẩy rồi nhân như nhân hai số tự nhiên.

+ Đếm xem trong phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy
tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số từ phải sang trái.

-Muốn chia hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân ta làm như sau:

+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang
bên phải bấy nhiêu chữ số.

+Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số thập phân cho số tự nhiên.

3) Nhân, chia hai số thập phân có dấu bất kì


Để thực hiện các phép tính nhân và chia số thập phân, ta áp dụng các quy tắc về dấu như đối với số
nguyên để đưa bài toán nhân hoặc chia hai số thập phân dương với lưu ý như sau:
-Tích và thương của hai số thập phân cùng dấu luôn là một số dương.
-Tích và thương của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm.
-Khi nhân hoặc chia hai số thập phân cùng âm ta nhân hoặc chia hai số đối của chúng.
-Khi nhân hoặc chia hai số thập phân khác dấu, ta chỉ thực hiện phép nhân hoặc chia giữa số dương và
số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (-) trước kết quả nhận được.
4) Tính chất của các phép tính với số thập phân:
Giống như các phép tính với số nguyên và phân số, các phép tính với số thập phân cũng có đầy đủ các
tính chất như:
-Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
-Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
-Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
-Chia hai số cùng dấu: (−𝑎): (−𝑏) = 𝑎: 𝑏 với a, b > 0.

-Chia hai số khác dấu: (−𝑎): 𝑏 = 𝑎: (−𝑏) = −(𝑎: 𝑏) với a, b > 0.

PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.

Dạng 1. Tính toán cộng, trừ, nhân, chia thông thường:

I.Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc như đã nêu trong phần lý thuyết.

II.Bài toán.

Bài 1.Đặt tính rồi tính:

𝑎)312,42 + 18,538 + 108,3 𝑏)205,3 + 179,35 + 217,002

𝑐)531,07 − 218,045 𝑑)85,051 − 9,7

𝑒)605,15  ×  32,7 𝑓)2764,056: 12,72

Bài 2. Tính:

𝑎)(−0,346) + (−12,78) 𝑏)24,716 − 327,5

𝑐)(−4,125). (−2,14) 𝑑)2,72. (−3,25)

𝑒)6,24: 0,125 𝑓)(−14,3): (−2,5) 𝑔)(−14,3): 2,5

Bài 3. Nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Cực là −3,4°C, ở Nam Cực là−49,3°C. Cho biết nhiệt độ trung
bình năm ở nơi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu độ C?

Bài 4.Mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe máy là 1,6 lít trên 100 kilômét. Giá một lít xăng E5
RON 92-II ngày 20-10-2020 là 14 260 đồng. Một người đi xe máy đó trên quãng đường 100 km thì sẽ
hết bao nhiêu tiền xăng?

Bài 5. Tính diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm.

Bài 6. Tài khoản vay ngân hàng của một chủ xưởng gỗ có số dư – 1,252 tỉ đồng. Sau khi chủ xưởng trả
được một nửa khoản vay thì số dư trong tài khoản là bao nhiêu tỉ đồng?

Bài 7. a) Mua 4m vải phải trả 60 000 đồng. Hỏi mua 8,8m vải cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?
b) Mỗi chai nước ngọt chứa 0,75l và mỗi lít nước ngọt nặng 1,1kg.Biết rằng mỗi vỏ chai nặng 0,25kg.
Hỏi 210 chai nước ngọt cân nặng bao nhiêu kg?

Dạng 2. Tính giá trị biểu thức:

I.Phương pháp giải:

Áp dụng các tính chất như đã nêu trong phần lý thuyết.

II.Bài toán.

Bài 1.Tính giá trị biểu thức sau:


𝑎)(33,7 − 31,5) + (57,6 − 55,4) 𝑏)(85,5 + 4,5) − (12,02 +
7,98)𝑐)(15,25 + 3,75). 4 + (20,71 + 5,29). 5 𝑑)(34,72 + 32,28): 5 −
(57,25 − 36,05): 2
Bài 2: Tính nhanh gía trị của biểu thức:
𝑎)7,2.111 + 3,6.2𝑥890 + 1,8.4.999 𝑏)1999,1999 + 2001,2001
Bài 3:Tính giá trị các biểu thức sau một cách hợp lí:
𝑎)𝐴 = 41,54 − 3,18 + 23,17 + 8,46 − 5,82 − 3,17
𝑏)𝐵 = 123,8 − 34,15 − 12,49 − (5,85 − 2,49) + 10,2
𝑐)𝐶 = 32,18 + 36,42 + 13,93 − (2,18 + 6,42 + 3,93)
𝑑)𝐷 = 49,358 − 32,16 + 39,452 − 9,358 + 2,16 + 0,548
𝑒)𝐸 = 172,56 − 35,32 − 72,56 + 4,37 − (5,37 − 5,32)
𝑓)𝐹 = 3. (32,1 − 6,32) + 7.32,1 + 3.0,32
Dạng 3. Tìm X:
I.Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc như đã nêu trong phần lý thuyết.

II.Bài toán.

Bài 1: Tìm X:

𝑎)6,4. 𝑋 = 6,4 𝑏)7,8. 𝑋 = 6,2.7,8

𝑐)0,65. 𝑋 = 0,65.0,1 𝑑)8,4. 𝑋 + 1,6. 𝑋 = 10

10
𝑋= =1
10

Bài 2: Tìm X:
𝑎)𝑋 + 3,12 = 14,6 − 8,5 𝑏)𝑋 − 5,14 = (15,7 + 2,3). 2𝑐)31,5 −
𝑋 = (18,6 − 12,3): 3 𝑑)𝑋. 12,5 = (32,6 − 10,4). 5𝑒)𝑋: 2,2 =
(28,7 − 13,5). 2 𝑓)216,4: 𝑋 = (5,24 + 4,76): 2

Bài 3: Tìm số tự nhiên x lớn nhất thỏa mãn:11,209 + 𝑥 < 16,0459

Bài 4: Tìm X:

1)7,2: 2,4. 𝑋 = 4,5 2)9,15. 𝑋 + 2,85. 𝑋 = 48

3)(15.28 − 𝑋): 0,4 = 200: 0,4 4)123: 𝑋 − 0,45: 𝑋 = 1,55)(𝑋. 0,25 +


2020). 2021 = (50 + 2020). 2021 6)4,25. (𝑋 + 41,53) − 125 = 53,57)53,2: (𝑋 − 3,5) +
45,8 = 99
HH6.CHUYÊN ĐỀ 8 – NHỮNG HÌNH HỌC CƠ BẢN.
Chủ đề 8.1: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia.

PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.


1. Điểm, đường thẳng là các hình học không được định nghĩa. Hình ảnh của điểm: một dấu chấm
nhỏ; Hình ảnh của đường thẳng: một tia sáng.
2. Vị trí của điểm và đường thẳng. M
m
• Điểm A thuộc đường thẳng m, kí hiệu 𝐴 ∈ 𝑚. A
• Điểm M không thuộc đường thẳng m, kí hiệu 𝑀 ∈ 𝑚.
3. Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. Ba điểm không thẳng hàng khi
chúng không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào.
4. Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
5. Nếu có một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ba điểm đó thẳng hàng.
6. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chua ra bởi O lầ một tia gốc O. Khi đọc (hay
viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước.
Ví dụ: Tia Ox . O x

7. Hai tia chung gốc 𝑂𝑥và 𝑂𝑦tạo thành đường thẳng 𝑥𝑦gọi là hai tia đối nhau. Mỗi điểm trên
đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. x y
Ví dụ: Hai tia 𝑂𝑥và 𝑂𝑦là hai tia đối nhau. O
8. Nếu điểm M thuộc tia 𝑂𝑥 (M khác O) thì hai tia 𝑂𝑥 và 𝑂𝑚trùng nhau.
x
O
M
9. Xét 3 điểm A, O, B

A O B

Nếu hai tia OA, OB đối nhau thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B.Ngược lại, nếu O nằm giữa A
và B:
Hai tia OA, OB đối nhau.
Hai tia AO, AB trùng nhau; Hai tia BO, BA trùng nhau.
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1: Nhận biết điểm thuộc đường thẳng và đường thẳng đi qua điểm.
I. Phương pháp giải.
- Xét xem trên đường thẳng có những điểm nào thì điểm ấy thuộc đường thẳng và đường thẳng đi qua
những điểm ấy.
II.Bài toán.
Bài 1: Xem hình bên và trả lời các câu hỏi sau:
a) Điểm A thuộc những đường thẳng nào?

1
b) Điểm B thuộc những đường thẳng nào? Viết câu trả lời m n

p
bằng ngôn ngữ thông thường và bằng kí hiệu. B

c) Những đường thẳng nào đi qua điểm B? Những A


C q

đường thẳng nào đi qua điểm C? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
c) Điểm D nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
Type equation here. (2)
(3)

Bài 2: Cho hình vẽ bên có 3 đường thẳng được đánh


số (1); (2); (3) và 2 điểm A; B. Hãy xác định đường thẳng nào (1)
A
là đường thẳng a; b; c biết rằng: B

a) Đường thẳng a không đi qua điểm A và cũng không đi qua điểm B.


b) Đường thẳng b không đi qua điểm A.
c) Đường thẳng C không đi qua điểm B.
Bài 3: Ở hình bên có 3 điểm và 2 đường thẳng chưa được đặt tên.

Hãy điền các chữ cái A, B, C và a, b vào đúng vị trí trong hình biết rằng:
a) Điểm A không nằm trên đường thẳng nào;
b) Điểm B chỉ nằm trên một đường thẳng;
c) Đường thẳng a không đi qua điểm B.

Bài 4: Xem hình bên rồi chọn kí hiệu ∈; ∉hoặc các từ đi qua, không đi qua điền vào chỗ trống ... sao cho
hợp nghĩa: b

D
a) C...a; C...b;
a C O
b) D...a; D...b;
c) Đường thẳng a...D;
d) Đường thẳng b...O.
Bài 5: Xem hình bên với đường thẳng a, b, c, d và
a Q
4 điểm M, N, P, Q rồi trả lời:
P
a) Điểm nào chỉ thuộc một đường thẳng?
b M N
b) Điểm nào thuộc đúng hai đường thẳng?
c d
c) Điểm nào thuộc ba đường thẳng?
d) Đường thẳng nào chỉ đi qua một điểm?
e) Đường thẳng nào đi qua ba điểm?
Dạng 2: Vẽ điểm, vẽ đường thẳng theo một số điều kiện cho trước.
I. Phương pháp giải.
Nên vẽ đường thẳng trước rồi tùy theo điểm thuộc đường thẳng hay không thuộc đường thẳng mà vẽ
điểm sau.
II.Bài toán.
Bài 1: Vẽ ba điểm A, B, C và ba đường thẳng a, b, c.

1
Bài 2: Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:
a) Điểm C nằm trên đường thẳng a.
b) Điểm B nằm ngoài đường thẳngb.

Bài 3: Vẽ hình theo kí hiệu sau:𝐴 ∈ 𝑝; 𝐵 ∉ 𝑞.


Bài 4: Cho đường thẳng m, điểm A thuộc đường thẳng m và điểm B không thuộc m.
a) Vẽ hình và viết kí hiệu.
b) Có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m không? Hãy vẽ hai điểm như thế và kí
hiệu.
c) Có những điểm không thuộc đường thẳng m mà khác với điểm B không? Hãy vẽ hai điểm như thế
và kí hiệu. E
B
F
m A C D

Bài 5: Vẽ hai đường thẳng p, q và 3 điểm C, D, E thỏa mãn ác điều kiện sau:

a) 𝐶 ∉ 𝑝 và 𝐶 ∉ 𝑞.
b) 𝐷 ∈ 𝑝và 𝐷 ∉ 𝑞.
c) 𝐸 ∈ 𝑝 và 𝐸 ∈ 𝑞.

Bài 6: Vẽ hai đường thẳng m, n và 3 điểm G, H, I sao cho:


a) 𝐺, 𝐻 ∈ 𝑚; 𝐼 ∉ 𝑚và 𝐼 ∈ 𝑛.
b) 𝐺, 𝐻, 𝐼 ∈ 𝑚và 𝐼 ∈ 𝑛.

Bài 7: Dùng kí hiệu để ghi các diễn đạt sau đây rồi vẽ hình minh họa:
a) Điểm H và điểm I nằm trên đường thẳng m còn điểm K nằm ngoài đường thẳng m.
b) Đường thẳng n đi qua điểm A và không đi qua điểm B.
Bài 8: Vẽ đường thẳng a và các điểm A, B thuộc a.
a) Nêu cách vẽ điểm M thẳng hàng với hai điểm A và B.
b) Nêu cách vẽ điểm N không thẳng hàng với hai điểm A và B.
Bài 9: Vẽ 5 điểm C, D, E, F, G không thẳng hàng nhưng 3 điểm C, D, E thẳng hàng; ba điểm E, F, G
thẳng hàng.
Bài 10: Hãy vẽ sơ đồ trồng 16 cây thành 8 hàng, mỗi hàng 4 cây.
Bài 11: Hãy vẽ điểm O, M, N thẳng hàng sao cho mỗi điểm M, N không nằm giữa hai điểm còn lại rồi
cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Điểm O nằm giữa hai điểm M và N;
b) Hai điểm O và N nằm cùng phía đối với điểm M;
1
c) Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm O;
d) Hai điểm O và M nằm khác phía đối với điểm N.
Dạng 3: Nhận biết ba điểm thẳng hàng.
I. Phương pháp giải.
- Muốn biết ba điểm có thẳng hàng hay không thẳng hàng ta cần xem ba điểm đó có cùng thuộc một
đường thẳng hay không cùng thuộc một đường thẳng.
- Muốn vẽ 3 điểm thẳng hàng ta vẽ một đường thẳng rồi lấy 3 điểm trên một đường thẳng đó.
- Muốn vẽ 3 điểm không thẳng hàng ra vẽ một đường thẳng rồi lấy hai điểm trên đường thẳng, điểm
còn lại lấy ở ngoài đường thẳng.
II.Bài toán.
D C
Bài 1: Xem hình bên và gọi tên: B
a) Tất cả các bộ ba đểm thẳng hàng; E
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng. A
G
Bài 2: Vẽ:
a) 3 điểm M, N, P thẳng hàng;
b) 3 điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa;
c) 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng.
Bài 3: Vẽ đường thẳng a rồi lấy 4 điểm E, F, G, H nằm trên đường thẳng đó. Lấy điểm 𝑂 ∉ 𝑎.
a) Kể tên 3 điểm thẳng hàng;
b) Kể tên 3 điểm không thẳng hàng.
Dạng 4: Đường thẳng đi qua hai điểm.
I.Phương pháp giải.
Vận dụng tính chất “có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm”.
II.Bài toán.
Bài 1: Lấy 4 điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua
các cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Bài 2: Lấy 4 điểm M, N, P, Q trong đó ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm Q nằm ngoài đường thẳng
trên. Kẻ các đương thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng (phân biệt), viết tên các
đường thẳng đó.
Bài 3:
a) Tại sao không nói: “Hai điểm thẳng hàng”?
b) Cho ba điểm A, B, C trên trang giấy và một thước thẳng (không chia khoảng). Phải kiểm tra như
thế nào để biết được ba điểm đó có thẳng hàng hay không?
Bài 4: Cho trước 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng
đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng là những đường thẳng nào?

1
Bài 5: Cho trước 5 điểm M, N, P, Q, R trong đó chỉ có 3 điểm P, Q, R thẳng hàng ngoài ra không còn
3 điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng
là những đường thẳng nào?
Bài 6: Cho trước bốn điểm A, B, C, D. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao
nhiêu đường thẳng?
Dạng 5: Chứng minh nhiều điểm thẳng hàng.
I.Phương pháp giải.
- Chứng minh các điểm này thuộc hai (hay nhiều) đường thẳng mà các đường thẳng này có hai điểm
chung.
II.Bài toán.
Bài 1. Cho bốn điểm A, B, C, D sao cho C nằm giữa hai điểm A và D; điểm D nằm giữa hai điểm C và
B. Hãy chứng tỏ rằng bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng.
Bài 2. Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng; 3 điểm B, C, D thẳng hàng. Hỏi 4
điểm A, B, C, D có thẳng hàng không? Vì sao?
Bài 3. Cho 5 điểm E, F, G, H, O sao cho: Ba điểm E, F, G thẳng hàng; ba điểm F, G, H thẳng hàng; ba
điểm E, F, O không thẳng hàng.
a) Hỏi 4 điểm E, F, G, H có thẳng hàng không? Vì sao?
b) Hỏi 3 điểm E,H, O có thẳng hàng không? Vì sao?
Bài 4: Vẽ năm điểm A, B, C, D, E sao cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, ba điểm B, C, D thẳng hàng,
ba điểm B, C, E không thẳng hàng.
a) Ba điểm A, B, D có thẳng hàng hay không?
b) Kẻ các đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong 5 điểm nói trên. Kể tên các đường
thẳng trong hình vẽ (các đường thẳng trùng nhau chỉ kể một lần)
Dạng 6: Vận dụng khái niệm điểm nằm giữa, điểm nằm khác phía, nằm cùng phía.
I.Phương pháp giải.
Dựa vào nhận xét: Nếu điểm O nằm giữa hai điểm A và B thì ta có thể nói:
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm O.
- Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm O và A nằm cùng phía đối với điểm B.
II.Bài toán.
Bài 1. Xem hình và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm ..... nằm giữa hai điểm M, N.
M R N
b) Hai điểm R, N nằm ... đối với điểm M.
c) Hai điểm ... nằm khác phía đối với ...
Bài 2. Xem hình và gọi tên các điểm:
a) Nằm giữa hai điểm M và P. a
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q. M N P Q

1
c) Nằm giữa hai điểm M và Q.
Bài 3. Vẽ 4 điểm A, B,O, I thuộc đường thẳng m sao cho đồng thời thỏa mãn cả 4 điều kiện sau:
A không nằm giữa O và I (1)
O không nằm giữa B và I (2)
I không nằm giữa A và O (3)
B không nằm giữa O và I (4)
Bằng lập luận hãy chứng tỏ rằng điểm O nằm giữa hai điểm A và I; điểm I nằm giữa hai điểm O và B.
Bài 4. Hãy vẽ 3 điểm O, M, N thẳng hàng sao cho mỗi điểm M, N không nằm giữa hai điểm còn lại rồi
cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Điểm O nằm giữa hai điểm M và N;
b) Hai điểm O và N nằm cùng phía đối với điểm M;
c) Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm O;
d) Hai điểm O và M nằm khác phía đối với điểm N.
Bài 5. Vẽ 4 điểm A, B, M, N sao cho điểm A nằm giữa M và B; điểm N nằm giữa A và B.
a) Hãy cho biết điểm A còn nằm giữa hai điểm nào?
b) Tìm các điểm nằm khác phía đối với điểm A?
Bài 6. Cho 3 điểm C, D, O. Biết mỗi điểm C, D đều không nằm giữa hai điểm còn lại. Hãy nêu điều
kiện để:
- Điểm O nằm giữa hai điểm C và D;
- Điểm O không nằm nữa hai điểm C và D.
Bài 7. Cho biết điểm O nằm giữa hai điểm M và N. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hai điểm O và N nằm cùng phía đối với ...
b) Hai điểm ... nằm cùng phía đối vơí điểm N.
c) Hai điểm ... nằm khác phía đối với ...
Dạng 7. Nhận biết điểm nằm giữa hai điểm khác
I.Phương pháp giải.
- Dùng nhận xét nếu hai tia OA, OB đối nhau thì gốc O nằm giữa hai điểm A, B.
II.Bài toán.
Bài 1. Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB. Hỏi:
a) Hai điểm B, M cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?
b) Điểm M nằm giữa hai điểm A, B hay điểm B nằm giữa hai điểm A, M?
Bài 2. Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm m thuộc tia Oy. Lấy điểm N
thuộc tia Ox.
a) Viết tên hai tia đối nhau gốc O.
b) Trong ba điểm M, O, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Bài 3. Cho hai tia đối nhau AB và AC.
a) Gọi M là một điểm thuộc tia AB. Trong ba điểm M, A, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

1
b) Gọi N là một điểm thuộc tia AC. Trong ba điểm N, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Bài 4. Cho điểm O nằm giữa hai điểm A và B; điểm M nằm giữa hai điểm A và O; điểm N nằm giữa
hai điểm B và O.
a) Nêu tên các tia trùng nhau gốc O.
b) Chứng tỏ rằng điểm O nằm giữa hai điểm M và N.
Bài 5. Cho điểm O nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm O và B.
a) Kể tên hai tia trùng nhau gốc O.
b) Tại sao có thể khẳng định điểm O nằm giữa hai điểm A và C?
Bài 6. Vẽ điểm D và E sao cho D nằm giữ C và E còn E nằm giữa D và F.
a) Vì sao có thể khẳng định 4 điểm C, D, E, F thẳng hàng.
b) Kể tên hai tia trùng nhau gốc E.
c) Vì sao có thể khẳng định điểm E nằm giữa C và F.

1
HH6. CHUYÊN ĐỀ 8 -ĐOẠN THẰNG. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Nhận biết đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
Biết số đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng trên tia.
Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI
Dạng 1. Nhận biết đoạn thẳng.
I. Phương pháp giải:

Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
II. Bài toán
Bài 1. Trên đường thẳng a lấy4điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 phân biệt. Hỏi có mấy đoạn thẳng? Hãy gọi tên các
đoạn thẳng ấy?
Bài 2. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình dưới đây:
Lời giải

L
N
P
Bài 3. Với 4 điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷như hình vẽ, em hãy kể tên các đoạn thẳng có đầu mút là:
a. Hai trong ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶.
b. Hai trong 4 điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷.
Lời giải
a) Các đoạn thẳng là: 𝐴𝐵, 𝐴𝐶, 𝐵𝐶
Các đoạn thẳng là: 𝐴𝐵, 𝐴𝐶, 𝐴𝐷, 𝐵𝐶, 𝐵𝐷
A
Bài 4. Hãy đọc tên tất cả các đoạn thẳng trong hình vẽ dưới đây:

Dạng 2. So sánh đoạn thẳng C


I.Phương pháp giải: Để so sánh hai đoạn thẳng, ta thường làm như sau:

Bước 1. Đo độ dài của mỗi đoạn thẳng;

Page 1
Bước 2.So sánh độ dài của các đoạn thẳng đó.
II. Bài toán
Bài 1. Cho các đoạn thẳng ở hình vẽ dưới đây:
a. Hãy đo độ dài các đoạn thẳng ở hình vẽ trên.
B
b. So sánh hai độ dài của hai đoạn thẳng ABvà D
CD; 𝐴𝐵và EF.

A F
E C

Bài 2. Cho hình vẽ bên: Hãy đo các đoạn thẳng AB,BC,DE,EF,AFrồi sắp xếp độ dài đoạn thẳng theo thứ
tự tăng dần.
B
D
C
A

Bài 3. Cho ba điểm 𝐵, 𝐶, 𝐷cùng nằm trên một đường thẳng như hình vẽ . Biết 𝐵𝐷 = 5𝑐𝑚, 𝐶𝐷 =
2𝑐𝑚. Tính độ dài đoạn thẳng 𝐵𝐶.

B C D
Bài 4.Dùng compa vẽ đường tròn tâm𝑂 có bán kính 2cm.Gọi 𝑀 và 𝑁là hai điểm tùy ý trên đường
tròn đó.Hai đoạn thẳng 𝑂𝑀và 𝑂𝑁 có bằng nhau không ?
Bài 5.

M N P

a. Đo độ dài các đoạn thẳng : 𝑀𝑁, 𝑁𝑃, 𝑀𝑃


b. Điền độ dài các đoạn thẳng vào chỗ chấm (. . . ): 𝑀𝑁 + 𝑁𝑃 =. . . . . . .., 𝑀𝑃 =. . . . . . ..
c. So sánh 𝑀𝑁 + 𝑁𝑃với 𝑀𝑃. Nêu nhận xét.
Dạng 3. Vẽ đoạn thẳng trên tia
I.Phương pháp giải
Cho tia Ox, vẽ điểm 𝐴 trên tia Ox sao cho 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚.

4 cm

O A x Page 2
+ Trên tia Ox, ta luôn vẽ được một điểm 𝑀 sao cho 𝑂𝑀 = 𝑎(𝑐𝑚).
Cho tia Ox, trên tia Ox vẽ hai điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 3𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 5𝑐𝑚.

3 cm

O A B x
4 cm

Có nhận xét gì về vị trí của điểm 𝐴 so với điểm O và 𝐵.

+ Trên cùng một tia Ox, vẽ hai điểm 𝐴 và 𝐵, nếu 𝑂𝐴 < 𝑂𝐵 thì điểm 𝐴 nằm giữa hai điểm 𝑂và 𝐵.
+ Trên cùng một tia Ox, vẽ ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 nếu 𝑂𝐴 < 𝑂𝐵 < 𝑂𝐶 thì 𝐵 nằm giữa 𝐴 và 𝐶.
II.Bài toán.
Bài 1. Trên tia Ox, vẽ hai điểm 𝑀 và 𝑁 sao cho 𝑂𝑀 = 2𝑐𝑚, 𝑂𝑁 = 4𝑐𝑚.
a. Trong ba điểm 𝑂, 𝑀, 𝑁 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b. Tính độ dài đoạn 𝑀𝑁. 4 cm

O M N x
2 cm

Bài 2. Trên tia Ox, vẽ ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 sao cho 𝑂𝐴 = 3𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 5𝑐𝑚 và 𝑂𝐶 = 6𝑐𝑚.
a. Trong ba điểm 𝑂, 𝐵, 𝐶 điểm nào nằm giữa ba điểm còn lại.
b. Trong ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
c. Tính độ dài đoạn 𝐴𝐵 và độ dài đoạn 𝐵𝐶.
5 cm

3 cm
x
O A B C

6 cm
Bài 3. Trên tia Ax lấy hai điểm 𝐵 và 𝐶 sao cho 𝐴𝐵 = 3𝑐𝑚, 𝐴𝐶 = 4𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝐵𝐶.
b. Vẽ tia Ay là tia đối của tia Ax, trên tia Ay lấy điểm 𝐷 sao cho 𝐴𝐷 = 3𝑐𝑚. Tính 𝐵𝐷 và 𝐶𝐷.
4 cm
3 cm
3 cm
y x

D A B C

Bài 4. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 5𝑐𝑚. Trên đoạn 𝐴𝐵 lấy điểm 𝐶 sao cho 𝐴𝐶 = 3𝑐𝑚.

Page 3
a. Tính 𝐵𝐶.
b. Lấy điểm 𝐷 thuộc tia đối của tia 𝐵𝐶 sao cho 𝐵𝐷 = 2𝑐𝑚. So sánh độ dài 𝐶𝐷 và 𝐴𝐵.
5cm
2cm

A C B điểm 𝐴Dvà 𝐵 sao cho


Bài 5. Cho đường thẳng 𝑥𝑦. Điểm 𝑂 thuộc đường thẳng 3cm
𝑥𝑦. Trên tia 𝑂𝑦 lấy hai
𝑂𝐴 = 3𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 5𝑐𝑚.
a. Tính đoạn thẳng 𝐴𝐵.
b. Lấy 𝐶 điểm thuộc tia Ox sao cho 𝐴𝐶 = 6𝑐𝑚. Chứng minh 𝑂𝐴 = 𝑂𝐶.

5cm

3cm

y B A O C x

6cm
Bài 6. Lấy điểm 𝑂 thuộc đường thẳng 𝑥𝑦. Trên tia Ox lấy điểm 𝐴 sao cho 𝑂𝐴 = 3𝑐𝑚. Trên tia lấy
𝑂𝑦 điểm 𝐵 sao cho 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚.
a. Kể tên các tia đối nhau gốc 𝐴.
b. Tính độ dài đoạn 𝑂𝐵.
c. So sánh độ dài đoạn 𝑂𝐴, 𝑂𝐵 có bằng nhau không?

6cm

y A x
B O
3cm
Bài 7. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 4𝑐𝑚, Lấy điểm 𝐶 trên đoạn 𝐴𝐵 sao cho 𝐴𝐶 = 1𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝐵𝐶.
b. Trên tia đối của tia 𝐴𝐵 lấy điểm 𝐷 sao cho 𝐴𝐷 = 1𝑐𝑚. Tính độ dài đoàn 𝐵𝐷.

1cm 1cm

D A C B

4cm
Bài 8. Cho đoạn thẳng 𝑀𝑁 = 4𝑐𝑚. Lấy điểm 𝑂 trên đoạn 𝑀𝑁 sao cho 𝑀𝑂 = 3𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝑂𝑁.
b. Trên tia đối của tia 𝑁𝑀, lấy điểm 𝐼 sao cho 𝑂𝐼 = 4𝑐𝑚. Tính độ dài đoạn 𝑁𝐼.
3cm 4cm

M O N I
4cm

Bài 9. Trên tia 𝑂𝑎, lấy ba điểm 𝑀, 𝑁, 𝑃 sao cho 𝑂𝑀 = 2𝑐𝑚, 𝑂𝑁 = 4𝑐𝑚 và 𝑂𝑃 = 5𝑐𝑚.
a. Tính đoạn 𝑁𝑃.

Page 4
b. Tính đoạn 𝑀𝑃.
c. Trên tia đối của tia 𝑂𝑎 lấy điểm 𝑄 sao cho 𝑂𝑄 = 2𝑐𝑚. So sánh đoạn 𝑂𝑁 và đoạn 𝑀𝑄.

4cm

2cm 2cm

Q O M N P a

5cm

Bài 10. Trên tia Ox lấy điểm 𝐴 sao cho 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚. Lấy tiếp điểm 𝐵 sao cho 𝐴𝐵 = 2𝑐𝑚.
a. Có những trường hợp nào xảy ra?
b. Tính độ dài đoạn 𝑂𝐵 trong từng trường hợp.
4cm
2cm

O A B x

4cm

O B A x
2cm
Dạng 4. Trung điểm của đoạn thẳng.
I.Phương pháp giải
Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 4𝑐𝑚. Điểm m thuộc đoạn AB sao cho 𝐴𝑀 = 𝐵𝑀 = 2𝑐𝑚.Khi đó điểm M gọi là
trung điểm của đoạn AB.

A M B

Ví dụ. Tìm trung điểm trong một số hình sau:

B B M K
M
I

A O A N

M là trung điểm của AB nếu M nằm giữa A, B và 𝐴𝑀 = 𝐵𝑀. (M nằm ở chính giữa A và B)
Dạng 4. 1. Tính độ dài đoạn thẳng liên quan tới trung điểm.
I. Phương pháp giải.
Để tính độ dài đoạn thẳng ta thường sử dụng các nhận xét sau:
- Nếu điểm 𝑀 nằm giữa hai điểm 𝐴, 𝐵 thì 𝐴𝑀 + 𝑀𝐵 = 𝐴𝐵
𝐴𝐵
- Nếu 𝑀 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵 thì 𝑀𝐴 = 𝑀𝐵 = 2
* Các ví dụ

Page 5
Ví dụ 1. Vẽ đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 7𝑐𝑚. 𝐶 là điểm nằm giữa 𝐴 và 𝐵, 𝐴𝐶 = 3𝑐𝑚. 𝑀 là trung điểm của 𝐵𝐶.
Tính 𝐵𝑀.
Ví dụ 2. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚. 𝑀 là điểm nằm giữa 𝐴 và𝐵. Gọi 𝐶, 𝐷lần lượt là trung điểm của
các đoạn thẳng 𝐴𝑀, 𝑀𝐵. Tính 𝐶𝐷
II. Bài toán.
Bài 1. Gọi 𝑀 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵. Tính độ dài hai đoạn thẳng 𝐴𝑀 và 𝑀𝐵, biết 𝐴𝐵 =
4𝑐𝑚.
Bài 2. Gọi 𝐶 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵. Tính độ dài hai đoạn thẳng 𝐴𝐶 và 𝐵𝐶, biết 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚.
Bài 3. Cho điểm 𝑂 thuộc đường thẳng 𝑥𝑦. Trên tia Oxlấy điểm 𝑀 sao cho 𝑂𝑀 = 4𝑐𝑚. Trên tia 𝑂𝑦 lấy
điểm 𝑁 sao cho 𝑂𝑁 = 2𝑐𝑚. Gọi 𝐴, 𝐵 lần lượt là trung điểm của 𝑂𝑀 và 𝑂𝑁.
a. Chứng tỏ 𝑂 nằm giữa 𝐴 và 𝐵.
b. Tính độ dài đoạn thẳng 𝐴𝐵.

y
N B O A M x
Bài 4. Cho Ox và 𝑂𝑦 là hai tia đối nhau. Trên tia Oxlấy điểm 𝐴 sao cho 𝑂𝐴 = 6𝑐𝑚. Trên tia 𝑂𝑦 lấy 𝐵
điểm sao cho 𝑂𝐵 = 3𝑐𝑚. Gọi 𝑀 và 𝑁 lần lượt là trung điểm của 𝑂𝐴 và 𝑂𝐵.
a. Trong ba điểm 𝑀, 𝑂, 𝑁 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b. Tính độ dài các đoạn thẳng 𝑂𝑀, 𝑂𝑁 và 𝑀𝑁.

x y
B N O M A
Bài 5. Trên Ox lấy hai điểm 𝐴, 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 2𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 6𝑐𝑚. Gọi 𝑀 là trung điểm của đoạn thẳng
𝑂𝐵.
a. Tính độ dài đoạn thẳng 𝐴𝐵.
b. Chứng tỏ 𝐴 nằm giữa 𝑂 và 𝑀.
c. Tính độ dài 𝐴𝑀.

O A M B x
Bài 6. Trên tia Ox, lấy hai điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚; 𝑂𝐵 = 6𝑐𝑚. Gọi 𝑀 là trung điểm của đoạn
thẳng 𝑂𝐵.
a. Tính d? dài𝐴𝐵.
b. Chứng tỏ 𝑀 nằm giữa hai điểm 𝑂 và 𝐴.
O M A B x

Dạng 4.2: Chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thằng, chứng minh đẳng thức độ
dài có liên quan.
I. Phương pháp giải.
Để chứng minh 𝑀 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵, ta thường làm như sau:
Bước 1: Chứng tỏ 𝑀 nằm giữa 𝐴 và 𝐵.
Bước 2: Chứng tỏ 𝑀𝐴 = 𝑀𝐵.
* Các ví dụ.
Ví dụ. Trên tia Ox lấy điểm 𝑀 và 𝑁 sao cho 𝑂𝑀 = 3𝑐𝑚, 𝑂𝑁 = 6𝑐𝑚 (H.30).
1. Chứng tỏ điểm 𝑀 nằm giữa hai điểm 𝑂 và 𝑁.
2. Chứng tỏ điểm 𝑀 là trung điểm của đoạn thẳng 𝑂𝑁.
II. Bài toán
Bài 1. Trên tia 𝑂𝑥 đặt 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 2𝑐𝑚. Chứng tỏ rằng 𝐵 là trung điểm của đoạn thẳng 𝑂𝐴
𝐴𝐵
Bài 2. Cho 3 điểm 𝐴, 𝑀, 𝐵 sao cho 𝐴𝑀 = 𝑀𝐵 = 2 . Chứng tỏ rằng 𝑀 là trung điểm 𝐴𝐵.
Page 6
Bài 3. Trên tia 𝑂𝑥 lấy 𝑂𝐴 = 𝑚, 𝑂𝐵 = 𝑛(𝑚 < 𝑛). 𝐶 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵. Chứng minh:
𝑂𝐴 + 𝑂𝐵 = 2𝑂𝐶
Lời giải

Bài 4. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵. 𝐶 là trung điểm của đoạn thẳng 𝐴𝐵. 𝑀 là điểm nằm giữa 𝐵 và 𝐶. Chứng tỏ:
𝑀𝐴 − 𝑀𝐵 = 2𝑀𝐶
Lời giải

𝑀𝐴 = 𝐴𝐶 + 𝑀𝐶
𝑀𝐵 = 𝐵𝐶 − 𝑀𝐶
Lại có: 𝐴𝐶 = 𝐵𝐶
Nên 𝑀𝐴 − 𝑀𝐵 = 2𝑀𝐶
Bài 5. Trên đường thẳng 𝑥𝑦 lần lượt lấy 4 điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷sao cho 𝐴𝐶 = 𝐵𝐷.
a. Chứng minh: 𝐴𝐵 = 𝐶𝐷
𝐴𝐶+𝐵𝐷
b. Gọi 𝑃, 𝑄lần lượt là trung điểm 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷. Chứng minh 𝑃𝑄 = 2
Lời giải

Bài 6. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 10𝑐𝑚 , Vẽ điểm 𝐶 thuộc đoạn 𝐴𝐵 sao cho 𝐴𝐶 = 5𝑐𝑚.
a. Trong ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b. 𝐶 có phải là trung điểm của 𝐴𝐵 không? Vì sao?
10cm

A C B
5cm
Bài 7. Vẽ tia Ox, Trên tia Oxlấy điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 5𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 10𝑐𝑚.
a. Tính đoạn 𝐴𝐵.
b. Điểm 𝐴 có là trung điểm của đoạn 𝑂𝐵 không? Vì sao?
c. Vẽ tia 𝑂𝑦 là tia đối của tia Ox. Trên tia 𝑂𝑦 lấy điểm 𝐶 sao cho 𝑂𝐶 = 4𝑐𝑚. Tính 𝐵𝐶.

4cm 5cm

y C O A B x
Bài 8. Trên tia Ox lấy hai điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 2,5𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 5𝑐𝑚.
10cm
a. 𝐴 có là trung điểm của đoạn 𝑂𝐵 không? Vì sao?
b. Trên tia đối của tia Ox, vẽ điểm 𝐶 sao cho 𝑂𝐶 = 2,5𝑐𝑚. Hỏi điểm nào là trung điểm của 𝐴𝐶?
2,5cm 2,5cm

y C O A B x
Bài 9. Trên tia Ox lấy ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 sao cho 𝑂𝐴 = 3𝑐𝑚, 𝑂𝐵 =5cm
5𝑐𝑚 và 𝑂𝐶 = 7𝑐𝑚.
a. 𝐴 có là trung điểm của đoạn 𝑂𝐵 không? Vì sao?
b. 𝐵 có là trung điểm của đoạn 𝑂𝐶 không? Vì sao?
c. Chứng minh 𝐵 là trung điểm của đoạn 𝐴𝐶.

Page 7
Bài 10. Trên tia Ax lấy hai điểm 𝐵 và 𝐶 sao cho 𝐴𝐵 = 8𝑐𝑚, 𝐴𝐶 = 6𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝐵𝐶.
b. Trên tia đối của tia 𝐶𝐵 lấy điểm 𝐸 sao cho 𝐶 là trung điểm của 𝐵𝐸. Chứng minh 𝐸 là trung điểm của
đoạn 𝐴𝐵.
6cm

A E C B
x
Bài 11. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 6𝑐𝑚. Lấy điểm 𝑀 thuộc đoạn8cm 𝐴𝐵 sao cho 𝐴𝑀 = 2𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝑀𝐵.
b. Lấy 𝐻 là trung điểm của đoạn thẳng 𝑀𝐵. Hỏi 𝑀 có là trung điểm của 𝐴𝐻 không? Vì sao?

6cm

A M H B
2cm
Bài 12. Trên tia Ox, lấy hai điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 2𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 8𝑐𝑚.
a. Tính độ dài đoạn 𝐴𝐵.
b. Gọi 𝐼 là trung điểm của 𝐴𝐵. Tính độ dài đoạn 𝑂𝐼.
8cm

O A I B x
2cm

Bài 13. Trên tia 𝑂𝑚 lấy hai điểm 𝐴 và 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 = 8𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 3𝑐𝑚.
a. Điểm 𝐵 có nằm giữa hai điểm 𝑂 và 𝐴 không? Vì sao? Tính đoạn thẳng 𝐴𝐵.
b. Trên tia đối 𝑂𝑛 của tia 𝑂𝑚, Lấy điểm 𝐶 sao cho 𝑂𝐶 = 4𝑐𝑚. Gọi 𝐷 là trung điểm của đoạn 𝑂𝐶.
Chứng minh 𝐵 là trung điểm của đoạn 𝐴𝐷.
8cm
4cm

C D O B A m
3cm
Bài 14. Trên tia Ax lấy hai điểm 𝐵 và 𝐶 sao cho 𝐴𝐵 = 3𝑐𝑚và 𝐴𝐶 = 6𝑐𝑚.
a. Điểm 𝐵 có nằm giữa hai điểm 𝐴 và 𝐶 không? Vì sao?
b. So sánh 𝐴𝐵 và 𝐵𝐶.
c. Điểm 𝐵 có là trung điểm của 𝐴𝐶 không? Vì sao?
d. Vẽ tia Ax' là tia đối của tia Ax, Trên Ax' lấy điểm 𝐷 sao cho 𝐴 là trung điểm của 𝐷𝐵. Tính độ dài
đoạn 𝐷𝐵.
6cm

D A B C x
3cm
Page 8
Bài 15. Vẽ đoạn thẳng 𝐴𝐵 = 8 𝑐𝑚, vẽ điểm 𝑀thuộc ABsao cho 𝐴𝑀 = 𝑀𝐵.

Bài 16. Xác định trung điểm của đoạn thẳng của đoạn thẳng 𝐴𝐵.
Bài 17. Hãy nêu cách xác định trung điểm của cạnh dài của bản viết trên lớp.
Bài 18. Cho đoạn thẳng 𝑃𝑄dài 12 đơn vị. Gọi 𝐸là trung điểm của đoạn thẳng 𝑃𝑄 và 𝐹là trung điểm
của đoạn thẳng 𝑃𝐸. Tính độ dài đoạn thẳng 𝐸𝐹.
Bài 19. Tính độ dài đoạn thẳng 𝐴𝐵nếu trung điểm 𝐼của nó nằm cắt mút 𝐴 một khoảng bằng 4,5cm.
Bài 20.Tính độ dài của đoạn thẳng 𝐴𝐵 nếu trung điểm 𝐼 của nó nằm cách mút 𝐴 một khoảng 4,5𝑐𝑚.
Bài 21.Cho hai điểm phân biệt 𝐴và 𝐵cùng nằm trên tia 𝑂𝑥 sao cho 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚, 𝑂𝐵 = 6𝑐𝑚. Gọi 𝑀là
trung điểm của đoạn thẳng𝐴𝐵. Tính độ dài đoạn thẳng𝑂𝑀.
Bài 22. Cho hình vẽ bên :
B C
a. Nêu cách vẽ trung điểm𝐴của đoạn thẳng 𝐵𝐶
b. Nêu cách vẽ điểm𝑀 sao cho 𝐵là trung điểm của đoạn thẳng𝐴𝑀. Em có nhận xét gì về độ dài các
đoạn thẳng𝐴𝐵, 𝐵𝑀 và𝐴𝐶.
Bài 23. Trên tia𝑂𝑥, vẽ hai điểm 𝐴, 𝐵sao cho 𝑂𝐴 = 2𝑐𝑚,𝑂𝐵 = 4𝑐𝑚.

a. Điểm 𝐴có nằm giữa hai điểm 𝑂 và 𝐵. không ?


b. So sánh 𝑂𝐴 và 𝐴𝐵.
c. Điểm𝐴có phải là trung điểm của đoạn không𝑂𝐵? Vì sao?
Bài 24. Cho đoạn thẳng 𝐶𝐷 = 8𝑐𝑚. 𝐼là điểm nằm giữa 𝐶, 𝐷. Gọi 𝑀, 𝑁lần lượt là trung điểm các đoạn
thẳng 𝐼𝐶, 𝐼𝐷. Tính độ dài đoạn thẳng 𝑀𝑁.

Bài 25. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 dài 6𝑐𝑚, 𝐶là điểm nằm giữa 𝐴, 𝐵. Gọi 𝑀là trung điểm của 𝐴𝐶 và 𝑁 là
trung điểm của𝐶𝐵. Tính 𝑀𝑁.
Bài 26. Trên một đường thẳng lấy hai điểm 𝐴, 𝐵 sao cho 𝐴𝐵 = 5,6𝑐𝑚 rồi lấy điểm 𝐶sao cho 𝐴𝐶 =
11,2𝑐𝑚và 𝐵 nằm giữa 𝐴, 𝐶. Vì sao điểm 𝐵 là trung điểm của đoạn 𝐴𝐶?

Bài 27.Trên tia 𝑂𝑥 lấy 2 điểm 𝐴 và 𝐵sao cho 𝑂𝐴 = 4𝑐𝑚; 𝑂𝐵 = 7𝑐𝑚


a. Trong ba điểm 𝑂, 𝐴, 𝐵 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b. Tính độ dài đoạn thẳng𝐴𝐵.
c. Trên tia đối của tia 𝐵𝐴 lấy điểm 𝐶sao cho 𝐵𝐶 = 3𝑐𝑚. Chứng tỏ rằng𝐵là trung điểm của đoạn
thẳng 𝐴𝐶.
Dạng 5. Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm
của đoạn thẳng.
I.Phương pháp giải:
Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đoạn
thẳng.
II. Bài toán
Page 9
Bài 1.Việt dùng thước đo độ dài đoạn thẳng 𝐴𝐵.Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt
thước để điểm𝐴trùng với vạch3cm.khi đó điểm 𝐵trùng với vạch 12𝑐𝑚. Em hãy giúp Việt tính độ dài
đoạn thẳng 𝐴𝐵.
Bài 2.Bạn Nam dùng bước chân để đo chiều dài lớp học. Sau 12 bước liên tiếp kể từ mép tường đầu
lớp thì còn khoảng nửa bước chân nữa là đến mép tường cuối lớp .Nếu mỗi bước chân của Nam dài
khoảng 0,6𝑚thì lớp học dài khoảng bao nhiêu?
Bài 3.Một cái cây đang mọc thẳng thì bị bão làm gãy phần ngọn. Người ta đo được phần ngọn bị gãy
dài 1,75𝑚và phần thân còn lại dài 3𝑚.Hỏi trước khi bị gãy, cây cao bao nhiêu mét ?
Bài 4. Giả sử có một cây gậy và muốn tìm điểm chính giữa của cây gậy đó .Em sẽ làm thế nào nếu:
a. Dùng thước đo độ dài.
b. Chỉ dùng một sợi dây đủ dài.
Bài 5. Em cùng các bạn hãy ước lượng chiều dài, chiều rộng và bề dày của cuốn sách giáo khoa Toán
6 tập hai với đơn vị đo xăng-ti-mét và mi-li-mét, sau đó dùng thước kẻ để kiểm tra lại kết quả đó.
Bài 6. Cho biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời khoảng 150000000𝑘𝑚 và khoảng cách giữa
Trái Đất và Mặt Trăng khoảng 384000𝑘𝑚. Hỏi khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì khoảng cách giữa
Mặt Trời và Mặt Trăng là bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 7. Một người muốn cắt thanh gỗ như hình dưới đây thành hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 9cm.
Em hãy cùng các bạn trao đổi với nhau cách cắt thanh gỗ.

Bài 8.Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào?

Bài 9. Vòng quay mặt trong khu vui chơi đầm sen ở TPHCM có điểm cao nhất là 60m, điểm thấp nhất
là 6m ( so với mặt đất). Hỏi trục của vòng quay nằm ở độ cao nào?

Page 10
HH6. CHUYÊN ĐỀ 8.3: SỐ ĐO GÓC
PHẦN I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc.
Trên hình, ta có: góc 𝑥𝑂𝑦 y
̂ ;
Kí hiệu: 𝑥𝑂𝑦
Đỉnh của góc: đỉnh O
Các cạnh: Ox, Oy

O x

2. Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.


3. Điểm nằm bên trong góc
Khi hai tia Ox,Oykhông đối nhau,𝐴 ∈ y
Ox, 𝐁 ∈ Oy. Điểm 𝑀là điểm nằm bên trong
̂ nếu 𝑀 nằm giữa A và B.
𝑥𝑂𝑦
B

O A x

4. Số đo của một góc


Mỗi góc có một số đo xác định, và là số dương.

Góc bẹt có số đo là 1800 .

Hai tia trùng nhau được coi là góc có số đo bằng 00 .

Nếu hai góc 𝐴 và 𝐵có số đo bằng nhau thì ta nói hai góc đó bằng nhau và viết 𝐴̂ = 𝐵̂.

Nếu góc 𝐴 có số đo nhỏ hơn số đo của góc 𝐵 thì ta nói góc 𝐴 nhỏ hơn góc 𝐵 và viết 𝐴̂ < 𝐵̂ . Khi đó ta
còn nói góc 𝐵 lớn hơn góc 𝐴 và viết 𝐵̂ > 𝐴̂.

5. Các loại góc: góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

+ Góc nhọn có số đo lớn hơn00 và nhỏ hơn 900 .


+ Góc vuông là góc có số đo bằng 900 .

+ Góc tù có số đo lớn hơn900 và nhỏ hơn 1800 .


+ Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800 (Hai cạnh của góc là hai tia đối nhau).

PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.


DẠNG 1. NHẬN BIẾT GÓC.
I. Phương pháp giải.
Để đọc tên và viết kí hiệu góc, ta làm như sau:
Bước 1: Xác định đỉnh và hai cạnh của góc.
Bước 2: Kí hiệu góc và đọc tên.
Lưu ý: Một góc có thể gọi bằng nhiều cách.
II. Bài toán.
Bài 1.Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Góc tạo bởi hai tia 𝑂𝑚và …… gọi là góc 𝑚𝑂𝑛, kí hiệu ……
b) Góc 𝑀𝑁𝑃có đỉnh là …. và cạnh là ……………. Kí hiệu là……..
c) Hai đường thẳng 𝐴𝐵và𝐶𝐷 cắt nhau tai điểm 𝑂. Các góc khác góc bẹt là: ……………
Bài 2. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Góc tạo bởi hai tia𝑂𝑥, 𝑂𝑦 gọi là góc…… kí hiệu ……
̂.
b) Góc …….có đỉnh là…..và hai cạnh là ……., …….Kí hiệu là 𝐴𝐵𝐶
c) Hai đường thẳng ab và xy cắt nhau tai điểm I. Các góc khác góc bẹt là: ……………
Bài 3. Điền vào chỗ trống các phát biểu sau:
̂ , kí hiệu……………
a) Góc tạo bởi hai tia……..và ……….gọi là góc 𝑧𝑂𝑡
b) Góc……..có đỉnh 𝑀và hai cạnh là𝑀𝐴, 𝑀𝐵 . Kí hiệu là………….
Bài 4. Quan sát hình vẽ rồi điền vào bảng sau các góc có trong hình vẽ
Tên góc (cách viết Tên
Kí hiệu Tên cạnh
thông thường) đỉnh
Góc𝑥𝑂𝑧, ̂ , 𝑧𝑂𝑥
𝑥𝑂𝑧 ̂ ,𝑂
̂1
𝑂 Ox, 𝑂𝑧
góc zOx, góc 𝑂1

Bài 5. Quan sát hình vẽ rồi điền vào bảng sau các góc có trong hình vẽ
Tên góc Tên
Kí hiệu Tên cạnh
(cách viết thông thường) đỉnh
Góc BAC, góc CAB, góc A ̂ , 𝐶𝐴𝐵
𝐵𝐴𝐶 ̂ , 𝐴̂ A AB, AC

Bài 6. Kể tên các góc ở hình sau:


a

I y
x

Bài 7. Cho hình vẽ sau:


a) Nêu tên các góc đỉnh A trong hình? Trong các z' x'
góc đó góc nào là góc bẹt?
b) Góc xAz và góc yBz có chung cạnh nào
không? A
c) Kể tên bốn cặp góc có chung cạnh. x

y'
B
y
z

DẠNG 2: TÍNH SỐ GÓC TẠO THÀNH TỪ N TIA CHUNG GỐC CHO TRƯỚC
I. Phương pháp giải:
Để đếm góc tạo thành từ n tia chung gốc cho trước, ta thường làm theo các cách sau:
Cách 1: Vẽ hình và đếm các góc tao bởi tất cả các tia cho trước.
𝑛.(𝑛−1)
Cách 2: Sử dụng công thức 2

II. Bài tập.


Bài 1. Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Hai điểm M, Nkhông thuộc đường thẳng xy và nằm cùng phía
đối với đường thẳng xy. Vẽ tia OM,ON. Trên hình vẽ có bao nhiêu góc? Hãy kể tên các góc đó.
Bài 2. Cho góc bẹt xOy. Các tia Oa, Ob thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ xy. Trên hình vẽ có bao
nhiêu góc? Hãy kể tên các góc đó.
Bài 3. Hai đường thẳng ab và xy cắt nhau tại I. Trên hình vẽ có bao nhiêu góc? Hãy kể tên các góc đó.
Lời giải
b

I y
x

Bài 4. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành từ 20 tia chung gốc?
Bài 5. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành từ 10 tia chung gốc?
Bài 6. Hỏi có bao nhiêu góc tạo thành từ 51 tia chung gốc?
Bài 7. Vẽ m tia chung gốc, chúng tạo ra 45 góc. Tìm giá trị của m.
Bài 8. Vẽ m tia chung gốc, chúng tạo ra 190 góc. Tìm giá trị của m.
Bài 9. Vẽ n tia chung gốc,chúng tạo ra 1275 góc. Tìm giá trị của n.
DẠNG 3:XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM NẰM BÊN TRONG GÓC CHO TRƯỚC
I. Phương pháp giải:
Để xác định điểm M có nằm bên trong góc xOy hay không, ta làm như sau:
Bước 1: Vẽ tia OM
Bước 2: Xét tia Om có nằm giữa hai tia Ox,Oy hay không
Bước 3: Kết luận bài toán.
II. Bài tập.
Bài 1. Vẽ góc𝑥𝑂𝑦không bẹt và điểm M là điểm trong của góc đó. Qua M, vẽ một đường thẳng cắt hai
cạnh của góc tại 𝐴và 𝐵sao cho𝐴 ∈ Oxvà𝐵 ∈ Oy. Hỏi trong ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝑀 điểm nào nằm giữa hai điểm
còn lại.
Bài 2. Trên hai cạnh của góc𝑥𝑂𝑦không bẹt ta lấy hai điểm 𝐴và𝐵không trùng với𝑂sao cho𝐴 ∈ Oxvà𝐵 ∈
Oy. Gọi 𝑀là một điểm tùy ý nằm giữa 𝐴và 𝐵. Hỏi 𝑀có phải là một điểm trong của góc 𝑥𝑂𝑦hay không?

Bài 3. Cho điểm 𝑀 nằm giữa hai điểm 𝐴và 𝐵.Lấy điểm 𝑂 nằm ngoài đường thẳng 𝐴𝐵. Vẽ tia
𝑂𝐴, 𝑂𝐵, 𝑂𝑀. Hỏi điểm 𝑀 có nằm bên trong góc 𝐴𝑂𝐵 hay không?

Bài 4. Trên tiaOx lấy hai điểm 𝐴, 𝐵 sao cho 𝑂𝐴 < 𝑂𝐵. Điểm𝑀nằm ngoài đường thẳng𝐴𝐵. Vẽ
tia𝑀𝑂, 𝑀𝐴, 𝑀𝐵.
a) Hỏi điểm𝐴có nằm bên trong góc𝑂𝐵𝑀 hay không?
b) Lấy điểm 𝐸 thuộc tia đối của tia Ox, vẽ tia 𝑀𝐸. Hỏi điểm E có nằm bên trong góc 𝑂𝑀𝐵hay không?
Bài 5. Cho điểm 𝑀 nằm ngoài đường thẳng 𝑃𝑄. Hãy tô màu phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm
trong cả ba góc 𝑀𝑃𝑄, 𝑃𝑄𝑀, 𝑄𝑀𝑃.
Bài 6. Cho ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 , không thẳng hàng. Hãy tô màu phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm
trong cả ba góc 𝐴𝐵𝐶, 𝐵𝐶𝐴, 𝐶𝐴𝐵.
DẠNG 4: ĐO GÓC CHO TRƯỚC
I. Phương pháp giải.
Để đo góc ta tiến hành theo các bước:
B1: Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với đỉnh của góc.
B2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc đi qua vạch số 0 của thước
3: Quan sát xem cạnh còn lại của góc đi qua vạch nào của thước khi đó ta sẽ được số đo góc ấy.
II. Bài tập
Bài 1. Quan sát các hình sau:
B O
M
E I n
m E
t
C
x
y N u
A
a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt;
b) Dùng ê ke để kiểm tra lại kết quả của câu a;
c) Dùng thước đo góc để tìm số đo của mỗi góc.
DẠNG 5: VẼ GÓC THEO ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC
I. Phương pháp giải
Để vẽ góc 𝑥𝑂𝑦 khi biết số đo bằng 𝑛0 ta tiến hành như sau:
B1: Vẽ tia 𝑂𝑥
B2: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với 𝑂, vạch số 0 của thước nằm trên tia 𝑂𝑥 .
B3: Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với số chỉ 𝑛 độ, kẻ tia 𝑂𝑦đi qua điểm
̂ = 𝑛0
đã đánh dấu. Ta có 𝑥𝑂𝑦
II. Bài tập
̂ = 500
Bài 1. Cho tia 𝑂𝑥 . Vẽ tia 𝑂𝑦sao cho 𝑥𝑂𝑦

̂ = 1300
Bài 2. Cho tia 𝑂𝑥 . Vẽ tia 𝑂𝑦sao cho 𝑥𝑂𝑦

̂ = 300
Bài 3. Cho tia 𝑂𝑚. Vẽ tia 𝑂𝑛sao cho 𝑚𝑂𝑛

̂ = 900
Bài 4. Cho tia 𝑂𝑚. Vẽ tia 𝑂𝑛sao cho 𝑚𝑂𝑛

Bài 5. Cho tia 𝑂𝑎. Hãy vẽ góc 𝑎𝑂𝑏 có số đo bằng 500 . Em vẽ được mấy tia 𝑂𝑏như thế?
Bài 6. Trên đường thẳng 𝑥𝑦 lấy điểm 𝐾 . Vẽ tia 𝐾𝑡 sao cho góc𝑦𝐾𝑡 có số đo bằng 1470
Bài 7. Vẽ góc 𝑥𝑂𝑦 có số đo bằng550 . Sau đó vẽ tia 𝑂𝑥 ' là tia đối của tia 𝑂𝑥 , vẽ tia 𝑂𝑦 ' là tia đối của tia
𝑂𝑦.

a) Kể tên tất cả 4 góc có đỉnh O, không kể góc bẹt;


b) Dùng thước đo góc để đo 4 góc đã nêu ở câu a? Trong các góc đó góc nào là góc nhọn, góc nào là
góc tù?
DẠNG 6: SO SÁNH GÓC
I. Phương pháp giải.
Đo góc rồi so sánh các số đo góc.
II. Bài toán.
Bài 1. Quan sát các hình sau:
1
3
2
a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt;
b) Dùng góc vuông của ê ke để kiểm tra lại kết quả của câu a;
c) Dùng thước đo góc để tìm số đo của mỗi góc;
d) Sắp xếp các góc trên theo thứ tự tăng dần của số đo góc.
Bài 2. Cho hình vẽ

A C

̂ ; 𝐴𝐶𝐵
Đo các góc 𝐴𝐵𝐶 ̂ ; 𝐶𝐴𝐵
̂ của tam giác𝐴𝐵𝐶 rồi sắp xếp các góc đó theo thứ tự từ lớn đến bé.

Bài 3. Quan sát hình vẽ


a) Sử dụng ê ke để chỉ ra các góc nhọn, góc z
vuông, góc tù, góc bẹt có trong hình vẽ; t
b) Gọi tên các góc đỉnh 𝐴 có trong hình vẽ, xác
định các cạnh của mỗi góc và cho biết số đo của
chúng? M
c) Điểm 𝑀 có nằm trong góc 𝑥𝐴𝑧 không? Từ đó
so sánh hai góc 𝑥𝐴𝑀 và 𝑥𝐴𝑧? y
H

x A
Bài 4. Trong hình vẽ sau, cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 đều và góc 𝐷𝐵𝐶 bằng 20 0

a) Kể tên các góc có trong hình vẽ trên, những


góc nào có số đo bằng 600 ? A
b) Điểm 𝐷 có nằm trong góc 𝐴𝐵𝐶 không? Điểm 𝐶
có nằm trong góc 𝐴𝐶𝐵 không ?
c) Em hãy dự đoán số đo góc 𝐴𝐵𝐷và sử dụng
thước đo góc để kiểm tra lại dự đoán của mình?

D
B C
Bài 5. Cho hình vuông 𝑀𝑁𝑃𝑄và số đo các góc ghi tương ứng như trên hình sau
a) Cho biết số đo của góc 𝐴𝑀𝐶
b) So sánh các góc 𝑁𝑀𝐴, 𝐴𝑀𝐶, 𝐶𝑀𝑄 N A P

15°
30°
M Q

Bài 6. Vẽ hai đường thẳng 𝑚𝑚'và 𝑛𝑛' cắt nhau tại điểm𝐴 sao cho góc 𝑚𝐴𝑛 có số đo bằng 600 . Trên tia
𝐴𝑛' lấy điểm 𝐶 khác 𝐴 rồi vẽ đường thẳng 𝑏𝑏' đi qua 𝐶 và song song với 𝑚𝑚'.

a) Kể tên tất cả các góc có đỉnh 𝐴 hoặc 𝐶, không kể góc bẹt;


b) Dùng thước đo góc để đo các góc đã nêu trong câu a rồi sắp xếp chúng thành hai
nhóm , mỗi nhóm gồm các góc bằng nhau?
Lời giải
̂' ; 𝑚
a) 𝑚𝐴𝑛 ̂ ̂ ; 𝑛̂
' 𝐴𝑛; 𝑏𝐶𝑛 ̂' ; 𝑏𝐶𝑛
' 𝐵𝑐 ' ; 𝑛𝐶𝑏 ̂' n

b) Nhóm 1: 𝑚𝐴𝑛 ̂ ; 𝑛̂
̂ ; 𝑏𝐶𝑛 ' 𝐵𝑐 '
m
Nhóm 2: 𝑚̂ ̂' ; 𝑏𝐶𝑛
' 𝐴𝑛; 𝑛𝐶𝑏 ̂'
A m'
b

C b'

n'

DẠNG 7: TÍNH GÓC GIỮA HAI KIM ĐỒNG HỒ


I. Phương pháp giải
Hai tia trung gốc tạo thành một góc gọi là “góc không”. Số đo góc không là 0𝑜
Lúc một giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là 30𝑜
II. Bài tập
Bài 1. Tính góc tạo bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ lúc: 2 giờ, 5 giờ, 6 giờ. 7 giờ, 9 giờ, 12 giờ.
Bài 2. Tính góc tạo bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ lúc: 2 giờ 30 phút, 5 giờ 30 phút, 6 giờ 30
phút, 9h 30 phút, 10 giờ 30 phút
ĐS6.CHUYÊN ĐỀ 9-DỮ LIỆU VÀ XÁC XUẤT THỰC NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 1: BẢNG THỐNG KÊ VÀ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ


PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Dữ liệu, thu thập, phân loại và xử lý dữ liệu.


Dữ liệu: Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh… được gọi là dữ liệu. Những dữ
liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.
Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi)… hoặc thu thập từ
những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web…
Thông tin rất đa dạng phong phú. Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại
dữ liệu.
Để đánh giá tính hợp lý của dữ liệu ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, ví dụ như dữ liệu phải:
+ Đúng định dạng.
+ Nằm trong phạm vi dự kiến.
2. Biểu diễn dữ liệu trên bảng.
Khi điều tra về một vấn đề nào đó, người ta thường thu thập dữ liệu và ghi lại trong bảng dữ
liệu ban đầu (ta thường viết tất cả các giá trị, các giá trị khác nhau được viết tắt khác nhau ).
Bảng thống kê là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu, bao gồm các
hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó.
3. Vẽ biểu đồ cột
Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn các đối tượng nghiên cứu của số liệu
Bước 2: Với mỗi đối tượng nghiên cứu trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số
liệu dữ liệu. (Chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột (nếu cần) để hoàn thiện biểu đồ.
PHẦN II.CÁC DẠNG BÀI.

DẠNG 1: Thu thập và phân loại dữ liệu.


I.Phương pháp giải.

- Để đánh giá tính hợp lý của dữ liệu ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, ví dụ như dữ liệu phải:
+ Đúng định dạng.
+ Nằm trong phạm vi dự kiến.
- Cách phân loại dữ liệu: Những dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.
II.Bài toán.

Page 1
Bài 1: Giáo viên chủ nhiệm lớp6𝐴yêu cầu lớp trưởng điều tra về loại nhạc cụ: Organ, Ghita, Kèn,
Trống, Sáo mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất.
a) Lớp trưởng lớp 6𝐴cần thu thập những dữ liệu nào?
b) Nêu những đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê?
c) Từ bảng của dưới đây, dãy số liệu lớp trưởng lớp 6𝐴 liệt kê có hợp lý không? Vì sao?
Nhạc cụ Kiểm đếm Số bạn yêu thích

Organ ∥∥ ∥∥ ∥ 12

Ghita ∥∥ ∥ 7

Kèn ∥∥ ∥∥ ∥∥ 15

Trống ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ 25

Sáo ∥∥ ∥∥ ∥∥ 15

Bài 2: Nhà bạn Mai mở tiệm kem, bạn ấy muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 27 khách hàng
trong tối thứ bảy và thu được kết quả như sau:
Loại kem Kiểm đếm

Dâu ∥∥ ∥∥

Khoai môn ∥∥

Sầu riêng ∥

Sô cô la ∥∥ ∥

Vani ∥∥

Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết:

a) Mai đang điều tra về vấn đề gì?


b) Hãy chỉ ra các dữ liệu mà bạn ấy thu thập được trong bảng.
c) Loại kem nào được mọi người yêu thích nhất?

Bài 3. Thay dấu "?" trong bảng sau bằng số liệu thống kê số ca mắc covid-19 tại các địa phương tính
đến ngày 25tháng 05 năm 2021 ?

Địa phương Số ca mắc mới covid -19

Hà Nội ?

Page 2
Thành phố Hồ Chí Minh ?

Bắc Giang ?

Bắc Ninh ?

Hải Dương ?

Đà Nẵng ?

Bài 4. Tìm giá trị không hợp lí (nếu có) trong các dãy dữ liệu sau:

a) Tên một số truyện cổ tích: Sọ dừa, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Thạch Sanh, Thầy bói xem
voi.
b) Một số loại hoa: Hồng, Phong lan, Cẩm Chướng, Bạch Đàn, Liễu rủ, Cúc quỳ, Mười giờ.

Bài 5. Cho 2 dãy dữ liệu như sau:

1) Điều tra tuổi của 10 bé đăng ký tiêm chủng tại phường trong buổi sáng người ta thu được bảng sau:

5 4 6 7 2 −2 1 3 3

2) Tên loại chè yêu thích của các thành viên trong gia đình: chè Chuối, chè Đậu Xanh, nước ngọt, chè
Khoai Môn, chè Xâm bổ lượng, chè Đậu ván.

a) Trong các loại dữ liệu trên, dãy nào là dãy số liệu?

b) Tìm dữ liệu không hợp lý (nếu có) trong mỗi dãy dữ liệu trên.

Bài 6. Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải là số liệu?

a) Diện tích của các tỉnh, thành phố trong cả nước (Đơn vị tính là km2 ).
b) Tên các loại động vật sống tại vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
c) Số công nhân của các tổ trong một phân xưởng.

Bài 7. Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 32 học sinh lớp 6𝐶 .

Số anh chị em ruột 0 1 2 3

Số học sinh 10 13 8 3

Page 3
Tìm điểm không hợp lý trong bảng thống kê trên.

Bài 8. Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm của một địa phương được ghi lại trong bảng sau:

17 18 22 17 25 30 27 25 32 18

a) Dữ liệu trên có phải là dãy số liệu không?

b) Cho biết nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm?

DẠNG 2: Biểu diễn dữ liệu trên bảng


I.Phương pháp giải.

Bảng số liệu ( có 2 dòng):

+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở dòng đầu tiên.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở
dòng thứ hai (theo cột tương ứng).

II.Bài toán.

Bài 1. …..“Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó
chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình
cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông
Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc
nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những
điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo ”…….

( Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông -Hoàng Phủ Ngọc Tường )

Hãy liệt kê các địa danh xuất hiện trong đoạn văn trên.

Bài 2. Quan sát bảng điều tra về số lượng các con vật nuôi ở nhà các bạn tổ1 trong lớp 6𝐴

Tên Số các con vật được tổ1 lớp 6𝐴 nuôi Tổng số con vật

Tùng 1 mèo, 5 chim 6

Cúc 1 chó, 2 mèo 3

Trúc 1 mèo, 3cá 4

Page 4
Mai 0 0

Lan 2 chim 2

Em hãy cho biết:


a) Có bao nhiêu học sinh không nuôi con vật nào?
b) Có bao nhiêu loại con vật nuôi?
c) Tổ1 lớp 6𝐴 có bao nhiêu học sinh?
Bài 3. Điểm kiểm tra môn Toán ( Hệ số 2) của học sinh lớp 6𝐷 được ghi lại trong bảng sau:

Điểm kiểm tra 4 5 6 7 8 9 10

Số học sinh 2 4 7 15 10 6 4

Em hãy cho biết:


a) Lớp 6𝐷 có tất cả bao nhiêu học sinh?
b) Số học sinh có điểm giỏi (từ 9 trở lên) là bao nhiêu?

Bài 4. Hình bên là các loại củ và quả mẹ Minh mua lúc sáng
đi chợ.

a) Hãy cho biết mẹ Minh mua tất cả bao nhiêu củ, quả?
b) Mẹ Minh mua mấy loại củ, quả, mỗi loại có số lượng
bao nhiêu?

Bài 5. Thời gian hoàn thành một sản phẩm ( Tính bằng phút) của một số công nhân trong 1 tổ được tổ
trưởng ghi lại trong bảng sau:

Thời gian ( phút) 16 18 19 20 21

Số công nhân 1 3 3 2 1

a) Hãy cho biết tổ 1 có bao nhiêu công nhân.


b) Thời gian hoàn thành một sản phẩm ( Tính bằng phút) nhiều nhất và ít nhất là bao nhiêu?
Bài 6. Điều tra về môn học được yêu thích nhất của các bạn lớp 6𝐴, bạn lớp trưởng thu được bảng dữ
liệu ban đầu như sau

Page 5
K L T K L V
V V N T T L
T T T K V N
T K V V L T
L K K V L T
Viết tắt: V: Văn; T: Toán; K: Khoa học tự nhiên; L: Lịch sử; N: Ngoại ngữ

a) Hãy gọi tên bảng dữ liệu ở trên.


b) Lớp 6𝐴 có bao nhiêu học sinh?
c) Hãy lập bảng dữ liệu thống kê tương ứng và cho biết môn học nào được các bạn lớp 6𝐴 yêu
thích nhất.

Bài 7. Kết quả điều tra về loại quả ưa thích nhất đối với một số bạn trong lớp, mỗi bạn trả lời một lần,
được ghi lại trong bảng sau:

Cam Ổi Chuối Xoài Cam

Khế Cam Ổi Khế Xoài

Xoài Ổi Chuối Xoài Khế

Xoài Cam Khế Cam Xoài

Ổi Khế Xoài Chuối Cam

a) Có bao nhiêu bạn tham gia trả lời?


b) Hãy lập bảng thống kê và cho biết loại quả nào được các bạn yêu thích nhất.

Bài 8. Số lượng học sinh học giỏi tiếng Anh trong một khối của một trường THCS được ghi lại trong
bảng sau:

Khối Số học sinh

6 ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥

7 ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥

8 ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥

9 ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥∥ ∥

Page 6
a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Khối nào có số học sinh học giỏi tiếng Anh ít nhất?
c) Tính tổng số học sinh giỏi tiếng Anh toàn trường.

Bài 9. Cho dãy số liệu về cân nặng theo đơn vị kilôgam của các học sinh lớp 6𝐵 như sau:

40 34 35 41 39 42 40 35 34 40 42

39 42 40 45 34 40 42 45 48 35 40

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.


b) Em hãy lập bảng thống kê.
c) Dựa vào bảng trên hãy cho biết có bao nhiêu bạn nặng 40kg? Bạn nặng nhất là bao nhiêu
kilogam? Bạn có cân nặng thấp nhất là bao nhiêu kilogam?

Bài 10. Thời gian giải một bài toán tính theo phút của 15 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

4 3 4 6 7 3 4 7 4 8 5 3 6 8 4

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

b) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của học sinh.
c) Em hãy cho biết có bao nhiêu bạn giải bài toán trong thời gian 3 phút và có bao nhiêu bạn giải
bài toán từ 7 phút trở lên?

Bài 11: Khi điều tra về số 𝑚3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm, người điều
tra ghi lại bảng sau:

16 18 17 16 17 16 16 18 16 17

16 13 40 17 16 17 17 20 16 16

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

b) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của học sinh.

c) Có bao nhiêu gia đình tiết kiệm nước sạch ( Dưới 15 𝑚3/ tháng).
Dạng 3. Vẽ biểu đồ tranh và phân tích số liệu liên quan

Page 7
I. Phương pháp giải

Dựa vào số liệu cho trước, lựa chọn mỗi biểu tượng tranh ảnh tượng trưng cho một số cụ thể,
biểu diễn các số liệu thống kê theo biểu tượng tranh ảnh.

Dựa vào biểu đồ tranh, xác định được số liệu thống kê và biết nhận xét các vấn đề liên quan
đến biểu đồ tranh.

II. Bài toán

Bài 1. Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6A sử dụng các phương tiện khác nhau
để đi đến trường

Đi bộ

Xe đạp

Xe máy (ba mẹ chở)

Phương tiện khác

(Mỗi ứng với 3 học sinh)

a) Có bao nhiêu học sinh đến trường bằng xe đạp?

b) Lớp 6A có tất cả bao nhiêu học sinh?

c) Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng học sinh sử dụng các phương tiện đến trường?

d) Tính tỉ số phần trăm học sinh đi bộ đến trường?

Bài 2. Ba bạn An, Ân, Ấn chơi bắn bi. Mỗi bạn được bắn 15 lần, mỗi lần bắn trúng bi của đối phương
được một tích (✓), và kết quả như sau:

An ✓✓✓✓✓✓✓✓✓

Ân ✓✓✓✓✓✓✓✓✓✓✓✓✓

Ấn ✓✓✓✓✓✓✓

Page 8
a) Mỗi bạn bắn trúng bi của đối phương bao nhiêu lần?

b) Em hãy lâp bảng thống kê mỗi lần bắn trúng bi của ba bạn?

c) Bạn nào bắn trúng bi vào đối phương nhiều nhất? ít nhất?

Bài 3. Biểu đồ tranh dưới đây cho biết lượng sách giáo khoa lớp 6 – bộ kết nối tri thức với cuộc sống,
bán được tại một hiệu sách của ba mẹ bạn Nam vào ngày Chủ nhật vừa qua.

Toán

Ngữ văn

Tin học

Lịch sử và địa lý

Khoa học tự nhiên

(Mỗi ứng với 6 cuốn sách)

a) Sách nào bán được nhiều nhất? ít nhất?

b) Tổng số sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày chủ nhật vừa qua là bao nhiêu
cuốn?

c) Lập bảng thống kê số sách lớp 6 bán được của hiệu sách ?

Bài 4. Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày trong tuần được thống kê
bảng sau:

Ngày Thứ hai Thứ ba Thứ năm Thứ sáu

Số học sinh 32 16 20 44

a) Vẽ biểu đồ tranh biểu diễn bảng thống kê trên?

b) Ngày nào có số học sinh đến thư viện nhiều nhất?, ít nhất?

Dạng 4. Biểu đồ cột, biểu đồ cột kép

I. Phương pháp giải

Dựa vào bảng thống kê, vẽ được biểu đồ cột (cột kép) tương ứng.

Page 9
Xử lý số liệu liên quan đến biểu đồ tranh để vẽ được biểu đồ cột

II. Bài toán

Bài 1. Biểu đồ dưới đây cho biết thông tin về số học sinh trung bình trong một lớp học của cả nước
trong 5 năm học

số học sinh trung bình trong một lớp


37 36,6
36,5
35,9
36
số học sinh trung bình (%)

35,5 35
35 34,5
34,5
34 33,5
33,5
33
32,5
32
31,5
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
Năm học

a) Từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2019 -2020, số học sinh trung bình trong một lớp ở nước ta
có xu hướng tăng hay giảm?

b) Dựa vào biểu đồ, hãy lập bảng thống kê số học sinh trung bình trong một lớp của cả nước trong các
năm học?

Bài 2. Lớp 6A dự định tổ chức một trò chơi dân gian khi đi dã ngoại. Lớp trưởng đã yêu cầu mỗi bạn
đề xuất một trò chơi bằng cách ghi vào phiếu, mỗi bạn chỉ chọn một trò chơi. Sau khi thu phiếu, tổng
hợp kết quả lớp trưởng thu được bảng sau:

a) Hãy cho biết lớp 6A có bao nhiêu học sinh

b) Trò chơi nào được các bạn lựa chọn nhiều nhất? và ít lựa chọn nhất?

c) Vẽ biểu đồ tranh biểu diễn số liệu trên

d) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu trên

Page 10
Trò chơi Số bạn chọn

Cướp cờ 5

Nhảy bao bố 12

Đua thuyền 6

Bịt mắt bắt dê 9

Kéo co 8

Bài 3. Biểu đồ tranh dưới đây biểu diễn số lượng đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4
năm gần đây:

2016

2017

2018

2019

(Mỗi ứng với 100 đôi)

a) Hãy lập bảng thống kê số đôi giày thể thao bán được của cửa hàng trong 4 năm?

b) Trong 4 năm, cửa hàng bán được bao nhiêu đôi giày thể thao?

c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê ở câu a? Năm nào nhu cầu mua giày thể thao cao nhất?

Bài 4. Một cuộc khảo sát phương tiện đi làm trong toàn thể nhân viên của một công ty cho thấy có 35
nhân viên đi xe buýt, 5 nhân viên đi xe đạp, 20 nhân viên đi xe máy, 7 nhân viên đi ô tô cá nhân,
không có nhân viên nào sử dụng các phương tiện khác.

a) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lượng nhân viên sử dụng mỗi loại phương tiện đi làm.

b) Công ty này có tất cả bao nhiêu nhân viên?

c) Phương tiện nào được nhân viên công ty sử dụng nhiều nhất?

d) Vẽ biểu đồ tranh biểu diễn số lượng nhân viên sử dụng mỗi loại phương tiện đi làm?

e) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số lượng nhân viên sử dụng mỗi loại phương tiện đi làm?

Page 11
Bài 5. Biểu đồ cột sau đây biểu diễn số lượng vé bán được với các mức giá khác nhau của một buổi
hòa nhạc

Số vé bán được tại buổi hòa nhạc

800 750
700
600
Số vé bán được

500 450
400 350
300
200 150
100
100
0
100 nghìn 150 nghìn 200 nghìn 500 nghìn 1 triệu
Giá vé (đồng)

a) Tổng số vé bán được là bao nhiêu?

b) Tổng số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?

c) Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng vé bán được?

d) Nếu nhà hát có 2500 ghế, thì số vé bán được chiếm bao nhiêu phần trăm?

Bài 1. Biểu đồ kép dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Ngữ văn của các lớp 6A, 6B,
6C, 6D và 6E

Số học sinh giỏi Toán và Ngữ văn

25
20
20
15 14 16 17
Số học sinh

15 13 12 Toán
9 10
10 7 Ngữ văn

0
6A 6B 6C 6D 6E

Lớp

a) Số học sinh giỏi Toán của lớp nào nhiều nhất? ít nhất?
Page 12
b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp nào nhiều nhất? ít nhất?

c) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6E chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số học sinh giỏi môn Toán
của cả 5 lớp?

d) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6A chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số học sinh giỏi môn
Toán của cả 5 lớp?

e) Bạn Nam nói lớp 6D có sĩ số là 34 học sinh. Theo em, bạn Nam nói đúng không? Vì sao?

Bài 2. Thư viện trường THCS đã ghi lại số lượng truyện tranh và sách tham khảo mà các bạn học sinh
đã mượn vào các ngày trong tuần

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

Truyện tranh 25 35 20 40 30

Sách tham khảo 15 20 30 25 20

a) Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn số lượng sách mà thư viện cho học sinh mượn?

b) Tổng số truyện tranh mà các em học sinh đã mượn là bao nhiêu?

c) Loại sách nào được các em học sinh mượn nhiều hơn?

d) Vào thời gian nào, sách tham khảo được mượn nhiều hơn truyện tranh?

Bài 3. Biểu đồ dưới đây biểu diễn số huy chương vàng và tổng số huy chương của các quốc gia tham
dự Seagame lần thứ 30.

Page 13
a) Kể 3 tên quốc gia có số huy chương vàng nhiều nhất?

b) Sắp xếp các quốc gia theo thứ tự giảm dần về tổng số huy chương đạt được?

c) Việc xếp hạng chung cuộc căn cứ trên số huy chương vàng, nếu hai quốc gia có số huy chương vàng
bằng nhau thì quốc gia nào đạt được nhiều huy chương bạc hơn sẽ được xếp trên, trường hợp số huy
chương bạc vẫn bằng nhau thì việc xếp hạng sẽ dựa trên số huy chương đồng đạt được. Theo em, Việt
Nam xếp thứ mấy chung cuộc?

d) Nếu xếp hạng theo tổng số huy chương đạt được thì Việt Nam đứng thứ mấy?

Page 14
CHUYÊN ĐỀ 9.2 XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

PHẦN I: TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

1: Phép Thử Ngẫu Nhiên Và Phép Liệt Kê.

a) Một phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành động mà:
▪ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau.
▪ kết quả của nó không dự đoán trước được
▪ có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.
phép thử thường được kí hiệu bởi chữ t.

b) Phép liệt kê .
Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử được gọi là Phép liệt kê của phép thử và được kí hiệu
bởi chữ ( N )
2 : Sự Kiện Liên quan đến phép thử : Một sự kiện A liên quan tới phép thử được mô tả bởi một tập
con n (A) nào đó của phép liệt kê các kết quả có thể xảy ra trong phép thử

▪ Sự kiện chắc chắn là sự kiện luôn xảy ra khi thực hiện phép thử .
▪ Sự kiện không thể là sự kiện không bao giờ xảy ra khi phép thử được thực hiện
▪ Sự kiện có thể là sự kiện cũng có thể xảy ra khi phép thử được thực hiện
3: Xác Suất Thực Nghiệm

a) Định nghĩa của xác suất: xét phép thử nào đó và sự kiện A liên quan tới phép thử đó. ta tiến
hành lặp đi lặp lại n phép thử và thống kê xem sự kiện A xuất hiện bao nhiêu lần.

▪ Số lần xuất hiện Sự kiện A được gọi là tần số của A trong n lần thực hiện phép thử .
▪ Tỉ số giữa tần số của A với số n được gọi là tần suất của A trong n lần thực hiện thử
▪ Khi số lần thử n càng lớn thì tần xuất của A càng gần với một số xác định, số đó được gọi là
xác suất của A theo nghĩa Thực nghiệm
b) Công thức tính Xác suất thực nghiệm

▪ Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

▪ Gọi 𝑛(𝐴) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó

P(a)=

Page 1
( 𝑃(𝐴) được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện 𝐴 sau 𝑛 hoạt động vừa thực hiện )
PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI.

Dạng 1. Liệt kê các kết quả có thể xảy ra của phép thử , số phần tử của tập hợp

I.Phương pháp giải.

▪ Liệt kê là thực hiện các hoạt động của phép thử, để tìm các khả năng có thể xảy ra

▪ Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra được viết dạng 𝑋 = {𝑎1 , 𝑎2 , 𝑎3 , . . . . 𝑎𝑛 }

▪ Số phần tử của tập hợp có thể , kiểm đếm, hoặc dùng 1 quy tắc

II.Bài toán.

Bài 1. Xét phép thử tung con xúc xắc 6 mặt. Hãy liệt kê các khả năng có thể xảy ra và viết tập hợp tất
cả các kết quả có thể xảy ra

Bài 2. Trong một hộp có 1 bút xanh, 1 bút đỏ, 1 bút tím. Hãy liệt kê các khả năng có thể xảy ra của
mỗi hoạt động sau. Viết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra

a) Lấy ra một bút từ hộp.

b) Lấy ra cùng lúc 2 bút từ hộp.


Bài 3. Hãy liệt kê tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử nghiệm sau
a) Lấy ra một bút từ hộp có 1 bút chì và 1 bút bi
b) Bạn Lan chọn một ngày trong tuần để học bơi
c) Lấy một bóng từ hộp có 10 quả bóng được đánh số từ 1 đến 10
Bài 4. Hãy liệt kê tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra, và tính số phần tử
a) Tung một đồng xu.
b) Tung hai đồng xu.
c) Tung ba đồng xu.

Dạng 2. Nhận bết sự kiện Liên quan đến phép thử

I.Phương pháp giải.

Một sự kiện A liên quan tới phép thử được mô tả bởi một tập con n (A) nào đó của phép liệt kê các
kết quả có thể xảy ra trong phép thử

▪ Sự kiện chắc chắn là sự kiện luôn xảy ra khi thực hiện phép thử .
▪ Sự kiện không thể là sự kiện không bao giờ xảy ra khi phép thử được thực hiện
▪ Sự kiện có thể là sự kiện cũng có thể xảy ra khi phép thử được thực hiện

Page 2
II.Bài toán.

Bài 1. .Gieo 2 con xúc sắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc, Hãy
đánh giá xem sự kiện nào sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra
1) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1
2) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1
3) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1
4) Hai mặt con xúc xắc cùng chấm
5) Số chấm trên hai mặt con xúc xắc là số lẻ
Bài 2. Trong một hộp có 10 lá thăm được đánh số từ 0 đến 9. Lấy ra từ hộp 2 lá thăm. Trong các sự
kiện sau sự kiện nào là chắc chắn xảy ra, sự kiện nào không thể xảy ra , sự kiện nào có thể sảy ra .
1) Tổng số chấm ghi trên hai lá thăm bằng 1
2) Tích số chấm ghi trên hai lá thăm bằng 1
3) Tích số chấm ghi trên hai lá thăm bằng 0
4) Tổng số chấm ghi trên hai lá thăm lớn hơn 0
5) Tổng sô chấm ghi trên hai lá thăm lớn hơn 18
Bài 3 (VD ) Gieo một con xúc xắc cân đối 6 mặt và đồng chất.
1) Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra khi tung hai đồng xu
2) Viết tập hợp các sự kiện sau
A: "Số chấm trờn mặt xuất hiện là số lẻ".
B: "Xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 4".
C: "Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3".

Dạng 3. Tính xác xuất thực nghiệm

I.Phương pháp giải.

Công thức tính Xác suất thực nghiệm

▪ Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

▪ Gọi 𝑛(𝐴) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó

( 𝑃(𝐴) được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện 𝐴 sau 𝑛 hoạt động vừa thực hiện )
II.Bài toán.
Bài 1. Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả sau
Page 3
Sự kiện Hai đồng sấp Một đồng sấp một đồng ngửa Hai đồng ngửa

Số lần 12 24 14

Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện
a) Có một đồng xu sấp một đồng ngửa
b) Hai đồng xu ngửa
Bài 2: Gieo con súc sắc có 6 mặt 100 lần, kết quả thu được ghi ở bảng sau

Mặt 1 chấm 2 chấm 3 chấm 4 chấm 5 chấm 6 chấm

Số lần xuất hiện 17 18 15 14 16 20

a) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có 6 chấm
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có chấm chẵn
c) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có chấm lẻ
Bài 3: trong hộp có một số bút xanh và một số bút đỏ , lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu rồi trả
lại . lặp lại hoạt động trên 50 lần, ta được kết quả theo bảng sau
Loại bút Bút xanh Bút đỏ

Số lần 42 8

a) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh
b) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bút nào nhiều hơn
Bài 4: Trong một hộp kín có một số quả bóng màu xanh, màu đỏ, màu tím, vàng . Trong một trò
chơi, người chơi được lấy ngẫu nhiên mộ quả bóng , ghi lại màu rồi trả lại bóng vào thùng .Bình thực
hiện 100 lần và được kết quả sau
Màu Số lần
Xanh 43
Đỏ 22
Tím 18
Vàng 17
Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện sau

a) Bình Lấy được quả bóng màu xanh


Bài 5: Tổng hợp kết quả xét nghệm viên gan ở một phòng khám trong một năm ta được bảng sau
Quý Số ca xét nghiệm Số ca dương tính
I 150 15

Page 4
II 200 21
II 180 17
IV 220 24
Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện một ca xét nghiệm có kết quả dương tính
a) Theo từng quý trong năm
b) Sau lần lựợt từng quý tính từ đầu năm

Page 5

You might also like