You are on page 1of 5

CHUYÊ N ĐỀ 1: TẬP HỢP VÀ CỦNG CỐ VỀ SỐ TỰ NHIÊN

Dạng 1: Ôn tập

Bài 1. Cho các cách viết sau: A = {a , b , c , d}; B = {9;13; 45} ; C = {1; 2;3}. Có bao nhiêu
tập hợp được viết đúng?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Bài 2. Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng ?

A. A = [0;1;2;3]. B. A = (0;1;2;3). C. A =1;2;3. D. A = {0;1;2;3}.

Bài 3. Cho tập hợp A = {6;7;8;9;10}.Viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các

phần tử của nó. Chọn câu đúng

A. A = {x ∈ | 6 ≤ x ≤ 10}. B. A = {x ∈ | 6 < x ≤ 10}.

C. A = {x ∈ | 6 ≤ x < 10}. D. A = {x ∈ | 6 ≥ x ≥ 10}.

Bài 4. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: A = {x ∈ | 9 < x < 13}

A. A = {10;11;12}. B. A = {9;10;11}.

C. A = {9;10;11;12;13}. D. A = {9;10;11;12}.
Bài 5. Viết tập hợp N các số tự nhiên lớn hơn 9 và không vượt quá 16 bằng hai cách.
Bài 6. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng cuả các chữ số là 6 .

Bài 7. Cho tập hợp A = {1;2;3;4;5;6;8;10} và B = {1;3;5;7;9;11} .

a) Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.

b) Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A.

c) Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.

d) Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.


Bài 8. Cho tập hợp A = {6;8;10} . Hãy điền kí hiệu thích hợp ∈; ∉; ⊂ ; = vào chỗ chấm

6............A 7 ...........A {8;10} ................ A {6}.............A

{6;8;10}............ {10}................ A 10............ A

Bài 9. Gọi M là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số mà tổng các chữ số bằng 3 . Hãy viết tập hợp

bằng cách liệt kê các phần tử và tính số phần tử của tập hợp.

Bài 10: Dùng 4 chữ số 1, 2, 3, 4 để viết tập hợp A gồm tất cả các số tự nhiên có bốn chữ số khác
nhau. Hỏi tập A có bao nhiêu phần tử.

Bài 11. Viết số lớn nhất và số nhỏ nhất bằng cách dùng cả năm chữ số 0, 2, 5, 6, 9 (mỗi chữ
số chỉ được viết một lần).

Bài 12. Dùng ba chữ số 2, 0, 7 viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, các chữ số khác nhau.
Dạng 2. Tính số các số tự nhiên

I. Phương pháp giải

* Tính số các số có n chữ số cho trước

Để tính số các chữ số có n chữ số, ta lấy số lớn nhất có n chữ số trừ đi số nhỏ nhất có n chữ số
rồi cộng với 1.

Số các số có n chữ số bằng: 999….99 ( n chữ số 9 ) - 1000….000 ( n −1 chữ số 0) + 1

Để đếm các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, ta dùng công thức sau:

Bài 1
a) Có bao nhiêu số có 5 chữ số ?
b) Có bao nhiêu số có 6 chữ số ?

Bài 2. Tính số các số tự nhiên chẵn có bốn chữ số.

Bài 3. Muốn viết tất cả các số tự nhiên từ 100 đến 999 phải dùng bao nhiêu chữ số 9 ?
Bài 4.Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có ba chữ số?
Dạng 3
Bài 5.Trong các dãy sau, dãy nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần?

a. a , a + 1, a + 2 với a ∈N * b. a + 1, a , a – 1 với a ∈N *

c) 4a , 3a , 2a với a ∈ N
Bài 6:Điền thêm ba số hạng vào dãy số sau: 1,2,3,5,8,13,21,34,....
Bài 7:Tìm các số hạng đầu tiên của dãy số sau biết rằng mỗi dãy số có 10 số hạng
a. ..., ..., 32, 64, 128, 256, 512, 1024. b. ..., ..., 44, 55, 66, 77, 88, 99, 110
Bài 8: Tìm các số tự nhiên a , b , c thỏa mãn cả hai điều kiện 20 < a < b và 24 > c > b

Bài 9: Tìm tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn:

a. x +8=14 b. 18 – x = 5
c. x : 7 = 0 d. 0 : x = 0

Bài 10:Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:


a. 8316 ; 8136 ; 8361. b. 5724 ; 5742 ; 5740 c. 64 831; 64 813; 63 841.

Bài tập về nhà

Bài 1. Viết tập hợp A các chữ cái trong từ “GIÁO VIÊN”.
Bài 2. Một năm có bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý ba trong năm.
Bài 3. Viết tập hợp các tháng (dương lịch) có 30 ngày trong một năm.
Bài 4. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử

a) A = {x ∈ |10 < x < 16} b) B = {x ∈ |10 ≤ x ≤ 20}

c) C = {x ∈ | 5 < x ≤ 10} d) D = {x ∈ |1 ≤ x < 11}

e) E = {x ∈ * | x < 15} f) F = {x ∈ * | x ≤ 6}

Bài 5. Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng

a) A = {2;4;6;8;10} b) B = {1;3;5;7;9;11}

c) C = {0;5;10;15; 20; 25;30} d) D = {1; 4;7;10;13;16;19}


Bài 6. Viết tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17 bằng hai cách.

Bài 7. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 8. Viết tập hợp D các số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng
đơn vị là 2 đơn vị.
Bài 9. Viết tập hợp F các số tự nhiên có ba chữ số và tích ba chữ số ấy bằng 12.

Bài 10. Cho tập hợp A = {1; 2;3} và B = {4;5} .


Viết tập hợp C một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?
Viết tập hợp D gồm một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?

Bài 11. Cho tập hợp A = {3;5;7} . Hãy điền kí hiệu ∈; ∉; ⊂ ; = thích hợp vào ô trống

8............ A 5 .............A {3;7} ...............A {5}............... A

{3;5;7}................ A {7}............. A ∅................ A 7................ A


Bài 3: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
Tập hợp A = {1; 2;3;...; 2020; 2021}
Tập hợp B các số tự nhiên chẵn có 2 chữ số.
Tập hợp C các số tự nhiên lẻ có 3 chữ số.
Tập hợp D các số 2;5;8;11;...2015; 2018; 2021.
Tập hợp E các số 7;11;15;;19;...; 2015; 2019; 2023.
Tập hợp F các số 0;5;10;15;...; 2015; 2020; 2025.

Bài 13: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ số. Hỏi tập hợp A có bao nhiêu phần tử?

Bài 14. Cho hai tập hợp: R = {a ∈ | 75 ≤ a ≤ 85} ; S = {b ∈ | 75 ≤ b < 91}

Viết các tập hợp trên bằng cách liệt kê các phần tử

Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử;

Dùng kí hiệu ⊂ để thực hiên mối quan hệ giữa hai tập hợp đó.

Bài 15. Tính số điểm về môn toán lớp 6A trong học kì I. Lớp 6A có 40 học sinh đạt ít nhất một
điểm 10 ; có 27 học sinh đạt ít nhất hai điểm 10 ; có 19 học sinh đạt ít nhất ba điểm 10 ; có 14
học sinh đạt ít nhất bốn điểm 10 và không có học sinh nào đạt được năm điểm 10 . Dùng kí hiệu
⊂ để thực hiện mối quan hệ giữa các tập hợp học sinh đạt số các điểm 10 của lớp 6A, rồi tính
tổng số điểm 10 của lớp đó.

You might also like