You are on page 1of 6

Bài 1: Phần tử.

Phần tử của tập hợp


1. Khái niệm:
- Bao gồm những đối tượng nhất định(phần tử).
- Mối quan hệ: Tập hợp chứa phần tử(nếu có) và phần tử nằm trong tập hợp.

VD:

- Trong lớp 6a, có 30 học sinh mỗi học sinh là 1 phần tử.
- Trong hộp bút, mỗi dụng cụ sẽ là 1 phần tử.

2. Các kí hiệu:
- Thường đặt tên bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D...
- Các chữ cái thường a, b, c.. để làm các phần tử.
- Dùng {} để tạo một tập hợp. Với số thì ; còn với các phần tử còn lại thì ,
- Mỗi phần tử chỉ được liệt kê 1 lần, tùy ý thứ tự.
- Kí hiệu để chỉ b thuộc A là b∈A, ngược lại là b∉A.

VD:
Ta không được viết B={0;1;1;2;3;4} C={0;1;1;2;3;4} cách viết này có hai số 1 là cách
viết sai.

3. Các cách cho một tập hợp:


Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

VD:
Kí hiệu: B={0;1;2;3;4}={2;1;0;3;4}

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử tập hợp đó.
VD:
a) Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 5
Liệt kê: B={0;1;2;3;4}={2;1;0;3;4}
Chỉ ra tính chất đặc trưng: B={x|x<5}
.S
Cách 3: Sơ đồ ven
.C

4. Tập rỗng: Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu ∅.
Bài 2: Cách ghi số tự nhiên
1. Hệ thập phân

+ Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân

- Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy
những chữ số lấy trong 10 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 9; vị trí
của các chữ số trong dãy gọi là hàng.

- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó.
Chẳng hạn, 10 chục thì bằng 1 trăm; 10 trăm thì bằng 1 nghìn; …

Chú ý: Khi viết các số tự nhiên ta quy ước:

1. Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên (từ trái sang phải)
khác 0.

2. Để dễ đọc với các số có bốn chữ số ta viết tách riêng từng lớp.
Mỗi lớp là một nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái.

3. ỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành
tổng giá trị các chữ số của nó. Chẳng hạn như số có ba chữ số
(a, b, c ∈ N) được viết dưới dạng tổng giá trị các chữ số của nó như
sau: = a x 100 + b x 10 + c

2. Số la mã:

Để viết các số La Mã không quá 30, ta dùng các kí tự I, V và X (gọi là những


số La Mã).

Ba chữ số đó cộng với hai cụm chữ số là IV và IX là năm thành phần dùng
để ghi số La Mã.
Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
đã biết tập các số tự nhiên được kí hiệu là N, nghĩa là N = {0; 1; 2; 3;...}. Mỗi
phần tử 0; 1; 2; 3; … được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc 0 như hình
vẽ:

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số
a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi
đó, ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm
b nằm sau điểm a.

+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau, chẳng hạn 9 là số liền sau của 8
(còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.

+ Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu). Chẳng hạn a < 5 và 5 < 7
suy ra a < 7.

+ Kí hiệu "≤ " và "≥"

Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b”) để nói “a < b
hoặc a = b”.

Ta còn dùng kí hiệu a ≥ b (đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) để nói “a > b
hoặc a = b”.

Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c .


Bài 4: Phép nhân chia cộng trừ
1. Phép cộng:
+ Phép cộng số tự nhiên có các tính chất:

 Giáo hoán: a + b = b + a.
 Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
+ Chú ý: a + 0 = 0 + a = a.

+ Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) gọi là tổng của ba số a, b, c và viết gọn là: a + b + c.

2. Phép trừ:
A+b=c  a=c-b
3. Phép nhân:
+ Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên c được gọi
là tích.

Kí hiệu: a.b = c (hoặc a x b = c)

Trong đó: a và b là hai thừa số, c là tích.

+ Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng
số thì ta có thể không nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn: x.y = xy; 5.m
= 5m; …

+ Tính chất của phép nhân:

- Giao hoán: ab = ba.

- Kết hợp: (ab)c = a(bc).

- Phân phối của phép nhân với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.
Bài 4: Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên
+ Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi
thừa số bằng a:

an = (n ∈ N*)

an đọc là “a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ.

Chú ý: Ta có a1 = a

a2 cũng được gọi là a bình phương (hay bình phương của a);

a3 cũng được gọi là a lập phương (hay lập phương của a).

+ Nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và công các số mũ:

am.an = am+n.

Chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:

am:an = am-n.
Bài 5: Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính
+ Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia)
thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải.

- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực
hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến
cộng và trừ.

+ Đối với các biểu thức có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc
trước.

- Nếu có các dấu ngoặc tròn (), dấu ngoặc vuông [], dấu ngoặc nhọn {} thì
ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các
phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong
dấu ngoặc nhọn.

You might also like