You are on page 1of 3

Nguyên lí bao hàm và loại trừ

Khổng Văn Trung Kiên

Bản chất của quy tắc cộng là công thức tính số phần tử của hợp những tập hợp có hữu hạn phần
tử đôi một không giao nhau:
Cho n tập hợp hữu hạn A1 , A2 , . . . , An đôi một không giao nhau. Khi đó
|A1 ∪ A2 ∪ . . . ∪ An | = |A1 | + |A2 | + . . . + |An |.
Nhưng trong các bài toán tổ hợp, nhiều lúc cần tính số phần tử của hợp những tập hợp có hữu
hạn phần tử bất kì (không nhất thiết rời nhau), khi đó ta sử dụng quy tắc cộng cho hợp của n
phần tử bất kì, còn gọi là nguyên lí bao hàm và loại trừ (hay nguyên lí bù trừ).

1 Lý thuyết
Tính chất 1. Với hai tập hợp hữu hạn A, B bất kì, ta luôn có
|A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B|; |A\B| = |A| − |A ∩ B|.

Đây là công thức cơ bản nhất của nguyên lí bao hàm và loại trừ cho hai tập hợp. Để dễ hiểu, có
thể biểu diễn tập hợp dưới dạng sơ đồ Venn.
Sau đây là công thức tổng quát cho n tập hợp hữu hạn.
Tính chất 2. Với A1 , A2 ,. . . , An là các tập hợp hữu hạn bất kì thì

X \
|A1 ∪ A2 ∪ . . . ∪ An | = (−1)|T |+1 Ai


T ⊂{1,2,...,n}, T ̸=∅ i∈T
X n X
= |Ai | − |Ai ∩ Aj |+
i=1 1≤i<j≤n
X
+ |Ai ∩ Aj ∩ Ak | − . . . + (−1)n+1 |A1 ∩ A2 ∩ . . . ∩ An |.
1≤i<j<k≤n

2 Bài tập
Bài 1. Một lớp học có 24 bạn có năng khiếu môn Toán, 20 bạn có năng khiếu môn Văn, 19 bạn
có năng khiếu cả hai môn Toán và Văn. Hỏi lớp học này có bao nhiêu học sinh giỏi ít nhất một
trong hai môn Toán và Văn.
Bài 2. Hỏi trong tập S = {1; 2; . . . ; 500} có bao nhiêu số không chia hết cho 2, 3, 5?
Bài 3. Có bao nhiêu số square-free nhỏ hơn 100?

1
Bài 4. Một số điện thoại d1 d2 d3 d4 d5 d6 d7 được gọi là dễ nhớ nếu dãy d1 d2 d3 giống d4 d5 d6 hoặc
d5 d6 d7 . Mỗi di là một trong các giá trị 0, 1, . . . , 9. Hãy tính số các số điện thoại dễ nhớ.
Bài 5. Tính số tập con của {1; 2; . . . ; 2n} sao cho tập con đó

a) không chứa hai số a, b mà |a − b| = n.

b) không chứa hai số a, b mà a + b = 2n + 1.

Bài 6 (AIME 2001).

a) Trong lớp 12A1, số học sinh giỏi ở cả Toán lẫn Văn bằng với số học sinh không giỏi môn nào.
Biết rằng có 20 học sinh giỏi Toán và 15 học sinh giỏi Văn. Hỏi lớp này có bao nhiêu học sinh?

b) Trên bảng vuông 4 × 4, các ô đều coi như phân biệt, tức là chúng sẽ khác nhau qua phép quay,
đối xứng trục. Có bao nhiêu cách tô bảng ô vuông này bởi một trong hai màu xám hoặc trắng
sao cho không có hình vuông 3 × 3 nào trong đó được tô cùng màu trắng?

Bài 7 (Công thức hàm Euler). Với mỗi số nguyên dương n > 1, kí hiệu φ(n) là số các số
nguyên dương bé hơn n và nguyên tố cùng nhau   với n.Chứng
 minh rằng
1 1 1
φ(n) = n 1 − 1− ··· 1 −
p1 p2 pk
trong đó p1 , p2 , . . . , pk là tất cả các ước nguyên tố phân biệt của n.
Bài 8 (Bài toán Bernoulli-Euler). Có n lá thư và n phong bì ghi sẵn địa chỉ. Bỏ ngẫu nhiên
các lá thư vào phong bì.

a) Hỏi xác suất để xảy ra sự kiện không một lá thư nào bỏ đúng địa chỉ là bao nhiêu?

b) Hỏi xác suất để đúng r lá thư đúng địa chỉ là bao nhiêu?

Bài 9. Có bao nhiêu cách xếp n cặp vợ chồng thành một hàng ngang sao cho không có anh nào
ngồi kề vợ mình?
Bài 10. Một cửa hàng có n loại hàng hóa. Một vị khách muốn mua k sản phẩm (k ≥ n) sao cho
mỗi loại hàng hóa có ít nhất một sản phẩm. Hỏi người đó có bao nhiêu sự lựa chọn?
Bài 11. Dãy số (an ) thu được từ dãy các số nguyên dương 1, 2, 3,. . . bằng cách xóa đi các số là
bội của 3 hoặc 4, nhưng không là bội của 5. Tính số hạng a2021 .
(
x1 + x2 + x3 + x4 = 15
Bài 12. Tìm số nghiệm nguyên của hệ
2 ≤ xi ≤ 5 ∀i = 1, 4.
Bài 13. Tìm số các tập con của tập E = {1, 2, . . . , 10} sao cho phương trình x + y = 11 vô
nghiệm trên mỗi tập đó.
Bài 14.
1 1 1
a) Trong lớp 12A2, có hơn là học sinh nữ và hơn là Đoàn viên. Ngoài ra, có hơn học sinh
3 2 6
nam không phải là Đoàn viên. Chứng minh có ít nhất một học sinh nữ là Đoàn viên.

b) Có 30 học sinh trong kí túc xá, 15 học sinh học hội họa, 8 học sinh học sinh học, và 6 học sinh
học hóa học. Biết rằng có 3 học sinh tham gia cả 3 khóa học. Chứng minh rằng, có ít nhất 7
học sinh không tham gia khóa học nào.

2
c) Trong một kì thi Toán, người ta cho ba bài 1, 2, 3 và có 100 thí sinh giải được ít nhất một bài.
Trong các thí sinh giải được bài 2 thì số thí sinh giải được bài 1 nhiều gấp đôi số thi sinh giải
được bài 3, còn số thí sinh chỉ giải được bài 2 thì nhiều gấp ba lần số thí sinh còn lại. Số thí
sinh giải được ít nhất một bài nhưng không giải được bài 2 là 40. Hỏi có ít nhất bao nhiêu thí
sinh giải được cả bài 2 lẫn bài 3.

You might also like