You are on page 1of 13

PHƯƠNG PHÁP ĐẾM BẰNG HAI CÁCH

Phạm Bảo - カズマアカリ。

-君の笑顔は太陽のように輝き、私に力を与えてくれる。-

1 Giới thiệu

Với một tập hợp, ta có thể đếm các phần tử của nó theo nhiều hướng khác nhau
dựa trên các dấu hiệu, tính chất của các phần tử. Kết quả hiển nhiên vẫn là một. Ý
tưởng của phương pháp đếm bằng hai cách cũng dựa trên nhận xét này. Để dễ tưởng
tượng, ta xét một bảng kích thước n × m, mỗi ô được điền bởi một số. Gọi tổng các
số trên bảng là T . Khi đó:
- Ta có thể tính T theo tổng các số ri với ri là tổng các số thuộc các ô hàng thứ i.
- Ngoài ra, ta cũng có thể tính T theo tổng các số ci với ci là tổng các số thuộc
các ô cột thứ i. Từ đó ta thu được

n
X n
X
ri = T = ci
i=1 i=1

Đẳng thức và cách làm trên mang đến cho ta một số ý tưởng đơn giản sau:
- Chứng minh một đẳng thức thông qua việc đếm cùng một đối tượng nào đó, sao
cho trong cách đếm này kết quả sẽ là vế có phép đếm phức tạp. Đó chắc hẳn là
bài toán không dễ.
- Khai thác giả thuyết bài toán bằng cách đếm theo nhiều hướng khác nhau. Từ
đó có nhiều thông tin cho bài toán hơn. Rất có thể một trong số các thông tin
đó chính là chìa khóa tìm ra lời giải
Ta sẽ đến với một số ứng dụng và một số kĩ thuật (được lồng ghép trong các ứng
dụng) thường được dùng khi sử dụng phương pháp

2 Chứng minh đẳng thức

Trong mục này, ta đến với một số đẳng thức. Việc chứng minh nó có thể thực hiện
theo nhiều hướng khác nhau chẳng hạn là biến đổi đại số, quy nạp.... Đặc điểm chung
của các phương pháp đó là nghiêng về hướng tính toán. Bằng cách vận dụng ý tưởng

1
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

bên trên, phương pháp đêm bằng hai cách sẽ cho ta một lời giải đậm chất ý tưởng,
đây cũng là một điểm nhấn thu hút mà Tổ hợp mang đến.
Trước tiên, ta đến với ví dụ sau:
n(n + 1)
Bài toán 1. Cho số nguyên dương n. Chứng minh rằng 1 + 2 + ... + n =
2

Bài toán 2. Với n là số tự nhiên. Chứng minh rằng

1Cn1 + 2Cn2 + . . . + nCnn = n2n−1 .

Bài toán 3. Với m, n, k là các số nguyên dương thỏa mãn m, n ≥ k . Chứng minh
rằng
1 k 1 k−1 k 0 k
Cm Cn + Cm Cn + ... + Cm Cn = Cm+n

Bài toán 4. Với n là số nguyên dương. Sử dụng phép đếm, chứng minh rằng:
X X
|A ∩ B| = n4n−1
A⊆[n] B⊆[n]

Bài toán 5. Với n ≥ 2 là một số nguyên dương. Chứng minh rằng

1.2Cn1 + 2.3Cn2 + . . . + n(n + 1)Cnn = n(n + 3)2n−2

Bài toán 6. (China 1994). Với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng
n−k
$ %
n
X 2
2k Cnk Cn−k n
= C2n+1 .
k=0

Bài toán 7. Với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng:


n X
X n n
X
min{i, j} = k 2 = 2Cn+1
3 2
+ Cn+1 .
i=1 j=1 k=1

Bài toán 8. Cho dãy các số nguyên dương a1 ≤ a2 ≤ ... ≤ an . Ta gọi bk là các
số ai sao cho ai ≥ k . Chứng minh rằng a1 + a2 + ... + an = b1 + b2 + ... + ban

2
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

3 Khai thác giả thuyết theo nhiều hướng đếm

Với một số bài toán tổ hợp có giả thiết theo dạng:


- Với a phần tử của tập A thì tương ứng 6 phần tử của tập B (1 giáo viên dạy
đúng 5 bạn học sinh, 3 học sinh tùy ý tham gia chung đúng 1 câu lạc bộ, 2 người
chơi tùy ý thì chơi với nhau đúng 1 trận...) và b′ phần tử tập B thì tương ứng
với a′ phần tử của tập A (3 học sinh tùy ý sẽ học chung nhau đúng 1 giáo viên,
2 câu lạc bộ có đúng 2 bạn học sinh tham gia chúng, 3 trận thi đấu tùy ý thì có
đúng 1 người chơi chung...).
- Với a phần tử của tập A thì tương ứng không quá 6 phần tử của tập B và b′
phần tử tập B thì tương ứng với không quá a′ phần tử của tập A.
Khi đó, ta có thể thực hiện đếm (đánh giá) |A| thông qua |B| hoặc ngược lại để khai
thác, tìm được nhiều thông tin của bài toán hơn.

Bài toán 9. Có m học sinh và n câu lạc bộ. Biết rằng với mỗi hai học sinh tùy
ý thì tham gia chung đúng k câu lạc bộ. Gọi số học sinh tham gia câu lạc bộ
2 =
Pn 2
thứ i là Ci với i = 1, 2, . . . , n. Chứng minh rằng kCm i=1 CCi

Bài toán 10. (Hong Kong MO 1994). Trong một trường học có a giáo viên
và b học sinh sao cho:
1. Mỗi giáo viên dạy đúng k học sinh.
2. Mỗi hai học sinh bất kỳ đều có chung đúng h giáo viên giảng dạy.
a b(b − 1)
Chứng minh rằng = .
h k(k − 1)

Bài toán 11. (Hải Phòng TST 2020). Trong một phòng họp có n người. Mỗi
người quen nhau hoặc không quen nhau. Biết rằng:
1. Một người quen đúng 30 người khác.
2. Một cặp quen nhau thì có đúng 19 người khác quen với cả hai người đó.
3. Một cặp không quen nhau thì có đúng 20 người khác quen với cả hai
người đó.
Tìm tất cả các giá trị có thể của n.

Tổng quát hơn, ta có được bài toán như sau:

3
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

Bài toán 12. Cho S là một tập hợp gồm n người thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Mỗi người trong S quen biết chính xác k người khác trong S .
2. Hai người bất kỳ nếu quen biết nhau thì có chính xác l người quen chung
trong S .
3. Hai người bất kỳ nếu không quen biết nhau thì có chính xác m người quen
chung trong S .
Chứng minh rằng m(n − k) − k(k − l) + k − m = 0.

Bài toán 13. Trong một giải đấu cờ vua vòng trường, có hai bạn học sinh lớp
10 và n bạn học sinh lớp 11 cùng tham gia. Biết rằng hai người bất kỳ sẽ đấu
với nhau đúng một lần. Người chơi thắng trong một ván cờ sẽ được 1 điểm, hòa
được 0.5 điểm và thu được 0 điểm. Sau khi giải đấu kết thúc người ta nhận thấy
rằng tổng điểm của hai bạn lớp 10 là 8 điểm trong khi các bạn lớp 11 cùng số
điểm với nhau. Hơn nữa, điểm của mỗi bạn lớp 10 luôn ít hơn điểm của mỗi bạn
lớp 11. Xác định giá trị n.

Bài toán 14. (IMO Shortlist 2004). Có những 10001 sinh viên tại một
Trường đại học. Một số sinh viên tham gia cùng nhau để tạo thành một số
câu lạc bộ (CLB) (một sinh viên có thể thuộc các CLB khác nhau). Một số CLB
kết hợp với nhau để tạo thành một đoàn thể (một CLB có thể thuộc về các đoàn
thể khác nhau). Có tổng cộng các k đoàn thể. Giả sử rằng các đều kiện sau thỏa
mãn:
1. Mỗi cặp học sinh thuộc về đúng một CLB.
2. Đối với mỗi học sinh và mỗi đoàn thế, học sinh đó thuộc vào đúng một
CLB của đoàn thể đó.
3. Mỗi CLB có một số lượng sinh viên lẻ. Ngoài ra, một CLB với 2m + 1 sinh
viên (m là một số nguyên dương) thì CLB đó thuộc về đúng m đoàn thể.
Tìm tất cả các giá trị có thể của k .

4 Làm trơn trong bất đẳng thức tổ hợp

Đối với một vài bài toán chứng minh BĐT tổ hợp thì phần lớn rất hay dựa vào nền
tảng là BĐT làm trơn. Có rất nhiều cách chứng minh và làm chặt, như Cauchy -
Schwartz, Jensen,... Tuy nhiên đôi khi những BĐT này là không phù hợp và linh
hoạt, lý do là trường hợp dấu bằng xảy ra chỉ khi với n lẻ, do đó, ta nghĩ ngay đến

4
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

một công cụ mạnh hơn nhiều là hàm lồi và bất đẳng thức Karamata. Để tìm hiểu
thêm về chủ đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Ứng dụng của hàm lồi trong
BĐT của thầy Võ Quốc Bá Cẩn. Ở đây, ta chỉ quan tâm cách sử dụng của Karamata
mà không cần chứng minh lại. Ta làm quen với một bổ đề quan trọng như sau:

Bổ đề làm trơn: Với các số nguyên dương a1 , a2 , ..., an thỏa mãn a1 +a2 +...+an =
nk + r và 0 ≤ r < n, ta có:

Ca21 + Ca22 + ... + Ca2n ≥ rCk+1


2
+ (n − r)Ck2

Chứng minh: Sử dụng BĐT Karamata cho hai bộ (a1 , a2 , ..., an ) ≻ (k, ..., k + 1) và
1
f (x) = x(x − 1) với chú ý rằng f (x) là hàm lồi, ta có đpcm.
2
Tất nhiên ta cũng có một hệ quả thu gọn như sau:

Làm trơn thu gọn: Cho hai số nguyên dương a và b thỏa mãn a + b = n, ta có:

2
Ca2 + C 2 ≥ n − n

nếu n chẵn
b 2
Ca2 + C 2 ≥ n2 −n+1
nếu n lẻ

b 2

Bài toán 15. (Chuyên ĐH Vinh TST 2020). Có 16 học sinh tham gia làm bài
thi trắc nghiệm. Đề thi chung có tất cả các học sinh có n câu hỏi, mỗi câu có 4
phương án trả lời. Sau khi thi xong Thầy giáo nhận thấy với mỗi câu hỏi, mỗi
học sinh chọn đúng một phương án trả lời và hai học sinh bất kỳ có nhiều nhất
một câu hỏi có phương án chọn giống nhau.
1. Với n = 2 hãy chỉ ra một ví dụ về phương án trả lời các câu hỏi của 16
học sinh.
2. Chứng minh rằng n ≤ 5.

Bài toán 16. CLB Multimedia NĐC có 200 học sinh tham dự casting đợt 1.
Đề phỏng vấn có sáu câu hỏi. Biết rằng mỗi một câu hỏi được trả lời đúng bởi
ít nhất 120 bạn. Chứng minh rằng có hai bạn sao cho mỗi câu hỏi được trả lời
đúng bởi ít nhất một trong hai bạn này.

Bài toán 17. Một bảng chữ cái bao gồm k chữ cái, trong đó k là một số nguyên
dương lớn hơn một. Một từ là một chuỗi hữu hạn các chữ cái. Gọi S là tập hợp

5
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

hữu hạn các từ có tính chất rằng không có từ nào trong S có thể được tạo thành
từ i chữ cái đầu tiên của bất kỳ từ nào khác trong S , với mọi i. Nếu Sn biểu
diễn số từ có độ dài n trong S . Chứng minh rằng
S1 S2 Sn
+ 2 + · · · + n ≤ 1.
k k k

Bài toán 18. (IMO 1998). Trong một cuộc thi, có m ứng cử viên và n giám
khảo, trong đó n ≥ 3 là số nguyên lẻ. Mỗi thí sinh được ban giám khảo đánh giá
là đạt hoặc không đạt. Giả sử mỗi cặp giám khảo đồng ý với nhiều nhất k ứng
cử viên. Chứng minh rằng
k n−1
≥ .
m 2n

Bài toán 19. (PTNK TST 2020) Một trường phổ thông có n học sinh. Các
học sinh tham gia vào tống cộng m câu lạc bộ A1 , A2 , . . . , Am .
1. Chứng minh rằng nếu mỗi câu lạc bộ có 4 học sinh và hai học sinh bất
n(n − 1)
kỳ tham gia chung nhiều nhất một câu lạc bộ thì m ≤ .
12
2. Giả sử tồn tại k > 0 sao cho hai câu lạc bộ bất kỳ có chung nhau k thành
viên và tồn tại một câu lạc bộ At có k thành viên. Chứng minh rằng m ≤ n.

5 Sử dụng kết hợp với phản chứng

Ý tưởng sử dụng trong mục này là sử dụng giả thuyết bài toán để đếm theo một cách
nào đó và sử dụng giả thuyết phản chứng để đếm theo một cách khác.
Bài toán 20. (India TST 2010). Cho bảng vuông kích thước 10 x 10, mỗi
ô (i, j) thuộc hàng i cột j được điền bởi một số thực dương aij sao cho tổng
các số thuộc mỗi hàng, mỗi cột của bảng luôn là 1. Chứng minh rằng tồn tại
j, k, l, m ∈ [10] với j < k và l < m sao cho:

1
ajl akm + ajm akl ≥
50

Bài toán 21. Trong một buổi training thành viên mới của CLB Multimedia có
n học viên (n > 3). Trước ngày xét certificate của lớp, mỗi nhóm ba học viên
tùy ý đều có chung âm mưu muốn ít nhất một bạn khác trượt cơ hội lấy chứng
chỉ. Chứng minh rằng tồn tại một bạn học viên nào đó phải chịu âm mưu từ ít
p
nhất 3 (n − 1)(n − 2) bạn học viên khác.

6
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

6 Sử dụng kết hợp với đồ thị

Việc đưa những bài toán với giả thiết về hình dáng khác nhau về cùng một vấn đề
là điều không dễ và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Trong Tổ hợp, đồ thị
là phương tiện tốt thực hiện ý tưởng trên, nó không chỉ giúp ta nhìn nhận bài toán
theo góc độ khác đi mà hơn hết nó có nhiều kết quả, tính chất đã được khai thác.
Việc này hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm ra lời giải. Bài toán đếm cũng không ngoại
lệ.

Bài toán 22. (Khánh Hòa TST 2020). Một nhóm phượt có n thành viên.
Năm 2018 họ thực hiện 6 chuyến du lịch mà mỗi chuyến có đúng 5 thành viên
tham dự. Biết rằng hai chuyến du lịch bất kỳ có tối đa hai thành viên chung.
Tìm giá trị nhỏ nhất của n.

Bài toán 23. (Lào Cai TST 2020). Trên mặt phẳng cho tập A gồm n diểm
phân biệt với n ∈ N∗ và tập B gồm 14 đường thẳng phân biệt. Biết mỗi đường
thẳng của tập B đi qua đúng 14 điểm của tập A.
1. Gọi tất cả các điểm của tập A là P1 , P2 , . . . , Pn . Với mỗi điểm Pi giả sử có
đúng ai đường thẳng của tập B đi qua Pi . Chứng minh rằng ni=1 ai = 196.
P

2. Chứng minh rằng n ≥ 102.

Bài toán 24. (Hưng Yên TST 2020). Cho một tập X khác rỗng dược chia
thành các tập con đôi một không giao nhau A1 , A2 , ..., An và đồng thời cũng được
chia thành các tập con đôi một không giao nhau B1 , B2 , ..., Bn . Biết rằng hợp
của hai tập hợp không giao nhau Ai , Bj (với 1 ≥ j, j ≥ n) có không ít hơn n phần
n2
tử. Chứng minh rằng số phần tử của X không ít hơn . Khi số phần tử của X
2
n2
là hãy chỉ ra một cách chia tập hợp thỏa mãn bài toán.
2

7 Bài tập vận dụng

Bài toán 25. Với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng:


2 2
1. Cn0 + Cn1 + . . . + (Cnn )2 = C2nn .

2 2
2. Cn1 + 2 Cn2 + · · · + n (Cnn )2 = nC2n−1
n−1
.

7
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

Bài toán 26. Với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng:

1 · 1! + 2 · 2! + · · · + n · n! = (n + 1)! − 1.

Bài toán 27. Với m, n là các số nguyên dương. Chứng minh rằng:
n
X
n−k
(−1)k Cm+1
k
 
· Cm+n−k =0
k=0

(quy ước rằng Cab = 0 nếu b > a)

Bài toán 28. Với a, b, c là các số tự nhiên sao cho c ≥ a + b. Chứng minh rằng:
a+b
X
Cca Ccb = Caa+b−k Cka Cck .
k=max{a,b}

Bài toán 29. (Putnam 1992). Với n, k là các số nguyên không âm. Ký hiệu
n
Q(n, k) là hệ số của xk trong khai triển của biểu thức 1 + x + x2 + x3 . Chứng
minh rằng:
Xk
Q(n, k) = Cnj Cnk−2j .
j=0

a!
(Chú ý rằng với a, b là các số nguyên và a ≥ 0 thì Cab = với 0 ≤ b ≤ a.
(a − b)!b!
Các trường hợp còn lại quy ước Cab = 0 )

Bài toán 30. (Putnam 2013). Cho khối đa diện 20 mặt đều (icosahedron)
(một trong năm loại khối đa diện đều), mỗi mặt là một tam giác đều, mỗi đỉnh
là giao của đúng 5 cạnh (như hình vẽ). Mỗi mặt của khối được điền bởi một số
nguyên không âm sao cho tổng các số trên 20 mặt là 39. Chứng minh rằng có
hai mặt nào đó có chung đỉnh mà số ghi trong hai mặt đó là giống nhau.

Bài toán 31. (Tạp chí Pi - P316 2019). Trong một giải đấu võ thuật, mỗi
võ sĩ thi đấu với mổi võ sĩ khác đúng một trận. Mỗi trận đấu được điều khiển
bởi một trọng tài. Sau khi giai đấu kết thúc, người ta nhận thấy rằng, mỗi trọng
tài đều điều khiển ít nhất một trận, và không có hai trọng tài nào điều khiển
số trận bằng nhau. Võ sĩ Bắc nói rằng, các trận đấu của anh ta đều được điều
khiển bởi các trọng tài khác nhau. Các võ sĩ Trung và Nam cũng khẳng định
hệt vậy. Hỏi có thể xảy ra khả năng cả ba vō sĩ cùng nói đúng hay không?

8
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

Bài toán 32. Cho k1 , k2 , . . . , kn là các số nguyên dương với ki ≥ 2. Đặt N =


Pn 2
i=1 Cki . Chứng minh rằng:

X n
X
2
Ck2i Ckj +3 Ckdi +1 = CN
2

1≤i<j≤n i=1

Bài toán 33. Cho dãy (Fn ) được xác định bởi F1 = F2 = 1 và

Fn+2 = Fn+1 + Fn , ∀n ≥ 1

Vơi n ∈ N∗ . Chứng minh rằng:


1
$ %
n
Cnt 5 2 = 2n Fn+1
X

t=0

Bài toán 34. (Bổ đề Corrádi). Cho A1 , A2 , . . . , AN là các tập hợp có r phần
tử. Gọi X là hợp các tập hợp đó. Biết rằng |Ai ∩ Aj | ≤ k với mọi 1 ≤ i < j ≤ N .
Chứng minh rằng:
r2 N
|X| ≥
r + (N − 1)k

Bài toán 35. Cho n ≥ 3 là số nguyên. Một số con domino được đặt trên bảng
vuông kích thước n × n sao cho mỗi con domino phủ đúng hai ô vuông của bảng
và không có hai domino nào phủ chồng lên nhau. Giá trị của một dòng (hay một
cột) là số các con domino phủ ít nhất một ô cúa dòng (hay cột) đó. Một cấu
hình được gọi là cân bằng nếu tồn tại số nguyên k ≥ 1 sao cho mỗi dông và mỗi
cột đều có giá trị bằng k . Chứng minh rằng luôn tồn tại một cấu hình cân bằng
cho mọi bảng vuông n × n, n ≥ 3 và tìm số lượng nhỏ nhất các con domino mỗi
cấu hình cân bằng đó.

Bài toán 36. (A. Soifer). Có hai đội chơi, mỗi đội có 7 thành viên cùng chơi
cờ vua. Mỗi trận mối đội cử ra một người để thi đấu (hai người thuộc hai đội
chỉ đấu với nhau tối đa một lần).
1. Chứng minh rằng sau 22 trận thì ta luôn có thể tìm được bốn người chơi
(thuộc hai đọii) sao cho có thể đặt bốn người này lên bàn tròn thỏa mân hai
người ngồi cạnh nhau là đã thi đấu với nhau.
2. Tìm số trận đấu ít nhất để luôn có thể tìm được bốn người chơi (thuộc

9
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

hai đội) sao cho cô thể đặt bốn người này lên bàn tròn thỏa mân hai người
ngồi cạnh nhau là đã thi đấu với nhau.

Bài toán 37. (Trích VN TST 2015). Trong một kỳ thi có 100 thí sinh và 24
vị giám khảo. Mỗi thí sinh được hỏi bởi đúng 10 giám khảo. Chứng minh rằng
có 7 giám khảo mà mỗi thí sinh đều được hỏi bởi ít nhất một trong số họ.

Bài toán 38. (APMO 2008). Một lớp có 46 học sinh được chia làm các nhóm
mỗi nhóm 3 học sinh. Hai nhóm tùy ý có chung với nhau tối đa một học sinh.
Chứng minh rằng tồn tại một tập S gồm ít nhất 10 học sinh sao cho không có
bất kỳ nhóm nào có 3 thành viên đều thuộc S .

Bài toán 39. (IMO shortlist năm 2003). Cho x1 , x2 , . . . , xn và y1 , y2 , . . . , yn


là các số thực. Xét bảng ô vuông kích thước n × n. Mỗi ô (i, j) (ô thuộc hàng j
cột j ) được điền bởi số aij được xác định như sau:

 1 nếu xi + yj ≥ 0

aij =
nếu

0 xi + yj < 0

Đặt B là một bảng vuông có kích thước n × n, trong đó mỗi ô được điền bởi
0 hoặc 1. Điều này sao cho tổng các số trong mỗi hàng và mỗi cột của bảng B
tương ứng với tổng của hàng và cột tương ứng trong bảng A. Chứng minh rằng
bảng A và B trùng nhau.

Bài toán 40. (USA TST 2005). Cho n là một số nguyên dương lớn hơn 1.
Xét số m nguyên dương và tập Sm = {1, 2, . . . , mn}. Giả sử tồn tại tập T gồm 2n
phần tử thỏa mãn ba tính chất sau:
1) Mỗi phần tử của T là một tập con có m phần tử của Sm
2) Mỗi cặp gồm hai phần tử của T là hai tập hợp có chung với nhau tối đa
một phần tử thuộc Sm .
3) Mỗi phần tử của Sm thuộc về đúng hai tập là hai phần tử thuộc T .
Xác định giá trị lớn nhất có thể của m theo n.

Bài toán 41. (Iran 2010). Cho n điểm trong mặt phẳng sao cho không có ba
điểm nào thẳng hàng. Chứng minh rằng số tam giác có diện tích bằng 1 với ba

10
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

2 2 
đỉnh là 3 điểm trong số n điểm trên không vượt quá n −n .
3

Bài toán 42. (India TST năm 2001). Cho một đồ thị với E cạnh và n đỉnh.
Biết rằng đồ thị không chứa C4 (đồ thị vòng 4 đỉnh). Chứng minh rằng
n √
E≤ (1 + 4n − 3)
4

Bài toán 43. Cho bảng ô vuông kích thước 13 × 13. Người ta tô màu đỏ ở S ô
vuông của bảng sao cho không có 4 ô đỏ nào nằm ở bốn góc của một hình chữ
nhật. Xác định giá trị S lớn nhất.

Bài toán 44. (China năm 2000). Cho n điểm phân biệt trên một đường
thẳng. Xét tập các khoảng cách giựa hai điểm tùy ý thuộc n điểm trên. Biết
rằng mỗi khoảng cách xuất hiện tốijđakhai lần. Chứng minh rằng số khoảng cách
n
xuất hiện đúng một lần ít nhất là .
2

Bài toán 45. Một nhóm gồm 2n học sinh được chia thành từng nhóm, mỗi
nhóm gồm 2 học sinh riêng biệt để thực hiện một chủ để trải nghiệm (về gia
đình, sức khỏe,...) trong một tuần. Cuối tuần, các nhóm sẽ báo cáo kết quả cho
giáo viên phụ trách. Sau mỗi tuần các học sinh có thể chọn lại nhóm cho mình
để thực hiện tiếp một chủ đề khác. Chứng minh rằng cuối mỗi tuần ta luôn tìm
được hai học sinh sao cho có ít nhất n − 1 học sinh khác cùng chung nhóm với
cả hai học sinh hoặc cùng không chung nhóm với cả hai học sinh này dù việc
chia nhóm có thực hiện như thế nào đi nữa.

Bài toán 46. (Iran TST 2008). Trong một giải đấu có 799 người chơi, mỗi
người chơi thi đấu với nhau đúng một lần (chỉ có thắng hoặc thua không có
hòa). Chứng minh rằng tồn tại 14 người chơi trong số đó sao cho có thể chia 14
người này thành hai nhóm để mỗi người trong nhóm thứ nhất đều thắng mọi
người trong nhóm thứ hai.

Bài toán 47. (USAMO 2011). Cho tập A có 225 phần tử. Các tập A1 , A2 , . . . , A11
là các tập con của A sao cho:

|Ai | = 45 với 1 ≤ i ≤ 11 và |Ai ∩ Aj | = 9 với 1 ≤ i < j ≤ 11.

11
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

Bài toán 48. (IMO 2001). Cho n là số nguyên lẻ, lớn hơn 1 và c1 , c2 , . . . , cn
là các số nguyên. Với mỗi hoán vị a = {a1 , a2 , . . . , an } của {1, 2, . . . , n} ta định
nghĩa:
S(a) = a1 c1 + a2 c2 + . . . + an cn

Chứng minh rằng tồn tại hai hoán vị a, b của {1, 2, . . . , n} với a ̸= b sao cho
S(a) − S(b) chia hết cho n!.

Bài toán 49. (IMO Shortlist 2010) Trong một giải đấu quần vợt có n người
tham dự. Mổi hai người chơi bất kỳ sẽ thi đấu với nhau đúng một trận (giả sử
chỉ có thắng và thua không có kết quả hòa). Ta gọi một bộ (không thứ tự) gồm
bốn người chơi là một bộ xấu nếu có một người chơi nào đó thua cả ba người
còn lại. Đồng thời, mỗi người chơi trong ba người chơi này sê thắng một người
và thua một người khác trong hai người còn lại. Giả sử giải đấu kết thúc mà
không tồn tại bộ xấu nào. Đặt wi , li lần lượt là số người mà người thứ i thắng
và thua. Chứng minh rằng:
n
X
(wi − ℓi )3 ≥ 0
i=1

Bài toán 50. Cho một tập hợp các phần tử n riêng biệt, cho t tập hợp con
n
A1 , A2 , . . . , At sao cho mỗi tập hợp chứa ít nhất các phần tử và Ai ∩ Aj có tối
2
n
đa phần tử, vói mọi i ̸= j . Chứng minh rằng hợp của t tập hợp này chứa ít
4
tn
nhất phần tử .
t+1

Bài toán 51. (IMO 1993). Cho tập hợp pn (k) là hoán vị của {1, 2, 3, . . . , n}
trong đó có đúng k điểm cố định. Chứng minh rằng
n
X
kpn (k) = n!
k=0
.

Bài toán 52. (IMO 1981). Cho số nguyên dương r thỏa mãn 1 ≤ r ≤ n, và
các tập hợp con r phần tử của tập hợp {1, 2, . . . , n}. Mỗi tập con đều có phần tử
nhỏ nhất. Gọi F (n, r) là trung bình cộng của những phần tử nhỏ nhất. Chứng

12
ĐẾM BẰNG HAI CÁCH カズマアカリ。

minh rằng
n+1
F (n, r) = .
r+1

Bài toán 53. (Russia 1996). Ở thành phố ’Duma’ có 1600 đại biểu, họ đã
thành lập 16000 ủy ban, mỗi ủy ban có 80 người. Chứng minh rằng có thể tìm
được hai ủy ban có không ít hơn bốn thành viên chung.

Bài toán 54. Một hoán vị {x1 , x2 , . . . , x2n } của tập {1, 2, . . . , 2n} trong đó n là
số nguyên dương, được gọi là có tính chất T nếu |xi − xi+1 | = n với ít nhất với
một i thuộc {1, 2, . . . , 2n − 1}. Chứng tỏ rằng, với mỗi n, có nhiều hoán vị có tính
chất T hơn là không có tính chất T .

Bài toán 55. Cho n và k là các số nguyên dương và cho S là tập hợp các điểm
n trong mặt phẳng sao cho

1. Không có ba điểm nào của S thẳng hàng.


2. Với mọi điểm P của S có ít nhất k điểm S cách đều P.
Chứng minh rằng
1 √
k< + 2 · n.
2

Bài toán 56. (Japan MO 2012). Cho n là một số nguyên dương và một lưới
2n × 2n, tô màu chính xác các ô vuông 2n2 thỏa mãn điều kiện: ’Nếu một hình
vuông đã cho được tô màu thì các hình vuông khác chỉ có chung một đỉnh duy
nhất (tức là không phải toàn bộ cạnh) với hình vuông đó không có màu’. Có bao
nhiêu khả năng có thể tô màu theo cách như vậy? Lưu ý rằng hai màu được coi
là khác biệt nếu chúng khác nhau bởi một góc quay hoặc phản chiếu của hình
vuông.

"偉大なことを成し遂げる為には、行動するだけでなく、夢を持ち、計
画を立てるだけでなくてはならない。 "
引用
Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp giải toán qua các kì Olympic 2020, 2021, 2023
2. A path to combinatorics for undergraduates (Titu Andresscu & Zuming Feng)
3. Diễn đàn AOPS

13

You might also like