You are on page 1of 3

1

ĐẾM HAI CÁCH


Bài tập 1. Cho 2022 điểm trong một hình vuông thỏa mãn các điểm này và các đỉnh của hình
vuông không có ba điểm nào thẳng hàng. Người ta nối các điểm này và các đỉnh của hình vuông
bằng các đoạn thẳng sao cho hình vuông được chia hoàn toàn thành các tam giác. Tính số đoạn
thẳng và số tam giác có trong hình.
Bài tập 2. Trong một trường học có b giáo viên và c học sinh thỏa mãn các điều kiện sau:

i) Mỗi giáo viên dạy đúng k học sinh;

ii) Đối với hai học sinh phân biệt bất kỳ, có đúng h giáo viên dạy họ.
b c(c − 1)
Chứng minh = .
h k(k − 1)
Bài tập 3. Cho một nhóm có n người thỏa điều kiện sau: với n − 2 người bất kỳ, số lượng các
cặp những người quen biết nhau luôn bằng nhau và bằng 3k (k là số nguyên dương). Tìm tất cả
các giá trị có thể có của n.
Bài tập 4. Cho 11 tập hợp M1 , M2 , · · · , M11 thỏa mãn điều kiện:

1) |Mi | = 5, i = 1, 2, · · · , 11;

2) |Mi ∩ Mj | =
̸ 0, 1 ≤ i < j ≤ 11.

Ký hiệu T = M1 ∪ M2 ∪ · · · ∪ M11 .Với mỗi x ∈ T, đặt

n(x) = |{Mi , x ∈ Mi , 1 ≤ i < j ≤ 11}| , n = max {n(x), x ∈ T } .

Tìm giá trị nhỏ nhất của n.


Bài tập 5. Cho X là một bát giác đều tâm O. Gọi A là tập tất cả các đỉnh của X và các giao
điểm của hai đường chéo bất kì của X. Gọi B là tập 8 điểm thuộc A không trùng O và gần O
nhất (hình vẽ). Gọi Y là tập tất cả các cạnh của X và các đoạn thẳng nối hai điểm thuộc A kề
nhau trên một đường chéo bất kì của X. Mỗi điểm thuộc A được tô bởi một trong hai màu xanh
hoặc đỏ. Có tất cả 26 điểm đỏ. Biết rằng O được tô đỏ, hai trong số những điểm đỏ là đỉnh của
X, ba trong số những điểm đỏ thuộc B. Các đoạn thẳng thuộc Y được tô màu theo quy tắc: nếu
đoạn thẳng có hai đầu mút đỏ thì nó được tô màu đỏ, nếu hai đầu mút xanh thì nó được tô màu
xanh, nếu một đầu mút đỏ và một đầu mút xanh thì nó được tô màu vàng. Biết rằng có 20 đoạn
thẳng trong Y màu vàng. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng trong Y màu xanh?
Bài tập 6. Một trường phổ thông có n học sinh. Các học sinh tham gia vào tổng cộng m câu lạc
bộ là A1 , A2 , · · · , Am .

a) Chứng minh nếu mỗi câu lạc bộ có 4 học sinh và hai học sinh bất kỳ tham gia chung nhất một
n(n − 1)
câu lạc bộ thì m ≤ .
12
b) Giả sử tồn tại k > 0 sao cho hai câu lạc bộ bất kỳ có chung nhau k thành viên và tồn tại một
câu lạc bộ At có k thành viên. Chứng minh m ≤ n.
2

Bài tập 7. Trong môt kỳ thi vấn đáp, có 10 giám khảo và 1024 thí sinh. Mỗi thi sinh sẽ được
hỏi bởi từng giám khảo và nhận về kết quả là "đạt" hoăc "trượt". Biêt rằng với hai thí sinh bất
kỳ, luôn có môt giám khảo đánh giá bạn này đạt còn bạn kia trượt. Hai thí sinh được gọi là "tách
rời" nếu như với họ có kết quả khác nhau ở ít nhất 6 giám khảo, còn hai thí sinh được gọi là "tách
rời tốt" nếu họ có kết quả khác nhau ở ít nhất 3 giám khảo.

a) Hỏi với mỗi thi sinh, có bao nhiêu thí sinh là "tách rời" với thí sinh đó?

b) Chứng minh rằng có không quá 6 thí sinh đồ một "tách rời tốt" với nhau.

c) Chứng minh rằng có thể chọn ra được 19 thí sinh đôi một "tách rời" với nhau.

Bài tập 8. Cho A1 ; A2 ; · · · ; Ak là các tập con của tập S = {1; 2; · · · ; 10} thỏa mãn:

i) |Ai | = 3 với i = 1, 2, · · · , k;

ii) |Ai ∩ Aj | ≤ 2, 1 ≤ i < j ≤ k.

Tìm giá trị lớn nhất của k.


Bài tập 9. Cho tập hợp M có 7 phần tử. Đặt A1 , A2 , · · · , A7 là các tập con của M sao cho

i) mỗi tập con có ít nhất ba phần tử;

ii) mỗi cặp phần tử của M thuộc đúng một trong các tập con.

Chứng minh rằng hai tập con bất kỳ có đúng một phần tử chung.
Bài tập 10. Cho n và k là các số nguyên dương và tập hợp T có n điểm trong mặt phẳng thỏa
mãn tính chất

i) không có ba nào thẳng hàng;

ii) với mỗi điểm P thuộc T , có ít nhất k điểm trong T là cách đều P .
1 √
Chứng minh k < + 2n.
2
Bài tập 11. Trong một cuộc thi có a thí sinh và b giám khảo, trong đó b > 3 là một số nguyên
lẻ. Mỗi giám khảo đánh giá từng thí sinh là đậu hoặc rớt. Giả sử k là một số sao cho với hai giám
k b−1
khảo bất kỳ, sự đánh giá của họ trùng nhau cho nhiều nhất k thí sinh. Chứng minh ≥ .
a 2b
Bài tập 12. Một kỳ thi toán học có 200 học sinh tham gia. Đề thi có 6 bài toán. Biết rằng mỗi
bài toán được giải bới đúng ít nhất 120 học sinh. Chứng minh rằng phải có 2 học sinh sao cho
mỗi bài toán đã được giải bởi ít nhất một trong hai học sinh đó.
Bài tập 13. Có 10001 sinh viên tại một trường đại học. Một số sinh viên tham gia cùng nhau
để thành lập một số câu lạc bộ (một sinh viên có thể thuộc các câu lạc bộ khác nhau). Một số
câu lạc bộ liên kết với nhau để tạo thành một số hội (một câu lạc bộ có thể thuộc về các hội khác
nhau). Có tất cả k hội. Giả sử các điều kiện sau đây thỏa mãn:

i) Mỗi cặp sinh viên tham gia đúng một câu lạc bộ;

ii) Đối với mỗi sinh viên và mỗi hội, sinh viên tham gia đúng một câu lạc bộ của hội.
3

iii) Mỗi câu lạc bộ có số lượng sinh viên là một số lẻ. Ngoài ra, một câu lạc bộ có 2m + 1 sinh
viên (m là số nguyên dương) thì thuộc đúng m hội.

Tính các giá trị có thể của k.


Bài tập 14. Có 12 học sinh trong lớp học tổ hợp. Vào đầu mỗi tuần, thầy giao một dự án cho
học sinh của mình. Các học sinh tạo thành 6 nhóm. Mỗi nhóm hoạt động trên dự án độc lập và
nộp công việc vào cuối tuần. Mỗi tuần, học sinh có thể thành lập nhóm theo ý muốn. Chứng minh
rằng bất kể học sinh chọn bạn cùng nhóm của mình theo cách nào thì luôn có hai học sinh sao
cho có ít nhất 5 học sinh khác đã từng làm việc với cả hai hoặc đã không từng làm việc.
Bài tập 15. Một đề thi có n câu hỏi, điểm của mỗi câu hỏi là 1 điểm. Một nhóm n học sinh
tham gia giải đề thi này, mỗi em làm một bài thi độc lập với nhau và số điểm của nhóm là tổng
số điểm của các em. Người ta thấy rằng cứ hai câu bất kì thì có tối đa 1 em giải đúng cả hai câu.

1. Hãy tính số điểm lớn nhất có thể có của nhóm n em học sinh này.

2. Chỉ ra một trường hợp số điểm lớn nhất khi n = 6, n = 7.

Bài tập 16.

a) Một đại hội thể thao của phường Nam Cường có n vận động viên tham gia thi đấu ở 7 nội
dung gồm: chạy 100 mét, đẩy tạ, bắn nỏ, đua xe đạp, bơi tự do 100 mét, nhảy cao, nhảy xa.
Biết rằng mỗi vận động viên tham gia thi đấu ít nhất một trong các nội dung thi đấu này.
Theo thống kê của ban tổ chức cho thấy mỗi nội dung thi đấu có số vận động viên tham dự
bằng nhau và bằng 40. Ngoài ra cứ hai nội dung thi đấu bất kỳ thì có không quá 9 vận động
viên tham gia thi đấu cả hai nội dung đó. Chứng minh rằng n ≥ 120.

b) Có 16 học sinh tham gia một kì thi, đề thi có n câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa
chọn. Biết rằng 2 học sinh bất kì có không quá 1 câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi. Tìm
giá trị lớn nhất của n. Hãy chỉ ra một trường hợp để n đạt được giá trị lớn nhất đó.

Bài tập 17. Tại một hội nghị khoa học có 100 đại biểu tham dự. Người ta nhận thấy rằng không
có 3 đại biểu nào đôi một quen nhau. Biết rằng tồn tại số nguyên dương n sao cho không có đại
biểu nào quen quá n đại biểu khác và với mọi k, 1 ≤ k ≤ n có ít nhất một đại biểu quen đúng k
đại biểu khác. Hãy tìm giá trị lớn nhất của n.
Bài tập 18. Cô giáo có tất cả 2020 viên kẹo gồm 20 loại kẹo khác nhau, mỗi loại ít nhất có 2
viên kẹo. Cô chia hết kẹo cho các học sinh của mình, mỗi người một số viên kẹo và không có học
sinh nào nhận được nhiều hơn một viên kẹo ở một loại kẹo. Cô yêu cầu hai học sinh khác nhau
bất kì so sánh các viên kẹo mình nhận được và viết số loại kẹo mà cả hai cùng có lên bảng. Biết
rằng mỗi cặp học sinh bất kì đều được lên bảng đúng một lần. Gọi tổng các số được viết lên bảng
là M .

a) Xác định giá trị nhỏ nhất của M .

b) Với giả thiết tương tự nhưng thay 20 loại kẹo khác nhau bởi 19 loại kẹo khác nhau, hãy tìm
giá trị nhỏ nhất của M trong trường hợp tương ứng này.

You might also like