You are on page 1of 6

Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

KỸ THUẬT ĐẾM BẰNG HAI CÁCH


Cách tiếp cận: trong đề bài, đặt ra 2 nhóm đối tượng A, B.
 Xét các bộ (a,b) với a thuộc A & b thuộc B trong đó a,b có quan hệ với nhau (VD:
điểm thuộc đường thẳng, GV dạy HS, ...)  bằng các dữ kiện của đề bài, ta có thể
ước lượng số bộ này (đếm a trước, hoặc đếm b trước).
 Xét các bộ ({a1, a2}, b) với a1, a2 thuộc A & b thuộc B trong đó b có cùng mối quan
hệ với a1, a2 như trên.
VD: mỗi HS của đội tuyển 11 quen với 4 HS của đội tuyển 12; mỗi HS của đội tuyển 12
quen với 5 HS của đội 11.
 Gọi m, n là số HS của 2 đội 11, 12. Ta đi đếm số cặp (a,b) với a là HS 11, b là HS 12 và
hai bạn này quen nhau với số lượng S.
+ Chọn HS 11 trước: S = m.4.
+ Chọn HS 12 trước: S = n.5.
So sánh  4m = 5n.
VD: một lớp học đội tuyển có 15 HS học tất cả n buổi bồi dưỡng. Mỗi buổi có 3 bạn lên
bảng làm bài và cho biết rằng 2 HS trong đội thì lên bảng chung nhau đúng 1 lần. Tìm n.
// nếu cho giả thiết: 1 HS lên bảng bao nhiêu lần  xong.
Xét các bộ ({a1,a2},b) ~ ({HS, HS}, buổi) mà trong đó 2 học sinh a1, a2 có lên bảng chung
vào buổi b, gọi số bộ là S.
+ Chọn cặp HS trước: S = 15C2.1.
+ Chọn buổi trước: S = n.3C2.
So sánh  15C2 = 3n  n = 35.

Bài 1.
a) Cho đa giác lồi P có 2021 đỉnh và một điểm X nằm bên trong P (nhưng không thuộc
bất kỳ đường chéo nào của P ). Gọi a, b lần lượt là số tam giác và tứ giác có các đỉnh lấy
từ P và chứa X bên trong . Tìm quan hệ giữa a, b.
b) Chứng minh rằng trong đa giác đều 2n đỉnh thì khi lấy ra ba đỉnh bất kỳ, số tam giác tù
bằng ba lần số tam giác nhọn.
a) Mỗi tam giác chứa X  chọn thêm được 2018 đỉnh còn lại để ghép vào có được tứ giác
chứa X. Mỗi tứ giác chứa X  có đúng 2 tam giác chứa X.
Đếm số bộ (u,v) với u là tam giác, v là tứ giác chứa X (lấy đỉnh từ đỉnh của P) và v chứa u.
Đếm bằng hai cách số bộ này: a.2018 = b.2  b = 1009a.
// Cmr số tứ giác chứa X bên trong thì chia hết cho 1009.
b) Gọi a, b lần lượt là số tam giác tù, nhọn lấy đỉnh từ 2n đỉnh đã cho và ta đếm số cặp (u,v)
với u là tam giác tù, v là tam giác nhọn và u, v có 2 đỉnh chung & 2 đỉnh còn lại đối xứng
nhau qua tâm. Đếm u trước  a.1; đếm v trước  b.3 nên a=3b.
Bài 2.
Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

n n
n
a) Gọi f (n) là số các ước dương của n. Chứng minh rằng  f (k )    k .
k 1 k 1

n n
n
b) Gọi g ( n) là tổng các ước dương của n. Chứng minh rằng 
k 1
g ( k )   k  .
k 1  k 

a) Xét S là số bộ (x,y) trong đó x là ước của y với y <= n.


Đếm theo x thì với mỗi x là số nguyên thuộc từ 1 đến n, số y là bội của x và không vượt
quá n. Như vậy có đúng [n/k] số y và cho x chạy từ 1 đến n thì ta có được sigma k=1 đến
n của [n/k]  S = vế phải.
Còn nếu đếm theo y thì tất nhiên ta có số bộ chính là sigma f(k) với k =1 đến n  S = vế
trái. Do đó suy ra đpcm.
b) Xét bộ (x,y) với x là ước của y  với mỗi bộ này ta sẽ tính x đơn vị vào S.
Đếm theo x bất kì và xét số kx thoả mãn 1<= kx <= n. Khi đó k <= n/x nên sẽ có [n/x] bội
của x  S = tổng x[n/x] với 1 <= x <= n.
Đếm theo y thì ta có được tổng là sigma g(k) với k=1 đến n. Vậy ta có đpcm.
//công thức này có ý nghĩa về mặt độ phức tạp của thời gian tính toán.
Bài 3.
a) Có 21 đơn vị tham gia Trại hè Hùng Vương và lúc giao lưu, các đơn vị sẽ tặng cờ lưu
niệm cho đúng k đơn vị khác. Biết rằng với hai đơn vị tùy ý thì tồn tại ít nhất một đơn vị
này trao cờ cho đơn vị kia. Tìm GTNN của k .
b) CLB học thuật có n thành viên tổ chức 6 buổi ngoại khóa, mỗi buổi có 5 thành viên
tham gia. Biết rằng 2 thành viên bất kỳ thì tham gia chung không quá 2 buổi ngoại khóa.
Chứng minh rằng n  9.
Hỏi nếu đổi giả thiết thành “2 buổi ngoại khóa bất kỳ có chung không quá 2 thành viên” thì
đánh giá trên thay đổi thế nào?

a) Xét S là số bộ (A-B,C) với đơn vị A tặng cờ lưu niệm C cho đơn vị B. Ta đếm theo bộ
(A,B) thì do 2 đơn vị bất kì có ít nhất 1 đv tặng cờ lưu niệm cho đv kia nên có S >= 21C2.
Đếm theo số cờ lưu niệm C thì ta có 1 đơn vị trao cờ cho k đơn vị khác nên có S=21k.
Vậy ta có 21k >= 21C2 suy ra k>=10.
xet dau bang chon 1 clb a bat ky noi voi 10 clb khac , moi 1 clb noi voi clb a ta noi voi 1
clb khac 11 clb truoc do.
b) Xét bộ S=({a,b},c) với học sinh a,b tham gia buổi ngoại khóa c
Đếm theo a,b trc: S =< nC2.2 = n(n-1).
Đếm theo c trước: S = 6.5C2 = 60. So sánh: n(n-1) >= 60  n >= 9.
//xét phiên bản 2.
Xét bộ S’ có dạng ({a,b},c) với buổi a,b có chung thành viên c.
Đếm theo a,b trước: S’ <= 6C2.2 = 30.
Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

Đếm theo c  không có thông tin “mỗi thành viên tham gia mấy buổi”. Gọi a1, a2, ..., an là
số buổi mà HS thứ 1, 2, ..., n tham gia.
Tổng: a1+a2+...+an = số mối quan hệ giữa 2 đối tượng (HS, buổi) trong đó HS tham gia
vào buổi tương ứng = 6.5 = 30.
Ngoài ra, để tính S’ theo c thì ta phải tính lần lượt: S’ = Ca21  Ca22   Ca2n

= ½.(tổng bình phương – tổng) >= ½. ((tổng)^2 / n – tổng) = ½. (30^2 / n – 30).


Thay vào: 30 >= ½.(900/n – 30)  n >= 10.
~ VMO 2021, và các bài tương tự theo kiểu “thiếu thông tin” thì đều có thể giải bằng cùng
cách là thêm biến như trên.
Đây là một tình huống rất điển hình của việc sử dụng kỹ thuật đếm = 2 cách.
Bài 4.
a) Một kỳ thi chọn đội tuyển có 20 học sinh tham gia giải 7 bài toán. Mỗi bài toán có ít nhất
13 học sinh giải được. Chứng minh rằng có hai học sinh có thể “phối hợp” với nhau để giải
được cả 7 bài.
b) (Dựa theo VN TST 2015) Trong một kỳ thi có 100 thí sinh và 24 vị giám khảo. Mỗi thí
sinh được hỏi bởi đúng 10 giám khảo. Chứng minh rằng có 7 giám khảo mà mỗi thí sinh
đều được hỏi bởi ít nhất một trong số họ.
a) ta đếm số bộ ({A,B},C) học sinh A,B đều không giải được bài C.
Giả sử phản chứng, với mỗi hs a và b tồn tại 1 bài toán cả 2 đều không giải được , do đó số
bộ >=20C2 = 190. mà vs mỗi bài toán tồn tại nhiều nhất 7 học sinh không giải được nó
nên số bộ <= 7.7C2 = 147. từ đây ta có điều mâu thuẫn.
b) Thí sinh  bài toán, giám khảo  HS ở câu a).
Giả sử với 7 giám khảo bki có ít nhất 1 thí sinh ko dc hỏi bởi bất kì ai trong số đó. đếm số
bộ ({gk1, gk2, .., gk7}, ts) mà ts k đc hỏi bởi cả 7 gk này.
Đếm theo giám khảo số bộ >= 24C7;
Đếm theo thí sinh, mỗi thí sinh đc hỏi bởi 10 gk nên ko bị hỏi bởi 14 gk nên số bộ = 100.
14C7 nên 100.14C7 >= 24C7 (vô lý).
// nếu câu a, ta đổi thành “cmr có 2 thí sinh phối nhau giải >= 6 bài”  mệnh đề phủ định
“với 2 thí sinh bất kỳ, tồn tại >= 2 bài mà cả 2 cùng không làm được” (mới mẻ hơn).
Bài 5.
a) (JBMO, 2013) Trên mặt phẳng cho 2013 điểm được tô bởi một trong hai màu xanh, đỏ.
Biết rằng mỗi đường tròn đơn vị tâm xanh thì đi qua đúng hai điểm đỏ. Tìm GTNN của số
điểm đỏ.
b) (Lào Cai, 2018) Trên mặt phẳng cho tập A gồm n điểm và tập B gồm 14 đường thẳng.
Biết rằng mỗi đường trong B thì đi qua đúng 14 điểm trong A. Chứng minh rằng n  102.
a) nhận xét quan trọng: với mỗi 2 điểm đỏ  có không quá 2 điểm xanh cách đều chúng
một khoảng 1 đơn vị.
Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

Gọi k là số điểm đỏ => có 2013-k điểm xanh . xét 2 điểm đỏ tùy ý thì ko quá 2 điểm xanh
mà mỗi điểm cách 2 điểm đỏ 1 khoảng bằng 1 => từ k điểm đỏ ko quá 2.kC2 điểm xanh
nên k^2-k>=2013-k nên k>=45.
Dấu bằng chọn 45 điểm đỏ nằm trên 1 đoạn có độ dài <1 thì vẽ 45 đtron đơn vị chúng sẽ
cắt nhau tại các giao điểm phân biệt có 45C2=1980 điểm và tô màu xanh 1968 điểm trong
đó  thỏa mãn.
b) Nhận xét: 2 điểm thuộc A  có <= 1 đường thuộc tập B đi qua.
({điểm A1, điểm A2}, đường b) mà đường thuộc B thì đi qua 2 điểm thuộc A  số bộ: S.
Đếm theo cặp điểm: nC2 cách  S <= nC2.
Đếm theo đường: 14.14C2  S = 1274  nC2 >= 1274  n(n-1) >= 2548  không thể
chặn được n >= 102?
Nhận xét: 2 đường thuộc B  có <= 1 điểm thuộc tập A là giao điểm của nó.
({đường b1, đường b2}, điểm a) mà b1, b2 cắt nhau ở a  số bộ: S’.
Đếm theo cặp đường  S’ <= 14C2 = 91.
Đếm theo điểm  thiếu thông tin, gọi a1, a2, ..., an là số đường đi qua điểm 1, 2, ..., n thì ta
cũng có a1+a2+...+an = 14.14 = 196 và
S’ = tổng sigma aiC2 = ½. (tổng bình phương – tổng) >= ½ (196^2 / n – 196).
Do đó: 91 >= ½ (196^2/n – 196) nên n >= 102.
//câu hỏi đặt ra: cmr n >= 105.
Theo trên, trước khi C-S: 91 >= ½. (tổng bình phương – tổng)
 tổng bình phương <= 378.
Ta dự đoán đánh giá tốt nhất (hướng tới dấu = xảy ra) là khi ép được cho tất cả các số ai
phải thuộc {1;2}. Ta có lời giải mới như sau:
Đầu tiên: (a1-1)(a1-2) >= 0  a1^2 >= 3a1 – 2 nên tính tổng
 tổng bình phương >= 3.tổng – 2n = 3.196-2n.
Suy ra 378 >= 3.196 – 2n  n >= 105.
//tự làm bài 6 bên dưới, các đánh giá tương tự.
Bài 6. Một CLB có n thành viên và họ đã tham gia vào 12 buổi chuyên đề, mỗi buổi có 24
thành viên tham gia. Biết rằng hai thành viên bất kỳ tham gia chung không quá một buổi.
a) Tìm giá trị nhỏ nhất của n.
b) Câu hỏi tương tự nếu có 10 buổi chuyên đề và mỗi buổi có 7 thành viên tham gia.
Đáp số: a) 222. b) 32.

Bài 7. Cho đa giác đều 21 cạnh là A1 A2 A21. Với mỗi cặp đỉnh Ai và Aj , ta định hướng
cho đoạn thẳng Ai Aj thành đúng một trong hai vector Ai Aj hoặc Aj Ai . Gọi S là số tam
giác có ba cạnh mà tổng các vector đặt trên các cạnh của nó bằng 0.
Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

a) Tìm giá trị nhỏ nhất của S .


b) Tìm giá trị lớn nhất của S .
//Ukraine 2013 ~ CMO 2006: có 21 đội bóng thi đấu vòng tròn (kết quả: thắng – thua).
Hỏi có bao nhiêu bộ ba (A,B,C) mà A thắng B, B thắng C & C thắng A?
a) Ta chỉ ra được min S = 0  mô hình: với 2 đỉnh Ax & Ay thì ta xét vector nối từ Ax đến
Ay  x > y. Khi đó, với 3 đỉnh bất kỳ thì đỉnh nhỏ nhất sẽ bị 2 vector ở đầu còn lại hướng
vào  không thỏa.
b) Nhận xét: 1 tam giác không thỏa mãn có 2 cặp đỉnh “cùng hướng” ; 1 tam giác thỏa mãn
thì số cặp đó là 0.

Tổng số tam giác là 21C3 = 1330  số tam giác không thỏa là 1330 – S.
Số đỉnh cùng hướng  0.S + 2(1330 – S).
Đếm cách khác: dựa theo từng đỉnh  mỗi đỉnh có 20 vector, giả sử trong đó có a cái
hướng vào và b cái hướng ra  số vector cùng hướng = aC2+bC2 = ½.(a^2+b^2-a-b)
>= ½. (20^2/2-20) = 90.
Suy ra 2(1330 – S) >= 90  S <= ...
//trong các kỳ thi: CMO 1996 ~ VMO 2005 có nội dung tương đương.
Bài 8. Cho tập hợp S gồm n số square-free lớn hơn 1 có tích bằng m là một số nguyên
dương có đúng 13 ước nguyên tố phân biệt. Biết rằng bất kỳ 5 số nào trong S cũng không
có ước nguyên tố chung và tích 2 số bất kỳ trong S thì không square-free. Tìm giá trị lớn
nhất của n.
Gọi P là tập hợp ước nguyên tố của m. Nhận xét:
1) mỗi ước nguyên tố của P sẽ là ước nguyên tố của nhiều nhất 4 số thuộc S.
2) 2 số bất kì thuộc S đều có ước nguyên tố chung.
do đó, ta đếm bộ ({a,b},c), a,b thuộc S, c thuộc P và là ước chung của a,b.
+ đếm theo a,b >= nC2.1;
+ đếm theo c <= 13.4C2 . suy ra
nC2<=13.4C2 => n(n-1)<=156 => n<= 13.
Phân tích thêm về mô hình đặc biệt ở đây.
Dấu bằng xảy ra  mỗi ước SNT sẽ là ước của đúng 4 số trong S và 2 số bất kỳ thì có đúng
1 ước chung. Khảo sát cấu trúc của tập S lúc bấy giờ:
Bài giảng Olympic – phần tổ hợp 2021

Xét một số a bất kỳ thuộc S, gọi k là số ước nguyên tố của a  đếm số bộ (a, b, p) với hai
số a, b cùng chia hết cho SNT p.
Với a cố định  chọn b có 12 cách  chọn p có 1 cách nên có 12 bộ; nếu chọn p trước thì
có k cách, chọn b thì 3 cách nên số bộ = 3k.
Vì thế nên 3k = 12  k = 4.
Cấu trúc của tập S và các số này:
- Mỗi số có 4 ước SNT.
- Mỗi ước SNT là ước của 4 số.
- Hai số bất kỳ có chung đúng 1 ước.
- Hai ước SNT bất kỳ thì là ước của đúng 1 số.
Nếu ta thay số 4  số nguyên dương k khác  ta sẽ tìm được n = k^2 – k + 1.
Bản chất bài toán là: có tập hợp có m phần tử và xét họ n tập con, mỗi tập có k phần tử sao
cho 2 tập thì chung nhau đúng 1 phần tử.
Khi đó: nếu 2 phần tử bất kỳ là tập con của đúng 1 tập con trong họ thì ta có
m = n = k^2-k+1 (cấu trúc đẹp).
“Phá vỡ” cấu trúc này, cho n > k^2-k+1  bài toán “sun flower”, ta sẽ dùng Dirichlet để
chứng minh được có 1 phần tử là phần tử chung của cả n tập.
~ Arab TST 2017: đa thức & nghiệm.
Bài tập về nhà.
Bài 9. Thầy chủ nhiệm đội tuyển đăng ký cho n học sinh tham gia các buổi học chuyên
đề online của Viện Toán với tổng cộng m buổi, sau đó các bạn sẽ tổng hợp bài lại để chia
sẻ cùng nhau học. Biết rằng mỗi buổi, thầy đăng ký cho đúng 3 học sinh và không có 2
bạn nào học chung 2 buổi trở lên.
a) Giả sử m  7, tìm giá trị nhỏ nhất của n.
b) Giả sử n  15 và lúc sau thì BTC thông báo lại chỉ tối đa 10 bạn được tham gia. Hỏi thầy
chủ nhiệm có cách nào loại đi 5 học sinh nào đó (và giữ nguyên buổi đăng ký của các học
sinh khác) mà vẫn có đầy đủ bài của tất cả các buổi học được hay không?
Bài 10. a) Trong một phòng họp có n người. Mỗi cặp quen nhau hoặc không, biết rằng:
i) Một người quen đúng 30 người khác.
ii) Một cặp quen nhau thì có đúng 19 người quen chung.
iii) Một cặp không quen nhau thì có đúng 20 người quen chung.
Tìm tất cả các giá trị có thể có của n.
b) Trong một câu lạc bộ có n học sinh mà mỗi người có 10 hoặc 11 bạn. Đồng thời, hai học
sinh bất kỳ thì đều có đúng 5 người quen chung. Chứng minh rằng 19  n  23.
Bài 11. Xét số n nguyên dương và  là tập hợp tất cả các xâu nhị phân độ dài n. Giả sử
tồn tại B   mà B  5 2n sao cho với mọi a   thì tồn tại duy nhất b  B để khoảng
cách Hamming giữa a, b thuộc {0, 2, 4}. Tìm tất cả các giá trị có thể có của n.

You might also like