You are on page 1of 5

Hướng tới kỳ thi chọn HSG quốc gia 2018

Chủ đề D. ĐẾM BẰNG 2 CÁCH HÌNH HỌC, TỪ JBMO ĐẾN IMO SHORTLIST
Đếm bằng hai cách là một phương pháp thú vị và rất hữu hiệu để giải quyết các bài toán đếm. Ta
thường đếm số mối quan hệ giữa hai đối tượng (điểm thuộc đường thẳng, điểm thuộc đường tròn),
tổng các góc, tổng các cạnh, số mối quan hệ giữa nhóm đối tượng này và nhóm đối tượng kia, …
Bài 1. Cho đa giác lồi có n cách được chia thành các miền tam giác bởi các đường chéo sao cho
không có hai đường chéo nào cắt nhau ở giữa.
a) Tính số miền tạo thành theo n.
b) Tính số đường chéo được sử dụng theo n.
Ta thấy rằng bài toán này có thể giải quyết bằng dự đoán và quy nạp. Tuy nhiên, ta có thể giải
quyết ngắn gọn hơn như sau:
Gọi a là số miền được tạo thành thì tổng số góc trong của các miền là 180 a.
Mặt khác, tổng các góc đó cũng chính là tổng tất cả các góc của đa giác và bằng 180  ( n  2).

Suy ra 180 a  180 ( n  2) nên a  n  2.

Tiếp theo, gọi b là số đường chéo được sử dụng.


Do có n  2 miền nên tổng số cạnh của các miền là 3( n  2).

Trong đó, mỗi đường chéo được dùng 2 lần và mỗi cạnh được dùng 1 lần nên có n  2b .
Suy ra n  2b  3(n  2) hay b  n  3.

Cách làm trên chính là dựa theo ý tưởng đếm bằng 2 cách: tổng góc và tổng cạnh.
Ta chú ý thêm các kết quả quen thuộc sau: Cho một tập hợp S các điểm trong mặt phẳng sao
không có 3 điểm nào thẳng hàng. Khi đó với mọi cặp A, B  S thì ta tìm được trong S :

- Không quá 2 điểm C để ABC đều.


- Không quá 3 điểm C để ABC vuông cân.
- Không quá 2 điểm C để CA  CB.
Xét loạt bài sau được chế biến lại dựa theo đề JBMO (Junior Balkan MO) các năm:
Bài 2. (JBMO 1997 và 1999) Cho hình vuông cạnh 10 10 và 51 điểm nằm bên trong hình vuông
sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng.
a) Chứng minh rằng có 3 điểm trong số 51 điểm tạo thành tam giác có diện tích  2.
b) Nối các điểm đã cho cùng với bốn đỉnh hình vuông chia hình vuông thành các miền tam giác
(sao cho không có hai đoạn nối nào cắt nhau ở giữa). Chứng minh rằng có một miền diện tích  1.
Lời giải.

18
Hướng tới kỳ thi chọn HSG quốc gia 2018

a) Trước hết, ta có bổ đề quen thuộc sau: Bên trong hình vuông, đặt một tam giác. Khi đó, diện
1
tích tam giác không vượt quá diện tích hình vuông.
2
Bổ đề này có thể chứng minh dễ dàng bằng cách mở rộng tam giác về biên và xét các trường hợp.
Nó cũng đúng khi thay hình vuông bởi hình bình hành.
Trở lại bài toán, chia hình vuông thành 25 hình vuông con có diện tích là 4 . Theo nguyên lý
Dirichlet thì có 3 điểm thuộc cùng một hình vuông và diện tích của tam giác tương ứng tạo thành
4
sẽ không vượt quá  2 .
2
b) Nếu chứng minh kết quả ở câu b bằng quy nạp, ta rất dễ ngộ nhận rằng khi thêm 1 điểm vào thì
nó phải nằm trọn vẹn trong một miền có sẵn. Bởi vì khi có thêm 1 điểm, nhiều khi ta có thể xóa đi
các cạnh có sẵn và vẽ thêm các cạnh mới vào, lúc đó chưa biết số miền sẽ thay đổi như thế nào!
Ta thực hiện đếm bằng hai cách như sau:
Gọi k là số miền tam giác tạo thành ứng với n điểm bên trong hình vuông. Ta sẽ tính tổng số góc
của các miền bằng hai cách:
Cách 1. Có k tam giác nên tổng là 180 k.
Cách 2. Các góc xoay quanh mỗi điểm đều được tính, kể cả bốn góc trong của hình vuông nên
tổng đó cũng chính là 360  360 n .
Suy ra 180 k  360  360 n hay k  2n  2.

102
Thay n  51 , ta có 104 miền nên dễ thấy có một miền diện tích không vượt quá  1.
104
Ta có đpcm.
Bài 3. (JBMO 2004) Một đa giác lồi ( H ) có 2017 được chia thành các miền tam giác bởi các
đường chéo sao cho không có hai đường nào cắt nhau ở giữa. Giả sử có a, b, c tam giác có 2,1, 0
cạnh là cạnh của ( H ). Biết rằng a  2c , tính b.

Lời giải.
Theo ví dụ trên thì tổng số miền là 2017  2  2015. Do đó
a  b  c  2015.
Đếm số cạnh của ( H ) có trong các miền, ta có 2  a  1 b  0  c  2017 nên 2a  b  2017.

Trừ xuống, suy ra a  c  2 , mà a  2c nên a  4, c  2.

Từ đó tính được b  2015  (4  2)  2009.

19
Hướng tới kỳ thi chọn HSG quốc gia 2018

Bài 4. (JBMO 2007) Trong mặt phẳng, cho 37 điểm mà không có 3 điểm nào thẳng hàng.
a) Chứng minh rằng có ít nhất 6438 tam giác không cân được tạo thành.
b) Chứng minh rằng có thể chọn ra một tập con gồm 7 điểm sao cho trong đó không có 3 điểm
nào là đỉnh của một tam giác đều.
Lời giải.

a) Chọn 3 đỉnh bất kỳ, ta có một tam giác nên có tất cả C37
3
tam giác.

Chọn 2 điểm bất kỳ, có C37


2
đoạn thẳng. Tương ứng với các điểm này, có không quá 2 cách chọn
điểm thứ ba để tạo thành tam giác cân (do không có 3 điểm nào thẳng hàng). Do đó, có không quá
2C372 tam giác cân.
3
Suy ra có ít nhất C37  2C372  6438 tam giác không cân.

b) Giả sử A là tập con của tập hợp điểm đã cho với k điểm và k là số lượng điểm nhiều nhất có
thể chọn được. Khi đó, còn lại 37  k điểm, gọi tập hợp đó là B.
Theo cách chọn thì không thể thêm điểm nào trong B vào A. Điều này cho thấy mỗi điểm tùy ý
trong B phải tạo với hai điểm nào đó trong A thành tam giác đều.

Do A  k nên sẽ có không quá 2Ck2 tam giác đều được tạo ra (do với mỗi đoạn tùy ý có không
quá 2 điểm nữa tạo với chúng thành tam giác đều).

Từ đây suy ra 2Ck2  37  k  k 2  37  k  7.

Bài 5. (JBMO 2009) Trong mặt phẳng cho 2017 điểm được tô bởi một trong hai màu là xanh hoặc
đỏ. Biết rằng mỗi đường tròn đơn vị tâm là điểm tô xanh đi qua đúng 2 điểm tô đỏ. Hỏi số điểm
xanh nhiều nhất là bao nhiêu?
Lời giải.
Gọi k là số điểm đỏ thì 2017  k là số điểm xanh.
Với hai điểm đỏ A, B tùy ý, có không quá hai điểm xanh mà mỗi điểm cách A, B một khoảng
bằng 1. Khi đó, từ k điểm đỏ, sẽ có không quá 2Ck2  k 2  k điểm xanh.

Từ đây suy ra k 2  k  2017  k hay k 2  2017  k  45.


Do đó, có không quá 2017  45  1972 điểm xanh.
Để xây dựng mô hình, ta chọn 45 điểm đỏ nằm trên một đoạn thẳng độ dài nhỏ hơn 1 . Sau đó, vẽ
45 đường tròn đơn vị thì chúng đôi một cắt nhau tại các điểm phân biệt tạo thành C452
 1980
điểm. Ta tô màu đúng 1972 điểm trong đó bởi màu xanh là xong.
Tiếp theo, xét bài C3, IMO Shortlist 2016. Bài toán được phát biểu lại để có thể dễ tiếp cận hơn.

20
Hướng tới kỳ thi chọn HSG quốc gia 2018

Bài 6. (IMO Shortlist 2016) Cho đa giác đều ( H ) có 2017 đỉnh mà mỗi đỉnh được tô bởi một
trong ba màu: xanh, đỏ, vàng với số lượng lần lượt là a, b, c sao cho các số a, b, c đều lẻ. Gọi
x, y, z lần lượt là số tam giác cân có ba đỉnh thuộc ( H ) mà các đỉnh của mỗi tam giác được tô
bởi: một màu, hai màu, ba màu.

a) Chứng minh rằng 3x  y  3  Ca2  Cb2  Cc2  .

b) Chứng minh rằng z  0.


Lời giải.
a) Trước hết, ta nhận xét rằng với hai đỉnh tùy ý trong 2017 đỉnh của ( H ) thì có đúng 3 cách
chọn đỉnh thứ ba để có tam giác cân.
Thật vậy, giả sử có hai đỉnh A, B và cung nhỏ AB chứa trong đó x điểm. Trước hết, vì 2017 lẻ
nên trên cung lớn hoặc trên cung nhỏ AB sẽ có đúng một điểm C cách đều A, B .

Ngoài ra, đường tròn ( A, AB ) và ( B, BA) cắt ( H ) tại các điểm D, E cũng thỏa mãn yêu cầu.

Chú ý rằng (2017,3)  1 nên không có tam giác đều nào trong các đỉnh của ( H ) , suy ra các
điểm C , D , E ở trên là duy nhất.

Từ đó, ta đếm số bộ ( M , N , P) với đỉnh M , N không tính thứ tự, tô cùng màu và cùng nằm trong
tam giác cân P.

- Chọn hai đỉnh M , N cùng màu, có Ca2  Cb2  Cc2 cách. Chọn tam giác P cân và chứa hai đỉnh
đó, có thêm 3 cách nên số bộ trên là 3(Ca2  Cb2  Cc2 ).

- Một tam giác loại x, y, z cho ta tương ứng 3,1, 0 cặp đỉnh cùng màu nên có 3x  y bộ.

Từ đó, ta có đẳng thức đã nêu.

b) Giả sử z  0 thì x  y  C2017


2
là số cách chọn ra ba đỉnh trong ( H ) để có tam giác cân.

Khi đó, từ đẳng thức ở a , ta có 


3 2
2
a  b 2  c 2  a  b  c   3( x  y )  2 y .

Chú ý rằng a  b  c  2017 nên

3  a 2  b2  c 2  2017   3(20172  2017)  4 y


 3(a 2  b2  c 2 )  3  20172  4 y  3(a 2  b2  c 2 )  3  20172 (mod 4)

Tuy nhiên a, b, c lẻ nên vế trái chia 4 dư 1 , còn vế phải chia 4 dư 3. Điều mâu thuẫn này cho
thấy z  0.
Cuối cùng là một số bài toán hình tổ hợp "đề ngắn gọn" có dùng ý tưởng đếm bằng hai cách.

21
Hướng tới kỳ thi chọn HSG quốc gia 2018

Bài 7. Cho đa giác lồi P có 2018 đỉnh và X nằm trong P nhưng không nằm trên đường chéo
nào của P . Gọi a là số tứ giác có đỉnh là đỉnh của P và chứa X bên trong. Chứng minh 5 | a.

Lời giải. Gọi b là số tam giác chứa X và có ba đỉnh là đỉnh của P. Ta sẽ đếm số cặp ( A, B ) với
A là tứ giác chứa X , B là tam giác chứa X và A chứa B.

Do một tam giác tương ứng với 2015 tứ giác chứa nó (và hiển nhiên chứa cả P ); còn một tứ giác
thì tương ứng với 2 tam giác bên trong nó chứa P nên 2a  2015b hay 5 | a .

Bài 8. Trên mặt phẳng cho tập hợp A gồm 66 điểm phân biệt và tập hợp B gồm 16 đường thẳng
phân biệt. Gọi m là số bộ (a, b) sao cho a  A, b  B, a  b . Chứng minh rằng m  159.

Lời giải. Gọi ai là số đường thẳng đi qua điểm thứ i với i  1,66. Đếm số cặp điểm thuộc đường,
dễ dàng có được a1  a2   a66  m. Do mỗi đường có không quá một điểm chung nên ta đếm
số bộ ( A, B, C ) mà đường thẳng A, B cùng đi qua điểm C. Ta dễ dàng có đánh giá

 a1   a2  a  1 16 
     66    a12  a22   a66
2
 m    .
2  2  2  2 2
Suy ra a12  a22   a66
2
 240  m . Ta dự đoán cực trị xảy ra khi ai  {2,3} nên đánh giá

(ai  2)(ai  3)  0  ai2  5ai  6 , đúng với mọi ai nguyên.

Tính tổng i  1, 66 , ta có được 240  m  5m  6  66  m  159.

Bài 9. (VN TST 2000) Trên mặt phẳng cho 2000 đường tròn đơn vị mà mỗi đường cắt ít nhất hai
đường khác. Chứng minh rằng số giao điểm của các đường tròn ít nhất là 2000.
Lời giải. Xét bảng ô vuông có 2000 hàng (ứng với 2000 đường tròn) và k cột với k là số giao
điểm. Tại mỗi ô ở hàng thứ i và cột thứ j , ta điền số 0 nếu điểm không thuộc đường tròn; ngược
1
lại, điền số với a là số đường tròn đi qua điểm đó (kể cả đường tròn đang xét). Khi đó, tổng
a
các số trên mỗi cột là 1 nên tổng các số trên bảng là k .
1
Hơn nữa, xét một hàng bất kỳ ứng với đường tròn C và chọn trên đó số nhỏ nhất, ứng với điểm
a
A  C và cũng thuộc về nhiều đường tròn nhất; dễ thấy a  2 theo giả thiết. Gọi C1 , C2 , , Ca 1
là các đường tròn khác C đi qua A . Các đường tròn này sẽ cắt thêm C tại một giao điểm khác
nữa, và vì cùng là các đường tròn đơn vị nên các giao điểm đó phân biệt. Mỗi giao điểm như vậy
1 1
đóng góp ít nhất đơn vị vào tổng các số thuộc hàng nên tổng các số trên hàng sẽ  a   1.
a a
Từ đây suy ra tổng các số trên bảng sẽ  2000. Do đó k  2000.

22

You might also like