You are on page 1of 7

Hà Nội, ngày 22/01/2024

Đại lượng tỷ lệ thuận


A. Lý thuyết
1. Định nghĩa đại lượng tỷ lệ thuận

+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với là
hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.

+ Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k (khác 0) thì x
1
cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k và ta nói hai đại lượng đó tỷ lệ thuận
với nhau

Ví dụ: Nếu y = 5x thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 5, hay x tỉ lệ thuận với y


theo hệ số 1/5

2. Tính chất

Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:

+ Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi

+ Tỉ số hai giá trị bất kì của hai đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương
ứng của đại lượng kia

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ số k thì: y = kx

B. Bài tập
Dạng 1: Xác định tương quan giữa hai đại lượng tỷ lệ thuận
Bài toán 1: Nhận biết hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau. Xác định hệ số tỷ lệ và
công thức biểu diễn đại lượng tỷ lệ thuận
Cách làm
Bước 1: Xác định hai đại lượng tỉ lệ thuận x, y và kệ số tỷ lệ k
Bước 2: Biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại lượng x y theo công thức y=kx
Hà Nội, ngày 22/01/2024

VD: Quãng đường đi được s (km) của một vật chuyển động đều theo thời gian t
(giờ) với vận tốc 40 km/h là hai đại lượng tỷ lệ thuận. khi đó hệ số tỷ lệ k =40.
Bài 1: Cho biết y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ là √ 5. Hỏi x tỉ lệ thuận với y theo
hệ số tỷ lệ nào ?
Bài 2: Cho hai đại lượng x và y tỷ lệ thuận với nhau và khi x =8 thì y=3
a) Tìm hệ số tỷ lệ k của y đối với x
b) Hãy biểu diễn y theo x
c) Tính giá trị của y khi x = -2 và x = 5
Bài 3: Cho biết z tỷ lệ thuận với y theo hệ số tỷ lệ là k = 2 và y tỷ lệ thuận với x
−3
theo hệ số tỉ lệ là h = 5 . Hỏi z tỷ lệ với x theo hệ số tỷ lệ nào?

Bài 4: Biết rằng y 1 tỉ lệ thuận với x 1 theo hệ số tỷ lệ k ( k ≠0) và y 2 tỷ lệ thuận với


x 2 theo hệ số tỷ lệ k. Hỏi y 1−¿ y 2 có tỷ lệ thuận với x 1−¿ x 2không?

Bài 5: Cho x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận. Gọi x 1 , x 2 là hai giá trị của x và y 1, y 2
là hai giá trị tương ứng của y. Biết rằng khi x 1−¿ x 2=12 thì y 1−¿ y 2=−3
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x và biểu diễn y theo x
b) Tính giá trị của y khi x = -2, x = 4
Bài toán 2: Xét tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng khi biết bảng giá trị tương
ứng của chúng
Cách làm
Khi các giá trị của các đại lượng khác 0, ta có thể xét tương quan như sau:
Bước 1: Xem xét tất cả các thương giữa các giá trị tương tứng của hai đại lượng có
bằng nhau không?
Bước 2: Rút ra kết luận
Nếu các thương đó bằng nhau thì các đại lượng tỉ lệ thuận. Lập công thức biểu thị
mối quan hệ giữa hai đại lượng.
Nếu các thương đó không bằng nhau thì các đại lượng không tỷ lệ thuận.
Hà Nội, ngày 22/01/2024

Bài 1: Các giá trị tương ứng của V và m được cho trong bảng sau
V 1 2 3 4 5
m 4,2 8,4 12,6 18,6 21
V
m
a) Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng
b) Hai đại lượng m và V có tỷ lệ thuận không? Vì sao
Dạng 2: Dựa vào tính chất của tỷ lệ thuận để tìm ra các đại lượng
Bài 1: Cho x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận. Gọi x 1 , x 2 là hai giá trị của x ; y 1 , y 2 là hai
đại lượng tương ứng của y. Biết x 1=4 , x 2=−10, y 1−¿ y 2= 7
a) Tính y 1, y 2
b) Biểu diễn y theo x.
Bài 2: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Gọi x 1 , x 2 là hai giá trị của x ; y 1 , y 2 là hai
đại lượng tương ứng của y. Biết x 1=−0 , 5, x 2=−1 , 5,
2 y 1−¿ 3 y 2= -10,5

a) Tính y 1, y 2
b) Biểu diễn y theo x.
Dạng 3: Lập bảng giá tị tương ứng của hai đại lượng tỷ lệ thuận
Bài 1: Cho x và y là hai địa lượng tỷ lệ thuận
x -18 -5 2 4 11
y 2
a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ k
b) Điền số vào bảng
Bài 2: Cho x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận và y. Gọi x 1 , x 2là giá trị của x; y 1 y 2 là
hai đại lượng tương ứng của y. Biết x 1 + x 2=−3 y 1 +¿ y 2= 15
a) Tính các giá trị của x biết y = -2 và y =9
b) Điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau
x -8 -5 -1 2 3 6
y
Hà Nội, ngày 22/01/2024

Dạng 4: Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận


Bài 1: Cứ 100kg thóc thì cho 60kg gạo. Hỏi 2 tấn thóc thì cho bao nhiêu ki-lô-gam
gạo?
Bài 2: Giá tiền của 9 quyển vở là bao nhiêu, biết giá tiền của 6 quyền vở cùng loại
là 210 000 đồng.
Bài 3: Biết rằng 14dm3 sắt cân nặng 109,2kg. Hỏi 7dm3 sắt cân nặng bao nhiêu?
Dạng 5: Chia một số thành phần tỉ lệ thuận với các số cho trước
Bài 1: Chia số 32 thành hai phần tương ứng tỉ lệ thuận với 3 và 5.
Bài 2: Hưởng ứng phong trào kế hoạch nhỏ của đội, các chi đội 7A, 7B, 7C đã thu
được tổng cộng 120kg giấy vụn. Biết rằng số giấy vụn thu được của ba chi đội lần
lượt tỷ lệ thuận với các số 9, 7, 8. Tính khối lượng giấy vụn mà mỗi chi đội thu
được.
BTVN
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 3. Hãy biểu diễn y theo x

Câu 2: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ k. Khi x
= 12 thì y = -3
Hà Nội, ngày 22/01/2024

Câu 3: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ -3 . Cho bảng giá trị sau

Câu 4: Giả sử x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận x1 , x2 là hai giá trị khác nhau
của x và y1 ; y2 là hai gía trị của y . Tìm x1, y1 biết 2y1 + 3x1 = 24 , x2 = 6 , y2 = 3

Câu 5: Chia 117 thành ba phần tỉ lệ thuận với 3 ; 4; 6. Khi đó phần lớn nhất
là số:

A. 36

B. 54

C. 27

D. 45
Hà Nội, ngày 22/01/2024

Câu 6: Chia 195 thành ba phần tỉ lệ thuận với . Khi đó phần lớn
nhất số:

A. 36

B. 105

C. 54

D. 45

Câu 7: Khi có y = k.x (với k ≠ 0) ta nói

A. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.

B. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k.

C. x và y không tỉ lệ thuận với nhau.

D. Không kết luận được gì về x và y.

Câu 8: : Bốn lớp 7A1 , 7A2, 7A3, 7A4 trồng được 310 cây xung quanh
trường. Tính số cây của lớp 7A3 đã trồng được biết rằng số cây của lớp 7A1
và 7A2 tỉ lệ với 2 và 3, số cây của lớp 7A2 và 7A3 tỉ lệ với 4 và 5, số cây của
7A3 và 7A4 tỉ lệ với 9 và 10

A. 48 cây

B. 90 cây

C. 100 cây

D. 72 cây

II. Tự luận

Bài 1. Tổ 4 lớp 5A có 15 em trồng được 90 cây. Hỏi cả lớp 45 em trồng được bao
nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được bằng nhau.
Hà Nội, ngày 22/01/2024

Bài 2. Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ
có 6 người làm trong 10 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu ghế? Biết năng suất mỗi
người đều như nhau.
Bài 3. Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64m đường. Vậy trong ngày với 9
người thì sửa được bao nhiêu mét đường? (biết năng suất mỗi người là như nhau).
Bài 4. Một đội công nhân có 38 người nhận sửa một đoạn đường dài 1.330m trong
5 ngày. Hỏi nếu muốn sửa một quãng đường dài 1.470m trong 2 ngày thì cần bao
nhiêu công nhân? (biết năng suất mỗi người là như nhau).
Bài 5. Biết rằng cứ 3 thùng mật ong thì đựng được 27 lít. Trong kho có 12 thùng,
ngoài cửa hàng có 5 thùng. Tất cả có bao nhiêu lít mật ong?
Bài 6. Một cửa hàng có một số lít nước mắm đựng đầy trong các thùng, mỗi thùng
chứa được 20 lít. Nếu đổ số lít nước mắm vào các can, mỗi can 5 lít thì số can 5 lít
phải nhiều hơn số thùng 20 lít là 30 cái. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước
mắm?
Bài 7. Một thùng đựng đầy nước cân nặng 27kg. Nếu đổ bớt đi 25 2 5 số nước thì
thùng chỉ còn nặng 17kg. Hỏi thùng không đựng nước thì nặng bao nhiêu ki-lô-
gam?

You might also like