You are on page 1of 56

Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.......................................................................... 4
BÀI 1. NHẮC LẠI CÁC KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ 4
BÀI 2 XICH MARKOV......................................................................... 4
2.1 Khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
2.1.1 Hệ thống ................................................................................. 4
2.1.2 Không gian trạng thái ........................................................... 4
2.1.3 Quá trình ngẫu nhiên ............................................................ 4
2.2 Xích Markov................................................................................. 5
2.2.1 Định nghĩa.............................................................................. 5
2.2.2 Xích Markov thuần nhất theo thời gian............................... 5
BÀI 3 PHƯƠNG TRÌNH CHAPNAN - KOLMOGOROV ................ 6
3.1 Ma trận chuyển trạng thái ........................................................... 6
3.2 Phương trình Chapnan - Kolmogorov ........................................ 6
3.2.1 Trường hợp T rời rạc............................................................ 6
3.2.2 Trường hợp T liên tục ........................................................... 7
BÀI 4 QUÁ TRÌNH DỪNG................................................................... 8
4.1 Khái niệm...................................................................................... 8
4.2 Phương trình Chapnan - Kolmogorov của Z.............................. 8
4.2.1 Trường hợp T rời rạc............................................................ 9
4.2.1 Trường hợp T liên tục ........................................................... 9
4.3 Phương pháp đồ thị cân bằng...................................................... 9
4.4 Điều kiện quá trình dừng............................................................. 9
4.5 Các ví dụ ....................................................................................... 9
4.6 Bài tập..........................................................................................15
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT XẾP HÀNG (HÀNG ĐỢI) .....................16
BÀI 1 HÀNG ĐỢI - KÝ HIỆU KENDALL.........................................17
1.1 Mô tả hệ thống.............................................................................17
1.2 Các thuộc tính ảnh hưởng đến hệ thống: ..................................17
1.3. Ký hiệu Kendall: ........................................................................17
BÀI 2 HỆ THỐNG M/M/1 ...................................................................18
2.1 Mô tả hệ thống.............................................................................18
2.2 Đồ thị cân bằng............................................................................19
2.3 Luật Little ....................................................................................20
2.4 Các đặc trưng của hệ thống có trễ..............................................20
2.4.1 Các đặc trưng về số lượng khách hàng: ..............................21
2.4.2 Các đặc trưng về thời gian:..................................................21
2.5 Bài tập..........................................................................................21
BÀI 3 HỆ THỐNG M/M/S ...................................................................23

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


1
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

3.1 Mô tả hệ thống.............................................................................23
3.2 Đồ thị cân bằng của hệ thống......................................................23
3.3 Kháo sát tính dừng ......................................................................24
3.4 Các đại lượng đặc trưng của hệ thống .......................................24
3.5 Bài tập..........................................................................................25
3.6 Nghiên cứu tổng thể một tình huống ..........................................26
BÀI 4 HỆ THỐNG M/G/S....................................................................28
4.1 Giới thiệu hệ thống M/G/S..........................................................28
4.2 Mô hình M/G/1 ............................................................................28
4.3 Các trường hợp đặc biệt .............................................................29
4.3.1 Trường hợp Xs có phân phối lũy thừa.................................29
4.3.2 Trường hợp Xs có phân phối rời rạc...................................29
4.3.3 Trường hợp Xs là một hằng số. ............................................30
4.4 Hệ thống M/G/S có k lớp khách hàng ........................................30
4.5 Bài tập..........................................................................................31
BÀI 5 HỆ THỐNG M/G/1 CÓ ƯU TIÊN............................................34
5.1 Giới thiệu hệ thống M/G/1 có ưu tiên.........................................34
5.2 Thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 1 ( cao nhất) .............34
5.3 Thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 2................................35
5.4 Tổng quát hóa bài toán ...............................................................36
5.5 Ví dụ.............................................................................................36
5.6 Bài tập tổng hợp ..........................................................................38
BÀI 6 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNG ĐỢI TRONG PHÂN TÍCH
HỆ THỐNG THÔNG TIN ...................................................................39
6.1 Mô hình hóa.................................................................................39
6.2 Quan hệ giữa các hệ thống thành phần......................................39
6.3 Mô hình tổng hợp hệ điều hành với nhiều lớp giao dịch...........40
6.4 Ví dụ ..........................................................................................40
BÀI 7 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNG ĐỢI TRONG PHÂN TÍCH
MẠNG TRUYỀN TIN ..........................................................................42
7.1 Giới thiệu ..................................................................................42
7.2 Tính các thông số của hệ thống ..................................................42
BÀI 8 HỆ THỐNG HÀNG ĐỢI CÓ TỪ CHỐI .................................46
( HỆ THỐNG ECLANG) .................................................................46
8.1 Giới thiệu hệ thống Eclang .........................................................46
8.2 Các chỉ tiêu của hệ thống ............................................................48
8.2 Các chỉ tiêu của hệ thống ............................................................48
8.3 Bài tập..........................................................................................49
8.2.1 Bài tập 1 ................................................................................49
8.2.2 Bài tập 2 ................................................................................49
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
2
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 9 HỆ THỐNG PHÒNG THỦ ECLANG.....................................50


9.1 Giới thiệu .....................................................................................50
9.2 Ví dụ.............................................................................................51
BÀI 10 BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHO ...................................................52
10.1 Bài toán ......................................................................................52
10.2 Giải quyết...................................................................................52
Bài 11 BÀI TOÁN LƯU TRỮ ..............................................................54
11.1 Bài toán ......................................................................................54
11.2 Ví dụ...........................................................................................54

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


3
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
BÀI 1. NHẮC LẠI CÁC KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Để học tốt học phần này thì sinh viên cần xem lại một số khái niệm đã học
về xác suất thống kê, cụ thể là các khái niệm sau đây:
- Tối ưu hóa.
- Đại lượng ngẫu nhiên.
- Các hàm mật độ xác suất, phân phối xác suất.
- Các dạng phân phối xác suất: Phân phối mũ, Phân phối Poisson, Phân
phối chuẩn (Gause).

BÀI 2 XICH MARKOV

2.1 Khái niệm cơ bản


2.1.1 Hệ thống
Trong phân tích sự biến động hệ thống, hệ thống được đặc trưng bởi các
trạng thái của nó. Sự biến đổi của hệ thống chính là sự thay đổi trạng thái của
hệ thống theo thời gian.
2.1.2 Không gian trạng thái
Không gian trạng thái là tập hợp các trạng thái có thể có của hệ thống. Nói
chung, không gian trạng thái là một không gian đo được, nhưng để thuận lợi
cho việc nghiên cứu các hệ thống thực tế thì người ta chỉ xét trong một không
gian liên tục hoặc rời rạc.
Kí hiệu :E là không gian trạng thái ,tùy trường hợp mà E có thể là liên tục
hoặc rời rạc.
2.1.3 Quá trình ngẫu nhiên
Quá trình ngẫu nhiên là họ các đại lượng ngẫu nhiên được đánh chỉ số theo
thời gian X(t)/ t ∈ T. Trong đó: X(t) là một đại lượng ngẫu nhiên và nhận giá

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


4
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

trị trên không gian trạng thái E và T là tập thời gian có thể là liên tục hoặc rời
rạc.
2.2 Xích Markov
2.2.1 Định nghĩa
Một quá trình là một Xích Markov nếu thỏa mãn tính chất sau:
P( Xt1, Xt2, …, Xtn) = P(Xt1) . P(Xt2/Xt1).P(Xt3/Xt2) … P(Xtn/Xtn-1).
Với P(ti) :Xác suất xảy ra tại Xti.
P(Xi/Xti-1) : Xác suất xảy ra Xti khi đã xảy ra Xti-1 (Đây là xác suất
có điều kiện).
Từ tính chất của Xích Markov ta thấy Xích Markov là một quá trình ngẫu
nhiên đặc biệt không phụ thuộc vào quá khứ mà chỉ phụ thuộc vào hiện tại. Vì
thế mà Xích Markov còn được gọi là quá trình ngẫu nhiên không quá khứ hay
không bộ nhớ. Rõ ràng tính toán với Xích Markov dễ hơn nhiều so với một quá
trình ngẫu nhiên tổng quát.
Ví dụ:
- Xét hệ thống tại thời điểm khởi đầu s đạt trạng thái i.
- Xét hệ thống tại thời điểm t đạt trạng thái j.
Tính P(Xt = j / Xs = i).
2.2.2 Xích Markov thuần nhất theo thời gian
P(Xt = j / Xs = i) = P(Xt+h = j / Xs+h =i) với ∀s, i, t, h , h>0.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


5
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 3 PHƯƠNG TRÌNH CHAPNAN - KOLMOGOROV

Bài toán:
Cho một Xích Markov { Xt / t ∈ T} tại t0 thì Xt0 = e với e∈ E. Tại thời gian
t , hãy tính P(Xt = x). Từ đó tính phân phối xác suất.
3.1 Ma trận chuyển trạng thái
Ví dụ 1: Tại một khu dân cư có 1000 người và có 3 siêu thị A, B, C. Số
lượng khách vào siêu thị A, B, C tại tháng khởi đầu là 500, 300, 200.
Từ đó ta xây dựng được ma trận chuyển trạng thái như sau:
 0.7 0.1 0.2 
P =  0.2 0.6 0.2  trong đó : Pij là xác suất đổi trạng thái từ i sang j
 0.1 0.2 0.7 
Vecto phân phối xác suất : π 0 = (0.5 : 0.3 : 0.2)
3.2 Phương trình Chapnan - Kolmogorov
3.2.1 Trường hợp T rời rạc

P(Xt = x / Xt0 = eo) = ∑ P( X


k ∈E
t = x / X t −1 = k , X t 0 = e0 ).P( X t −1 = k / X t 0= e0 )

= ∑ P( X t = x / X t −1 = k ).P( X t −1 = k / X t 0= e0 )
k∈E

Nếu Xt là thuần nhất thì ta có:


P(Xt = x / Xt0 = eo) = ∑ P( X
k ∈E
t = x / X t 0 = k ).P( X t −1 = k / X t 0= e0 ) (*)

Đặt vt(x) = P(Xt = x / Xt0 = eo) thì (*) sẽ là


vt(x) = ∑v
k ∈E
t −1 ( x).P( X t = x / X t = e0 ) = ∑v t −1 ( x ).P = π t −1.P

Tóm lại: P(Xt = x / Xt0 = eo) = π t −1.P


( phương trình Chapnan - Kolmogorov )

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


6
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Ví dụ 2: Lấy dữ liệu ở ví dụ 1 hãy tính π 1 = π 0 .P và ma trận chuyển xác suất


sau 1 tháng.
3.2.2 Trường hợp T liên tục
Chia T ra thành các khoảng rời rạc ∆t sau đó cho ∆t → 0 .


P(Xt+∆t =x/ Xt =e0 )= P(Xt =k/ Xt0 =e0).P(Xt+∆t =x/ Xt 0 =k)
k∈E

= P(Xt = x / Xt0 = e0).P(Xt+∆t = x / Xt 0 = x) + ∑P(Xt = k / Xt 0 = e0).P(Xt +∆t = x/ Xt 0 = k)


k∈E
k ≠x

 
= P(Xt = x/ Xt0 =e0).1−∑P(Xt+∆t =k/ Xt0 = x) +∑P(Xt =k/ Xt0 =e0).P(Xt+∆t = x/ Xt0 =k)
 k≠x  k≠x

Từ đó suy ra:

P(Xt+∆t =x/ Xt =e0 )−P(Xt =x/ Xt0 =e0) =

− P( Xt = x / Xt 0 = e0 ).∑P( Xt +∆t = k / Xt 0 = x) + ∑P( Xt = k / Xt 0 = e0 ).P(Xt +∆t = x / Xt 0 = k) (*)


k≠x k≠x

Đặt yij(t) = P( Xt = j / Xt0=i), j = x, i = e0 thì (*) sẽ là :


yij (t + ∆t ) − yij (t ) = − yij (t ).∑ P( X t + ∆t = k / X t 0 = x) +∑ yik (t ).P( X t + ∆t = x / X t 0 = k ) (**)
k≠ j k≠ j

Chia (**) cho ∆t và ∆t → 0 ta có:


y ij' ( t ) = − y ij ( t ). ∑ g ( j , k ) + ∑ y ik ( t ). g ( k , j )
k≠ j k≠ j

Với g(i,j) là mật độ chuyển trạng thái từ i → j và được tính theo công thức:
P ( X t + ∆t = j / X t 0 = i )
g (i, j ) = lim
∆t → 0 ∆t
Bài tập 3.1: Cho một tập thiết bị cùng loại, được chia thành 4 tình trạng: mới
thay, còn tốt, dùng được và hỏng. Theo kết quả số liệu thống kê ta có ma trận
xác suất chuyển trạng thái như sau:

 0 0.8 0.2 0 
P=
 0 0.6 0.4 0 
 0 0 0.5 0.5 
 1.0 0 0 0 
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
7
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

1. Tìm vecto phân phối của tháng thứ 2.


2. Tìm vecto phân phối dừng.
3. Giả sử chi phí thay thiết bị mới tốn 25000 đồng, còn thất thu khi thiết bị
hỏng là 18000 đồng. Hỏi mỗi tháng phải chi trung bình một thiết bị boa nhiêu
tiền.
* Với
 0 0.8 0.2 
 0 0.6 0.4 
P=  
 1.0 0 0 

BÀI 4 QUÁ TRÌNH DỪNG

4.1 Khái niệm


Một hệ thống bắt đầu tại thời điểm t0 nếu không có ảnh hưởng phụ thì sau
một thời gian t đủ lớn thì hệ thống đó sẽ chuyển sang một trái thái ổn định. Xác
suất dự báo để đạt trạng thái x tại thời gian t sẽ khác với xác suất dự báo đạt
trạng thái x tại t+1 nếu hệ thống ở chế độ bất ổn, nhưng sau khi hệ chuyển sang
trạng thái dưng thì xác suất đó là không thay đổi. Như vậy, quá trình ngẫu
nhiên biểu diễn cho trạng thái của hệ thống có tính dừng. Và một hệ thống có
một biến dừng Z và biến dừng Z có phân phối dừng.
Nhiệm vụ của chúng ta là đi khảo sát Z, phân phối dừng của Z, xác suất
chuyển trạng thái khi t đủ lớn.
Trong thực tế, hệ thống bán hàng sẽ ổn định số khách hàng sau khoảng thời
gian 30phút kể từ khi mở cửa (trong mỗi sáng), hệ thống kinh tế sẽ ổn định sau
khoảng thời gian từ 20 đến 30 năm kể từ khi mở cửa.
4.2 Phương trình Chapnan - Kolmogorov của Z
Từ các phương trình Chapmam-Kolmogorov ở chế độ bất ổn và cho t tiến

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


8
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

về vô cùng, chúng ta dễ dàng xác định được hệ phương trình tìm phân phối
dừng.
4.2.1 Trường hợp T rời rạc
P( Z = i) = qi với i ∈ E
∑q
i∈ E
i =1

4.2.1 Trường hợp T liên tục


qi ∑ g (i, k ) = ∑ qi .g (k , i)
k ≠i k ≠i

4.3 Phương pháp đồ thị cân bằng


Để dễ dàng viết ra hệ phương trình tìm phân phối dừng, người ta đưa ra
nguyên lý cân bằng trên đồ thị ngẫu nhiên. Nguyên lý được trình bày vắn tắt
như sau:
* Đồ thị ngẫu nhiên cân bằng là đồ thị G trong đó:
- Các đỉnh là các trạng thái, mỗi đỉnh i được gán nhãn qi tương ứng với
xác suất để hệ thống đạt trạng thái i.
- Cung (i,j) có trọng số g(i,j) là mật độ chuyển trạng thái hay xác suất
chuyển trạng thái.
* Nguyên lý cân bằng được phát biểu như sau: “ Tổng trọng số các cạnh vào
bằng tổng trọng số các cạnh ra. ”
Để tìm được các qi, ta viết phương trình cân bằng tại từng đỉnh. Sau đó kết
hợp với điều kiện ∑q i = 1 , giải hệ các phương trình này ta sẽ tìm được phân

phối dừng.
4.4 Điều kiện quá trình dừng
Một Xích Markov Xt , t∈ T là dừng nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
- Đồ thị cân bằng liên thông mạnh, tức là ∀i,j∈ V thì i,j liên thông.
- lim .∑ P( X t = k ) = 1
t →∞
k ∈E

4.5 Các ví dụ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


9
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

4.5.1 Ví dụ 1 Cho ma trận xác suất chuyển trạng thái từ thời điểm t0 đến t1 là
P = (Pij), i, j = 1, n . Tìm ma trận xác suất chuyển trạng thái từ t1 đến t2 dựa trên P
là P(2) = (P(2)ij) là bao nhiêu ?
Hướng dẫn:
E có n trạng thái , dựa vào công thức xác suất toàn phần ta tính được:
n
Pij (2)
=P(Xt2=j, Xt1=i) = ∑ P( X t = k / X t 0 = i ).P( X t 2 = j / X t1 = k ) = ∑P P ik kj
k =1 k =1

Như vậy : P(2) = P.P


4.5.2 Ví dụ 2 Cho số liệu quan sát trng 100 ngày trong mùa mưa tại một địa
phương theo bảng sau:

Mưa Nắng Mưa


Mưa 20 50 30
Hôm
nay Nắng 10 70 20
Mây 20 60 20
a. Vẽ đồ thị cân bằng
b. Giả sử hôm nay là nắng thì sau 3 ngày xác suất nắng là bao nhiêu ?
c. Dự báo khả năng một ngày bất kỳ là nắng trong mùa mưa có xác suất là
bao nhiêu ?
Hướng dẫn:
Gọi Xt là “thời tiết của ngày thứ t ”
Xt có 3 trạng thái : Mưa, Nắng, Mây.
a. Dựa vào bảng số liệu ta có thể vẽ được đồ thị chuyển trạng thái của hệ
thống:

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


10
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Ma trận chuyển trạng thái:


 0.2 0.5 0.3 
P =  0.1 0.7 0.2 
 0.2 0.6 0.2 
b. Vecto phân phôi xác suất π của thời điểm t0 là:
π0 = ( 0 1 0)
Vecto phân phôi xác suất π 1 của thời điểm t1 là:
π 1 = π 0 .P = ( 0.1 0.7 0.2 )
Vecto phân phôi xác suất π 2 của thời điểm t2 là:
π 2 = π 1 .P = ( 0.13 0.66 0.21 )
Vecto phân phôi xác suất π 3 của thời điểm t3 là:
π 3 = π 2 .P = ( 0.134 0.653 0.213 )
Vậy xác suất để hôm nay nắng, 3 ngày sau nắng là 0.653.
d. Xác suất để 1 ngày bất kỳ là nắng?
Phân phối dừng của hệ thống:
π = (q1 , q2 , q3 ) với q2 là xác suất để một ngày bất kỳ là nắng.

Tại đỉnh mưa ta có:


0.2q1 + 0.1q2 + 0.2q3 = q1( 0.2+ 0.5 + 0.3 ) (1)
Tại đỉnh nắng ta có:
0.5q1 + 0.7q2 + 0.6q3 = q2( 0.1+ 0.2 + 0.7 ) (2)
Tại đỉnh mây ta có:
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
11
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

0.3q1 + 0.2q2 + 0.2q3 = q3( 0.2+ 0.6 + 0.2 ) (3)


Mặt khác: q1 + q2 + q3 = 1 (4)
Giả hệ phương trình (1)(2)(3)(4) ta được:
π = ( 0.13483 0.65169 0.21348 )
Vậy xác suất để một ngày bất kỳ là nắng : 0.65169
Nhận xét: Đối với 1 Xích Markov thuần nhất, ta có:
π 1 = π 0 .P

π 2 = π 1 .P

π 3 = π 2 .P

….
π t +1 = π t .P (*)
Nếu quá trình ngẫu nhiên là dừng thì:
lim ∑ π t = π (**)
t →∞
t→∞

Từ (*)(**) suy ra:


π = π .P ⇔ π ( I − P ) = 0 Hệ phương trình phân phối dừng của π

4.5.3 Ví dụ 3
Xét trò chơi giữa 2 đối thủ Tí và Tèo như sau:
Tí tung đồng tiền không đồng chất có 2 mặt: một mặt có hình đầu người,
mặt còn lại không có hình đầu người. Mặt có đầu người có xác suất xuất hiện là
p=0.6, mặt còn lại có xác suất xuất hiện là p=0.4.
* Nếu mặt xuất hiện có hình đầu người Tèo sẽ chung cho Tí 5 đồng,
ngược lại Tí sẽ chung Tèo 10 đồng.
* Ngưng cuộc chơi khi có một đối thủ hết tiền hoặc không đủ để chơi
cho ván tiếp theo.
* Bắt đầu cuộc chơi Tí có 15 đồng, Tèo có 20 đồng.
Yêu cầu:
Mô hình hóa trò chơi: tìm không gian trạng thái, đồ thị chuyển trạng
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
12
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

thái, ma trận chuyển trạng thái, véc-tơ trạng thái ban đầu.
Tính xác suất A có nhiều hơn 20 điểm sau 3 lần tung.
Hướng dẫn:
Gọi Xt là số tiền của thằng Tí tại thời điểm thứ t.
Đồ thị chuyển trạng thái của trò chơi như sau:

Các cặp đỉnh không có cung nối với nhau có nghĩa là xác suất chuyển trạng
thái = 0.
Ta nhận thấy quá trình này là không dừng vì đồ thị không liên thông mạnh.
Ma trận chuyển trạng thái của trò chơi:

0 5 10 15 20 25 30 35
0 1 0 0 0 0 0 0 0
5 0 1 0 0 0 0 0 0
10 0.4 0 0 0.6 0 0 0 0
15 0 0.4 0 0.6 0 0 0 0
20 0 0 0.4 0 0.6 0 0 0
25 0 0 0 0.4 0 0.6 0 0
30 0 0 0 0 0.4 0 0 0.4
35 0 0 0 0 0 0 0 0.1

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


13
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Vecto trạng thái ban đầu:


π0 = ( 0 0 0 1 0 0 0 0)
Phân phối xác suất sau 1 lần tung :
π 1 = π 0 .P = ( 0 0.4 0 0.6 0 0 0 0 )
Phân phối xác suất sau 2 lần tung :
π 2 = π 1 .P = ( 0.4 0 0.24 0 0 0.36 0 0 )
Phân phối xác suất sau 3 lần tung :
π 3 = π 2 .P = ( 0.496 0 0 0.288 0 0 0.216 0 )
Vậy xác suất để A có hơn 20 điểm sau 3 lần tung sẽ là:
P(X3>20/X0=15) =P(X3=25/X0=15) + P(X3=30/X0=15)
+P(X3=35/X0=15) = π 3 (25)+ π 3 (30) + π 3 (35) = 0 + 0.216 + 0 = 0.216
4.5.4 Ví dụ 4 Ta tính lại chi phí trung bình của bài toán quản lý thiết bị ( Bài
tập 3.1). Hãy tính chi phí trung bình cho mỗi thiết bị theo hai chính sách quản
lý thiết bị.
Hướng dẫn:
Ta tìm phân phối dừng của hệ thống:
π = (q1 , q2 , q3 , q4 ) với q1 là xác suất để 1 thiết bị thay mới.

q4 là xác suất để 1 thiết bị hỏng.


Phân phối dừng ứng với chính sách 1:
π ( I − P) = 0 1 1 1 1
 ⇒π =( , , , )
q1 + q2 + q3 + q4 = 1 6 3 3 6

Phân phối dừng ứng với chính sách 2:


π ( I − P) = 0 1 1 1
 ⇒π =( , , )
q1 + q2 + q3 = 1 4 2 4

Số tiền chi phí theo chính sách 1 là :


1 1
.25 + .18.5 = 7.25
6 6

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


14
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

1
Số tiền chi phí theo chính sách 2 là : .25 = 6.25
4
4.6 Bài tập
4.6.1 Bài 1: Xét trò chơi may rủi giữa 2 người A và B như sau:
* Người A có tất cả 7000 đồng.
* Người B có tất cả 85000 đồng.
* Mỗi ngày A đặt một con số (gồm 2 chữ số) cuối của giải đặc biệt của
một tờ số kiến thiết nào đó, nếu A đặt đúng thì B thua A 69.000 đồng, nếu A
đặt sai thi A thua B 1.000 đồng.
* Cuộc chơi kết thúc khi nào A đã thua sạch tiền hoặc B còn tiền nhưng
không đủ chơi ván tiếp theo thì chung hết cho A.
Yêu cầu:
1. Tìm ma trận đổi trạng thái và véc tơ chỉ trạng thái ban đầu của A.
2. Tính xác suất thắng cuộc của B (B thắng nếu như A hết tiền) sau 6
ngày chơi.
3. Lập trình để giải bài toán này với đầu vào là ma trận chuyển trạng thái
của A và véc tơ chỉ trạng thái ban đầu của A, đầu ra là xác suất thắng
của B sau mỗi ngày.
4.6.2 Bài 2:Xét trò chơi may rủi giữa 2 người A và B như sau:
* A có 8 điểm, B có 5 điểm.
* Có một con xí ngầu đồng chất có 6 mặt, xác suất xuất hiện mỗi mặt là
như nhau. Và 1 đồng tiền không đồng chất có 2 mặt, xác suất xuất hiện mặt có
hình đầu người là 0,6, xác suất xuất hiện mặt không có đầu người là 0,4.
* A tung con xí ngầu 1 lần. Nếu số mặt xuất hiện >=4 thì A sẽ tung đồng
tiền 2 lần, còn nếu số mặt xuất hiện <4 thì A sẽ tung đồng tiền 1 lần. Đếm số
đầu xuất hiện. Nếu số đầu người =2 thì A thắng B 1 điểm, nếu số đầu người
<=1 thì A thua B 2 điểm.
* Cuộc chơi kết thúc khi nào có 1 người thua hết hoặc còn không đủ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


15
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

điểm chơi ván tiếp theo thì chung hết cho người kia.
Yêu cầu:
1. Tìm ma trận đổi trạng thái và véc tơ chỉ trạng thái ban đầu của B.
2. Tính xác suất thắng của B (B thắng nếu như có nhiều hơn 5 điểm) sau
mỗi ván đấu.
3. Theo các bạn thì hệ thống này có dừng không? Tại sao ?

CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT XẾP HÀNG (HÀNG ĐỢI)

Để học tốt chương này thì sinh viên cần nắm được kiến thức sau:
- Hàng đợi theo khái niệm cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
- Quá trình ngẫu nhiên.
- Phân phối dừng của phương trình Chapnan - Kolmogorov, đồ thị cân
bằng.
- Xích Markov: Tính dừng, tính độc lập, tính đều của một quá trình ngẫu
nhiên.
- Tính dừng của một quá trình ngẫu nhiên là xác suất đạt được
trạng thái k trong khoảng thời gian t → ∆t không phụ thuộc vào t và k.
- Tính độc lập của một quá trình ngẫu nhiên là xác suất đạt trạng
thái k chỉ phụ thuộc vào thời điểm trước đó, nói cách khác là trạng thái tiếp
theo chỉ phụ thộc vào trạng thái hiện tại mà không phụ thuộc vào qua khứ.
- Tính đều ( tính rời rạc, tính điểm ) của một quá trình ngẫu nhiên
là xác suất xảy ra nhiều hơn một sự kiện ở cùng một thời điểm bằng 0.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


16
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 1 HÀNG ĐỢI - KÝ HIỆU KENDALL

1.1 Mô tả hệ thống

1.2 Các thuộc tính ảnh hưởng đến hệ thống:


- Khách hàng phát sinh từ Quần thể tiềm năng khách hàng. Quần thể này có
thể có vô hạn hay hữu hạn số cá thể.
- Khách hàng đi tới hệ thống một cách ngẫu nhiên và tuân theo một Phân
phối xác suất.
- Khách hàng đi vào hệ thống với Sức chứa (khả năng chứa của hàng đợi)
là vô hạn hay hữu hạn.
- Phân phối thời gian phục vụ khách hàng của một trạm phục vụ.
- Số trạm phục vụ của hệ thống.
- Qui tắc phục vụ: đến trước được phục vụ trước (FCFS-First
Come First Serve), qui tắc phục vụ ưu tiên (chia khách hàng ra thành những
lớp ưu tiên) hay không có qui tắc (ai chen lấn vào trước thì được phục vụ
trước).
1.3. Ký hiệu Kendall:
Kendal sử dụng hệ thống ký hiệu A/B/S/k/m/Z để mô tả các thuộc tính có
ảnh hưởng đến thuộc tính hàng đợi. Trong đó:
- A : Phân phối xác suất của số khách hàng đến.
- B : Phân phối xác suất thời gian phục vụ / k khách hàng.
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
17
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

- S : Số trạm phục vụ trong hệ thống hay số server.


- k : Sức chứa của hệ thống.
- m: Số cá thể trong quần thể khách hàng.
- Z : Qui tắc phục vụ của hệ thống.
Chú ý: Nếu một trong các thuộc tính trên thay đổi thì hệ thống cũng thay đổi
và cần phải nghiên cứu lại.

BÀI 2 HỆ THỐNG M/M/1

2.1 Mô tả hệ thống

Với: - A bằng phân phối xác suất số khách đến hàng đợi là phân phối
Poison P(λ ) trong đó:
λ = số khách đến / 1 đơn vị thời gian
- B bằng phân phối xác suất thời gian phục vụ là phân mũ có tham số
µ trong đó:
µ = số khách được phục vụ / 1 đơn vị thời gian
- k = m = ∞ : số khách và bbooj đệm của hệ thống có thể bằng ∞ .
- S =1
- Z = FIFO
Vấn đề đặt ra là:
- Khi nào hệ thống dừng ?

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


18
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

- Khi dừng thì hệ thống có n khách hàng với xác suất là bao nhiêu và để
làm gì ?
2.2 Đồ thị cân bằng
Đặt Z = số khách hàng có trong hệ thống khi hệ thống dừng
Không gian trạng thái E = {0, 1, …, k-1, k, k+1, … } = số khách.
Ta có đồ thị cân bằng:

* Xây dựng hệ phương trình


Gọi qi là xác suất để hệ thống đạt trạng thái i.
Áp dụng nguyên lý cân bằng tại các đỉnh:
λ
Tại đỉnh 1 : q0λ = q1µ ⇒ q1 = q0
µ
2
λ
Tại đỉnh 2 : q0λ + q2 µ = q1µ + q1λ ⇒ q2 =   q0
µ
3
λ
Tại đỉnh 3 : q1λ + q3 µ = q2 µ + q2λ ⇒ q3 =   q0
µ
k
λ
Quy nạp lên ta có : qk =   q0
µ
λ
Đặt ω = : hệ số phục vụ
µ

Từ đó suy ra : qk = ω k q0

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


19
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

∞ ∞ ∞
Ta có: ∑q i = 1 ⇒ ∑ ω i q0 = 1 ⇒ q0 .∑ ω i = 1 (*)
i =0 i =o i =0

Nhận xét:

- Nếu ω ≥ 1 thì ∑ω
i =0
i
là chuỗi phân kì nên (*) vô lý nên hệ thống sẽ

không dừng và sẽ không tính đươc q0.



1
- Nếu ω < 1 thì ∑ω
i =0
i
=
1− ω
⇒ q0 = 1 − ω

* Tính số khách trung bình trong hệ thống:


∞ ∞ ∞ ∞ ∞
n = E (Z ) = ∑ qi .i = ∑ ω i .q0 .i = q0 .∑ i.ω i = q0 .∑ i.ω i = (1 − ω ).∑ i.ω i
i =0 i=0 i =0 1 i =1

ω
⇒ n=
1−ω
2.3 Luật Little
Giả sử trong 1 phút phát sinh ngẫu nhiên ψ ( đọc là psi )khách hàng
T = khoảng thời gian ngẫu nhiên .
N = số khách hàng phát sinh trong khoảng thời gian T
Nếu T là khoảng thời gian ngẫu nhiên thì số khách hàng N phát sinh trong
khoảng thời gian này cũng ngẫu nhiên.
Nếu tính theo công thức phát sinh thì ta có mối quan hệ vật lý giữa: A, T và
N như sau:
T
N = ∑ψ i trong đó :ψ i là số khách hàng phát sinh trong khoảng [ i,i+1 ]
i=2

Nếu đặt :
- N = E (N ) là kỳ vọng (trung bình) của N.

- T = E (T ) là kỳ vọng của T.
- ψ = E (ψ ) là kỳ vọng của ψ .

Khi đó ta có luật Little : N = T .ψ


2.4 Các đặc trưng của hệ thống có trễ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


20
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

2.4.1 Các đặc trưng về số lượng khách hàng:


Nếu gọi :
- n là số khách hàng trung bình trong hệ thống.
- m là số khách hàng đang đợi trung bình trong hệ thống.
- g là số khách hàng đang được phục vụ trung bình trong hệ thống.
2.4.2 Các đặc trưng về thời gian:
Nếu gọi:
- t là thời gian trung bình của một khách hàng trong hệ thống hay là
thời gian đáp ứng trung bình một khách hàng (Respone time).
- ts là thời gian phục vụ trung bình của một khách hàng trong hệ thống.

- t g là thời gian đợi trung bình của một khách hàng.

Ta có mối quan hệ: t = ts + t g


Theo luật Little: N = T .ψ với ψ = E (ψ ) = số khách hàng phát sinh trong hệ
thống = λ
Theo luật Little ta có:
- n = λ.t
- m = t s .λ

- g = t g .λ
λ 1
Suy ra: g = = ω ⇒ tg =
µ µ

2.5 Bài tập


2.5.1 Bài tập 1 Tại một server có gói tin đến được nhận số hiệu và chờ ở bộ
đệm. Cứ 15 giây thì 1 gói tin được đưa vào server để xử lý, thời gian xử lý
trung bình 1 gói tin trung bình 1 gói tin là 10 giây.
a. Tính số gói tin trong server.
b. Tính thời gian chờ trung bình của 1 gói tin trong server.
Hướng dẫn:
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
21
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

1
λ= = số khách đến/ 1đơn vị thời gian.
15
1
µ= = số khách được phục vụ/1 đơn vị thời gian.
10
λ 2
Suy ra: ω = = = hệ số phục vụ
µ 3

ω 2/3 2/3 n 2
n= = = =2 ⇒t = = = 30
1 − ω 1 − 2 / 3 1/ 3 λ 1 / 15
1
tg = = 10 ⇒ ts = t − t g = 30 − 10 = 20
µ

2.5.2 Bài tập 2


Một switch nhận các bản tin đến với tốc độ 240 bản tin / 1 phút. Độ dài của
bản tin có chiều dài trung bình là 100 kí từ. Tốc độ truyền bản tin đi khỏi hệ
thống là 500 kí tự / 1 giây. Tính các tham số sau:
a. Thời gian trung bình phục vụ của 1 bản tin trong hệ thống.
b. Số bản tin trung bình trong hệ thống.
c. Chiều dài hàng đợi và thời gian đợi trung bình.
Hướng dẫn:
240
λ= =4
60
µ =5

a. Thời gian trung bình phục vụ của 1 bản tin trong hệ thống là:
1 1
tg = = = 0.2
µ 5

λ 4 ω n
b. ω = = ⇒n= = 4 ⇒ t = =1
µ 5 1−ω λ

Từ đó suy ra: t s = t − t g = 1 − 0.2 = 0.8

b. Số bản tin đợi trung bình trong switch = chiều dài hàng đợi = m
m = ts .λ = 3.2

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


22
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 3 HỆ THỐNG M/M/S

3.1 Mô tả hệ thống
Hệ thống M/M/S có các đặc tính sau:
- A : phân phối xác suất số khách hàng đến có dạng Poisson có tham
số λ .
- B : phân phối xác suất thời gian phục vụ / khách hàng có phân phối
mũ với tham số µ .
- S : s trạm phục vụ trong hệ thống hay số server.
- k : Sức chứa của hệ thống có thể bằng vô cùng
- m: Số cá thể trong quần thể khách hàng có thể bằng vô cùng
- Z : FIFO
3.2 Đồ thị cân bằng của hệ thống
Gọi Z là trạng thái dừng của hệ thống
Không gian trạng thái E = { 0, 1, 2, 3, … }
Đồ thị trạng thái:

Dựa vào nguyên lý cân bằng ta viết phương trình Chapnan - Kolmogorov
λ
Tại đỉnh 0 : q1µ = q0λ ⇒ q1 = q0
µ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


23
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

q1λ + q1µ − q0λ


Tại đỉnh 1 : q2 .2µ + q0λ = q1λ + q1µ ⇒ q2 =

Tại đỉnh k với k< s :


q k λ + q k .k µ − q k − 1 λ
q k + 1 .( k + 1) µ + q k − 1 λ = q k λ + q k .k µ ⇒ q k + 1 =
( k + 1) µ

Tại đỉnh k với k ≥ s :


q k λ + q k .s µ − q k − 1 λ
q k + 1 .s µ + q k − 1 λ = q k λ + q k . s µ ⇒ q k + 1 =

λ
Giải hệ phương trình trên với ω = ta có:
µ

ωk
Với k<s: qk = .q0 (1)
k!

ωk
Với k ≥ s : qk = .q0 (2)
.s k −1s!
3.3 Kháo sát tính dừng

Ta bổ sung thêm điều kiện: ∑q
i =0
i =1

∞ s −1
ωi ∞
ωi
∑ qi = 1 ⇔ ∑
i =0 i = 0 i!
.q0 + ∑ i − s .q0 = 1
i=s s .s!

ωi ωs
Riêng ∑ i − s .q0 = với ω < 1
i=s s .s!  ω
s!1 − 
 s

1
Từ đó suy ra: q0 = (3)
 
 
 ω  
s −1 i
ω s

 ∑  +
 i =0 
i!   ω  
 s!.1 −  
  s 

Sau ki tính được q0 ta có thể tính được qk.


3.4 Các đại lượng đặc trưng của hệ thống

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


24
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Tương tự hệ thống M/M/1 ta đi tính n


∞ s −1 ∞
n = E (Z ) = ∑ i.qi = ∑ i.qi + ∑ i.qi (4)
i=0 i =0 i=s

Thay (1)(2)(3) vào (4) ta được:


ω s +1
n =ω + .q0 (5)
 ω
2

s.s!.1 − 
 s
Các đại lượng : t ; m; g ; t s ; t g ta tính giống như M/M/1 vì luật Little vẫn còn

đúng ở trường hợp này.


Công thức cho hệ thống M/M/2:
2 −ω
- Xác suất không có khách hàng trong hệ thống: q0 =
2+ω
ωk
- Xác suất có k khách hàng trong hệ thống: qk = k −1 .q0
2
4.ω
- Số khách hàng trung bình trong hệ thống: n =
4 − ω2
3.5 Bài tập
Xét lại bài toán server ( mục 2.5.1) . Giả sử bây giờ có 2 server . Tính các
đại lương đặc trưng của hệ thống.
Hướng dẫn:
1
λ=
15
1
µ=
10
λ 2
Ta tính được ω = =
µ 3

Từ công thức (3) ta đi tính q0


1 1 1
q0 = = =
  5+1 2
 
 ω  
s −1 i
ω s
 3 3
 ∑  +
 i = 0 i!   s!.1 − ω  
 
  s 

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


25
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Từ (5) suy ra:


3
2
 
2 3
n= + 2
.q 0 = 0.75
3  2
 
2.2.1 − 3 
 2
 
 
3.6 Nghiên cứu tổng thể một tình huống
3.6.1 Bài toán
Tại một hệ thống mạng gồm 1 server, người quản trị mạng thấy rằng thường
xuyên có hiện tượng tắt nghẽn. Vận dụng các kiến thức đã học để nghiên cứu
và cải tiến server.
3.6.2 Xác định phân phối vào - ra
Hướng dẫn : Với λ, µ chưa biết thì ta phải lần lượt tính hai đại lượng trên.
Tìm phân phối đầu vào bằng cách đếm số lượng gói tin đến trong từng
khoảng thời gian cố định, từ đó ra tần số gói tin tới hay mật độ phát sinh gói tin
trung bình.
Cần chú ý:
- Nếu số lượng gói tin trung bình trong 1 khoảng thời gian lớn và vượt
quá 10, thì cần chia nhỏ khoảng thời gian sao cho số lượng gói tin phát sinh
nhỏ với trung bình khoảng 2-3 (phân phối Poisson !).
- Số lượng các khoảng thời gian cố định càng nhiều thì mật độ phát sinh
gói tin đầu vào càng chính xác. Các khoảng thời gian này cần được lấy ngẫu
nhiên.
Ví dụ: Người ta lấy ngẫu nhiên 100 khoảng thời gian cố định là 5 phút sau
đó thực hiện đếm số gói tin phát sinh trong mỗi khoảng thời gian 5 phút và có
kết quả như bảng tần số theo số lượng gói tin dưới đây:

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


26
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Số khách 0 1 2 3 4 5 >=6
Tần số(số
đếm) 29 34 24 9 3 1 0
Từ bảng trên, ta tính số gói tin trung bình trong khoảng thời gian 5 phút:
0 * 29 + 1 * 34 + 2 * 24 + 3 * 9 + 4 * 3 + 5 * 1 + 6 * 0
X = E( X ) = 1.25 người
100
Vậy, mật độ phát sinh gói tin trung bình:
X 1.25
λ= = = 0.25
5 5
Tìm phân phối đầu ra bằng cách đo thời gian phục vụ của một số lớn gói
tin (chẳng hạn 100 gói tin ) được chọn mgẫu nhiên từ tổng số gói tin phát sinh.
Ví dụ: Chúng ta đo thời gian phục vụ cho 100 gói tin và thống kê số gói tin
được phục vụ theo thời gian. Kết quả như sau:
T/gi <1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 >12
an
Tần 23 20 14 12 9 5 4 5 3 2 2 1 0
số

Tính thời gian phục vụ trung bình từ bảng:


1 0.5* 23+ 1.2 * 20+ 2.5*14 + 3.5*12 + 4.5*9 + 5.5 *5 + 6.5 * 4 + 7.5* 5 + 8.5*3 + 9.5* 5
ts = = = 3.27
µ 100

Giả sử ta dùng λ trong ví dụ trước (λ = 0.25) , ta tính được hệ số phục vụ


λ
của server là: ω = = λ .t s = 0.25 * 3.27 = 0.8175
µ

ω
Số gói tin trung bình tại server : n = = 4.48 ( gói tin )
1− ω
n
Thời gian trung bình của mỗi gói tin tại server : t= = 17.92 ( phút )
λ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


27
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Thời gian đợi trung bình của mỗi gói tin : t g = t − t s = 14.65 ( phút )

Số gói tin đợi trung bình tại server : m = λ.t g = 0.25 *14.65 = 3.66 ( gói tin )

3.6.2 Kết luận


Tại mỗi thời điểm có 3 gói tin đang đợi và một gói tin đang được phục vụ
dở dang.
Thời gian đợi trung bình của mỗi gói tin tại server là khá lâu (gần 15 phút),
không thể chấp nhận được.
à Phải cải tiến hệ thống sao cho thời gian đợi của gói tin ít lại.
* Về nhà tính lại bài toán trên với 2 trạm phục vụ.

BÀI 4 HỆ THỐNG M/G/S

4.1 Giới thiệu hệ thống M/G/S


A = Phân phối khách hàng đến có dạng Possion với tham số λ
B = Phân phối thời gian phục vụ là tổng quát (General )
K = Khả năng chứa của hệ thống có thể bằng vô cùng
S = Số cá thể trong quần thể khách hàng có thể bằng vô cùng
s = Số server phục vụ.
Z = Nguyên tắc phục vụ theo qui tắc FIFO
4.2 Mô hình M/G/1
Trong mô hình M/G/1 thì thời gian phục vụ một khách là một đại lượng
ngẫu nhiên Xs có hàm mật độ f(Xs) có dạng tổng quát General.
+∞
Thời gian phục vụ trung bình: t s = E ( Es ) = ∫ x. f ( x).dx
0

+∞
Moment cấp 2: E ( Es2 ) = ∫ x 2 . f ( x).dx
0

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


28
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

λ .E ( X s2 )
Khi đó : t g = với ω = λ.t s
2.(1 − ω )

(Sinh viên xem phần chứng minh công thức Pollaczek – Khintchine trong
giáo trình toán chuyên nghành của Học viện bưu chính viễn thông )
4.3 Các trường hợp đặc biệt
4.3.1 Trường hợp Xs có phân phối lũy thừa
Trong trường hợp thời gian phục vụ tuân theo luật lũy thừa, hàm mật độ
thời gian phục vụ là: f ( x) = µ .e − µx
- Thời gian phục vụ trung bình:
+∞ 1
t s = E ( X s ) = µ.∫ x.µ .e − µx .dx =
0 µ

- Mooment bậc 2 của thời gian phục vụ:


+∞ 2
E ( X s2 ) = µ ∫ x 2 .e − µx .dx =
0 µ2
- Thời gian chờ trung bình của một khách hàng theo công thức Pollaczek –
Khintchine :
2
λ.
λ .E ( X ) 2
µ2 ω
tg = =s
=
2(1 − ω ) 2(1 − ω ) µ (1 − ω )

- Thời gian trung bình trong hệ thống:


ω 1 1 ω
t = t g + ts = + = =
µ (1 − ω ) µ µ (1 − ω ) λ (1 − ω )

- Số khách hàng trung bình trong hệ thống:


ω ω
n = λ t = λ. =
λ (1 − ω ) 1 − ω
4.3.2 Trường hợp Xs có phân phối rời rạc
Xs có bảng phân phối sau:

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


29
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Xs ts1 ts2 tsk


……
P p1 p2 …… pk
Ta có:
k
t s = E ( X s ) = ∑ Pi .t si
i =1

k
E ( X s2 ) = ∑ Pi .t si2
i =1

- Từ hai công thức trên ta tính theo công thức Pollaczek – Khintchine sẽ
được t g .

- Từ đó ta tính có đại lượng tiếp theo t , n, m, g .


4.3.3 Trường hợp Xs là một hằng số.
Hệ thống M/D/1 là trường hợp đặc biệt của hệ thống M/G/1 trong đó thời
gian phục vụ của mỗi khách hàng đều bằng nhau và bằng t s
Áp dụng công thức Pollaczek – Khintchine trong trường hợp này ta có:
k k
- Moment bậc 2 của thời gian phục vụ: E ( X s2 ) = ∑ Pi .tsi2 = ts .∑ Pi = t s
2

i =1 i =1

2
λ .E ( X s2 λ .t s
- Thời gian đợi trung bình của một khách hàng : t g = =
2(1 − ω ) 2(1 − ω )

4.4 Hệ thống M/G/S có k lớp khách hàng


Các khách đến chia thành k lớp khách khác nhau và có thời gian phục vụ
trung bình mỗi lớp khác nhau.
Giả sử theo từng lớp thì hệ là M/M/1. Đối với từng lớp ta có:
- Mật độ khách hàng đến của lớp i là λi
- Mật độ thời gian phục vụ của lớp i là µi
1
- Thời gian phục vụ trên 1 khách lớp i là
µi

Ta có bảng phân phối xác suất xuất hiện khách hàng và thời gian phục vụ
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
30
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

trung bình và thời gian trung bình bình phương theo lớp khách hàng như sau:
Lớp 1 2 … k
Mật độ phát sinh λ1 λ2 … λk

Xác suất λ 1/λ λ 2/λ Pi = λ i/λ λ k/λ


T/gian phục vụ TB t1s t2 s … tks

Bình phương t/gian (t1s )2 (t2 s )2 … (tks )2


phục vụ TB
k
Tổng mật độ phát sinh khách hàng: λ = ∑ λi
i =1

Thời gian phục vụ trung bình / 1 khách cho mọi lớp:


k
t s = E ( X s ) = ∑ tis .Pi (1)
i =1

Môment bậc 2 của thời gian phục vụ:


k +∞
E ( X s2 ) = ∑ Pi ∫ fi ( X is ). X is2 .dX is
−∞
i =1

+∞ 2
Mà ∫
−∞
f i ( X is ). X is2 .dX is = E ( X is2 ) =
µi2
với Xis là thời gian phục vụ trung

bình một khách lớp i có phân phối lũy thừa với tham số i..

k
k k


2 Pi
Vậy : E ( X ) = ∑ Pi 2 = 2∑ 2 ⇔
2
2
E ( X 2
) = 2 Pi .(tis ) (2)
µi i =1 µi
s s
i =1 i =1

Tính thời gian đợi trung bình theo công thức Pollaczek –
λE ( X s2 )
Khintchine: t g =
2(1 − ω )

Các đặc trưng còn lại được tính theo luật Little và mối quan hệ giữa chúng.
4.5 Bài tập
4.5.1 Bài tập 1 Giả sử ω < 1 với các hệ thống M/G/1 đã xét thì hệ thống nào có
thời gian đợi trung bình bé nhất.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


31
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

4.5.2 Bài tập 2


Ở một trạm xử lý thông tin người ta muốn chọn một trong hai phương án:
Phương án 1: Lắp đặt 10 máy (s =10 ) có thời gian phục vụ trung bình 4
bản tin /phút.
Phương án 2: Lắp đặt 8 máy ( s= 8 ) có thời gian phục vụ trung bình 5 bản
tin / phút.
Vậy phương án nào có khả năng xử lý thông tin cao hơn?
4.5.3 Bài tập 3:
Xét 1 server có 2 lớp thông tin đến khác nhau.
Lớp 1: Cứ 15 phút thì phát sinh một bản tin và có thời gian phục vụ 5 phút
/ bản tin.
Lớp 2: Cứ 20 phút thì phát sinh một bản tin và có thời gian phục vụ 10
phút / bản tin.
Tính các đại lượng đặc trưng của hệ thống.
Hướng dẫn:
1 1
Mật độ phát sinh bản tin ở từng lớp: λ1 = ; λ2 =
15 20
1 1 7
Tổng mật độ phát sinh khách hàng: λ = λ1 + λ2 = + =
15 20 60
λ1 4 λ 3
Xác suất xuất hiện của từng lớp: p1 = = , p2 = 2 =
λ 7 λ 7
Lập bảng tính các tham số của bài toán:
Lớp Lớp 1 Lớp 2
Mật độ phát sinh λ1 =
1
λ2 =
1
15 20
Xác suất λ1 4 λ2 3
p1 = = p2 = =
λ 7 λ 7
T/gian phục vụ TB t1s = 5’ t2 s = 10’

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


32
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Bình phương t/gian phục vụ TB (t1s )2 = 25 (t2 s )2 = 100

Từ bảng ta tính được:


- Mooment bậc 2 của thời gian phục vụ:
4 3  800
E ( X s2 ) = 2. .52 + .10 2  =
7 7  7

4 3 20
- Thời gian phục vụ trung bình 1 bản tin: t s = .5 + .10 =
7 7 7
7 50 5
- Hệ số sử dụng: ω = λ.ts = . =
60 7 6
7 2.400
.
- Thời gian đợi trung bình của mỗi bản tin: t g = 60 7 = 40 (phút)
5
2.(1 − )
6
- Thời gian trung bình của mỗi bản tin trong hệ thống:
50 330
t = tg + ts = + 40 = ( phút )
7 7
7 330
- Số bản tin trung bình trong hệ thống: n = λ.t = . = 5.5 ( bản tin )
60 7
4.5.4 Bài tập 4 Xét lại ví dụ trên trong trường hợp sau:
- Cứ 10 phút thì xuất hiện khách hàng lớp 1, 15 phút thì xuất hiện khách
hàng lớp 2
- Phục vụ một khách hàng lớp 1 mất 5 phút, còn một khách hàng lớp 2
mất 3 phút.
4.5.5 Bài tập 5 Xét lại ví dụ trên với trường hợp có 4 lớp khách hàng như
sau:
- Xác suất xuất hiện khách hàng từng lớp:
λ1 = 0.05 , λ2 = 0.04 , λ3 = 0.06 , λ4 = 0.01

- Thời gian phục vụ từng khách hàng: t1s = 4, t2 s = 5, t3s = 8, t 4 s = 3

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


33
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 5 HỆ THỐNG M/G/1 CÓ ƯU TIÊN

5.1 Giới thiệu hệ thống M/G/1 có ưu tiên


Trong phần này ta chỉ xét hệ thống có tính chất sau:
- Khách hàng được chia làm nhiều lớp và mỗi lớp có một thời gian phục
vụ và một mức độ ưu tiên khác nhau.
- Số trạm phục vụ S = 1.
Qui tắc ưu tiên: có 2 qui tắc ưu tiên sau:
- Ưu tiên tuyệt đối: khi khách hàng có mức ưu tiên i đến thì phải dừng
phục vụ các khách hàng có mức ưu tiên i+t ( t ≥ 1) để phục vụ cho khách hàng
có mức ưu tiên thứ i.
- Ưu tiên tương đối: khi khách hàng có mức ưu tiên i đến thì phải đợi
phục vụ xong khách hàng có mức ưu tiên i+t (t ≥ 1) đang được phục vụ dở dang
rồi mới phục vụ cho khách hàng có mức ưu tiên i.
Trong phần này ta chỉ nghiên cứu các hệ thống ưu tiên tương đối và thời
gian phục vụ của các khách hàng trong mỗi lớp tuân theo phân phối lũy thừa
(mỗi lớp có một phân phối riêng nhưng đều là phân phối lũy thừa). Tuy nhiên
ta có thể dễ dàng mở rộng trong trường hợp thời gian phục vụ tổng quát như
trong trường hợp hệ thống M/G/1 (chỉ cần tính ES 2 theo đúng với mô hình).
5.2 Thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 1 ( cao nhất)
Gọi T0 là thời gian mà khách hàng ưu tiên 1 phải đợi khách hàng đang được
phục vụ dở dang (vì ưu tiên tương đối). Theo công thức Pollaczek – Khintchine
ta có:
λ .E ( X s ) λ .E ( X s )
2 2
T0 = = vì ω0 = 0 (1)
2(1 − ω0 ) 2

( Vì không có mật độ tới của khách hàng đang được phục vụ nên cũng
không có hệ số sử dụng dành cho loại khách hàng này )

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


34
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Gọi W1 là thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 1cần tìm. Theo công thức
Pollaczek – Khintchine ta có:
λ .E ( X s )
2
W1 = ( 2)
2(1 − ω1 )

Trong đó ω1 là hệ số sử dụng hệ thống của khách hàng ưu tiên 1.


Thay (1) vào (2) ta có:
T0
W1 = (3)
2(1 − ω1 )

Mặt khác:
W1=T1+T0 ( với T1 là thời gian chờ phục vụ lớp 1 đến trước mình) (4)
Từ (1)(3)(4) suy ra:
T0 ω .T
T1 = − T1 = 1 0 (5)
1 − ω1 1 − ω1

5.3 Thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 2


Thời gian đợi trung bình của lớp ưu tiên 2 bao gồm 4 phần như sau:
- T0: là thời gian đợi khách hàng đang được phục vụ dở dang. Công thức
tính như phần trên.
- T1: là thời gian chờ khách hàng có mức ưu tiên 1.
- T2: là thời gian chờ khách hàng có cùng mức ưu tiên 2 nhưng đến
trước.
- T1’: là thời gian chờ khách hàng có mức ưu tiên 1 nhưng đến sau (
trong khi khách hàng có mức ưu tiên 2 đang chờ thì khách hàng có ưu tiên 1
đến).
W2 là thời gian chờ trung bình của khách hàng có mức ưu tiên 2. Ta có công
thức tính:
W2=T0+T1+T2 +T1’ (6)
Ta đi tính T1,T2 ,T1’.
Ta sử dụng luật “Cân bằng Vào – Ra” và có:

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


35
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

- λ1W1 = Số khách hàng có mức ưu tiên 1 đến trong khoảng thời gian W1(
Vào).
- µ1T1 = Số khách hàng có mức ưu tiên 1 đã được phục vụ trong khoảng
thời gian T1 (Ra).
Cân bằng Vào – Ra đối với lớp khách hàng ưu tiên 1:
λ1
λ1W1 = µ1T1 ⇒ T1 = .W1 = ω1.W1 (7)
µ1

Lập luận tương tự ta có:


λ2W2 = µ 2T2 ⇒ T2 = ω2 .W2 (8)
λ1W2 = µ1T1' ⇒ T1' = ω1 .W2 (9)
Từ (5)(7)(8)(9) ta có thể tính đươc (6)
5.4 Tổng quát hóa bài toán
Giả sử hệ thống có nhiều lớp có độ ưu tiên theo thứ tự một cách tương đối.
Ta có, thời gian đợi của khách hàng có mức ưu tiên k ( k ≥ 2 ) được tính theo
công thức sau:

T0 W k −1
Wk = k
= k
(1 − ω1 )[1 − (ω1 + ω 2 )]...[1 − ∑ ω i ] 1 − ∑ ωi
i =1 i =1

Chú ý: Các đặc trưng còn lại được tính dựa vào luật Little và mối quan hệ
giữa chúng.
5.5 Ví dụ
Tại một quầy có 1 nhân viên phục vụ ta chia ra 2 lớp khách hàng có mức độ
ưu tiên khác nhau.
Lớp 1: Cứ sau 20 phút thì xuất hiện 1 khách hàng, thời gian phục vụ trung
bình mỗi khách hàng là 8 phút.
Lớp 2: Cứ sau 15 phút thì xuất hiện 1 khách hàng, thời gian phục vụ trung
bình mỗi khách hàng là 4 phút.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


36
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Tính thời gian đợi trung bình của từng lớp.


Hướng dẫn:
1 1
Mật độ phát sinh khách hàng từng lớp: λ1 = ; λ2 = ( khách hàng /phút)
20 15
7
Tổng mật độ phát sinh khách hàng: λ = λ1 + λ2 = ( khách hàng /phút)
60
λ1 3 λ 4
Xác suất xuất hiện khách hàng từng lớp: P1 = = ; P2 = 2 =
λ 7 λ 7

Lập bảng tính T0:

Lớp Lớp 1 Lớp 2


Mật độ phát sinh λ1 =
1
λ2 =
1
20 15
Xác suất λ1 3 λ2 4
p1 = = p2 = =
λ 7 λ 7
T/gian phục vụ TB t1s = 8’ t2 s = 4’

Bình phương t/gian phục vụ TB (t1s )2 = 64 (t2 s )2 = 16

Từ bảng ta tính được:


- Hệ số sử dụng của từng lớp khách hàng:
1 6 1 4
ω1 = λ1.t1s = .8 = ;ω 2 = λ2 .t2 s = .4 =
20 15 15 15
- Moment bậc 2 của thời gian phục vụ:
3 4  512
E ( X s2 ) = 2. .82 + .4 2  =
7 7  7

- Thời gian đợi khách hàng đang được phục vụ dở dang:


7 256
.2.
λ .E ( X s ) 60
2
T0 = = 7 = 64 ( phút)
2 2 15

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


37
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

- Thời gian đợi trung bình của 1 khách hàng lớp 1:


64
T0 15 32
W1 = = = ( phút)
2(1 − ω1 ) 6 9
2(1 − )
15
- Thời gian đợi trung bình của 1 khách hàng lớp 2:
W2 = T0 + T1 + T2 + T1' = T0 + T1 + ω2W2 + ω1W2 ⇒ W2 (1 − ω1 − ω2 ) = T0 + T1 = W1

W1 64
Vậy : W2 = =
(1 − ω1 − ω2 ) 3

5.6 Bài tập tổng hợp


5.6.1 Bài tập 1 Tại một mạng có 1 server phục vụ, trung bình cứ 10 phút thì
có 1 gói tin đi vào. Thời gian phục vụ 1 gói tin trung bình là 5 phút .
Yêu cầu:
1. Mô hình hệ thống về hệ thống xếp hàng phục vụ: gói tin, quá trình
phục vụ, quá trình chờ, hệ thống gì ?
2. Kiểm tra xem hệ thống có bị hỗn loạn không ?
3. Tính xác suất server được nghỉ (không có gói tin cần xử lý).
4. Tính số gói tin trung bình trong server chưa được xử lý và thời gian
đợi trung bình của từng gói tin.
5. Nhận xét hiệu suất sử dụng server.
5.6.2 Bài tập 2 Làm lại bài tập 1 với điều kiện bổ sung như sau:
Cứ sau 5 phút thì xuất hiện 1 gói tin và đã thêm 1 server phục vụ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


38
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 6 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNG ĐỢI TRONG PHÂN TÍCH HỆ

THỐNG THÔNG TIN

6.1 Mô hình hóa


* Hệ thống xử lý 1 CPU
- CPU là trạm phục vụ.
- Các giao dịch là khách hàng.
* Hệ thống xử lý một thiết bị ngoại vi
- PU (Processing Unit) của thiết bị là trạm phục vụ.
- Các truy xuất là khách hàng.
6.2 Quan hệ giữa các hệ thống thành phần
Gọi T : Khoảng thời gian quan sát( thống kê ).
A : Số lượng giao dịch thực hiện trong khoảng thời gian T.
DCPU: Thời gian phục vụ một giao dịch.
Ak: Số lần truy xuất thiết bị k trong khoảng thời gian T.
vk: Số lần truy xuất thiết bị k trong một lần giao dịch.
sk : Thời gian phục vụ thiết bị k cho 1 lần truy xuất.
Dk :Thời gian phục vụ thiết bị k cho 1 giao dịch = vk.sk
Ta có thể xác định mối liên hệ giữa các kết quả như sau:
A
Mật độ xuất hiện giao dịch là: λCPU = λ =
T
Hệ số sử dụng CPU là: ωCPU = λCPU .DCPU
A Ak A
Mật độ truy xuất thiết bị k là: λk = . = λCPU .vk ( vì vk = k )
T T A
λk
Hệ số sử dụng thiết bị k là: ωk = = λk .sk = λCPU .Dk
µk

Thời gian bận của thiết bị thứ k là: B = T .ωk


Các tham số còn lại dựa theo luật Little.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


39
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

6.3 Mô hình tổng hợp hệ điều hành với nhiều lớp giao dịch
Giả sử rằng, hệ điều hành làm việc với nhiều lớp giao dịch, mỗi lớp có
một mật độ xuất hiện khác nhau và thời gian xử lý khác nhau (tuân theo
phân phối lũy thừa). Khi đó, ta sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống
M/G/1 để tính các thông số của hệ thống.
Gọi λi là mật độ phát sinh lớp giao dịch thứ i.

t si là thời gian phục vụ trung bình 1 giao dịch của lớp thứ i.

Ta có:
k
- Mật độ phát sinh tổng: λ = ∑ λi
i =1

λi
- Xác suất phát sinh của từng lớp giao dịch: Pi =
λ
k
- Thời gian phục vụ trung bình: ts = ∑ Pi t si
i =1

- Hệ số sử dụng CPU: ω = λ.ts


k
- Moment bậc 2 của thời gian phục vụ: E ( X s2 ) = 2∑ Pi .(tis )
2

i =1

λE ( X s2 )
- Thời gian đợi trung bình : t g =
2(1 − ω )

Các tham số còn lại được tính dựa vào luật Little.
6.4 Ví dụ
Xét 3 lớp giao dịch khác nhau (lớp soạn thảo, lớp biên dịch, lớp thực
hiện) trong quá trình xử lý của CPU trong khoảng thời gian T bằng 1 giờ.
Cho trước bảng kết quả thống kê như sau:
Lớp giao A DCPU DĐĩa 1 DĐĩa 2 VĐĩa 1 VĐĩa 2
dịch
Biên dịch 480 2s 0.75 s 0.25 s 5 6

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


40
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Thực hiện 120 11.9 s 5s 5.7 s 4 3


Soạn thảo 600 0.5 s 0.2 s 0.6 s 4 5

Giả sử hệ điều hành chỉ xử lý tuần tự. Khi đó đối với từng giao dịch hãy
tính:
- Mật độ giao dịch.
- Hệ số sử dụng.
- Số truy cập trung bình trong thiết bị.
- Thời gian đáp ứng trung bình một giao dịch.
Hướng dẫn:
Tính cho CPU:
* Đối với lớp biên dịch:
A 480
- Mật độ phát sinh yêu cầu: λCPU = = = 0.133 (giao dịch/giây)
T 3600
- Hệ số sử dụng: ωCPU = λCPU .DCPU = 0.266
ω
- Số giao dịch trung bình trong hệ thống : n = = 0.362
1− ω

n
- Thời gian đáp ứng trung bình 1 giao dịch: t = = 2.725
λ
* Đối với lớp thực hiện: (sinh viên tự làm)
* Đối với lớp soạn thảo: (sinh viên tự làm)
Tính cho đĩa 1:
* Đối với lớp giao dịch:
- Số lần truy xuất: AĐĩa = VĐĩa1.A = 2400 truy xuất
AĐia1 2
- Mật độ truy xuất: λĐia1 = = truy xuất/giây
T 3
- Hệ số sử dụng: ω Đia1 = λ.D Đia1 = 0.09975

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


41
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

ω Đia1 1
- Số truy xuất trung bình trong đĩa 1: n= = truy xuất
1 − ω Đia1 9

n Đia1
- Thời gian đáp ứng trung bình: t Đia1 = = 0.167 giây
λĐia1

* Đối với lớp thực hiện: (sinh viên tự làm)


* Đối với lớp soạn thảo: (sinh viên tự làm)
Tính cho đĩa2: (Sinh viên tự làm)

BÀI 7 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNG ĐỢI TRONG PHÂN TÍCH

MẠNG TRUYỀN TIN

7.1 Giới thiệu


Mô tả hệ thống: hệ thống truyền dữ liệu bao gồm: đầu truyền, kênh
truyền và đầu nhận.
Mô hình hóa:
- Dữ liệu tồn tại dưới dạng gói.
- Mỗi gói tin có độ dài trung bình là L (đơn vị là bit).
- Tốc độ truyền mỗi kênh là B.
- Xem mỗi kênh truyền là 1 trạm phục vụ, 1 gói tin là một khách hàng.
L
- Thời gian phục vụ 1 gói tin là : t s =
B
7.2 Tính các thông số của hệ thống
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng mô hình M/M/1, M/M/s hay
M/M/1 có ưu tiên để tính.
7.2.1 Ví dụ 1
Xét một đường truyền dữ liệu với 3 lớp gói tin như sau:
Lớp 1: Sau 15 phút thì xuất hiện 1 gói tin, thời gian truyền trung bình 1
gói tin là 3 phút.

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


42
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Lớp 2: Sau 5 phút thì xuất hiện 1 gói tin, thời gian truyền trung bình 1
gói tin là 2 phút.
Lớp 3: Sau 2 phút thì xuất hiện 1 gói tin, thời gian truyền trung bình 1 gói
tin là 1/2 phút.
Chiều dài của các gói tin trong từng lớp tuân theo phân phối lũy thừa.
Hãy tính:
- Số gói tin trung bình trên kênh truyền.
- Thời gian đáp ứng trung bình 1 gói tin.
Hướng dẫn:
Vì có 3 lớp khách hàng với mật độ phát sinh khác nhau, thời gian truyền
cũng khác nhau, nên ta áp dụng mô hình M/G/1 để giải tình huống này.
1 1 1
Mật độ phát sinh gói tin của từng lớp: λ1 = ; λ2 = ; λ3 =
15 5 2
Thời gian phục vụ trung bình 1 gói tin của từng lớp:
ts1 = 3 ; ts 2 = 2 ; ts 3 = 1 / 2 (phút/gói tin)

23
Tổng mật độ phát sinh: λ = λ1 + λ2 + λ3 =
30
λ1 2 λ 6 λ 15
Xác suất xuất hiện từng lớp gói tin: P1 = = ; P2 = 2 = ; P3 = 3 =
λ 23 λ 23 λ 23
51
Thời gian truyền trung bình 1 gói tin: t s = P1 ts1 + P2 t s 2 + P3 t s3 =
46
51
Hệ số sử dụng: ω = λ.t s =
60
k
183
Môment bậc 2 của thời gian phục vụ: E ( X s2 ) = 2∑ Pi .(tis ) = 2.
2

i =1 92

λE ( X s2 ) 61
Thời gian đợi trung bình của một gói tin: t g = = ( phút )
2(1 − ω ) 6

1556
Thời gian đáp ứng trung bình một gói tin: t = ts + t g = ( phút )
138

Số gói tin trên kênh: n = λ.t ≈ 8.644 (gói tin)


Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
43
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

7.2.2 Ví dụ 2
Xét lại hệ truyền tin ở ví dụ 1 với cách phục vụ có ưu tiên tương đối. Lớp 1
ưu tiên hơn lớp 2, lớp 2 ưu tiên hơn lớp 3. Tính thời gian đợi trung bình của
từng lớp gói tin.
Hướng dẫn:
- Thời gian đợi gói tin đang được phục vụ dở dang:
23 183
.2.
λ .E ( X s ) 30 92 61
2
T0 = = =
2 2 40
- Thời gian đợi của gói tin lớp ưu tiên 1:
61
T0 305
W1 = = 40 =
(1 − ω1 ) 1 − 1 160
5
- Thời gian đợi của gói tin lớp ưu tiên 2:
305
W1 60
W2 = = = 4.765625
(1 − ω1 − ω2 ) 1 − 1 − 2
5 5
- Thời gian đợi của gói tin lớp ưu tiên 3:
W2 4.765625
W3 = = = 31.77
(1 − ω1 − ω2 − ω3 ) 1 − 1 − 2 − 1
5 5 4
7.2.3 Ví dụ 3
Tại một mạng Intranet có 24 trạm cùng dùng chung một đường truyền có
tốc độ 9600 bit/s. Trung bình mỗi trạm gởi qua đường truyền 10 gói tin/
phút. Chiều dài trung bình của mỗi gói tin là 2000 bits.
Yêu cầu:
a. Tính thời gian đợi trung bình của mỗi gói tin.
b. Để giảm bớt thời gian đợi của mỗi gói tin trong hệ thống, người ta có
các phương án để thực hiện sau đây
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
44
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Phương án nâng cấp thứ nhất: Giả sử, thời gian đợi ở trên là quá lớn,
người ta tăng thêm 1 đường truyền có các thông số kỹ thuật giống đường
truyền hiện tại và chia 24 trạm ra làm 2 nhóm bằng nhau, mỗi nhóm sử dụng
1 đường truyền.
Phương án nâng cấp thứ 2: Người ta cảm thấy không hài lòng với phương
án nâng cấp thứ nhất. Đã gom 24 trạm lại thành 1 nhóm và sử dụng 2 đường
truyền song song ( gói tin sẽ được gởi qua đường truyền nào rỗi hơn).
Phương án nâng cấp thứ 3: Người ta vẫn không hài lòng với phương án
nâng cấp thứ 2. Thay 2 đường truyền hiện tại bằng 1 đường truyền mới có
tốc độ truyền gấp đôi.
Xét xem phương án nào tốt nhất.
Hướng dẫn:
a.
10
Mật độ phát sinh gói tin: λ = 24. = 4 ( gói tin/ giây)
60
2000 5
Thời gian phục vụ một gói tin: t s = = ( giây)
3600 24
5 5
Hệ số sử dụng kênh truyền : ω = λ.t s = 4. =
24 6

ω2 25
Thời gian đợi trung bình của một gói tin: tđ = = ( giây )
λ (1 − ω ) 24

b.
* Phương án nâng cấp 1
10
Mật độ phát sinh gói tin: λ = 12. = 2 ( gói tin/ giây)
60
2000 5
Thời gian phục vụ một gói tin: t s = = ( giây)
9600 24
5 5
Hệ số sử dụng kênh truyền : ω = λ.ts = 2. =
24 12

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


45
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

ω2 25
Thời gian đợi trung bình của một gói tin: tđ = = = 0.149 ( giây )
λ (1 − ω ) 168

* Phương án nâng cấp 2 Ta áp dụng mô hình M/M/2 để giải


10
Mật độ phát sinh gói tin: λ = 24. = 4 ( gói tin/ giây)
60
2000 5
Thời gian phục vụ một gói tin: t s = = ( giây)
9600 24
5 5
Hệ số sử dụng kênh truyền : ω = λ.t s = 4. =
24 6

4.ts 30
Thời gian đáp ứng trung bình của một gói tin: t = = ( giây )
4 −ω 2
119
30 5
Thời gian đợi trung bình một gói tin: tđoi = t − ts = − = 0.044 (giây)
119 24
* Phương án nâng cấp 3 Áp dụng mô hình M/M/1 để giải
10
Mật độ phát sinh gói tin: λ = 24. = 4 ( gói tin/ giây)
60
2000 5
Thời gian phục vụ một gói tin: t s = = ( giây)
2.9600 48
5 5
Hệ số sử dụng kênh truyền : ω = λ.t s = 4. =
48 12

ω2 25
Thời gian đợi trung bình của một gói tin: tđ = = ( giây )
λ (1 − ω ) 336

Vậy phương án 3 tuy tốn về mặt chi phí nhưng lại hiệu quả hơn.

BÀI 8 HỆ THỐNG HÀNG ĐỢI CÓ TỪ CHỐI

( HỆ THỐNG ECLANG)

8.1 Giới thiệu hệ thống Eclang

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


46
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

* Xét hệ thống M/M/s/Z/k/m với k hữu hạn, nếu số khách đến hàng đợi
vượt quá s ( số server phục vụ, n=s) thì bị từ chối phục vụ.
Gọi Xk(t) là trạng thái của hệ thống có k kênh bận tại thời điểm t , với
k=1,2,3,4,…,n.
Sơ đồ trạng thái:

* Dựa vào nguyên lý cân bằng để lập hệ phương trình trạng thái:
Gọi Pi là xác suất để hệ thống đạt được trạng thái Xi(t).
Ta có:
Tại đỉnh 0 : P1µ = P0λ ⇒ P1µ − P0λ = 0
Tại đỉnh 1 : λP1 + µP1 = λP0 + 2 µP2 ⇒ −λP1 − µP1 + λP0 + 2 µP2 = 0
……
Tại đỉnh k:
λPk −1 + (k + 1)µPk +1 = λPk + kµPk ⇒ −λPk − kµPk + λPk −1 + (k + 1)µPk +1 = 0

Tại đỉnh n: λPn −1 = nµPn ⇒ −nµPn + λPn −1 = 0


n
Kết hợp với điều kiện: ∑P =1
i =0
i

λ
Đặt ϕ = ( hệ số sử dụng )
µ

ϕk
Ta có: Pk = P0 (1)
k!

1
P0 = P (2)
n
ϕk 0

k = 0 k!

Nhân cả tử và mẫu của (2) cho e −ϕ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


47
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

−ϕ ω0
e .
P0 = n 0!
−ϕ ϕ
k

∑k =0
e .
k!

ϕ k .e − k
Để ý: P(ϕ , k ) = là xác suất để đại lượng X có phân phối Poison để
k!
tham số ϕ nhận giá trị k.
P(ϕ ,0)
Ta có thể viết lại P0 như sau: P0 = n

∑ P(ϕ , k )
k =0

n
P(ϕ ,0)
Đặt R(ϕ , n) = ∑ P(ϕ , k ) thì P0 = (3)
k =0 R(ϕ , n)

P(ϕ , k )
Từ (1)(3) suy ra: Pk = (4)
R(ϕ , n)
Nhận xét:
- Công thức (1)(3) được dùng để tính Pk khi có λ, µ .
- Công thức (3)(4) được dùng để tính Pk khi có λ, µ và ta được bảng
phân phối xác suất Poison .
8.2 Các chỉ tiêu của hệ thống
P(ϕ , k )
Từ (1)(3) suy ra: Pk = (4)
R(ϕ , n)
Nhận xét:
- Công thức (1)(3) được dùng để tính Pk khi có λ, µ .
- Công thức (3)(4) được dùng để tính Pk khi có λ, µ và ta được bảng
phân phối xác suất Poison .
8.2 Các chỉ tiêu của hệ thống
Gọi Ptc(từ chối) là xác suất khách hàng đến bị từ chối (= Pn)
Ppv(phục vụ) là xác suất khách hàng đến được phục vụ
Ta có : Ppv(phục vụ) = 1 - Ptc(từ chối)
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
48
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Số khách trung bình trong hệ thống = số server bận trung bình:


n n
ϕk n
ϕk ϕ
n −1 k
N b = ∑ k .Pk = ∑ k . P0 = ∑ k . P0 = ϕ ∑ P0 = ϕ (1 − Pn ) = ϕ .Ppv = E ( X k (t ))
k =0 k =0 k! k =1 (k − 1)! k = 0 k!

Gọi F là hiệu quả chung của hệ thống


F = λ .Ppv .C pv − N r .Ckr − λ .Ptc .Ctc

Với Ckr là chi phí thiệt hại do một kênh rỗi gây ra.
Ctc là chi phí thiệt hại do một khách bị từ chối gây ra.
Cpv là lợi nhuận khi phục vụ một khách.
N r = n − Nb

8.3 Bài tập


8.2.1 Bài tập 1
Một bộ phận kiểm tra với 3 máy làm việc được, mỗi máy kiểm tra được 6
sản phẩm/ phút. Một sản phẩm đến bộ phận kiểm tra nếu các máy đều bận thì
được cho qua, ngược lại thì chỉ cần kiểm tra trên một máy. Mật độ sản phẩm
đến theo phân phối Poison với 12 sản phẩm / phút.
Nếu muốn tỉ lệ sản phẩm được kiểm tra không nhỏ hơn 96% thì cần phải sử
dụng bao nhiêu máy?
8.2.2 Bài tập 2
Để thiết lập một trạm xử lý tin nóng, người ta lựa chon một trong hai
phương án sau:
Phương án 1: Sử dụng 10 máy để xử lý, mỗi máy xử lý được 4 bản tin/ phút.
Phương án 2: Sử dụng 8 máy để xử lý, mỗi máy xử lý được 5 bản tin/ phút.
Số bản tin đến hệ thống trung bình là 30 bản tin/ phút.
Vậy chọn phương án nào lợi nhất?

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


49
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 9 HỆ THỐNG PHÒNG THỦ ECLANG

9.1 Giới thiệu


Ta xét hệ thống phòng thủ 2 tuyến như hình
vẽ:
- Mật độ đối phương đến có phân phối
Poison với tham số λ
- Năng suất tiêu diệt của tuyến i là µi , i = 1,2

Ta bắt lại hệ thống như sau: với


λ2 là số khách bị từ chối ở server 1.

Số khách bị từ chối ở tuyến phòng thủ = số khách bị từ chối ở server 2 ( có


đầu vào là λ2 ).
ϕ1
1! ϕ1
Xác suất khách bị từ chối ở server 1 : Ptc (1) = P1 = =
ϕ 0
ϕ 1
1 + ϕ1
+
0! 1!
Lưu ý: + λ1 = λ
λ12
+ λ2 = Ptc (1).λ1 = (1)
µ1 + λ1

λ2
Xác suất khách bị từ chối ở server 2 : Ptc (2) =
µ2 + λ2

λ2
.λ2
µ2 + λ2 λ2 1
Tỷ lệ khách bị từ chối của hệ thống sẽ là: = .λ2 . (2)
λ1 µ 2 + λ2 λ1

λ2 λ1 λ2 .λ
Từ (1)(2) suy ra tỷ lệ khách bị từ chối là: = (3)
µ2 + λ2 µ1 + λ1 ( µ2 + λ2 )(µ1 + λ1 )

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


50
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

* Vậy vấn đề cần giải quyết là khi µ1 ≠ µ 2 thì nên bố trí tuyến 1 trước hay là
sau?
Tỷ lệ khách bị từ chối khi đặt tuyến 1 trước:
λ3
(3) ⇒ (4)
( µ1 + λ ) 2 µ 2 + λ2 ( µ1 + λ )

λ3
Tỷ lệ khách bị từ chối khi đặt tuyến 1 sau: (5)
( µ2 + λ )2 µ1 + λ2 ( µ2 + λ )

Từ (4)(5) ta thấy tỷ lệ từ chối khi đặt tuyến 1 trước sẽ bé hơn tỷ lệ từ chối


khi đặt tuyến 2 trước nếu (µ1 + λ ) 2 µ2 + λ2 ( µ1 + λ ) > ( µ2 + λ )2 µ1 + λ2 ( µ2 + λ ) tức là
µ1 > µ2

9.2 Ví dụ
Xét một hệ thống phòng thủ với 2 lớp với mật độ đối phương đến là 30,
năng suất của lớp 1 và 2 lần lượt là 12, 20. Tính xác suất bị từ chối theo 2 kiểu
khác nhau.
Hướng dẫn:
• Đối với kiểu lớp 1 trước, lớp 2 sau:
Ptc máy 1=0.714
λ 2 = 21.43

Ptc máy 2=0.517


Số sản phẩm không được kiểm tra cuối cùng: 11.083
Vậy Ptc(1,2)=63.05%
• Đối với kiểu lớp 2 trước, lớp 1 sau:
Ptc máy 2=0.6
λ2 = 18

Ptc máy 1=0.6


Số sản phẩm không được kiểm tra cuối cùng: 10.8
Vậy Ptc(2,1)=64 %

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


51
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

BÀI 10 BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHO

10.1 Bài toán


Xác định số môtơ cần lưu trữ trong một kho sao cho tổn thất trong năm là
nhỏ nhất. Biết rằng, hàng năm cần trung bình 1095 môtơ để thay thế. Thời gian
chờ để mua và nhập kho 1 môtơ là 2.5 ngày( đó cũng là thời gian thay thế xong
1 môtơ để chờ cho môtơ lấy ra khỏi kho). Tổn thất do thiếu hụt 1 môtơ để thay
thế trong 1 ngày là 300.000 đồng, giá 1 môtơ là 3 triệu. Chi phí bảo quản 1
môtơ trong 1 năm là 1% giá của môtơ đó.
10.2 Giải quyết
Vấn đề cần giải quyết là xác định số môtơ cần lưu trữ nhỏ nhất n ?
Ta xem kho như là một hệ thống hàng đợi
Với: - n= số server= số kênh phục vụ
- Số môtơ hỏng cần thay thế = số khách đến hệ thống
- Thời gian chờ mua, nhập kho môtơ= thời gian thay môtơ = thời
gian phục vụ của hệ thống = µ .

Khi đó: - λ = 1095 365 = 3 ( khách / ngày)

- 1 môtơ thay trong 2.5 ngày ⇒ 1 ngày thay 1 2.5 = µ

λ 3
Vậy ω = = = 7.5
µ 0.5

Tổn thất sinh ra do thiếu hụt môtơ :


TT (n, ω ) = 300.Tc .M c + n.Tr .0.01.3000 (*)
Với : Tc : Thời gian chờ của khách.
Mc : Độ dài hàng chờ trung bình.
Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)
52
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Tr : Thời gian rỗi trung bình giữa 2 lần phục vụ của 1 kênh.
Ta thấy: Tc, Mc, Tr phụ thuộc vào n, ω ⇒ (*) phụ thuộc vao n ⇒ xác định n
để (*) đạt min?
ϕk
qk = q0 với k<n
k!

ωk ωn ωt
qk = qn + t = q0 = . .q0 với k=n+t>n (1)
n!.n t n! nt

1
q0 = (2)
 
 
 ω  
s −1 i
ω n

 ∑  +
 i =0 
i!   ω  
 n!.1 −  
  n 
ω
Nếu đặt x = < 1
n

ωn t
(1) = qn + t = . x .q0
n!
1
(2) = q0 =
 s −1 ω i
 ∞ ωn t
 ∑  + ∑ .x
 i = 0 i!  t =1 n!
Xác suất để 1 khách đến hệ thống phải chờ là:

ωn t

ωn ∞ t ωn 1
Ptc = ∑ Pn + t = q0 .∑ .x = q0 . .∑ x = q0 . .
t =0 t = 0 n! n! t = 0 n! 1 − x

Số kênh bận trung bình:


n ∞
N b = ∑ k .qk + ∑ n.qn +t
k =0 t =0

Độ dài hàng chờ trung bình = số khách ngồi chờ trung bình:

M c = ∑ t.qn + t
t =0

Thời gian ở trong hệ thống:


1 Mc
T1s = +
µ n.µ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


53
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

Thời gian chờ trung bình:


Mc
Tc =
n.µ

Thời gian đợi ở 2 lần phục vụ:


N
1− b
1 − Hb 1 n
Tr = Tphucvu . = .
Hb µ Nb
n

Bài 11 BÀI TOÁN LƯU TRỮ

11.1 Bài toán


Giả sử cần lưu trữ hàng trong kho. Hàng nhập kho vào accs cuối kì thứ
n=0,1,2,… Lượng hàng lấy ra khỏi kho để đáp ứng nhu cầu là ξ n tại mỗi kì
thứ n. Cuối mỗi kì cần nhập hàng dựa trên 2 chỉ số s và S (s<S). Nếu lượng
hàng còn bé hơn hoặc bằng s thì nhập đủ số lượng S, ngược lại thì không
nhập.
Gọi Xn là lượng hàng trong kho cuối kì thứ n và trước khi nhập hàng.
Khi đó các trạng thái của Xn là S, S-1,S-2,…, 0, -1, -2,…
a) Tìm mối quan hệ giữa Xi+1 và Xi.
b) Gọi Pij là xác suất chuyển trạng thái của Xn từ trạng thái i sang j.
Hướng dẫn:

Xn −ξn+1
=
a) n+1 
X Nếu S>Xn>s
S −ξn+1 Nếu Xn ≤ s

P(ξn+1 = i − j) Nếu s<i ≤ S


P
b) ij = P( X = i / Xn+1 = j) = 
P(ξn+1 = S − j)
n
Nếu i<s

11.2 Ví dụ

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


54
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

11.2.1 Ví dụ 1
Xét mô hình thay thế thiết bị sau:
Số thiết bị thay thế ở kì thứ n hoặc là 0, 1, 2.
P(ξn+1 = 0) = 0.5
P(ξn+1 =1) = 0.4
P(ξn+1 = 2) = 0.1
Giả sử s=0,S=2
a) Tìm không gian trạng thái E.
b) Viết ma trận xác xuất chuyển trạng thái.
Hướng dẫn:
a) E={-1, 0, 1, 2 }
b) `

P=

11.2.2 Ví dụ 2
Yêu cầu 1 loại hàng trong thời kì t là một biến ngẫu nhiên q. Người kinh
doanh có thể mua với giá c0 và bán với giá c1. Vậy không thỏa mãn yêu cầu
sẽ dẫn đến tổn thất ct đối với một đơn vị hàng thiếu số hàng thừa sẽ được
bán với giá cs (cs<c0)
Hãy xác định lượng mua s sao cho lượng một kỳ vọng trong thời kì t là
lớn nhất?
Hướng dẫn:
Gọi - lượng hàng lưu trữ là S
- nhu cầu tiêu thụ kho là Q.
Trường hợp 1: Q<S

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


55
Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

P1 ( S ) = ∑ (c1Q − c0 S + cs ( S − Q )).P(Q) = kỳ vọng lợi nhuận

P(Q) = xác suất để nhu cầu tiêu thụ là Q.


Trường hợp 2: Q>S
P2 (S ) = ∑ (c1S − c0 S + ct (Q − S )).P(Q)

Tổng lợi nhuận bình quân là: P( S ) = P1 ( S ) + P2 ( S )


D (S + 1) − D( S ) = c1 − c0 + ct − (c1 + ct − cS ).P(Q < S + 1) ≤ 0
D (S ) − D( S − 1) = c1 − c0 + ct − (c1 + ct − cS ).P(Q < S ) ≥ 0

Gọi S* là lượng lưu trữ tối đa.


c1 − c0 + ct
Khi đó: P(Q < S ) =≤ ≤ P(Q < S * + 1)
c1 + ct − ct

c1 − c0 + ct
Đặt α = thì S* chính là phân vị mức α của hàm phân phối xác
c1 + ct − ct

suất của Q.f(Q).

Nguyễn Anh Tuấn Tin 3A (07-11)


56

You might also like