You are on page 1of 112

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DỰ THẢO

TCVN xxxx : 2022


Xuất bản lần 1

YÊU CẦU THIẾT KẾ CỐNG QUA ĐÊ


Requirements for dike sluice design

HÀ NỘI - 2022

1
TCVN xxxx : 2022

Mục lục

Trang

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

2 Tài liệu viện dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

3 Thuật ngữ và định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

4 Phân loại, phân cấp cống qua đê và các chỉ tiêu thiết kế chính ………………………………... 9

5 Nguyên tắc chung khi thiết kế cống qua đê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

6 Yêu cầu tài liệu để thiết kế cống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …….. 13

7 Thiết kế mới cống qua đê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .... 17

8 Thiết kế cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cống qua đê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

Phụ lục A (Tham khảo) : Sơ đồ một số mẫu cống qua đê điển hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

Phụ lục B (Tham khảo) : Tính toán thủy lực cống hở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85

Phụ lục C (Tham khảo): Tính toán thủy lực cống ngầm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100

Danh mục tài liệu tham khảo . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113

3
TCVN xxxx : 2022

Lời nói đầu

TCVN xxxx : 2022 do Viện Kỹ thuật công trình thuộc trường Đại
học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số /QĐ-
BKHCN ngày tháng năm 2022.

4
TCVN xxxx : 2022

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN xxxx : 2022

Yêu cầu thiết kế cống qua đê


Requirements for dike sluice design

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cống qua đê. Phạm vi áp dụng bao
gồm xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nâng cấp các cống đã có qua đê sông, đê cửa sông, đê
biển..

1.2 Với các loại cống khác trong hệ thống công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng, hạ tầng kỹ
thuật có các điều kiện làm việc tương tự có thể tham khảo áp dụng.

1.3 Tiêu chuẩn không áp dụng đối với các đập ngăn sông vùng triều như đập trụ đỡ, đập xà lan,...

1.4 Khi thiết kế cống qua đê có liên quan đến nội dung kỹ thuật của các chuyên ngành xây dựng
khác thì còn phải tuân thủ quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật của chuyên ngành đó.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn
ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 12571 : 2018 Công trình thủy lợi - Thành phần nội dung công tác khảo sát, tính toán thủy văn
trong giai đoạn lập dự án và thiết kế.

TCVN 10404 : 2015 Công trình đê điều - Khảo sát địa chất công trình.

TCVN 8481 : 2010 Công trình đê điều – Yêu cầu thành phần, khối lượng khảo sát địa hình.

TCVN 4253 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 9151 : 2010 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu.

TCVN 9147 : 2012 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực đập tràn.

TCVN 9143 : Công trình thủy lợi - Tính toán đường viền thấm dưới đất của đập trên nền không phải là
đá

TCVN 10304 : 2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4116 : 1985 Bê tông thủy công - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy công - Yêu
cầu thiết kế.

5
TCVN xxxx : 2022

TCVN 9139 : 2012 Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép vùng ven biển - Yêu cầu thiết
kế.

TCVN 8306 : 2009 Công trình thủy lợi - Kích thước các lỗ tháo nước có cửa van chắn nước.

TCVN 9159 : 2020 Công trình thủy lợi – Khớp nối.

TCVN 8421 : 2010 Công trình thủy lợi - Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu.

TCVN 8299 : 2009 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa van, khe van bằng thép.

TCVN 9152 : 2012 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thiết kế tường chắn công trình thủy lợi.

TCVN 9403:2012 Gia cố nền đất yếu – Phương pháp trụ đất xi măng.

TCVN 8644:2011 Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê.

TCVN 8422 : 2010 Công trình thủy lợi - Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công.

TCVN 9144 : 2012 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế âu tàu.

TCVN 11699 Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước.

TCVN 12633 : 2020 Công trình thủy lợi – Cừ chống thấm – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 8214 : 2009 Thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện.

TCVN 8215 : 2009 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm
công trình đầu mối.

TCVN 9158:2012 Công trình thủy lợi – Phương pháp tính toán khí thực.

TCVN 9901:2014 Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế đê biển.

TCVN 9902:2016 Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế đê sông..

TCVN 12044:2017 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu chung về thiết kế độ bền lâu và tuổi
thọ trong môi trường xâm thực

TCVN 11823:2017 Thiết kế cầu đường bộ

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Cống (Sluice)

Công trình xây dựng để dẫn nước qua các vật ngăn chắn như đê, đập, bờ kênh, đường giao thông và
trên hệ thống kênh, sông.

3.2 Cống qua đê (Dike sluice)

Cống cắt qua đê sông, đê cửa song, đê biển để cấp nước từ sông/biển vào đồng hay thoát nước từ
đồng ra sông/biển, có thể kết hợp giao thông thủy.

6
TCVN xxxx : 2022

3.3 Cống cấp nước (Water supplied sluice)

Cống lấy nước từ sông/biển để cấp cho các hộ dùng nước phía đồng (nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng…).

3.4 Cống thoát nước (Water discharge sluice)

Cống dẫn nước nước mưa, nước thải từ phía đồng đổ ra sông/biển.

3.5 Cống kết hợp (Combine sluice)

Cống có nhiệm vụ kết hợp hai hoặc một số chức năng như: cấp nước, thoát nước, điều tiết nước, giao
thông thủy.

3.6 Cống phân lũ (Flood devide sluice)

Cống tháo nước lũ từ sông vào khu chứa lũ, sông thoát lũ.

3.7 Cống ngầm (Culvert)

Thân cống nằm ngầm dưới đất, bốn phía của mặt cắt ngang thân cống tiếp giáp với đất hay công trình
xây dựng khác. Loại này còn được gọi là cống kín.

Theo hình dạng mắt cắt ngang có thể phân biệt:

- Cống hộp: cống kín có mặt cắt ngang hình chữ nhật;

- Cống vòm: cống kín có mặt cắt ngang hình vòm;

- Cống tròn: cống kín có mặt cắt ngang hình tròn.

3.8 Cống hở (Open sluice)

Phía trên của thân cống không tiếp giáp với đất (thường có cầu giao thông), ba phía còn lại của mặt
cắt ngang thân cống tiếp giáp với đất hay công trình xây dựng khác. Loại này còn được gọi là cống lộ
thiên.

3.9 Cống chảy có áp (Pressure culvert)

Nước chứa đầy mặt cắt cống khi làm việc (dẫn nước).

3.10 Cống chảy không áp (Free level culvert)

Nước không chứa đầy mặt cắt cống khi làm việc (dẫn nước).

3.11 Cống chảy bán áp (Half pressure culvert)

Khi cống làm việc có đoạn chảy có áp, đoạn chảy không áp. Ví dụ: cống cấp nước khi mở van một
phần, phần cống trước van ở trạng thái chảy có áp, phần cống sau van chảy không áp.

3.12 Chảy qua lỗ (Flow through the hole)

Trạng thái chảy dưới cửa van hoặc dưới tường ngực của cống có tường ngực.

3.13 Thân cống (Sluice chamber)

7
TCVN xxxx : 2022

Phần chính của cống dùng để chuyển nước từ thượng lưu về hạ lưu, bao gồm bộ phận điều tiết dòng
chảy (cửa van).

3.14 Phần nối tiếp thượng lưu (Upstream link section)

Bộ phận để nối tiếp thuận dòng từ kênh thượng lưu vào thân cống và kết hợp chống thấm cho nền
cống.

3.15 Phần nối tiếp hạ lưu (Dowstream link section)

Bộ phận tiêu năng sau cống và nối tiếp thuận dòng từ thân cống ra kênh hạ lưu

3.16 Tường đầu (Head wall)

Tường nối phần trên cao của hai tường cánh thượng lưu hoặc hạ lưu để chắn đất, không cho đất từ
mái đê tràn vào lòng cống.

3.17 Tường ngực (Breast wall)

Tường nối giữa các trụ kề nhau của cống để chắn nước và giảm bớt chiều cao cửa van, giảm cao trình
cầu công tác hay hạn chế lưu lượng khi mực nước thượng lưu cống lấy nước lên cao Tường cũng có
tác dụng tăng độ cứng hướng ngang cho cống.

3.18 Tai van (Valve ear)

Bộ phận gắn lên trụ của cống có cửa van cung, tại đây bố trí bộ phận cối quay để tiếp nhận tải trọng
truyền từ càng van lên trụ.

3.19 Cừ tai (Diafrac)

Phần tường bằng bê tông cốt thép đúc liền khối với thân cống ngầm, mở rộng về hai bên và phía trên
thân cống để kéo dài đường thấm dọc thân cống.

3.20 Mang cống (Sluice gill)

Phần không gian hai bên, trong pham vi hố móng cống, phía trong tiếp giáp với thành cống và các
tường cánh, phía ngoài giáp với đê.

3.21 Tường găm (Plunge wall)

Tường bằng bê tông cốt thép hay đá xây, một đầu giáp với mặt ngoài của trụ biên cống, một đầu tự do
nằm trong đất đắp mang cống, tuyến tường vuông góc với trụ biên, hoặc hơi chếch về thượng lưu.

3.22 Mảng cống (Sluice piece)

Phần thân cống được giới hạn bởi 2 khớp nối ở hai phía, hoặc một khớp nối và biên còn lại giáp đất,
hoặc cả hai phía giáp đất (khi cống nhỏ, không có khớp nối ở thân cống). Từng mảng cống được xem
là làm việc độc lập với các mảng khác của cống.

3.23 Khớp nối (Hydraulic structures joint)

8
TCVN xxxx : 2022

Bộ phận liên kết giữa hai mảng cống kề nhau, hoặc giữa mảng cống với các bộ phận khác như tường
cánh, sân trước, bể tiêu năng… Khớp nối không cho phép nước rò qua, nhưng cho phép chuyển dịch
độc lập của các bộ phận kề nhau của cống.

3.24 Băng chắn nước (Water stop, or water bar)

Băng bằng vật liệu chế tạo sẵn được đặt trong khớp nối để chắn nước và cho phép co giãn. Băng có
hai mép được cắm vào bê tông ở hai phía khớp nối để giữ ổn định.

3.25 Tầng đất yếu (Soft soil layer)

Tầng đất có khả năng chịu lực kém, khả năng biến dạng lớn (bùn, các lớp đất dính ở trạng thái chảy,
dẻo chảy).

3.26 Đất thấm mạnh (Sturdy seepage soil)

Đất có hệ số thấm lớn hơn 10-4 cm/s.

3.27 Đất thấm vừa (Average seepage soil)

Đất có hệ số thấm từ 10-6 cm/s đến 10-4 cm/s.

3.28 Đất thấm ít (Little seepage soil)

Đất có hệ số thâm nhỏ hơn 10-6 cm/s.

3.29; Vùng ảnh hưởng triều (Tide operated area)

Vùng ven biển và cửa sông ra biển có mực nước thay đổi theo thủy triều. Giới hạn của vùng tính đến
mặt cắt sông có biên độ thay đổi mực nước lớn nhất trong ngày bằng 0,2m.

4 Phân loại, phân cấp cống qua đê và các chỉ tiêu thiết kế chính

4.1 Phân loại cống qua đê

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các tiêu chí phân loại cống qua đê như sau:

4.1.1 Theo chức năng nhiệm vụ

a) Cống cấp nước;

b) Cống thoát nước;

c) Cống kết hợp;

d) Cống phân lũ.

4.1.2 Theo hình thức kết cấu

a) Cống ngầm;

b) Cống hở (cống lộ thiên).

4.1.3 Theo chế độ chảy trong cống

9
TCVN xxxx : 2022

a) Cống chảy có áp;

b) Cống chảy không áp;

c) Cống chảy bán áp.

4.2 Phân cấp cống qua đê

a) Cống qua đê được phân thành 5 cấp từ cao xuống thấp gồm: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III,
cấp IV.

b) Cấp của cống qua đê được xác định theo các tiêu chí:

- Cấp của đê mà cống cắt qua.

- Quy mô và đối tượng phục vụ (tưới, tiêu, cấp nước...).

Cấp thiết kế của cống được chọn theo cấp cao nhất từ 2 tiêu chí nêu trên.

c) Cấp của cống theo cấp đê: xem bảng 1.

d) Cấp của cống theo quy mô, đối tượng phục vụ: xem bảng 2.
Bảng 1. Phân cấp cống qua đê theo cấp của đê

Cấp của đê Đặc biệt I II III IV V

Cấp của cống qua đê Đặc biệt I II III IV IV

Bảng 2. Phân cấp cống qua đê theo quy mô, đối tượng phục vụ

Diện tích được tưới cho nông nghiệp >50


- >10-50 >2-10 ≤2
hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu, 103 ha

Cấp nguồn nước chưa xử lý cho các >10-


>0,5-
ngành sử dụng nước khác (công nghiệp, >20 20 >2-10 ≤ 0,5
2
dân dụng…) có lưu lượng, m3/s

Cấp của cống qua đê Đặc biệt I II III IV

4.3 Các chỉ tiêu thiết kế chính

4.3.1 Mức bảo đảm phục vụ của cống

4.3.1.1 Mức bảo đảm phục vụ của cống qua đê không thấp hơn các trị số quy định tại Bảng 3.

4.3.1.2 Cống kết hợp nhiều nhiệm vụ phải thiết kế sao cho mức bảo đảm của từng nhiệm vụ không
được thấp hơn các quy định nêu trong Bảng 3.
Bảng 3. Mức bảo đảm phục vụ của cống qua đê (%)

Cấp công trình


Đối tượng phục vụ
Đặc biệt I II III IV

10
TCVN xxxx : 2022

1. Cấp nước tưới ruộng 85 85 85 85 85

2. Thoát nước cho nông nghiệp 90 90 90 90 80-90

3. Cấp nước cho các đối tượng khác

a) Không cho phép gián đoạn hoặc giảm yêu


95 95 95 95 95
cầu cấp nước

b) Không cho phép gián đoạn nhưng được


90 90 90 90 90
phép giảm yêu cầu cấp nước

c) Cho phép gián đoạn thời gian ngắn và giảm


85 85 85 85 80
yêu cầu cấp nước

4.3.2 Các chỉ tiêu thiết kế chính về dòng chảy

4.3.2.1 Tần suất mực nước lớn nhất để tính toán thiết kế và kiểm tra ổn định, kết cấu, nền móng, năng
lực cấp thoát nước của cống không lớn hơn các trị số quy định trong Bảng 4.
Bảng 4. Tần suất mực nước lớn nhất thiết kể và kiểm tra đối với cống qua đê

Cấp thiết kế Đặc biệt I II III IV

1. Tần suất thiết kế (%) 0,2 0,5 1,0 1,5 2,0

2. Tần suất kiểm tra (%) 0,1 0,2 0,5 1,0 1,5

CHÚ THÍCH:

1. Đại lượng thống kê ở đây là trị số mực nước lớn nhất trong sông, mực nước triều lớn nhất
xuất hiện trong từng năm. Độ dài của chuỗi thống kê không dưới 30 năm; thời gian thống kê,
tính đại biểu của số liệu cần thỏa mãn các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn về khí tượng
thủy văn. Các số liệu cần được xử lý về cùng một điều kiện trước khi tiến hành tính toán.

2. Nếu ở phía thượng nguồn có những tác động làm thay đổi điều kiện hình thành dòng chảy
trong sông thì khi xác định các yếu tố quy định trong điều này cần phải kể đến khả năng điều
chỉnh lại dòng chảy do các tác động đó.

3. Xác định các mực nước thiết kế trong sông/biển phải đề cập đến biến đổi khí hậu và nước
biển dâng theo kịch bản đã được phê duyệt.

4.3.2.2 Mực nước thấp nhất phía sông/biển để tính toán ổn định, kết cấu công trình, nền móng cống
được quy định như sau (không phụ thuộc cấp công trình):

a) Tần suất mực nước thấp nhất thiết kế: theo tần suất mực nước thấp nhất được quy định trong
khai thác.

b) Mực nước thấp nhất kiểm tra: theo mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu tính toán hiện có.

11
TCVN xxxx : 2022

CHÚ THÍCH: Đại lượng thống kê ở đây là trị số mực nước nhỏ nhất phía sông/biển xuất hiện trong
từng năm.

4.3.2.3 Tần suất mực nước lớn nhất phía sông/biển nhận nước thoát để tính toán chế độ khai thác các
công trình thoát nước không lớn hơn các trị số quy định sau đây:

a) Thoát nước cho nông nghiệp: tần suất thiết kế 10% đảm bảo thoát được đủ lưu lượng thiết kế.

b) Thoát nước cho các đối tượng khác nằm trong hệ thống thoát nước (khu dân cư, đô thị, công
nghiệp,...): theo quy định của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý, nhưng không lớn hơn tần suất quy định
thoát nước cho nông nghiệp.

4.3.2.4 Tần suất mực nước lớn nhất để thiết kế các công trình tạm thời phục vụ dẫn dòng thi công (đê
quai, kênh dẫn) không lớn hơn trị số quy định ở Bảng 5.
Bảng 5. Tần suất mực nước lớn nhất để thiết kể các công trình tạm thời phục vụ dẫn dòng
thi công (%)

Cấp công trình Đặc biệt I II III IV

1. Dẫn dòng trong 1 mùa khô 5 10 10 10 10

2. Dẫn dòng từ 2 mùa khô trở lên 2 5 10 10 10

CHÚ THÍCH:

Đại lượng thống kê ở đây là trị số mực nước lớn nhất xuất hiện trong thời đoạn dẫn dòng thi
công hay ngăn dòng nước vào vị trí cống để phục vụ thi công. Thời đoạn (mùa) dẫn dòng là thời
gian trong năm yêu cầu công trình phục vụ dẫn dòng/ngăn dòng phải tồn tại chắc chắn khi xuất
hiện mực nước lớn nhất thiết kế dẫn dòng/ngăn dòng.

4.3.2.5 Tuổi thọ thiết kế của công trình cống qua đê

a) Tuổi thọ là thời gian (số năm) quy định (T t) để công trình làm việc bình thường, an toàn theo
công năng, nhiệm vụ được quy định trong thiết kế.

b) Khi công trình đã hết tuổi thọ thiết kế, cần tổ chức kiểm định, đánh giá khả năng làm việc an
toàn của công trình để quyết định thời gian tiếp tục khai thác hoặc dừng khai thác.

c) Tuổi thọ thiết kế Tt của cống qua đê phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu (bê tông cốt thép) và điều
kiện xâm thực của môi trường, được quy định như sau (không phụ thuộc vào cấp công trình):

- Cống qua đê sông ở vùng nằm ngoài khoảng 20 km:tính từ mép nước biển Tt = 80 năm.

- Cống qua đê biển, đê cửa sông, đê sông ở vùng nằm trong khoảng 20 km tính từ mép nước
biển: Tt = 35 năm.

d) Khi thiết kế cống qua đê trong môi trường xâm thực, cần áp dụng các quy định tại TCVN
9139:2012 và TCVN 12041:2017 để đảm bảo độ bền lâu và tuổi thọ của công trình.

5 Nguyên tắc chung khi thiết kế cống qua đê

12
TCVN xxxx : 2022

5.1 Thiết kế cống phải xuất phát từ yêu cầu và điều kiện thực tế phù hợp với quy hoạch vùng, quy
hoạch đê điều, quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.

5.2 Phải thu thập, nghiên cứu và nắm chắc các tài liệu cơ bản tại vị trí xây dựng cống: tài liệu khí
tượng thủy văn, bùn cát, địa hình, địa chất, kinh tế xã hội và môi trường, yêu cầu lợi dụng tổng hợp,
điều kiện thi công và vận hành cống, tài liệu về quy hoạch đê điều, quy hoạch thủy lợi trong vùng có
cống được thiết kế.

5.3 Việc xác định các tổ hợp tính toán và hệ số an toàn tương ứng khi tính toán thấm, ổn định, kết
cấu cống phải tuân thủ các quy định tại tiêu chuẩn này, cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
có liên quan.

5.4 Cống phải được thiết kế và xây dựng với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng tổng
hợp, đảm bảo ổn định, độ bền và an toàn, thi công và vận hành thuận tiện, hợp lý về kinh tế; thiết kế
kiến trúc đẹp và hài hòa với cảnh quan.

5.5 Thiết kế phải sử dụng các phương pháp và công cụ tính toán hiện đại phù hợp với quy mô và
đặc điểm của cống. Phải tiến hành phân tích, so sánh các phương án về bố trí và kết cấu cống để lựa
chọn phương án hợp lý nhất.

5.6 Với các cống từ cấp I trở lên hoặc cống cấp II có điều kiện thủy lực phức tạp, hoặc đối với các
cống khác theo quy định của TCVN 8214:2009 thì phải tiến hành thí nghiệm mô hình thủy lực để kiểm
chứng kết quả tính toán và hiệu chỉnh các thông số thiết kế kỹ thuật (đối với thiết kế 3 bước) hoặc thiết
kế bản vẽ thi công (đối với thiết kế 2 bước) để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao về mặt thủy lực.

6 Yêu cầu tài liệu để thiết kế cống

6.1 Tài liệu địa hình

Thành phần, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa hình phục vụ thiết kế cống (từ giai đoạn
thiết kế cơ sở) thực hiện theo TCVN 8481:2010.

6.2 Tài liệu địa chất

Thành phần, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa chất phục vụ thiết kế cống (từ giai đoạn
thiết kế cơ sở) phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 10404:2015 và các yêu cầu bổ sung như sau:

6.2.1 Bố trí hố khoan

6.2.1.1 Theo phương vuông góc với tim cống

a) Khi chiều cao đê ≤ 5m: Bố trí 3 mặt cắt ngang cống gồm 1 mặt cắt ở tim đê, 1 mặt cắt ở đầu sân
trước dự kiến và 1 mặt cắt ở cuối sân sau dự kiến.

b) Khi chiều cao đê > 5m: Bố trí 5 mặt cắt ngang cống gồm 1 mặt cắt ở tim đê, 2 mặt cắt ở phía
thượng lưu tim đê chia đều khoảng cách từ tim đê đến đầu sân trước dự kiến, 2 mặt cắt ở phía hạ lưu
tim đê chia đều khoảng cách từ tim đê đến cuối sân sau dự kiến.

13
TCVN xxxx : 2022

c) Trên mỗi mặt cắt ngang, bố trí hố khoan như sau: 1 hố khoan ở tim cống, các hố còn lại được
phân bố đều ở hai bên tim cống; hố ngoài cùng ở mỗi bên nằm gần biên hố móng công trình dự kiến.
Tổng số hố khoan trên một mặt cắt ngang không được nhỏ hơn 3. Cự ly giữa các hố khoan phụ thuộc
vào cấp phức tạp của đất chất nền (xác định theo TCVN 10404:2015) và được quy định như sau:

- Địa chất cấp A: cự ly hố khoan ≤ 80m.

- Địa chất cấp B: cự ly hố khoan ≤ 40m.

- Địa chất cấp C: cự ly hố khoan ≤ 20m.

6.2.1.2 Theo phương dọc tim cống

a) Lấy theo hố khoan tim cống ở các mặt cắt ngang.

b) Bổ sung một hố khoan ở thượng lưu phía trước sân trước dự kiến, một hố khoan ở hạ lưu phía
sau sân sau dự kiến. Cự ly hố khoan bổ sung lấy theo mục c của 6.2.1.1.

6.2.2 Chiều sâu hố khoan

Chiều sâu hố khoan/cao trình đáy hố khoan phụ thuộc vào cấp phức tạp của địa chất nền và được quy
định như sau:

a) Địa chất cấp A: cao trình đáy hố khoan phải thấp hơn cao trình chân đê một khoảng bằng 2,5
lần chiều cao đê tại vị trí đặt cống.

b) Địa chất cấp B: phải khoan đến hết tầng thấm mạnh, nhưng chiều sâu hố khoan không quá
35m.

c) Địa chất cấp C:

- Khi nên cống là đất yếu có chiều dày lớn: cao trình đáy hố khoan phải thấp hơn cao trình chân
đê một khoảng bằng 3,5 lần chiều cao đê tại vị trí đặt cống.

- Khi nền cống là đất thấm mạnh có chiều dày lớn: phải khoan đến hết tầng thấm mạnh, nhưng
chiều sâu hố khoan không quá 45m.

6.3 Tài liệu khí tượng

Phải thu thập các tài liệu thống kê nhiều năm về gió, bão, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi tại địa
điểm xây dựng cống và vùng lân cận. Thời gian thống kê tối thểu không dưới 30 năm, số liệu thống kê
phải đảm bảo tính đại diện và độ chính xác theo yêu cầu.

6.4 Tài liệu thủy văn thủy lực

6.4.1 Đối với cống cấp nước

6.4.1.1 Các cao trình và mực nước đặc trưng phía sông/biển tại vị trí cống.

14
TCVN xxxx : 2022

a) Đường quá trình mực nước kiệt thiết kế phía sông không chịu ảnh hưởng của thủy triều, mô
hình triều thiết kế với vùng có ảnh hưởng của thủy triều ứng với một chu kỳ lấy nước (mực nước ứng
với mức bảo đảm phục vụ, xác định theo đối tượng phục vụ và cấp công trình), Z ktk-t;

b) Đường quá trình mực nước lũ thiết kế phía sông/mức đỉnh triều cao thiết kế phía biển (Z ltk - t);
mực nước lũ kiểm tra phía sông/ mức đỉnh triều kiểm tra phía biển (Z lkt). Tần suất thiết kế và kiểm tra
của mực nước lũ phía sông/mức đỉnh triều phía biển được xác định theo bảng 4.

c) Cao trình đỉnh đê hiện tại.

6.4.1.2 Các trị số lưu lượng dẫn nước qua cống:

a) Đường quá trình lưu lượng thiết kế (Qtk - t)

b) Lưu lượng lớn nhất (Qmax)

c) Lưu lượng nhỏ nhất (Qmin) với vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều.

6.4.1.3 Các thông số của kênh thượng và hạ lưu cống:

a) Kích thước mặt cắt ngang kênh;

b) Hình thức bảo vệ lòng dẫn của kênh;

c) Hệ số nhám lòng kênh (n);

d) Độ dốc đáy kênh (i);

e) Cao trình đáy đầu kênh hạ lưu, cuối kênh thượng lưu;

f) Cao trình bờ kênh hạ lưu (cao trình bờ kênh thượng lưu lấy bằng cao trình mặt bãi để không
ảnh hưởng đến khă năng thoát lũ của sông);

g) Mực nước khống chế đầu kênh hạ lưu, cuối kênh thượng lưu.

6.4.2 Đối với cống thoát nước qua đê.

6.4.2.1 Các cao trình và mực nước đặc trưng phía sông/biển tại vị trí đặt cống:
a) Đường quá trình mực nước kiết thiết kế phía sông không ảnh hưởng triều; mô hình triều thiết kế
thoát nước trong vùng ảnh hưởng triều (mực nước ứng với mức bảo đảm tiêu thoát nước, xác định
theo đối tượng và cấp công trình).
b) Cao trình mực nước lũ thiết kế phía sông/mức đỉnh triều thiết kế phía biển ứng với tần suất lũ thiết
kế và lũ kiểm tra của công trình.
6.4.2.2 Các trị số lưu lượng nước thoát qua cống:
a) Lưu lượng thiết kế (Qtk);
b) Lưu lượng lớn nhất (Qmax);
c) Lưu lượng nhỏ nhất (Qmin) với cống ở vùng không ảnh hưởng triều.
6.4.2.3 Các thông số của kênh thượng lưu, hạ lưu cống:
a) Kích thước mặt cắt ngang kênh;

15
TCVN xxxx : 2022

b) Hệ số nhám lòng kênh (n);

c) Độ dốc đáy kênh (i);


d) Cao trình đáy cuối kênh thượng lưu (trước cống), đầu kênh hạ lưu (sau cống);
e) Cao trình bờ kênh thượng lưu lưu (cao trình bờ kênh hạ lưu lấy bằng cao trình mặt bãi sông);
f) Mực nước yêu cầu tiêu thoát nước cuối kênh thượng lưu (trước cống);
g) Phạm vi đo vẽ, thu thập tài liệu kênh: trên chiều dài 100h tính từ mặt cắt đầu cống, trong đó h là
độ sâu thiết kế ở kênh thượng lưu cống.
6.4.3 Đối với cống phân lũ
6.4.3.1 Các cao trình và mực nước đặc trưng trong sông:
a) Cao trình mực nước sông quy định cho việc vận hành mở cống phân lũ;
b) Cao trình đỉnh đê hiện tại;
6.4.3.2 Các thông số của khu chứa hạ lưu;
a) Cao trình mặt đất ở hạ lưu cống.
b) Quan hệ V,F – Z của khu chứa.
c) Phạm vi đo vẽ, thu thập tài liệu: toàn bộ khu chứa.
6.4.3.3 Các thông số của kênh hạ lưu cống (nếu có):
a) Kích thước mặt cắt ngang kênh;
b) Hệ số nhám lòng kênh;
c) Độ dốc đáy kênh;
d) Cao trình đáy đầu kênh;
e) Cao trình bờ kênh;
f) Chiều dài kênh tính đến khu chứa.
g) Phạm vi đo vẽ, thu thập tài liệu kênh: trên chiều dài 100h tính từ mặt cắt cuối cống, trong đó h là
độ sâu thiết kế ở kênh hạ lưu cống.
6.4.4 Xét đến yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Số liệu các cao trình và mực nước đặc trưng phía sông/biển nêu tại 6.4.1.1, 6.4.2.1, 6.4.3.1 phải tính
đến yếu tố biển đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản đã được phê duyệt và ứng với tuổi thọ
thiết kế của cống.
6.5 Tài liệu về kinh tế, xã hội và môi trường
Để lựa chọn vị trí và hình thức kết cấu cống phải thu thập và sử dụng các tài liệu sau (nếu có):
a) Quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh có liên quan đến khu vực xây dựng cống;
b) Quy hoạch thủy lợi, quy hoạch đê điều hoặc quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê;
c) Quy hoạch mạng lưới đường bộ;
d) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;

16
TCVN xxxx : 2022

e) Quy hoạch hệ thống cảng cá;


f) Tài liệu về thiên tai và hiện trạng khu vực sẽ xây dựng công trình;
g) Hiện trạng về du lịch và tiềm năng phát triển du lịch ở khu vực dự kiến xây dựng cống.

7 Thiết kế mới cống qua đê


7.1 Lựa chọn vị trí đặt cống
7.1.1 Nguyên tắc chung khi chọn vị trí đặt cống.
7.1.1.1 Phải xem xét một cách tổng hợp các yếu tố địa hình, địa chất, dòng chảy, bùn cát, thi công,
quản lý vận hành, lợi dụng tổng hợp, bố trí tổng thể công trình. Phương án chọn được xác định thông
qua so sánh kinh tế-kỹ thuật.

7.1.1.2 Nên chọn đặt cống trên nền đất thiên nhiên có phân bố địa tầng đồng đều, các lớp đất sát đáy
cống có độ chặt cao, các chỉ tiêu chịu lực và chống thấm tốt. Trường hợp nền có tầng thấm mạnh,
hoặc tầng đất yếu dày thì phải xem xét các giải pháp xử lý phù hợp.

7.1.1.3 Phải xét tới các điều kiện: dẫn dòng thi công, bố trí mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng, giao
thông vận tải, thoát nước hố móng, cấp nước, cấp điện cho thi công và vận hành.

7.1.1.4 Vị trí cống phải đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống, điều
kiện cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai bão lũ, thuận lợi cho việc bố trí các thiết bị giám sát, quan trắc,
vận hành tự động theo công nghệ hiện đại.

7.1.1.5 Phải xem xét để thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Hạn chế di dời nhà cửa, giảm kinh phí đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng;

b) Vị trí cống phù hợp với tuyến đê, hài hòa với cảnh quan, có lợi cho việc bảo vệ môi trường;

c) Có thể kết hợp làm cầu đường bộ qua cống khi nội dung này có trong quy hoạch giao thông;

d) Có thể kết hợp xây cống và âu thuyền khi có yêu cầu.

7.1.2 Các yêu cầu bổ sung khi chọn vị trí cống qua đê sông

Khi chọn vị trí cống qua đê sông phải đạt được các yêu cầu sau:

a) Đặt cống ở đoạn sông có trạng thái dòng chảy êm thuận, lòng sông và hai bờ ổn định;

b) Ưu tiên đặt cửa lấy nước tại vị trí mà mép thượng lưu của nó là giao điểm của tiếp tuyến bờ lồi
với bờ lõm ứng với vết lũ có tần suất p = (1 – 5)%, tức điểm 3 trên hình 1. Trường hợp điểm 3 ở vi trí
quá xa so với khu vực dự kiến đặt cống (khi sông có bề rộng lớn và góc chuyển hướng của sông bé)
thì chọn đặt cửa lấy nước tại vị trí phù hợp trên bờ lõm của đoạn sông cong.

c) Cống tiêu thoát nước nên đặt ở phạm vi có thế đất thấp trũng để dễ tập trung và thoát nước.
Phương thoát nước ra sông phải lập với phương chủ lưu trong sông một góc nhỏ hơn 90 0.

17
TCVN xxxx : 2022

 

CHÚ THÍCH: a) Cửa lấy nước bên cạnh; b) Cửa lấy nước chính diện

Hình 1- Chọn vị trí đặt cửa lấy nước ở bờ sông

7.1.3 Yêu cầu bổ sung khi chọn vị trí cống qua đê biển.

Cống qua đê biển nên chọn tại vùng có bờ biên ổn định, ít có khả năng bi xói, bồi.

7.2 Lựa chọn hình thức, loại kết cấu cống

7.2.1 Yêu cầu chung.

Hình thức, loại kết cấu cống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô cống (theo phân cấp ở bảng 2), điều
kiện địa chất, thi công, quản lý vận hành, quan hệ với các công trình khác. Thiết kế phải phân tích đầy
đủ các yếu tố, tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án để chọn được hình thức và loại kết
cấu cống hợp lý nhất.

7.2.2 Đối với cống cấp III, cấp IV theo phân cấp ở Bảng 2

7.2.2.1 Hình thức hợp lý cho loại này là cống ngầm chảy có áp hoặc không áp.

7.2.2.2 Kết cấu cống phải phân tích, so sánh để lựa chọn một trong các loại sau:

a) Cống hộp bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ;

b) Cống tròn bằng ống thép (chỉ phù hợp với vùng nước ngọt).

7.2.2.3 Có thể chọn hình thức cống ngầm không áp khi thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Trần cống cao hơn mực nước thượng lưu lớn nhất khi cống làm việc một khoảng ∆ = 0,5 1,0 m;

b Đỉnh đê cao hơn trần cống.

7.2.2.4 Có thể chọn hình thức cống ngầm có áp khi thỏa mãn điều kiện: cao trình trần cống thấp hơn
cao trình mực nước thượng lưu nhỏ nhất khi vận hành ở cống không áp tương ứng một khoảng ≥ 2 m.

7.2.2.5 Khi không thỏa mãn các điều kiện bố trí cống ngầm thì phải chọn hình thức cống hở.

7.2.3 Đối với cống từ cấp II trở lên theo phân cấp ở Bảng 2

7.2.3.1 Kết cấu hợp lý cho cống loại này là bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Hình thức cống phải so sánh
giữa hai loại: cống ngầm và cống hở để lựa chọn.

18
TCVN xxxx : 2022

7.2.3.2 Điều kiện để chọn chế độ chảy trong cống ngầm

a) Đối với cống ngầm chảy không áp: Theo 7.2.2.3.

b) Đối với cống ngầm chảy có áp: Theo 7.2.2.4.

7.2.3.3 Khi không thỏa mãn các điều kiện bố trí cống ngầm thì phải chọn hình thức cống hở.

7.3 Bố trí tổng thể cống.

7.3.1 Nguyên tắc chung và các sơ đồ bố trí điển hình

7.3.1.1. Nguyên tắc chung

Bố trí tổng thể cống phải căn cứ vào điều kiện địa chất, địa hình, địa vật cụ thể và nhiệm vụ của công
trình để đề xuất một số phương án, thông qua phân tích, so sánh để chọn phương án hợp lý nhất.
Phương án được chọn phải thỏa mãn cao nhất nhiệm vụ công trình và yêu cầu lợi dụng tổng hợp, đáp
ứng được các yêu cầu thi công, vận chuyển vật liệu, thiết bị cho công trình; thuận lợi cho công tác
quản lý vận hành, cứu hộ cứu nạn, bảo vệ môi trường; tổng thể công trình đẹp, phù hợp với cảnh quan
chung.

7.3.1.2 Bố trí tổng thể các loại cống điển hình

Cống qua đê có nhiều loại.Tùy theo vị trí và nhiệm vụ của công trình mà có các mô hình bố trí tổng thể
khác nhau. Bố trí tổng thể một số loại cống điển hình có thể tham khảo tại phụ lục A.

7.3.2 Bố trí thân cống.

7.3.2.1 Cao trình ngưỡng cống

7.3.2.1.1 Cao trình ngưỡng cống phải được chọn trên cơ sở xem xét tổng hợp nhiệm vụ của cống,
điều kiện dòng chảy, bùn cát, địa chất, thi công, kết hợp với việc chọn loại ngưỡng, loại cửa van và tiến
hành tính toán thủy lực xác định quy mô cống, thông qua so sánh kinh tế - kỹ thuật để xác định.

7.3.2.1.2 Xác định cao trình ngưỡng cống còn phải xét đến các yếu tố sau:

a) Cống cấp nước: Cao trình ngưỡng cống thường lấy bằng đáy kênh thượng lưu. Cao trình đáy
kênh thượng lưu cống phải đặt thấp hơn mực nước nhỏ nhất thiết kế trong sông/biển, trị số cụ thể
được chọn thông qua tính loán và so sánh phương án.

b) Cống thoát nước: Cao trình ngưỡng cống thường lấy bằng cao trình đáy kênh thượng lưu để
tăng khả năng thoát nước.

c) Cống phân lũ: cao trình ngưỡng cống đặt cao hơn mặt bản đáy và thấp hơn mực nước khởi
động phân lũ.

d) Trường hợp nền là đất yếu cần hạ thấp đáy móng, hoặc khi cần hạn chế lưu lượng đơn vị qua
cống để phòng xói kênh hạ lưu: phải đặt ngưỡng cống cao hơn mặt bản đáy cống.

7.3.2.2 Chiều rộng thân cống

19
TCVN xxxx : 2022

a) Tổng chiều rộng tĩnh của thân cống phải căn cứ vào điều kiện lưu lượng cho phép, yêu cầu
tháo được một cách an toàn lưu lượng thiết kế lớn nhất và thông qua tính toán thủy lực để xác định.

b) Tổng bề rộng của thân cống không nên vượt quá bề rộng đáy kênh thượng, hạ lưu.

c) Chiều rộng mỗi khoang cống phải căn cứ vào yêu cầu sử dụng loại cửa van, quy mô công trình
để lựa chọn. Kích thước lỗ cống phải thỏa mãn yêu cầu của TCVN 8306 : 2009.

d) Với loại cống lớn nên chọn bề rộng khoang cống lớn và phù hợp với điều kiện giao thông thủy
(nếu có). Nếu số khoang cống ít thì nên chọn số khoang là số lẻ.

7.3.2.3 Chiều dài thân cống

Mặt cắt đầu của thân cống nên chọn đặt tại vị trí mà mái đê có cao trình phù hợp với cao trình tường
đầu cống. Bộ phận cửa ra của cống (bể tiêu năng) phải đặt ở ngoài mặt cắt đê.

7.3.2.4 Hình thức kết cấu thân cống

Kết cấu thân cống thông thường có các hình thức: kiểu hở, kiểu hở có tường ngực và kiểu kín. Cống lộ
thiên có mặt cắt kiểu hở; cống ngầm có mặt cắt kiểu kín. Cống hở có mực nước ngăn giữ (khi đóng
cửa van) cao hơn mực nước lớn nhất trong cống khi vận hành, hoặc với mục địch hạn chế lưu lượng
qua cống thì nên dùng cống có tường ngực.

7.3.2.5 Hình thức bố trí bản đáy

Có các loại: bản đáy bằng (tấm phẳng nằm ngang), bản đáy gãy khúc (vồng lên) và bản đáy có
ngưỡng cao. Khi chọn hình thức bản đáy phải lưu ý các điểm sau:

a) Khi đất nền ở trạng thái chặt, hoặc ở khu vực có động đất thì nên chọn bản đáy bằng liền khối
với trụ. Khi nền là đất yếu mà bề rộng khoang cống lớn thì nên dùng bản đáy bằng hoặc bản đáy kiểu
hộp tách rời với trụ;

b) Trường hợp cao trình ngưỡng cống đặt cao hơn cao trình mặt đáy cống thì chọn loại bản đáy
có ngưỡng cao. Bề rộng ngưỡng cống phải đủ lớn để bố trí cửa van;

c) Khi ngưỡng cống đặt cao hơn mặt đáy cống một khoảng bằng 0,5÷2,0m và có nhu cầu mở
rộng đỉnh ngưỡng để bố trí cửa van thì có thể chọn bản đáy gãy khúc. Mái nghiêng hai bên đỉnh
ngưỡng chọn m ≥ 3;

d) Hai đầu mút thượng hạ lưu của bản đáy cống phải làm chân khay để tăng khả năng chống thấm,
chống trượt.

e) Chiều dài bản đáy (từ thượng về hạ lưu) phải được tính toán để đủ không gian bố trí các bộ phận
ở bên trên (cửa van, cầu công tác, khe phai, cầu thả phai, cầu giao thông...).

7.3.2.6 Bố trí kết cấu cống trên nền đất yếu

Phải chú ý các điểm sau đây:

a) Chọn kết cấu loại nhẹ, có độ cứng lớn;

20
TCVN xxxx : 2022

b) Bố trí kết cấu đối xứng đều. Trong các trường hợp tính toán theo quy định, độ lệch tâm của áp
lực đáy móng là nhỏ (kiểm tra theo công thức 14);

c) Độ chênh áp lực đáy móng của các mảng đặt kề nhau là nhỏ (khống chế chênh lệch lún theo
bảng 11);

d) Băng chắn nước ở khớp nối giữa các mảng cống phải có độ co giãn thích hợp với lún không
đều của các mảng;

e) Nên tăng độ dài và tăng độ sâu đặt bản đáy cống;

f) Giảm bớt chấn động do dòng chảy gây ra.

7.3.2.7 Bố trí khớp nối

a) Khi bề rộng cống lớn, phải chia cống thành một số mảng làm việc độc lập; kết nối giữa các
mảng kề nhau là các khớp nối vĩnh cửu có băng chắn nước bố trí ở bản đáy (khớp nối ngang) và các
trụ kép (khớp nối đứng). Mỗi mảng có thể gồm một số khoang cống. Chiều rộng mỗi mảng của cống
phụ thuộc số lượng và bề rộng của từng khoang, nhưng không vượt quá 30m.

b) Mặt tiếp giáp của bản đáy với sân trước ở thượng lưu, bể tiêu năng ở hạ lưu; mặt tiếp giáp của
trụ biên cống với tường bên đoạn cửa vào ở thượng lưu và tường bên bể tiêu năng ở hạ lưu đều phải
làm khớp nối vĩnh cửu có băng chắn nước.

7.3.2.8 Lựa chọn hình thức cửa van điều tiết nước của cống

Phải căn cứ vào chế độ điều tiết, điều kiện làm việc cửa van, bố trí chung kết cấu thân cống, khả năng
chịu lực của cửa van và các trụ, khả năng làm việc của thiết bị đóng mở van và các nhân tố khác. Khi
phân tích để chọn hình thức cửa van phải lưu ý các điểm sau:

a) Nên chọn cửa van phẳng trong các trường hợp:

- Khoang cống có bề rộng Bc < 8m;

- Khi bản đáy làm tách rời trụ;

- Cống ngăn triều mà lúc triều cường có lực xung kích lớn tác động lên van;

- Dùng cho cửa thông thuyền;

- Dùng cho van sửa chữa.

b) Có thể sử dụng cửa van cung khi:

- Chiều rộng khoang cống lớn;

- Chiều cao chắn nước tương đối lớn.

c) Với cống vùng triều có nhu cầu điều tiết dòng chảy thường xuyên thì có thể xem xét bố trí cửa
van tự động trục đứng.

- Khi khoang cống có chiều rộng không lớn (Bc ≤ 6m): bố trí van tự động một cửa;

- Khi khoang cống có chiều rộng lớn (Bc > 6m): bố trí van tự động hai cửa (kiểu chữ nhân).

21
TCVN xxxx : 2022

d) Có thể xem xét sử dụng cửa van Clape trục ngang đặt ở ngưỡng cống trong trường hợp
khoang cống có chiều rộng lớn và chiều cao chắn nước không lớn.

e) Sử dụng cửa van Clape liên hoàn đối với các cống có dao động mực nước thượng hạ lưu lớn
và chênh lệch mực nước thượng hạ lưu lớn để giảm lực đóng mở và kết hợp lấy nước phù sa.

f) Sử dụng cửa van trục ngang nhiều tầng cho cống ở vùng ảnh hưởng triều để chủ động hớt
nước ngọt hoặc lấy nước phù sa.

g) Sử dụng cửa van bản quay trục đứng (trục giữa) cho cống ở vùng ảnh hưởng triều để lấy nước
phù sa.

h) Với van đóng mở kiểu cưỡng bức, nên bố trí mỗi van một bộ thiết bị đóng mở. Trường hợp
cống có nhiều van mà dùng thiết bị đóng mở kiểu di động thì cần có luận chứng xác đáng.

i) Cao trình đỉnh van công tác của cống kiểu hở không có tường ngực phải cao hơn mực nước
ngăn giữ cao nhất kiểm tra một khoảng tối thiểu bằng 0,3m.

7.3.2.9 Trụ cống

7.3.2.9.1 Bố trí chung

a) Trụ cống bao gồm các trụ pin và trụ biên (hay tường bên), thường đổ liền khối với bản đáy (trừ
trường hợp nền cống là đất yếu, làm trụ tách rời bản đáy). Chiều dài phần dưới của trụ lấy theo chiều
dài bản đáy; chiều dài phần trên của trụ pin có thể thu lại cho phù hợp với yêu cầu bố trí các bộ phận
phía trên của cống.

b) Trụ pin dùng để chia bề rộng cống thành các khoang phù hợp với bề rộng cửa van. Trụ pin có
thể là trụ đơn hay trụ kép (có khớp nối ở giữa chia trụ thành hai nửa bằng nhau).

c) Trụ biên dùng để nối thân cống với đất đắp hai bên mang cống.

d) Ngoài chức năng phân chia thân cống thành các khoang, các trụ còn có nhiệm vụ đỡ các kết
cấu bên trên như tường ngực, cầu giao thông, cầu công tác, cầu thả phai... và truyền tải trọng xuống
bản đáy.

e) Các trụ pin của cống phải có hình dạng hai đầu kiểu thuận dòng, dòng chảy vào cống không
tách khỏi mặt bên của trụ để tránh rung động và thu hẹp dòng chảy. Độ dày nhỏ nhất tại khe cửa của
trụ pin phải đảm bảo độ bền kết cấu.

7.3.2.9.2 Khe van, khe phai

a) Phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để bố trí khe van, khe phai hay khe cửa van sửa chữa hợp lý,
đảm bảo vận hành an toàn khi thả phai cũng như đóng mở van.

b) Bố trí khe phai/khe van sửa chữa:

- Khe phai/khe van sửa chữa được bố trí ở gần biên thượng lưu và hạ lưu của trụ cống để ngăn
nước, đảm bảo lòng cống khô ráo khi cần kiểm tra, sửa chữa.

22
TCVN xxxx : 2022

- Với cống cấp III, cấp IV (theo Bảng 2) có thể bố trí thả phai bằng thủ công, khi đó phải bố trí 2
khe phai kề nhau, cách nhau nhau khoảng 0,5m để sau khi thả phai (các dầm bê tông cốt thép) thì lèn
đất vào khoảng giữa hai phai để chống thấm.

- Với cống từ cấp II trở lên (theo Bảng 2) phải bố trí thả phai hay van sửa chữa bằng cơ giới, khi
đó cần bố trí một khe phai hoặc khe van sửa chữa.

- Mép trước của khe phai/khe van sửa chữa thượng lưu, mép sau của khe phai/khe van sửa
chữai hạ lưu phải bố trí cách biên thượng, hạ lưu tương ứng của trụ cống một khoảng không nhỏ hơn
0,5m.

- Kích thước của khe phai/khe van sửa chữa (chiều rộng b và chiều sâu h) phụ thuộc vào kích
thước của dầm phai/van sửa chữa, được xác định theo yêu cầu thực tế

c) Bố trí khe van:

- Cửa van phẳng: bố trí 1 khe với bề rộng và chiều sâu phù hợp với thiết kế cửa van. Khoảng
cách từ mép hạ lưu phai/van sửa chữa đến mép thượng lưu của van công tác phải đủ rộng để kiểm
tra, sửa chữa khi đóng phai/van sửa chữa (nếu cần), nhưng không nhỏ hơn 0,5m. Trong khe van phải
bố trí dầm thép đỡ dọc theo tuyến chuyển động trượt của van, hoặc của bánh xe đỡ, bánh xe cữ của
van có bánh xe.

- Cửa van cung: không bố trí khe, mà chỉ bố trí đường trượt của thiết bị khít nước trên bề mặt trụ.
Khoảng cách gần nhất từ mép hạ lưu phai/van sửa chữa đến mép thượng lưu của van công tác không
được nhỏ hơn 0,5m.

d) Phải chọn vật liệu tốt, có tính bền vững lâu dài, không han rỉ để chế tạo khe van, khe phai và các bộ
phận đặt sẵn trong bê tông cống.

7.3.2.9.3 Cao trình đỉnh trụ biên của cống hở (cao trình đỉnh cống) phải được tính toán theo mực nước
lũ thiết kế, mực nước lũ kiểm tra trong sông/mực nước triều thiết kế, mực nước triều kiểm tra phía biển
khi đóng cống, cộng thêm chiều cao sóng đứng lên trụ, cửa van tương ứng (tính theo TCVN 8421 :
2010) và độ cao an toàn. Trị số độ cao an toàn lấy theo Bảng 6.

Bảng 6 – Trị số độ cao an toàn của cao trình đỉnh cống (đơn vị: m)

Cấp công trình Đặc biệt I II III IV

Ứng với lũ thiết kế 1,5 1,0 0,7 0,5 0,3

Ứng với lũ kiểm tra 1,0 0,7 0,5 0,3 0,2

Trường hợp cống xây dựng trên nền đất yếu thì cao trình đỉnh cống còn phải tính đến độ lún cố kết của
nền sau khi xây dựng công trình.

Trị số lựa chọn của cao trình đỉnh cống phải thỏa mãn điều kiện (1):

Zđc ≥ Zđ , (1)

23
TCVN xxxx : 2022

trong đó: Zđc - cao trình đỉnh cống;

Zđ - cao trình đỉnh đê hiện tại ở vị trí đặt cống.

Trường hợp có Zđc > Zđ thì phải thiết kế đoạn chuyển tiếp từ tường bên đến đỉnh đê ở hai bên cống.

7.3.2.10 Tường ngực


a) Cao trình đáy tường ngực phải chọn cao hơn cao trình mực nước thượng lưu khi tính khẩu
diện cống (với sơ đồ chảy không áp) một khoảng 0.5-0,7m (trị số lớn áp dụng cho cống từ cấp I trở lên).
b) Cao trình đỉnh tường ngực lấy bằng cao trình đỉnh trụ biên (xem 7.3.2.9.3).
c) Cấu tạo tường ngực gồm bản chắn nước và các dầm ngang (dầm trên, dầm dưới, khi tường có chiều cao
lớn thì có thể bố trí thêm các dầm trung gian).
d) Tường ngực phải được đổ bê tông liền khối với các trụ.
7.3.2.11 Cầu thả phai/van sửa chữa, kho phai
a) Với cống cấp III, cấp IV (theo Bảng 2) có thể bố trí thả phai bằng thủ công. Cầu thả phai được
bố trí ở hai bên mỗi vị trí thả phai. Cấu tạo cầu gồm tấm bê tông cốt thép có chiều rộng tối thiểu 0,5m;
biên ngoài của tấm (so với vị trí khe) có bố trí lan can phòng hộ.

b) Với cống từ cấp II trở lên (theo Bảng 2) phải bố trí thả phai hoặc van sửa chữa bằng cơ giới,
khi đó bố trí một khe phai/van sửa chữa. Cầu thả phai/van sửa chữa cũng bố trí hai bên khe. Kết cấu
cầu là tấm bê tông cốt thép rộng ≥ 0,5m đổ liền khối với tường hai bên đoạn cửa vào cống. Biên ngoài
của cầu có bố trí lan can phòng hộ. Trên mặt cầu có gắn đường ray của xe thả phai/van sửa chữa;
khoảng cách giữa 2 ray phải phù hợp với khoảng cách các chân của máy thả phai/van sửa chữa.

c) Trường hợp cống có nhiều khoang, nên bố trí máy thả phai/van sửa chữa di động. Khi đó cầu
thả pha/van sửa chữai cũng bố trí như ở mục b của điều này. Đường ray phải bố trí từ kho phai/van
sửa chữa đến hết các khoang cống.

d) Phải bố trí kho phai/van sửa chữa ở vị trí vai phải hoặc vai trái cống (phụ thuộc vào bố trí tổng
thể công trình). Tim kho phai phải đảm bảo điều kiện thuận tiện cho vận hành lấy và cất phai/van sửa
chữa. Chiều rộng và chiều sâu kho phải tính toán để chứa hết số phai/van sửa chữa dự kiến của cống.

7.3.2.12 Cầu công tác

a) Điều kiện bố trí cầu công tác

- Đối với cống hở: khi van đóng mở bằng trục vít hoặc tời kéo thì cần có cầu công tác để bố trí
thiết bị đóng mở, mặt bằng để vận hành đóng mở van, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Trường hợp van
đóng mở bằng xi lanh thủy lực (van cung, van clape) thì thiết bị đóng mở được đặt ngay trên đầu trụ,
không phải bố trí cầu công tác.

- Đối với cống ngầm: cần có cầu công tác bao gồm sàn kéo van và cầu để nối sàn kéo van với
đỉnh hoặc thân đê.

b) Bố trí cầu công tác ở cống hở

24
TCVN xxxx : 2022

- Kết cấu cầu công tác bao gồm hệ thống cột được đổ liền với trụ cống, các dầm đỡ, sàn cầu và
nhà bao che ở phía trên (nhà van).

- Cao trình sàn cầu công tác phải đảm bảo không gian để mở hết cửa van khi cần thiết và được
xác định theo công thức (2):

Zct = Zđv +Hv +d + a (2)

trong đó:

Zct – cao trình sàn cầu công tác, m;

Zđv – cao trình đáy cửa van khi mở hết, m;

Hv – chiều cao van phẳng, hoặc chiều cao hình chiếu cạnh của van cung khi mở hết, m;

d – tổng chiều cao của tai van phẳng (bộ phận nối với trục vít), dầm và bản mặt cầu công tác, m;

a – độ cao an toàn, có thể lấy a = 0,3÷0,5m.

- Nhà van phải bố trí không gian đủ rộng để đặt thiết bị đóng mở và vận hành điều khiển van an
toàn, phải có kết cấu bền vững, có bộ phận bao che kiên cố. Kiến trúc nhà phải đẹp, phù hợp cảnh
quan để tạo điểm nhấn kiến trúc cho công trình.

- Hệ thống khớp nối ở cầu công tác phải bố trí trùng với khớp nối ở thân cống. Tại các vị trí có trụ
kép ở thân cống cũng phải bố trí cột kép ở cầu công tác.

c) Bố trí cầu công tác ở cống ngầm

- Cao trình sàn kéo van và cầu chọn bằng nhau, thỏa mãn công thức (2) nhưng phải cao hơn
mực nước lũ kiểm tra trong sông/biển một khoảng ≥ 0,5m.
- Sàn kéo van phải có kích thước đủ rộng để bố trí thiết bị, thao tác đóng mở van, bảo dưỡng và
sửa chữa thiết bị. Bốn phía sàn có bố trí lan can phòng hộ.
- Cầu nối với đê phải có chiều rộng ≥ 1,5m và có kết cấu đủ bền vững để có thể vận chuyển cửa
van và thiết bị khi thay thế, sửa chữa.
d) Yêu cầu về tính toán kết cấu cầu công tác
Cần tính toán kết cấu hệ thống cột, dầm, bản mặt cầu công tác đảm bảo độ bền, ổn định trong vận
hành, tránh hiện tượng lệch tâm khi đóng mở cửa van.
7.3.2.13 Cầu giao thông
- Vị trí đặt cầu giao thông phải chọn sao cho không cản trở việc thao tác đóng mở van và phai.
- Cao trình mặt cầu nên chọn ngang với đỉnh cống.
- Bề rộng và kết cấu cầu phải chọn theo yêu cầu giao thông.
7.3.2.14 Yêu cầu đối với cống có kết hợp giao thông thủy:
a) Khi thời gian ổn định của mực nước thượng hạ lưu cống tương đối dài thì có thể bố trí cửa
thông thuyền trong số các khoang của cống. Chiều dài, chiều rộng tĩnh của cửa thông thuyền, độ sâu
nước và khoảng lưu không phải xác định theo các yêu cầu kỹ thuật của giao thông thủy.

25
TCVN xxxx : 2022

b) Khi không thỏa mãn các điều kiện nêu ở mục a của điều này thì phải bố trí riêng âu thuyền. Vị
trí, kích thước và kết cấu âu thuyền được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

7.3.3 Thiết kế phòng thấm và thoát nước thấm ở nền cống, mang cống.

7.3.3.1 Bố trí phòng thấm ở nền cống

a) Phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền và độ chênh mực nước thượng hạ lưu cống, kết hợp
với bố trí tổng thể cống và điều kiện cụ thể ở hai bờ để bố trí các bộ phận tạo thành hệ thống phòng
thấm, thoát nước hoàn chỉnh.

b) Khi nền là đất thấm vừa thì phía trước thân cống (sân trước) có thể bố trí lớp phủ bằng bê tông
cốt thép hoặc đất loại sét. Hệ số thấm của lớp phủ yêu cầu nhỏ hơn hệ số thấm của đất nền cống trên
50 lần.

c) Khi nền là tầng thấm mạnh (đất cát cuội sỏi, cát bột, cát mịn, đất pha cát bột nhẹ):

- Nếu tầng thấm mạnh có chiều dày đến 10m thì phải đóng cừ phía đầu và hai bên bản đáy cống,
chiều sâu cừ cắt qua tầng thấm mạnh và cắm sâu vào tầng phía dưới một khoảng không nhỏ hơn 1m.

- Nếu tầng thấm mạnh có chiều dày lớn hơn 10m thì phải bố trí sân phủ kết hợp với cừ treo ở đầu
và hai bên bản đáy cống.

d) Khi tầng phủ dưới bản đáy là thấm ít, nhưng phía dưới là tầng thấm vừa hoặc thấm mạnh thì
phải tính toán ổn định chống đẩy trồi tầng phủ ở cửa ra của dòng thấm. Khi cần thiết có thể bố trí tầng
gia trọng ở phần hạ lưu cống, hay đặt giếng giảm áp thoát nước sâu vào phía dưới tầng phủ.

e) Trong mọi trường hợp ở cửa ra của dòng thấm phải bố trí tầng lọc ngược và lỗ thoát nước lên
phía trên bản đáy bể tiêu năng.

g) Khi cống làm việc 2 chiều, phải bố trí thiết bị phòng thấm và thoát nước thấm cho cả hai chiều.
Trường hợp có đóng cừ thì thực hiện theo mục c của điều này. Khi phải đóng cừ treo thì chiều sâu cừ
phía cột nước thấm nhỏ hơn phải chọn ngắn hơn so với phía đối diện.

7.3.3.2 Thiết kế cừ:

Thực hiện theo TCVN 12633:2020.

7.3.3.3 Bố trí sân phủ

a) Sân phủ bằng bê tông cốt thép

- Độ dày sân phủ bê tông tối thiểu không dưới 0,3m.

- Phải bố trí khe vĩnh cửu có băng chắn nước để phân tách sân với tường cánh thượng lưu và
chia sân thành các mảnh độc lập. Khoảng cách giữa hai khe kề nhau khoảng 10÷12m, trong đó trị số
nhỏ dùng cho tấm bê tông ở sát chân tường cánh thượng lưu.

b) Sân phủ bằng đất sét

26
TCVN xxxx : 2022

- Chiều dày sân phủ bằng đất sét phải căn cứ vào trị số độ dốc thủy lực cho phép của đất để xác
định; chiều dày sân chọn tăng dần từ đầu đến cuối sân, với chiều dày đầu sân tối thiểu không dưới
0,6m.

- Trên bề mặt sân phủ đất sét nên có tầng bảo vệ chống nứt mặt sân khi kênh cạn nước.

7.3.3.4. Bố trí phòng thấm ở mang cống

a) Nguyên tắc bố trí

Thiết bị phòng thấm ở mang cống gồm tường găm, hàng cừ, vật thoát nước. Phải căn cứ vào điều kiện
địa chất và đất đắp sau lưng tường bên cống, mực nước thượng hạ lưu cống để xem xét; giải pháp
được chọn phải tương thích với bố trí phòng thấm, thoát nước của nền cống.

b) Tường găm

Tường găm được bố trí trong khoảng nửa phía thượng lưu của tường bên cống, có tuyến vuông góc
với tường bên hoặc hơi chếch về thượng lưu để tăng khả năng chống thấm. Chiều dài mỗi phía của
tường găm được xác định trên cơ sở tính toán đảm bảo độ bền thấm của đất mang cống, nhưng
không nhỏ hơn 2-3m (trị số lớn áp dụng cho cống từ cấp I trở lên). Cao trình đỉnh tường chọn bằng cao
trình mực nước lớn nhất thiết kế ở thượng lưu cống.

c) Hàng cừ:

- Tuyến cừ đóng dọc theo chân tường bên: phụ thuộc vào địa chất nền cống, theo 7.3.3.1c;

- Tuyến cừ đóng dọc theo chân tường găm: chiều sâu đóng cừ chọn theo cừ ở chân tường bên.

d) Thiết bị thoát nước

Thoát nước cho dòng thấm mang cống có thể bố trí ở các vị trí sau:

- Làm hệ thống ống thoát nước ở tường bên bể tiêu năng và tường cánh hạ lưu cống. Đầu các
ống thoát nước (phía giáp đất) được bố trí các búi lọc (theo 7.9.5.3).

- Làm tầng lọc ngược ở phần trải mái hai bên tường cánh hạ lưu cống, phạm vi ≥ 0,5m theo mặt
mái từ đỉnh tường trở lên.

7.3.4 Bố trí phần nối tiếp thượng lưu cống.

7.3.4.1 Phần nối tiếp thượng lưu cống bao gồm: tường cánh, sân trước và đoạn chuyển tiếp. Khi bố trí
các bộ phận, phải xem xét điều kiện địa hình, địa chất, quy mô công trình và kích thước kênh thượng
lưu để lựa chọn hợp lý.

7.3.4.2 Tường cánh thượng lưu nối tiếp từ hai trụ biên của thân cống, mở rộng về hai bên để nối tiếp
với mái kênh thượng lưu sao cho dòng chảy vào cống được thuận, tránh hình thành các khu nước vật
hai bên màng cống, giảm tổn thất cột nước ở cửa vào.

a) Đỉnh tường cánh nên bố trí hạ thấp từ đỉnh cống đến đỉnh bờ kênh thượng lưu;

b) Biên mở rộng trên mặt bằng nên chọn biên cong. Khi chọn biên thẳng thì góc mở rộng mỗi bên
không quá 120. Có thể chọn góc mở lớn hơn trị số này khi có luận cứ xác đáng.

27
TCVN xxxx : 2022

c) Tiếp giáp tường với trụ biên cống cần bố trí khớp nối vĩnh cửu có băng chắn nước.

d) Hình thức kết cấu tường phụ thuộc vào chiều cao tường H t . Khi Ht ≥ 6m có thể chọn loại tường
bản chống; khi Ht < 6m có thể chọn tường loại bản góc.

e) Phải xem xét kỹ điều kiện địa chất của tường, nên chọn giải pháp xử lý nền tường thống nhất
với nền cống, trụ biên để tránh lún không đều gây nứt, phá hỏng khớp nối.

f) Thiết kế tường theo TCVN 9152 : 2012

7.3.4.3 Sân trước là phần đáy kênh giới hạn giữa hai tường cánh thượng lưu.

a) Khi nền cống có yêu cầu chống thấm thì cần làm sân phủ như đã nêu ở 7.3.3.2; 7.3.3.3 .

b) Với các trường hợp khác, phải bố trí bảo vệ chống xói trên sân trước. Lớp chống xói có thể là
tấm bê tông cốt thép, hay kết cấu mềm như thảm đá, rọ đá,...

c) Tiếp giáp giữa sân phủ bê tông với đáy tường cánh hai bên và bản đáy cống phải bố trí khớp
nối vĩnh cửu có băng chắn nước.

7.3.4.4. Đoạn chuyển tiếp là đoạn kênh kề với sân trước. Đoạn này phải được bảo vệ chống xói do
dòng chảy quẩn trước tường cánh thượng lưu và sự phân bố không đều trên mặt cắt ngang của dòng
chảy từ kênh vào cống. Chiều dài đoạn bảo vệ phải căn cứ vào quy mô công trình và điều kiện dòng
chảy ở cửa vào cống để quyết định.

7.3.5 Bố trí nối tiếp hạ lưu cống.

7.3.5.1. Thành phần công trình:

Phần nối tiếp hạ lưu cống bao gồm bể tiêu năng, sân sau và hố phòng xói cùng các tường bên và mái
kênh hai bên. Trên mặt đáy bể tiêu năng và sân sau có thể bố trí các thiết bị tiêu năng phụ dạng
ngưỡng hay mố để tăng cường khuếch tán dòng chảy, tăng khả năng phòng xói kênh hạ lưu.

7.3.5.2 Nguyên tắc bố trí:

a) Bố trí tiêu năng phòng xói ở hạ lưu phải căn cứ vào điều kiện địa chất nền, điều kiện thủy lực,
phương thức vận hành cửa van và các yếu tố khác, thông qua tính toán để xác định.

b) Tường bên bể tiêu năng thường được đổ bê tông liền khối với đáy bể. Trường hợp đáy bể có chiều
rộng vượt quá (10-12)m thì nên làm tường tách rời bản đáy, khi đó mặt tiếp giáp giữa bản đáy bể với
chân tường cần có khớp nối vĩnh cửu có băng chắn nước.

c) Tiếp giáp tường bên bể tiêu năng với trụ biên cống, mặt tiếp giáp đáy bể tiêu năng với bản đáy cống
và đáy sân sau phải bố trí khớp nối vĩnh cửu có băng chắn nước.

7.3.5.3. Sân sau bể tiêu năng:

a) Phải bố trí sân sau đủ dài để dòng chảy tắt dần mạch động, phân bố lại vận tốc trước khi đổ vào
kênh hạ lưu.

b) Khi chiều dài sân sau lớn có thể chia thành một số đoạn:

28
TCVN xxxx : 2022

- Đoạn sân sau thứ nhất có đáy và thành bên được bảo vệ kiên cố bằng bê tông cốt thép. Cuối
đoạn có thể bố trí ngưỡng tiêu năng nếu cần thiết. Cuối sân sau bê tông phải bố trí chân khay sâu để
ngăn xói ngược dưới đáy sân. Với nền cát có thể dùng biện pháp đóng cừ để ngăn xói ngược. Cao
trình mũi cừ phải thấp hơn không dưới 1m so với cao trình đáy hố phòng xói ở hạ lưu (xem công thức
B.25, Phụ lục B).

- Các đoạn sân sau tiếp theo có đáy và mái hai bên được bảo vệ bằng kết cấu mảng mềm (thảm
đá, rọ đá, ...).

7.3.5.4. Tường bên bể tiêu năng, tường cánh hạ lưu:

a) Tùy theo mức độ chênh lệch chiều rộng cuối cống với chiều rộng kênh hạ lưu và chiều dài bể tiêu
năng, có thể kết hợp tường bên bể tiêu năng với tường cánh hạ lưu, hoặc làm tách rời.

- Trường hợp mở rộng từ cuối cống ra kênh hạ lưu trong phạm vi chiều dài bể tiêu năng mà góc
mở mỗi bên không quá 120 thì nên kết hợp tường bên bể tiêu năng với tường cánh hạ lưu.

- Khi không đạt được điều kiện như nêu ở ý trên thì phải bố trí tường cánh hạ lưu tiếp sau tường
bên bể tiêu năng.

b) Đỉnh tường bên bể tiêu năng nên bố trí hạ thấp dần từ đỉnh cống đến cao trình vượt quá mực nước
vận hành bất lợi nhất khoảng 0,5÷1,0m; phần đất cao hơn đỉnh tường được trải mái vào trong kênh hạ
lưu.

c) Biên mặt bằng mở rộng từ cống ra kênh hạ lưu có thể chọn là biên thẳng hoặc biên cong. Trường
hợp chọn biên thẳng thì phải khống chế góc mở rộng mỗi bên không quá 120.

d) Xử lý nền tường: theo mục e của 7.3.4.2.

e) Thiết kế tường theo mục d, f của 7.3.4.2.

7.3.5.5. Bảo vệ mái hai bên:

Phần trải mái hai bên tường cánh và mái đoạn chuyển tiếp ở sân sau và sau sân sau phải được bảo vệ
chống xói, chống trượt. Kết cấu bảo vệ mái phải được lựa chọn theo quy mô công trình, loại đất nền
mái, điều kiện dòng chảy và các yếu tố khác.

7.3.5.6. Hố phòng xói:

Tùy theo quy mô công trình, đặc điểm thủy lực của cống và địa chất nền kênh hạ lưu để xem xét bố trí
hố phòng xói ở sau sân sau. Chiều sâu hố phòng xói xác định theo công thức B.25, Phụ lục B.

7.3.6 Khu quản lý vận hành cống

7.3.6.1 Phải bố trí khu quản lý vận hành cống bao gồm nhà quản lý, nhà kho chứa vật tư thiết bị phòng
hộ cống, sân, vườn, tường bao và cổng ra vào. Quy mô khu quản lý phải lựa chọn phù hợp với quy mô
cống.

29
TCVN xxxx : 2022

7.3.6.2 Khu quản lý phải đặt ở phía đồng, nằm không xa vị trí cống, cách chân đê phía đồng một
khoảng theo quy định của Luật đê điều. Từ khu quản lý phải có đường nối với hệ thống giao thông của
khu vực.
7.3.6.3 Nhà quản lý phải được xây dựng kiên cố, có diện tích mặt bằng đủ rộng để bố trí phòng làm
việc, phòng khách, phòng nghỉ của nhân viên trực, phòng bếp, phòng vệ sinh, hệ thống cấp thoát
nước, cấp điện an toàn.
7.4 Tính toán thủy lực cống.
7.4.1 Nội dung tính toán thủy lực cống.
a) Xác định các mực nước thiết kế ở thượng lưu, hạ lưu cống;
b) Tính toán tổng bề rộng tĩnh của thân cống và cao độ ngưỡng cống trong bài toán xác định quy
mô cống;
c) Kiểm tra chế độ nối tiếp, trạng thái chảy và tính toán tiêu năng phòng xói sau cống;
d) Tính toán thủy lực phục vụ công tác vận hành:
- Xây dựng quan hệ lưu lượng – độ mở cống (ở cống cấp nước);
- Xây dựng quan hệ mực nước hạ lưu với lưu lượng qua cống;
- Tính toán lưu lượng qua cống khi biết mực nước thượng lưu, hạ lưu và kích thước cống.
7.4.2 Xác định mực nước thiết kế thượng, hạ lưu cống
7.4.2.1. Nguyên tắc chung
Mực nước thiết kế thượng, hạ lưu cống được xác định theo tần suất thiết kế phụ thuộc vào cấp công
trình. Thông qua tính toán thủy văn, thủy lực phải xác định đường quá trình mực nước thiết kế ở
thượng lưu, hạ lưu cống hay mô hình triều thiết kế cho cống vùng triều. Từ đó chọn được các cặp mực
nước bất lợi, bất lợi nhất ứng với từng nội dung tính toán thủy lực cống.
7.4.2.2 Mô hình triều thiết kế
1. Cho cống cấp nước
a) Khái niệm: Mô hình triều thiết kế cho cống cấp nước là quá trình triều thu phóng từ con triều
thực tế điển hình để phù hợp với giá trị trung bình đỉnh triều thấp thiết kế.
b) Giá trị trung bình các đỉnh triều thấp thiết kế được lấy trung bình trong một chu kỳ lấy nước
(theo đối tượng phục vụ của cống).
c) Với cống cấp nước vùng triều thì chỉ lấy được nước ở phần đỉnh triều. Trường hợp bất lợi là
đỉnh triều thấp hay chân triều thì cống không lấy được nước.
2. Cho cống thoát nước
a) Khái niệm: Mô hình triều thiết kế cho cống thoát nước là quá trình triều thu phóng từ con triều
thực tế điển hình để phù hợp với giá trị trung bình chân triều cao thiết kế.
b) Giá trị trung bình chân triều cao thiết kế được lấy trung bình trong một mô hình tiêu mưa 3 ngày
tiêu 5 ngày hoặc mưa 5 ngày tiêu 7 ngày.

30
TCVN xxxx : 2022

c) Với cống thoát nước vùng triều thì thời gian thoát nước chỉ ở phần chân triều hoặc đỉnh triều
thấp. Trường hợp bất lợi là đỉnh triều hoặc chân triều cao thì cống không thoát được nước.
7.4.2.3 Xác định mực nước hạ lưu (Zhl)
1. Với cống cấp nước.
Phải căn cứ vào cao độ mực nước ở nơi dùng nước, tiến hành tính đường mực nước trong kênh dẫn
để xác định mực nước đầu kênh, tức mực nước hạ lưu cống.
2. Với cống thoát nước ra sông/biển:
a) Đối với cống từ cấp I trở lên ở vùng sông không chịu ảnh hưởng triều và cống từ cấp II trở lên ở
vùng ảnh hưởng triều: phải căn cứ vào phân bố cụ thể của khu vực cần tiêu và hệ thống cống thoát
tương ứng để thiết lập bài toán tính thủy lực hệ thống nhằm xác định quá trình mực nước thượng, hạ
lưu tại mặt cắt có cống, lưu lượng qua cống trong các trường hợp làm việc khác nhau của cống trong
hệ thống để phục vụ tính toán thủy lực cống.
b) Đối với các cống khác chưa nêu ở mục a khoản này: theo 6.4.2.1.
c) Tiến hành tính toán vẽ đường mặt nước trong kênh tháo, từ vị trí kênh nhập vào sông/biển đến
vị trí đầu kênh tháo, tức cuối cống thoát để xác định mực nước hạ lưu cống.
3. Với cống phân lũ.
a) Cống phân lũ sang khu chứa tĩnh: phải dựa vào quan hệ V-F-Z của khu chứa và quá trình lưu
lượng tháo qua ngưỡng cống để xác định mực nước trong khu chứa (Z) theo thời gian.,
b) Cống phân lũ ra sông tiêu: phải căn cứ vào phân bố cụ thể của hệ thống sông, thiết lập bài toán
thủy lực mạng để xác định quá trình mực nước tại các tuyến tính toán.
7.4.2.4 Xác định mực nước thượng lưu (Ztl)
1. Với cống cấp nước từ sông (xem hình 2)

Mực nước trước cống (Ztl) phải lấy theo mực nước thiết kế trong sông (Z 1) trừ đi tổn thất thủy lực khi
dòng chảy vào đến đầu cống:

Ztl = Z1 - Σ∆Zi ; (3)

Σ∆Zi = ∆Z1 + ∆Z2 + ∆Z3 , (4)

trong đó: Z1 - cao trình mực nước sông tại mặt cắt trước cống, ứng với lưu lượng dẫn Q 1

∆Z1 - độ hạ thấp mực nước sông khi lưu lượng giảm từ Q1 xuống Q2, xác định theo công thức:

∆Z1 = Z(Q1) – Z(Q2), (5)

Q2 – lưu lượng trong sông tại mặt cắt sau vị trí cửa lấy nước: Q 2 = Q1 – Q;

Q – lưu lượng lấy nước vào cửa;

Z(Q1), Z(Q2): mực nước, được tra theo quan hệ Z(Q) trong sông ứng với lưu lượng trong sông
lần lượt là Q1, Q2.

31
TCVN xxxx : 2022

∆Z2 - độ hạ thấp mực nước trước cống do dòng chảy với lưu lượng Q tách ra từ sông để
hướng vào cống, xác định theo công thức (6):

(6)

k – tỷ lệ lưu lượng lấy nước, ;

V2 – lưu tốc bình quân trong sông tại mặt cắt sau vi trí lấy nước,

Ω2 – diện tích mặt cắt ướt của sông tại mặt cắt sau vị trí lấy nước, m 2.

∆Z3 - độ hạ thấp mực nước theo chiều dài kênh dẫn từ bờ sông đến thượng lưu cống, xác định
bằng phương pháp tính toán vẽ đường mặt nước trong kênh thượng lưu, từ đầu kênh đến đầu cống.

Z1
Z2
Z1 Z3
Z2
a)

Q1
b) Q1 - Q

CHÚ THÍCH: a) Hình cắt dọc (nhìn từ phía sông); b) Mặt bằng

Hình 2- Sơ đồ tính mực nước phía sông của cống cấp nước

7.4.2.5 Lựa chọn cặp mực nước thiết kế (Ztl, Zhl)

Cặp mực nước thiết kế được chọn từ cặp quan hệ Z tl – t và Zhl - t, trong đó t là thời gian (hình 3). Tùy
theo nội dung tính toán, phải chọn thời điểm bất lợi để xác định cặp (Ztl, Zhl).

a) Khi tính khẩu diện cống: chọn thời điểm có Q lớn và ∆Z= Ztl- Zhl nhỏ;

b) Khi tính toán tiêu năng phòng xói: Chọn thời điềm có ∆Z lớn và Q tương ứng, tối thiểu chọn 3
cặp để tính, gồm: Qmax, ∆Zmax, Zhlmin.

32
TCVN xxxx : 2022

Ztl,Zhl (m)
5
E
Ztl - t
4
D
3

2 C F
B
A Zhl - t
1

5 6 7 8 9 10 11 12
t (th¸ ng)
CHÚ THÍCH: A, B, C – các thời điểm bất lợi khi tính khẩu diện cống; D, E, F – các thời điểm bất lợi khi tính tiêu năng.

Hình 3- Sơ đồ đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống lấy nước
7.4.3 Tính toán thủy lực cống hở

7.4.3.1. Xác định lưu lượng đơn vị chảy qua cống.

a) Lưu lượng đơn vị quyết định quy mô (tổng bề rộng) cống. Khi thiết kế phải căn cứ vào điều kiện
địa chất, thủy văn thủy lực, quy mô công trình và tham khảo kinh nghiệm thực tế để phân tích lựa chọn
trị số lưu lượng đơn vị thiết kế hợp lý.

b) Nên chọn lưu lượng đơn vị thiên nhỏ trong các trường hợp sau:

- Khi cống làm việc, có trường hợp chênh lệch mực nước thượng hạ lưu lớn, năng lượng dòng
chảy qua cống lớn;

- Khi cống làm việc, có trường hợp độ sâu nước trong kênh hạ lưu nhỏ;

- Khi nền kênh hạ lưu là đất yếu, có khả năng chống xói kém;

- Khi cống có quy mô lớn, nước tháo ra hạ lưu được khuếch tán không đều.

7.4.3.2. Tính toán chiều rộng thông thủy của cống.

1. Sơ đồ tính toán.

Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn sơ đồ tính toán phù hợp nhất, trong đó:

a) Về dạng ngưỡng cống, thường chọn một trong hai loại: ngưỡng đỉnh rộng (xem hình 4) và
ngưỡng thực dụng. Ngưỡng thực dụng thường chọn loại hình cong không chân không (hình 5), nhưng
trong một số trường hợp có thể chọn ngưỡng hình chữ nhật hay hình thang; hệ số lưu lượng của các
loại ngưỡng này xác định theo TCVN 9147:2012.

33
TCVN xxxx : 2022

b) Về dạng dòng chảy qua ngưỡng cống, cần phân biệt 2 dạng: dòng chảy hở (chảy qua đập tràn)
và dòng chảy bị chặn khi cửa van mở một phần, hoặc khi cao trình đáy tường ngực thấp hơn mặt
nước thượng lưu cống (chảy qua lỗ).

c) Về trạng thái chảy qua ngưỡng tràn, cần vận dụng các tiêu chí trong thủy lực để phân biệt trạng
thái chảy tự do và trạng thái chảy ngập.

Hình 4- Sơ đồ ngưỡng cống kiểu tràn đỉnh rộng

h z
hn
hhl
p

Hình 5- Sơ đồ ngưỡng cống kiểu tràn thực dụng hình cong không chân không
2. Nội dung tính toán chiều rông thông thủy của cống.
Thực hiện theo B-1, phụ lục B.
3. Phân khoang và chọn chiều rộng khoang cống.
a) Khi chiều rộng thông thủy của cống lớn thì phải phân cống thành nhiều khoang. Số lượng
khoang cống (n) phải căn cứ vào các trị số cụ thể của tổng chiều rộng yêu cầu (B yc), khả năng chế tạo
cửa van và năng lực thiết bị đóng mở có thể chọn để quyết định cho phù hợp. Với cống lớn nên thiên
về chọn kích thước khoang lớn (Bc ≥ 8m) .
b) Bề rộng các khoang trong một cống phải chọn bằng nhau, trừ khoang thông thuyền (nếu có)
cần xem xét thêm các điều kiện giao thông thủy .
c) Tổng bề rộng các khoang cống phải thỏa mãn điều kiện:
ΣBc ≥ Byc ,
trong đó: Byc tổng bề rộng thông thủy yêu cầu của cống .
Ngoài ra, bề rộng khoang cống phải thỏa mãn yêu cầu của TCVN 8306 : 2009.
7.4.3.3 Tính toán tiêu năng phòng xói sau cống
1. Chế độ thủy lực nối tiếp hạ lưu cống

34
TCVN xxxx : 2022

a) Chế độ nối tiếp hạ lưu công trình tháo nước thường có các dạng: chảy đáy, chảy mặt và chảy
phóng xa. Các cống dưới đê có cột nước công tác thấp, mực nước phía sông/biển biến đổi nhiều
(trong sông) và thường xuyên (trong biển) nên không thích hợp với các chế độ nối tiếp bằng dòng chảy
mặt và dòng chảy phóng xa. Vì vậy phải áp dụng chế độ nối tiếp chảy đáy cho các cống qua đê.

a)

b)

CHÚ THÍCH: a) Mặt bằng; b) Cắt dọc.

Hình 6- Dòng chảy sau cống khi có nước nhảy sóng

b) Đối với cống khi làm việc có mực nước hạ lưu lớn thì nối tiếp hạ lưu là nước nhảy ngập với độ
ngập lớn hoặc không qua nước nhảy, khả năng tiêu hao năng lượng thấp. Trong nhiều trường hợp
dòng chảy ra khỏi cống sẽ phát sinh nước nhảy sóng dập dềnh trên măt bể tiêu năng (hình 6), dòng
chính không đi vào phần dưới sâu của bể tiêu năng. Do đó phần lớn năng lượng thừa của dòng chảy
được tiêu hao ở sau bể tiêu năng, đòi hỏi phải bố trí đầy đủ các bộ phận tiêu năng tiếp theo ở sau bể.

c) Các cống tháo nước ra biển hay đoạn sông gần biển có mực nước hạ lưu thường xuyên thay
đổi (theo chế độ thủy triều) làm cho chế độ tiêu năng không ổn định, có thể xảy ra trường hợp nước
nhảy vượt ra khỏi bể, do đó phải bố trí kiên cố phần sân sau giáp với bể, và có thể bố trí thêm thiết bị
tiêu năng phụ trợ ở đoạn này.

d) Các cống có bố trí tường cánh hạ lưu mở rộng quá mức cho phép, hoặc khi cống mở không
đều các cửa van làm cho dòng chảy không được khuếch tán đều, phát sinh dòng chảy ngoằn ngoèo ở
sau cống (xem hình 7), dòng chảy tập trung vào luồng chính, xô va vào hai bờ, gây xói bờ và xói đáy
lòng dẫn.

e) Kênh hạ lưu cống thường có địa chất yếu, dễ bị xói, do đó mức độ tiêu hao năng lượng thừa
sau cống phải triệt để hơn so với trường hợp địa chất bình thường.

35
TCVN xxxx : 2022

CHÚ THÍCH: 1- cửa vào cống; 2- thân cống; 3- tường cánh hạ lưu; 4- luồng chảy chính ở hạ lưu; 5, 6, 7- các khu nước vật.

Hình 7- Dòng chảy ngoằn ngoèo sau cống (nhìn trên mặt bằng)

2. Sơ đồ tính toán.thủy lực nối tiếp hạ lưu cống

Phải căn cứ vào điều kiện bố trí của hệ thống tiêu năng phòng xói sau cống để lựa chọn sơ đồ tính
toán phù hợp nhất. Phải lưu ý các điểm sau đây:

a) Cống thường được bố trí đoạn mở rộng trên mặt bằng từ cuối cống ra kênh hạ lưu. Các thiết bị
tiêu năng phòng xói được bố trí trên đoạn mở rộng này. Tuy nhiên trong tính toán tiêu năng cho phép
tính toán theo bài toán phẳng và kiểm chứng bằng thí nghiệm mô hình vật lý đối với các cống nêu ở
điều 5.6.

b) Với các cống có bố trí ngưỡng, mố tiêu năng trong phạm vi bể tiêu năng thì phải xét đến ảnh
hưởng của các thiết bị này đến việc giảm nhỏ kích thước bể.

c) Trường hợp bố trí nhiều hàng mố, ngưỡng thì phải thông qua thí nghiệm mô hình thủy lực để
xác định khoảng cách hợp lý giữa các hàng và kích thước hợp lý của các mố, ngưỡng.

3. Trường hợp tính toán:

a) Phải tính với các cặp mực nước thượng, hạ lưu khác nhau ; các sơ đồ mở cửa van khác nhau;

b) Trong mỗi trường hợp tính toán, phải khống chế để nước nhảy xảy ra trong phạm vi bể tiêu
năng và tránh xuất hiện nước nhảy sóng trong bể.

4. Nội dung tính toán nối tiếp và tiêu năng sau cống

Thực hiện theo B.2, Phụ lục B.

5. Phương thức vận hành cửa van phải thỏa mãn yêu cầu sau đây:

a) Đóng, mở cống thực hiện đồng thời và đều nhau giữa các cửa van. Trường hợp không thể
đóng mở đồng thời các cửa thì phải mở theo nguyên tắc đối xứng: bắt đầu từ cửa giữa và mở rộng đối
xứng ra hai bên. Khi đóng thì ngược lại.

b) Trong quá trình mở cửa cống, không được dừng lại ở phạm vi gây chấn động lớn cho cửa van.

6. Đối với trường hợp cống làm việc hai chiều

36
TCVN xxxx : 2022

Phải tiến hành tính toán riêng cho từng chiều làm việc theo trình tự được quy định tại điều này. Kích
thước các bộ phận tiêu năng ở từng chiều phải được chọn theo kết quả tính toán riêng nêu trên.

7.4.3.4 Tính toán thủy lực phục vụ công tác vận hành cống

1. Xây dựng quan hệ lưu lượng và độ mở cống cấp nước.

a) Với các cống cấp nước, phải tính toán để thiết lập biểu đồ vận hành tức quan hệ giữa độ mở
cống (a) với lưu lượng nước cần lấy (Q) và cao trình mực nước thượng lưu (Z tl), xem hình 8 .

b) Khi cống cấp nước có nhiều hơn 01 cửa thì phải tinh toán cho trường hợp mở 1 cửa, 2 cửa...

c) Trong quá trình vận hành cống, phải tổ chức quan trắc lưu lượng tháo của cống để có thể hiệu
chỉnh biểu đồ vận hành cho phù hợp với thực tế, nếu cần thiết.

CHÚ THÍCH: Z1, Z2, Z3... là các mực nước thượng lưu cống
Hình 8- Quan hệ lưu lượng – độ mở cho cống cấp nước, trường hợp mở 1 cửa
2. Xác định quan hệ mực nước hạ lưu và lưu lượng nước qua cống
a) Đối với cống cấp nước:
Cho phép lấy độ sâu nước trong kênh hạ lưu bằng độ sâu dòng đều ứng với từng cấp lưu lượng.
b) Đối với cống thoát nước ra sông/biển:
Mực nước ở hạ lưu cống phụ thuộc vào mực nước phía sông/biển và lưu lượng tháo qua cống. Với
mỗi trị số mực nước phía sông/biển và một trị số lưu lượng Q phải tiến hành tính và vẽ đường mặt
nước trong kênh thoát, tính chuyền từ sông/biển lên mặt cắt cống thoát nước. Quan hệ xây dựng được
là Zhl – Q – Zsông/biển, trong đó Zsông/biển là tham số của mỗi đường cong Zhl – Q.
3. Tính toán lưu lượng của cống thoát nước khi biết các mực nước thượng, hạ lưu
Cống thoát nước khi làm việc phải mở cửa van hoàn toàn. Lưu lượng thoát qua cống được tính toán
theo sơ đồ chảy qua đập tràn.
4. Nội dung tính toán thủy lực phục vụ vận hành cống được trình bày ở B3, Phụ lục B.

7.4.4 Tính toán thủy lực cống ngầm.

7.4.4.1 Yêu cầu tính toán:

a) Tính toán thủy lực cống ngầm phải phân biệt sơ đồ cống chảy có áp với cống chảy không áp
hoặc bán áp.

b) Đối với cống ngầm chảy có áp (xem hình 9).

37
TCVN xxxx : 2022

- Trong mọi trường hợp làm việc (tháo nước) đều phải đảm bảo điều kiện chảy có áp ổn định
trong cống.

- Cửa van cống chỉ được duy trì ở trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn, không cho
phép mở cửa từng phần.

TH¦ î NG L¦ U H¹ L¦ U

Ztl
Zv
Zhl
V

Hình 9- Sơ đồ tính thủy lực cống ngầm có áp

c) Đối với cống ngầm chảy không áp (xem hình 10)

Trong mọi điều kiện làm việc (tháo nước) đều phải đảm bảo điều kiện chảy không áp ổn định ở phần
cống sau cửa van, tức mực nước trong cống nằm thấp hơn trần cống một khoảng không nhỏ hơn trị số
lưu không cho phép ∆ = 0,5÷1,0m (trị số nhỏ áp dụng cho cống cấp III, cấp IV).

t h­ î ng l ­ u h¹ l ­ u

Hình 10- Sơ đồ tính toán thủy lực cống ngầm không áp (tính khẩu diện cống)

7.4.4.2 Nội dung tính toán

a) Các nội dung tính toán thủy lực cống gồm: tính toán khẩu diện, tính toán độ mở van khi vận
hành và kiểm tra trạng thái chảy đối với cống ngầm cấp nước không áp; tính toán tiêu năng sau cống,
tính toán thủy lực phục vụ vận hành cống.

b) Tính toán khẩu diện cống được tiến hành trong trường hợp chênh lệch mực nước thượng, hạ
lưu có trị số thấp nhất, lưu lượng tháo là trị số thiết kế Qtk, cống ở trạng thái mở hoàn toàn.

c) Tính toán độ mở van và kiểm tra trạng thái chảy khi vận hành chỉ thực hiện ở cống cấp nước
loại không áp hay bán áp, với các mực nước thượng lưu khác nhau. Trong mọi trường hợp phải khống
chế trạng thái chảy trong phần cống sau cửa van là chảy không áp.

38
TCVN xxxx : 2022

d) Tính toán tiêu năng được thực hiện với các mực nước cao ở thượng lưu và lưu lượng tháo
tương ứng; chế độ nối tiếp sau cống là nối tiếp chảy đáy (bể tiêu năng).

e) Xây dựng quan hệ độ mở cống với lưu lượng và mực nước thượng lưu trong vận hành chỉ thực
hiện cho cống ngầm cấp nước không áp.

f) Nội dung tính toán thủy lực cống ngầm qua đê thực hiện theo phụ lục C.

7.5 Tính toán thấm

7.5.1 Nhiệm vụ tính toán thấm cho cống.

a) Kiểm tra chiều dài đường viền thấm dưới đáy cống và bên mang cống.

b) Tính toán áp lực thấm lên các bộ phận công trình (bản đáy, sân trước, sân sau, tường bên,...).

c) Tính toán ổn định thấm theo các tiêu chí độ bền thấm chung và độ bền thấm cục bộ của dòng
thấm dưới đáy và bên vai cống.

d) Bố trí và thiết kế tầng lọc ngược tại các vị trí cần thiết.

7.5.2 Sơ đồ tính toán thấm

Tùy theo đặc điểm và quy mô công trình, giai đoạn thiết kế để lựa chọn sơ đồ tính toán phù hợp. Phải
chú ý các điểm sau:

a) Sơ đồ bài toán phẳng để tính thấm dưới đáy và hai bên công trình: có thể áp dụng cho công
trình cấp III, cấp IV ở các giai đoạn thiết kế; công trình cấp II trở lên ở giai đoạn thiết kế cơ sở.

b) Sơ đồ bài toán phẳng để tính thấm dưới đáy và bài toán không gian tính thấm hai bên công
trình, khi cấu tạo miền thấm ở nền tương đối đơn giản: có thể áp dụng cho công trình ở các quy mô
khác nhau, trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

c) Sơ đồ bài toán không gian đối với toàn miền thấm (bao gồm thấm dưới đáy và hai bên công
trình) khi cấu tạo miền thấm ở nền phức tạp: có thể áp dụng cho công trình ở các quy mô khác nhau,
trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

7.5.3 Trường hợp tính toán thấm

a) Với cống làm việc một chiều, phải tính toán thấm với các trường hợp có chênh lệch cột nước
lớn (thường là khi cống đóng).

b) Với cống làm việc hai chiều, phải tính toán thấm cho cả hai chiều (từ thượng lưu về hạ lưu cống
và ngược lại); với mỗi chiều phải tính thấm với các trường hợp có chênh lệch cột nước lớn tương ứng.

7.5.4 Phương pháp tính thấm.

7.5.4.1 Các phương pháp tính thấm thông dụng

Phải phân tích các điều kiện cụ thể về đặc điểm, quy mô công trình, giai đoạn thiết kế và mục đích tính
toán để lựa chọn phương pháp tính thấm phù hợp. Các phương pháp tính thấm thường dùng như sau:

a) Phương pháp tỷ lệ đường thẳng;

39
TCVN xxxx : 2022

b) Phương pháp hệ số sức kháng;

c) Phương pháp vẽ lưới thấm;

d) Phương pháp phần tử hữu hạn.

7.5.4.2. Điều kiện ứng dụng phương pháp tỷ lệ đường thẳng

a) Khi kiểm tra chiều dài của đường viền thấm, áp dụng cho mọi cấp công trình và mọi loại nền.

b) Khi tính toán các thông số của dòng thấm: áp dụng cho công trình cấp III, cấp IV ở các giai
đoạn thiết kế, công trình các cấp khác ở giai đoạn thiết kế cơ sở.

7.5.4.3 Điều kiện ứng dụng phương pháp hệ số sức kháng

a) Áp dụng cho công trình cấp III, cấp IV ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật khi đường viền thấm có cấu
tạo phức tạp.

b) Áp dụng cho công trình các cấp khác ở giai đoạn thiết kế cơ sở.

7.5.4.4 Điều kiện ứng dụng phương pháp lưới thấm:

a) Cho bài toán phẳng, đất nền đồng chất, đẳng hướng.

b) Có thể áp dụng cho mọi cấp công trình, ở các giai đoạn thiết kế khác nhau.

7.5.4.5 Điều kiện ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn:

a) Cho bài toán thấm phẳng, hoặc không gian;

b) Trong thiết kế kỹ thuật các công trình từ cấp II trở lên.

7.5.5 Nội dung tính toán thấm

Phải thực hiện tính toán cho từng trường hợp, theo sơ đồ và phương pháp tính đã chọn. Nội dung tính
toán thực hiện theo TCVN 9143.

7.5.6 Kiểm tra an toàn về thấm của cống trên nền đất.

7.5.6.1 Kiểm tra an toàn về độ bền thấm chung.

a) Công thức kiểm tra:

Độ bền thấm chung của cống trên nền đất phải thỏa mãn công thức (5)

Jtbmax ≤ Jkcp (5)

trong đó:

Jtbmax - gradient thấm trung bình lớn nhất tính toán cho toàn miền thấm dưới đáy hoặc bên mang
cống.

Jkcp - gradient thấm trung bình cho phép, xác định theo công thức (6):

(6)
,
Jktb – trị số gradient thẩm trung bình giới hạn, phụ thuộc vào loại đất nền, xác định theo Bảng 7.

40
TCVN xxxx : 2022

Kcp – hệ số an toàn cho phép, xác định theo Bảng 8.


Bảng 7. Trị số gradient thấm trung bình giới hạn của nền đất

Loại đất nền sét á sét á cát cát hạt lớn Cát hạt trung Cát hạt nhỏ

Trị số Jktb 1,35 0,80 0,60 0,48 0,42 0,32

Bảng 8. Hệ số an toàn cho phép về thấm, ổn định của cống trên nền đất

Cấp công trình Đặc biệt I II III IV

Tổ hợp tải trọng cơ bản 1,35 1,25 1,20 1,15 1,10

Tổ hợp tải trọng đặc biệt 1,215 1,125 1,08 1,035 1,00

Tổ hợp tải trọng thi công, sửa chữa 1,282 1,188 1,14 1,092 1,045

b) Trường hợp điều kiện (5) không thỏa mãn: phải có biện pháp tăng chiều dài đường thấm bằng
cách kéo dài cừ, sân trước hoặc bố trí thêm hàng cừ ở đầu sân trước.

7.5.6.2 Kiểm tra an toàn về thấm cục bộ ở cửa ra

1. Kiểm tra an toàn về xói ngầm cơ học

a) Điều kiện kiểm tra: đất nền là đất rời hoặc đất ít dính.

b) Công thức kiểm tra:

Jrmax ≤ Jrcp (7)

trong đó:

Jrmax – trị số lớn nhất tính toán của gradient thấm ở cửa ra.

Jrcp – trị số gradient thấm cho phép không xói ngầm tại cửa ra, xác định theo công thức (8):

(8)
,
Jgh – trị số gradient giới hạn xói ngầm cơ học của đất nền, phụ thuộc vào hệ số không đều hạt
Cu = d60/d10, xác định bằng theo Bảng 9.

d60 và d10 (mm) là đường kính mắt sàng cho lọt lần lượt 60% và 10% trọng lượng mẫu đất thí
nghiệm.

Kcp – hệ số an toàn cho phép, xác định theo Bảng 8.


Bảng 9. Trị số gradient giới hạn xói ngầm cơ học của đất (J gh)

Cu = d60/d10 1 2 5 10 15 20 25 ≥30

Jgh 1,09 0,98 0,73 0,50 0,38 0,29 0,27 0,26

c) Trường hợp điều kiện (7) không thỏa mãn thì phải áp dụng các biện pháp phòng xói ngầm như
giảm Jr bằng cách tăng chiều dài đường thấm (tăng chiều sâu đóng cừ, tăng chiều dài sân trước), làm

41
TCVN xxxx : 2022

tầng lọc ngược ở cửa ra của dòng thấm. Tầng lọc ngược được bố trí trong phạm vi cửa ra của dòng
thấm có Jr ≥ Jrcp.

2. Kiểm tra an toàn về đẩy trồi đất ở hạ lưu

a) Điều kiện kiểm tra: khi đất nền là đất dính.

b) Sơ đồ tính toán: như trên Hình 11.

t
B
0.0

A
H
n

2H
n
3H
7H 6H 5H 4H n
n n n n

Hình 11. Sơ đồ tính toán đẩy trồi đất do dòng thấm ở cửa ra.

c) Công thức kiểm tra:

(9)

trong đó:

t – chiều dày lớp gia trọng, m.

S – chiều cao đoạn bậc thẳng đứng trước khi dòng thấm thoát ra, m (xem hình 11).

hc – cột nước thấm tính toán ở đáy bậc thẳng đứng (điểm A trên hình 11), m .

 – trọng lượng riêng của nước, KN/m3.

đn – trọng lượng riêng đẩy nổi của đất nền, kN/m3.

p – trọng lượng riêng đẩy nổi của lớp gia trọng, kN/m3.

d) Trường hợp điều kiện (9) không thỏa mãn thì phải áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng chiều dày tầng gia trọng (t)

- Giảm trị số áp lực thấm cuối bản đáy (h c) bằng cách tăng chiều sâu đóng cừ ở đầu bản đáy, tăng
chiều dài sân trước, bổ sung hàng cừ ở đầu sân trước.

7.5.6.3 Kiểm tra an toàn về áp lực thấm đẩy ngược

a) Áp lực thấm đẩy ngược được tính cho phạm vi bản đáy của từng mảng cống.

42
TCVN xxxx : 2022

b) Phải tính toán ổn định cho từng mảng cống (xem 7.6.3) trong đó áp lực thấm là một phần quan
trọng của áp lực đẩy nổi (Wđn) lên đáy mảng.

c) Trường hợp điều kiện an toàn về ổn định không được đảm bảo thì phải áp dụng các biện pháp
để tăng lực chống trượt và giảm lực gây trượt, trong đó có biện pháp giảm áp lực đẩy ngược lên đáy
cống (tăng chiều sâu đóng cừ ở đầu bản đáy, tăng chiều dài sân trước, bổ sung hàng cừ ở đầu sân
trước).

7.6 Tính toán ổn định cống.

7.6.1 Yêu cầu chung trong tính toán ổn định cống.

Tính toán ổn định cống trên nền đất phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Trong tất cả các trường hợp tính toán, yêu cầu áp lực đáy móng trung bình của thân cống
không được lớn hơn sức chịu tải cho phép của nền đất.

b) Tỷ số giữa trị số lớn nhất và nhỏ nhất của áp lực đáy móng không vượt quá trị số cho phép
(bảng 9).

c) Hệ số an toàn ổn định chống trượt, lật, đẩy nổi cống không nhỏ hơn trị số cho phép (bảng 7).

7.6.2 Áp lực đáy móng thân cống.

7.6.2.1. Xác định áp lực đáy móng.

Phải tính riêng cho từng mảng cống. Với mỗi mảng, phải căn cứ vào cấu tạo cụ thể để phân biệt mảng
đối xứng chịu lực đối xứng và mảng có kết cấu hoặc tải trọng không đối xứng.

a) Mảng đối xứng, chịu lực đối xứng:

Áp lực đáy móng nằm ngang được xác định theo công thức (10):

pmax,min = , (10)

trong đó :

pmax, min - trị số lớn nhất và nhỏ nhất của áp lực đáy móng (kN/m2);

ΣG - tổng tải trọng đứng tác dụng lên mảng cống, bao gồm cả áp lực đẩy nổi lên đáy mảng
cống (kN);

ΣM - tổng moment của các tải trọng đứng và nằm ngang của mảng cống lấy đối với trục đối
xứng theo chiều vuông góc với dòng chảy của đáy mảng (kN.m);

A - diện tích mặt đáy mảng (m2);

W - mômen chống uốn của mặt đáy mảng lấy đối với trục đối xứng theo chiều vuông góc với
dòng chảy của đáy mảng (m3).

b) Mảng có kết cấu hoặc tải trọng không đối xứng:

Áp lực dưới đáy móng nằm ngang được xác định theo công thức (11):

43
TCVN xxxx : 2022

(11)

trong đó:

ΣMx – tổng momen của các tải trọng đứng và ngang của mảng cống lấy đối với trục đi qua trọng
tâm đáy mảng và theo chiều vuông góc với dòng chảy (trục y), KNm.

Wx – momen quán tính của đáy mảng lấy đối với trục y, m3.

ΣMy – tổng momen của các tải trọng đứng và ngang của mảng cống lấy đối với trục đi qua trọng
tâm đáy mảng và theo chiều với dòng chảy (trục x), KNm.

Wx – momen quán tính của đáy mảng lấy đối với trục x, m3.

Các ký hiệu khác như đã giải thích ở công thức (10).

7.6.2.2. Điều kiện an toàn theo áp lực đáy móng

Trị số pmax, pmin trong tất cả các trường hợp tính toán phải thỏa mãn điều kiện sau:

pmax ≤ R; (12)

pmin ≥ 0; (13)

, (14)

trong đó:

pmax, pmin - trị số lớn nhất, nhỏ nhất của áp lưc đáy móng (quy ước áp lực nén mang dấu
dương), kN/m2.

R - sức chịu tải cho phép của đất nền (kN/m2) xác định theo TCVN 4253.

η - giá trị cho phép của tỷ lệ giữa áp lực đáy móng lớn nhất và nhỏ nhất, xác định theo bảng 10.

Bảng 10 – Giá trị của η (giá trị cho phép của tỷ lệ p max/IpminI)

Tổ hợp tải trọng


Tính chất đất nền
Cơ bản Đặc biệt
Tơi mềm 1,5 2,0

Cứng trung bình, chặt vừa 2,0 2,5

Cứng, chặt 2,5 3,0

7.6.2.3 Giải pháp xử lý khi không thỏa mãn an toàn về áp lực đáy móng.

Khi không thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện (12), (13), (14) thì phải nghiên cứu áp dụng các giải
pháp xử lý nền móng cống. Có thể xem xét sử dụng một số giải pháp sau đây:

a) Sử dụng đệm cát, đệm đá dăm hay đệm đất để thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp dưới đáy
cống.

44
TCVN xxxx : 2022

Giải pháp này thích hợp khi chiều dày lớp đất yếu không vượt quá 3m.

b) Biện pháp làm tăng độ chặt của nền đất yếu.

Thích hợp khi chiều dày lớp đất yếu lớn hơn 3m. Có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Cọc cát, khi chiều dày tầng đất yếu từ lớn hơn 3m đến 8m;

- Giếng cát, khi chiều dày tầng đất yếu lớn hơn 3m, phạm vi xử lý rộng.

- Nén trước bằng tải trọng tĩnh, áp dụng cho cống nhỏ.

c) Giải pháp về kết cấu.

- Sử dụng kết cấu nhẹ như bản đáy, trụ biên có ô rỗng.

- Thay đổi kích thước móng: khi chiều rộng của mảng đã được xác định thì kích thước móng chỉ
được thay đổi bằng cách tăng chiều dài (theo chiều dòng chảy).

- Thay đổi loại móng : sử dụng kết cấu móng cọc.

Giải pháp được chọn phải thông qua phân tích, so sánh kinh tế-kỹ thuật. Khi điều kiện cho phép, có thể
xem xét áp dụng các giải pháp khác như phụt vữa xi măng, trụ đất-xi măng, bấc thấm thẳng đứng kết
hợp với gia tải trước, hút chân không,..

7.6.3 Ổn định chống trượt của cống.

7.6.3.1 Phán đoán khả năng trượt

Việc tính toán trượt tổng thể công trình và nền được tiến hành theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Khả
năng hình thành mặt trượt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ứng suất tăng thêm trong nền, cường độ chống
cắt của đất và tốc độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng trong nền khi xây dựng công trình (gia tải). Phải tuân
thủ các tiêu chuẩn phán đoán khả năng trượt như sau.

a) Q b)
P 
a b a R
b

c
c)

a c

CHÚ THÍCH: a) Trượt phẳng; b) Trượt hỗn hợp; c) Trượt sâu

Hình 12- Các dạng mặt trượt khi công trình xây trên nền đất
a) Với nền cát, đất hòn lớn, đất có sét cứng và nửa cứng:

45
TCVN xxxx : 2022

Chỉ cần tính theo sơ đồ trượt phẳng nếu thoả mãn điều kiện (15) về chỉ số mô hình hoá:

max
N   N lim , (15)
B. I
trong đó:

N - chỉ số mô hình hoá;

max - ứng suất pháp lớn nhất tại điểm góc của đáy móng công trình;

B - kích thước cạnh song song với lực gây trượt của đáy móng công trình (không tính chiều dài
sân trước neo vào móng công trình);

I - trọng lượng riêng của đất nền, khi nền nằm dưới mực nước ngầm thì cần xét đến sự đẩy nổi
của nước.

N lim - chuẩn số không thứ nguyên, lấy bằng 1,0 đối với cát chặt và 3,0 đối với các loại đất khác.

b) Với nền đất sét dẻo, dẻo cứng và dẻo mềm:

Chỉ cần xét sơ đồ trượt phẳng nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện (15), (16), (17):

- Điều kiện về cường độ chống cắt của nền:

CI
tg I  tgI   0, 45 ; (16)
TB
- Điều kiện về tốc độ cố kết:

K th (1  e) t 0
C0V  4, (17)
a n h 20
trong đó:

tgI - giá trị tính toán của hệ số kháng trượt;


I - góc ma sát trong của đất nền (độ);
CI - lực dính đơn vị của đất nền (kN/m2);
TB - ứng suất pháp trung bình ở đáy móng công trình (kN/m2);
C0V - hệ số mức độ cố kết;
Kth - hệ số thấm của đất nền (m/s);
e - hệ số rỗng của đất ở trạng thái tự nhiên;
t0 - thời gian thi công công trình (s);
a - hệ số nén của đất nền (m2/kN);
n - trọng lượng riêng của nước (kN/m3);
h0 - chiều dày tính toán của lớp cố kết (m).
c) Khi không thoả mãn các điều kiện quy định ở trên:

46
TCVN xxxx : 2022

- Công trình trên nền đồng chất, trong mọi trường hợp phải tính toán ổn định theo sơ đồ trượt
hỗn hợp.

- Công trình chỉ chịu tải trọng thẳng đứng: tính theo sơ đồ trượt sâu.

- Công trình trên nền không đồng chất, chịu tải trọng thẳng đứng và nằm ngang: tính theo sơ đồ
trượt sâu.

7.6.3.2. Tính toán trượt phẳng:

a) Khi mặt trượt nằm ngang (xem hình 13)

P
T1

Ec1 T2
Eb2
a b

Hình 13- Sơ đồ tính toán trượt phẳng với mặt trượt nằm ngang

Hệ số an toàn được tính theo công thức (18)

(18)

trong đó: ΣG - tổng các thành phần thẳng đứng của các tải trọng tính toán (kể cả áp lực ngược) tác
dụng lên mảng (kN);

A - diện tích mặt trượt nằm ngang (m2);

φ1, c1 - góc ma sát trong (0) và lực dính đơn vị (kN/m 2) của đất nền nơi mặt trượt đi qua; chỉ
số 1 ứng với trạng thái giới hạn thứ nhất của cống;

Eb2 - giá trị tính toán của áp lực bị động của đất phía hạ lưu đáy mảng (kN);

m1 - hệ số điều kiện làm việc, xét đến quan hệ giữa áp lực bị động và chuyển vị ngang của công
trình, có thể lấy m1 = 0,7;

T1, T2 - tổng giá trị tính toán các thành phần nằm ngang của các lực chủ động từ phía thượng
lưu, hạ lưu của mảng, trừ áp lực chủ động của đất (kN);

Ec1 - giá trị tính toán của áp lực chủ động của đất từ phía thượng lưu của đáy mảng (kN) ;

b) Khi mặt trượt nằm nghiêng (xem hình 14).

c) Hệ số an toàn được tính theo công thức (19)

, (19)

47
TCVN xxxx : 2022

trong đó:

P - tổng thành phần thẳng đứng của các tải trọng tính toán, không kể áp lực nước đẩy ngược
(kN);

Q – tổng thành phần nằm ngang của các tải trọng tính toán, không kể áp lực đất bị động ở hạ
lưu,

Q = T1 – T2 + Ec1 (kN) ; (20)

β - góc giữa phương mặt trượt và phương nằm ngang ( 0), lấy dấu dương khi mặt trượt nghiêng
về thượng lưu;

Wđn - tổng áp lực đẩy ngược lên mặt trượt nghiêng (kN);

A’ - diện tích mặt trượt nghiêng (m2) ;

Các ký hiệu khác đã giải thích ở công thức (18).

Psin

T1
Pcos T2
P
Qcos
Q Eb2
Qsin
b
Ec1
a 
Wðn

Hình 14- Sơ đồ tính toán trượt phẳng với mặt trượt nằm nghiêng

7.6.3.3 Tính toán trượt hỗn hợp, trượt sâu

Thực hiện theo TCVN 4253.

7.6.3.4 Điều kiện an toàn về trượt

Trị số của hệ số an toàn về trượt trong các trường hợp tính toán khác nhau phải thỏa mãn điều kiện:

Kt ≥ Kcp , (21)

trong đó Kcp là hệ số an toàn cho phép, phụ thuộc cấp công trình và tổ hợp tải trọng, xác định theo
bảng 8.

7.6.3.4 Giải pháp xử lý khi cống không thỏa mãn điều kiện an toàn về trượt

Khi cống không thỏa mãn điều kiện an toàn về trượt, phải căn cứ vào bố trí cụ thể của công trình để
xem xét áp dụng một hoặc một số giải pháp sau đây:

a) Tăng chiều sâu đáy chân khay thượng lưu để tăng độ nghiêng của mặt trượt về thượng lưu.

48
TCVN xxxx : 2022

b) Neo bản đáy cống vào sân phủ bê tông cốt thép trước cống. Khi đó phần lực chống trượt tăng
thêm do neo phải nhân với hệ số 0,8 do xét đến độ giãn của neo;

c) Tăng chiều dài sân phủ hoặc tăng chiều sâu đóng cừ dưới chân khay thượng lưu, hoặc bổ
sung hàng cừ ở đầu sân phủ để giảm áp lực thấm đẩy ngược lên bản đáy cống.

Giải pháp được chọn phải thông qua so sánh kinh tế-kỹ thuật các phương án.

7.7 Giải pháp xử lý để tăng sức chịu tải của nền cống.

7.7.1 Các quy định chung.

7.7.1.1. Cống nên cố gắng lợi dụng nền móng tự nhiên. Trường hợp nền cống là đất yếu, không đủ
khả năng chịu lực hoặc có biến dạng lớn khi chịu lực thì phải có giải pháp xử lý thỏa đáng.

7.7.1.2. Khi lựa chọn phương án xử lý nền móng phải xem xét tổng hợp các điều kiện về địa chất nền,
đặc điểm kết cấu cống, điều kiện thi công... và tiến hành so sánh kinh tế-kỹ thuật để xác định.

7.7.1.3 Các giải pháp xử lý thường dùng đối với nền đất yếu như đã nêu tại 7.6.2.3.

7.7.2 Giải pháp thay lớp đất yếu sát đáy cống bằng tầng đệm

7.7.2.1. Phạm vi áp dụng

Khi nền sát đáy cống có lớp đất yếu với chiều dày t ≤ 3m.

7.7.2.2. Các yêu cầu thiết kế.

a) Vật liệu tầng đệm có thể là cát, cát sỏi, đá dăm hay đất có khả năng chịu lực tốt. Phải căn cứ
vào điều kiện cụ thể của công trình, nguồn cung cấp vật liệu và cự ly vận chuyển để xem xét lựa chọn.

b) Khi vật liệu lớp đệm là tầng thấm mạnh (cát, cát sỏi, đá dăm) thì phải kết hợp đóng cừ chống
thấm vây 3 phía của bản đáy (phía trước và hai bên) để chống thấm. Cừ phải đóng sâu vào đất dưới
tầng đệm không dưới 1m .

c) Phải tính toán để đảm bảo áp suất dưới đáy tầng đệm thỏa mãn điều kiện được nêu ở các công
thức (12), (13),(14).

d) Phải quy định rõ các điều kiện kỹ thuật trong thi công:

- Vật liệu đắp không được lẫn rễ cây cỏ và các tạp chất khác;

- Thi công đầm chặt từng lớp, độ chặt khống chế K ≥ 0,95.

7.7.3 Giải pháp cọc cát.

7.7.3.1 Phạm vi áp dụng.

Khi nền sát dưới đáy cống có lớp đất yếu với chiều dày t > 3m.

7.7.3.2 Các yêu cầu thiết kế

a) Chiều dài cọc (chiều sâu đóng cọc) phải được phân tích, tính toán trên các cơ sở sau:

- Khống chế về mặt biến dạng: L ≥ Ha, với Ha là chiều sâu vùng nền chịu ảnh hưởng của lún;

49
TCVN xxxx : 2022

- Khống chế về mặt cường độ: L > độ sâu lớn nhất của tầng đất yếu;

- Khả năng của thiết bị đóng, nhổ ống thép tạo lỗ.

a) 1 b) 1

2 2

3
CHÚ THÍCH: a) Cọc chống; b) Cọc treo; 1. Bản đáy cống; 2. Cọc cát; 3. Giới hạn lớp đất yếu.

Hình 15- Sơ đồ bố trí cọc cát xử lý nền đất yếu

b) Đường kính cọc thường chọn trong khoảng 0,3 ÷ 0,5m, phụ thuộc vào thiết bị đóng và nhổ ống
thép tạo lỗ.

c) Khoảng cách và số lượng cọc phải được tính toán trên cơ sở khống chế độ chặt và dung trọng
thiết kế của đất nền sau khi xử lý.

d) Trong thi công phải quy định chiều dày lớp cát, thiết bị đầm và độ chặt thiết kế cần đạt được
của lớp đầm. Các thông số này là khác nhau giữa lỗ khô và lỗ có nước ngầm.

7.7.4 Giải pháp giếng cát.

7.7.4.1 Phạm vi áp dụng.

Khi nền sát dưới đáy cống có lớp đất yếu với chiều dày > 3m; móng cống có diện tích mặt bằng lớn.

7.7.4.2 Các yêu cầu thiết kế.

Các yêu cầu thiết kế lấy theo 7.7.3.2. Riêng đường kính giếng thường chọn trong khoảng 0,6÷0,8m,
phụ thuộc vào thiết bị khoan và nhổ ống chống.

7.7.5 Giải pháp nén trước bằng tải trọng tĩnh.

7.7.5.1 Phạm vi áp dụng

Khi nền cống có lớp đất yếu, cống nhỏ, phạm vi xử lý hẹp.

7.7.5.2 Các yêu cầu thiết kế.

a) Độ lớn của áp lực nén trước phải chọn lớn hơn tải trọng thiết kế.

b) Phải tính toán tăng tải nén trước theo từng cấp độ để nền không bị phá hoại.

c) Phải tính toán thời gian nén trước để phù hợp với tiến độ thi công công trình. Trường hợp thời
gian nén trước yêu cầu quá dài thì có thể rút ngắn bằng cách kết hợp dùng cọc cát.

50
TCVN xxxx : 2022

7.7.6 Giải pháp móng cọc.

7.7.6.1 Phạm vi áp dụng

Khi nền cống có lớp đất yếu với chiều dày từ 5m trở lên. Vị trí lớp đất yếu có thể không nằm ngay dưới
đáy cống.

7.7.6.2 Yêu cầu thiết kế.

a) Hình thức chịu lực của cọc có thể là cọc chống hoặc cọc treo (cọc ma sát). Phải căn cứ vào
điều kiện địa chất, quy mô công trình (độ sâu yêu cầu xử lý nền), khả năng chế tạo cọc... để lựa chọn
cho phù hợp.

b) Vật liệu làm cọc có nhiều loại: tre, gỗ, bê tông cốt thép đúc sẵn, bê tông cốt thép đổ tại chỗ (cọc
khoan nhồi) ..., phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về quy mô công trình, địa chất, địa chất thủy văn, khả
năng chế tạo, vận chuyển và thi công hạ cọc... để lựa chọn cho hợp lý.

c) Về phương pháp hạ cọc

Phải căn cứ vào điều kiện địa chất, địa hình, địa vật (khoảng cách từ cống đến khu dân cư, hạ tầng kỹ
thuật khác) và điều kiện thi công để lựa chọn cho phù hợp. Có thể xem xét các phương án sau:

- Nén tĩnh: khi cống ở gần khu vực dân cư hoặc công trình khác, việc đóng cọc sẽ ảnh hưởng đến
an toàn của nhà cửa, công trình ở khu vực này.

- Đóng cọc: là phương pháp phổ biến, áp dụng khi đất nền không lẫn đá mồ côi và cống ở xa khu
dân cư và công trình khác mà qua tính toán thấy việc đóng cọc không ảnh hưởng đến an toàn của các
công trình này.

- Cọc khoan nhồi: áp dụng cho cống lớn, thời gian thi công dài và khi các điều kiện để đóng cọc
không được thỏa mãn. Nói chung với cống qua đê thì thời gian thi công thường hạn chế, do đó ít khi
sử dụng cọc khoan nhồi. Trường hợp cần cắm vào tầng nước có áp cũng không thích hợp với cọc
khoan nhồi.

d) Thiết kế móng cọc theo TCVN 10304:2014

e) Sức chịu tải của cọc được xác định theo hai điều kiện: theo cường độ vật liệu và theo điều kiện
đất bao quanh, chọn theo trị số nhỏ. Tuy nhiên trong thiết kế phải lựa chọn kích thước cọc hợp lý để
giảm bớt chênh lệch trị số sức chịu tải của cọc theo 2 điều kiện trên nhằm tiết kiệm vật liệu cọc.

f) Khi bố trí cọc phải lưu ý các điểm sau:

- Khoảng cách tâm hai cọc kề nhau không nhỏ hơn 3 lần kích thước cọc đúc sẵn (đường kính
cọc tròn hay cạnh cọc vuông) không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cọc khoan nhồi.

- Bố trí sao cho trọng tâm của bãi cọc ở từng mảng cách không xa điểm đặt của tổng hợp lực lên
bản đáy mảng. Tỷ lệ giữa trị số bé nhất và lớn nhất của tải trọng đặt lên cọc không vượt quá giá trị cho
phép tại bảng 9.

g) Sau khi bố trí cọc theo từng mảng phải thực hiện các tính toán kiểm tra sau:

51
TCVN xxxx : 2022

- Kiểm tra sức chịu tải của cọc theo phương đứng và phương ngang;

- Kiểm tra ổn định tổng thể của mảng cùng với khối móng;

- Xác định độ lún tổng cộng của mảng cùng với khối móng; chênh lệch lún giữa các điểm góc của
đáy móng.

- Tính toán kết cấu của mảng cùng với khối móng.

h) Thiết kế móng cọc cho tất cả các mảng của thân cống, cũng như các bộ phận khác như tường
cánh và bể tiêu năng. Trường hợp kết quả tính móng cọc cho các mảng không khác nhau nhiều thì nên
chon thống nhất theo mảng có yêu cầu cao nhất (về chiều dài cọc, kích thước cọc hay cự ly các cọc).

i) Thiết kế phải đề ra phương án thí nghiệm kiểm tra cọc.

7.8 Tính toán kết cấu, biến dạng của cống và nền

7.8.1 Các nội dung tính toán

Tính toán kết cấu, biến dạng của cống và nền phải thực hiện cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công, Các nội dung tính toán như sau:

a) Phân tích ứng suất – biến dạng cho từng mảng kết cấu (thân cống, các tường cánh, bể tiêu
năng) hoặc từng bộ phận của nó (bản đáy, trụ pin, trụ biên, tường ngực... ); xác định các trị số nội lực
để phục vụ tính toán cốt thép, xác định các chênh lệch chuyển vị theo phương ngang, phương đứng tại
biên của kết cấu để thiết kế hoặc kiểm tra độ bền của các khớp nối..

b) Tính toán bố trí cốt thép cho các bộ phận bằng bê tông cốt thép của cống.

c) Tính toán sự xuất hiện và mở rộng khe nứt trong kết cấu bê tông cốt thép cống.

7.8.2 Các trường hợp tính toán.

Phải căn cứ vào đặc điểm kết cấu và điều kiện chịu lực cụ thể tại công trình để đưa ra các trường hợp
làm việc bất lợi nhất của kết cấu; tiến hành tính toán cho tất cả các trường hợp bất lợi được đưa ra,
trong đó có các tổ hợp tải trọng cơ bản và các tổ hợp tải trọng đặc biệt.

7.8.3 Sơ đồ và phương pháp tính toán kết cấu thân cống.

7.8.3.1 Với cống hở cấp III, cấp IV.

Có thể tính toán kết cấu riêng cho từng bộ phận của thân cống như bản đáy, trụ pin, trụ biên, tường
ngực,...

a) Bản đáy:

- Với mỗi mảng cống, hình dung cắt bản đáy theo phương ngang thành từng đoạn dài 1m, sơ đồ
tính toán là dầm ngang với mố đỡ là các trụ pin, trụ biên, tải trọng là phản lực nền.

- Khi chiều dài dầm L ≤ 6m, có thể tính theo phương pháp dầm đảo ngược, tức coi phản lực nền
phân bố đều, ứng suất trong dầm tính theo phương pháp sức bền vật liệu (hình 16).

- Khi chiều dài dầm L > 6m, phải tính theo phương pháp dầm trên nền đàn hồi (hình 17).

52
TCVN xxxx : 2022

Hình 16- Sơ đồ tính bản đáy cống theo phương pháp dầm đảo ngược

Hình 17- Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên bản đáy (phương pháp dầm trên nền đàn hồi)

- Dựa vào kết quả tính toán để tính và bố trí cốt thép phương ngang; cốt thép phương dọc được
bố trí theo cấu tạo (nên tham khảo các công trình tương tự).

b) Trụ pin, trụ biên:

- Sơ đồ tính toán là dầm thẳng đứng ngàm vào bản đáy ; tải trọng tác dụng gồm trọng lượng trụ,
áp lực đất, nước từ hai phía, lực truyền từ cửa van, phai (cho mặt cắt qua khe van, khe phai).

- Sử dụng phương pháp sức bền vật liệu để xác định ứng suất (phương đứng) trong trụ. Riêng
phần trụ gần khe van, khe phai cần xác định ứng suất phương ngang theo chiều dòng chảy do lực từ
van, phai gây ra.

- Sử dụng kết quả tính toán để tính và bố trí cốt thép phương đứng cho trụ và phương ngang cục
bộ tại các khe van, khe phai. Thép phương ngang của trụ được bố trí theo cấu tạo.

c) Tường ngực (xem hình 18)

53
TCVN xxxx : 2022

- Sơ đồ tính toán là các dầm nằm ngang (phương vuông góc với dòng chảy) có chiều cao 1m,
đại diện cho từng đoạn của tường ngực; gối đỡ là các trụ pin, trụ biên; tải trọng là áp lực nước, áp lực
sóng gió.

- Sử dụng phương pháp sức bền vật liệu để xác định ứng suất phương ngang.

- Tính toán và bố trí cốt thép phương ngang. Thép phương dọc (phương đứng) được bố trí theo
cấu tạo.

Hình 18. Tường ngực và sơ đồ áp lực nước tác dụng lên nó

d) Cầu thả phai, cầu công tác, cầu giao thông

- Sơ đồ tính toán là các dầm nằm ngang có chiều dài theo bề rộng của từng mảng tính toán; gối
đỡ là các trụ cống; tính theo sơ đồ dầm đơn (nếu mảng có 1 khoang), hoặc dầm liên tục (nếu mảng có
nhiều hơn 1 khoang). Tái trọng bao gồm trọng lượng bản thân, trọng lượng của các bộ phận hoặc thiết
bị đặt trên cầu (nếu có), tải trọng của xe cộ và người đi trên cầu.

- Sử dụng phương pháp sức bền vật liệu để xác định nội lực phương ngang.

- Tính toán và bố trí cốt thép phương ngang. Thép phương dọc được bố trí theo cấu tạo.

- Với cầu giao thông: cần phải tuân thủ các quy định về thiết kế cầu giao thông.

7.8.3.2 Với cống ngầm cấp III, cấp IV.

Phải tính toán kết cấu cho phương ngang và phương dọc cống.

a) Tính cho phương ngang:

- Sơ đồ tính toán: cắt từng khúc cống dài 1m (đại diện cho từng đoạn); kết cấu tính toán là một
khung kín đặt trên nền đất. Tải trọng là áp lực đất, nước từ trên đỉnh, hai bên, trọng lực bản thân cống
và phản lực nền.

- Tính nội lực trên các thanh đứng và ngang của khung theo phương pháp sức bền vật liệu. Sử
dụng kết quả để tính và bố trí cốt thép phương ngang cống (bao gồm thép ở các thanh đứng và ngang
của khung).

54
TCVN xxxx : 2022

Hình 19- Sơ đồ lực tổng hợp tác dụng lên thân cống hộp khi tính kết cấu theo phương ngang.

b) Tính cho phương dọc

- Sơ đồ tính toán: tính cho từng đoạn cống với sơ đồ dầm trên nền đàn hồi. Tải trọng là áp lực
đất, nước từ trên đỉnh, hai bên, trọng lượng bản thân cống và nước trong cống (nếu có), phản lực nền.

- Tính toán nội lực phương dọc cống theo phương pháp dầm trên nền đàn hồi. Sử dụng kết quả
để tính và bố trí cốt thép phương dọc cống.

- Tính toán độ lún của đoạn cống. Sử dụng kết quả (cùng với các đoạn khác) để thiết kế khớp
nối.

7.8.3.3 Với cống từ cấp II trở lên.

a) Sơ đồ tính toán:

Là sơ đồ kết cấu không gian của từng mảng (cống hở) hay từng đoạn (cống ngầm) cùng với móng và
nền của nó.

b) Phương pháp tính toán:

Phải tính theo phương pháp phần tử hữu hạn, sử dụng các phần mềm tính toán kết cấu phổ biến và đã
được kiểm chứng.

Quá trình tính toán cho mảng cống hở được tách thành 2 phần:

- Phần 1: Phân tích ứng suất-biến dạng cho kết cấu toàn mảng. Sử dụng kết quả tính ứng suất
để tính và bố trí cốt thép bản đáy, trụ pin, tường ngực... Sử dụng kết quả tính biến dạng để xác định độ
lún và độ nghiêng của mảng.

- Phần 2: Phân tích ứng suất-biến dạng cho phần kết cấu đặc biệt như: tai van cung, khe van
phẳng , khe phai. Phương pháp: cắt trích các phần đặc biệt từ sơ đồ tổng thể, chia phần tử nhỏ hơn để
đảm bảo độ chính xác cao; ngoại lực của sơ đồ cắt trích chính là ứng suất từ sơ đồ tổng thể tại các
điểm trên biên của khối cắt trích. Kết quả tính toán được sử dụng để tính và bố trí cốt thép cho các bộ
phận đặc biệt này.

c) Dữ liệu đầu vào để tính toán phân tích kết cấu cống:

- Cấu tạo, kích thước kết cấu;

55
TCVN xxxx : 2022

- Phân bố vật liệu và chỉ tiêu cơ lý của vật liệu kết cấu cống;

- Địa chất nền: phân bố địa tầng và chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất;

- Các điều kiện biên: liên kết với các bộ phận liền kề, mực nước thượng lưu, hạ lưu, cao trình đất
đắp hai bên...

- Tính toán các lực tác dụng: trọng lượng bản thân và các bộ phận đặt bên trên, áp lực nước, áp
lực thấm, áp lực đất hai bên, lực động đất (nếu có)...

7.8.4. Tính toán kết cấu bể tiêu năng

7.8.4.1 Với công trình cấp III, cấp IV:

a) Sơ đồ tính toán: cắt từng mét bể theo phương ngang, sơ đồ tính gồm bản đáy và hai tường bên; tải
trọng gồm trọng lượng bản thân, áp lực nước (thủy tĩnh và thủy động, tùy từng trường hợp tính toán),
áp lực đất sau lưng tường bên, phản lực nền.

b) Tính theo phương pháp dầm đảo ngược, xác định nội lực phương ngang theo sức bền vật liệu.

c) Tính toán và bố trí cốt thép phương ngang. Thép phương dọc được bố trí theo cấu tạo.

7.8.4.2 Với công trình từ cấp II trở lên

a) Sơ đồ tính toán: kết cấu không gian toàn khối bể tiêu năng (bao gồm cả các mố tiêu năng nếu có)
và nền của nó. Tải trọng tính toán gồm: trọng lượng bản thân, áp lực thủy tĩnh, thủy động (tùy từng
trường hợp tính toán), áp lực đất sau lưng tường bên, phản lực nền.

b) Phân tích ứng suất – biến dạng trong kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn, sử dụng các
phần mềm tính kết cấu thông dụng và đã được kiểm chứng.

c) Sử dụng kết quả phân tích ứng suất để tính và bố trí cốt thép phương ngang, phương dọc của các
bộ phận bể tiêu năng.

d) Xác định độ lún của bể tiêu năng để đối chiếu với độ lún của bản đáy cống trong thiết kế khớp nối
giữa hai bộ phận này.

7.8.5 Tính toán kết cấu sân trước, sân sau cống

7.8.5.1 Cống cấp III, cấp IV:

a) Sơ đồ tính toán: cắt từng mét sân theo phương ngang, sơ đồ tính gồm bản đáy và hai tường bên
(nếu có); tải trọng gồm trọng lượng bản thân, áp lực thủy tĩnh từ phía trên, áp lực thấm từ phía dưới,
áp lực đất sau lưng tường bên (nếu có), tải trọng người và thiết bị khi thi công, sửa chữa, phản lực
nền.

b) Tính theo phương pháp dầm đảo ngược, xác định nội lực phương ngang theo sức bền vật liệu.

c) Tính toán và bố trí cốt thép phương ngang. Thép phương dọc được bố trí theo cấu tạo.

7.8.5.2 Cống từ cấp II trở lên

56
TCVN xxxx : 2022

a) Sơ đồ tính toán: là kết cấu không gian toàn khối của sân và nền của nó. Tải trọng tính toán gồm:
trọng lượng bản thân, áp lực nước từ phía trên, áp lực thấm từ phía dưới, áp lực đáy móng tường bên,
tải trọng người và thiết bị khi thi công, sửa chữa, phản lực nền.

b) Phân tích ứng suất – biến dạng trong kết cấu bằng phương pháp dầm trên nền đàn hồi.

c) Sử dụng kết quả phân tích ứng suất để tính và bố trí cốt thép phương ngang, phương dọc của sân.

d) Xác định độ lún của sân trước để đối chiếu với độ lún của bản đáy cống, độ lún của sân sau để đối
chiếu với độ lún của bể tiêu năng trong thiết kế khớp nối giữa các bộ phận này.

7.8.6 Tính toán kết cấu các tường cánh.

Thực hiện theo TCVN 9152:2012.

7.8.7 Tính toán và bố trí cốt thép trong các bộ phận cống

Thực hiện theo TCVN 4116:1985.

7.8.8 Tính toán nứt trong kết cấu bê tông cốt thép cống.

7.8.8.1 Tính toán xác định sự xuất hiện và mở rộng khe nứt trong kết cấu bê tông cốt thép cống được
thực hiện theo trạng thái giới hạn nhóm thứ 2. Nội dung tính toán được thực hiện theo TCVN
4116:1985.

7.8.8.2 Quy định về bề rộng vết nứt cho phép ở kết cấu bê tông cốt thép cống như trong Bảng 11.
Bảng 11. Trị số bề rộng vết nứt cho phép (an) ở kết cấu bê tông cốt thép cống

Đặc điểm và điều kiện làm việc của kết cấu an, mm

1. Cống qua đê sông

a) Kết cấu chịu áp lực nước khi gradient cột nước:

- Không lớn hơn 20. 0,25

- Lớn hơn 20. 0,20

b) Kết cấu nằm ở vùng mực nước dao động 0,15

c) Kết cấu nằm trên khô. 0,30

2. Cống qua đê cửa sông, đê biển, cho tất cả các kết cấu. ≤ 0,1

7.8.9 Tính toán biến dạng của cống và nền

7.8.9.1 Tính toán biến dạng và chuyển vị của các bộ phận của các bộ phận cống

a) Đối với công trình cấp III, cấp IV.

Trị số độ lún (S) và chuyển vị ngang theo phương dòng chảy (u x) tại mép biên của các mảng/đoạn tính
toán được xác định theo TCVN 4253.

b) Đối với công trình từ cấp II trở lên

57
TCVN xxxx : 2022

Trị số độ lún và chuyển vị ngang theo phương dòng chảy tại mép biên của các mảng/đoạn tính toán
được xác định theo kết quả của bài toán phân tích biến dạng của công trình và nền theo phương pháp
phần tử hữu hạn.

7.8.9.2 Tính toán chênh lệch chuyển vị của các mảng/đoạn kề nhau: Từ kết quả tính toán độ lún (S) và
chuyển vị ngang theo phương dòng chảy (u x) tại mép biên của các mảng/đoạn kề nhau sẽ xác định
được chênh lệch chuyển vị ∆u tại các điểm trên khớp nối giữa các mảng/đoạn đang xét:

(22)

trong đó:

∆S - chênh lệch lún tại một vị trí trên khớp nối.

∆ux - chênh lệch chuyển vị ngang (theo phương dòng chảy) tại vị trí tương ứng.

7.8.9.3 Kiểm tra chênh lệch chuyển vị của các mảng/đoạn kề nhau

Chênh lệch chuyển vị của các mảng/đoạn kề nhau phải thỏa mãn điều kiện (23):

∆umax ≤ ∆ucp (23)

trong đó:

∆umax – trị số chênh lệch chuyển vị lớn nhất tại khớp nối giữa hai mảng/đoạn kề nhau.

∆ucp – trị số cho phép của chênh lệch chuyển vị tại khớp nối (mm), xác định theo cấu tạo và kích
thước khớp nối, cho trên bảng 12.

Bảng 12. Trị số chênh lệch chuyển vị cho phép tại khớp nối ∆u cp, mm
Bố trí băng chắn nước tại khớp nối
Vật liệu băng chắn nước
Bố trí phẳng Loại có bù chuyển dịch
1.Đồng thau trạng thái cứng - 50

2.Cao su tổng hợp 6 50

3.Nhựa tổng hợp PVC 5 40

7.8.9.4 Tính toán độ nghiêng của các mảng do lún không đều

a) Độ nghiêng của các mảng cống theo chiều từ hạ lưu lên thượng lưu được xác định theo công
thức (24):

(24)
,
trong đó:

β – góc nghiêng của đáy mảng theo chiều từ hạ lưu lên thượng lưu (độ), trường hợp đáy mảng
nghiêng về hạ lưu thì β mang dấu âm (-).

S1tb – độ lún trung bình (theo từng trường hợp tính toán) tại cạnh biên thượng lưu của mảng, m.

S2tb – độ lún trung bình (theo từng trường hợp tính toán) tại cạnh biên hạ lưu của mảng, m.

58
TCVN xxxx : 2022

Bm – chiều dài theo phương dòng chảy của mảng, m.

b) Trị số β được sử dụng trong tính toán ổn định trượt phẳng của mảng cống ứng với từng trường
hợp tính toán.

7.9 Một số cấu tạo chi tiết.

7.9.1 Vật liệu bê tông cống.

7.9.1.1. Vật liệu thân cống và các bộ phận liên quan phải được chọn để đảm bảo điều kiện bền kết cấu
và độ bền lâu theo tuổi thọ của công trình. Mác tối thiểu của bê tông cống yêu cầu là M ≥ 30.

7.9.1.2. Với cống ở vùng ven biển, vùng chua phèn, việc chọn mác bê tông và bố trí cốt thép thực hiện
theo TCVN 9139:2012 và TCVN 12041:2017 (chọn theo tiêu chuẩn có yêu cầu cao nhất).

7.9.2 Trụ cống.

7.9.2.1. Theo bố trí tổng thể, trụ cống (bao gồm trụ pin và trụ biên) có thể đổ liền khối với bản đáy hoặc
làm tách rời (có khớp nối với bản đáy liền kề). Trên trụ có bố trí khe phai, khe van phẳng hoặc tai van
cung.

7.9.2.2. Trụ cống phải được tính toán ổn định theo phương dọc (từ thượng lưu về hạ lưu) và phương
ngang (do tác động của động đất). Các yêu cầu tính toán như sau:

a) Theo phương dọc:

- Trụ đổ liền bản đáy: mặt đáy trụ nối với bản đáy không bị cắt rời.

- Trụ tách rời bản đáy: trụ không bị trượt theo bất cứ mặt trượt giả định nào.

b) Theo phương ngang;

Trụ không bị lật đổ, không xuất hiện vết nứt ngang ở đáy.

7.9.2.3. Tính toán và bố trí cốt thép trụ: ngoài tính toán bình thường cho thân trụ, phải chú trọng các vị
trí đặc biệt như khe phai, khe van phẳng hay tai van cung.

a) Yêu cầu đối với khe phai, khe van phẳng.

- Phải tính toán ứng suất kéo cục bộ hai bên khe do lực ngang từ phai hay van truyền tới.

- Bố trí thép ngang hai bên khe, phạm vi từ đáy đến đỉnh trụ để chịu lực kéo ngang; mật độ thép
tăng dần từ đỉnh xuống đáy trụ (không bố trí theo bình quân).

- Các thép ngang tại khe phải được liên kết (hàn) với thép đứng tại khe và thép ngang phần thân
trụ.

b) Yêu cầu đối với tai vai cung.

Trên cơ sở phân tích ứng suất cho trụ và khối tai van, phải tính toán và bố trí cốt thép cho phần tai van
và lân cận như sau:

- Thép đòn gánh: bố trí từ tai van, xuyên qua trụ, vuông góc với mặt bên của trụ;

59
TCVN xxxx : 2022

- Thép rẻ quạt: bố trí ở trụ, khu vực quanh tai van. Trục của thanh thép hướng vào tâm quay của
càng van ở gần tai van và có thể uốn cong ở khu vực xa tai van cho phù hợp với quỹ đạo ứng suất
chính trong trụ. Cần bố trí so le các đầu thanh để đảm bảo khoảng cách giữa hai thanh thép kề nhau,
theo TCVN 4116:1985

- Thép đai trên các mặt cắt ngang của tai van.

- Các hệ thép bố trí như trên cần được liên kết (hàn) chặt với nhau và với khung thép chịu lực
của trụ.

7.9.3 Khớp nối cống.

7.9.3.1. Khớp nối dùng để phân chia cống hở thành các mảng hay cống ngầm thành các đoạn làm việc
độc lập, nối tiếp thân cống với các bộ phận khác như sân trước, bể tiêu năng, tường cánh.

7.9.3.2. Tất cả các khớp nối ở thân cống phải bố trí băng chắn nước để chống thấm. Băng chắn nước
phải được bố trí liên tục giữa các bộ phận thẳng đứng và nằm ngang của kết cấu. Đối với cống từ cấp
II trở lên, trong mỗi khớp nối phải bố trí một tuyến băng chắn nước bằng vật liệu cứng (đồng thau, thép
không rỉ). Đối với cống từ cấp III trở xuống: bố trí một tuyến băng chắn nước bằng vật liệu cứng hoặc
mềm (cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp PVC). Vật liệu băng chắn nước phải được chọn để đảm bảo
khả năng chắn nước, độ co giãn cần thiết và độ bền lâu theo tuổi thọ của cống.

7.9.3.3. Tuổi thọ của vật liệu băng chắn nước lấy theo quy định của nhà sản xuất. Trường hợp tuổi thọ
của băng thấp hơn tuổi thọ công trình thì phải thiết kế cấu tạo khớp nối đảm bảo thuận tiện cho việc
thay thế hoặc sửa chữa khi cần thiết. Lựa chọn vật liệu băng chắn nước thực hiện theo điều 7.1 TCVN
9159:2020.

7.9.3.4. Vật liệu lấp nhét khớp nối: phải lựa chọn vật liệu có tính chất đàn hồi và không bị nóng chảy ở
nhiệt độ đến 700C. Lựa chọn vật liệu lấp nhét theo điều 7.2 TCVN 9159:2020.

7.9.3.5. Bề rộng mỗi khớp nối phải được tính toán trên cơ sở phân tích ứng suất-biến dạng các mảng/
đoạn cống kề nhau.

7.9.3.6. Thiết kế khớp nối thực hiện theo TCVN 9159:2020.

7.9.4 Tầng lọc ngược.

7.9.4.1. Phải bố trí tầng lọc ngược tại các phạm vi thoát ra của dòng thấm từ nền hay hai vai cống. Với
dòng thấm từ nền, nên bố trí tầng lọc ngược dưới nửa sau của đáy bể tiêu năng.

7.9.4.2. Phải bố trí hệ thống lỗ thoát nước từ tầng lọc ngược xuyên qua bê tông bản đáy lên phía trên;
khoảng cách lỗ từ 2÷3m. (trị số lớn dùng cho đất nền thấm ít); đường kính lỗ 2÷3 cm.

7.9.4.3. Phải bố trí hệ thống ống thoát nước ở tường cánh hạ lưu cống. Tùy theo chiều cao tường, có
thể bố trí 1÷2 hàng ống thoát nước dọc tường, hàng dưới cùng cách chân tường 1÷2m. Khoảng cách
các ống trong hàng từ 2÷3m; đường kính ống 2÷3cm. Đầu ống phía giáp đất phải bố trí búi lọc gồm vải
địa kỹ thuật bọc đá dăm cùng với đầu ống.

60
TCVN xxxx : 2022

7.9.4.4. Tùy theo kết quả tính thấm 2 vai cống, có thể bố trí tầng lọc ngược ở các mái bờ hạ lưu nơi
dòng thấm thoát ra.
7.9.4.5. Thiết kế tầng lọc ngược theo TCVN 8422:2010.
7.9.5 Đắp đất mang cống và đỉnh cống

a) Lựa chọn loại đất đắp

Phải chọn loại đất á sét vừa, không lẫn sạn sỏi và các tạp chất khác, có hệ số thấm không lớn hơn 10 -5
cm/s để đắp hai bên mang và đỉnh cống. Không nên chọn đất sét vì đất này khó đầm chặt đạt tiêu
chuẩn thiết kế, do đó khi nước thấm vào dễ bị chảy dẻo, trương nở, bị phá hoại.

b) Kỹ thuật đắp

Thiết kế phải có chỉ dẫn kỹ thuật đắp đất mang cống và đỉnh cống: rải san đất thành từng lớp dày
không quá 0,2m; khống chế độ ẩm đất đắp xấp xỉ bằng độ ẩm tốt nhất (sai số không quá ± 10%); đầm
chặt đất bằng đầm cóc hoặc thủ công; kiểm tra để khống chế độ chặt đất đắp không nhỏ hơn 0,95.
7.9.6 Thiết kế cửa van và thiết bị cơ khí

7.9.6.1 Đối tượng thiết kế

Thành phần cửa van và thiết bị cơ khí của cống bao gồm: van công tác (van phẳng, van cung hoặc các
loại van khác), van sửa chữa hoặc phai, lưới chắn rác, các bộ phận đặt sẵn tạo điểm tựa cho cửa van
và các thiết bị khác làm việc như khe van, khe phai, khe lưới chắn rác, dầm đỡ ở ngưỡng đáy, tường
ngực, đường trượt, gối đỡ van cung và các bộ phận khác có liên quan.

7.9.6.2 Yêu cầu trong thiết kế cửa van và thiết bị cơ khí

a) Cửa van, phai phải đảm bảo yêu cầu kín nước, vận hành thuận lợi.

b) Cửa van và các thiết bị cơ khí phải đảm bảo điều kiện bền, ổn định, biến dạng trong phạm vi
cho phép, lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa thuận lợi.

c) Bố trí van và các thiết bị cơ khí phải hợp lý, phù hợp với công trình và cảnh quan chung. Kết
cấu van phải đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến và phù hợp với quy mô công trình.

d) Vật liệu chế tạo van và các thiết bị cơ khí phải sử dụng các loại thép cán định hình, mác thép
đảm bảo điều kiện chịu lực và kinh tế.

e) Thiết kế phải có giải pháp bảo vệ chống ăn mòn vật liệu cửa van và các thiết bị cơ khí, đảm bảo
độ bền lâu và khả năng làm việc an toàn của công trình.

7.9.6.3 Nội dung tính toán thiết kế

Thực hiện theo TCVN 8299:2008.


7.9.7 Thiết bị đóng mở van và thiết bị phục vụ vận hành sửa chữa.

7.9.7.1 Thành phần thiết bị

a) Thiết bị đóng mở cửa van

61
TCVN xxxx : 2022

Tùy theo quy mô công trình và loại cửa van, có thể lựa chọn các loại thiết bị đóng mở cửa van như
sau:

- Trục vít thẳng đứng (vận hành thủ công hoặc dùng điện): áp dụng cho cửa van phẳng loại nhỏ
(b<3m).

- Tời kéo (vận hành thủ công hoặc dùng điện): áp dụng cho cửa van phẳng loại vừa (b=3÷8m),
van cung, van clape.

- Xylanh thủy lực (dùng điện): áp dụng cho van phẳng loại lớn (b>8m), van cung, van clape.

b) Thiết bị phục vụ vận hành sửa chữa

- Thiết bị đóng mở cửa van sửa chữa: tời, cầu trục và đường ray.

- Thiết bị thả phai: máy thả phai và ray.

- Thiết bị đóng mở lưới chắn rác, vớt rác.

7.9.7.2 Các yêu cầu thiết kế

a) Thiết bị đóng mở cửa van và các thiết bị vận hành phải lựa chọn loại hiện đại, tiến tiến, thao tác
dễ dàng. Với cống cấp III, IV thì nên kết hợp với thiết bị vận hành thủ công để có thể chủ động khi mất
điện.

b) Lựa chọn công suất máy đóng mở và thiết bị vận hành theo lực đóng mở yêu cầu lớn nhất
tương ứng, có kể đến độ dự trữ cần thiết (K=1,2÷1,5).

c) Các thiết bị vận hành, sửa chữa phải có sự bố trí, cấu tạo, kích thước phù hợp với bộ phận cần
nâng hạ (van sửa chữa, phai, lưới chắn rác), có khả năng vận hành trơn tru, an toàn và không ảnh
hưởng đến việc vận hành đóng mở van công tác.
7.9.8 Hệ thống cấp điện phục vụ quản lý vận hành cống

7.9.8.1 Thành phần của hệ thống cấp điện

a) Trạm biến áp (hạ thế) của cống.

b) Đường dây cao áp từ nguồn đấu nối với hệ thống điện đến trạm biến áp của cống.

c) Đường dây hạ áp từ trạm biến áp đến các bộ phận dùng điện (máy đóng mở van, máy thả phai,
gàu vớt rác, hệ thống quan trắc tự động và các thiết bị giám sát vận hành, hệ thống chiếu sáng khu
vực cống, hệ thống điện cho nhà quản lý).

d) Các tủ và bảng điện tại nơi dùng điện.

e) Máy phát điện dự phòng.

7.9.8.2 Yêu cầu thiết kế

a) Trạm biến áp của cống phải đặt ở hạ lưu của đê, gần với khu nhà quản lý, thuận tiện giao thông
và thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành trạm.

62
TCVN xxxx : 2022

b) Bố trí đường dây cấp điện từ nguồn đấu nối đến trạm biến áp phải xét đến điều kiện địa hình,
địa vật; đường dây có chiều dài hợp lý, ít giao cắt với đường giao thông và các công trình dân dụng đã
có, khối lượng giải phóng mặt bằng nhỏ, điều kiện quản lý vận hành thuận lợi.

c) Phải bố trí hệ thống chống sét cho đường dây, các thiết bị bảo vệ mạng điện theo tiêu chuẩn
thiết kế tương ứng của ngành điện.

d) Tiết diện dây dẫn và công suất các thiết bị bảo vệ phải được lựa chọn phù hợp với công suất
sử dụng của các hộ dùng điện, có xét đến độ dự trữ theo quy định.
e) Máy phát điện dự phòng phải được đặt tại vị trí thuận tiện cho vận hành; công suất máy được
xác định theo công suất vận hành lớn nhất khi mở đồng thời tất cả các cửa van công tác của cống, có
xét đến độ dự trữ cần thiết.
7.10 Thiết kế quan trắc cống.
7.10.1 Nguyên tắc chung
Thiết kế quan trắc cống qua đê phải tuân thủ các quy định của TCVN 8215:2009 về bố trí thiết bị quan
trắc đập bê tông trên nền đất, có xét đến cấp công trình, điều kiện địa chất nền, đặc điểm kết cấu và
thủy lực của công trình.
7.10.2 Các nội dung quan trắc cống.
Phải phân biệt các nội dung quan trắc phục vụ vận hành cống với quan trắc để kiểm soát an toàn cống.
7.10.2.1. Quan trắc phục vụ vận hành cống
a) Quan trắc mực nước thượng, hạ lưu cống;
b) Quan trắc bồi lắng, xói lở kênh thượng, hạ lưu cống;
c) Quan trắc các chỉ tiêu kỹ thuật khác: xác định theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của công trình,
như quan chắc lượng mưa, phù sa, nhiệt độ, độ mặn, lưu lượng qua cống.
d) Với cống từ cấp II trở lên phải bố trí hệ thống giám sát vận hành (camera, thiết bị đo độ mở cửa
van, đo mực nước...) để giám sát tự động mọi diễn biến của cống, nhất là trong mùa mưa lũ.
7.10.2.2. Quan trắc phục vụ kiểm soát an toàn cống.
a) Quan trắc chuyển vị ngang, đứng của từng mảng/đoạn cống;
b) Quan trắc thấm dưới đáy và 2 vai cống;
c) Quan trắc ứng suất và lực kéo cốt thép thân cống;
d) Quan trắc vết nứt.
7.10.2.3. Quy định nội dung quan trắc theo quy mô công trình
a) Các điều sau đây được quy định cho công trình cống hở. Đối với cống ngầm, tùy theo quy mô và
đặc điểm bố trí, có thể xem xét để áp dụng các nội dung phù hợp.
b) Theo cấp công trình, quy định các nội dung quan trắc cống hở như ở bảng 13.
Bảng 13 – Quy định các nội dung quan trắc cống

63
TCVN xxxx : 2022

TT Cấp công trình (theo Bảng 2)


Nội dung quan trắc
Đặc biệt I II III IV

1 Chuyển vị X X X X X

2 Thấm X X X

3 Ứng suất X X

4 Lực kéo cốt thép X X

5 Vết nứt X X X X X

6 Mực nước thượng hạ lưu X X X X X

Bồi lắng, xói lở kênh thượng lưu,


7 X X X
hạ lưu

7.10.3. Thiết kế quan trắc chuyển vị


7.10.3.1. Bố trí mốc quan trắc
a) Theo phương pháp quan trắc bằng trắc đạc, các mốc đo chuyển vị đứng (lún) và ngang được bố
trí theo các tuyến theo chiều dòng chảy. Phải bố trí tuyến quan trắc chuyển vị ở hai đầu của mỗi mảng
cống. Trên mỗi tuyến bố trí từng cặp mốc quan trắc chuyển vị đứng và ngang ở gần mép thượng lưu
và hạ lưu của trụ. Tổng số cặp mốc quan trắc chuyển vị trên một cống không nhỏ hơn 4.
b) Các mốc cơ sở (mốc chuẩn) được bố trí ở thượng và hạ lưu, ngoài phạm vi cống, trên đất
nguyên thổ ổn định (không đặt trên đê). Các mốc cơ sở kết hợp với các mốc quan trắc tạo thành hệ
thống mốc quan trắc chuyển vị của cống.
7.10.3.2. Chế độ quan trắc
a) Trong 5 năm đầu (sau khi xây dựng xong): quan trắc 1 lần/3 tháng.
b) Sau 5 năm sử dụng: quan trắc 1 lần/1 năm vào trước mùa lũ.
c) Quan trắc đột xuất: khi công trình có hư hỏng lớn, khi ngoại lực có biến động lớn như lũ vượt
tần suất thiết kế, động đất,...
7.10.3.3. Tiêu chí kiểm tra an toàn về chuyển vị
Điều kiện an toàn về chuyển vị tại từng khớp nối xác định theo công thức (23), trong đó trị số ∆ucp xác
định theo bảng (11); trị số chênh lệch chuyển vị tại một vị trí đo xác định theo công thức (22), với:
∆S – chênh lệch lún giữa hai mốc trong một cặp theo kết quả quan trắc: ∆S = St – Sp;
St – độ lún của mốc bên trái của cặp;
Sp – độ lún của mốc bên phải của cặp;
∆ux – chênh lệch chuyển vị ngang giữa hai mốc trong một cặp theo kết quả quan trắc:
∆ux = uxt – uxp ,
uxt – chuyển vị ngang của mốc bên trái của cặp;

64
TCVN xxxx : 2022

uxp – chuyển vị ngang của mốc bên phải của cặp.


7.10.4. Thiết kế quan trắc thấm
7.10.4.1. Bố trí thiết bị quan trắc.
a) Quan trắc thấm qua cống chủ yếu là để kiểm soát biểu đồ áp lực thấm và gradient thấm ở nền và
vai công trình. Thiết bị sử dụng là các ống đo áp được bố trí trên các tuyến dọc theo phương dòng
chảy. Phải bố trí các tuyến ở đáy và hai bên vai cống. Tổng số tuyến quan trắc thấm trên 1 cống không
nhỏ hơn 3; khoảng cách giữa các tuyến không lớn hơn 40m.

b) Trên mỗi tuyến phải bố trí 3 vị trí đo áp ở đầu, giữa, cuối bản đáy (ký hiệu là P i1, Pi2, Pi3),1 vị trí đo
áp ở đầu thiết bị thoát nước thấm (dưới đáy bể tiêu năng) ký hiệu là P i5, và 1 vị trí đo áp (Pi4) ở trước
Pi5 một khoảng không quá 1,0m (dùng để xác định Jra), trong đó i là chỉ số của tuyến đo.

c) Tại các vị trí đo áp nên bố trí song hành thiết bị đo áp thủ công và tự động để có thể đối chiếu
kiểm tra số liệu đo.

7.10.4.2. Chế độ quan trắc.

Chế độ quan trắc thấm phụ thuộc vào đặc điểm công trình do thủ trưởng đơn vị quản lý cống quy định,
nhưng chu kỳ quan trắc thấm không được vượt quá giới hạn sau:

- Trong 5 năm đầu (sau khi xây dựng xong): T = 3 tháng;

- Sau 5 năm sử dụng: T = 6 tháng.

7.10.4.3. Tiêu chí kiểm tra an toàn về thấm

a) Kiểm tra độ bền thấm chung

Điều kiện an toàn thấm chung được xác định theo công thức (25):

0,85Jtbt < Jtbq ≤ Jkcp, (25)

trong đó:

Jkcp – gradien thấm trung bình cho phép, xác định theo công thức (6);

Jtbt – gradien thấm trung bình tính toán, (26)

Ht – trị số cột nước thấm tại thời điểm quan trắc, Ht = Ztl – Zhl;

Ztl và Zhl lần lượt là cao trình mực nước thượng lưu và hạ lưu cống tai thời điểm quan trắc;

Ltt – chiều dài tính toán của đường thấm, xác định theo công thức (27):

(27)

Lđ – tổng chiều dài các đoạn thẳng đứng của đường viền thấm;

Ln – tổng chiều dài các đoạn nằm ngang của đường viền thấm;

65
TCVN xxxx : 2022

m – hệ số, m= 1-1,5 khi sơ đồ có 1 hàng cừ; m = 2-2,5 khi có 2 hàng cừ; m -3-3,5 khi có 3 hàng cừ;

Jtbq gradien thấm trung bình giữa hai ống quan trắc áp lực thấm thứ i và thứ k trên cùng một tuyến:

(28)

∆Hik – chênh lệch cột nước thấm quan trắc được từ các ống đo áp i và k;

∆Lik – chiều dài tính toán của đường thấm từ ống đo áp thứ i đến ống đo áp thứ k, xác định theo quy
tắc như khi tính Ltt tại công thức (27).

b) Kiểm tra xói ngầm ở cửa ra

Điều kiện an toàn về xói ngầm ở cửa ra của dòng thấm được xác định theo công thức (29):

Jrqt ≤ 0,85.Jrcp, (29)

trong đó:

Jrcp – trị số gradien cho phép không xói ngầm ở cửa ra, xác định theo công thức (8);

Jrqt – trị số gradien quan trắc được ở cửa ra, xác định theo công thức (30):

(30)

hi4, hi5 lần lượt là cột nước đo áp quan trắc được tại các ống đo áp Pi4, Pi5, m;

Li4-5 – khoảng cách nằm ngang giữa hai ống đo áp Pi4 và Pi5, m.

c)Kiểm tra an toàn về áp lực thấm đẩy ngược

Điều kiện an toàn về áp lực thấm đẩy ngược được xác định thông qua tính toán ổn định cho cống ứng
với biểu đồ áp lực thấm theo kết quả quan trắc và các điều kiện biên ở thời điểm quan trắc. Nếu thông
qua tính toán cho thấy cống đảm bảo ổn định thì kết luận là áp lực thấm ở trạng thái an toàn.

7.10.5. Quan trắc ứng suất trong công trình và lực kéo cốt thép

7.10.5.1. Bố trí thiết bị quan trắc

a) Bố trí thiết bị quan trắc ứng suất trong công trình.

- Thiết bị quan trắc ứng suất trong công trình là các áp lực kế kiểu giây rung đo gián tiếp (strain
gauge) hay áp lực kế kiểu trực tiếp (pressure cell) được chôn vào khối bê tông thân cống, làm việc tự
động, truyền số liệu về máy chủ.

- Bố trí 3 tuyến đo, một tuyến ở tâm đáy móng, 2 tuyến còn lại ở 2 biên của tấm đáy. Số lượng
áp lực kế trên một tuyến xác định theo biểu đồ ứng suất đáy móng, nhưng không ít hơn 3 nhóm, mỗi
nhóm gồm một áp lực kế đặt theo phương ngang, một áp lực kế đặt theo phương đứng.

- Trường hợp nền có cấu tạo địa chất phức tạp thì cần bố trí thiết bị quan trắc ứng suất nền, thực
hiện theo TCVN 8215:2009.

66
TCVN xxxx : 2022

b) Bố trí thiết bị quan trắc lực kéo cốt thép.

- Thiết bị đo lực kéo cốt thép là các áp lực kế (load cell) hoặc áp lực kế kiểu dây rung (embeded
strain gauge) làm việc tự động, truyền số liệu về máy chủ. Thiết bị được hàn cố định vào thanh cốt
thép có đường kính lớn hơn 20mm trước khi đổ bê tông.

- Cống có cửa van cung: phải bố trí áp lực kế trên thanh thép rẻ quạt điển hình ở tất cả các trụ
của cống.

- Cống có cửa van phẳng: phải bố trí áp lực kế trên thanh thép ngang của trụ, ở vị trí phía trước
khe van và cách mặt đáy từ 0,5-1,0m. Bố trí ở tất cả các trụ của cống.

7.10.5.2. Chế độ quan trắc.

- Ghi chép và lưu giữ số liệu quan trắc tự động;

- Xem xét và đánh giá 2 lần/ năm, trong các đợt đóng cống với chênh lệch cột nước lớn nhất
hoặc trong cơn bão.

7.10.5.3. Tiêu chí kiểm tra an toàn

a) Kiểm tra an toàn về ứng suất trong bê tông thân cống:

- Khi ứng suất quan trắc được là ứng suất nén, điều kiện an toàn là: nq ≤ Rn, (31)

trong đó: nq – tri số ứng suất nén quan trắc được;

Rn – cường độ chịu nén tính toán của vật liệu bê tông cống.

- Khi ứng suất quan trắc được là ứng suất kéo, điều kiện an toàn là: kq ≤ Rk, (32)

trong đó: kq – tri số ứng suất kéo quan trắc được;

Rk – cường độ chịu kéo tính toán của vật liệu bê tông cống.

b)Kiểm tra an toàn về lực kéo cốt thép:

Điều kiện an toàn về lực kéo cốt thép là: Pkq ≤ Ra.Fa, (33)

trong đó:

Pkq – trị số quan trắc được của lực kéo cốt thép, kN;

Ra – cường độ chịu kéo của cốt thép, kN/m2;

Fa – diện tích mặt cắt ngang của thanh cốt thép được quan trắc, m2.

7.10.6. Quan trắc vết nứt

Khi phát hiện vết nứt ở cống thì phải tổ chức quan trắc ngay.

a) Bố trí thiết bị quan trắc.

- Vết nứt trên kết cấu bê tông: sử dụng kết hợp tấm đo bề rộng vết nứt trên bề mặt cấu kiện và
phương pháp đánh dấu để kiểm soát chiều dài và hướng phát triển của vết nứt.

67
TCVN xxxx : 2022

- Vết nứt ở đầu vai cống (giáp với đê): sử dụng thước kẹp đo chiều rộng vết nứt, kết hợp đóng
cọc gỗ hai đầu vết nứt để theo dõi diễn biến. Khi cần thiết có thể đào hố đo độ sâu vết nứt.

b) Chế độ quan trắc.

Thực hiện quan trắc không dưới 1 lần/ngày cho đến khi vết nứt ổn định, hoặc được xử lý.

8 Thiết kế cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cống qua đê

8.1 Yêu cầu chung khi thiết kế, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cống.

8.1.1 Khi thiết kế cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cống phải xem xét cập nhật các quy hoạch có liên quan
để xác định lại mục tiêu, nhiệm vụ của công trình.

8.1.2 Phải thu thập đầy đủ các tài liệu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, quan trắc hư hỏng, sự cố đã
xảy ra, kết hợp với kết quả khảo sát , nghiên cứu mới để đánh giá đúng chất lượng, tình trạng kỹ thuật,
trang thiết bị của công trình hiện có, làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp kĩ thuật để cải tạo,sửa
chữa, nâng cấp cho phù hợp.

8.1.3 Phải xác định lại cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế cống theo yêu cầu cải tạo, nâng cấp và
theo quy định tại tiêu chuẩn này.

8.1.4 Trên cơ sở so sánh các phương án (trong đó có phương án phá bỏ cống cũ làm cống mới với
cống sửa chữa lớn) để lựa chọn phương án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cống hợp lý nhất, có xét đến
an toàn chung của tuyến đê, điều kiện thi công, mức độ ảnh hưởng đến các hộ đang sử dụng nước…

8.1.5 Có thể nghiên cứu sử dụng lại các bộ phận công trình và thiết bị cũ nhưng phải đảm bảo sự hài
hòa trong hệ thống mới được cải tạo, nâng cấp.

8.2. Yêu cầu đối với trường hợp phải phá bỏ cống cũ, làm cống mới

8.2.1 Vị trí cống mới phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn, có thể đặt bên phải hay bên trái
cống cũ, nhưng phải đảm bảo một khoảng cách nhất định giữa biên cống cũ và mép hố móng cống
mới để đảm an toàn trong thi công. Trường hợp mặt bằng hạn chế, không có vị trí thích hợp để xây
cống mới thì có thể xem xét phương án phá dỡ cống cũ và xây cống mới trên nền cống cũ, nhưng phải
tính toán về kỹ thuật và tiến độ phá dỡ cống cũ, thi công cống mới để đảm bảo an toàn cho đê.

8.2.2 Thiết kế cống mới theo các điều từ 7.2 đến 7.10 của Tiêu chuẩn này.

8.2.3 Nối tiếp giữa phần đầu cống với kênh thượng lưu, phần cuối cống với kênh hạ lưu phải giữ được
trạng thái thuận dòng, tránh uốn cong tuyến quá gấp làm biến động dòng chảy ở trước cửa vào và sau
cửa ra của cống.

8.2.4 Sau khi xây dựng cống mới tại vị trí khác, phải có đánh giá, tính toán, so chọn giữa phương án
phá dỡ hay hoành triệt cống cũ để đảm bảo điều kiện an toàn và kinh tế. Trường hợp hoành triệt cống

68
TCVN xxxx : 2022

cũ, phải tính toán đảm bảo an toàn về thấm, ổn định và độ bền kết cấu cống trong điều kiện đã bị
hoành triệt, đảm bảo an toàn cho cống và các đoạn đê ở hai bên.

8.3 Thiết kế xử lý gia cố nền móng cống để tăng khả năng chịu lực

8.3.1 Các trường hợp cần xử lý gia cố nền móng cống

a) Nền cống bị xói ngầm, bị ruỗng cục bộ.

b) Nền yếu, bị phá hoại cục bộ, không còn đủ khả năng chịu lực, cống có nguy cơ bị trượt.

c) Nền có biến dạng lớn, cống bị lún không đều, có nguy cơ bị gãy đổ.

8.3.2 Các giải pháp xử lý gia cố nền cống

8.3.2.1 Đối với cống hở :

a) Gia cố nền móng bằng trụ chống

Áp dụng khi cống cũ không có móng cọc. Các hình thức trụ chống như sau:

- Trụ đất xi măng;

- Cọc bằng bê tông cốt thép đúc sẵn;

- Trụ bê tông cốt thép đổ tại chỗ (cọc khoan nhồi).

b) Khoan phụt vữa gia cố nền :

- Vữa xi măng;

- Dung dịch thủy tinh lỏng.

8.3.2.2 Đối với cống ngầm

Phải xem xét khả năng gia cố nền bằng giải pháp khoan xiên, phụt vữa từ hai bên cống.

8.3.3 Gia cố nền cống bằng trụ đất xi măng

8.3.3.1 Thành phần công việc

Các việc cơ bản phải thực hiện như sau:

a) Khoan thủng bản đáy cống, đường kính hố khoan bằng đường kính thiết kế của trụ đất xi măng.

b) Nhồi vật liệu đất xi măng và sử dụng phương pháp trộn sâu để tạo cọc. Đỉnh cọc trùng với cao
độ mặt dưới của bản đáy cống.

c) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra cọc.

d) Lấp hố khoan ở bản đáy cống bằng bê tông có mác bằng mác bê tông đáy cống.

e) Đổ lớp phủ bê tông cốt thép để gia cường khả năng chịu lực của bản đáy cống.

8.3.3.2 Yêu cầu thiết kế

a) Phân tích các điều kiện cụ thể để chọn giải pháp xử lý nền phù hợp.

b) Lựa chọn các thông số kĩ thuật của trụ đất xi măng (chiều dài, đường kính…).

69
TCVN xxxx : 2022

c) Tính toán xác định số lượng và phân bố trụ.

d) Thiết kế trụ đất xi măng: Thực hiện theo TCVN 9403:2012

e) Tính toán ổn định và kết cấu cống cùng với hệ thống trụ và lớp bê tông cốt thép gia cường bản
đáy: thực hiện theo 7.7.6 và 7.8.

f) Kiểm tra khả năng tháo của cống khi ngưỡng cống được nâng cao do lớp phủ bê tông gia
cường.

8.3.4 Gia cố nền cống bằng cọc ép

8.3.4.1. Thành phần công việc

Phải thực hiện các phần việc cơ bản sau:

a) Khoan thủng bản đáy cống, đường kính hố khoan lớn hơn đường kính cọc tròn hoặc đường
chéo cọc vuông một khoảng bằng 6-8cm.

b) Ép đẩy cọc vào đất nền, đỉnh cọc sau khi ép nằm ngang với cao trình bề mặt của bản đáy cống.

c) Lấp hố khoan ở bản đáy cống (cùng với đầu cọc) bằng vữa bê tông.

d) Đổ lớp phủ bê tông cốt thép gia cường bản đáy.

8.3.4.2 Yêu cầu thiết kế

a) Phân tích các điều kiện cụ thể để chọn giải pháp xử lý nền phù hợp.

b) Lựa chọn các thông số kĩ thuật của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn.

c) Tính toán xác định số lượng và phân bố cọc.

d) Lựa chọn thiết bị ép cọc.

e) Tính toán ổn định và kết cấu cống cùng với hệ thống cọc và lớp bê tông cốt thép gia cường bản
đáy: thực hiện theo 7.7.6 và 7.8.

f) Kiểm tra khả năng tháo của cống khi ngưỡng cống được nâng cao do lớp phủ bê tông gia
cường.

8.3.5 Gia cố nền cống bằng phụt vữa

8.2.5.1 Thành phần công việc

Các công việc chính phải thực hiện như sau:

a) Khoan thủng bản đáy cống tại các vị trí cần phụt vữa .

b) Phụt vữa gia cố nền:

- Khi cần điền đầy các khu vực xói ruỗng trong nền cống: phụt vữa xi măng;

- Với nền đất thấm mạnh, hoặc khi cần lấp bịt các khe nứt : phụt dung dịch thủy tinh lỏng
(phương pháp silicat hóa);

70
TCVN xxxx : 2022

- Khi cần cải tạo nền đất yếu (tăng khả năng chịu lực của nền): phụt dung dịch silicat kết hợp với
giải pháp điện thấm.

c) Khoan kiểm tra.

d) Lấp hố khoan ở bản đáy cống.

e) Đổ lớp bê tông cốt thép gia cường bản đáy.

8.3.5.2 Yêu cầu thiết kế

a) Phân tích các điều kiện cụ thể để chọn loại vữa và giải pháp khoan phụt phù hợp;

b) Xác định chiều sâu và các yêu cầu khoan phụt;

c) Thiết kế khoan phụt theo TCVN 8644:2011;

d) Kiểm tra khả năng tháo của cống sau khi nâng cao mặt bản đáy.

8.4 Thiết kế xử lý chống thấm

8.4.1 Xử lý rò nước vào cống qua khớp nối hoặc khe nứt

8.4.1.1 Điều kiện xử lý


Phải xem xét xử lý khi có biểu hiện ít nhất một trong các trường hợp sau (theo kết quả kiểm tra lòng
cống sau khi đóng van thượng lưu):
- Có nước rò rỉ vào lòng cống tại vị trí khớp nối (khớp nối dọc ở cống hở hay khớp nối ngang ở cống
ngầm);
- Xuất hiện vết nứt ở tường bên, bản đáy hoặc tấm trần (ở cống ngầm) và quan sát thấy nước rò từ
bên ngoài vào lòng cống;
- Có vết nứt ở tường bên, bản đáy hoặc tấm trần (ở cống ngầm), nước thấm vào gây tiết vôi, tạo thành
các vệt trắng hai bên vết nứt.
8.4.1.2 Yêu cầu thiết kế xử lý
a) Phân tích các điều kiện cụ thể để chọn giải pháp xử lý phù hợp. Chọn vật liệu và công nghệ
khoan, bơm vữa.
b) Thiết kế chặn nước rò vào và ra khỏi khớp nối, khe nứt.
c) Thiết kế bố trí khoan và bơm vật liệu làm đầy khớp nối, khe nứt. Đưa ra các chỉ dẫn trong quá
trình bơm phụt để đảm bảo điền đầy dung dịch vào khớp nối, khe nứt.
d) Thiết kế hoàn thiện bề mặt xử lý.
e) Yêu cầu kỹ thuật sau khi xử lý:
- Bề mặt xử lý phẳng nhẵn, nối tiếp trơn thuận với bề mặt của lòng cống ở hai bên;
- Không còn hiện tượng rò nước vào lòng cống tại khe được xử lý.
8.4.2 Xử lý thấm nước mạnh qua nền cống
8.4.2.1 Điều kiện xử lý

71
TCVN xxxx : 2022

Phải xem xét xử lý khi có biểu hiện ít nhất một trong các trường hợp sau:
- Xuất hiện dòng thấm ra mạnh ở hai bên tường cánh hạ lưu hoặc hai bên sân sau; nước thấm
thoát ra có màu đục;
- Xuất hiện mạch đùn, mạch sủi ở khu vực sân sau hoặc sau sân sau cống;
- Thân cống bị lún, võng rõ rệt, mắt thường có thể quan sát được;
- Tường bên bể tiêu năng hay tường cánh hạ lưu bị nghiêng, lệch.

8.4.2.2 Yêu cầu thiết kế xử lý

a) Khảo sát kĩ hiện trạng, phân tích nguyên nhân và lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp.

b) Tính toán thấm dọc cống và thiết kế bổ sung chiều dài đường viền thấm nếu cần thiết (bằng
cách tăng chiều dài sân phủ, hoặc bổ sung hàng cừ đầu sân phủ). Thiết kế tầng lọc ngược tại cửa ra
của dòng thấm. Tính toán thấm thực hiện theo 7.5.

c) Thiết kế khoan phụt lấp đầy phần bị ruỗng dưới nền cống (nếu có): thực hiện theo 8.3.5.2

d) Thiết kế cừ chặn ở hai phía của cống (bố trí dọc theo tường bên phải và trái của cống). Hình
thức cừ có thể là cừ đóng hoặc ép (cừ bằng thép, nhựa, bê tông cốt thép) hoặc cừ đúc tại chỗ (tường
đất xi măng), cần phân tích điều kiện cụ thể để lựa chọn.

8.4.3 Xử lý thấm nước mạnh qua mang cống

8.4.3.1 Điều kiện xử lý

Thấm nước mạnh qua mang cống xẩy ra khi nền cống và nền đê thuộc loại đất thấm mạnh; thiết kế
không bố trí hàng cừ chặn dọc theo đáy tường bên cống; thiếu đóng cừ ở dưới tường găm; bố trí vị trí
thoát nước thấm bên vai chưa hợp lý.
Phải xem xét xử lý khi có biểu hiện ít nhất một trong các trường hợp sau:
- Xuất hiện dòng thấm ra mạnh ở hai bên hoặc mái phía trên tường cánh hạ lưu, hoặc hai bên sân
sau; nước thấm thoát ra có màu đục;
- Đất đắp mang cống bị lún rõ rệt, mắt thường có thể quan sát được;
- Xuất hiện vết nứt ở phần đất đắp mang cống tiếp giáp với tường bên cống hoặc tường bên bể
tiêu năng.
- Tường bên bể tiêu năng hay tường cánh hạ lưu bị nghiêng, lệch.

8.4.3.2 Yêu cầu thiết kế xử lý

a) Bố trí hàng cừ chặn dọc theo đáy hai tường bên cống. Chiều sâu hàng cừ chặn lấy bằng chiều sâu
hàng cừ chính của bản đáy cống.

b) Thiết kế khoan phụt lấp đầy phần bị xói ruỗng ở mang cống (nếu có).

c) Tính toán thấm và kiểm tra độ bền thấm ở hai mang cống. Nếu chiều dài dòng thấm ở mang cống
còn thiếu thì cần kéo dài tường găm hai bên và bố trí lại vị trí thoát nước mang cống cho hợp lý.

72
TCVN xxxx : 2022

Trường hợp dưới tường găm chưa có cừ thì cần bổ sung hàng cừ dọc đáy mỗi tường găm. Chiều sâu
đóng cừ lấy bằng cừ dọc tường bên cống.

8.5 Thiết kế nối dài thân cống

8.5.1 Điều kiện xử lý

a) Khi cống cũ quá ngắn, bộ phận tiêu năng nằm trong mặt cắt đê, cống làm việc thiếu an toàn.

b) Khi mặt cắt đê được tôn cao, mở rộng.

8.5.2 Yêu cầu thiết kế

a) Khảo sát kỹ địa chất nền ở phía cống được nối dài.

b) Tìm hiểu chi tiết về giải pháp kết cấu cống, xử lý nền, quá trình thi công, quá trình làm việc của
cống cũ, những hư hỏng hoặc sự cố đã xảy ra, giải pháp xử lý đã áp dụng.

c) Phân tích các điều kiện cụ thể để chọn phương án nối dài cống phù hợp, phương án xử lý nền,
kết cấu của phần cống được nối dài, vị trí đặt cửa van, khe phai…

d) Bố trí tổng thể phần cống được nối dài.

e) Tính toán thủy lực cống sau khi được nối dài : thực hiện theo 7.4

f) Thiết kế xử lý nền móng phần cống nối dài: thực hiện theo 7.7

g) Tính toán thấm, ổn định và kết cấu toàn cống sau khi nối dài: thực hiện theo 7.5, 7.6, 7.8.

h) Thiết kế khớp nối và biện pháp thi công khớp nối giữa hai phần cũ, mới: thực hiện theo TCVN
9159:2020.

i) Lựa chọn thời gian và biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo an toàn chống lũ và ít ảnh
hưởng nhất đến yêu cầu dùng nước.

8.6 Thiết kế mở rộng khẩu độ cống

8.6.1 Điều kiện xử lý

a) Khi có yêu cầu tăng khả năng cấp/thoát nước của cống.

b) Khi yêu cầu cấp/thoát nước không tăng, nhưng các điều kiện biên có thay đổi (mực nước
thượng lưu thiết kế giảm hay mực nước hạ lưu thiết kế tăng).

8.6.2 Yêu cầu thiết kế

a) Phải phân tích kỹ các điều kiện cụ thể để lựa chọn phương án xử lý phù hợp, trong đó có sự so
sánh giữa phương án mở rộng cống cũ hay làm thêm cống mới, lựa chọn ví trí và giải pháp kết cấu
phần mở rộng…

b) Bố trí tổng thể phần cống mở rộng: nên chọn giải pháp nền móng và kết cấu phần cống mới và
cũ tương đồng nhau.

73
TCVN xxxx : 2022

c) Tính toán thủy lực xác định khẩu độ cống mở rộng và tính toán tiêu năng phòng xói: thực hiện
theo 7.4.

- Trường hợp bể tiêu năng tính lại có kích thước (chiều sâu, chiều dài) nhỏ hơn hoặc bằng so với
bể tiêu năng của cống cũ thì lấy theo kích thước bể tiêu năng của cống cũ.

- Trường hợp bể tiêu năng tính lại có kích thước (chiều sâu, chiều dài) lớn hơn so với bể tiêu năng
của cống cũ thì cần tính toán lại với việc bổ sung tường tiêu năng cuối bể để có chiều sâu bể tiêu năng
của phần cống mới và cũ là như nhau. Chiều dài sân sau của phần cống mới và cũ lấy bằng nhau.

d) Thiết kế xử lý nền móng phần cống mở rộng: thực hiện theo 7.7

e) Tính toán thấm, ổn định và kết cấu cho mảng cống mở rộng: thực hiện theo 7.5; 7.6; 7.8.

f) Thiết kế khớp nối và biện pháp thi công khớp nối giữa hai phần cũ, mới : thực hiện theo TCVN
9159:2020.

g) Lựa chọn thời gian và giải pháp thi công phù hợp để đảm bảo an toàn chống lũ và ít ảnh hưởng
đến yêu cầu dùng nước.

8.7 Thiết kế xử lý các bộ phận nối tiếp thượng lưu, hạ lưu cống

8.7.1 Điều kiện xử lý

8.7.1.1 Nối tiếp thượng lưu cống:

a) Khi có xói lở ở sân trước.

b) Khi có nghiêng lệch tường cánh, sạt lở phần trải mái phía trên đỉnh tường cánh thượng lưu.

8.7.1.2 Nối tiếp hạ lưu cống

a) Khi có xói lở ở bể tiêu năng, sân sau hay sau sân sau.

b) Khi có nghiêng lệch tường cánh, sạt lở phần trải mái phía trên đỉnh tường cánh hạ lưu.

8.7.2 Yêu cầu xử lý bộ phận nối tiếp thượng lưu cống

8.7.2.1 Xử lý xói lở sân trước

a) Phải nghiên cứu kỹ phạm vi xói lở, đánh giá đầy đủ các điều kiện về tác động của dòng chảy
mặt, dòng thấm, biến dạng nền, tác động của con người… để tìm nguyên nhân và lựa chọn giải pháp
xử lý phù hợp.

b) Trường hợp hư hỏng trên diện rộng: cần xem xét làm lại sân trước đảm bảo yêu cầu chống xói
và chống thấm (nếu có), đảm bảo điều kiện nối tiếp bền vững với bản đáy cống và các tường cánh.

c) Trường hợp hư hỏng cục bộ: cần xử lý bằng cách đục bỏ và làm lại sân tại các vị trí hư hỏng,
nên chọn giải pháp tương đồng với sân cũ; xử lý nối tiếp bền vững giữa phần sửa mới với các phần cũ
của sân, tường cánh và bản đáy cống.

8.7.2.2 Xử lý nghiêng lệch tường cánh thượng lưu.

74
TCVN xxxx : 2022

a) Phải bố trí quan trắc đo đạc diễn biến nghiêng lệch của tường, phân tích nguyên nhân để tìm
giải pháp xử lý phù hợp.

b) Trường hợp tường lún không đều do nền đất yếu: phải xử lý nền để giảm biến dạng, tăng khả
năng chịu lực, thực hiện theo 8.3.5.

c) Trường hợp tường bị lật : phải có biện pháp neo chặt tường vào khối đất đắp phía sau (sử
dụng các loại neo đất).

8.7.2.3 Xử lý sạt lở phần trải mái phía trên tường cánh:

a) Dọn dẹp phần đất bị sạt.

b) Tính toán ổn định, xác định lại hệ số mái an toàn của phần mái trải.

c) Thiết kế lại lớp gia cố trên mái trải để đảm bảo ổn định, chống xói mặt và thoát nước mái an
toàn.

8.7.3 Yêu cầu xử lý bộ phận nối tiếp hạ lưu cống.

8.7.3.1 Xử lý xói lở sân sau

a) Phải tính toán lại về thủy lực tiêu năng phòng xói của cống với các điều kiện biên cập nhật để
xác định kích thước yêu cầu của bể tiêu năng, sân sau cống.

b) Trường hợp sân sau bị hư hỏng trên diện rộng: phải bóc bỏ sân cũ, xử lý nền và làm lại sân
mới theo kích thước được cập nhật, đảm bảo yêu cầu chống xói , thoát nước, nối tiếp bền vững với
đáy bể tiêu năng và tường cánh hai bên.

c) Trường hợp hư hỏng cục bộ.

- Khi sân sau đảm bảo đủ chiều dày, chiều dài theo yêu cầu thì xử lý các vị trí hư hỏng cục bộ
bằng giải pháp tương đồng với sân cũ; xử lý nối tiếp bền vững giữa phần sửa chữa với các phần cũ
của sân, tường cánh và đáy bể tiêu năng.

- Khi sân sau chưa có đủ chiều dày, chiều dài theo yêu cầu mới thì phải thiết kế lớp phủ bổ sung
(khi sân thiếu chiều dày) và kéo dài sân sau (khi sân thiếu chiều dài).

8.7.3.2 Xử lí hư hỏng bể tiêu năng

a) Theo kết quả tính toán thủy lực tiêu năng phòng xói sau cống với các điều kiện biên cập nhật,
nếu bể chưa đủ kích thước (chiều sâu, chiều dài) yêu cầu thì phải bố trí hệ thống mố tiêu năng để giảm
kích thước yêu cầu của bể. Tính toán và bố trí mố theo B.2.2, Phụ lục B.

b) Trường hợp nền dưới đáy bể bị xói ruỗng, đáy bể có nguy cơ sụp đổ:

- Phải nghiên cứu các điều kiện cụ thể để lựa chọn giải pháp lấp đầy phần xói rỗng: khoan phụt
vữa khi phạm vi xói còn hẹp; khi phạm vi xói rỗng lớn thì phải sử dụng nhân công (thợ lặn) chuyển vật
liệu (bao cát, đá hộc) vào lấp hố. Trần của khối vật liệu lấp phải áp sát mặt dưới đáy bể tiêu năng.

- Sau khi lấp đầy hố, phải làm chân khay hạ lưu của đáy bể, với chiều sâu vượt quá chiều sâu
xói dự phòng của kênh hạ lưu một khoảng không dưới 1m.

75
TCVN xxxx : 2022

c) Trường hợp hư hỏng cục bộ ở mặt đáy bể : phải đục bỏ các phần hư hỏng, đổ bê tông mới
đảm bảo tương đồng với kết cấu cũ; xử lý nối tiếp thuận dòng và bền vững giữa phần mới và phần cũ.

8.7.3.3 Xử lý hư hỏng thiết bị tiêu năng phụ

a) Thiết bị tiêu năng phụ đặt trong hoặc sau bể tiêu năng gồm các mố hay ngưỡng tiêu năng đổ liền với
bản đáy. Các dạng hư hỏng của các thiết bị này như sau:

- Mố, đỉnh ngưỡng bị sứt mẻ do va chạm mạnh với các vật trôi qua cống;

- Mố, ngưỡng bị bào mòn do bùn cát đáy chuyển động với vận tốc lớn;

- Mố, ngưỡng bị xâm thực (tróc rỗ) do khí thực trong bể.

Trường hợp mố, ngưỡng bị biến dạng nhiều thì khả năng hỗ trợ tiêu năng giảm, phải có biện pháp để
phục hồi.

b) Yêu cầu xử lý:

- Thiết kếi đục xờm và đổ lại mố, ngưỡng theo hình dạng thiết kế ban đầu. Vật liệu bê tông đổ lại
mố, ngưỡng chọn mác cao hơn so với vật liệu thi công ban đầu.

- Trường hợp kiểm tra thấy các mố, ngưỡng có khả năng bị khí thực thì phải thiết kế lại đường biên
của mố, đỉnh ngưỡng cho thuận dòng để phòng khí thực. Việc tính toán thực hiện theo TCVN
9158:2012.

8.7.3.4 Xử lý nghiêng lệch tường cánh hạ lưu.

- Thực hiện theo 8.7.2.2

- Trường hợp chân tường cũ chưa bố trí lỗ thoát nước thì phải thiết kế bổ sung hệ thống lỗ thoát
nước, thực hiện theo 7.9.5.3

8.7.3.5. Xử lý sạt lở phần trải mái phía trên tường cánh.

Thực hiện theo 8.7.2.3.

8.7.3.6 Xử lý xói không mong muốn ở sau sân sau

a) Điều kiện phát sinh

Xói không mong muốn ở sau sân sau cống có thể xẩy ra trong các điều kiện sau:

- Thiết kế chọn sân sau chưa đủ chiều dài;

- Không bố trí hố phòng xói sau sân sau;

- Có bố trí hố phòng xói nhưng dữ kiện tính toán chưa phù hợp;

- Không bố trí lớp bảo vệ đáy và mái kênh sau sân sau.

b) Yêu cầu xử lý

- Tính toán thủy lực với số liệu đầu vào cập nhật, xác định kích thước yêu cầu của bể tiêu năng và
sân sau. Trường hợp sân sau chưa đủ chiều dài thì cần bố trí bổ sung.

76
TCVN xxxx : 2022

- Điều tra lại địa chất nền kênh sau sân sau, xác định lại lưu tốc không xói cho phép, từ đó tính toán
và bố trí lại hố phòng xói nếu cần thiết.

- Bố trí lớp bảo vệ đáy và mái hố phòng xói và đoạn kênh ngay sau hố phòng xói. Vật liệu lớp bảo
vệ nên chọn kết cấu mảng mềm (thảm đá, rọ đá...).

8.8 Yêu cầu xử lý nối tiếp cống với công trình lân cận.

8.8.1 Nối tiếp cống với âu thuyền.

Khi cống bố trí liền kề âu thuyền, phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có tường dọc ngăn cách luồng chảy giữa cống và âu thuyền ở thượng lưu và hạ lưu. Chiều
dài tường dọc ở thượng lưu và hạ lưu được xác định tùy theo quy mô công trình, cách thức bố trí âu
thuyền (nhô về thượng lưu hay lùi về hạ lưu) và tình trạng dòng chảy qua cống.

b) Có bố trí bến đỗ thuyền ở thượng lưu và hạ lưu.

Hoạt động của các bến đỗ không được ảnh hưởng đến dòng chảy qua cống.

c) Có bố trí các thiết bị cảnh báo để tàu thuyền không đi vào luồng chảy của cống.

d) Cầu giao thông qua âu thuyền và cống có cùng mức độ cao và có kết cấu, kích thước tương
đồng nhau.

e) Hoạt động đóng mở cống và vận hành âu thuyền không được ảnh hưởng lẫn nhau.

8.8.2 Nối tiếp cống với cửa khẩu qua đê

Khi cống bố trí liền kề cửa khẩu qua đê, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Mái đường hai đầu cửa khẩu giáp với kênh thượng lưu, hạ lưu cống phải đảm bảo ổn định,
tránh sạt lở vào kênh thượng lưu, hạ lưu cống.

b) Cầu giao thông qua cống và qua cửa khẩu có cùng mức độ cao và có kết cấu, kích thước
tương đồng nhau.

c) Hoạt động đóng mở cống và đóng mở phai cửa khẩu không được ảnh hưởng lẫn nhau.

d) Khi tính ổn định và kết cấu cống phải xét đến tải trọng động do xe chạy trên đường gây ra.

8.8.3 Nối tiếp cống với công trình vượt đê.

Khi cống bố trí liền kề với công trình vượt đê như cầu giao thông, cầu máng, đường ống, phải đảm
bảo các yêu cầu sau:

a) Mái đường hai đầu cầu giao thông, giáp với kênh thượng lưu, hạ lưu cống đảm bảo ổn định,
tránh sạt lở vào kênh.

b) Biên ngoài của cống phải bố trí cách mố đỡ của các công trình vượt đê một khoảng nhất định
để tránh ảnh hưởng của mố khi chịu lực. Mức độ giãn cách được xác định thông qua tính toán nền
móng của mố đỡ.

77
TCVN xxxx : 2022

c) Với công trình liền kề là cầu giao thông vượt đê, khi tính ổn định và kết cấu cống phải xét đến
tải trọng động do xe chạy trên đường gây ra.

8.9 Yêu cầu xử lý các vấn đề về hư hỏng cống

8.9.1 Nứt các cấu kiện bê tông

8.9.1.1 Vết nứt gây thấm, rò nước vào cống

a) Vết nứt ở bản đáy, tường bên, tường ngực ở thân cống, bản đáy và tường bên sân trước hay bể
tiêu năng gây ra thấm, rò nước vào cống, có thể dẫn đến xói ngầm nguy hiểm sau lưng tường hay
dưới nền công trình, do đó phải xử lý ngay.

b) Xử lý vết nứt gây thấm, rò nước được thực hiện theo 8.4.1.

8.9.1.2 Vết nứt ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện

a) Phải tiến hành quan trắc theo dõi diễn biến của vết nứt.

b) Tiến hành tính toán kết cấu có sự tồn tại của khe nứt để đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu.

c) Trường hợp cấu kiện vẫn đảm bảo chịu lực an toàn: có thể xử lý vết nứt theo 8.4.1, với dung dịch
bơm vào vết nứt là vữa epoxy.

d) Trường hợp cấu kiện bị giảm khả năng chịu lực: Phải căn cứ vào vị trí, kích thước của cấu kiện, tình
hình khe nứt trên cấu kiện để phân tích tìm giải pháp xử lý phù hợp nhất. Nguyên tắc chung là phải
gắn kết hai mặt của khe nứt bằng vật liệu có cường độ cao.

- Nếu kích thước khe nứt nhỏ: dùng vữa epoxy;

- Với các lỗ hổng lớn: bơm vữa xi măng không co để điền đầy.

e) Trường hợp cấu kiện bị hư hỏng hoàn toàn: Phải đục bỏ hết phần bê tông và giữ nguyên khung cốt
thép, tiến hành làm sạch khung cốt thép và đổ lại phần bê tông.

Nếu hệ cốt thép đã bị biến dạng, xuống cấp thì cần bổ sung các thanh thép chịu lực mới.
Trong quá trình thi công đục bỏ và đổ lại bê tông phải có biện pháp chống đỡ kết cấu để đảm bảo an
toàn của công trình.
8.10 Yêu cầu xử lý khi hư hỏng các thiết bị quan trắc
8.10.1 Thiết bị quan trắc chuyển vị
a) Các biểu hiện hư hỏng
Thiết bị quan trắc chuyển vị ở cống hở là các mốc quan trắc bố trí trên đỉnh các trụ cống. Trong quá
trình sử dụng, do va chạm mạnh, các mốc có thể bị sứt mẻ, nghiêng lệch, chuyển vị làm sai lệch cao
độ, tọa độ của mốc.
b) Yêu cầu xử lý phục hồi mốc:
- Chọn vị trí mốc mới gần sát với mốc cũ bị hư hỏng;
- Tiến hành khoan tạo lỗ trên trụ và gắn mốc quan trắc vào vị trí mới;

78
TCVN xxxx : 2022

- Sau khi bê tông gắn mốc đã đông kết, phải tiến hành đo đạc chính xác để xác định tọa độ và cao
độ của mốc mới.
8.10.2 Thiết bị quan trắc áp lực thấm
8.10.2.1 Các ống đo áp thủ công
a) Các biểu hiện hư hỏng:
- Ống bị tắc, không thể thả phao xuống khi đo, hoặc khi đo cho cao trình mực nước đo áp vượt quá
mực nước thượng lưu;
- Tầng lọc xung quanh bầu ống đo áp bị tắc, khi đo cho cao trình mực nước đo áp quá thấp so với
trị số tính toán.
b) Yêu cầu xử lý
- Ống bị tắc: sử dụng các loại que, sào để thông ống. Sau khi thông phải tiến hành đo thử một số
lần để đảm bảo là ống đã được thông suốt, có số đo hợp lý. Trường hợp nắp ống bị mất hoặc vỡ thì
phải phục hồi ngay để bảo vệ ống.
- Tầng lọc quanh bầu ống bị tắc: phải khoan và lắp đặt ống đo áp khác ở vị trí lân cận để thay thế.
8.10.2.2 Các ống đo áp tự động
a) Biểu hiện của hư hỏng:
- Không có kết quả truyền về máy tính trung tâm;
- Có kết quả truyền về, nhưng chập chờn, số liệu không ổn định;
- Có số liệu đo ổn định, nhưng trị số không hợp lý (số liệu đo khác nhiều so với trị số do ống đo áp
thủ công cấp, hoặc khác nhiều so với trị số tính toán).
b) Yêu cầu xử lý:
- Kiểm tra hệ thống cáp truyền tín hiệu: nếu hệ thống bị rối thì phải đấu nối lại; nếu đấu nối lại không
có kết quả thì phải thay thế dây cáp.
- Trường hợp sau khi thay cáp mà hệ thống vẫn có biểu hiện hư hỏng thì phải kiểm tra lại đầu đo
với việc sử dụng thiết bị cầm tay. Khi phát hiện các trục trặc có thể sửa chữa được thì tiến hành khắc
phục ngay.
- Trường hợp không thể sửa chữa được thì xem xét khả năng thay thế đầu đo áp lực thấm mới.
Biện pháp là khoan thủng bản đáy cống để lắp đặt đầu đo mới và hệ thống cáp truyền tín hiệu tương
ứng.
8.10.3 Thiết bị quan trắc ứng suất trong công trình và quan trắc lực kéo cốt thép
8.10.3.1 Các biểu hiện hư hỏng
- Không có kết quả truyền về máy tính trung tâm;
- Có kết quả truyền về, nhưng chập chờn, số liệu không ổn định;
- Có số liệu đo ổn định, nhưng trị số không hợp lý (số liệu đo khác nhiều so với các đầu đo lân cận,
hoặc trị số tính toán).

79
TCVN xxxx : 2022

8.10.3.2 Yêu cầu xử lý


- Kiểm tra hệ thống cáp truyền tín hiệu: nếu hệ thống bị rối thì phải đấu nối lại; nếu đấu nối lại không
có kết quả thì phải thay thế dây cáp.
- Trường hợp sau khi thay cáp mà hệ thống vẫn có biểu hiện hư hỏng thì phải kiểm tra lại đầu đo
với việc sử dụng thiết bị cầm tay. Khi phát hiện các trục trặc có thể sửa chữa được thì tiến hành khắc
phục ngay.
- Trường hợp không thể sửa chữa được thì phải chấp nhận loại bỏ thiết bị này khỏi hệ thống quan
trắc của cống.

80
TCVN xxxx : 2022

Phụ lục A
(Tham khảo)
Sơ đồ một số mẫu cống dưới đê điển hình

t h­ î ng l­ u
h¹ l ­ u

CHÚ THÍCH
1- Kênh thượng lưu; 2- Mái đoạn chuyển tiếp; 3- Bảo vệ bản đáy chuyển tiếp;
4- Tường cánh thượng lưu; 5- Sân trước bằng bê tông cốt thép; 6- Bản đáy cống;
7- Cừ chống thấm; 8- Cọc móng cống; 9- Trụ cống;
10- Tường ngực; 11- Cửa van; 12- Khe phai (hoặc khe van sửa chữa);
13- Cầu giao thông; 14- Cầu thả phai; 15- Nhà van;
16- Đáy bể tiêu năng; 17- Tường cánh hạ lưu; 18- Mố tiêu năng;
19- Tầng lọc ngược; 20- Lỗ thoát nước; 21- Đáy sân sau;
22- Mái bên sân sau; 23- Hố phòng xói; 24- Bảo vệ mái kè;
25- Cầu thang kiểm tra; 26- Kênh hạ lưu. 27- Lưới chắn rác.
28. Chân khay cuối sân sau
Hình A.1. Cắt dọc cống hở lấy nước từ sông

81
TCVN xxxx : 2022

TH¦ î NG L¦ U h ¹ L¦ U

CHÚ THÍCH
1- Kênh thượng lưu; 2- Đoạn chuyển tiếp; 3- Sân trước;
4- Tường cánh thượng lưu; 5- Đoạn cửa vào; 6- Khe phai;
7- Cầu thả phai; 8- Lưới chắn rác (cho cống lấy nước); 9- Khe van;
10- Dàn kéo van; 11- Cầu công tác; 12- Tường đầu;
13- Đê; 14- Ống cống bằng bê tông cốt thép; 15- Cừ tai;
16- Khớp nối; 17- Tầng lọc ngược; 18- Bể tiêu năng;
19- Lỗ thoát nước; 20- Tường cánh hạ lưu; 21- Đoạn sân sau;
22- Kênh hạ lưu 23- Chân khay cuối sân sau

Hình A.2. Cắt dọc cống ngầm cấp nước/ thoát nước dưới đê

82
TCVN xxxx : 2022

TH¦ î NG L¦ U H¹ L¦ U

CHÚ THÍCH
1- Kênh thượng lưu; 2- Mái đoạn chuyển tiếp; 3- Bảo vệ bản đáy chuyển tiếp;
4- Tường cánh thượng lưu; 5- Sân trước bằng bê tông cốt thép; 6- Bản đáy cống;
7- Cừ chống thấm; 8- Cọc móng cống; 9- Trụ cống;
10- Tường ngực; 11- Cửa van; 12- Khe phai;
13- Cầu thả phai; 14- Cầu giao thông; 15- Nhà van;
16- Đáy bể tiêu năng; 17- Tường cánh hạ lưu; 18- Ngưỡng tiêu năng;
19- Tầng lọc ngược; 20- Lỗ thoát nước; 21- Đáy đoạn sân sau thứ nhất;
22- Mái bên sân sau thứ nhất; 23- Cầu thang kiểm tra; 24- Đáy đoạn sân sau thứ hai;
25- Mái sân sau thứ hai; 26- Hố phòng xói; 27- Bảo vệ mái hố phòng xói;
28- Kênh hạ lưu 29. Chân khay cuối sân sau

Hình A.3. Cắt dọc cống hở thoát nước ra sông/biển

83
TCVN xxxx : 2022

P H?A § å NG PH?A BIÓN

CHÚ THÍCH
1- Kênh phía đồng; 2- Hố phòng xói phía đồng; 3- Sân sau phía đồng;
4- Bể tiêu năng phía đồng; 5- Ngưỡng tiêu năng; 6- Tường cánh phía đồng;
7- Trụ cống; 8- Bản đáy cống; 9- Cọc móng cống;
10- Gờ cân bằng dòng chảy; 11- Van tự động; 12- Cầu công tác;
13- Cầu giao thông; 14- Tường cánh phía biển; 15- Bể tiêu năng phía biển;
16- Sân sau phía biển; 17- Hố phòng xói phía biển 18- Kênh phía biển
19- Khe phai (hoặc khe van sửa chữa) 20. Chân khay cuối sân sau

Hình A.4. Cắt dọc cống vùng triều làm việc hai chiều có van tự động

84
TCVN xxxx : 2022

Phụ lục B
(Tham khảo)
Tính toán thủy lực cống hở
B.1. Xác định bề rộng thông thủy của cống.
B.1.1 Trường hợp cửa van mở hoàn toàn.
Dòng chảy qua ngưỡng cống có dạng chảy qua đập tràn (tràn đỉnh rộng hoặc tràn thực dụng). Tùy
theo trị số mực nước hạ lưu, trạng thái chảy có thể xảy ra là chảy tự do hoặc chảy ngập.
B.1.1.1 Trường hợp chảy tự do (không ngập).
B.1.1.1.1 Điều kiện chảy tự do của đập tràn.
a) Ngưỡng cống kiểu tràn thực dụng, phải thỏa mãn cả hai điều kiện sau:

hn = hhl –P < 0; (B-1)

, (B-2)

trong đó:
Z - chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu;
P - chiều cao ngưỡng;
hhl - chiều sâu nước hạ lưu;
hn - độ ngập sâu ngập của ngưỡng dưới mực nước hạ lưu;

Trị số phụ thuộc vào hệ số lưu lượng m và tỷ số với H là cột nước tràn. Trị số có thể

tham khảo bảng B.1, trong đó trị số của hệ số lưu lượng m của đập tràn thực dung xác định theo TCVN
9147:2012.

Bảng B.1. Trị số của ngưỡng thực dụng.

m 0,20 0,30 0,40 0,50 0,75 1,00 1,50 2,00

0,35 0,92 0,89 0,87 0,86 0,84 0,86 0,87 0,96 1,05

0,385 0,91 0,86 0,84 0,82 0,80 0,79 0,80 0,83 0,90

0,42 0,89 0,81 0,80 0,73 0,76 0,75 0,73 0,75 0,72

0,46 0,88 0,82 0,78 0,76 0,74 0,71 0,70 0,73 0,79

0,48 0,86 0,80 0,76 0,74 0,71 0,68 0,67 0,67 0,78

b) Ngưỡng cống kiểu tràn đỉnh rộng, phải thỏa mãn điều kiện (B.3) hoặc (B.4):

85
TCVN xxxx : 2022

, (B-3)

(B-4)
,
trong đó:

hk - độ sâu phân giới trên ngưỡng;

lấy gần đúng trong khoảng (0,7 - 0,8);

lấy gần đúng trong khoảng (1,2 - 1,4);

B.1.1.1.2 Công thức lưu lượng qua đập tràn chảy tự do:

(B-5)
,
trong đó:

ε - hệ số co hẹp bên;

m - hệ số lưu lượng;

Σb - tổng bề rộng tràn nước của các khoang cống;

H0 - cột nước tràn, có kể đến lưu tốc tới gần.

Trị số m xác định theo TCVN 9147:2012;

Trị số ε của tràn thực dụng xác định theo công thức (B.6):

, (B-6)

trong đó:

mb - hệ số co hẹp của mố bên;

mt - hệ số co hẹp của mố trụ;

n - số khoang cống;

b – chiều rộng của một khoang cống.

Trị số ε của đập tràn đỉnh rộng xác định theo công thức (B.7):

(B-7)
,
trong đó Σd là tổng chiều dày của các trụ pin.

B.1.1.1.3. Trình tự tính toán xác định bề rộng thông thủy của cống.

Căn cứ vào công thức (B-5):

86
TCVN xxxx : 2022

- Xác định trị số của hệ số lưu lượng m;

- Kiểm tra điều kiện chảy tự do qua ngưỡng;

- Dựa vào đặc điểm của ngưỡng và quy mô cống, giả thiết trị số của ε; tính Σb theo công thức (B-5)

- Tiến hành phân khoang, chọn mố; chiều rộng mỗi khoang cống:

- Tính lại trị số ε, trị số Σb tương ứng;

- Tính lại và chọn b thỏa mãn các yêu cầu khác.

- Tổng bề rộng thông thủy của cống sau khi lựa chọn: Σb = n.b.

B.1.1.2 Trường hợp chảy ngập qua ngưỡng tràn

B.1.1.2.1 Điều kiện chảy ngập

Khi dòng chảy qua ngưỡng không thỏa mãn điều kiện (B-1), (B-2) đối với tràn thực dụng, hay (B-3)
hoặc (B-4) đối với tràn đỉnh rộng thì phải tính theo sơ đồ ngưỡng tràn chảy ngập.

B.1.1.2.2 Công thức lưu lượng qua đập tràn chảy ngập

a) Đối với ngưỡng thực dụng:

, (B-8)
trong đó σn là hệ số ngập phụ thuộc vào tỷ số , tham khảo bảng (B.2)

Bảng B.2. Hệ số ngập σn của đập không chân không Criger – Oficerov

≤0 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50

1,0 0,999 0,998 0,997 0,996 0,994 0,991 0,988 0,983 0,978 0,972

0,55 0,60 0,65 0,70 0,75 0,80 0,85 0,90 0,95 1,00

0,965 0,957 0,947 0,933 0,91- 0,80 0,76 0,70 0,59 0,41 0

b) Đối với ngưỡng đỉnh rộng:

(B-9)
trong đó:

h - chiều sâu dòng chảy trên ngưỡng tràn;

φg - hệ số lưu tốc khi xét co hẹp bên;

φn - hệ số lưu tốc chảy ngập,

87
TCVN xxxx : 2022

Trị số φg khi ε ≥ 0,8 có thể tính theo công thức:

φg = 0,5ε + 0,5 (B.10)

Khi cống không có mố trụ thì φg = 1,0.

Trị số φn phụ thuộc vào hệ số lưu lượng m, có thể tham khảo ở bảng B.3
Bảng B.3. Hệ số φn của đập tràn đỉnh rộng.

m 0,30 0,31 0,32 0,33 0,34 0,35 0,36 0,37 0,38

0,76
0,81 0,84 0,87 0,90 0,93 0,96 0,98 0,99
0,78*

CHÚ THÍCH: * ứng với trường hợp

B.1.1.2.3 Trình tự tính toán.

Căn cứ vào công thức (B-8), (B-9) để tính toán. Trình tự tính toán tương tự nêu tại B.1.1.1.3

B.1.2 Trường hợp cửa van mở một phần

B.1.2.1 Điều kiện tính toán

Khi dòng chảy qua cống bị giới hạn từ phía trên bởi cửa van hoặc tường ngực thì phải tính lưu lượng
qua cống theo sơ đồ cửa van mở một phần. Tùy theo trạng thái nối tiếp của dòng chảy dưới cửa van
với hạ lưu mà phân biệt dòng chảy tự do (hình B.1) và dòng chảy ngập dưới cửa van (hình B.2)

Hình B.1. Sơ đồ chảy tự do dưới cửa van

B1.2.2 Công thức tính toán lưu lượng tháo qua cống

B1.2.2.1 Khi chảy tự do dưới cửa van (hình B.1):

, (B-11)

trong đó:

88
TCVN xxxx : 2022

φ - hệ số lưu tốc, phụ thuộc vào hình dạng mức độ thuận dòng ở cửa vào. Khi P = 0, cửa vào
có tường cánh uốn cong hoặc xiên thì φ = 0,95 ÷ 1,0; Khi P > 0, hoặc cửa vào không thuận thì φ = 0,85
÷ 0,95

αv - hệ số co hẹp đứng, phụ thuộc tỷ số a/H, tra bảng B.3

a - độ mở cống;

hc - độ sâu dòng chảy tại mặt cắt co hẹp c-c, hc = αv.a (B-12).
Bảng B.3. Trị số hệ số co hẹp đứng αv

a/H 0,00 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40

0,611 0,615 0,618 0,620 0,622 0,625 0,628 0,632

a/H 0,45 0,50 0,55 0,609 0,65 0,70 0,75

0,638 0,645 0,650 0,660 0,672 0,690 0,705

Trị số Σb được tính trực tiếp từ công thức (B-11).

Hình B.2. Sơ đồ chảy ngập dưới cửa van

B.1.2.2.2 Khi chảy ngập dưới cửa van (hình B.2):

, (B-13)
trong đó:

(B-14)

(B-15)

μ = φ.αv - hệ số lưu lượng; các ký hiệu khác như đã giải thích ở công thức (B-11).

Với các công thức (B-14), (B-15), trị số Σb được tính trực tiếp từ công thức (B-13).

89
TCVN xxxx : 2022

B.2 Tính toán tiêu năng phòng xói sau cống

B.2.1. Xác định thông số tính toán tiêu năng bất lợi nhất.

B.2.1.1. Đối với cống cấp nước

B.2.1.1.1. Điều kiện tính toán

a) Mực nước thượng lưu lớn nhất cho phép cống mở lấy nước.

b) Cửa cống mở với độ mở a để lấy lưu lượng nước từ 0 ÷ Q tk.

c) Trạng thái chảy dưới cửa van là tự do (Hình B.1)

B.2.1.1.2. Trình tự tính toán

a) Giả thiết độ mở cống a (từ nhỏ đến lớn).

b) Tính trị số a/H, từ đó xác định được trị số , theo Bảng B.4.

Bảng B.4. Các thông số nối tiếp dòng chảy sau cửa cống phẳng

φ=0,85 φ=0,90 φ=0,95 φ=1,0

0,0 0,611 - - - - - -

0,10 0,615 0,264 0,062 0,378 0,403 0,427 0,451

0,15 0,618 0,388 0,092 0,445 0,474 0,503 0,531

0,20 0,620 0,514 0,124 0,501 0,534 0,567 0,600

0,25 0,622 0,633 0,156 0,543 0,580 0,616 0,652

0,30 0,625 0,750 0,188 0,576 0,615 0,654 0,693

0,35 0,628 0,865 0,220 0,603 0,644 0,685 0,726

0,40 0,630 0,967 0,252 0,623 0,666 0,708 0,754

0,45 0,638 1,060 0,284 0,638 0,682 0,726 0,771

0,50 0,645 1,182 0,323 0,650 0,696 0,741 0,788

0,55 0,650 1,265 0,356 0,655 0,702 0,749 0,795

0,60 0,660 1,364 0,395 0,657 0,706 0,752 0,800

0,65 0,675 1,457 0,440 0,652 0,700 0,748 0,797

0,70 0,690 1,538 0,482 0,642 0,690 0,738 0,787

0,75 0,705 1,611 0,529 0,624 0,672 0,720 0,708

c) Tính toán lưu lượng lấy nước Q theo công thức (B-11)

90
TCVN xxxx : 2022

d) Tính độ sâu nước trong kênh hạ lưu ứng với trị số Q (theo độ sâu dòng đều trong kênh, hay theo
quan hệ Q~hhl đã biết).

e) Tính độ sâu liên hợp sau nước nhảy

(B-16)
f) Tính trị số (hc” – hhl)

g) Kiểm tra điều kiện chảy tự do dưới cửa van

- Nếu (hc” – hhl) ≥ 0: giả thiết chảy tự do là đúng, ghi nhận trị số Q và (h c” – hhl), chuyển sang trị số độ
mở a khác.

- Nếu (hc” – hhl) < 0: chảy ngập dưới cửa van, tính Q theo công thức (B-13).

h) Kiểm tra trị số Q

- Nếu Q<Qtk: tiếp tục giả thiết các trị số độ mở a khác theo thứ tự tăng dần và tính toán tiếp theo trình
tự đã nêu.

- Nếu Q≥Qtk: không ghi nhận độ mở a, giả thiết các trị số a nhỏ hơn và tính toán tiếp.

i) Chọn thông số tính toán tiêu năng bất lợi nhất

Chọn trị số (hc” – hhl) lớn nhất trong số các kết quả tính toán hợp lý, và trị số Q tương ứng.

B.2.1.2. Đối với cống thoát nước

B.2.1.2.1. Điều kiện tính toán

a) Mực nước hạ lưu nhỏ nhất khi cống thoát nước làm việc.

b) Mực nước thượng lưu cống thay đổi trong phạm vi cống thoát nước làm việc.

c) Cửa van cống mở hoàn toàn.

B.2.1.2.2. Trình tự tính toán

a) Giả thiết mực nước thượng lưu (từ nhỏ đến lớn trong phạm vi làm việc của cống thoát nước).

b) Giả thiết cống chảy tự do (khi mở hết cửa van). Tính lưu lượng qua cống theo công thức (B-5), ứng
với trường hợp phổ biến ở cống thoát nước là ngưỡng cống kiểu tràn đỉnh rộng.

c) Kiểm tra điều kiện chảy tự do qua ngưỡng theo công thức (B-3), (B-4):

- Nếu thỏa mãn điều kiện chảy tự do qua ngưỡng: ghi nhận trị số Q.

- Nếu không thỏa mãn điều kiện chảy tự do qua ngưỡng: tính lại Q theo công thức (B-9)

d) Tính toán xác định thông số tiêu năng sau cống:

- Tính toán năng lượng toàn phần tính đến đáy kênh hạ lưu:

(B-17)

trong đó:

91
TCVN xxxx : 2022

H – cột nước trước cống, m.

V0 – lưu tốc tới gần, m/s.

P2 – chênh lệch cao độ ngưỡng cống so với đáy kênh hạ lưu, m.

- Tính (B-18)

trong đó:

q – lưu lượng đơn vị trong bể tiêu năng, q=Q/Bb.

Bb – chiều rộng trung bình của bể tiêu năng (theo bố trí tổng thể).

P2 – chênh lệch cao độ ngưỡng cống so với đáy kênh hạ lưu, m.

φ – hệ số lưu tốc, φ = 0,95 ÷ 1,0.

- Xác định theo Bảng B-4.

- Tính (B-19)

- Tính (hc”-hhl) ứng với mực nước thượng lưu giả thiết (trị số h hl ứng với mực nước hạ lưu nhỏ nhất khi
cống thoát nước làm việc).

e) Giả thiết trị số mực nước thượng lưu khác và tính toán tiếp theo trình tự đã nêu, cho đến khi hết
phạm vi biến đổi Ztl khi cống làm việc.

f) Lựa chọn trị số (hc”-hhl)max trong số các trị số (hc”-hhl) đã tính ở trên và lưu lượng tháo tương ứng. Đây
là thông số tính toán tiêu năng bất lợi nhất.

B.2.2. Tính toán kích thước các bộ phận tiêu năng khi không bố trí mố tiêu năng trong bể

B.2.2.1 Tính toán cho sơ đồ bể tiêu năng

3
6

z
hc'' hhl
P2
hc d d2
1 L1 4
2
LB LS 5

CHÚ THÍCH: 1- bản đáy cống; 2- bể tiêu năng; 3- tường bên bể tiêu năng; 4- sân sau; 5- hố phòng xói; 6- kênh hạ lưu.

Hình B.3- Sơ đồ tính toán bể tiêu năng sau cống hở, đáy bể không có mố tiêu năng

B.2.2.1.1. Sơ đồ tính toán: như trên hình B.3.

92
TCVN xxxx : 2022

B.2.2.1.2. Điều kiện tính toán: khi (h”c – hhl)max ≥ 0.

B.2.2.1.3. Tính chiều sâu bể tiêu năng.

Chiều sâu bể tiêu năng được xác định theo công thức (B-20)

(B-20)
,
trong đó:

σ - hệ số an toàn về nước nhảy, σ = 1,05 ÷ 1,10;

hc” - độ sâu liên hiệp với độ sâu hc, tính theo công thức (B-19), trong đó thay E 0 bằng E0’ với
E0’ = E0 + d;

hhl - độ sâu nước trong kênh hạ lưu;

∆z - độ hạ thấp mực nước từ bể tiêu năng ra kênh hạ lưu:

, (B-21)

trong đó:

q2 - lưu lượng đơn vị tại cửa ra của bể (m3/s.m);

φr - hệ số lưu tốc ở cửa ra của bể, lấy bằng 0,95 ÷ 1,00.

Theo công thức (B-20) trị số d được tính theo phương pháp đúng dần.

B.2.2.1.4. Tính toán các kích thước khác của bể tiêu năng.

a) Chiều dài nước nhảy tự do:

(B-22)
b) Chiều dài bể tiêu năng:

, (B-23)
trong đó:

L1 - chiều dài hình chiếu bằng của đoạn dốc đầu bể tiêu năng;

β - hệ số hiệu chỉnh chiều dài nước nhảy khi xét đến nước nhảy ngập trong bể, β = 0,70 ÷ 0,80.

B.2.2.1.5 Tính toán chiều dài sân sau:

(B-24)
,
trong đó: Ks - hệ số tính toán độ dài sân sau, tham khảo bảng B.5 . Các trị số q2 và ∆H như đã giải thích
ở trên.
Bảng B.5. Trị số Ks khi tính chiều dài sân sau theo công thức (B.24)

Chất đất đáy Cát bột, cát Cát vừa, cát


Đất thịt Đất sét cứng
kênh hạ lưu mịn thô, đất cát

KS 13 ÷ 15 10 ÷ 12 8÷9 6÷7

93
TCVN xxxx : 2022

B.2.2.1.6. Tính toán độ sâu hố phòng xói sau sân sau:

(B-25)
,
trong đó: q3 - lưu lượng đơn vị ở mặt cắt cuối sân sau (m3/s.m);

Vcp - lưu tốc cho phép không xói của đất đáy kênh hạ lưu (m/s), tham khảo tài liệu các công
trình tương tự;

hhl - độ sâu nước trong kênh ở sau sân sau (m).

B.2.2.2. Tính cho sơ đồ bể - tường kết hợp

B.2.2.2.1. Sơ đồ tính toán

Sơ đồ như trên hình B.4, trong đó c là chiều cao tường tiêu năng, d là chiều sâu đào bể.

Vb2
2g
H01 z
H1
3 hhl
P2 c

1 d
4

1- Bản đáy cống; 2- Bể tiêu năng; 3- Tường tiêu năng; 4- Sân sau

Hình B.4 – Sơ đồ tính tiêu năng bể tường kết hợp

B.2.2.2.2. Tính chiều cao giới hạn của tường (c0)

(B-26)

trong đó:

hc1 – độ sâu co hẹp sau tường tiêu năng, được xác định từ độ sâu liên hiệp với nó, khi khống
chế độ sâu này bằng độ sâu nước hạ lưu:

(B-27)

q – lưu lượng đơn vị tại mặt cắt cuối bể tiêu năng, m3/s.m;

φ – hệ số lưu tốc, φ=0,95÷1,0;

α – hệ số hiệu chỉnh động năng, α=1,05÷1,10;

g – gia tốc trọng trường, m/s2;

94
TCVN xxxx : 2022

hhl – độ sâu nước hạ lưu, m;

m – hệ số lưu lượng của dòng chảy qua tường tiêu năng, m=0,40.

B.2.2.2.3. Xác định chiều cao tường, chiều sâu bể

a) Chiều cao tường (c)

- Chọn trong phạm vi 0 < c < c0.

- Khi cần thiết có thể so sánh một số phương án trị số của c để lựa chọn.

b) Chiều sâu bể (d)

Khi đã xác định chiều cao tường thì chiều sâu bể tính toán theo điều kiện tạo ra nước nhảy ngập trong
bể:

(B-28)

trong đó:

σ – hệ số an toàn về nước nhảy, σ = 1,05÷1,10.

hc” – chiều sâu liên hiệp với chiều sâu co hẹp hc ở đầu bể, m.

c – chiều cao tường tiêu năng, m.

Các đại lượng khác như đã giải thích ở công thức (B-29). Do trị số h c” phụ thuộc vào d nên việc xác
định chiều sâu bể d phải theo phương pháp đúng dần theo các bước sau:

- Giả thiết trị số d1.

- Tính E0’ = E0 + d1, trong đó E0 theo công thức (B-17).

- Tính F(c) theo công thức (B-18), trong đó thay E0 bằng E0’.

- Xác định c” theo Bảng B-4.

- Tính hc” = c”.E0’.

- Tính d theo công thức (B-30).

- So sánh, nếu d ≠ d1 (sai số vượt mức cho phép) thì cần giả thiết lại d 1 và tính cho đến khi đạt được d
≈ d1 (sai số trong phạm vi cho phép).

B.2.2.2.4. Xác định các kích thước khác: theo B.2.2.1.3.

B.2.3. Tính toán cho trường hợp có bố trí mố tiêu năng trong bể

Khi có bố trí các ngưỡng, mố tiêu năng trong bể thì kích thước (chiều sâu, chiều dài) của bể sẽ được
giảm bớt. Việc tính toán được thực hiện từ phương trình (B-29):

, (B-29)

trong đó:

95
TCVN xxxx : 2022

B - bề rộng trung bình của bể tiêu năng;

h1 - độ sâu đầu nước nhảy (bằng hc);

h2 - độ sâu sau nước nhảy (bằng hc’’);

K2 - hệ số thuận dòng của mố, ngưỡng tiêu năng. Trường hợp mặt trước của mố, ngưỡng
hướng vuông góc với dòng chảy thì K2 = 1, với các trường hợp khác K2 < 1;

α - góc mái nghiêng của mặt trước mố, ngưỡng lập với mặt phẳng nằm ngang;

Sm - tổng diện tích mặt chiếu trên phương vuông góc với dòng chảy của tất cả các mố, ngưỡng
tiêu năng (m2);

Q - lưu lượng tháo (m3/s);

g - gia tốc trọng trường (m/s2).

Khi chọn trước loại mố (đã xác định được trị số K 2) thì từ phương trình (B-29) có thể giải được 2 bài
toán:

a) Bài toán 1: định trước cách bố trí các mố tiêu năng, tức có S m, tìm được h2 từ đó tính được
chiều sâu bể tiêu năng;

b) Bài toán 2: khống chế h2 (khống chế chiều sâu bể), tìm được Sm tương ứng, từ đó thiết kế bố trí
các mố tiêu năng.

Do có một số giả thiết gần đúng nên các đại lượng tính theo phương trình (B-29) chỉ cho giá trị gần
đúng. Với các công trình theo quy định tại điều 5.6, cần tiến hành thí nghiệm mô hình thủy lực để chính
xác hóa kết quả tính toán.

B.3 Tính toán thủy lực phục vụ vận hành cống

B.3.1. Xây dựng quan hệ lưu lượng với độ mở cho cống cấp nước

B.3.1.1 Khái niệm.

Đối với cống cấp nước, phải xây dựng bộ quan hệ (a-Q-Ztl), tức mối quan hệ giữa độ mở cống (a) với
lưu lượng (Q) và mực nước thượng lưu tương ứng (Z tl). Trường hợp cống có nhiều hơn một cửa thì
quan hệ này còn phụ thuốc số cửa mở (mở 1 cửa, 2 cửa...).

CHÚ THÍCH: Z1, Z2, Z3... là mực nước thượng lưu tương ứng với từng đường cong a-Q
Hình B.5. Biểu đồ vận hành cống lấy nước, trường hợp mở 1 cửa.

B.3.1.2 Cách thiết lập biểu đồ (a-Q-Ztl)

96
TCVN xxxx : 2022

Thực hiện theo các bước sau:

a)Tự định số cửa mở;

b)Tự định mực nước thượng lưu cống Ztl (trong giới hạn từ Ztlmin đến Ztlmax), theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

c) Tự định trị số độ mở cống a = n.a0, với a0 = 0,1 ÷ 0,2m tùy quy mô cống; n = 1, 2, 3,..., cho đến
hết chiều cao cống.

d) Tính lưu lượng qua cống: theo công thức (B-11) với giả thiết chảy tự do dưới cửa van.

e) Kiểm tra trạng thái chảy dưới cửa van.

- Nếu là chảy tự do thì trị số Q tính theo công thức (B-11) là đúng, tiến hành ghi nhận và chuyển sang
độ mở tiếp theo.

- Nếu trạng thái chảy dưới cửa van là ngập thì tính lại Q theo công thức (B-13). Tiến hành ghi nhận Q
và chuyển sang độ mở tiếp theo.

f) Tính cho các độ mở tiếp theo.

g) Tính cho các trị số Ztl tiếp theo.

h) Tính cho số cửa mở tiếp theo (nếu có).

i) Theo kết quả tính toán sẽ xây dựng được bộ quan hệ (a ~ Q ~ Z tl) của cống.

B.3.2. Xây dựng quan hệ mực nước hạ lưu với lưu lượng qua cống

B.3.2.1 Đối với cống cấp nước

a) Độ sâu nước trong kênh hạ lưu cống ứng với lưu lượng Q được xác định theo phương pháp dòng
đều, xuất phát từ phương trình (B-30):

(B-30)
trong đó:

Q – lưu lượng nước qua cống, m3/s.

 - diện tích mặt cắt ướt trong kênh, m2.

C – hệ số Sezi, phụ thuộc vào bán kính thủy lực R và độ nhám của kênh, xác định theo bảng tra
thủy lực.

R – bán kính thủy lực của mặt cắt ướt, m.

i – độ dốc đáy kênh.

Với mặt cắt kênh hình thang có bề rộng đáy kênh là b(m), hệ số mái là m, độ sâu nước là h(m), các
thông số của mặt cắt được xác định như sau:

- Diện tích mặt cắt ướt: =(b+mh)h (B-31)

- Chu vi ướt: (B-32)

97
TCVN xxxx : 2022

- Bán kính thủy lực: R = /P (B-33)

Khi lưu lượng Q và các thông số kênh đã biết, độ sâu nước h có thể tính trực tiếp từ phương trình
(B-30) hoặc sử dụng phương pháp đối chiếu với mặt cắt lợi nhất về thủy lực.

b) Cao trình mực nước kênh hạ lưu ở vị trí sau cống được xác định theo công thức (B-34):

Zhl = Zđk + h (B-34)

trong đó:

Zhl – cao trình mực nước hạ lưu cống, m.

Zđk – cao trình đáy kênh hạ lưu ở vị trí sau cống, m.

h – độ sâu nước trong kênh tại mặt cắt sau cống, m.

B.3.2.2 Đối với cống thoát nước ra sông/biển.

Ứng với mỗi cấp lưu lượng tháo Q, mực nước hạ lưu cống còn phụ thuộc vào cao trình mực nước
sông/biển tại thời điểm tháo nước, do đó cần xây dựng biểu đồ quan hệ Q~Zhl~Zsông/biển.

Trình tự tính toán như sau:

a) Tự định trị số Zsông/biển theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong phạm vi cho phép mở cống thoát nước: Z min ≤
Zsông/biển ≤ Zmax.

b) Giả thiết cấp lưu lượng tháo Q theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong phạm vi có Q≤Q max, trong đó Qmax là
trị số lưu lượng tháo lớn nhất qua cống.

c) Tính toán vẽ đường mặt nước trong kênh hạ lưu, xuất phát từ mặt cắt cuối kênh có độ sâu h ck=
Zsông/biển – Zđck, trong đó hck là độ sâu nước cuối kênh hạ lưu, Zđck là cao trình đáy cuối kênh hạ lưu. Tính
toán theo hướng từ cuối lên đầu kênh tháo hạ lưu sẽ xác định được độ sâu nước tại mặt cắt sau cống
thoát là hhl, từ đó tính được Zhl=hhl+Zđsc, trong đó Zđcs là cao trình đáy kênh hạ lưu tại mặt cắt sau cống.

d) Tính toán tương tự cho các cấp lưu lượng Q khác và các mức Z sông/biển khác để vẽ quan hệ
Q~Zhl~Zsông/biển.

B.3.3 Tính toán lưu lượng tháo qua cống thoát nước khi biết mực nước thượng lưu (Z tl), mực nước hạ
lưu (Zhl) và kích thước cống.

Với cống thoát nước thường có ngưỡng dạng đập tràn đỉnh rộng, khi vận hành thoát nước thì cửa van
mở hoàn toàn, do đó lưu lượng tháo được tính theo công thức của đập tràn đỉnh rộng, theo trình tự
sau:

a) Xác định độ ngập trên ngưỡng cống

hn = Zhl - Znc (B-35)

trong đó Znc là cao trình ngưỡng cống, m.

b) Xác định cột nước trước cống

H = Ztl - Znc (B-36)

98
TCVN xxxx : 2022

c) Kiểm tra điều kiện chảy tự do theo công thức (B-3), trong đó lấy H0≈H (bỏ qua lưu tốc tới gần).

d) Tính lưu lượng tháo (bước 1)

- Nếu thỏa mãn điều kiện chảy tự do: theo công thức (B-5).

- Nếu không thỏa mãn điều kiện chảy tự do: theo công thức (B-9).

e) Tính toán lưu tốc tới gần V0:

(B-37)

trong đó:

Q – trị số lưu lượng tháo theo tính toán bước 1, m3/s.

tl – diện tích mặt cắt ướt tại thượng lưu cống, m2, tính với độ sâu nước htl = Ztl – Znc.

f) Tính toán cột nước toàn phần trước cống

(B-38)

trong đó: H tính theo công thức (B-36); α – hệ số hiệu chỉnh động năng, α = 1,05; g - gia tốc trọng
trường, m/s2.

g) Kiểm tra điều kiện chảy tự do theo công thức (B-3), từ đó tính lưu lượng theo công thức (B-5) hoặc
(B-9), tùy theo trạng thái chảy đã xác định.

99
TCVN xxxx : 2022

Phụ lục C
(Tham khảo)
Tính toán thủy lực cống ngầm

C.1 Tính toán thủy lực cống ngầm có áp

C.1.1 Xác định kích thước mặt cắt ngang cống

C.1.1.1 Điều kiện tính toán

- Mực nước thượng lưu ở vị trí thấp nhất ứng với tần suất thiết kế (cấp nước hoặc thoát nước);

- Cửa van mở hoàn toàn (hình 9);

- Nước choán đầy mặt cắt ngang cống;

- Lưu lượng cần tháo qua cống là Qtk.

C.1.1.2 Công thức tính lưu lượng qua cống có áp

(C-1)
trong đó:

Q - lưu lượng qua cống (m3/s);

μ - hệ số lưu lượng, tính cho dòng chảy từ mặt cắt phía trước cửa vào đến mặt cắt sau cửa ra
của cống;

ω - diện tích mặt cắt đại biểu của cống (m2);

∆Z0 - Cột nước công tác, có tính đến lưu tốc tới gần (m):

(C-2)

∆Z = Ztl – Zhl
Ztl - cao trình mực nước thượng lưu;

Zhl - cao trình tính toán tại mặt cắt sau cửa ra:

- Khi tâm mặt cắt cuối cống nằm cao hơn hoặc bằng mực nước trong bể tiêu năng:

Zhl = cao trình tâm mặt cắt cuối cống;

- Khi tâm mặt cắt cuối cống nằm thấp hơn mực nước trong bể tiêu năng:

Zhl = cao trình mực nước trong bể tiêu năng;

V0 - lưu tốc tới gần (m/s);

g - gia tốc trọng trường (m/s2).

C.1.1.3 Xác định hệ số lưu lượng

a) Trường hợp chung, khi cống gồm các đoạn có mặt cắt khác nhau:

100
TCVN xxxx : 2022

; (C-3)

, (C-4)

trong đó:

ωh - diện tích mặt cắt ướt sau cửa ra của cống (m2);

i - hệ số sức cản thủy lực tại vị trí tương ứng có diện tích mặt cắt ướt là ω i. Với dạng sức cản
cục bộ, ωi lấy ngay sau vị trí có tổn thất cục bộ; với dạng sức cản dọc đường trên môt đoạn thì ω i lấy
bằng diện tích mặt cắt ướt trung bình của đoạn đó;

Ki - hệ số tính đổi, (C-5)

b) Trường hợp riêng, khi cống có mặt cắt không đổi trên toàn chiều dài:

(C-6)

Giá trị các hệ số tổn thất thủy lực i tham khảo phụ lục A, TCVN 9151 : 2012

C.1.1.4 Trình tự tính toán.

Bài toán được giải theo phương pháp đúng dần, các bước như sau:

a) Giả thiết kích thước lỗ cống (là đường kính D của cống tròn hay kích thước AxB của cống chữ
nhật).

b) Xác định các giá trị i , tính μ.

c) Tính Q theo công thức (C-1). Nếu Q Qtk (sai số vượt quá mức cho phép) thì cần giả thiết lại kích
thước lỗ cống và tính lại cho đến khi đạt được Q ≈ Qtk (sai số trong phạm vi cho phép).

C.1.1.5 Kiểm tra điều kiện chảy có áp

Phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

a) Trần cửa vào cống nằm thấp hơn mực nước thượng lưu. (Nếu không thỏa mãn điều kiện này
thì phải hạ thấp cao trình đặt cống).

b) Thỏa mãn điều kiện thủy lực:

> ; (C-7)

, (C-8)

trong đó:
Σj - tổng các hệ số tổn thất cục bộ tại cửa vào, tính đến mặt cắt cuối cửa vào có diện tích ω v;

101
TCVN xxxx : 2022

Kj – hệ số tính đổi diện tích, (C-9)

Zv - chênh lệch cao độ mực nước thượng lưu và cao độ trần cống tại mặt cắt cuối cửa vào.

Các trị số μ, ω, ∆Z đã giải thích tại công thức (C-1).

Nếu không thỏa mãn điều kiện (C.7) thì phải giảm kích thước mặt cắt cống.

C.1.2 Tính toán tiêu năng sau cống.

C.1.2.1 Điều kiện tính toán

- Cửa van mở hoàn toàn

- Cống chảy có áp

- Tính với các mực nước cao ở thượng lưu.

C.1.2.2 Sơ đồ tính toán

a) Tính theo sơ đồ tiêu năng đáy (bể tiêu năng sau cửa ra cống);

b) Tính theo bài toán phẳng;

C.1.2.3 Các bước tính toán

a) Giả thiết mực nước thượng lưu Ztl;

b) Tính lưu lượng qua cống;

c) Tính năng lượng của dòng chảy tại mặt cắt ra, tính đến cao trình đáy kênh hạ lưu:

(C-10)

trong đó:

A - chiều cao mặt cắt cống tại cửa ra (m);

P2 - chênh lêch cao độ đáy mặt cắt ra và đáy kênh hạ lưu (m);

v - lưu tốc bình quân của dòng chảy tại mặt cắt cuối cống (m/s);

d) Từ E0, xác định độ sâu co hẹp hc sau cửa ra theo các phương pháp thủy lực thông thường;

e) Xác định hc” theo công thức liên hiệp của nước nhảy;

f) Tính trị số (hc”- hhl) ;

g) Giả thiết các Ztl khác và tính (hc”- hhl) tương ứng;

h) Lựa chọn trường hợp (hc”- hhl)max để tính toán kích thước bể tiêu năng và sân sau;

i) Tính toán kích thước bể tiêu năng và sân sau theo B.2.2.1 phụ lục B.

C.2 Tính toán thủy lực cống ngầm không áp

C.2.1 Tính toán bề rộng cống

102
TCVN xxxx : 2022

C.2.1.1 Điều kiện tính toán

- Mực nước thượng lưu ở vị trí thấp nhất theo tần suất thiết kế cấp nước;

- Cửa van mở hoàn toàn (hình C.1)

- Nước không choán đầy mặt cắt cống;

- Lưu lượng cần tháo nước qua cống là Qtk;

- Cống có mặt cắt ngang hình chữ nhật.

Hình C.1. Sơ đồ tính toán thủy lực cống ngầm không áp (tính khẩu diện cống)

C.2.1.2 Tính bề rộng cống Bc

C.2.1.2.1 Công thức chung

Bề rộng cống phải đủ lớn để lấy được lưu lượng thiết kế Q tk khi chênh lệch mực nước thượng hạ lưu
đã khống chế, tức đảm bảo điều kiện:
ΣZi ≤ ∆Zcp , (C-11)
trong đó:

ΣZi là tổng tổn thất cột nước từ đầu đến cuối cống (Hình C.1) ;

ΣZi = Z1 + Zp + ZL+ ZV + Z2 + iL

Z1 - tổn thất cột nước ở đầu vào cống;

Zp - tổn thất qua khe phai;

ZL - tổn thất qua lưới chắn rác (nếu có);

ZV - tổn thất qua khe van;

Z2 - tổn thất cửa ra (từ bể tiêu năng ra kênh hạ lưu);

iL - tổn thất dọc đường, trong đó L là chiều dài cống; i là độ dốc dọc cống (coi dòng chảy trong
cống là dòng đều);

∆Zcp – chênh lệch mức nước thượng, hạ lưu cho phép,

∆Zcp = Ztl1 – Zhl,

103
TCVN xxxx : 2022

Ztl1 – mực nước thượng lưu ứng với trường hợp tính bề rộng cống;

Zhl – mực nước hạ lưu ứng với lưu lượng Qtk.

C.2.1.2.2 Tính toán các trị số tổn thất thủy lực

Với mỗi trị số bc giả thiết, việc tính toán được tiến hành từ hạ lưu lên thượng lưu, theo trình tự sau:

a) Tổn thất cửa ra:

(C-13)
,
trong đó:

b - bề rộng mặt cắt cuối bể tiêu năng (m);

hhl - chiều sâu nước hạ lưu ứng với lưu lượng Qtk (m3/s);

φn - hệ số lưu tốc của đập tràn đỉnh rộng chảy ngập, lấy bằng 0,95 ÷ 1,0;

Vb - lưu tốc bình quân trong bể tiêu năng, m/s (khi tính toán có thể giả thiết trước chiều sâu của
bể d).

b) Tổn thất dọc đường:

Coi dòng chảy trong cống là đều với độ sâu h 1 = hhl + Z2 - P2. Khi đó, tổn thất cột nước dọc chiều dài
cống bằng iL, với i là độ dốc dọc cống được xác định như sau:

(C-14)

trong đó ω và tính với mặt cắt cống có bề rộng bc và chiều sâu h1.
c) Các tổn thất cục bộ (Zp, ZL ,ZV)

Xác định theo công thức chung:

, (C-15)

trong đó:

i - hệ số tổn thất cục bộ, xác định theo phụ lục A của TCVN 9151 : 2012;

Vi - lưu tốc bình quân tại mặt cắt sau vị trí tổn thất (m/s).

d) Tổn thất ở đầu vào cống:

, (C-16)

trong đó:

φg, φn là hệ số co hẹp bên và hệ số lưu tốc ở cửa vào cống, trạng thái chảy ngập xác định theo
công thức (B-10) và bảng B.3 phụ lục B.

ω - diện tích mặt cắt ướt sau cửa vào (m2);

104
TCVN xxxx : 2022

V0 - lưu tốc tới gần (m/s).

C.2.1.2.3 Trình tự tính toán xác định Bc

Theo các bước sau:

- Giả thiết các trị số bc;

- Với mỗi trị số bc, tính toán trị số các tổn thất tương ứng, từ đó tính được trị số ΣZ i;

- Vẽ quan hệ ΣZi ~ bc;

- Ứng với ΣZi = Zcp tìm được bc theo yêu cầu dẫn lưu lượng thiết kế;

- Lựa chọn trị số Bc theo điều kiện Bc ≥ bc và thỏa mãn yêu cầu của TCVN 8306 : 2009.

C.2.2 Tính toán chiều cao mặt cắt và cao trình đặt cống

C.2.2.1 Xác định cao trình trần cống

Cao trình trần cống phải đảm bảo trạng thái chảy không áp trong cống ứng với trường hợp tính bề rộng
cống (xem C.2.1.1):
Ztc = Ztl1 + ∆ (C-17)
trong đó:

Ztc – cao trình trần cống tại mặt cắt sau cửa vào (m):

Ztl1 - mực nước thượng lưu ứng với trường hợp tính bề rộng cống (m);

∆ - độ lưu không, lấy từ 0,5 ÷ 1,0m, trị số lớn áp dụng cho cống từ cấp I trở lên.

C.2.2.2 Cao trình đáy cống

a) Cao trình đáy cống ở mặt cắt sau cửa vào:


Zđv = Ztl1 - h1 – ΣZj (C-18)
trong đó:

Ztl1 - mực nước thượng lưu ứng với trường hợp tính bề rộng cống;

ΣZj - tổng tổn thất cục bộ ở cửa vào, khe phai, lưới chắn rắc, khe van khi cống tháo Q tk;

h1 - độ sâu nước trong cống ứng với trường hợp tính bề rộng cống.

b) Cao trình đáy cống ở cửa ra:

Zđr = Zđv – iL , (C-19)

các ký hiệu như đã giải thích ở trên.

C.2.2.3 Chiều cao mặt cắt cống

Chiều cao mặt cắt cống tại cửa vào xác định theo công thức:

A = Ztc - Zđv (C-20)

Trị số Ac được chọn phải thỏa mãn yêu cầu của TCVN 8306:2009, và đảm bảo điều kiện Ac ≥ A.

C.2.3 Kiểm tra trạng thái chảy trong cống ngầm câp nước chảy không áp

105
TCVN xxxx : 2022

C.2.3.1 Trường hợp tính toán

Khi mực nước thượng lưu cao, cửa van chỉ mở một phần (với độ mở là a) đủ để lấy được lưu lượng
cần thiết.

C.2.3.2 Mục đích tính toán

a) Tính toán độ mở cửa van ứng với lưu lượng nước Q và mực nước thượng lưu đã định.

b) Xác định trạng thái nối tiếp dòng chảy sau cửa van (có thể là chảy tự do hay chảy ngập).

C.2.3.3 Tính toán cho trường hợp chảy tự do sau cửa van.

C.2.3.3.1 Sơ đồ tính toán.

Sơ đồ tính toán cho trường hợp này như trên hình C.2.

Ztl

hc Zhl
a c1 h'' b1
h'

Hình C.2 – Sơ đồ dòng chảy tự do sau cửa van cống ngầm không áp

C.2.3.3.2 Tính toán độ mở cống

a) Công thức tính toán

Tính theo công thức chảy tự do qua lỗ:

(m3/s), (C-21)

trong đó :

φ - hệ số lưu tốc của dòng chảy đến cửa van, φ = 0,95÷1,0;

αv - hệ số co hẹp đứng, xác định theo bảng (B.4);

a – độ mở cửa cống (m);

H0’– cột nước tính toán trước cửa van (m);

H0’= H0 – hW (C-22)

H0 – cột nước tính toán trước cống, H0 = H + (m);

hw – cột nước tổn thất từ cửa vào đến vị trí van (m):

106
TCVN xxxx : 2022

(m) (C-23)

(C-24)

- hệ số tổn thất cột nước tại cửa vào cống;

- hệ số tổn thất tại khe phai;

- hệ số tổn thất tại lưới chắn rác;

v – lưu tốc bình quân của dòng chảy trong đoạn cửa vào (trước van).

b) Trình tự tính toán

Có thể xác định độ mở a bằng cách sử dụng bảng của Jucovxki (bảng B.4) như sau.

- Tính (C-25)

trong đó: Q – lưu lượng (m3/s) ; BC – bề rộng cống (m); các trị số φ và H0’ đã giải thích ở trên.

- Tra bảng (B.4) được các trị số và

- Tính ; ; .

C.2.3.3.3 Kiểm tra điều kiện chảy tự do sau cửa van

Dòng chảy sau cửa van là chảy tự do (không ngập) khi thỏa mãn điều kiện sau:

hz ≤ hc (C-26)

trong đó :

hc – độ sâu co hẹp sau cửa van (m);

hz – độ sâu thực tế tại vị trí mặt cắt co hẹp sau van (m):

(C-27)

(C-28)

μ = αv.φ – hệ số lưu lượng.

Các ký hiệu khác như đã giải thích ở trên.

Khi điều kiện (C.26) không thỏa mãn thì cần chuyển sang tính toán theo trường hợp chảy ngập sau
cửa van.

107
TCVN xxxx : 2022

C.2.3.4 Tính toán cho trường hợp chảy ngập sau cửa van (hình C.3)

Ztl

b1 Zhl
hz
a hc

Hình C.3 – Sơ đồ chảy ngập sau cửa van cống ngầm không áp

a) Công thức chảy ngập:

(C-29)

Các ký hiệu như đã giải thích ở trên.

b) Trình tự tính toán xác định độ mở a:

- Tính trị số hW theo Qyc từ đó tính được H0’ ;

- Giả thiết trị số a;

- Tính , tra bảng (B.4) được , tính được hc, μ.

- Tính hz theo công thức (C.27)

- Kiểm tra điều kiện (C.26) nếu thỏa mãn thì tính Q theo công thức (C.21); nếu không thỏa mãn thì tính
Q theo công thức (C.29).

- So sánh: nếu Q ≠ Qyc (sai số vượt quá phạm vi cho phép) thì cần giả thiết lại trị số a cho đến khi
Q ≈ Qyc (sai số trong phạm vi cho phép); trị số a trong lần tính cuối cùng là trị số cần tìm.

C.2.3.5 Kiểm tra trạng thái chảy sau cửa van.

C 2.3.5.1 Trường hợp chảy tự do sau cửa van (hình C.2)

a) Mô tả chung

- Sau cửa van là dòng chảy xiết với độ sâu tại mặt cắt co hẹp là hC;

- Dòng xiết được duy trì dưới dạng đường nước dâng c 1 (khi độ dốc đáy cống i < i k, trong đó ik là độ
dốc phân giới) trong một chiều dài nhất định, sau đó xảy ra nước nhảy và sau nước nhảy, dòng chảy
chuyển sang trạng thái êm với đường mặt nước là đường nước hạ b1.

- Nếu độ sâu liên hiệp sau nước nhảy (h”) không chạm trần cống thì toàn bộ đoạn cống sau van là
chảy không áp.

108
TCVN xxxx : 2022

- Trị số độ sâu liên hiệp sau nước nhảy (h”) là lớn nhất khi tính tại mặt cắt co hẹp c-c, do trị số h C là nhỏ
nhất trong số các trị số độ sâu liên hiệp trước nước nhảy h’, và trị số h” tỷ lệ nghịch vói h’.

Vì vậy nếu trị số hC” < Hc (Hc là chiều cao mặt cắt cống sau cửa van) thì kết luận được là toàn bộ cống
sau cửa van ở trạng thái chảy không áp, bất kể trạng thái chảy dưới cửa van là tự do hay chảy ngập.

b) Tính toán kiểm tra:

- Tính độ sâu liên hiệp hc” :

(C.30)

trong đó:

hc – độ sâu tại mặt cắt co hẹp c-c (đã được tính ở phần trên) (m);

q – lưu lượng đơn vị trong cống (m3/s.m)

- So sánh: nếu hc” < Hc thì cống chảy không áp sau cửa van; nếu h c” > Hc thì cống chảy có áp sau van,
điều này là không cho phép, do đó cần xử lý bằng cách tăng chiều cao mặt cắt cống Hc.

C 2.3.5.2 Trường hợp chảy ngập sau cửa van (hình C.3):

- Trường hợp chảy ngập là khi có nước nhảy xảy ra ngay sau cửa van.

- Tính toán và kiểm tra trạng thái chảy sau cửa van theo mục b của C.2.3.5.1

C.2.4 Tính toán tiêu năng hạ lưu cống cấp nước

C.2.4.1 Điều kiện tính toán

- Mực nước thượng lưu cao hơn trần cống;

- Cửa van mở một phần, dòng chảy sau cửa van ở trạng thái xiết (chảy tự do sau cửa van);

- Sơ đồ tiêu năng đáy;

- Tính theo bài toán phẳng.

C.2.4.2 Vẽ đường mặt nước trong cống sau cửa van

a) Xuất phát từ mặt cắt c-c cách vị trí van một khoảng bằng 1,4a (a là độ mở van đã tính ở phần trên),
có độ sâu bằng hc, tiến hành vẽ đường mặt nước (đường nước dâng c1 khi độ dốc cống i < i k)) theo
các phương pháp đã biết của thủy lực.

b) Trường hợp tính chưa hết chiều dài cống mà độ sâu đã đạt gần bằng độ sâu phân giới h k thì kết
luận là có nước nhảy trong cống, chọn kích thước bể tiêu năng theo cấu tạo.

c) Trường hợp vẽ đường mặt nước đến cuối cống đạt được độ sâu là h r: cần kiểm tra nước nhảy theo
các điều kiện:

hr < hk; (C.31)

109
TCVN xxxx : 2022

hr < hhl’ – P2, (C.32)

trong đó:

hk – độ sâu phân giới trong cống ứng với lưu lượng tính toán Q;

hhl’ – độ sâu liên hiệp với hhl;

P2 – độ hạ thấp từ cao trình đáy cửa ra cống đến đáy kênh hạ lưu.

- Nếu có 1 trong 2 điều kiện (C.31) và (C.32) không thỏa mãn thì kết luận là có nước nhảy trong cống,
chọn kích thước bể tiêu năng theo cấu tạo.

- Nếu thỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên: không có nước nhảy trong cống, phải xác định kích thước bể
tiêu năng thông qua tính toán.

C 2.4.3 Xác định lưu lượng tính toán tiêu năng

Theo các bước sau:

a) Tính với mực nước cao nhất ở thượng lưu (Ztl) trong điều kiện cho phép mở cửa cống lấy nước;

b) Giả thiết trị số lưu lượng lấy nước Q trong phạm vi cho phép (0 < Q ≤ Q max);

c) Tính toán độ mở cống a tương ứng;

d) Vẽ đường mặt nước sau cửa van và kiểm tra các điều kiện có nước nhảy trong cống như đã nêu ở
C 2.4.2. Trường hợp có nước nhảy trong cống: chọn kích thước bể tiêu năng theo cấu tạo.

e) Trường hợp không có nước nhảy trong cống: xác định năng lượng của dòng chảy ở cửa ra so với
đáy kênh hạ lưu:

(C-33)

trong đó:

hr - độ sâu nước tại mặt cắt cuối cống;

P2 - chênh lệch cao độ đáy cống ở cửa ra so với đáy kênh hạ lưu;

Vr - lưu tốc bình quân tại mặt cắt cuối cống;

f) Từ E0 tiến hành tính hc, hc” và (hc”-hhl);

g) Chọn trị số (hc”-hhl)max để tính kích thước bể tiêu năng sau cống.

C 2.4.4 Tính toán kích thước bể tiêu năng

C 2.4.4.1 Công thức tính toán;

Độ sâu bể tiêu năng được xác định theo công thức (C.34)

(C.34)
,
trong đó:

σ - hệ số an toàn nước nhảy, σ = 1,05 ÷ 1,10;

110
TCVN xxxx : 2022

hc” - độ sâu liên hiệp với độ sâu hc;

hc - độ sâu co hẹp đầu bể;

hhl - độ sâu nước trong kênh hạ lưu;

∆z - độ hạ thấp mực nước từ bể tiêu năng ra kênh hạ lưu:

, (C.35)

trong đó:

q2 - lưu lượng đơn vị tại cửa ra của bể tiêu năng (m3/s.m);

φr - hệ số lưu tốc ở cửa ra của bể, lấy bằng 0,95 ÷ 1,00.

C 2.4.4.2 Trình tự tính toán

Theo công thức (C.34) trị số d được tính theo phương pháp đúng dần.

a) Giả thiết trị số d1;

b) Tính toán trị số năng lượng toàn phần của dòng chảy so với đáy bể tiêu năng;

E0’ = E0 + d1, (C.36)

trong đó E0 tính theo công thức (C.33);

c) Tính hc và h”c từ E’0;

d) Tính theo công thức (C.35);

e) Tính lại d theo công thức (C.34);

f) So sánh, nếu d ≠ d1 (sai số vượt quá mức cho phép) thì cần giả thiết lại trị số d 1 cho đến khi đạt được
d ≈ d1 (sai số trong phạm vi cho phép).

g) Tính toán các kích thước khác:

- Chiều dài nước nhảy tự do (Ln):

(C.37)
- Chiều dài bể tiêu năng:

, (C.38)
trong đó:

L1 - chiều dài hình chiếu bằng của đoạn dốc đầu bể tiêu năng;

β - hệ số hiệu chỉnh chiều dài nước nhảy khi xét đến nước nhảy ngập trong bể, β = 0,70 ÷ 0,80.

-Chiều dài sân sau:

Ls = (2,0 ÷ 2,5) Ln. (C.39)

C 2.5- Thiết lập biểu đồ vận hành cống cấp nước chảy không áp

111
TCVN xxxx : 2022

Biểu đồ vận hành cống cấp nước như thể hiện trên hình B.5. Trình tự lập biểu đồ vận hành cho cống
ngầm cấp nước chảy không áp như sau;

a) Tự định số cửa mở (1 cửa, 2 cửa...);

b) Tự định mực nước thượng lưu cống Ztl (trong giới hạn từ Zmin đến Zmax);

c) Giả thiết lưu lượng qua cống Q1 (trong phạm vi từ Qmin đến Qmax của cống);

d) Tính tổn thất hw theo công thức (C.23), từ đó tính H0’ theo công thức (C.22);

e) Theo bảng B.4, tính được hc, hc”, a, αv;

f) Tính hz (theo công thức (C.27);

g) Kiểm tra điều kiện chảy sau van theo công thức (C.26):

- Nếu thỏa mãn chảy tự do: tính Q theo công thức (C.21);

- Nếu là chảy ngập: tính Q theo công thức (C.29);

h) So sánh: nếu Q ≠ Q1 (sai số vượt quá mức cho phép) thì phải giả thiết lại Q 1 và tính toán lại cho đến
khi đạt được Q ≈ Q1 (sai số trong phạm vi cho phép) thì ghi nhận và chuyển sang trị số Q1 khác;

i) Chuyển sang trị số Ztl khác;

k) Chuyển sang số cửa mở khác.

l) Theo kết quả tính toán, vẽ các đường quan hệ (a ~ Q ~ Ztl) ứng với số cửa mở.

112
TCVN xxxx : 2022

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2. Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN
04-05:2012.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quy phạm thiết kế cống SD133-84, Tài liệu dịch từ tiếng
Trung Quốc, Hà Nội, 1998.

5. Trịnh Bốn, Lê Hòa Xướng. Thiết kế cống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1988.

6. Nguyễn Chiến (chủ biên) và nnk. Công trình trên hệ thống thủy lợi, NXB Bách khoa Hà Nội, 2020.

7. Nguyễn Văn Tươi và nnk. Dự báo tuổi thọ của các kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chí ăn mòn cốt
thép do cacbonat hóa và xâm nhập ion clo. Tạp chí điện tử Giao thông vận tải số Chủ nhật 14/10/2018,
06:40.

8. Ngô Trí Viềng (chủ biên) và nnk. Thủy công tập I, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004.

9. S.K.Mazumder. Flow Transition Design in Hydraulic Structures, CRC Press, 2020.

10. Чугаeв P.P. Гидротехнические сооружения – Bодослвиные плотины , “Bыcшая шкoлa”, Москва, 1978.


113

You might also like