You are on page 1of 3

MỘT SÔ CÂU NÂNG CAO CHƯƠNG I

Câu 1: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần
trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là
A. 6,3% B. 81% C. 19% D. 27%.

Câu 2: Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2% so với lượng còn lại. Sau 5
chu kì, so với năng lượng ban đầu, năng lượng còn lại của con lắc bằng
A. 74,4%. B. 18,47%. C. 25,6%. D. 81,53%.

Câu 3: Một vật có m = 100g gắn với lò xo có k = 10N/m dao động trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ đầu
10cm. g = 10m/s2. Biết µ = 0,1. Tìm chiều dài quãng đường vật đi cho tới khi dừng lại là
A. 0,4 m. B. 4 m. C. 5m. D. 0,5m.

Câu 4: Một vật nhỏ đang dao động điều hòa dọc theo một trục nằm ngang trên đệm không khí có li độ x =
4cos(10πt +  / 2) Lấy g = 10m/s2. Tại t = 0, đệm không khí ngừng hoạt động, hệ số ma sát µ = 0,1 thì vật đi
được quãng đường bằng bao nhiêu thì dừng?
A. 1 m. B. 0,8m. C. 1,2m. D. 1,5m.

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Độ cứng lò xo
k = 400N/m, vật có khối lượng m = 100g, lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là µ = 0,02. Lúc đầu
đưa vật tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động tới
khi dừng lại
A. 16m. B. 32m. C. 64m. D. 8m.

Câu 6: Một con lắc lò xo có đọ cứng k 100 N / m , khối lượng m = 100g dao động tắt dần trên mặt phẳng
nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát là   0,1 . Ban đầu vật ở vị trí có biên độ A = 10cm. cho gia tốc trọng
trường g = 10m/s2. Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất là
A. 3,13m/s. B. 2,43m/s. C. 4,13m/s. D. 1,23m/s.

1
Câu 7 : Một con lắc lò xo có đọ cứng k 1N / m , khối lượng m = 0,02kg dao động tắt dần trên mặt phẳng
nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát là   0,1 . Ban đầu lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ cho con lắc dao động
tắt dần. Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong qua trình dao động là
A. 40 3 cm / s . B. 20 6 cm / s . C. 10 30 cm / s . D. 40 2 cm / s .

Câu 8 : Hai vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn li độ
phụ thuộc thời gian như hình vẽ.
a. Kể từ lúc t = 0 đến thời điểm 2 vật cùng trở lại trạng thái
𝑠
ban đầu lần thứ 3 thì tỉ lệ quãng đường đi được 𝑠1 của hai
2
vật bằng
A. 2 B. 0,5
C. 4 D. 16

b. Tổng vận tốc của hai vật có giá trị lớn nhất là bao
nhiêu?

Câu 9. Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của vận tốc của hai con lắc lò v(cm/ s)
xo dao động điều hòa: con lắc 1 đường 1 và con lắc 2 đường 2. Biết biên độ
dao động của con lắc thứ 2 là 9 cm. Xét con lắc 1, tốc độ trung bình của vật 10
trên quãng đường từ lúc t = 0 đến thời điểm lần thứ 3 động năng bằng 3 lần 5 (2)
t(s)
thế năng là 0
A. 15 cm/s. B. 13,33 cm/s. C. 17,56 cm/s D. 20 6 (1)
cm/s

* Tần số góc của con lắc 2:


v2 max 2
2    T2  3  s  
T2 1,5T1
 T1  2  s   1    rad / s 
A2 3

* Phương trình vận tốc con lắc 1: v1  10 cos  t   / 3 cm/s.

* Phương trình li độ con lắc 1: x1  10 cos  t   / 6  cm.

* Khi Wđ = 3 Wt thì x = ±A/2 → Lần thứ 3 thì góc quét là   1,5 (thời gian tương ứng t   /  = 1,5 s)
và quãng đường đi được

 
S  4A  A / 2  A 3 / 2 = 26,34 cm

S
→ Tốc độ trung bình: v tb   17,56  cm / s 
t

2
 Chọn C

Câu 10. Môt vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Gia tốc của vật bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp là t1
= 15,375 s và t2 = 16,875 s. Nếu tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển động về biên dương thì thời điểm lần thứ
2017 vật có li độ x = 5 cm là
A. 3024,625 s. B. 3025,625 s. C. 3034,375 s. D. 3035,375s.
Câu 11(ĐH_2014): Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω. Vật nhỏ của
con lắc có khối lượng 100 g. Tại thời điểm t = 0, vật nhỏ qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm
t = 0,95 s, vận tốc v và li độ x của vật nhỏ thỏa mãn v = −ωx lần thứ 5. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo là:
A. 85 N/m. B. 37 N/m. C. 20 N/m. D. 25 N/m.

Câu 12. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω. Độ cứng của lò xo là 25
N/m. Tại thời điểm t = 0, vật nhỏ qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t = 402,85 s, vận tốc v
và gia tốc a của vật nhỏ thỏa mãn a = − ωv lần thứ 2015. Lấy π2 = 10. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng là
A. 100 g. B. 200 g. C. 50 g. D. 150 g.

Câu 13. Hai chất điểm M và N cùng dao động điều hòa trên cùng một trục tọa độ Ox (O là vị trí cân bằng
của chúng), coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao
động của chúng lần lượt là: x1 = 10cos(4πt + π/3)cm và x2 = 10 2 cos(4πt + π/12)cm. Hai chất điểm cách
nhau 5cm ở thời điểm đầu tiên kể từ lúc t = 0 là:
5 1 1 11
A. s B. s C. s D. s
24 8 9 24

Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới 8 cm rồi thả nhẹ để vật dao
động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Sau khoảng thời gian tương ứng t1 ; t 2 thì
lực kéo về tác dụng lên vật và lực đàn hồi tác dụng lên vật triệt tiêu. Lấy g = 10 m/s2 = π2 m/s2. Nếu
t1 / t 2  3 / 4 thì chu kì dao động của con lắc là
A. 0,4 s. B. 0,5 s. C. 0,6 s. D. 0,3 s.

Câu 15: Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên gắn cố định đầu dưới treo quả cầu nhỏ có khối lượng
m = 1 kg sao cho vật có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lúc
đầu dùng miếng ván đỡ m để lò xo không biến dạng. Sau đó cho miếng ván chuyển động thẳng đứng xuống
dưới nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Khi m rời khối miếng ván vật
dao động điều hòa với tốc độ cực đại là?
A. 60 cm/s. B. 36 cm/s. C. 80 cm/s D. 18 cm/s.

You might also like