You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
□□□□
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ

TIỂU LUẬN

SÁNG TẠO VÀ TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG VỀ

MỘT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ ĐA NĂNG

GVHD: Mr. HOÀNG ANH

NHÓM 4 LỚP T2 Tiết 1, 2

Mã lớp học: MMCD230323

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm 2023


THÀNH VIÊN NHÓM

1. Trần Quang Đạt – 22145122

2. Nguyễn Trọng Sơn – 22145

3. Lê Anh Khôi

4. Ngô Hữu Phúc – 22145

5. Bùi Lê Anh Tân

6. Trần Công Minh

7. Nguyễn Hoài Nhân

8. Duy Khanh
LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã thấy tâm lý học len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống
và tác động đến chúng một cách đáng kể. Đúng như vậy đó, thế giới tâm lý con
người rất kì diệu và phong phú, nó được mọi người quan tâm và nghiên cứu
cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu
tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý đã phát triển không ngừng và ngày càng giữ
một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người cũng như nó là
phần khía cạnh cuộc sống của con người.

Tâm lý học kỹ sư, đây là một ngành khoa học có ý nghĩa lớn trong việc
phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong cuộc sống
hằng ngày người ta cho rằng, tâm lý là những điều gì đó thuộc về lòng người, về
cách ứng xử. Quy chung, tâm lý là thứ bên trong của con người và nó quyết định
dường như tất cả mọi hành động của con người. Tâm lí học kỹ sư nghiên cứu
các lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa con người và kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ
thuật hiện đại thích ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ
thuật ngày càng phát triển. Tâm lý học trong lĩnh vực này có vai trò là xác định
những người có khả năng sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới và những người bảo
thủ, yêu thích phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ đó có thể xác định chọn
lựa cho từng kỹ sư lĩnh vực mà người đó có khả năng, việc này sẽ tạo ra những
thành công nhất định trong quá trình tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại hiện
nay mà vẫn giữ và phát triển được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng tiểu luận khó tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp của
quý độc giả, nhất là ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên, để có thể hoàn
thiện hơn nữa nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế giới tâm lý con người rất kì diệu và phong phú, nó được mọi người
quan tâm và nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc. Để nhóm chúng tôi có
thể chọn đề này và bàn luận về nó thì chắc chắn sẽ có những lý do riêng biệt, sau
đây chúng ta sẽ đi vào những yếu tố:

Tivi là một đồ vật không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta, từ nông
thôn đến các thành phố lớn, mỗi nhà đều có ít nhất một chiếc tivi, ở đây chúng
tôi bàn về đa số người tiêu dùng. Xét về số lượng tivi trong mỗi hộ gia đình, ít
thì một cái ở phòng khách, nhiều thì mỗi phòng đều có một cái. Từ những chiếc
tivi thùng mang nhiều kỉ niệm với thế hệ trước, đến những chiếc tivi hiện đại bắt
trọn từng khoảnh khắc điện ảnh. Đi đôi với sự phát triển của khoa học, thì tivi
càng ngày càng lớn về màn hình, càng ngày càng mỏng nhẹ, tích hợp được thêm
rất nhiều chức năng như: cảm ứng tìm kiếm web, internet, youtube, các kênh
phim,...và còn rất nhiều điểm nổi bật mà chúng tôi sẽ chưa kể đến ở đây. Nhưng
bất cứ điều gì sẽ có hai mặt tích cực và tiêu cực của nó, tivi hiện đại vẫn sẽ còn
điểm yếu là nó khá dễ bị làm vỡ, ngã, màn hình dễ bị ố, dễ bị bám bụi cũng như
sẽ có một vài sự trục trặc về internet khi kết nối, chắc chắn thì chiếc tivi hiện đại
và trong tương lai sẽ khắc phục được hoàn toàn những điểm đó bởi vì xã hội tiến
bộ, công nghệ hiện đại thì sẽ có được những phát minh giúp cải thiện các điểm
yếu nhưng sẽ làm cho những trang thiết bị ấy tốt hơn chứ không thể tốt nhất
được vì không có chuyện hoàn hảo ở đây. Để có thể cải thiện được một số điểm
trên thì chiếc tivi nó cần có điểm tựa để đặt vào, có thể là đặt lên bàn, trong tủ
hoặc treo lên tường và giường như ở thời điểm hiện tại đã có những chiếc tivi
như vậy được tạo ra. Chúng ta muốn mang đến cho các bạn những trải nghiệm
mới. Hãy tưởng tượng, bạn có một chiếc tivi màn hình siêu rộng rất xịn sò với
công nghệ tối tân nhưng có một sự cố xui rủi xảy ra là đám nhóc nhà bạn trong
lúc vui đùa, làm cho nó ngã xuống hoặc chúng chạm tay vào màn hình, mà bạn
biết rồi đấy, màn hình của những chiếc tivi hiện tại rất mỏng và có thể bị thủng
bất cứ lúc nào nếu va vào đấy một lực đủ mạnh, thế là đi tong chiếc tivi. Vậy sao
chúng ta không thiết kế nó âm tường, đây là một ý tưởng mà chúng tôi nghĩ rằng
nó rất hữu dụng.
Hình ảnh minh họa TV âm tường

Ngoài ra, chúng tôi còn cho bạn thêm một bất ngờ nữa. Không chỉ có sự
tiện nghi của việc âm tường khiến tivi bạn khó đỗ hay khó rớt, chúng tôi còn
thiết kế một thứ có thể giúp cho màn hình tivi của bạn không bị ố hay bạn còn
có thể ngắm bản thân mình trong đó mỗi ngày. Chúng tôi đã cho ra một sản
phẩm tivi tích hợp thêm chiếc gương. Nó có một số tiện năng như sau : tiết kiệm
không gian, chống ố, bảo vệ màn hình tivi…

Chiếc gương là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mỗi
ngày, ít nhiều thì chúng ta cũng phải ngắm bản thân mình trong gương chứ.
Gương sẽ giúp chung ta soi mình vào trong trước mỗi ngày đi học hoặc đi làm,
thường tivi sẽ được đặt trong phòng khách nên chúng ta chỉ cần đi học và nghía
sang để nhìn là sẽ thấy được toàn bộ thân hình của mình. Gương còn là vật trang
trí, làm cho căn nhà của bạn thêm sáng hơn vì nó sẽ phản chiếu một phần ánh
sáng của mặt trời như một chiếc lăng kính. Với chất liệu ổn định và chống ố, nó
sẽ giúp cho màn hình tivi của bạn thêm chắc chắn.

Dạo gần đây thì có thêm một loại gương cảm ứng, chúng tôi sẽ tích hợp
nó lên chiếc tivi của bạn để các bạn có thể tiện trong việc dùng nếu như lúc đấy
các bạn đang ở xa điều khiển tivi.

Thêm nữa, để tối ưu cho không gian nhà bạn, nhóm chúng tôi đã nảy ra ý
tưởng tích hợp thêm cả công nghệ tranh điện tử vào chiếc tivi này. Nó có thể
dùng để trang trí cho nhà bạn thêm phần đẹp đẽ.

Từ những giá trị trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tạo ra chủ về về chiếc
tivi kết hợp với gương và tranh điện tử. Sản phẩm này mang tên Multifunction
TV.
Chương 2: Lịch sử sản phẩm
2.1 Lịch sử TV

2.1.1 Giới thiệu


Tivi được phát minh vào năm 1884. Phải mất hơn một thập kỷ chiếc tivi
đầu tiên mới được tạo ra và bán trên thị trường. Ngay cả khi đó, nó vẫn được
coi là một điều mới lạ. Lúc đó, chỉ có khoảng 50 người có tivi! Nhưng chỉ
trong vài thập kỷ, Tivi đã trở thành một trong những hình thức giải trí sáng
tạo nhất từng được tạo ra -- và vai trò của nó đã thay đổi đáng kể kể từ đó.
Trong bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu toàn bộ lịch sử của Tivi, ai đã phát
minh ra nó và khi nào, bao gồm các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
của TV.
2.1.2 Sự ra đời của TV
Kể từ những năm 1940 và 1950, khi TV lần đầu tiên xuất hiện và làm
thay đổi sâu sắc thế giới, thói quen xem của người xem đã trải qua một sự
thay đổi đáng kể. Công nghệ TV đã dần được cải thiện qua nhiều năm: TV
màu ra mắt vào những năm 1960, sau đó là cáp vào những năm 1970, VCR
vào những năm 1980 và độ nét cao vào cuối những năm 1990. Trong thế kỷ
21, người xem có xu hướng xem các chương trình trên máy tính bảng, máy
tính và điện thoại di động giống như xem trên TV. Tuy nhiên, đáng ngạc
nhiên là tất cả những tiến bộ công nghệ này thực sự chỉ là những cải tiến đối
với một hệ thống cơ bản đã tồn tại từ cuối những năm 1930 và thậm chí còn
có nguồn gốc lâu đời hơn.
Các loại TV đã được ra đời:
TV cơ học
Tivi đầu tiên sử dụng ống tia âm cực là tivi cơ học, đôi khi được gọi là tivi quét
cơ học (CRT). Sự khởi đầu của nó có thể bắt nguồn từ thử nghiệm của thế
kỷ 19 với các ống tia âm cực và máy chiếu cơ điện. TV cơ học là loại TV
được phát triển thương mại đầu tiên. Vào ngày 25 tháng 3 năm 1925, nhà
phát minh người Scotland John Logie Baird lần đầu tiên trình chiếu công
khai hình ảnh chuyển động trên TV.

TV điện tử
TV điện tử lần đầu tiên được trình diễn thành công tại San Francisco vào
ngày 7 tháng 9 năm 1927. Hệ thống này được thiết kế bởi Philo Taylor
Farnsworth, người đã nghiên cứu về nó từ năm 1920. TV điện tử là một
loại TV sử dụng tín hiệu điện tử để tạo ra hình ảnh trên màn hình. màn
hình video. Loại tivi này là một phương tiện trực quan TV ảnh và âm
thanh bằng sóng vô tuyến, vi sóng hoặc tia hồng ngoại.

TV màu
TV màu lần đầu tiên được nhắc đến. Vladimir K. Zworykin, một nhà phát
minh người Nga, cũng đã đệ trình bản công bố bằng sáng chế cho hệ
thống TV màu điện tử vào năm 1925.
TV màu, điện đầu tiên được tạo ra bởi nhóm nghiên cứu của Phòng thí
nghiệm RCA từ năm 1946 đến năm 1950. Vào ngày 17 tháng 12 năm
1953, một hệ thống TV màu thành công dựa trên hệ thống do RCA tạo ra
bắt đầu phát sóng quảng cáo.

TV kỹ thuật số
Sử dụng công nghệ số, TV kỹ thuật số là hệ thống truyền và nhận tín hiệu
TV. Thông qua mạng mặt đất, vệ tinh hoặc cáp, TV kỹ thuật số có thể
truyền âm thanh, video và dữ liệu đến nhà ở và cơ sở. Vào cuối những
năm 2000, TV kỹ thuật số đã trở thành tiêu chuẩn ở phần lớn các quốc gia
phát triển. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, quá trình chuyển đổi từ TV
analog sang kỹ thuật số đã hoàn tất vào năm 2010.
TV thông minh (Smart TV)
Smart TV là một loại TV được tích hợp các tính năng Internet và Web 2.0
tương tác, chẳng hạn như ứng dụng, truyền phát trực tuyến và duyệt Web.
TV thông minh cho phép người dùng truyền phát nội dung từ Internet và
sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Sự chấp nhận rộng rãi TV kỹ thuật số
vào giữa cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010 đã cải thiện đáng
kể Smart TV bằng cách làm cho chúng có giá phải chăng hơn bao giờ hết
đồng thời tăng chức năng của chúng bằng các tính năng mới như công
nghệ 3D hoặc khả năng phân giải 4K giúp hình ảnh sắc nét hơn bao giờ
hết.

2.2 Lịch sử màn hình cảm ứng


2.2.1 Mở đầu

Hiện nay, màn hình cảm ứng đa điểm tương ứng giao diện người
dùng được xem như một công cụ chính giúp con người có thể tương tác
với các thiết bị kỹ thuật số. Theo dự đoán của các chuyên gia, đây sẽ là xu
hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của các thiết bị điện tử và sự hiện
diện của chuột, bàn phím cũng sẽ dần lu mờ. Màn hình cảm ứng đã dần
thống trị thế giới thiết bị di động và còn sẵn sàng được áp dụng cho nhiều
thiết bị khác.

2.2.2 Các mốc thời gian của màn hình cảm ứng

+ Những năm 1960: Màn hình cảm ứng đầu tiên điều khiển bằng cách
chạm ngón tay đầu tiên trên thế giới (còn gọi là màn hình cảm ứng điện
dung) được phát minh bởi E.A. Johnson vào năm 1965 tại Royal Radar
Establishment ở thị trấn Malvern, vùng Worcestershire nước Anh.

+ Những năm 1970: Màn hình cảm ứng điện trở được phát minh nhờ vào
ý tưởng khá tình cờ của nhà phát minh người Mỹ, giáo sư G. Samuel
Hurst đến từ Đại học Kentucky trong quá trình nghiên cứu vật lý hạt nhân
của ông.
+ Năm 1993: Nintendo phát hành Super Mario World 2: Yoshi's Island,
trò chơi điện tử đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng để điều khiển.

+ Giai đoạn từ 2000-nay: Trong giai đoạn này, các màn hình cảm ứng tiếp
tục phát triển và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, được sử dụng trong
nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính
bảng, TV, máy tính và các thiết bị khác. Ví dụ như Nokia 9000, iMac,
Sharp Aquos Touch(TV)…

2.3 Sản phẩm Multifunction TV


2.3.1 Lý do ra đời

Để đáp ứng và tận dụng những nhu cầu và xu hướng đang tồn tại
trong xã hội. Các sản phẩm công nghệ thường được phát triển để đáp ứng
mong đợi và nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Các sản
phẩm có xu hướng hướng đến việc cung cấp một giải pháp giải trí đa chức
năng và tích hợp nhiều tiện ích vào một thiết bị. Người tiêu dùng hiện nay
không chỉ đơn thuần muốn một chiếc Tivi để xem chương trình, mà còn
mong muốn trải nghiệm giải trí toàn diện và tích hợp nó vào không gian
sống của họ một cách linh hoạt và sáng tạo. Vì vậy sự ra đời của sản
phẩm Multifunction TV sẽ là xu hướng để đáp ứng nhu cầu của con người
trong tương lai.

2.3.2 Ưu và nhược điểm

a. Ưu điểm

- Đa chức năng: Sản phẩm này kết hợp nhiều tính năng trong một, tạo ra
trải nghiệm giải trí đa dạng. Người dùng có thể sử dụng Tivi như bình
thường, sử dụng màn hình cảm ứng để tương tác, hoặc thậm chí biến nó
thành gương hoặc tranh điện tử.

- Thiết kế sang trọng và hiện đại: Gương và tranh điện tử thường mang lại
vẻ ngoại hình đẹp mắt và hiện đại, khiến sản phẩm phù hợp với nhiều
không gian nội thất và phong cách sống.

- Tiết kiệm không gian: Sự kết hợp giữa Tivi, gương và tranh điện tử có
thể giúp tiết kiệm không gian trong căn phòng. Đặc biệt là trong những
căn phòng nhỏ hoặc khi không muốn màn hình Tivi chiếm quá nhiều
không gian.
- Tính tương tác cao: Màn hình cảm ứng cung cấp tính năng tương tác
cao, giúp người dùng dễ dàng điều khiển và thao tác trên màn hình một
cách thuận tiện.

b. Nhược điểm

- Giá cả cao: Sản phẩm này có thể có giá cao hơn so với các Tivi thông
thường do sự tích hợp nhiều công nghệ và tính năng khác nhau.
- Khả năng sửa chữa khó khăn: Việc tích hợp nhiều tính năng vào một sản
phẩm có thể làm tăng độ phức tạp của nó và làm cho việc sửa chữa trở
nên khó khăn, đặc biệt khi một trong những tính năng bị hỏng.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Đôi khi, việc sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm này
yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao, làm cho người dùng cần có hiểu biết về
công nghệ để tận hưởng đầy đủ tính năng.
- Về tuổi thọ: Tính năng kết hợp này có thể đặt ra thách thức về độ bền và
tuổi thọ của sản phẩm, đặc biệt khi sử dụng nhiều tính năng cùng một lúc.

Chương 3: Yêu cầu và mô tả sản phẩm


3.1 Yêu cầu

a. Thiết kế

Multifunction TV có thiết kế mỏng, nhẹ, gọn gàng với vẻ ngoài sang


trọng và hiện đại, phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau. Người dùng có
thể lựa chọn sản phẩm theo sở thích vì nó có đa dạng kiểu dáng, kích thước, màu
sắc. Sản phẩm được làm từ chất liệu cao cấp, vừa đảm bảo độ bền vừa đáp ứng
được tính thẩm mỹ của người sử dụng.

b. Chức năng

Là 1 chiếc tivi có những chức năng cơ bản, thêm vào đó chế độ gương soi
và có chế độ chuyển sang tranh điện tử.
Khi không sử dụng, Multifunction TV sẽ ở chế độ gương soi, người dùng
có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trên màn hình cộng với việc sử
dụng các chế độ hiển thị khác nhau để chỉnh sửa hiệu ứng theo sở thích.
Khi ở chế độ tranh điện tử, Multifunction TV sẽ hiển thị bức tranh mà
người dùng lựa chọ theo sở thích cá nhân, đồng thời sẽ lock màn hình giúp cho
TV sẽ không bị tắt tự động. Khi ở chế độ này TV sẽ tối ưu hóa lượng tiêu thụ
điện năng ở mức thấp nhất.
Ngoài ra người dùng có thể sử dụng như TV bình thường, có thể xem
phim, nghe nhạc trên màn hình cảm ứng. Cũng có thể kiểm tra thời tiết, tin tức,
lịch hẹn trên màn hình một cách nhanh chóng và thuận tiện và điều khiển các
thiết bị điện tử trong nhà, chẳng hạn như loa, máy lạnh, đèn,...hoặc đơn giản có
thể là một bức tranh tô điểm them cho ngôi nhà. Tất cả được điều khiển bằng
giọng nói hoặc các thao tác vuốt chạm trên màn hình cảm ứng.
3.2 Mô tả sản phẩm

a. Cấu tạo

Tivi tích hợp gương tranh là một sản phẩm công nghệ mới, tích hợp cả hai
chức năng của gương và ti vi nhưng kích thước vừa phải và nhẹ nhàng như một
bức tranh treo tường. Cấu tạo của sản phẩm này bao gồm các thành phần chính
sau:

Phía trước là một tấm kính cường lực, có tác dụng bảo vệ màn hình hiển
thị và phản chiếu hình ảnh. Kính cường lực có độ cứng cao, chống va đập tốt,
giúp sản phẩm bền bỉ hơn. Kính cường lực thường có độ dày từ 5mm đến
10mm, tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm.

Lớp màn hình hiển thị là một màn hình LCD hoặc OLED, có tác dụng
hiển thị hình ảnh. Màn hình cần có độ phân giải cao để hình ảnh hiển thị rõ nét.
Độ phân giải của màn hình gương tích hợp ti vi thường từ Full HD (1920 x
1080) đến 4K (3840 x 2160).

Đèn: Là một hệ thống đèn LED hoặc đèn nền, có tác dụng chiếu sáng cho
màn hình. Đèn LED có độ sáng cao, giúp hình ảnh hiển thị rõ nét hơn, trong khi
đèn nền giúp hình ảnh hiển thị mịn màng hơn. Đèn LED thường được bố trí ở
xung quanh màn hình, trong khi đèn nền thường được bố trí ở phía sau màn
hình.

Vi mạch, phần cứng: Là các linh kiện điện tử, có tác dụng xử lý hình ảnh,
điều khiển màn hình và cung cấp nguồn điện cho sản phẩm. Vi mạch, phần cứng
thường được đặt bên trong một hộp nhựa, được gắn trực tiếp vào mặt sau của
màn hình.

Khung nhựa: Là một lớp nhựa ốp phía sau sản phẩm, có tác dụng che
chắn các linh kiện điện tử và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động bên ngoài. Lớp
nhựa thường có độ dày từ 1mm đến 2mm.

Lỗ cắm điện: Là một lỗ cắm điện để kết nối sản phẩm với nguồn điện. Lỗ
cắm điện thường được đặt ở một góc của sản phẩm.

Đầu cắm tín hiệu: Là các lỗ cắm usb, hdmi để kết nối sản phẩm với các
thiết bị khác, chẳng hạn như máy tính, điện thoại, loa... Dây tín hiệu thường
được đặt ở hai bên sản phẩm.
Cụ thể, các thành phần này được bố trí như sau:

+ Phía trước: Kính cường lực được gắn trực tiếp lên khung của sản phẩm.
Khung của sản phẩm thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa.

+ Ở giữa: Màn hình hiển thị và hệ thống đèn được đặt bên trong một
khung kim loại. Khung kim loại này có tác dụng bảo vệ màn hình và hệ thống
đèn khỏi các tác động bên ngoài.

+ Sau lớp màn hình: Vi mạch, phần cứng được đặt bên trong một hộp
nhựa. Hộp nhựa này có tác dụng che chắn các linh kiện điện tử khỏi các tác
động bên ngoài.

+ Phía sau: Lớp nhựa được gắn trực tiếp lên hộp nhựa chứa vi mạch, phần
cứng. Lớp nhựa này có tác dụng bảo vệ vi mạch, phần cứng khỏi các tác động
bên ngoài và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

+ 2 bên sản phẩm: Lỗ cắm điện và dây tín hiệu được đặt ở hai bên sản
phẩm. Lỗ cắm điện và dây tín hiệu thường được gắn trực tiếp lên khung của sản
phẩm.

+ Cấu tạo của tivi tích hợp gương tranh khá đơn giản, nhưng lại mang đến
nhiều tiện ích cho người sử dụng. Sản phẩm này có thể được sử dụng để trang
điểm, xem tin tức, xem phim, nghe nhạc,... cũng có thể được dùng để trang trí.
Đây là một sản phẩm công nghệ mới hứa hẹn sẽ ngày càng được ưa chuộng
trong tương lai.

b. Chức năng

Chức năng đa nhiệm


- Chế độ Tivi:
+ Công nghệ màn hình: Sử dụng công nghệ màn hình cao cấp như OLED
hoặc QLED để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt, với độ sáng, độ tương phản, và
màu sắc xuất sắc.
+ Hệ điều hành thông minh: Tích hợp hệ điều hành thông minh như
Android TV, webOS hoặc Tizen để truy cập các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.
+ Âm thanh: Hệ thống loa tích hợp hoặc hỗ trợ âm thanh vòm để cung cấp
trải nghiệm âm thanh sống động.
+ Kết nối: Các cổng kết nối như HDMI, USB, và Bluetooth để tương
thích với nhiều thiết bị khác nhau.

- Chế độ Gương:
+ Chất lượng gương: Sử dụng chất liệu gương chất lượng cao để đảm bảo
hình ảnh rõ nét và không bị méo mó.
+ Cảm biến ánh sáng: Tích hợp cảm biến ánh sáng để tối ưu hóa độ sáng
của gương dựa trên mức độ ánh sáng trong phòng.
+ Chức năng thông minh: Có thể tích hợp các chức năng thông minh như
hiển thị thông báo, thời tiết, hoặc thậm chí chức năng trang điểm ảo.

- Chế độ Tranh điện tử:


+ Chất lượng hình ảnh: Sử dụng công nghệ màn hình chất lượng cao để
hiển thị tranh điện tử với độ phân giải cao và màu sắc sống động.
+ Tính linh hoạt: Cho phép người dùng tải lên hoặc chọn từ một thư viện
tranh điện tử, thậm chí còn có thể tùy chỉnh nội dung theo sở thích cá nhân.
+ Hiển thị nghệ thuật: Có thể chọn chế độ hiển thị tranh ảnh nghệ thuật
khi không sử dụng tivi, tạo ra một không gian trang trí độc đáo.

Chức Năng Màn Hình Cảm Ứng:


- Công Nghệ Chạm và Điều Khiển Bằng Tay: Sử dụng công nghệ chạm
đa điểm để người dùng có thể tương tác trực tiếp với nội dung trên màn hình,
điều này mở ra khả năng thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
- Điều Khiển Bằng Giọng Nói: Tích hợp hệ thống nhận diện giọng nói để
người dùng có thể điều khiển tivi bằng giọng nói, từ việc chuyển đổi chế độ đến
tìm kiếm nội dung trực tuyến.

Tính Năng Tương Tác Trên Tranh:


- Vẽ và Ghi Chú Trực Tiếp: Màn hình cảm ứng mở ra khả năng tương tác
trực tiếp với tranh điện tử. Người dùng có thể vẽ, ghi chú, hoặc thậm chí làm
thay đổi nội dung trực tiếp trên tranh.
- Thay Đổi Chi Tiết Tranh: Cho phép người dùng tương tác với các chi
tiết của tranh, thay đổi màu sắc, kích thước, hoặc thậm chí thêm hiệu ứng đặc
biệt, tạo ra một trải nghiệm sáng tạo và cá nhân hóa.

Tính Năng Màn Hình Chia Đa Nhiệm:


- Chia Màn Hình: Màn hình cảm ứng có thể chia thành nhiều phần, cho
phép người dùng xem nhiều nguồn nội dung cùng một lúc. Điều này có thể hữu
ích khi muốn theo dõi tin tức trực tuyến và xem video đồng thời.
- Hỗ Trợ PIP: Tích hợp chức năng Picture-in-Picture để giữ một cửa sổ
nhỏ hiển thị trên màn hình trong khi tiếp tục xem nội dung chính.

Chức Năng Tương Tác Thông Minh:


- Hiển Thị Thông Báo Cảm Ứng: Thông qua màn hình cảm ứng, người
dùng có thể nhận thông báo và thậm chí tương tác trực tiếp với chúng, như trả
lời cuộc gọi video mà không cần rời khỏi màn hình.
Tính linh hoạt và tuỳ chỉnh:
- Chế độ Gương và Tranh: Cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa
chế độ gương và tranh, có thể thông qua điều khiển từ xa hoặc ứng dụng di
động.
- Tùy chỉnh chế độ hiển thị: Người dùng có thể tùy chỉnh cài đặt để chọn
chế độ hiển thị mặc định khi tivi tắt.

Kết nối và Điều khiển:


- Kết nối thông minh: Hỗ trợ kết nối Wi-Fi và Bluetooth cho phép truy
cập dễ dàng vào nội dung trực tuyến và điều khiển từ xa thông minh.
- Ứng dụng di động: Sử dụng ứng dụng di động để điều khiển tất cả các
chức năng của tivi, bao gồm cả chuyển đổi giữa các chế độ.

Chế độ Tự động Chuyển đổi và Kiểm soát Năng lượng:


- Cảm biến tự động: Cảm biến có thể được tích hợp để tự động chuyển đổi
giữa các chế độ dựa trên điều kiện ánh sáng và thời gian.
- Chế độ tiết kiệm năng lượng: Tích hợp chế độ tiết kiệm năng lượng khi
tivi không được sử dụng để giảm tiêu thụ điện.

https://www.tcl.com/vn/vi/blog/playbooks/history-of-tv

You might also like