You are on page 1of 12

BÀI HỌC STEM

SỰ BIẾN ĐỔI CÁC ĐẠI LƯỢNG, TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa
theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một
nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các
nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A). – Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính
nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với
electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các
nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
– Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo
chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ


Bảng tuần hoàn (BTH) là một công trình vô cùng giá trị của nhà bác học người Nga – Medeleev –thể
hiện tính hệ thống và quy luật của các nguyên tố hóa học cũng như thành phần và tính chất của các
hợp chất của chúng. Đó là cơ sở lí thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu cũng như học tập hóa học.
Bảng tuần hoàn là một phương tiện trực quan quan trọng mà GV sử dụng để dạy nội dung chương
BTH ở môn Hóa học 10, và HS tra cứu trong học tập. Hiện nay chủ yếu sử dụng BTH trên mặt phẳng
giấy, trên mỗi ô của bảng tuần hoàn có rất nhiều thông tin liên quan đến các nguyên tố, tuy nhiên số
nguyên tố lớn nên diện tích mỗi ô nguyên tố là khá nhỏ, việc quan sát các thông tin trên đó bị rối và
sẽ khó để nhìn thấy sự biến thiên của từng đại lượng của mỗi nguyên tố trong mỗi chu kì hay nhóm
của bảng tuần hoàn.

Nhiệm vụ: Nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng, tính chất và thành phần của các nguyên tố trong
BTH, vận dụng kiến thức về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH; Sử dụng các hình khối, kĩ
thuật gập giấy, trục quay ĐỂ CHẾ TẠO 1 BTH THÔNG MINH (dạng 3D hoặc gấp, xếp lớp,…) đảm
bảo yêu cầu với kích thước, thiết kế phù hợp, chứa các thông tin trên mỗi ô nguyên tố, thể hiện nguyên
tắc sắp xếp các nguyên tố và sự biến thiên và tính tuần hoàn của từng đại lượng của các nguyên tố.

Tiêu chí cụ thể như sau:


STT Tiêu chí Điểm
1 Đủ số nguyên tố nhóm A, mỗi nguyên tố 1 ô xếp theo đúng nguyên tắc xếp các nguyên tố vào BTH, kích
tối đa là khổ A2.
(tiêu chí này bắt buộc phải đảm bảo)
2 BTH có thể điều chỉnh (gập, xoay, kéo,…) một cách linh hoạt, dễ dàng để chuyển thấy được tối 15
thiểu 3 giao diện. Tổng thông tin trên các giao diện gồm:
 Số hiệu, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối
 Cấu hình e/cấu hình e lớp ngoài cùng
 Ứng dụng điển hình của mỗi nguyên tố.
 Bán kính nguyên tử.
 Độ âm điện
 Hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với H
 Tính kim loại, phi kim, acid, base
(thông tin về bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị ở dạng số liệu, còn tính kim loại, phi kim,
axit, base là tính chất (kể tên tính chất)
3 Trên mỗi giao diện của BTH chọn thể hiện các loại thông tin theo 1 logic hoặc lí do hợp lí và thể 10
hiện được sự biến đổi theo chu kì và nhóm.
4 Hình thức thể hiện thông tin (text, hình ảnh, màu sắc, kích cỡ) trực quan, rõ nét, sinh động, nổi 10
bật các thông số khác nhau, phân biệt được 3 giao diện dễ dàng.
5 Chắc chắn, sử dụng được lâu dài 5
Tổng 40

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


3. LẬP BẢN THIẾT KẾ BẢNG TUẦN HOÀN

Nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ các yêu cầu với sản phẩm hãy lập bản vẽ mô tả cấu trúc mô hình,
hình dáng, màu sắc, kích thước, nội dung của toàn bộ bảng và các hợp phần, chất liệu sử dụng. Vẽ
trên giấy A3/4 hoặc trên máy vi tính.

Chuẩn bị trình bày ý tưởng của bảng tuần hoàn theo các tiêu chí trong bảng kiểm trước lớp trong
khoảng thời gian tối đa 3 phút, giải thích lí do, cơ sở của các ý tưởng trong thiết kế.

Hướng dẫn:

Lập bản vẽ và tự đánh giá theo bảng kiểm sau. Lưu ý những tiêu chí nào chưa thể hiện được trên bản
vẽ cần điều chỉnh lại

BẢNG KIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN VẼ KĨ THUẬT


STT Bản vẽ kĩ thuật có thể hiện được Có Không
1 Hình dáng của BTH thiết kế?
2 Kích thước của BTH và các bộ phận, chi tiết trong BTH?
3 Chất liệu sử dụng thiết kế BTH?
4 BTH có 3 giao diện?
5 Các thông tin trình bày trên mỗi giao diện?
Việc phân chia các thông tin trình bày trên mỗi giao diện được căn cứ
6
trên những mỗi liên hệ nào đó?
Các thông tin trên mỗi giao diện thể hiện được nguyên tắc sắp xếp các
7
nguyên tố trong BTH?
Các thông tin trên mỗi giao diện thể hiện được quy luật biến đổi theo
8
chu kì, nhóm các nguyên tố trong BTH?
Màu sắc, hình dạng, kích thước thiết kế có minh họa được ý nghĩa các
9
thông tin, sự biến đổi các đại lượng, tính chất,…?
10 Cách điều chỉnh chuyển các giao diện?
Tổng /10 /10

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẢN VẼ KĨ THUẬT

STT Tiêu chí Điểm


Bản vẽ mô tả được hình thức, cấu tạo của bảng tuần hoàn, các thông tin thể hiện
1 10
(chỉ rõ tên các bộ phận của sản phẩm trên bản vẽ).
Bản vẽ mô tả được chất liệu và kích thước các bộ phận của sản phẩm (ghi chú vật
2
liệu sử dụng và kích thước các bộ phận của thiết bị…).
Mô tả được khả năng điều chỉnh (gập, xoay, kéo,…) một cách linh hoạt, dễ dàng
3 để chuyển thấy được tối thiểu 3 giao diện chứa các thông tin như trong tiêu chí 10
đánh giá BTH.
Tổng 20
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẢNG TUẦN HOÀN THÔNG MINH
Điểm đạt được
Mức đánh giá
STT Tiêu chí của nhóm
1 2 3 1 2 3 4
1 Thể hiện đủ số nguyên Không đạt Đạt
tố nhóm A, mỗi nguyên
tố 1 ô xếp theo đúng
nguyên tắc xếp các
nguyên tố vào BTH, kích
thước phù hợp.
2 BTH có thể điều chỉnh 3 điểm 4 điểm 5 điểm
(gập, xoay, kéo,…) được Điều chỉnh được Điều chỉnh được Điều chỉnh một
tối thiểu 3 giao diện.
các giao diện các giao diện cách linh hoạt,
nhưng khó khăn nhưng chưa thuận dễ dàng giữa các
tiện, linh hoạt giao diện
3 Tổng thông tin trên các 6 điểm 8 điểm 10 điểm
giao diện tối thiểu cần Có 1-3 loại Có 4-6 loại thông Đầy đủ hoặc
có:
thông tin theo tin theo yêu cầu vượt các thông
1. Số hiệu, kí hiệu hóa
yêu cầu tin theo yêu cầu
học, tên nguyên tố,
nguyên tử khối
2. Cấu hình e/cấu hình e
lớp ngoài cùng
3. Ứng dụng điển hình
của mỗi nguyên tố.
4. Bán kính nguyên tử.
5. Độ âm điện
6. Hóa trị cao nhất với
oxi, hóa trị trong hợp
chất khí với H
7. Tính kim loại,
phi kim, acid, base
4 Phân chia các thông tin 6 điểm 8 điểm 10 điểm
lựa chọn trên mỗi giao Các loại thông Các loại thông tin Các loại thông
diện logic, phù hợp
tin trên mỗi giao trên mỗi giao diện tin trên mỗi giao
diện không có có căn cứ nhưng diện theo logic
mối liên hệ gì chưa theo logic phù hợp, thể
với nhau phù hợp và thể hiện được quy
hiện được quy luật luật biến đổi
biến đổi
5 Sử dụng hình ảnh, font 2 điểm 3 điểm 4 điểm
chữ Chưa phù hợp Trực quan, sinh Phù hợp nội
nội dung, chưa động, nổi bật các dung, trực quan,
trực quan, sinh thông số khác sinh động, nổi
động, chưa nổi nhau, một số hình bật các thông số
bật được các ảnh chưa phù hợp khác nhau.
thông số khác nội dung
nhau

6 Sử dụng màu sắc 2 điểm 3 điểm 4 điểm


Đơn điệu Đa dạng, chưa Đa dạng, đảm
đảm bảo sự tương bảo sự tương
phản phản, nổi bật các
thông số, giao
diện
7 Chắc chắn, sử dụng 2 điểm 3 điểm 4 điểm
được lâu dài Không chắc Chắc chắn, màu Chắc chắn, màu
chắn, màu sắc, sắc, nguyên liệu sắc, nguyên liệu
nguyên liệu không được bền bền lâu
không được bền lâu
lâu
8 Tính sáng tạo, độc đáo 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Không có sự Có sự sáng tạo, Rất sáng tạo, độc
sáng tạo, độc đáo độc đáo đáo
Tổng 40

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

 Thảo luận lập cơ cấu tổ chức nhóm (bầu nhóm trưởng, thư kí,…., đặt tên nhóm)
 Nghiên cứu, thảo luận làm rõ yêu cầu/tiêu chí của sản phẩm cuối cần thực hiện (Mô hình +
bản word + video giới thiệu BTH), thời hạn hoàn thành
 Lập kế hoạch thực hiện chi tiết, phân công nhiệm vụ

(nên dành thời gian cho các thành viên làm việc cá nhân, tìm hiểu về kiến thức về BTH theo
yêu cầu nội dung của sản phẩm mô hình BTH, đề xuất ý tưởng  thảo luận nhóm chia sẻ kiến
thức, ý tưởng, thảo luận thống nhất ý tưởng, lập bản thiết kế kĩ thuật, bản word mô tả về BTH
định thiết kế  Phân chia, thực hiện nhiệm vụ cá nhân  tổng hợp tạo sản phẩm chung, hợp
tác giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, hoàn thiện mô hình BTH 
Điều chỉnh bản word mô tả, quay video giới thiệu mô hình BTH)
 Thực hiện theo kế hoạch, các thành viên thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, đôn đốc,
hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ và sản phẩm chung.

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ BẢNG TUẦN HOÀN

LỊCH SỬ TÌM RA BẢNG TUẦN HOÀN

Từ trước công nguyên cho đến cuối thế kỉ XIX , năm 1869 người ta đã biết 63 nguyên tố hoá học.
Các nguyên tố được tìm ra một cách ngẫu nhiên như vàng, bạc, đồng, sắt vào thời nguyên thuỷ ... hay
mò mẫn như phốt pho do Hennig Brand phát hiện năm 1649 v.v... Trong hoá học lúc bấy giờ người
ta cũng tích luỹ được một lượng lớn các tài liệu thực nghiệm , trong đó lẫn lộn cả đúng cả sai.

Sự phát triển của khoa học đòi hỏi phải Tìm cách hệ thống hoá các tài liệu thực nghiệm, phân loại
các nguyên tố hoá học và tìm ra một quy luật chung chi phối tính chất của các nguyên tố.

Nhiều công trình của các nhà khoa học đã đề ra các cách phân loại các nguyên tố hoặc tìm ra một
vài quy tắc biến đổi tính chất của chúng. Dưới đây là một vài cách phân loại trước Mendeleev.

1. Phân loại theo kim loại và phi kim do Berzelius người Thuỵ Điển đề xuất dựa trên các yếu tố
sau:

- Ở trạng thái tự do, kim loại có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Phi kim thì ngược lại, không có
ánh kim và dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

- Hiđroxit của các kim loại mạnh là các bazơ, hiđroxit của các phi kim là các axit.

- Các phi kim tạo thành hợp chất khí với hiđro, các kim loại không có tính chất đó.

Cách phân loại trên có những không xếp được những nguyên tố vừa thể hiện tính kim loại và phi kim
hay các nguyên tố không có tính kim loại cũng không có tính phi kim (khí hiếm).

2. Phân loại theo nhóm tự nhiên

1. Dobreiner (1780-1849) người Đức


xếp các nguyên tố thành "bộ ba" có tính
chất giống nhau Ông thấy rằng các bộ ba
như bên

Ví dụ: Canxi (40) ; Stronti (88) ; Bari (137) có những tính chất tương tự nhau.

Về sau thì các nhà khoa học khác đã mở rộng thuyết của ông và tìm được cách sắp xếp cho các nguyên
tố khác : Flo được xếp vào cùng với nhóm của clo, brom, iot ; lưu huỳnh, oxi, selen, telu vào một
nhóm ; nitơ, phốt pho, asen, antimon, bitmut vào một nhóm khác.
2. Newland (1837 - 1898) người Anh
xếp các nguyên tố vào bộ tám. Ông nhận
thấy 8 nguyên tố xếp sau lặp lại tính chất
8 nguyên tố đứng trước như luật "bát bộ"
trong âm nhạc.

3. Một số nhà bác học khác chia các nguyên tố thành nhóm kim loại kiềm, nhóm halogen, nhóm oxi
- lưu huỳnh, v.v ...

4. Bảng biến đổi thể tích nguyên tử các nguyên tố của Mayer

Năm 1869, nhà hoá học Đức


Lothar Mayer vẽ đồ thị biểu diễn
sự thay đổi thể tích nguyên tử
(trọng lượng chia cho tỉ trọng)
theo chiều tăng của trọng lượng
nguyên tử. Ông nhận thấy có sự
biến đổi tuần hoàn.

Tất cả các cách sắp xếp trên chỉ mới thể hiện
được mối liên hệ giữa các nguyên tố trong từng
nhóm mà chưa tìm ra mối liên hệ giữa các
nhóm, chưa tìm ra quy luật chung làm cơ sở cho
sự sắp xếp các nguyên tố. Cho đến năm 1869,
Mendeleev - nhà bác học vĩ đại người Nga - mới
tìm ra định luật tuần hoàn trên cơ sở đó, xây
dựng bảng hệ thống tuần hoàn.
Khi ông tìm cách sắp xếp các nguyên tố theo
các tính chất hoá học của chúng, ông nhận thấy
các mẫu hình dẫn ông tới ý tưởng Bảng tuần
hoàn.
Ngày 6 tháng 3 năm 1869, Mendeleev có cuộc
giới thiệu chính thức với Viện Hoá học Nga,
tiêu đề The Dependence between the Properties
of the Atomic Weights of the Elements (Sự phụ
thuộc giữa các tính chất của trọng lượng nguyên
tử của các nguyên tố), miêu tả các nguyên tố
theo cả trọng lượng nguyên tử và hoá trị. Một mẫu bảng tuần hoàn của
Mendeleev, từ ấn bản tiếng Anh đầu
tiên của cuốn sách của ông (1891, dựa
trên ấn bản thứ 5 bằng tiếng Nga).
Mendeleev xuất bản bảng tuần hoàn các nguyên tố của tất cả các nguyên tố đã biết và dự đoán nhiều
nguyên tố mới để hoàn thành bảng. Chỉ vài tháng sau, Meyer đã xuất bản một bảng rõ ràng giống hệt.
Một số người coi Meyer và Mendeleev là những người đồng phát minh ra bảng tuần hoàn, nhưng rõ
ràng mọi người đồng ý rằng sự dự đoán chính xác của Mendeleev về các đặc tính của cái ông gọi
là ekasilicon, ekaaluminium và ekaboron (germanium, gallium và scandium) xứng đáng khiến ông
xứng đáng với đa số lời khen ngợi về bảng tuần hoàn.
Về tám nguyên tố do ông dự đoán, ông đã sử dụng các hậu tố eka, dvi, và tri (tiếng Phạn một, hai, ba)
trong việc đặt tên chúng. Mendeleev đã nghi ngờ một số trọng lượng nguyên tử hiện đã được chấp
nhận (chúng chỉ có thể được đo với một độ chính xác khá thấp ở thời điểm đó), chỉ ra rằng chúng
không tương ứng với những tính chất do Bảng tuần hoàn của ông chỉ ra.
Bảng tuần hoàn hiện này được sắp xếp dựa trên cơ sở cấu tạo lớp vở electron của nguyên tử, về cơ
bản là trùng với bảng tuần hoàn của Mendeleev.
CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ NGUYÊN TỐ GALI

Khi Mendeleev tìm ra quy luật, ông đã sắp xếp những nguyên tố thành một bảng tuần hoàn, trong đó
có những nguyên tố vẫn phải để trống. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chờ đợi kết quả kiểm
nghiệm của các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đối với quy luật tuần hoàn của các nguyên tố,
nhưng suốt 4 năm không phát hiện thêm được nguyên tố mới nào.

Năm 1875 Viện Hàn lâm khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói ông đã
tạo ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng, ông gọi nguyên tố là "Gali". Tính chất của
Gali giống như nhôm, nguyên tử lượng là 59,72; tỷ trọng là 4,7. Nghe được tin này Menđêlêep rất vui
mừng, theo phát hiện 4 năm trước đây của ông nguyên tố mới này cùng "nhóm của nhôm" đây là điều
4 năm trước ông đã dự đoán. Nhưng ông lại cảm thấy không yên tâm, theo cách tính của bảng tuần
hoàn thì nguyên tử lượng của nhôm phải là khoảng 68, tỷ tọng phải là 5,9 - 6,0. Menđêlêep tin rằng
mình đúng, ông lập tức viết thư cho Viện Hàn lâm khoa học Pari nói ý kiến của mình.

Bức thư được chuyển đến tay nhà khoa học đã công bố phát hiện ra Gali. Ông ấy hết sức ngạc nhiên,
Menđêlêep chưa nhìn thấy mặt "Gali" mà dám nói biết được nguyên tử lượng và tỷ trọng của nó là
bao nhiêu, cứ như là chuyện đùa? Nhưng vì thận trọng, nhà khoa học ấy đã tiến hành xác định lại một
lần nữa những số liệu trên, kết quả vẫn không thay đổi.

Một thời gian sau, nhà khoa học người Pháp này lại nhận được thư của Menđêlêep, lời lẽ trong thư
hết sức tự tin, hình như không phải là đang nói đến nguyên tố mới, mà là đang làm một bài toán: "4
+ ( ) = 10". Nhưng là nhà khoa học ông không thể xem thường ý kiến của Menđêlêep. Ông lại tuyển
Gali một lần nữa rồi xác định những chỉ số của nó, kết quả lần này làm ông ngạc nhiên bởi đúng như
dự đoán của Menđêlêep: Tỷ trọng của Gali là 5,94; đây đúng là một sự trùng hợp đặc biệt không thể
tưởng tượng được.

Sau khi lời dự đoán kỳ lạ này được chứng thực, cả giới hóa học kinh ngạc. Lý luận về quy luật tuần
hoàn của các nguyên tố học đã bị lãng quên nhiều năm, nay được mọi người coi trọng, một số nhà
khoa học đã chân thành chúc mừng sự phát hiện tài ba của Menđêlêep. Bảng tuần hoàn nhanh chóng
được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá đi khắp nơi trên trái đất. Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêep) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến
việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.

Bốn năm sau, Thụy Điển phát hiện một loại nguyên tố mới khác, có người gọi nó là "Scanđi". Khi
mọi người nghiên cứu sâu hơn một bước thì phát hiện ra rằng "Scanđi" chính là nguyên tố nằm trong
"nhóm của Bo" mà Menđêlêep đã dự đoán. Mọi người phát hiện ra rằng lý luận về quy luật tuần hoàn
của các nguyên tố không chỉ có thể dự kiến vị trí cho các nguyên tố chưa tìm ra "mà còn có thế biết
trước được tính chất quan trọng của chúng".

"Nguyên lý hóa học" của Menđêlêep đã được đánh giá rất cao, trở thành bộ sách giáo khoa kinh
điển được thế giới công nhận. Có người đánh giá Menđêlêep như sau: "Trong lịch sử hóa học, ông
dùng một chủ đề đơn giản mà đã gọi ra được cả thế giới".
BẢNG KIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN VẼ KĨ THUẬT
STT Bản vẽ kĩ thuật có thể hiện được Có Không
1 Hình dáng của BTH thiết kế?
2 Kích thước của BTH và các bộ phận, chi tiết trong BTH?
3 Chất liệu sử dụng thiết kế BTH?
4 BTH có 3 giao diện?
5 Các thông tin trình bày trên mỗi giao diện?
Việc phân chia các thông tin trình bày trên mỗi giao diện được căn
6
cứ trên những mỗi liên hệ nào đó?
Các thông tin trên mỗi giao diện thể hiện được nguyên tắc sắp xếp
7
các nguyên tố trong BTH?
Các thông tin trên mỗi giao diện thể hiện được quy luật biến đổi
8
theo chu kì, nhóm các nguyên tố trong BTH?
Màu sắc, hình dạng, kích thước thiết kế có minh họa được ý nghĩa
9
các thông tin, sự biến đổi các đại lượng, tính chất,…?
10 Cách điều chỉnh chuyển các giao diện?
Tổng /10 /10
MINH CHỨNG CẦN NỘP
1. Biên bản thảo luận
(cần ghi rõ thời gian, địa điểm/hình thức, số thành viên tham dự, tiến trình thảo luận, nội
dung ý kiến các cá nhân, thống nhất chung)

2. Phân công nhiệm vụ


(liệt kê các nhiệm vụ chi tiết của từng cá nhân)
Tên thành Nhiệm vụ Sản phẩm Ghi chú
STT Thời hạn
viên thực hiện cần đạt khác

2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên trong nhóm
(nhóm thảo luận đánh giá cho từng cá nhân căn cứ trên các nhiệm vụ phân công, sự hoàn
thành và thái độ tham gia làm việc nhóm)

Mức độ hoàn Thái độ thể


Mức độ đóng Mức độ hợp
thành nhiệm hiện tính xây
Tên thành góp ý kiến, tác với các
STT vụ được phân dựng, đoàn
viên phản biện, thành viên
công và sản kết trong
phân tích trong nhóm
phẩm nhóm nhóm
1
2
3
4
5

Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 mức độ, cụ thể mô tả các mức độ như sau:
Tiêu chí Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Mức độ đóng Chủ động, tích Chủ động, tích Có tham gia Hầu như
góp ý kiến, cực nêu ý kiến, cực nêu ý kiến nêu ý kiến cá không tham
phản biện, chú ý nghe và cá nhân, chú ý nhân, nghe và gia nêu ý kiến
phân tích phản biện ý nghe và phản phản biện ý cá nhân, nghe
kiến người biện ý kiến kiến người và phản biện
khác phù hợp người khác phù khác phù hợp ý kiến người
và đưa ra các hợp tuy nhiên tuy nhiên, phân khác phù hợp
phân tích, điều chưa chủ tích, tổng kết tuy nhiên,
chỉnh, tổng kết, động, tích cực vấn đề thảo phân tích,
kết luận vấn đề đưa ra các phân luận nhưng tổng kết vấn
nghiên cứu tích, điều chưa chủ đề thảo luận
chỉnh, tổng kết, động, tích cực
kết luận vấn đề
nghiên cứu
Mức độ hoàn Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Không hoàn
thành nhiệm vụ nhiệm vụ được nhiệm vụ được nhiệm vụ được thành nhiệm
được phân phân công, sản phân công, và phân công vụ phân công
công và sản phẩm nhóm sản phẩm nhóm nhưng chưa hoặc hoàn
phẩm nhóm đúng hạn, sản đúng hạn, sản đúng hạn hoặc thành rất
phẩm tốt trên phẩm đạt yêu sản phẩm chưa hạn chế
yêu cầu cầu đạt yêu cầu,
chưa tham gia
tích cực làm
sản phẩm nhóm
Mức độ hợp tác Hợp tác chặt Hợp tác chặt Hợp tác không Không hợp
với các thành chẽ, với thái độ chẽ, thái độ chặt chẽ, thái tác với các
viên trong tích cực, vui chưa được tích độ chưa được thành viên
nhóm vẻ, đoàn kết cực, vui vẻ, tích cực, vui khác trong
đoàn kết vẻ, đoàn kết nhóm
Thái độ thể Thái độ thể Thái độ thể Chưa thể hiện Có thái độ
hiện tính xây hiện tính xây hiện tính xây được tính xây gây căng
dựng, đoàn kết dựng, đoàn kết dựng, đoàn kết dựng, đoàn kết thẳng, mất
với các thành với các thành với các thành với các thành đoàn kết trong
viên trong viên trong viên trong viên trong nhóm
nhóm nhóm cao nhóm chưa cao nhóm

You might also like