You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA: CÔNG NGHỆ HÓA


----------

BÁO CÁO NHÓM


HỌC PHẦN: HÓA LÝ

Chủ đề: Hấp phụ và ứng dụng của hấp phụ trong y học

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Xuân Thắng


Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Minh Hương MSV: 2021602746
2. Trần Đăng Bình MSV: 2021602954
3. Vũ Duy Hưng MSV: 2021602005
Lớp: 2021DHHTP01
Khóa: 16

HÀ NỘI – NĂM 2022


Mụ c lụ c
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
I.Những khái niệm cơ bản....................................................................................................4
1. Khái niệm về hấp phụ:............................................................................................4
2. Phân loại hấp phụ....................................................................................................6
a. Phân loại:.............................................................................................................6
b. So sánh 2 loại:.....................................................................................................7
3. Sự ngưng tụ mao quản............................................................................................7
4. Yếu tố ảnh hưởng đến hấp phụ phân tử..................................................................8
II. Hấp phụ trên bề mặt rắn-khí............................................................................................9
1. Bản chất bề mặt và cấu trúc của chất hấp phụ rắn..................................................9
2. Thuyết hấp phụ đơn phân tử Langmuir................................................................10
a. Những luận điểm cơ bản của thuyết Langmuir.................................................10
b. Phương trình Langmuir:....................................................................................10
c. Đồ thị :...............................................................................................................11
d. Những hạn chế của thuyết hấp phụ Langmuir:.................................................11
3. Các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ khác:.........................................................12
III. Sự hấp phụ trong dung dịch trên bề mặt rắn................................................................13
1. Đặc điểm của sự hấp phụ trong dung dịch............................................................13
2. Sự hấp phụ ion trong dung dịch các chất điện li:..................................................14
IV. Ứng dụng của hấp phụ trong y tế.................................................................................15
1. Sơ lược về than hoạt tính......................................................................................15
a. Than hoạt tính là gì?..........................................................................................15
b. Cơ chế hoạt động của than hoạt tính.................................................................15
c. Các loại than hoạt tính được sử dụng trong y tế...............................................16
 Than hoạt tính dạng hỗn dịch...........................................................................16
 Than hoạt tính dạng viên nhai..........................................................................16
 Than hoạt tính dạng viên nén............................................................................17
 Than hoạt tính dạng thuốc bột pha hỗn dịch....................................................17
2. Ứng dụng than hoạt tính trong y tế.......................................................................18
3. Thuốc có chứa than hoạt tính (Acticarbine).........................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................................22
Tài liệu tham khảo:.............................................................................................................23

2|Page
LỜI MỞ ĐẦU
Hấp phụ, trong hóa học xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một
chất rắn xốp.

Các loại vật liệu hấp phụ như: than hoạt tính, silicagen, nhựa tổng hợp có khả năng trao
đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, đôlômit, cao lanh, tro và các dung
dịch hấp phụ lỏng. Cùng với cấu trúc xốp, mỗi loại có những đắc tính tạo nên hiệu quả
riêng từng loại. Những bông của những chất keo tụ (hidroxit của kim loại) và bùn họat
tính từ bể aêrôten cũng có khả năng hấp phụ. Để hấp phụ các chất bẩn hữu cơ từ dung
dịch nước, đầu tiên phải dùng các vật liệu xốp (than hoạt tính, các chất hữu cơ tổng hợp).

Quá trình chuyển chất trong hấp phụ được xem như gồm ba giai đoạn:

1. Giai đoạn khuếch tán chất bị hấp thụ từ môi trường (khí hay lỏng) đến bề mặt hạt chất
hấp phụ. Gia đoạn này phụ thuộc vào tính chất vật lí và thuỷ động lực của môi trường.

2. Các chất bị hấp phụ khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt chất hấp phụ.

3. Giai đoạn cuối cùng là tương tác hấp phụ.

Quá trình hấp phụ được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ hoá chất, thực phẩm và
nhiều lĩnh vực chế biến khác; từ việc tách triệt để các chất khí có hàm lượng thấp, tẩy
màu, tẩy mùi các dung dịch, đến hấp phụ các chất độc hại trong nước và khí thải. Ngày
nay các chất hấp phụ đã được chế , để tách các đồng phân parafin, tách nhiều chất lỏng
hữu cơ phân tử thấp thay cho quá trình chưng luyện trong những trường hợp khó khăn,
tách không khí thành hai phần: một phần giàu nitơ (99%), một phần giàu oxy (95%).
Ngoài ra chất hấp phụ còn giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất xúc tác.

Dưới đây chúng em sẽ trình bày về tầm quan trọng của hấp phụ và ứng dụng của nó
trong y tế. Thời gian tìm hiểu còn hạn chế, mong giảng viên và mọi người có thể đóng
góp ý kiến để chúng em hoàn thiện hơn. Thông qua chuyên đề "Hấp phụ và ứng dụng của
hấp phụ trong y học", chúng em sẽ giới thiệu về cơ chế hấp phụ cũng như là ứng dụng của
hấp phụ trong y học. Chuyên đề này được thực hiện qua việc tổng hợp các tài liệu trong
nước cũng như là tài liệu quốc tế.

3|Page
I.Những khái niệm cơ bản

1. Khái niệm về hấp phụ:


- Định nghĩa: hấp phụ là quá trình tích lũy, thu hút các phân tử, nguyên tử, ion của chất
tan vào lớp bề mặt phân chia pha làm cho nồng độ ở đó lớn hơn trong thể tích mỗi pha,
làm sức căng bề mặt giảm.

- So sánh giữa Hấp phụ và Hấp thụ:

Đặc điểm Hấp phụ Hấp thụ

Khiếm khuyết Tích lũy chất lỏng hoặc chất Khuếch tán một chất vào chất
lỏng trên bề mặt chất rắng lỏng hoặc chất rắn để tạo thành
hoặc chất lỏng dung dịch hoặc hợp chất

Thí dụ Khí trơ được hấp thụ trên than Một miếng bọt biển khô hút
củi nước

Trao đổi nhiệt Tản nhiệt ngoại trừ hấp phụ H 2 Nhiệt nội
trên thủy tinh

Đạt được trạng Tương đối nhanh hơn So sánh chậm


thái cân bằng

Sự tập trung Nồng độ trên bề mặt chất hấp Nồng độ vẫn như nhau trong quá
phụ khác với phần lớn trình

Tỷ lệ xuất hiện Đó là nhanh chóng ban đầu Nó diễn ra ở mức thống nhất
nhưng sau tốc độ nó bắt đầu
giảm

4|Page
- Chất hấp phụ (adsorbent): là các chất rắn hoặc lỏng có tác dụng thu hút các chất khác
lên bề mặt của nó

- Chất bị hấp phụ (adsobate): thường là các chất lỏng hoặc khí được chất hấp
phụ thu hút lên bề mặt.

VD: silica gel hấp phụ hơi nước => nó là chất hấp phụ, hơi nước là chất bị hấp
phụ.

- Hấp phụ là quá trình tự xảy ra. Giải thích:

Gs   .S  dGs   .dS  S.d

S  const  dGs  S.d , do quá trình hấp phụ giảm sức căng bề mặt nên:

d  0  dGs  0 , vì vậy quá trình hấp phụ tự xảy ra

- Độ hấp phụ: độ hấp phụ là lượng chất bị hấp phụ trên 1 đơn vị bề mặt hay một đơn vị
khối lượng chất hấp phụ.

g g
a= ; a=
m s

Trong đó: g: là lượng chất bị hấp phụ (mol hoặc gam, hoặc mol/L)

m: là khối lượng chất hấp phụ (g)

S: là diện tích bề mặt chất hấp phụ (m2).

Đây là đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp phụ của chất hấp phụ

- Độ hấp phụ a phụ thuộc vào:

1. Bán kính của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ


2. Nhiệt độ
3. Nồng độ và áp suất chất bị hấp phụ
4. Môi trường xảy ra hấp phụ.

5|Page
- Phương trình hấp phụ: là phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp phụ vào
thành phần chất bị hấp phụ ở điều kiện T = const (Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ).

Đo độ hấp phụ a ứng với các thành phần chất bị hấp phụ (C, P) khác nhau rồi thiết
lập liên hệ a = f(C), hoặc a = f(P) ta được phương trình đẳng nhiệt hấp phụ. Biểu diễn
phương trình đăng nhiệt hấp phụ lên đồ thị được Đường dẳng nhiệt hấp phụ.

- Nhiệt hấp phụ: thông thường quá trình hấp phụ có kèm theo tỏa nhiệt.

ở T = const:

Ghp  Hhp T.Shp  Hhp  G  T.S

Ghp  0 (vì hấp phụ là quá trình tự xảy ra), Shp  0 (do mức độ hỗn độn của hệ
giảm).

 T.Shp  0  Hhp  0

Lượng nhiệt tỏa ra có thể vài kJ.mol-1 cũng có thể đến hàng trăm kJ.mol-1

2. Phân loại hấp phụ

a. Phâ n loạ i:
Có 2 loại: hấp phụ vật lý và hóa học.

• Hấp phụ vật lý: là hấp phụ khi lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ
là tương tác vật lý (lực VanderVaals)

• Hấp phụ hóa học: là hấp phụ khi lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp
phụ là tương tác hóa học (lực liên kết hóa học).

6|Page
b. So sá nh 2 loạ i:

Hấp phụ vật lý Hấp phụ hóa học

Lực vật lý: lực tương tác giữa

Lực hấp phụ các phân tử hấp phụ Lực tương tác hóa học
(vandervaals)

Nhiệt hấp phụ Thường nhỏ 4 - 8 kcal/mol Thường lớn 200 kcal/mol

Năng lượng hoạt hóa Nhỏ Lớn: 10 – 30 kcal/mol

Lớp hấp phụ Nhiều lớp hấp phụ Hấp phụ đơn lớp

Có tính thuận nghịch Bất thuận nghịch

Tương đối dễ Tương đối khó


Một số đặc trưng khác
Ít có tính chọn lọc Có tính chọn lọc cao

Xảy ra ở nhiệt độ thấp Xảy ra ở nhiệt độ cao

3. Sự ngưng tụ mao quản


- Theo phương trình kelvin thì Pkhum lõm < Pmp của chất lỏng đó

→ Trong những mao quản hẹp, nếu chất lỏng làm thấm ướt tốt thành mao quản
→ tạo ra khum lõm thì lúc đó áp suất hơi bão hòa trên khum lõm < mặt phẳng.

→ do vậy mà khi hơi chưa đạt được áp suất hơi bão hòa đối với bề mặt phẳng
nhưng đã có thể bão hòa hoặc quá bão hòa đối với chất lỏng nằm trong mao quản nhỏ,
do đó có thể ngưng tụ trong những ống đó và làm đầy dần ống. Hiện tượng này gọi là
sự ngưng tụ mao quản hay sự hấp phụ hơi của chất lỏng.

7|Page
4. Yếu tố ảnh hưởng đến hấp phụ phân tử

- Dung môi
+Sự hấp phụ cạnh tranh giữa dung môi và chất tan
+Sức căng bề mặt của dung môi càng cao→càng khó hấp phụ, khi đó chất tan
trong dung môi ưu tiên hấp phụ trên bề mặt rắn
- Chất hấp phụ
+Chất hấp phụ không phân cực hấp phụ chất tan không phân cực và ngược lại
+Kích thước mao lỗ xốp lơn hơn kích thước trung bình phân tử chất tan thì sự hấp
phụ có kết quả tốt và ngược lại
- Chất bị hấp phụ
+Quy tắc Clausdius: chất tan có độ tan càng lớn thì sự hấp phụ lên bề mặt rắn càng
yếu.
+Chất thân nước phân cực (silicagel, đất sét) hấp phụ tốt SAA (dạng hoạt) ở môi
trường phân cực
+Chất sơ dịch không phân cực (than) hấp phụ tốt SAA ở môi trường phân cực
+Chất tan có trọng lượng phân tử lớn bị hấp phụ mạnh
- Thời gian và nhiệt độ
+Sư hấp phụ chất tan/rắn trong dung dịch châm hơn khí/rắn ( do sự khuếch tán khí
trong dung dịch< khí) do đó cần trộn lắc dung dich để tăng hiệu quả
+Khi nhiệt độ tăng, sự hấp phụ của dung dịch ít hơn so với hấp phụ khí trên pha
rắn.

8|Page
ⅆσ
−C ⅆσ tan a=
- Ở nhiệt độ không đổi: a= ⋅ ⅆc
RT ⅆc
C
(phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Gibbs)

a: độ hấp phụ

C: nồng độ chất tan

σ: sức căng bề mặt của dung dịch.

- Vẽ đường đẳng nhiệt sức căn bề mặt

 f (C)

II. Hấp phụ trên bề mặt rắn-khí


1. Bản chất bề mặt và cấu trúc của chất hấp phụ rắn.

- Tất cả các chất rắn đều có khả năng hấp phụ. Nhưng độ hấp phụ chỉ đáng kể khi có độ
phân tán cao, dạng bột hay xốp. Nói cách khác là phải có bề mặt riêng lớn.

- Bề mặt riêng S0: chỉ có giá trị thực đối với chất hấp phụ xốp chứa các mao quản lớn
và trung bình. Đôi với các vi mao quản chỉ có giá trị hình thức.

- Phân biệt vật xốp thành xốp tinh và xốp thô.

 Xốp tinh: những hạt rắn mang sẵn lỗ bên trong khi tồn tại riêng biệt hoặc cả khi
ép dính vào nhau tạo ra vật xốp tinh

 Xốp thô: những hạt không chứa lỗ xốp khi ép dính vào nhau cũng tạo ra lỗ xốp.

VD: Chất xốp tinh: than hoạt tính 300-1000 m2/g


Silica gel: 400 – 500 mm2/g
Zeolit: 700 – 800 mm2/g.
Zeolit: Mx/n[(Al2O3)x(SiO2)y].H2O. Có hệ mao quản nhỏ và đồng nhất, đường
kính của cửa sổ cỡ phân tử.

Bề mặt riêng thường được xác định bằng phương pháp thực nghiệm từ việc xây dựng
9|Page
phương trình đẳng nhiệt hấp phụ và xác định các thông số.

2. Thuyết hấp phụ đơn phân tử Langmuir.


a. Nhữ ng luậ n điểm cơ bả n củ a thuyết Langmuir

- Trên bề mặt chất hấp phụ rắn tồn tại những trung tâm hấp phụ: mỗi trung tâm chỉ hấp
phụ 1 phân tử khí (hoặc chất bị hấp phụ)

- Bề mặt chất rắn chỉ hấp phụ 1 lớp phân tử.

- Bề mặt chất hấp phụ là đồng nhất, các trung tâm hấp phụ có khả năng hấp phụ và nhiệt
như nhau. Khi một trung tâm đã hấp phụ không ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các
trung tâm lân cận khác.

- Các phân tử chất bị hấp phụ không tương tác với nhau.

b. Phương trình Langmuir:

S0: tổng diện tích bề mặt

S: phần bề mặt bị chiếm chỗ

a, am lần lượt là độ hấp phụ và độ hấp phụ cực đại

S
θ : phần bề mặt bị hấp phụ ;θ=
S0

Khp: hằng số cân bằng của quá trình hấp phụ R – K:

Quá trình hấp phụ R-X xảy ra:

K + R (c.h.p) → [ K – R ] ; Khp

p ( 1−θ ) θ

θ k hρ ⋅ p
Có K hp= ⇒ θ=
p ⋅ ( 1−θ ) 1+k hp ⋅ p

S a
Mặt khác: S tỉ lệ với a, S0 tỉ lệ với am : θ= =
s0 am

10 | P a g e
S a k hp ⋅ p
Phương trình Langmuir: θ= = =
s0 a m 1+k hp ⋅ p

V a k hp ⋅ p
Nếu độ hấp phụ đo theo thể tích khí: θ= = =
V 0 a m 1+k hp ⋅ p

Trong đó: V, Vm lần lượt thể tích khí ứng với áp suất p và thể tích khí ứng với bề mặt đã
hấp phụ tối đa.

Nhận xét:

Khi có thêm các chất hấp phụ vào thì độ hấp phụ của hệ giảm đi.

- Xét ở vùng áp suất thấp: Khp . p  1 , thay vào phương trình Langmuir

Suy ra a  am.Khp .p , suy ra độ hấp phụ tỉ lệ thuận với áp suất

- Xét ở vùng áp suất cao: Khp . p >> 1 , thay vào phương trình Langmuir

Suy ra a  am . Độ hấp phụ đạt tới độ hấp phụ cực đại và không phụ thuộc và áp suất

c. Đồ thị :

d. Nhữ ng hạ n chế củ a thuyết hấ p phụ Langmuir:

- Sự hấp phụ có thể xảy ra là đa phân tử (mâu thuẫn với giả thiết)

11 | P a g e
- Bề mặt chất hấp phụ không đồng nhất về năng lượng, các tâm hấp phụ có nhiệt hấp
phụ khác nhau.

- Thực tế có trơng tác giữa các chất bị hấp phụ với nhau.

12 | P a g e
3. Các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ khác:

Tên Phương trình Lĩnh vực ứng dụng


Langmuir V bP Hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa
=θ=
Vm 1+bP
học
Henry V=kP Hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa
học
i
Freundlich V=k f . P n (n>1) Hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa
học
Temkin V= K T logkP Hấp phụ hóa học
Brunauer- P 1 C−1 P Hấp phụ vật lý
= + .
V (P0−P) V m C V m C P 0
Emmelt-
Teller(BET)

Trong các phương trình trên:

V: thể tích chất bị hấp phụ, đặc trưng cho đại lượng hấp phụ (cm3)

Vm: đại lượng hấp phụ cực đại ứng với sự hấp phụ một lớp đơn phân tử trên
toàn bộ bề mặt

P: áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí

Po: áp suất hơi bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết ở
cùng nhiệt độ

13 | P a g e
III. Sự hấp phụ trong dung dịch trên bề mặt rắn

1. Đặc điểm của sự hấp phụ trong dung dịch.


- Chất khí được hấp phụ tốt hơn chất lỏng.

- Ngoài chất tan bị hấp phụ thì dung môi cũng bị hấp phụ, đó là sự hấp phụ hỗn hợp và
hấp phụ cạnh tranh. Nếu độ hấp phụ của chất tan lớn hơn độ hấp phụ của dung môi thì đó
là hấp phụ dương, ngược lại là hấp phụ âm.

- Độ hấp phụ trong dung dịch được xác định theo công thức sau:

( c 0−c ) ⋅ v
a=
m

Trong đó: a là độ hấp phụ (mol/g)

C0, C nồng độ dung dịch trước và khi hấp phụ đạt cân bằng
(mol/L)

V: thể tích dung dịch (L)

m: khối lượng chất hấp phụ (g)

- Trong dung dịch sự hấp phụ của chất tan trong dung dịch có thể sử dụng phương trình
sau:

k hp . p k hp . C
a=a m ⋅ ; a=am ⋅
1+k hp . p 1+ k p .C

- Trong dung dịch có thể xảy ra hấp phụ phân tử hoặc ion.

 Nếu chất bị hấp hụ không điện ly là hấp phụ phân tử.

 Nếu chất bị hấp phụ là chất điện ly, quá trình hấp phụ đặc biệt hoặc hấp phụ trao
đổi ion.

14 | P a g e
2. Sự hấp phụ ion trong dung dịch các chất điện li:

Trong dung dịch điện ly, bề mặt chất hấp phụ rắn sẽ ưu tiên hấp phụ chọn lọc các ion
theo thứ tự sau:

- Ion của dung dịch có trong thành phần cấu tạo nên bề mặt chất hấp phụ, hoặc những

ion đồng hình với ion có trong bề mặt vật rắn.

- Sau khi hấp phụ ion ưu tiên, bề mặt pha rắn tích điện. Nó sẽ hấp phụ ion trái dấu

(ion đối)với bề mặt. Nếu trong dung dịch có nhiều ion đối thì bề mặt sẽ hấp phụ ion

có điện tích lớn hoặc hấp phụ ion nào có bán kính (kể cả vỏ sonvat) nhỏ nhất.

Trong dung dịch nước, thứ tự hấp phụ ưu tiên là:

- Cation hóa trị I: Li+< Na+< K+< Rb+< Cs+

- Cation hóa trị II: Mg2+< Ca2+< Sr2+< Ba2+

- Anion hóa trị I: Cl-< Br- < I-< NO3-

15 | P a g e
IV. Ứng dụng của hấp phụ trong y tế

1. Sơ lược về than hoạt tính


a. Than hoạ t tính là gì?

Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình
(bột), một phần nữa dạng tinh thể vụn grafit (ngoài carbon ra
thì phần còn lại thường là tro tàn, mà chủ yếu là các kim loại
kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề mặt rất lơn,
nếu tính ra đơn vị và khối lượng thì là từ 500 đến 2500m 2/g,
do vậy mà nó là một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa
chất. Bề mặt riêng rất lớn của than hoạt tính là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng mà chủ yếu là
do thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơ xuất xứ, qua quá trình chưng khô (sấy) ở nhiệt độ cao,
trong điều kiện thiếu khí. Phần lớn các vết rỗng- nứt vi mạch, đều có tính hấp phụ rất mạnh
và chúng đóng vai trò rãnh chuyển tải (kẽ nối). Than hoạt tính thường được tự nâng cấp (ví
dụ tự rửa hoặc các hóa chất tráng mặt), để lưu giữ lại những thuộc tính lọc hút, để có thể
thấm hút được các thành phần đặc biệt như kim loại nặng.

Than hoạt tính có giá thành sản xuất rẻ (được tạo thành từ gỗ và từ nhiều phế chất
hữu cơ khác), và đồng thời cũng xử lí chất thả sau khi đã dùng (bằng cách đốt). Nếu như
các chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại từ tro đốt cũng rất dễ

b. Cơ chế hoạ t độ ng củ a than hoạ t tính

Hoạt hóa than bằng khí ở nhiệt độ cao khiến than phát triển các lỗ cực nhỏ, làm tăng
diện tích bề mặt. Kết cấu xốp của than có điện tích âm, hút các phân tử tích điện dương,
chẳng hạn như chất độc và khí. Khi chất lỏng hoặc khí đi qua than hoạt tính này, chúng liên
kết với nó thông qua một quá trình được gọi là hấp phụ

Hợp chất bao gồm than hoạt tính và chất được hấp phụ được thải qua đường tiêu
hóa, giảm nguy cơ ngộ độc cơ thể vì chất độc giảm (hoặc không) hấp thu vào cơ thể. Vì vậy
việc sử dụng sớm than hoạt tính rất quan trọng trong các trường hợp ngộ độc, khi chất độc
còn ở dạ dày thì hiệu quả càng cao, nếu chất độc đã xuống ruột thì hiệu quả sẽ kém hơn.
16 | P a g e
Than hoạt tính cũng rất hiệu quả trong việc hấp thụ khí, giúp giảm đầy hơi.

Than hoạt tính không bị hấp thu tại đường tiêu hóa. Do đó, sau khi uống than hoạt sẽ
được thải trừ qua đường tiêu hóa nguyên dạng.

c. Cá c loạ i than hoạ t tính đượ c sử dụ ng trong y tế

 Than hoạt tính dạng hỗn dịch


Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, chứa ít nhất một dược chất
rắn không hòa tan được phân tán đều dưới dạng tiểu phân mịn hoặc cực mịn trong chất dẫn
là nước hoặc dầu.

 Than hoạt tính dạng viên nhai


Viên nhai là một loại thuốc đường uống được bào chế kỹ càng, khi sử dụng bệnh nhân
cần phải nhai thuốc trước khi nuốt. Thành phần chính của thuốc nhai bao gồm dược chất, tá
dược được điều chế theo hàm lượng chuẩn nhằm mang lại hiệu quả cao khi sử dụng. Loại
thuốc này thích hợp dùng cho người lớn tuổi, trẻ em hoặc người gặp khó khăn khi uống
thuốc.

Mục đích chính của viên nhai là hòa tan trong miệng ở mức vừa phải khi tạo thành mảnh
nhỏ, mịn có thể nuốt dễ và tăng khả năng hấp thu thuốc được tốt hơn. Khi bệnh nhân nhai
thuốc cũng sẽ cảm thấy dễ chịu, không có vị đắng chát, khó chịu.

17 | P a g e
 Than hoạt tính dạng viên nén
Viên nén là một dạng thuốc rắn mà thành phần của nó bao gồm dược chất, tá dược với
hàm lượng, tỷ lệ thích hợp trộn với nhau và qua kỹ thuật bào chế để tạo nên hình dạng, kích
thước, đạt các tiêu chuẩn theo quy định.

 Than hoạt tính dạng thuốc bột pha hỗn dịch


Là thuốc bột dùng để pha hỗn dịch uống chứa activated charcoal.
Có thể có thêm các tá dược thích hợp tạo mùi vị, tạo màu, chất bảo quản, chất ổn định
hỗn dịch….

18 | P a g e
2. Ứng dụng than hoạt tính trong y tế
2.1. Xử lý chất độc khẩn cấp

Than hoạt tính đã được sử dụng như một phương pháp điều trị chống độc khẩn cấp từ
đầu những năm 1800. Đó là vì nó có thể liên kết với nhiều loại thuốc, làm giảm tác dụng
của chúng.

Các nghiên cứu cho thấy rằng uống 50-100 gam than hoạt tính trong vòng 5 phút sau
khi uống một loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thụ loại thuốc đó của một người
trưởng thành lên tới 74%.

Than hoạt đạt hiệu quả cao nhất khi dùng trong vòng giờ đầu tiên sau khi dùng quá liều
hoặc ngộ độc.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới hơn báo cáo một số trường hợp trong đó nó có hiệu quả
ngay cả khi đã qua giờ đầu tiên này. Điều này có thể là do than hoạt tính không chỉ ngăn
một loại thuốc hấp thụ mà còn giúp cơ thể bạn loại bỏ các loại thuốc đã được hấp thụ nhanh
hơn.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng than hoạt tính có thể có lợi nếu được dùng đến 4
giờ sau khi uống các loại thuốc giải phóng chậm, những loại thuốc làm chậm tiêu hóa và

19 | P a g e
liều lượng thuốc lớn.

Tại phòng cấp cứu, liều khởi đầu 50-100 gam. Tùy theo đánh giá cụ thể từng trường
hợp, tri giác bệnh nhân, loại ngộ độc, thời gian ngộ độc để có xử lý phù hợp. Bệnh nhân
được hướng dẫn uống hoặc qua sond dạ dày nếu súc rửa dạ dày, bệnh nhân không tỉnh táo.

2.2. Hỗ trợ cải thiện chức năng thận


Các nghiên cứu trên người cho thấy rằng than hoạt tính có thể giúp giảm nồng độ urê
trong máu và các chất thải khác, cũng như cải thiện chức năng thận ở những người bị bệnh
thận mãn tính. Than hoạt tính có thể hỗ trợ cải thiện chức năng thận bằng cách giảm số
lượng chất thải mà thận của bạn phải lọc.

Đối với bệnh thận mạn tính, suy giảm chức năng thận là giảm khả năng lọc của thân,
dẫn đến sự tích tụ các chất độc cần thải loại.

Than hoạt tính có thể liên kết với urê và các chất độc khác, giúp cơ thể loại bỏ chúng
bằng cách liên kết với các chất thải trong lòng ruột và thải qua đường tiêu hóa.

Tuy nhiên hiện tại phương pháp điều trị này không được áp dụng rộng rãi trong thực
tế.

2.3. Có thể làm giảm các triệu chứng của “hội chứng mùi cá”
Than hoạt tính có thể giúp giảm mùi khó chịu ở những người mắc chứng
trimethylaminuria (TMAU), còn được gọi là hội chứng mùi cá.

TMAU là một tình trạng di truyền trong đó trimethylamine (TMA), một hợp chất có
mùi giống cá thối, tích tụ trong cơ thể .

Cơ thể bạn thường chuyển đổi TMA thành một hợp chất không mùi trước khi bài tiết
qua nước tiểu, nhưng những người mắc TMAU thiếu enzym cần thiết để thực hiện quá trình
chuyển đổi này. Điều này làm cho TMA tích tụ và đi vào nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, gây
ra mùi hôi tanh.

Các nghiên cứu cho thấy bề mặt xốp của than hoạt tính có thể liên kết với các hợp
chất nhỏ, có mùi như TMA, làm tăng sự bài tiết của chúng.

20 | P a g e
Để cải thiện hội chứng mùi cá cần phải phải có chế độ ăn phù hợp, điều trị thuốc
kèm theo. Vai trò của than hoạt tính được ghi nhận hỗ trợ, không mang tính quyết định.

2.4. Có thể làm giảm mức cholesterol máu


Than hoạt tính có thể giúp giảm mức cholesterol theo cơ chế liên kết với cholesterol
và axit mật chứa cholesterol trong ruột của bạn, ngăn không cho chúng hấp thụ. Tuy nhiên
thực tế ít được sử dụng phương pháp này để giảm cholesterol máu. Một chế độ dinh dưỡng,
vận động hợp lý và thuốc đặc hiệu đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị bệnh này

2.5. Sử dụng trong hỗ trợ làm giảm triệu chứng cho một số bệnh khác
Giảm khí trong đường tiêu hóa. Một nghiên cứu cho rằng uống than hoạt tính sẽ làm
giảm tình trạng ứ khí trong lòng ruột. Hỗ trợ cho các trường hợp chướng bụng giảm triệu
chứng. Đặc tính này cũng có lợi trong các trường hợp hình ảnh khảo sát siêu âm ổ bụng
không được rõ do khí. Một nghiên cứu nhỏ cho kết quả, uống than hoạt tính 8 giờ trước khi
siêu âm bụng làm giảm đáng kể lượng khí trong ruột của bạn, giúp bạn có được hình ảnh
siêu âm rõ ràng hơn.

Hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy. Hiệu quả không được nghiên cứu rộng rãi và
chưa được xem là 1 phương pháp điều trị cơ bản. Nguyên lý trong điều trị vẫn là hấp phụ
các độc chất gây tiêu chảy có trong lòng ruột, làm giảm triệu chứng.

2.6. Được sử dụng làm khẩu trang y tế than hoạt tính


Khẩu trang y tế than hoạt tính là một
sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sợi than
hoạt tính. Loại than hoạt tính này được làm
từ carbon đã qua xử lý ở nhiệt độ hơi nước
(từ 900-1000 độ C), trong môi trường yếm
khí để tạo ra được carbon có cấu trúc của
mao mạch khá lớn, nhằm giảm khối lượng
riêng, tăng bề mặt tiếp xúc.

21 | P a g e
Lợi ích của khẩu trang hoạt tính y tế:

- Ngăn ngừa được hầu hết các loại virus, vi khuẩn và một số dịch bệnh lây truyền qua
đường hô hấp như bệnh cảm cúm, bệnh lao và bệnh dịch phổi do virus corona gây ra.

- Ngăn ngừa khói bụi, ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông và tránh ánh nắng trực
tiếp từ mặt trời, tia UV,...

- Đeo khẩu trang giúp người lao động phòng độc hại, và an toàn hơn. Một số ngành sản
xuất như sản xuất gỗ, thì đeo khẩu trang sẽ giúp người lao động giảm thiểu lượng bụi mịn
hít phải giúp bảo vệ sức khỏe.

3. Thuốc có chứa than hoạt tính (Acticarbine)


Với cấu trúc xốp có điện tích âm, than hoạt tính giúp hấp thụ các phân tử chất độc có
điện tích dương trong ruột lên bề mặt của chúng. Sau đó, vì không được cơ thể hấp thụ nên
than hoạt chất sẽ mang chất độc theo phân ra ngoài.

Nhờ đặc tính này, than hoạt tính có thể được sử dụng trong điều trị quá liều một số thuốc
như aspirin, paracetamol và thuốc an thần. Các nghiên cứu cho thấy, uống than hoạt tính
với liều 50 – 100g trong vòng 5 phút sau khi quá liều thuốc có thể làm giảm hấp thu thuốc
lên đến 74%. Tác dụng này giảm xuống còn 50% nếu uống activated charcoal sau 30 phút
và chỉ còn 20% nếu uống sau 3 giờ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng than hoạt tính không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với các tình
trạng ngộ độc. Thuốc ít có tác dụng đối với ngộ độc rượu, kim loạt nặng, sắt, liti, kali, axit
hoặc kiềm. Vì vậy, cần cân nhắc việc sử dụng than hoạt tính trong từng trường hợp cụ thể.

22 | P a g e
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu bài tiểu luận, chúng em đã nhận thấy rằng
hấp phụ là một quá trình quan trọng được ứng dụng rất nhiều trong thực tế với đa
dạng ngành, lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như trong xử lí nước, dầu mỏ, y học,
… Đặc biệt với ứng dụng tuyệt vời của hấp phụ trong y học như làm khẩu trang, xử
lý chất độc khẩn cấp, làm thuốc, lọc thận… đã cải thiện cuộc sống và cứu sống rất
nhiều người. Hiên nay, khoa học - kĩ thuật ngày càng phát triển, người ta càng
nghiên cứu sâu về quá trình hấp phụ để có thể ứng dụng được nó nhiều hơn trong
thực tiễn góp phần thay đổi môi trường cũng như cải thiện cuộc sống con người

Bên cạnh những kết quả đạt được, do thời gian còn hạn chế, còn nhiều vấn đề
nhóm em chưa nghiên cứu được sâu sắc, nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy
có thể góp ý sửa chữa để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn giảng viên Đàm Xuân Thắng là người trực
tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận tiện cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận
đúng thời hạn.

23 | P a g e
Tài liệu tham khảo:

Luu Anh (2018/18/7). HỖN DỊCH THUỐC Suspensiones.


From https://duocdienvietnam.com/hon-dich-thuoc suspensiones/

Tran Pham (2021/3/2). Than hoat tinh.


From https://hellobacsi.com/thuoc/than-hoat-tinh-activated-charcoal/

Nguyen Lanh (2013/10/26).


From slidesshare: ttps://www.slideshare.net/lanhnguyen564/chuong3-26581681

Sương Băng (n.d.). vinmec.com.


From https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/anh-huong-cua-than-hoat-tinh-toi-suc-
khoe/

Toan Anh Toan (2010/10/23). tailieu.vn.


From https://tailieu.vn/doc/qua-trinh-hap-phu-426678.html

24 | P a g e

You might also like