You are on page 1of 5

Phương pháp xác định quan hệ ứng suất - biến dạng của bê tông chịu

nén từ thí nghiệm uốn và nén mẫu có mặt cắt hình tròn
1. Mở đầu
Tiếp theo các bài viết về phương pháp xác định quan hệ ứng suất - biến dạng của bê tông
chịu nén với các mẫu thí nghiệm có tiết diện hình chữ nhật và hình chữ T, bài này đề cập
tới phương pháp xác định quan hệ này với các mẫu thí nghiệm có tiết diện hình tròn.
Phương pháp này dựa vào phân tích hồi quy số liệu thí nghiệm với sự hỗ trợ của phương
pháp tích phân số.
Điều kiện cân bằng về lực được thiết lập bởi phương trình(1):

(1)

Trong đó:
P- ngoại lực
F(εy) – hàm của ứng suất theo biến dạng;
y0 và c lần lựơt là khoảng cách từ thớ chịu nén ít nhất và thớ chịu nén nhiều nhất tới trục
trung hoà.
b(y)- hàm của bề rộng của tiết diện theo khoảng cách đến trục trung hoà y tính theo công
thức:
b(y) = 2 (2)
Trong đó: h là đường kính tiết diện.
2. Nội dung phương pháp
Phương pháp này sử dụng các giả thiết sau: (i) mặt cắt ngang trước và sau khi biến dạng
đều phẳng; (ii) bỏ qua khả năng chịu kéo của bê tông; (iii) quan hệ ứng suất - biến dạng
của bê tông đối với mọi điểm trên mặt cắt ngang là như nhau.
Hàm của ứng suất theo biến dạng được giả thiết bằng một đa thức cho bởi phương trình
(3):

F(εy) = α1εy + α2 (3)


Trong đó:
n - bậc của đa thức
α1- các hệ số của đa thức
εy - biến dạng tại thớ có khoảng cách y tới trục trung hoà.
Như vậy quan hệ ứng suất - biến dạng sẽ được xác định nếu biết các hệ số α1 và bậc n của
biểu thức (3).
Từ giả thiết mặt cắt ngang phẳng ta có các mối liên hệ sau:
(4)

Trong đó ε0 và εc lần lượt là biến dạng tại thớ chịu nén ít nhất và nhiều nhất.
Thay biểu thức (2) và (3) vào phương trình (1) và đổi biến số dựa vào (4) ta có:

P= (5)

Đặt f0= ta có

f0 = (6)

Tích phân phương trình (6) trên miền (ε0 - εc) bằng tích phân số theo phương pháp của
Gauss cho kết quả dạng:

f0 = (7)

Trong đó:
ηj và wj – các toạ độ và trọng số thứ j của tích phân Gauss;
m - số điểm lấy tích phân.
Các toạ độ và trọng số của tích phânGauss được xác định từ các cận lấy tíchphân nhưsau:

ηj = (8)

wj = (9)

Với ξj và Hj là các hệ số của toạ độ và trọng số trong tích phân Gauss được cho sẵn trong
các tài liệu về tích phân số. Bảng 1 liệt kê một vài hệ số trích từ bảng 9.1 trong tài liệu
của Zienkiewicz và Taylor để tiện cho việc tham khảo.
Bảng 1. Các hệ số của toạ độ và trọng số trong tích phân Gauss (trích từ bảng 9.1 của
tài liệu Zienkiewicz và Taylor)

Số điểm tích phân Hệ số toạ độ ξ (+/-) Hệ số trọng số H


1 0,000000000000000 2
2 0,577350269189626 1
3 0,774596669241483 0,555555555555556
0,000000000000000 0,888888888888889
4 0,861136311594953 0,347854845137454
0,339981043584856 0,652145154862546
5 0,906179845938664 0,236926885056189
0,538469310105683 0,478628670499366
0,000000000000000 0,568888888888889
6 0,932469514203152 0,171324492379170
0,661209386466265 0,360761573048139
0,238619186083197 0,467913934572691
Viết lại phương trình (7) với αi là ẩn số:

f0= (10)

Trong đó:

ki = (11)

Phương trình (10) được thiết lập cho một trạng thái cân bằng, tức là với một cặp số liệu
f0 – εc ở một cấp tải. Đối với tập hợp các số liệu đưa vào phân tích ta có đươc một hệ các
phương trình f0 (αi). Giải hệ phương trình này bằng phân tích hồi quy tuyến tính sẽ thu
được giá trị αi cần tìm.
Quan hệ ứng suất - bến dạng của bê tông chịu nén trong điều kiện biến dạng dọc trục
không đều cũng có thể được xác định dựa vào điều kiện cân bằng về mô men tương tự
như trên. Phương trình cân bằng mô men được viết như sau:
M= (12)
Thay biểu thức (3) vào phương trình (12) và đổi biến số dựa vào phương trình (4) ta có:

M= (13)

Đặt m0 = và thực hiện tích phân phương trình (13) trên miền (ε 0 – εc) bằng tích
phân số theo phương pháp của Gauss cho kết quả dạng:

m0 = (14)

Viết lại phương trình (14) dưới dạng


m0 = (15)

với (16)

Phương trình (15) được thiết lập cho một trạng thái cân bằng, tức là với một cặp số liệu
m0 – εc ở mỗi cấp tải. Đối với một cặp số liệu đưa vào phân tích ta có được một hệ các
phương trình m0(αi). Giải hệ phương trình này bằng phân tích hồi quy tuyến tính sẽ thu
được các giá trị αi cần tìm.
Việc tính các hệ số ki từ biểu thức (11) và từ biểu thức (16) trong trường hợp tổng quát
tương đối phức tạp Trong trường hợp thí nghiệm theo phương pháp của Hognestad và các
công sự, nghĩa là nén mẫu với trục trung hoà cố định tại một đường tiếp tuyến với mặt cắt
ngang ( c=h), thì các biểu thức trên sẽ được đưa về biểu thức đơn giản như sau:
Thay các biểu thức (8) và (9 lần lượt vào các biểu thức (11) và (16) với ε0 = 0 và c = h ta
có:

ki = (17)

(18)

Các phương trình (17) và (18) cho thấy k và k là các hàm chỉ phụ thuôc vào một biến số
εc. Hơn nữa từ hai phương trình này còn có thể rút ra với i=1 đến n-1 . Các hệ số
của hai phương trình này có thể được thiết lập sẵn đối với mỗi phương án tích phân số,
hay nói cách khác với mỗi số điểm tích phân được chọn. Bảng 2 lập sẵn cho các hàm ki và
k’i theo biến εc cho hai phương án tích phân số phổ biến với số điểm tích phân là 4 và 6
điểm. Bảng này có thể dùng cho đa thức cần tìm ở phương trình (3) có bậc n tối đa là 10.
Bảng 2. Hàm ki và biểu diễn theo εc
Tích phân tại 4 điểm Tích phân tại 6 điểm
i ki k’i ki k’i
1 0,1975346910 εcm 0,1240206458 εcm 0,1967329980 εcm 0,1231179812 εcm
2 0,1240206458  cm
2
0,0872636232 0,1231179812 0,0863104728
3 0,0872636232  cm
3
0,0658667652 0,0863104728 0,0648437165
4 0,0658667652 0,0521499895 0,0648437165 0,0510473363
5 0,0521499895 0,0427748783 0,0510473363 0,0415658780
6 0,0427748783 0,0360722227 0,0243247968 0,0347216146
7 0,0360722227 0,0311072164 0,0347216146 0,0295918678
8 0,0311072164 0,0273122548 0,0295918678 0,0256314838
9 0,0273122548 0,0243247968 0,0256314838 0,0224998677
10 0,0243247968 0,0219062960 0,0224998677 0,0199745004

3. Ví dụ minh hoạ
Số liệu thí nghiệm của một mẫu BTCT ký hiệu R70-B-N1 do tác giả thí nghiệm tại
trường đại học Nanyang Singapore được sử dụng để xác định quan hệ ứng suất - biến
dạng của bê tông. Mẫu có tiết diện hình tròn đường kính 200mm; cốt thép dọc gồm 8
thanh đường kính 10mm có cường độ chảy là 595MPa; cốt đai đường kính 6mm có
cường đô chảy là 455Mpa với khoảng cách đai là 50mm. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ
tính đến mép ngoài cốt đai là 15mm. Cường độ trụ của bê tông xác định lại thời điểm thí
nghiệm trên đường tiếp tuyến với tiết diện ngang giữa cột (biến dạng ở phía bên trái.)
Số liệu thí nghiệm của cột trước khi bê tông vỏ bị nén vỡ được sử dụng để xác định quan
hê ứng suất - biến dạng của bê tông mẫu. Hiệu ứng bó bê tông (confinenment effect) của
cốt đai đến cường độ bê tông lõi tính tới thời điểm này được coi là không đáng kể. Giá trị
lực và mômen tác dụng lên bê tông được tính từ giá trị lực và mô men đo được trừ đi giá
trị lực và mômen tác dụng lên cốt thép.
Kết quả tính được từ hai điều kiện cân bằng không hoàn toàn trùng nhau, ứng suất lớn
nhât có được từ điều kiện cân bằng mômen nhỏ hơn từ điều kiện cân bằng về lực là
5,7%. Các sai số này có thể phát sinh từ việc xác định lực và mômen tác dụng lên cốt
thép hay sai số khi đo khoảng cách từ trọng tâm tiết diện tới vị trí tác dụng của các lực.
Kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình của kết quả tính được từ hai điều kiện cân
bằng trên. Tuy nhiên có thể thấy rằng giá trị ứng suất lớn nhất của bê tông mẫu
(49,8Mpa) nhỏ hơn khá nhiều so với cường đô bê tông xác định từ thí nghiệm nén đúng
tâm mẫu trụ tiêu chuẩn (150 x 300mm).
4. Kết luận
Bài viết đã đưa ra một phương pháp xác định đường ứng suất - biến dạng của bê tông
chịu nén từ các thí nghiệm uốn và nén uốn mẫu bê tông hoặc BTCT tiết diện hình tròn.
Đây là phương pháp mới nên cần có thêm nhiều thí nghiệm để kiểm tra khả năng ứng
suất của phương pháp này.
TS. Nguyễn Ngoc Bá
(Nguồn tin: T/C KHCN Xây dựng, số 1/2005)

You might also like