You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ


Bộ môn Kinh tế và Quản lý Biến đổi khí hậu
-------------
Học phần
KINH TẾ HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số đơn vị học trình: 03 tín chỉ

Câu hỏi ôn tập

1. Khí nhà kính là gì và gồm những loại khí nào? Hãy lấy các ví dụ về các khí nhà
kính phát sinh từ các hoạt động của con người.
2. Giải thích hiệu ứng nhà kính tự nhiên và hiệu ứng nhà kính nhân tạo.
3. Phân biệt sự ấm lên toàn cầu và BĐKH.
4. Phân tích các biểu hiện của BĐKH. Hãy lấy các ví dụ thực tiễn để minh họa.
5. Phân tích các nguyên nhân gây ra BĐKH. Hãy lấy các ví dụ thực tiễn để minh họa
về BĐKH do con người gây ra.
6. Phân tích các tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế-xã
hội. Hãy lấy các ví dụ thực tiễn để minh họa.
7. Phân tích các tác động của BĐKH đến các ngành kinh tế. Hãy lấy các ví dụ thực
tiễn để minh họa.
8. Phân tích các tác động của BĐKH đến các vùng. Hãy lấy các ví dụ thực tiễn để
minh họa.
9. Phân tích các tác động của BĐKH đến các nước phát triển và đang phát triển. Hãy
lấy các ví dụ thực tiễn để minh họa.
10. Phân tích các tác động của BĐKH đến sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Hãy lấy các ví dụ thực tiễn về Việt Nam để minh họa.
11. Tại sao BĐKH cần được giải quyết trên phạm vi toàn cầu?
12. Giảm nhẹ BĐKH là gì? Có những chính sách giảm nhẹ BĐKH nào? Hãy lấy một
số ví dụ về chính sách giảm nhẹ BĐKH trong ngành năng lượng và công nghiệp.
13. Thích ứng với BĐKH là gì? Có những chính sách thích ứng với BĐKH nào? Hãy
lấy một số ví dụ về các chính sách thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp.
14. Trình bày những nội dung chính của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về
BĐKH (năm 1992).
15. Trình bày những nội dung chính của Nghị định thư Kyoto (năm 1997).
16. Trình bày những nội dung chính của Thỏa thuận Paris về Khí hậu (năm 2015).
17. Hãy giải thích bằng đồ thị thất bại của thị trường trong trường hợp hoạt động sản
xuất phát thải các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
18. Hãy giải thích bằng đồ thị thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa
“giảm phát thải khí nhà kính”.

1
19. Tại sao cần xem xét khía cạnh đạo đức trong các phân tích kinh tế đối với BĐKH?
Những hàm ý về khía cạnh kinh tế của vấn đề này trong các phân tích kinh tế về
BĐKH là gì?
20. Tại sao BĐKH và các tác động của BĐKH là không chắc chắn? Những hàm ý về
khía cạnh kinh tế của vấn đề này trong các phân tích kinh tế về BĐKH là gì?
21. Tại sao các tác động của BĐKH có tính dài hạn? Những hàm ý về khía cạnh kinh
tế của vấn đề này trong các phân tích kinh tế về BĐKH là gì?
22. Trình bày cách xác định mức phát thải khí nhà kính toàn cầu tối ưu về kinh tế.
Những đặc điểm của BĐKH tạo ra những thách thức gì khi xác định mức phát thải
khí nhà kính toàn cầu tối ưu về kinh tế?
23. Trình bày các công cụ mệnh lệnh – kiểm soát (tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn
công nghệ) nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
24. Trình bày các công cụ kinh tế (thuế các bon, thuế năng lượng, thuế phát thải khí
nhà kính, giấy phép phát thải khí nhà kính có thể chuyển nhượng, trợ cấp giảm
phát thải khí nhà kính, trợ cấp cho năng lượng tái tạo, loại bỏ trợ cấp cho nhiên
liệu hóa thạch) nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
25. Trình bày các đặc điểm của hoạt động thích ứng với BĐKH của khu vực công và
khu vực tư nhân; thích ứng với BĐKH trong ngắn hạn và dài hạn.
26. Trình bày phương pháp phân tích chi phí – lợi ích và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
được sử dụng trong phân tích chi phí – lợi ích các biện pháp thích ứng với BĐKH.
27. Trình bày phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả được sử dụng trong phân tích chi phí – hiệu quả các biện pháp thích ứng với
BĐKH.
28. Trình bày các công cụ kinh tế đối với thích ứng với BĐKH.
29. Trình bày một số giải pháp toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
30. Trình bày một số vấn đề thực tiễn về kinh tế và chính sách biến đổi khí hậu trên
thế giới và ở Việt Nam (ví dụ: thị trường các bon, chiến lược phát thải ròng bằng 0
– Net Zero Emission, chuyển dịch năng lượng nhằm giảm nhẹ BĐKH, kinh doanh
các bon thấp, thành phố các bon thấp, giao thông xanh).

Cơ cấu đề thi (thi viết ở giảng đường, ĐƯỢC sử dụng tài liệu trong phòng thi trừ
điện thoại di dộng)
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Câu hỏi Đúng/Sai và giải thích (2 điểm)


Câu 2: Câu hỏi lý thuyết (2 điểm)
Câu 3: Câu hỏi liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hoặc các nước trên thế giới (3 điểm)
Câu 4: Bài tập (3 điểm): dạng bài tập của chương Kinh tế học giảm nhẹ BĐKH
(Chương 3) và chương Kinh tế học thích ứng với BĐKH (Chương 4)

You might also like