You are on page 1of 4

Chương 2.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ ĐỐI VỚI


VIỆC BẢO VỆ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế trong iệc bảo vệ bảo vệ môi
trường ở việt nam hiện nay
Thứ nhất, chúng ta cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường. Chính sự hạn chế về nhận thức đã khiến con người có thái độ
ứng xử tồi tệ với mối quan hệ thiên nhiên, cho nên chúng ta cần phải thúc
đẩy con người hoạt động thông qua đầu óc của họ. Vì vậy, công tác tuyên
truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường không được giới hạn bởi một cá nhân hay
tổ chức nào cụ thể, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần phải có
kế hoạch cụ thể nhất định, nội dung, chương trình, trong đó cần phải áp
dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường phổ biến thông
tin, phổ cập kiến thức về môi trường nhằm nâng cao ý thức cho con người
và xã hội, từ đó nâng cao trách nhiệm của người dân đối với nhiệm vụ bảo
vệ môi trường. Hơn nữa, chúng ta nên lồng ghép việc giáo dục con người
về nhận thức bảo vệ môi trường chung với các nội dung giáo dục khác trong
hoạt động đa dạng của đời sống xã hội, như các vấn đề về giáo dục dân số,
kế hoạch hóa gia đình nhằm góp phần kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số,...

Chúng ta cần coi giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ
của cả nước mang tính lâu dài, thường xuyên của xã hội, là một hệ thống
giáo dục quốc gân như một bộ phận quan trọng không thể tách rời. Ở mỗi
bậc học và ngành học cần phải có nội dung và hình thức giảng dạy về bảo
vệ môi trường sao cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
Ngoài ra cần phải bổi dưỡng đào tạo cán bộ chuyên trách, tập huấn, tổ chức
cho các đội điều tra, khảo sát, phân tích, lưu trữ dữ liệu. Phát triển dịch vụ
tư vấn môi trường có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật để trợ giúp mọi mặt cho
cộng đồng dân cư.
Chúng ta cần tổ chức nhiều hơn nữa các phong trào quần chúng nhằm lan
tỏa thông diệp bảo vệ môi trường rộng khắp, đặc biệt là ở các địa phương
có các khu bảo tồn, vườn quốc gia,... Tích cực phát huy vai trò tự giác của
các đoàn thể thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, các tổ chức,...
để xây dựng và phát triển thêm các tổ chức, phong trào mới phù hợp với
công tác bảo vệ môi trường.
Thứ hai, chúng ta nên đổi mới kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất và xử lý
chất thải, phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, thay thế công nghệ cũ kỹ,
lạc hậu, gây ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường bằng các công nghệ sạch,
hiện đại và tiết kiệm tài nguyên.
Ví dụ: hạn chế hết mức có thể việc sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu
gây hại môi trường mà thay vào đó là sử dụng công nghệ sinh học. Giảm sử
dụng các nguồn năng lượng hóa thạch mà tăng cường sử dụng các nguồn
năng lượng sách như năng lượng mặt trời, gió, nước,...

Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho việc xây dụng công nghệ xử lý chất thải.
Đây là một việc làm cấp thiết để tiến tới một quy định có tính bắt buộc cho
tất cả các cơ sở có chất thải để phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi
thải ra môi trường. Tuy nhiên để thực hiện được việc này cần đòi hỏi sự cố
gắng rất lớn từ chúng ta vì nó đòi hỏi chi phí đầu tư tương đối cao, nhưng
chúng ta phải quyết tâm vì một môi trường trong lành và sự phát triển bền
vững của đất nước.
Ngoài ra, kinh nghiệm ở các nước tiên tiến cho thấy hướng đầu tư theo
hướng kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nhằm tiết kiếm nguyên liệu và tận
dụng phế thải đem lại hiệu quả cao hơn so với đầu tư khai thác. Nếu được
áp dụng thì hướng đi này sẽ đem lại nhiều lợi ích đặc biệt nhằm giảm thiểu
tối đa chất thải độc hại cho môi trường. Đồng thời chúng ta nên nghiên cứu
các công nghệ xử lý môi trường ở các nước tiên tiến, đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo các chuyên gia kỹ thuật, trang bị
kỹ thuật - công nghệ hiện đại để đạt hiệu quả cao, như các cán bộ có kỹ
thuật trong công tác điều tra, quan trắc, dự báo, quản lý thông tin, phân tích
sự cố môi trường.
Thứ ba, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng, trình độ của hoạt động luật
pháp và tổ chức quản lý bảo vệ môi trường. Về căn bản, luật Bảo vệ môi
trường đã đi vào cuộc sống, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các
cơ quan Nhà nước, các nhà sản xuất kinh doạnh và cộng đồng nhân dân đã
được nâng lên. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường
cao hơn nữa, các văn bản pháp luật phải quy định cụ thể về quản lý chất
thải, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, quy định về lệ phí cho hoạt động bảo
vệ môi trường, cần phải đồng bộ, sát hợp với tình hình thức tế, và quan
trọng hơn hết là phải được đảm bảo nghiêm chỉnh thi hành trong cuộc sống.
Về mặt quản lý nhà nước, cần tập trung thống nhất việc tổ chức công tác
quản lý môi trường vì đây được xem là một nhiệm vụ quan trọng nhất của
công tác bảo vệ môi trường. Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, dẫn đến công việc quản lý môi trường sẽ càng
nhiều hơn phức tập hơn, vì vậy cần phải tăng cường tiềm lực quản lý và
phân công trách nhiệm cho các cấp nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi
trường ở tất cả các cấp một cách có hiệu quả. Mô hình quản lý cộng đồng,
giao khoán quyền quản lý tài nguyên môi trường tới từng người dân dưới sự
thanh tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà
nước là mô hình hoạt động rất hiệu quả.
Phải xây dựng quy hoạch các chương trình dự án cụ thể ngắn hạn, trung hạn
hoặc dài hạn nhằm phục hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Ví
dụ: chương trình xử lý ô nhiễm ở khu vực trọng điểm, các chương trình bảo
vệ nguồn nước, các dự án quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm,
hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia,...
Cần thiết xây dựng mạng lưới điều tra, quan sát, dự báo, kiểm soát về môi
trường nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường của đất nước, phòng
ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. Phải lồng ghép quy hoạch môi
trường vào các quy hoạch tổng thể như quy hoạch đô thị, quy hoạch phát
triển kinh tế vùng, quy hoạch môi trường trong các chiến lược, kế hoạch,
chính sách quốc gia...

You might also like