You are on page 1of 4

BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án khai thác giai đoạn 2 mỏ Wonfram-đa kim Núi Pháo thuộc Dự án khai thác, chế biến
Wonfram, flourite, bismuth, đồng và vàng Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên.

Người nhận xét: Thái Minh Sơn


Nơi công tác: Viện Khoa học & Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội.
1.Nhận xét chung
Dự thảo Báo cáo đã được soạn thảo theo mẫu mới nhất Phụ lục 1 mẫu số 4 kèm theo
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ TNMT. Đầy đủ các nội dung cần
thiết của một Báo cáo ĐTM. Tuy nhiên cần chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
2. Các góp ý để hoàn thiện báo cáo
Mở đầu.
Cần bổ sung các Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 02/8/2018 và Quyết định số 910/QĐ-
TTg ngày 25/7/2018 đã nêu trong 1.3.2.2 của Báo cáo vào căn cứ pháp lý (trang 16-17). Làm
cơ sở cho việc ĐTM mở rộng dự án giai đoạn 2 phù hợp với quy hoạch của Chính phủ đã ban
hành.
Chương 1 . Thông tin về Dự án
Sửa lỗi phông chữ 1.2.1.2.1 và 1.2.1.2.2 (trang 58-59)
1.2.3 Các hoạt động của dự án
Bảng 1.13. Các hoạt động của dự án. Cần bổ sung thêm khoảng thời gian thi công xây
dựng và thời gian vận hành dự án (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào).
Sửa lỗi đánh máy trang 88-89.
Cần hoàn thành nghiên cứu đánh giá nguyên nhân thấm của hồ chứa đuôi quặng OTC và STC
phục vụ cho giải pháp chống thấm theo nội dung nêu trong 1.2.6.3.
Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng môi trường khu vực thực hiện
dự án.
Đã nêu đầy đủ các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và hiện trạng các thành phần môi
trường và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án. Kết quả quan trắc các thành phần môi trường
3 lần, lần gần nhất là 19/10/2022.
Cần bổ sung các mục còn thiếu theo mẫu của báo cáo ĐTM là mặc dù một số nội dung
đã trình bày rải rác trong các phần khác. Đó là:
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện
dự án
1
Liệt kê, mô tả các đối tượng bị tác động bởi dự án và các yếu tố nhạy cảm về môi
trường khu vực thực hiện dự án.
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, môi trường.
Chương 3. Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp,
công trình BVMT, ứng phó với sự cố môi trường.
3.1.1.1.2.Đối với tác động do bụi và khí thải.
Đề nghị sửa lỗi đánh máy ở bảng 3.8 đối với SO2 ( không rõ 20S là gì?).
Việc sử dụng các hệ số phát thải theo WHO (1993) Assessment of Sources of Air, Water,
and Land Pollution là quá cũ. Tính chính xác không cao.
Nên sử dụng tài liệu của UNEP mới nhất để tính toán (đã có ở trên Internet)

Atmospheric Brown Clouds Emission Inventory Manual. January 2013.


Publisher: UNEP and AIT.
Khi áp dụng mô hình Gauss trong tính toán lan truyền ô nhiễm cần nêu rõ điều kiện tính
toán: coi tất cả các phương tiện hoạt động là nguồn điểm hay nguồn mặt, điều kiện khí tượng,
địa hình, khoảng cách cực đại ô nhiễm từ nguồn đến nơi tiếp nhận.
3.1.1.1.3 Tác động do nước thải.
Cần lưu ý và bổ sung thêm về tác động của nước mưa chảy tràn từ khu vực lưu giữ sản
phẩm quặng có chứa đồng, vàng do không xuất khẩu được do lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu
thô của nhà nước, hiện không có mái che nằm phơi sương phơi gió chỉ được phủ bạt ( hoặc
chưa được phủ) là nguồn gây ô nhiễm a xit và khí H2S. Hình ảnh Đợt kiểm tra ngày 29/9/2022
của Tổng Cục Môi trường. Đề xuất biện pháp nhanh chóng xây lắp mái che trong khi chờ tiêu
thụ sản phẩm.

2
Các phần khác của chương này đều rõ ràng tôi không có ý kiến gì.
Chương 4. Phương án cải tạo phục hồi môi trường
Phương án 1: Cải tạo moong khai trường thành hồ chứa nước
Tôi ủng hộ phương án này vì đã có tiền lệ tương tự được sự châp nhận của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể
Ngày 24/2/2023, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép môi trường số
44/GPMT-BTNMT cho Công ty Than Hòn Gai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường dự
án mở rộng khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại. Theo đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đồng ý
chủ trương sau khi kết thúc khai thác sẽ tiến hành cải tạo moong khai trường 917 thành hồ
chứa nước ngọt, sau khi chính thức kết thúc hoạt động khai thác vào ngày 31/12/2022; moong
than có độ sâu khoảng 150m và rộng 94,5ha nếu san lấp toàn bộ, phải cần tới khoảng 30
triệu tấn nguyên vật liệu san lấp, chi phí khoảng hơn 1.000 tỷ đồng .
Đối với Cty Núi Pháo moong khai thác có diện tích gấp đôi và độ sâu tương đương, việc
tính toán lượng vật liệu và kinh phí san lấp theo phương án 2 gấp hơn hai lần là chính xác.
Đối với phương án 1, việc điều hoà lưu thông nước trong hồ với khu vực xung quanh
và quan trắc chất lượng nước thường xuyên ở đây cần có kế hoạch chi tiết trong tương lai.
Chương 5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Cty Núi Pháo hiện đã có chương trình quản lý và giám sát môi trường tốt. Nên tiếp tục
duy trì trong thời gian tới.

3
Chương 6 . Kết quả tham vấn cộng đồng
Đã tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.
− Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ TNMT từ 14/02/2023 đến 01/3/2023
− Tổ chức họp lấy ý kiến cộng đồng tại các xã Hà Thượng, Phục Linh, Tân Linh, Hùng
Sơn
− Tham vấn bằng văn bản tại các xã trên..
− Có kết quả kèm theo trong Báo cáo ĐTM.
3. Kết luận.
− Báo cáo ĐTM đã thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết theo mẫu quy định của Bộ
TN&MT.
− Cần bổ sung thêm các mục còn thiếu và chính xác hoá lại các nội dung theo các góp ý
đã nêu trên và hoàn thiện báo cáo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết
quả và thẩm định.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023


NGƯỜI NHẬN XÉT

Thái Minh Sơn

You might also like